WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những được mất của Thỏa thuận về Biển Đông giữa Việt Nam, Trung Quốc

Toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải là việc quốc gia đại sự, nằm vào ưu tiên số 1 cần giải quyết của quốc gia.

Toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải là 1 trong các yêu cầu đầu tiên của Lợi ích Quốc gia tối thượng.

Lý Thường Kiệt đã dõng dạc tuyên bố từ năm 1076:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành đã định tại sách trời

Cớ chi lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Vua Trần Nhân Tông đã rõ ràng chỉ mặt bành trướng Trung quốc và dặn dò di chúc: “Cái họa lâu đời của ta là họa Trung hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhủ này như là một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau”.

Vị minh quân, một Hoàng đế hiển hách, lẫy lừng chiến công của Việt Nam Lê Thánh Tông (1460-1497) đã nói : Ai dám đem 1 tấc đất, 1 tất biển Việt Nam cho giặc Tầu, kẻ ấy đáng tội chu di.

Nhà vua còn nghiêm khắc cảnh cáo nhà sử học Ngô Sĩ Liên: Ngươi bảo nước ta là đứng hàng phiên bang của Trung Quốc thời xưa, thế là Ngươi theo đường chết, mang lòng không vua.

Dân tộc Việt Nam kháng chiến chống Pháp cũng chỉ để dành lại Biên cương, Lãnh hải cho tổ quốc Việt Nam.

Chiến tranh với Hoa Kỳ, Đảng cộng sản Việt Nam đã phải đánh lừa dân tộc Việt Nam bằng khẩu hiệu: chống Mỹ cứu nước. Họ đã lợi dụng lòng yêu nước Việt Nam, kêu gọi dân tộc Việt Nam bảo vệ Biên cương, Lãnh hải Việt Nam trước Hoa Kỳ, mà thực sự thì kẻ thù muốn chiếm đoạt Biên cương, Lãnh hải  Việt Nam là Trung Quốc.

Như vậy thì từ ngàn xưa đến hôm nay, giữ gìn toàn vẹn Biên cương, Lãnh hải là nhiệm vụ quan trọng số 1 của dân tộc Việt Nam. Mất đi không gian sinh tồn này, người Việt Nam ta sẽ không không còn là 1 dân tộc, không còn là 1 quốc gia.

Thế mà hôm nay, chúng ta, những người Việt Nam tự hào có những chiến công hiển hách 9 lần đánh thắng Trung Quốc xâm lược, lại nghe Nguyễn Phú Trọng và bầy đàn, cùng với Trung Quốc tuyên bố là :

1. “Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Đảng cộng sản Việt Nam muốn 1 lần nữa đánh lừa dân tộc Việt Nam. Họ muốn thay đổi nội dung Lợi ích Quốc gia tối thượng Việt Nam. Họ muốn đánh tráo khái niệm về sự an nguy của Biên cương, Lãnh hải đối với tổ quốc Việt Nam.

Nguyễn Phú Trọng và Đảng cộng sản Việt Nam lừa lọc dân tộc Việt Nam rằng: Vấn đề Biển Đông, vấn đề Lãnh hải Việt Nam là chưa thật quan trọng. Quan trọng nhất là ” đại cục quan hệ 2 nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục”.

Thực ra, Nguyễn Phú Trọng chỉ đại diện cho Đảng cộng sản Việt Nam, nhưng phái đoàn này cứ lập lờ, kéo cả Nhà nước Việt Nam vào các thỏa thuận. Cái quan hệ 2 nước này là gì, mà quan trọng hơn 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa?

Quan hệ 2 nước này là chính phủ Việt Nam phải đào bới Bô-xit Tây Nguyên, đào bới khoáng sản Việt Nam bán sang Trung Quốc để thanh toán hơn 12 tỷ đô la, nhập siêu hàng hóa trung quốc kém phẩm chất. Quan hệ này là việc các công ty Trung Quốc mặc sức hối lộ các quan chức Việt Nam để giành 90% các gói thầu EPC. Quan hệ này là các tiểu thương Trung Quốc len lỏi trên đất nước Việt Nam mua rễ cây, mua móng trâu, móng bò …mặc sức phá hoại kinh tế Việt Nam mà không bị luật pháp Việt Nam trừng trị….

