WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những vấn nạn chung quanh sự lập quốc của người Palestines

Tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc, hôm Thứ Sáu 23 tháng 9, đầu Thu 2011, Chủ tịch chính quyền Palestine Mahmoud Abbas chính thức đệ nạp Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đơn xin chấp thuận thành hình tân quốc Palestine.

Nhiều banner cổ động cho tự do cùa Palestine

Đơn xin thành lập quốc gia trên nguyên tắc chỉ là sự thi hành quyền “dân tộc tự quyết” như là một quyền căn bản trong sinh hoạt của cộng đồng thế giới. Thế nhưng nó đã được chờ đợi như một biến cố tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York.

18 năm đã trôi qua kể từ ngày 13/9/1993 khi Tổ chức Giải Phóng Palestine (PLO) và Do Thái ký bản đồng thuận Oslo (Oslo Agreement hay Declaration of Principles – DOP) qua đó Do Thái giao hai vùng đất Tây ngạn (sông Jordan) gọi là West Bank và Gaza cho một thực thể chính quyền người Palestine (Palestine Authority – PA), đổi lại PA công nhận quyền tồn tại của nước Do Thái. Các vấn đề gai góc như: quy chế thành phố Jerusalem, vấn đề người tị nạn Palestine (do trận chiến tranh 1948) trở về đâu, vấn đề các khu định cư của Do Thái xây dựng trên đất Palestine sau cuộc chiến tranh 1967 sẽ được hai bên thương thuyết với nhau trước khi Do Thái công nhận Palestine là một quốc gia có chủ quyền.

Bản thỏa ước Oslo mang đến một tia hy vọng cho vấn đề Do Thái – Palestine. Nhưng đồng sàng dị mộng. Các cuộc thương thuyết giữa hai bên không mang lại một kết quả cụ thể nào. Hình như người Do Thái xem sự thành hình một thực thể cầm quyền Palestine là đủ để thế giới thấy thiện chí của Do Thái. Thực tế vừa hạ bút ký bản DOP, thủ tướng  Do Thái Yitzhak Rabin đã tuyên bố: “thành phố Jerusalem là thủ đô lâu đời và vĩnh viễn của dân tộc Do Thái. Lập trường của Do Thái là thành phố Jerusalem (không phân chia) sẽ ở dưới sự quản trị của chính phủ Do Thái trong đó mọi cư dân đều được hưởng quyền tự do tôn giáo”.

Dù  cứng rắn như vậy ông Rabin vẫn bị thành phần quá khích ám sát, và sau đó các chính quyền Do Thái chần chừ không thi hành thỏa ước Oslo, và dùng thì giờ để lấn đất vùng West Bank bằng cách cho xây một bức tường ngăn cách dọc theo biên giới West Bank và Do Thái bọc các khu định cư của người Do Thái đã xây dựng trên đất West Bank thuộc PA.

Cuộc tranh chấp Do Thái – Palestine chỉ có thể giải quyết nếu Hoa Kỳ có thể cứng rắn với Do Thái. Nhưng Hoa Kỳ dù dưới chính quyền Cộng Hòa hay Dân Chủ đều không thể có chính sách cứng rắn với Do Thái. Chính sách ngoại giao này bắt nguồn từ năm 1956 khi đại tá Nasser quốc hữu hóa kênh đào Suez. Do Thái, sau khi tham khảo với Anh và Pháp đã đánh chiếm bán đảo Sinai tiến quân vào sát bờ tây kênh đào đe dọa sự lưu thông của thủy đạo quốc tế quan trọng này. Anh, Pháp lấy cớ chiếm kênh đào Suez. Tổng thống Eishenhower  lo ngại Liên bang Xô viết bênh Nasser nhảy vào Trung đông nên dùng đòn bẩy tài chánh áp lực Anh rút quân (và Pháp rút theo) lui trả kênh đào lại cho Ai Cập. Biến cố này đánh dấu ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Tây Âu và sự mất dần ảnh hưởng của đế quốc Anh.

Cuộc khủng hoảng Suez đã đẩy khối A Rập vào khối Liên xô và biến Do Thái thành đồng minh của Hoa Kỳ. Sự đồng minh phát sinh từ một nhu cầu chiến lược của chiến tranh lạnh trong thập niên 1960 đã dần dần trở thành một quan hệ Hoa Kỳ không thể gỡ ra được do áp lực chính trị nội bộ khi người Mỹ gốc Do Thái có khả năng thao túng quốc hội và truyền thông tại Hoa Kỳ.

