Một ngày Chủ nhật đẹp và hạnh phúc của hai dân tộc Tunisia và Libya
Ngày 23 tháng 10 năm 2011 là ngày Chủ nhật đẹp và hạnh phúc của hai dân tộc Libya và Tunisia.
Mười tháng sau ngày nhà độc tài Ben Ali bị lật đổ và phải trốn chạy ra nước ngoài, nhân dân Tunisia thực hiện bầu cử tự do.
Ba ngày sau cái chết của nhà độc tài Gaddafi, nhân dân Libya chính thức tổ chức lễ hội mừng ngày đất nước được giải phóng.
Thắng lợi của phẩm giá và tự do
Từ lúc bình minh Chủ nhật, ngày 23/10/2011, cuộc bầu cử tự do thật sự đã diễn ra ở Tunisia, mảnh đất ra đời của cuộc Cách mạng Hoa Nhài, kết thúc 23 năm cai trị của nhà độc tài Ben Ali, và đã truyền cảm hứng cách mạng lên khắp khu vực Trung Đông và thế giới.
Nổi giận, thất vọng về nạn tham nhũng, thất nghiệp và đàn áp nhân quyền, nhân dân Tunisia đã xuống đường và sau 28 ngày bền bỉ tranh đấu, bất chấp sự đán áp, với hàng chục người chết, hàng trăm người bị thương, đã lật đổ Tổng thống Ben Ali vào ngày 14/1/2011.
Trước đó, it ai nghĩ rằng, trên đất một nước yên bình bên bờ Địa Trung Hải, với những bãi biển đẹp, những ốc đảo sa mạc hấp dẫn và dịch vụ du lịch giá cả phải chăng, được người châu Âu rất ưa chuộng, lại có thể nổ ra cuộc cách mạng lật đổ tổng thống, tạo nên mùa xuân cách mạng trên các nước Ả Rập.
Trong 10 tháng qua, chính phủ chuyển tiếp của Tunisia đã không dễ dàng đương đầu với những thách thức lớn khi tiếp thu di sản của nhà độc tài Ben Ali, phải đi đổ vỏ cho kẻ đã ăn ốc, đối phó với lượng du khách suy giảm, thất nghiệp cao, sự ra đi của các nhà đầu tư trong thời gian hỗn loạn, v.v… nhằm ổn định đất nước, đồng thời phải chuẩn bị những định chế cơ bản cho tiến trình dân chủ hoá. Toà án Tunisia cũng đã phải xúc tiến một tiến trình pháp lý phức tạp để thanh toán với quá khứ, xét xử những kẻ tội phạm gây tội ác với nhân dân, trong đó vợ chồng nhà độc tài Ben Ali đã bị kết án (vắng mặt) 35 năm tù.
Có 4,1 triệu cử tri Tunisia đăng ký đi bỏ phiếu bầu 217 ghế cho quốc hội. Hơn 100 đảng phái chính trị, 11 ngàn ứng viên mà khoảng 50% là phụ nữ, ra tranh cử. Vào cuối ngày, báo chí và cơ quan bầu cử của Tunisia cho biết có hơn 90% cử tri trong số 4,1 triệu đã đi bầu, một con số làm kinh ngạc các nhà quan sát.
Bà Manoubia Bouazizi, mẹ của chàng thanh niên Mohamed Bouazizi, người đã tự thiêu châm ngòi nổ cho cuộc Cách mạng Hoa Nhài, nói với hãng Reuters rằng, cuộc bầu cử này là “thắng lợi của phẩm giá và tự do”.
Happy Libya!
Cũng cùng ngày 23 tháng 10, hàng chục ngàn người Libya đã tập trung trên quảng trường Thắng Lợi của thành phố Benghazi, căn cứ địa của cuộc cách mạng Libya, để mừng chiến thắng lịch sử.
Quảng trường được dọn dẹp sạch sẽ sau những ngày chinh chiến. Những lá cờ mới của Libya tung bay. Người ta nói hôm nay là ngày Happy Libya!