Bảo vệ Biên cương, Lãnh hải đối với Đảng cộng sản Việt Nam không còn quan trọng nữa rồi.

Đối với họ, cái quan trọng hơn là cùng Trung Quốc xây dựng CNXH. Cái Chủ nghĩa xã hội này đã mang nội dung mà ngàn đời nay, dân tộc Việt Nam kiên cường chống lại : lệ thuộc vào Trung Quốc, bán dần Biên cương, Lãnh hải cho Trung Quốc.

Nguyễn Phú Trọng, Đảng cộng sản Việt Nam là hậu duệ bất hiếu, hậu duệ phản trắc của dân tộc Việt Nam.

Họ không xứng đáng đại diện cho dân tộc kiên cường này.

Họ mang nhục và họa về cho Tổ Quốc Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam quyết không đồng tình với Thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề trên Biển Đông.

Nhục là khi báo chí Trung Quốc dọa chiến tranh với Việt Nam, họ vẫn tươi cười thăm viếng kể dọa đánh mình, không dám đòi hỏi 1 lời giải thích, 1 lời xin lỗi.

Nhục là Biên cương, lãnh hải của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm mà không dám đòi, lại đánh trống lảng sang chuyện khác.

Họa là họ còn coi thường dân tộc Việt Nam khi muốn đánh tráo khái niệm về lòng yêu nước của người Việt Nam. Đặt quan hệ với kẻ đã ăn cướp lãnh hải, Biên cương Việt Nam lên trên việc bảo vệ Biên cương, lãnh hải Việt Nam.

Họa là chuyến đi thăm này có thể làm Việt Nam mất sự tin tưởng của người bạn vừa ủng hộ Việt Nam hết lòng: Ấn Độ.

Nguyễn Phú Trọng và Đảng cộng sản Việt Nam đang làm lợi cho Trung Quốc, đang tiếp tay cho Trung Quốc xâm lấn Việt Nam.

Họ đang ru ngủ ý chí cảnh giác của Việt Nam.

Đây là mối họa từ trong lòng Việt Nam.

Mối họa mà lịch sử Việt Nam chưa được chứng kiến.

Dân tộc Việt Nam có vượt qua được hiểm họa này không, còn chờ ở ý thức của người Việt Nam trước vận mệnh Tổ Quốc.

Những được mất của Việt Nam và Trung Quốc sau Thỏa thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề trên Biển Đông.

Thực chất của tranh chấp trên Biển Đông là tranh chấp về chủ quyền của Việt Nam và Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Trung Quốc không có chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa trong quá khứ.

Hai quần đảo này liên tục được nhà nước phong kiến Việt Nam cai quản và khai thác.

Trước 1974, Trung Quốc chỉ tiếp quản được 1 đảo tại Hoàng Sa và 1 đảo tại Trường Sa từ tay Tưởng Giới Thạch. Mà Tưởng Giới Thạch có mặt tại 2 đảo trên, là do thực hiện việc giải giáp quân đội Nhật Bản theo  qui định của Đồng minh năm 1946. Còn Nhật Bản thì lại chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam năm 1939.

Nhận ra vị trí chiến lược quan trọng này, năm 1974 và 1988, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt Hoàng Sa và 7 đảo tại Trường Sa của Việt Nam.

Từ đấy họ tuyên bố chủ quyền của họ tại 2 quần đảo này.

Đi xa hơn nữa, Trung Quốc dựa trên chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa vẽ nên “đường lưỡi bò Trung Quốc tại Biển Đông,” muốn chiếm gần 80% Biển Đông.