Cộng đồng thế giới có cảm tình với người Palestine, nhưng các cuộc biểu quyết của Đại hội đồng  Liên hiệp quốc chỉ có tính ghi nhận và khuyến cáo, Do Thái không cần tuân thủ. Chỉ có các quyết nghị của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc mới có hiệu lực của một đạo luật quốc tế, nhưng Hội đồng Bảo an không thể thông qua quyết nghị nào có tính ràng buộc Do Thái vì phiếu phủ quyết của Hoa Kỳ.

Các chính phủ Cộng Hòa thường bênh vực Do Thái hơn các chính phủ Dân Chủ, nhưng không chính phủ Hoa Kỳ dù thuộc đảng nào có thể coi thường sức mạnh chính trị của người Do Thái để có một chính sách ngọai giao thuyết phục Do Thái đi đến một giải pháp hai nước Do Thái – Palestine sống hòa bình bên nhau.

Khi ông Obama đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, Palestine hy vọng ông Obama sẽ đề ra một chính sách công bình hơn đối với người Palestine, nhưng sớm nhận ra rằng đó chỉ là ảo tưởng. Tổng thống Obama ửng hộ sự hình thành một nước Palestine độc lập, có chủ quyền, thành viên của Liên hiệp quốc với biên giới Palestine trước cuộc chiến tranh 1967 – và thêm – hai bên sẽ đổi đất với nhau dựa vào thực tế tại chỗ. Nghĩa là nếu có một vùng đất vốn thuộc Palestine trước năm 1967 Do Thái đã “lỡ” chiếm và xây đựng vĩnh viễn thì Do Thái có thể thương thuyết với Palestine giữ đất đó và đổi lại cho Palestine một miếng đất thuộc Do Thái (trước năm 1967). Đề nghị có vẻ hợp lý, nhưng Do Thái không dễ đổi đất vì đặt an ninh lên trên mọi nhu cầu khác. Do Thái lý luận trước thế giới rằng một holocaust với 6 triệu người Do Thái bị giết đã quá đủ, họ cương quyết không để một việc như vậy tái diễn.

Lập trường của Do Thái là cứ thương thuyết với PA, đồng thời vẫn tiếp tục gặm nhắm dần đất của Palestine qua việc xây dựng các khu định cư mới trong vùng West Bank và xây thêm nhà cửa chung quanh thành phố Jerusalem. Một nhà báo Tây phương miêu tả cuộc thương thuyết về ranh giới đất giữa Do Thái và Palestine giống như hai anh em chia một chiếc bánh. Ông anh ỷ mạnh vừa ăn dần rìa chiếc bánh vừa nói với em “đừng lo, để anh chia công bình cho em”. Ông em Palestine không thể chấp nhận một sự chia chác như vậy.

Tiến triển của nỗ lực lập quốc của Palestine nhì nhằng như vậy 18 năm qua trước sự đãi bôi vì quyền lợi của các nước lớn, nhất là 5 ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Dưới sự lãnh đạo của ông Yasser Arafat năm 1987 người Palestine lần đầu tiên nổi dậy (gọi là first intifanda) trước âm mưu lấn đất lộ liễu của Do Thái. Cuộc nổi đậy bất bạo động này được phối hợp đồng loạt tại 3 phần đất riêng biệt là West Bank, Gaza và Đông Jerusalem gồm chống thuế, đình công, đặt chướng ngại trên các trục giao thông. Hình ảnh của cuộc nổi dậy được thế giới chứng kiến là hình ảnh thanh thiếu niên Palestine dùng tay không, ná cao su, gạch đá  chống lại lực lượng an ninh trang bị bằng súng đạn của Do Thái. Cuộc nổi dậy này chấm dứt năm 1993 với thỏa ước Oslo sau khi đã làm thiệt mạng 2,100 người Palestine, trong đó có 1000 người bị giết vì nghi là hợp tác với Do Thái, và 164 người Do Thái.