Người đứng đầu Hội đồng Quốc gia Libya (NTC), ông Jalil bắt đầu buổi lễ bằng đọc một đoạn kinh Coran và hát quốc ca.
- “Chúng tôi nói với cả thế giới rằng chúng tôi đã giải phóng đất nước yêu thương cùng với các thành phố, làng mạc, núi, sa mạc và bầu trời của mình” – Đại diện của Hội đồng Quốc gia Libya nói.
Ông Salah el-Gazal, đại diện của NTC tại Benghazi nói rằng Thượng Đế đã ban phước cho Lybia và ông đề nghị mọi người mặc nhiệm tưởng nhớ tất cả những người đã chết. Ông nói rằng, cái chết “nhục nhã” của Gaddafi là cảnh báo cho tất cả những ai “áp dụng những hình thức tồi tệ nhất của sự bất công đối với chính người dân của mình”.
Các nhà lãnh đạo lâm thời hiện tại sẽ công bố thành phần chính phủ lâm thời mới trong vòng 1 tháng, và sẽ tổ chức bầu hội đồng hiến pháp trong vòng 8 tháng, sau đó chuẩn bị cho bầu cử quốc hội và tổng thống trong vòng 1 năm.
Ông Mahmoud Jibril, Quyền Thủ tướng cho biết ông sẽ thôi chức vụ khi Libya đã được giải phóng. Một quyết định đáng nể phục. Bởi vì ông là một trong những ứng viên có thể được bầu vào vị trí cao nhất của nhà nước Libya mới. Tuy nhiên, ông nói rằng, ông muốn dành thời gian “cho sự phát triển xã hội dân sự của Libya và giúp đỡ những người trẻ tuổi chuẩn bị cho bầu cử”.
Cũng giống như Tunisia và Ai Cập, Libya đứng trước những thách thức vô cùng lớn lao và những khó khăn khó tiên liệu trong một đất nước mà ý thức về xã hội dân chủ đã bị triệt tiêu qua 42 năm dưới sự cai trị của nhà độc tài Gaddafi. Ngoài ra những khác biệt, tranh chấp giữa các phái giáo và bộ lạc cũng là những trở ngại lớn mà dân tộc Libya phải vượt qua.
Nhưng Libya giàu có với nguồn tài nguyên dầu mỏ, dân số không nhiều và đồng thời được sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên hiệp châu Âu. Nếu lộ trình dân chủ trên đây thực hiện suôn sẻ, cuộc bầu cử tự do sẽ được tiến hành như ở Tunisia hôm nay, các đảng phái chính trị cùng nhau tìm đồng thuận trên tình thần đoàn kết, nhân nhượng, thì tương lai một Libya dân chủ và phát triển nằm trong tầm tay.
Lời kết
Tôi hy vọng và lạc quan rằng, những người đại biểu dân cử trong quốc hội mới của Tunisia sẽ hoàn thành một dự thảo hiến pháp dân chủ trong một ngày gần đây, được toàn dân chấp thuận thông qua trưng cầu dân ý, đưa Tunisia đi vững chắc trên lộ trình dân chủ như các nước Đông Âu, tiếp tục tạo ra nguồn cảm hứng mới thúc đẩy dân chủ trong khu vực, đặc biệt với Libya vừa mới được giải phóng.
Còn với Libya, tôi mong và tin rằng, câu nói của một công dân Libya với hãng AP trong lễ hội mừng giải phóng trong ngày 23/10 tại Benghazi rằng: “Libya sẽ có một vị trí tốt nhất, Libya có nhiều cái hay, Libya là nước dầu lửa và chúng tôi không lo gì cho Libya”, sẽ nhanh chóng thành hiện thực.
Sau thắng lợi của các cuộc cách mạng ở Bắc Phi, không ít báo chí, truyền thông của các chế độ độc tài toàn trị, trong đó có Việt Nam, đã đưa ra những dự đoán, nhận định ác ý, thậm chí có cả bài viết ca ngợi nhà độc tài Gaddafi hết lời. Nguyễn Như Phong, đại tá, Tổng biên tập tờ Petrotimes, cựu Phó Tổng biên tập tờ An ninh Thế giới, là một khuôn mặt nổi bật trong số này, đã có bài ca ngời Gaddafi hết lời.