Như vậy tranh chấp Trung Quốc-Việt Nam hình thành sau 1974 và 1988. Đường lười bò hình thành năm 2009, khi Trung Quốc trình lên LHQ yêu cầu thềm lục địa của mình.

Không có Hoàng Sa, Trường Sa thì Trung Quốc không vẽ nổi đường lưỡi bò. Không có Hoàng Sa, Trường Sa thì Trung Quốc không tạo nên tranh chấp Biển Đông.

Để Trung Quốc tạo nên vấn đề chủ quyền của họ tại Biển Đông là do Đảng cộng sản Việt Nam luôn quì gối, nhân nhượng ý chí bành trướng của Trung Quốc.

Đảng cộng sản Việt Nam không đặt sự bất khả xâm phạm của Biên cương , Lãnh hải Việt Nam làm Lợi ích Quốc gia tối thượng. Phạm Văn Đồng là một người đặc biệt trong việc giúp Trung Quốc bành trướng. Hãy khoan nói đến việc đánh tráo khái niệm yêu nước như: Yêu nước là Yêu Chủ nghĩa xã hội, chính Phạm Văn Đồng là người đã ký công hàm 14/9/1958 tạo cớ cho Trung Quốc gây hải chiến 1974 và 1988.

Như vậy việc đánh mất chủ quyền tại Biển Đông, việc gây nên vấn đề chủ quyền tại Biển Đông là do Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tay cho Trung Quốc.

Chúng ta 1 lần nữa xem xét vị trí chiến lược của Hoàng Sa, Trường Sa đối với Trung Quốc ra sao.

Tham vọng chính trị của Trung Quốc là rất lớn. Là trung tâm của vũ trụ, đối với họ, chắc vẫn còn chưa đủ.

Quần đảo Hoàng Sa, và xa hơn về phía nam là quần đảo Trường Sa, cùng nhau tạo thành 1 vành đai các đảo như một là chắn thiên nhiên khổng lồ. Khi Trung Quốc có thế mạnh , muốn tiến ra khống chế Ấn Độ Dương thì từ Trường Sa, họ tiến ra khống chế eo biển Ma lắc ca, nơi có nhiều tầu qua lại.

Khi Trung Quốc yếu thế, thì Hoàng Sa, Trường Sa tạo thành ao nhà an toàn cho căn cứ tầu ngầm nguyên từ Trung Quốc tại Hải Nam.

Đến hôm nay, đã có nhiều thông tin là trữ lượng dầu hỏa dưới Biển Đông có thể lên tới 3000 tỷ đô la.

Không nói đến các khoáng sản dưới lòng Biển Đông, chỉ riêng việc làm chủ các ngư trường trên Biển Đông đã là một lợi nhuận mà thiên nhiên đã trao tặng Việt Nam, trao tặng ngư dân Việt Nam một cách hào phóng. Lợi ích các bãi cá này là lớn lao không kể xiết. Đây là nơi sinh sống của hàng triệu gia đình ngư dân Việt Nam mẫi mãi cho đến khi Việt Nam biến mất trên quả đất này. Ai tính được khoản lợi do đánh bắt hải sản nơi đây sẽ lên đến bao nhiêu tỷ đô la?

Đây là quà của vua Biển Đông Lạc Long Quân tặng cho các hậu duệ của mình: dân tộc Việt Nam.

Như vậy ta thấy việc hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông có lý do chiến lược và kinh tế như thế nào.

Hiện nay, Trung Quốc đang bị cô lập do chính sách bá quyền của họ trên Biển Đông nói riêng, trên thế giới nói chung. Hoa Kỳ đang kiến tạo các liên minh bao vây Trung Quốc tại điểm nóng này. Thí dụ như Úc-Hoa Kỳ-Ấn Độ-Nhật Bản…

Phá vây là nội dung của chính trị Trung Quốc hiện nay.

Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn Việt Nam đã giúp đỡ Trung Quốc và trở thành con ngựa thành Troia của Liên minh kiềm chế Trung Quốc hiện nay.

Nếu Biển Đông không có tầm quan trọng liên quan đến vị trí cường quốc của Hoa Kỳ trong thế kỷ này. Nếu Biển Đông không có vị trí chiến lược trong việc bảo vệ Ấn Độ Dương thử hỏi Hoa Kỳ và Ấn Độ có ủng hộ Việt Nam như vậy không? thử hỏi Việt Nam có tiếng nói gì trong tranh chấp Biển Đông hiện nay với Trung Quốc không?

Thay vì chọn chính sách tích cực tranh thủ thời thế, đòi lại chủ quyền Biển Đông thì Đảng cộng sản Việt Nam cầu hòa, vuốt ve theo ý Trung Quốc. Đây là chính sách mang lợi cho Trung Quốc và cô lập Việt Nam. Đây là 1 chính sách thiển cận. Việt Nam đang mất dần ảnh hưởng tại Cămpuchia, Lào. Bao nhiêu hi sinh xương máu Việt Nam tại các nước này đang dần trở thành công cốc. Cũng chỉ vì sự thiển cận của Đảng cộng sản Việt Nam.

Việt Nam là nước có nhiều lợi ích nhất trong cuộc chiến chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc, hơn hẳn bất kỳ 1 quốc gia nào khác như Phillipiness, hay Đài Loan…

Việt Nam ký kết riêng rẽ với Trung Quốc một thỏa thuận, và thể hiện ý chí đấu tranh cho toàn vẹn Lãnh hải của mình 1 cách mờ nhạt, Việt Nam đặt ý thức hệ, đặt mối hữu hảo với Trung Quốc cao hơn toàn vẹn Lãnh hải; thì ai sẽ hết lòng, chịu lĩnh phần nguy hiểm trong cuộc chiến chủ quyền Biển Đông đây?

Câu trả lời là không ai cả.

Trung Quốc đang phá vây qua hướng Việt Nam. Việt Nam đang làm nước Tề, nước Sở của Bài học Chiến quốc.

Một thất bại quan trọng nữa của Việt Nam là mặc nhiên công nhận Trung Quốc có chủ quyền tại Biển Đông tại thỏa thuận 5.

Nguyên tắc sắt đá trong thảo luận với Trung Quốc là phải nêu cao chính nghĩa Việt Nam. Đó là Trung Quốc đã dùng vũ lực chiến Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam 1974 và 1988.

Trung Quốc phải trở lại vị trí trước 1974 và 1988.

Sau đó ta bàn tiếp, liệu việc chiếm đóng lâu dài của Trung Quốc khi thay Tưởng Giới Thạch tại Hoàng Sa và Trường Sa, có đúng luật pháp quốc tế không.

Dựa trên 2 điểm này mà đấu tranh thì chính nghĩa Việt Nam sẽ ngời sáng.

Đảng cộng sản Việt Nam không làm như vậy.

Đảng cộng sản Việt Nam không muốn đòi Hoàng Sa, Trường Sa về với Tổ quốc Việt Nam?

Đây chính là điểm thắng của Trung Quốc trong chuyến đi thăm bất hạnh cho dân tộc Việt Nam này của Nguyễn Phú Trọng.

Chính vì để đạt được việc Việt Nam làm suy yếu Liên minh chặn bành trướng Trung Quốc;

chính vì để đạt được mục đích cho Đảng cộng sản Việt Nam lừa lọc dân tộc Việt Nam, đặt 1 mối quan hệ đại quốc và chư hầu lên trên lòng yêu Việt Nam, lên trên Lợi ích Quốc gia tối thượng Việt Nam, lên trên sự bất khả xâm phạm của Biên cương, Lãnh hải Việt Nam; Trung Quốc đã lùi 1 bước, nhựơng cho Việt Nam 1 điểm nhỏ “Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác”./ Thỏa thuận 3/

Lùi mà thực ra không lùi.