Cuộc nổi dậy thứ hai (second intifada) bùng nổ vào mùa Thu năm 2000 sau khi thủ tướng Ariel Sharon đi thăm khu Al-Haram Al-Sharif (gọi là Temple Mount ) do Do Thái kiểm soát tại Jerusalem. Người Palestine và người Do Thái đều xem Temple Mount là thánh địa của mình.

Cuộc nổi dậy thứ hai bao gồm các hình thức phản kháng bạo động và bất bạo động, và chấm dứt sau khi chủ tịch Yasser Arafat qua đời năm 2004. Ông Mahmoud Abbas thay thế Arafat chủ trương chấm dứt bạo động và tìm giải pháp lập quốc qua thương thuyết khởi đầu bằng quyết định của thủ tướng Sharon rút quân và triệt hạ các khu định cư Do Thái trong vùng Gaza. Tổn thất nhân mạng trong cuộc nổi dậy thứ hai ước lượng 4.745 người Palestine và 1.053 người Do Thái.

Tư năm 2004 đến nay tình hình thương thuyết không có gì thay đổi. Tổng thống Obama có mang đến một chút hy vọng qua các phát họa mới nhưng vẫn không đi tới đâu trước thực tế chính trị tại Hoa Kỳ với sự kiểm soát truyền thông và khả năng vận động tại quốc hội (lobby) của người Mỹ gốc Do Thái.

Phát họa chính sách mới đối với vụ tranh chấp Do Thái – Palestine trong bài diễn văn đọc tại Cairo ngày 4/6/2009 tổng thống Obama nói: “… vấn đề Do Thái – Palestine chỉ có thể giải quyết qua công thức hai quốc gia công nhận nhau và cùng tồn tại bên cạnh nhau.” (The only resolution is for the aspirations of both sides to be met through two states, where Israelis and Palestinians each live in peace and security). Nhưng ông không làm gì để áp lực Do Thái ngưng các phát triển thêm các khu định cư trong vùng West Bank ngoài sự hứa hẹn  “ … sẽ đích thân, kiên nhẫn và khéo léo để thực hiện …” (I intend to personally pursue this outcome with all the patience and dedication that the task requires).

Nhưng bản đồ chính trị Trung Đông thay đổi từ đầu năm 2011 sau các cuộc nổi dậy lật đổ các chế độ độc tài tại Tunisia, Ai Cập, Lybia và đang làm lung lay các chính quyền độc tài khác tại Syria, Yemen và một số tiểu quốc A Rập khác.

Sự ổn định (tiền 2011) tại Trung Đông qua trục Ai Cập, Do Thái và Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự cầm chịch của Hoa Kỳ không còn nữa. Sau khi Hosni Mubarak từ chức quan hệ giữa Ai Cập và Do Thái trở nên nguôi lạnh, và sau khi Do Thái truy kích quân du kích Palestine qua biên giới làm thiệt mạng một số quân nhân Ai Cập thì sự xích mích giữa hai nước bộc phát bằng những cuộc biểu tình phản đối Do Thái trên đường phố Cairo. Ngày 10/9/2011 dân chúng bao vây đập phá tòa đại sứ Do Thái tại Cairo, chính quyền Ai Cập phải vất vã lắm mới cứu được 80 công chức Do Thái và thân nhân đưa ra khỏi Ai Cập. Trong khi đó quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Do Thái vốn đã căng thẳng từ tháng 5/2010 khi Hải quân Do Thái tấn công tàu dân sự Thổ tiếp tế nhân đạo cho dân chúng Gaza giết chết 9 công dân Thổ trở nên căng thẳng hơn khi thủ tướng tướng Thổ Erdogan (Recep Tayyip) công khai khuyến khích và hỗ trợ quyết định của chủ tịch PA Mahmoud Abbas sẽ đưa đơn xin gia nhập Liên hiệp quốc vào dịp Đại hội đồng tháng 9 năm 2011.

Sáng kiến đưa đơn xin gia nhập Liên hiệp quốc của PA có từ năm 1999 lúc ông Arafat còn sống. Năm 1999 ông Yasser Arafat dự định đích thân dự đại hội đồng Liên hiệp quốc và nộp đơn gia nhập Liên hiệp quốc, nhưng Do Thái giam lỏng ông tại thủ đô Ramallah buộc ông bỏ ý định này . Sau khi ông Arafar qua đời tân chủ tịch Mahmoud Abbas tạm bỏ qua việc xin chính thức gia nhập Liên hiệp quốc trước áp lực của Do Thái và Hoa Kỳ chờ cơ hội.

