Nga và Trung Quốc: Công việc bây giờ là của các vị
Tác giả: Kevin Rudd – The Sydney Morning Herald (Australia)
Phạm Nguyên Trường dịch
Xin hãy tin rằng khát vọng tự do và dân chủ là khát vọng mang tính phổ quát. Ở Tunisia, khởi đầu là vụ phản đối của một người duy nhất – một người đã tuyệt vọng đến nỗi phải tự thiêu – đã trở thành biểu tượng của khát vọng của dân chủ. Chúng ta cảm động trước lòng dũng cảm của những người công dân, những người đi tìm những điều vốn thuộc về họ ở Ai-cập, ở Lybia và bây giờ là ờ Syria.
Chế độ của Assad đã phản ứng lại một cách tàn bạo. Có khoảng 2.900 người Syria đã chết. Số người bị thương, bị bắt và bị tra tấn còn nhiều hơn. Thế giới cảm thấy ghê tởm. Nhưng chế độ của Assad đã không tỏ ra ân hận cũng như chẳng muốn thay đổi gì. Thực tế là bạo lực đang gia tăng.
Trước sau như một, Australia đã và đang kêu gọi chấm dứt các vụ bạo hành ở Syria, kêu gọi thực hiện những thay đổi căn bản về chính trị và áp lực có phối hợp của cộng đồng quốc tế. Đấy là lí do vì sao Australia rất lấy làm tiếc trước việc dự thảo nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc về Syria không được thông qua.
Ngày 4 tháng 10, ở New York, Nga và Trung Quốc đã phủ quyết nghị quyết của Hội đồng bảo an, tức là nghị quyết đòi nhà cầm quyền Syria chấm dứt những vụ vi phạm nhân quyền, cho nhân dân Syria được hưởng những quyền tự do căn bản và cải thiện tình hình nhân đạo ở trong nước. Chín trong 15 thành viên đã ủng hộ nghị quyết. Quan trọng là, nhiều nước láng giềng của Syria cũng cùng lên tiếng với cộng đồng quốc tế – Liên đoàn Arab và Cộng đồng hợp tác vùng Vịnh đã kêu lên tiếng kêu gọi chấm dứt đổ máu.
Vì vậy mà phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc là một bước đi lạc điệu so với những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, yêu cầu Damascus chấm dứt những hành động dã man và đáp ứng nguyện vọng hợp pháp của nhân dân Syria. Phủ quyết chứng tỏ họ đã không tôn trọng những người Syria dũng cảm, những người đã liều mình và cố ý khuyến khích chế độ của Assad đúng vào lúc, mà theo các báo cáo, đang bắt rất nhiều người.
Nga biện luận rằng dự thảo được hình thành trên cơ sở triết lí của sự xung đột, trong khi Trung Quốc tuyên bố rằng đe dọa trừng phạt sẽ làm chỉ cho tình hình xấu thêm mà thôi.
Bây gờ Trung Quốc và Nga phải chịu trách nhiệm đặc biệt trong việc thuyết phục Syria chấm dứt bạo lực và tiến hành những thay đổi thực sự. Australia sẽ tiếp tục gia tăng áp lực đối với Damascus và thúc giục cộng đồng quốc tế thực hiện những hành động tiếp theo. Một lần nữa chúng tôi kêu gọi tổng thống Bashar al-Assad từ chức ngay lập tức và tiến hành ngay công cuộc cải cách chính trị. Những biện pháp trừng phạt của Australia bao gồm không cấp thị thực nhập cảnh và hạn chế những giao dịch tài chính đối với 34 cá nhân và 13 tổ chức có dính líu đến bạo lực và đàn áp ở Syria, trong đó có cả tổng thống Assad. Chúng tôi sẽ xem xét cộng tác với bạn bè nhằm có thêm những biện pháp khác nữa.
Australia sẽ tiếp tục sử dụng một cách hiệu quả hệ thống đa phương, trong đó có Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhằm đưa các sự kiện ở Syria ra ánh sáng. Việc cử đại diện đặc biệt của Liên hiệp quốc về Syria do tôi đề xuất với Tổng thư kí Liên hiệp quốc và tháng 4 vừa qua là sẽ một bước đi quan trọng. Trong khung cảnh có nhiều đề nghị và phản đề nghị, các nhà quan sát quốc tế cần phải tìm cho ra các sự kiện. Australia cùng với ủy viên nhân quyền của Liên hiệp quốc thường xuyên kêu gọi đưa Syria ra trước tòa hình sự quốc tế.
Tóm lại, Australia ủng hộ nhân dân Syria trong giai đoạn khốc liệt này – như chúng tôi đã từng ủng hộ nhân dân Libya, Ai-cập và Tunisia. Australia giữ vững lập trường cho rằng dân chủ là nguyên tắc mang tính phổ quát và trước sau như một khẳng định những điều khoản của Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị được công bố vào năm 1976. Ngành ngoại giao của chúng ta – dựa trên cơ sở những giá trị và quyền lợi của chúng ta, tức là những giá trị được thể hiện thông qua những hoạt động mang tính sáng tạo của một nước trung bình.
Nguồn: Russia, China, it’s over to you
Blog Phạm Nguyên Trường
—————————————
Ghi chú:
Kevin Rudd là bộ trưởng ngoại giao Australia
1. Một TNS Hoa kỳ nay mới tiết lộ :
“Việt nam cần dân chủ tự do. Hoa kỳ cần giải quyết cuộc chiến chưa chấm dứt.”
Điều này giãi thích:
-vì sao ” Road Map ” cho VN công bố bỡi TT George Bush(cha) có đa số các viện “think tank” tham gia .
-vì sao Mỹ lận quẫn trên mọi lĩnh vực cuả VN,
-vì sao Mỹ tổ chức buổi lể lớn ghi móc 15 năm bình thuờng hoá với VN,
-vì sao Đãng và nhà nuớc VN ám chĩ Mỹ là “kẻ thù địch ,diễn biến Hoà Bình”
và” Vietnam syndrome ” đến nay vẫn âm thầm trong tim nguời Mỹ , vết nhơ “thua trận” với CSVN trên từng trang sử HK .
2. Bài học từ Syria ,cơ hội từ” VN syndrome” cuả Hoa kỳ ,thiễn nghĩ tầng lớp nhân sĩ trí thức , tim óc cuả nhân dân , nghiên cưú tình hình, đoàn kết trong ngoài , giãi quyết tình thế ,viết lại trang sử mới, giành lại đất nuớc trong tay cuã một nhóm tham lam , độc ác,sống “ngoài vòng pháp luật và đạo đức” với ảo tuởng đần độn, từng làm “chuyên viên cách mạng” gây đau thuơng ,đổ máu từ miền Nam đến Kampuchia , đế Tàu bằng các cuộc chiến uỷ nhiệm (proxy wars)với Mỹ với Tàu.