Hoàng Sa là tranh chấp chỉ Việt Nam, Trung Quốc.

Trường Sa là có thêm Phillipiness, …Câu này là thực tiễn, không phải là thắng lợi gì của Việt Nam.

Câu hỏi tại đây là: Trung Quốc sẽ dựa vào điểm nào của Thỏa thuận để đưa giàn khoan 981 ra Biển Đông trong thời gian sắp tới?

Tôi cho rằng Thỏa thuận 4 với các câu mập mờ như: “tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển ” sẽ là cơ sở để Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào Biển Đông.

Việt Nam đã từng vì quan hệ thân thiết với Trung Quốc mà coi thường 1/2 cái thác Bản Giốc nhỏ nhoi, vài cao điểm tại Vị Xuyên Hà Giang, vài cánh rừng biên giới không tên…

Cái quan hệ này, đại cuộc này là cái gì mà Đảng cộng sản Việt Nam lại lấy làm trọng thế?

© Nguyễn Nghĩa

© Đàn Chim Việt

15 Phản hồi cho “Những được mất của Thỏa thuận về Biển Đông giữa Việt Nam, Trung Quốc”

  1. Nguyễn Nghĩa . says:

    Philippines báo động Hà Nội mắc mưu Bắc Kinh
    Thursday, October 13, 2011 Nguoi-viet.com

    Dưới tiêu đề :

    “Sẽ chất vấn ông Trương Tấn Sang khi tới Manila vào cuối tháng”.

    MANILA (NV) – Sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp Biển Ðông giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tuần này báo hiệu việc rút khỏi thỏa hiệp về ứng xử mà tập thể các nước ASEAN đã ký với Trung Quốc năm 2002.

    Nhật báo Philippines Daily Inquirer ở Manila ngày Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011 cáo buộc như vậy và nói rằng Philippines từ lâu đã nhấn mạnh đến phương thức đứng chung nhiều nước để củng cố vị thế khi thương thuyết với cái nước to nhất mạnh nhất khu vực.

    “Thỏa hiệp Việt Nam-Trung Quốc thật đáng tiếc đã rơi đúng vào cái chiến thuật đàm phán tay đôi để giải quyết tranh chấp” do Bắc Kinh đòi hỏi. Inquirer viết.

    Tờ báo này cho hay Tổng Thống Philippines Benigno Aquino “đã đúng khi chống thỏa hiệp (Việt Nam-Trung Quốc) và dự tính sẽ chất vấn Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn sang khi ông đến Manila thăm viếng chính thức.”

    Báo này nói khi đến Trung Quốc hồi tháng 9 vừa qua, Tổng Thống Aquino chỉ ký một bản tuyên bố chung tổng quát là “Lãnh tụ hai nước trao đổi quan điểm về tranh chấp biển đảo và đồng ý không để các tranh chấp ảnh hưởng đến hình ảnh lớn hơn của tình bạn và hợp tác giữa hai nước.”

    Bản tuyên bố chung lập lại các bên cam kết giải quyết tranh chấp dựa trên nguyên tắc ứng xử đã đề ra trong thỏa hiệp 2002.

    “Trái lại, thỏa hiệp Việt Nam-Trung Quốc ký tháng 10, 2011 có kết quả là các cam kết chi tiết hơn gồm họp mỗi năm 2 lần của các phái đoàn đại biểu cấp chính phủ” và “cơ chế đường điện thoại nóng” để đối phó “kịp thời các vấn đề.”

    Sáu nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển” mà Việt Nam ký với Trung Quốc hôm 11 tháng 10, 2011 cũng rất tổng quát. Không hề nói tới “Lưỡi Bò” cũng không đụng chạm gì tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chỉ là những nguyên tắc “tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau” về các vấn đề liên quan tới biển.