Nay thời cơ đã tới. Trục Do Thái -Ai Câp –Thổ nhĩ Kỳ bể. Do Thái bị cô lập.  Hoa Kỳ vẫn còn có thể phủ quyết, nhưng sẽ phải trả một giá rất đắc trước dư luận bất lợi trong thế giới A Rập.

Tại sao Do Thái và Hoa Kỳ lo ngại việc Palestine trở thành thành viên của Liên hiệp quốc qua quyết nghị của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc chứ không qua thương thuyết tay đôi với Do Thái? Nếu Palestine trở thành quốc gia thành viên Liên hiệp quốc điều này chứng tỏ nỗ lực lập quốc của người Palestine được  sự yểm trợ của cộng đồng thế giới, và nước Palestine có quyền đưa các vụ lấn đất của  Do Thái ra trước tòa án quốc tế. Do Thái và Hoa Kỳ nói họ lo ngại một cuộc nổi dậy thứ ba (third intifada) sẽ bùng nổ đưa đến chiến tranh và bất ổn nếu Hội đồng Bảo an không thông qua đòi hỏi của người Palestine.

Hai ngày trước khi chủ tịch Mahmoud Abbas đích thân đệ nạp đơn gia nhập, tổng thống Obama đọc diễn văn trước Đại hội Liên hiệp quốc nói rằng Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu phủ quyết. Và thành phần thân Do Thái tại quốc hội Hoa Kỳ cho biết sẽ vận động quốc hội cắt viện trợ cho chính quyền Palestine.

Chủ tịch Abbas biết rõ các sự de dọa này, nhưng ông không lùi bước. Thổ Nhỉ Kỳ hứa sẽ viện trợ thay Hoa Kỳ, và Saudi Arabia cho biết phiếu phủ quyết của Hoa Kỳ sẽ làm thay đổi “tình nghĩa” giữa Hoa Kỳ và khối A Rập tổng thống Obama đang vun xới.

Ông Mahmoud Abbas đã đi một nước cờ cao. Hoa Kỳ phủ quyết, đơn ông sẽ được đưa ra trước khóang đại Liên hiệp quốc và dễ dàng tranh thủ 2/3 quốc gia ủng hộ, trong đó có thể có cả phiếu cộng đồng Âu châu, Anh và Đức chấp nhận quy chế “quan sát viên” như quy chế hiện nay của Vatican.

Biểu quyết bác bỏ thỉnh nguyện của người Palestine sẽ đặt Do Thái và Hoa Kỳ bên lề trái của lương tâm thế giới và sẽ là yếu tố tích cực đưa Palestine đến vị trí một quốc gia có chủ quyền sống hòa bình trong cộng đồng thế giới trong một tương lai không xa.

Triển vọng chấm dứt cuộc tranh chấp Do Thái – Palestine không lúc nào sáng sủa bằng lúc này. “Cùng tất biến, biến tất thông”.

Sept. 30, 2011

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Những vấn nạn chung quanh sự lập quốc của người Palestines”

  1. Dao Cong Khai says:

    Triển vọng chấm dứt cuộc tranh chấp Do Thái và Palestine sẽ không bao giờ có thực trừ phi những nước Ả Rập chung quanh nhường cho dân Palestine một vùng đất riêng để họ lập quốc. Đây là vấn đề nan giải liên quan đến văn minh nhân loại, và theo logic thì những nền văn minh sẽ tự động huỷ diệt và thôn tính lẫn nhau nếu nó ở chung một khu vực. Thôn tính và đồng hoá nhau trong hoà bình thì không thể xẩy ra với 2 sắc dân Do Thái và Palestine này rồi, và mọi thoả hiệp và giải quyết chỉ là nhất thời.

    Người Ả Rập nói chung, Palestine nói riêng, cho thấy là thành phần văn hoá thấp kém, hiếu chiến nhưng lại đẻ nhiều, dân số tăng trưởng mạnh. Dân Do Thái thì tự kiêu, bảo thủ, đoàn kết và thông minh, số lượng ít ỏi nhưng luôn muốn giành lấy tất cả và chỉ muốn đè đầu thiên hạ. Làm sao mà có hoà bình nổi?