Những người có tâm địa xấu xa và nhỏ nhen như ông Nguyễn Như Phong dường như muốn cho Tunisia, Ai Cập, Libya… hỗn loạn, giống như họ đã từng nói về Iraq sau khi Saddam Hussein bị lật đổ. Không biết họ nghĩ gì khi trong ngày Chủ nhật 23/10 nhân dân Libya náo nức mừng ngày đất nước được giải phóng, 3 ngày sau cái chết nhục nhã của nhà độc tài Gaddafi; còn nhân dân Tunisia rầm rộ đi bầu cử quốc hội tự do, 10 tháng sau ngày lật đổ nhà độc tài Ben Ali?
© 2011 – Lê Diễn Đức – RFA Blog
————————————-
*Các số liệu và lời trích dẫn trong bài được lấy từ nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza và BBC ngày 23/10/2011.
Lê Diễn Đức ơi!
Lê Diễn Đức viết thật xúc động! Độc giả luôn thấy nóng người mỗi khi đọc xong một tiểu phẩm của LDĐ.
Gửi Lê Diễn Đức lời kêu gọi này. Nhờ Đức tiếp tay phổ biến nhé. Cám ơn nhiều.
Chúc bên ấy mọi ngày CHÍ KHÍ, BẤT KHUẤT và MỌI SỰ NHƯ Ý. Mong sớm gặp nhau.
Chu tất Tiến.
Kính thưa quý vị,
Khi phải chứng kiến những cảnh “Người bóc lột Người” một cách công khai thì ngay cả những sinh viên, học sinh, những người chất phác, hồn nhiên nhất cũng phải cất lên tiếng nói.
Khi thấy những bất công, đàn áp tàn nhẫn do nhà cầm quyền Cộng Sản gây ra cho chính những người dân mà chế độ vẫn hoa mỹ tặng cho danh từ “Nhân Dân”, thì ngay cả những tu sĩ vẫn chỉ biết Niệm Phật hay đọc Kinh cũng phải cất lên tiếng nói.
Khi đau lòng nhận thấy đất nước càng ngày càng rơi vào hố sâu ngăn cách giầu nghèo, bên cạnh một nền văn hóa sa đọa, cực kỳ cá nhân chủ nghĩa, thì những nhà giáo, nhà văn, nhà thơ cũng phải cất lên tiếng nói.
Khi nhận thức được hiểm họa Hán Hóa đang dần dần phát triển thành hiện thực trong tinh thần nô lệ, vong bản, phản quốc của nhà cầm quyền, thì ngay cả một số cán bộ, công an, bộ đội cũng phải cất lên tiếng nói.
Những tiếng nói bất khuất ấy đã vang vọng từ quê hương yêu quý của chúng ta lan đến hải ngoại qua một số phương tiện truyền thông, truyền hình, báo viết, báo nói, báo điện tử… Tuy nhiên, vì tính chất giới hạn của từng phương tiện, mà đôi khi các tiếng nói dũng cảm ấy bị cô đọng ở một vài thành phố, vài phương diện, nhưng chưa phải tất cả mọi nơi, mọi thành phố nơi có người Việt hải ngoại cư ngụ.
Vì thế, phải có những cuốn sách, những tuyển tập ghi chép lại các tư tưởng bất khuất ấy, các tiếng nói can đảm, trung thực ấy để mong được nghe, được đọc và được hiểu tường tận hơn hoàn cảnh Việt Nam. Từ đó, cuộc chiến cho Dân Chủ và Nhân Quyền sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, không những trong phạm vi của người Việt hải ngoại mà phải thực sự trong lòng người dân Việt Nam, để cho kết quả tất yếu là Việt Nam Tự Do Không Cộng Sản đến sớm hơn, cho dân Việt bớt khổ đau.