    Thật ra, bản thỏa thuận giữa Trung Quốc và Việt Nam, nguyên tắc thứ 3, cũng có viết rằng, “Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của ‘Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Ðông’ (DOC).”

    Nhưng báo Philippines cho rằng sự bỏ sót và không nêu chính xác “Qui tắc ứng xử ASEAN-China 2002” mà Việt Nam và Trung Quốc chỉ là 2 trong số những nước ký cam kết, “không hề nhắc tới ASEAN” làm các nước khác thấy khó hiểu.

    Bài báo của Inquirer cho rằng sự khôn ngoan của Trung Quốc “dễ trước khó sau” sẽ được Bắc Kinh áp dụng để đối phó với cả ASEAN như họ đã từng làm như vậy hồi năm 2002. Hậu quả là “một bước tới cho Trung Quốc, hai bước lùi cho ASEAN.”

    Báo Inquirer bình luận, “Ðọc xuyên qua các hàng chữ (của thỏa thuận VN-TQ) càng làm cho người ta thấy khó gấp 3 lần nếu những hàng chữ đó (thỏa thuận VN-TQ) lại viết bởi các nhà ngoại giao mà họ vừa là luật gia lại cũng là người Á Châu. Khi bắt đầu, thỏa thuận đã gọi tên cuộc tranh chấp càng tổng quát càng tốt là “các vấn đề liên quan đến biển.” Nếu chỉ nhớ lại mới 4 tháng trước, họ đã gần như “bắn nhau.”

    Bốn tháng trước, tàu Trung Quốc cắt cáp các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam dù Việt Nam cử một số tàu bảo vệ. Sau biến cố, Việt Nam loan báo tập trận hải quân bắn đạn thật trên biển. Mối quan hệ giữa hai nước có vẻ chùng xuống thấp khi một số vụ biểu tình chống Trung Quốc diễn ra ở Hà nội và Sài Gòn trong khi báo chí và tướng tá Trung Quốc dọa đánh.

    Những cuộc vận động lôi kéo Hoa Kỳ, Ấn Ðộ và các nước khác vào cuộc tranh chấp biển Ðông chỉ để giúp Hà Nội có thế mạnh hơn để điều đình với Bắc Kinh. Năm ngoái, khi tới Hà Nội dự hội nghị ASEAN mở rộng, bà ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố Hoa Kỳ có “lợi ích quốc gia trên Biển Ðông” làm cho Bắc Kinh tức giận.

    Nhật Bản, Ấn Ðộ cũng tuyên bố tương tự những ngày gần đây.

    Bản phân tích của báo Philippines bình luận gián tiếp trách cứ Hà Nội, bây giờ lộ ra cho thấy họ nói một đàng làm một nẻo. (TN)

    Đọc bài phân tích trên, một lần nữa ta thấy ĐCS VN thật sự là con ngựa thành Troia phản trắc của Liên minh ASEAN chống bành trướng TQ tại Biển Đông.

    Nguyễn Nghĩa.

  2. Gái GÓA says:

    Hồn VIỆT Anh LINH hỏi Bác HỒ
    Non SONG Như RỨA sẻ Về MÔ
    Gian THAM Hoa HÁN phô Như RỨA
    Khốn NỖI Bè TA mắc Bẩy LỪA
    Bạc GIẢ Tàu TRÀN như Nước LŨ
    Quan THAM Dân NHŨNG lưởi Đu ĐƯA
    Anh MINH Hào KIỆT xin soi SÁNG
    Cùng BIẾN tắc THÔNG rắng Đợi CHỜ

  3. Định nghĩa nghiêm chỉnh và đứng đắn : XHCN là chủ trương chính sách Độc tài đảng trị. Còn Tầm cao chiến lược và toàn cục là : Độc tài đảng trị mạnh mẽ hơn, đàn áp dân cương quyết hơn, tham nhũng kín đáo và mạnh hơn, nhồi sọ và ngu dân tàn bạo hơn, làm cho dân đói hơn thì dễ cai trị hơn, làm cho giáo dục và đạo đức suy đồi thì cai trị dễ dàng hơn, nếu trong nước không thực hiện được thì van xin Tàu cộng giúp tay. Đảng cs bỉ ổi muôn năm sẽ được chôn chặt trong lăng mộ hoành tráng muôn năm. Viết tới đây tôi cảm thấy nghẹt thở…, tay chân tê cứng run bần bật.