    Dân Ả Rập và Hồi Giáo không an toàn cho xã hội, nhưng Dân Do Thái nào có tử tế gì? Bên Á Châu có dân Ba Tàu đi đâu người ta cũng sợ. Bên Âu Châu, Do Thái cũng vậy, đi đâu cũng chuyen buôn bán nắm giữ thị trường thương mại và gây sóng gió cho nền kinh tế của nước người ta. Bởi thế Đức Quốc Xã nó thù dân Do Thái và giết hàng triệu dân Do Thái. Do Thái nó thường chiếu phim tố cáo Hittle đối xử dã man với dân nó, nhưng tụi nó đối xử với dân Palestine trong nước nó đâu có tử tế gì, bởi thế họ phải thành lập quốc gia riêng. Thấy ai tình nghi la nó bắn trước. Nó chê tướng Nguyễn Ngọc Loan của VNCH đối xử dã man với khủng bố VC. Còn nó thì đối xử với thường dân Palestine toàn bằng súng đạn. Tất nhiên tôi biết, trong quân sự thì chuyện đó cần phải làm và VNCH cũng cần phải đối xử nghiêm ngặt hơn với nằm vùng VC, thế nhưng vấn đề là truyền thông Do Thái ở Mỹ nó cứ nói người ta thì vô nhân đạo, còn nó tàn ác hơn như thế thì … không ai nói gì cả. Truyền thông Mỹ, Do Thai’ nó nắm hết rồi.

    Tôi nghe người công giáo họ nói, dân Do Thái được tuyển chọn làm dân riêng của Chúa nhưng vì Do Thai’ kiêu ngạo nên bị Chúa phạt, để cho quân La Mã san bình địa thành phố Giê-Ru-Sa-Lem, và mất nước.

    Bây giờ thì chỉ có Do Thái là thân cận nhất với Mỹ thôi, về quân sự có thể nói là tuy 2 mà 1. Những nước Ả Rập kia léng phéng chiếm của Do Thái là sẽ có B52 sang nói chuyện với tụi nó liền. Về chính trị cũng gần như vậy, chính quyền và quốc hội Mỹ bao gồm nhiều nhân vật gốc Do Thái từ lâu rồi. Từ bộ quốc phòng tới bộ ngoại giao Mỹ đều bị tài phiệt Do Thái khống chế.

    Đối với người VN và nước VN thì bọn Do Thái này chính là nguyên nhân chính của những bi kịch cho đất nước và cuộc đời của họ trong chiến tranh VN và vẫn còn cho đến hôm nay. Hết đem quân sang VN để mở rộng chiến tranh, rồi phản bội đồng minh và bỏ rơi VNCH cũng là do bọn tài phiệt Do Thái này. Lúc chiến tranh chưa gay cấn thì bọn Do Thái này xen vào nội bộ VNCH để gửi nhiều cố vấn và quân Mỹ sang VN, xây nhiều căn cứ quân sự trên đất VNCH và quyết định luôn số phận của VNCH phải để cho Mỹ lèo lái.

    Tình hình chính trị và quân sự ở Do Thái và Trung Đông có liên hệ trực tiếp đến chiến tranh VN và số phận của VNCH. Năm 1967 khi Do Thái bị toàn bộ khối Ả Rập chung quanh tấn công thì bên VN Mỹ bắt đầu co thủ lại, xin hoà đàm với VC. Trận Khe Sanh năm 67 là cơ hội để Mỹ tiêu diệt hầu như toàn bộ các lực lượng lớn ở đó thì Mỹ không làm mà chỉ phòng thủ chờ VC nhả vòng vây. Vì thế VC mới có thể tổ chức trận tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 68. Rõ ràng chiến tranh Do Thái đã cầm chân Mỹ trong chiến tranh VN. Năm 63 là lúc Mỹ hiếu chiến muốn đem quân sang VN, nên bộ quốc phòng Mỹ luôn phê phán chế độ TT Diệm không đủ khả năng chống cộng, cần thay đổi chính sách (dân chủ hơn với các phe đối lập, chấm dứt đàn áp phật giáo, ý là gián tiếp khuyến khích phật giáo nổi loạn nhiều hơn nữa). Cho đến khi TT Diệm bị giết thì chính phủ Mỹ lại chê tình hình quân sự VNCH quá nguy hiểm rồi, đồi bại hơn thời TT Diệm nữa, tới đó thì lại chê chính phủ VNCH không đủ cứng rắn để trừng trị phật giáo… Nghĩa là chỉ có một hệ luận, Quân Mỹ phải được gửi qua VN tham chiến. Cũng đánh dữ lắm, nhưng VC nó càng gửi quân ngoài Bắc vào càng nhiều, và nó càng nhắm vào Mỹ đánh nhiều để cho Mỹ biết tởn VC.