Vì thế, hai tuyển tập: VIỆT NAM NGÀY NAY và TIẾNG NÓI BẤT KHUẤT TỪ VIỆT NAM đã được trình diện trước cộng đồng.
-VIỆT NAM NGÀY NAY, được xuất bản bởi Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết và Chu Tất Tiến , gồm các bài viết và thư ngỏ của 5 đại diện 5 tôn giáo lớn tại Việt Nam:
-Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Hòa Thượng Thích Thiện Minh (Phật Giáo); Linh mục Nguyễn Văn Lý và Linh mục Phan Văn Lợi (Công Giáo); Tu sĩ Lê Minh Triết (Hòa Hảo), Mục Sư Nguyễn Trung Tôn (Tin Lành); Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết (Cao Đài).
Bên cạnh đó là một số bài viết của Chu Tất Tiến về thực trạng chế độ Người Bóc Lột Người này.
-TIẾNG NÓI BẤT KHUẤT TỪ VIỆT NAM (tập 1), xuất bản bởi Nhà Văn Hải Triều (Canada) và Chu Tất Tiến gồm các bài phỏng vấn trực tiếp Dân Oan và các nhà Dân Chủ tại Việt Nam qua đài phát thanh Little Saigon Radio ở khu Little Saigon, Nam California.
Những tiếng nói bất khuất ấy đã thể hiện một sự can đảm vô cùng khi đang đứng trước rừng vũ khí và xiềng xích của Công An mà dám mạnh mẽ tố cáo các hành vi bạo ngược của Đảng Cộng Sản áp đặt trên dân Việt Nam, thậm chí còn đòi “phải lật đổ chế độ thì mới mong có Tự Do, Dân Chủ được.”
KHÔNG NGHE NHỮNG TIẾNG NÓI BẤT KHUẤT ẤY, KHÔNG ĐỌC NHỮNG TƯ TƯỞNG BẤT KHUẤT ẤY, NGƯỜI CHIẾN SĨ ĐẤU TRANH CHO TỰ DO, DÂN CHỦ SẼ THIẾU ĐI MỘT VŨ KHÍ SẮC BÉN CÓ THỂ LÀM CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN KHIẾP HÃI!
Vì Tổ Quốc thân yêu, vì Lịch Sử Oai hùng 4000 năm, xin hãy tiếp tay với Dân Oan và các nhà Dân Chủ bằng cách mang về nhà một trong hai tuyển tập ấy. Xin hãy đọc và chia xẻ với niềm oan khiên, uất hận ngất trời của Dân Việt dưới chế độ Du Đãng Trị của Cộng Sản Việt Nam.
Thay mặt cho Dân Oan, chân thành cám ơn quý vị.
Cầu mong cho đất nước sớm thoát họa Cộng Sản cùng họa Hán Hóa đang làm điêu tàn quê hương yêu dấu của chúng ta.
Chu Tất Tiến.
Ghi chú:
-Sách có bán tại nhà sách Tự Lực, thành phố Westminster, California. và trên Internet: tuluc.com
-Tiền bán sách, sau khi trở về tác giả, sẽ lại như các cuốn trước đây, được dành để yểm trợ cho Dân Oan, hoặc để yểm trợ Thương Phế Binh VNCH. Vậy, mua sách là một cách gián tiếp yểm trợ cho Dân Oan Việt Nam cũng như cho Thương Phế Binh VNCH.
Những ngày du lịch 2005 ở Tunisie thật đẹp. Đất nước thanh bình. Thành phố du lịch biển, chợ cá tươi với những người đàn ông đứng bán, miệng luôn vui vẻ chúc “bonne journée”, …
Thế mà có ngày các bạn dám đứng lên vì Tự do.
Hồi học đại học ở Hà Nội, được các thầy dậy môn “Lịch sử Đảng” nói rằng “chúng ta đã đạt đến đỉnh cao của lý luận”, trong đó luôn đề cao lý luận về “đấu tranh giai cấp” và “chuyên chính vô sản”. Không biết giáo trình có kịp in lại, khi thế giới thay đổi quá nhanh.