  4. Nguyễn Nghĩa . says:

    Theo BBC hôm nay 14/10/11, trong bài “TQ lại phản đối dự án dầu Việt-Ấn”, có đoạn viết :
    “Trong một diễn biến liên quan vấn đề Biển Đông, giới chức Philippines tỏ ra không hài lòng với thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản trong việc tìm cách giải quyết tranh chấp mà Việt Nam đã lý với Trung Quốc hôm 11/10 trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Bắc Kinh”.
    Ở đoạn kết của bài báo, còn có nhận xét sau :
    “Câu hỏi chính yếu về đường chín đoạn của Trung Quốc, vốn không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển vẫn còn nguyên đó,” ông Benigno Aquino, Tổng thống Fillipines nói.

    Ký kết chưa ráo mực, TQ đã vi pham Thỏa thuận bằng cách xây dựng trạm quân y trên Trường Sa, tại khu vực đang tranh chấp.

    Hôm nay TQ lại phản đối VN và Ấn Độ hợp tác khai thác tại thềm lục địa của Việt Nam.
    Dù ký Thỏa thuận thì họ vẫn cư sử như chưa ký thỏa thuận, vẫn ngang ngược về đòi hỏi vô lý chủ quyền.

    Như Tổng thống phillipines đã nhận xét, bản Thỏa thuận đã không nói đến “đường lưỡi bò TQ”, mà cốt lõi của nó là chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa , cũng như tôi đã nhận xét trong bài.

    Không thể ví làm hài lòng TQ, mà né tránh vấn đề chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa. Cái cốt lõi tạo nên đường lưỡi bò TQ tại Biển Đông.

    Có thể 10 năm sau, truyền thông TQ sẽ đồng loạt khẳng định :VN không có chủ quyền tại Biển Đông vì nếu như Việt Nam có chủ quyền, họ đã đấu tranh để biên bản của Thỏa thuận 2011 thể hiện điều ấy.

    Nế tránh đòi hỏi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của VN là đồng lõa với tham vọng chủ quyền của TQ.

    Các bạn có biết tại sao bộ mắt Hồ Cẩm Đào lại như mặt gỗ khi tiếp Ng. Phú Trọng không ?

    Vì Trương Tấn Sang sang Ấn Độ đã làm Đào mất vui.
    Nguyễn Nghĩa.

  5. LeQuocTrinh says:

    Đại cục là gì vậy ?

    Trong bản tuyên bố chung của TQ-VN nhân cuộc viếng thăm của ông TBT Nguyễn Phú Trọng có nhắc đến vấn đề đại cục của hai nước, đó là vấn đề gì vậy?

    Thiển nghĩ đây chính là sinh mệnh sống còn của hai đảng cộng sản Á Châu (lấp ló sau lưng là ông Bắc Triều Tiên). Tại sao? Vì họ là thành trì cuối cùng của khối CS quốc tế còn sót lại. Một khi Hoa Kỳ giải quyết xong hai mặt trận Afghanistan và Irak, rút quân về để tránh chiến phí chồng chất, một khi mặt trận dân chủ ở Tunisie, Ai Cập, Lybie và Syrie thành công thì năng lượng dầu hoả là con chủ bài quyết định sự sống còn của nền kinh tế TQ.