    Chính phủ Mỹ có thể đem toàn lực vào giúp Do Thái nhưng họ chỉ đem những vũ khí thừa thãi hồi đệ nhị thế chiến giúp VNCH với danh nghĩa “PHÒNG THỦ THẾ GIỚI TỰ DO”. Lính Mỹ có nhiều đơn vị ở VN chiến đấu cũng rất hăng, nhưng chính phủ Mỹ không thực tâm muốn diệt CS Bắc Việt mà chỉ muốn phòng thủ VNCH một cách cầm chừng. Cứ chờ VC đánh phá sân bay Biên Hoà, Pleiku… rồi mới trả đũa hạn chế một chuyến. Chiến lược phòng thủ thụ động và nặng tính quan liêu kiểu đó nên kẻ thiệt hại nhiều nhất chính là lính Mỹ. Sự kỳ cục, mâu thuẫn và phức tạp trong chiến tranh VN bắt nguồn từ đám tài phiệt Do Thái này trong chính quyền Mỹ, điển hình bộ trưởng ngoại giao Kissinger.

    Bây giờ thì ai cũng đã rõ, người Mỹ cũng hiếu chiến đòi đem quân sang VN đánh VC, nhưng khi bên Trung Đông có vấn đề thì họ sẵn sàng bán đứng chiến trường VNCH cho VC để ưu tiên giúp đỡ cho Do Thái. Tội lỗi của chính phủ Mỹ là họ đã xen vào nội bộ của VNCH và đổ thêm dầu vào lửa trong chiến tranh VN làm nó trở nên khốc liệt rồi giữa lúc khốc liệt đó thì họ phản bội đồng minh, bắt tay với VC và cúp hết nguồn vũ khí tự vệ của VNCH.

    Họ ham Do Thái, họ ham viện trợ cho Ba Tàu. Hôm nay họ đang bị Ba Tàu đánh bại cũng bằng kinh tế, và họ đang bị sa lầy chung với Do Thái ở Trung Đông. Tình hình này không thể cứu vẫn được vì chính quyền Mỹ đã quá bị thối nát bởi bọn tài phiệt Do Thái này. Truyền thông Mỹ toàn do Do Thái sở hữu nên họ đã bóp méo chiến tranh VN để bôi nhọ cuộc chiến của quân dân VNCH chống CS, đồng thời bôi nhọ chính phủ TT Diệm, bôi nhọ cả chính phủ Mỹ trong chiến tranh VN khi họ đã đổ dầu vào lửa để lún sâu vô. Họ đã nguyền rủa những người lính Mỹ trong chiến tranh VN, rồi đây họ sẽ (và đang) phải nguyền rủa chính phủ Mỹ đã can dự vào cuộc chiến của Do Thái ở Trung Đông. Đây mới chính là cuộc chiến tranh bẩn thỉu mà họ cần phải nguyền rủa. Họ đã bị gièm pha nơi chiến tranh VN để dính líu vào đây, và đây mới chính là tử huyệt của nước Mỹ. Tin rằng từ bỏ chiến tranh VN để được buôn bán với ba Tàu thì Mỹ sẽ giầu, nhưng bây giờ Mỹ mới hiểu mình đã … lầm!!

    Ngày nay nước Mỹ nghèo, thất nghiệp, phá sản, nợ nần… nhưng Do Thái nó đâu có nghèo. Tài nguyên của Mỹ đổ hết qua bên đó, các quan lớn Mỹ toàn là Do Thái cho nên tài nguyên nước này bị tuồn qua bên đó, còn gì nữa mà không nghèo? Còn thằng nào không quen với Do Thái thì mang vốn sang Tàu đầu tư.

Phản hồi