    Hai đảng CS TQ và VN đều có chung một bản chất: đó là hai tập đoàn lãnh đạo tự bộc phát, không có chính danh (không do dân, không vì dân), nguồn gốc từ xưa là dựa vào sức mạnh quân sự Liên Xô (1945), gieo rắc khủng bố sợ hãi, tuyên truyền dối trá, lừa gạt nhân dân hai nước. Từ khi khối CS Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, thì họ đã biết trước sau gì sẽ đến phiên họ. Do đó hai đảng mới phải biết tựa lưng vào nhau để sống còn. Đương nhiên kinh nghiệm đổ vỡ của Liên Xô đã ép hai đảng này phải thực thi nhiều cải cách kinh tế, dùng khối nhân công vĩ đại, lương thấp, kỷ luật cao dưới ách cai trị độc tài độc đảng để ổn định chính trị, chiêu dụ đầu tư ồ ạt từ HK và Âu Châu. Nhưng ngược lại hai đảng CS càng tích luỹ tư bản, càng giàu, thì mầm mống bất mãn trong dân chúng càng cao, hố cách biệt giàu nghèo càng sâu. Đó là lý do tại sao HK khuyến khích và đặt trọng tâm “chiến tranh nhân dân” thứ thiệt qua mạng lưới truyền thông INTERNET để quần chúng được tự do thông tin, trao đổi quan điểm, đồng thời vạch trần hết những thủ đoạn lừa đảo của hai đảng CS.

    Khi mà TQ phát triển quá nhanh, quá hiện đại tập trung vào giao thông, vận tải, thì năng lượng là bài toán hóc búa của họ. TQ đã mất trắng tay kho dầu Phi Châu, mất đường ống vận chuyển dầu từ Irak xuyên qua Afghanistan vào nội địa TQ, không qua đường biển. Giờ này chỉ còn biết gỡ gạc chút đỉnh bằng những giếng dầu trong Biển Đông (loạị dầu thưọng hảo hạng), liên quan đến hải phận VN, mà HS-TS là cửa ải trấn giữ. Đồng thời TQ chỉ còn con bài chót là bắt tay trở lại với Nga, kẻ thù đối đầu ngày xưa trong khối CS, để mua dầu hoả, khí đốt. Dễ hiểu tại sao có sự hiện diện của ông Putin ở TQ cùng lúc với NP Trọng viếng thăm, và tại sao có anh Bảy chà dà Ấn Độ mon men vào khu vực dầu hoả VN.

    Riêng phần HK, họ biết rõ tầm quan trọng của vấn đề năng lượng, cho nên TT Obama mới ra chỉ thị cho các đại công ty sản xuất xe hơi phải cố gắng đạt chỉ tiêu chế tạo xe nhỏ hơn, ít hao xăng nhất (FORD sắp tung ra loại xe chỉ tiêu thụ 3.8 lít/100km), song song là chuyển dần sang xe hơi điện, chỉ cần recharge lại mỗi đêm là ngày hôm sau có đủ năng lượng để chạy suốt ngày. TQ chưa đủ khả năng kỹ thuật tiên tiến như HK (sáng tạo thần kỳ) cho nên đành phải ôm mối hận thèm khát năng lượng. Thử tưởng tượng thời kỳ khủng hoảng sắp tới, hàng tỷ dân TQ chen nhau, đấm đạp để mua từng giọt xăng, hàng trăm triệu chiếc xe hơi xếp hàng trăm cây số để chờ mua xăng, thì sẽ hiểu đại loạn khủng khiếp ra sao. Đó là thời kỳ đen tối mà tôi đã từng chứng kiến khi HK rơi vào tình trạng khan hiếm (chiến tranh Trung Đông: Ai Cập và Do Thái) hồi đầu thập niên 80.

    Đây là ván bài chính trị kinh tế thế giới đến hồi xấp ngửa, quyết định vận mệnh của hai Đảng CS TQ và VN. Đó chính là đại cục của hai đảng CS TQ và VN vậy. Nước Nga lại may mắn trở thành “ngư ông đắc lợi” trong chiến lược năng lượng quốc tế.

Leave a Reply to Hồ Thất Phu