WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nho giáo và những ngộ nhận về Khổng Tử

confucianism_doctrine

Ở vào thế kỷ 21 này rất ít người còn muốn nói đến đạo lý Khổng-Mạnh vì cho là:
- Đạo lý Khổng-Mạnh đã lỗi thời, đã thuộc về quá khứ, không còn thích hợp với thời đại văn minh hiện đại nữa.
- Đạo lý Khổng-Mạnh thuộc về văn hoá của Tàu mà Tàu thì đang là kẻ thù của dân Việt vì đã cưỡng chiếm đất và biển của Việt Nam.
- Đạo lý Khổng-Mạnh đã bị rất nhiều tác giả phỉ báng tàn tệ và gán cho không biết bao nhiêu là tội, kể cả tội đã là nguyên nhân đưa dân tộc rơi vào sự  thống trị của chế độ phi nhân cộng sản vì Nho giáo và cộng sản cũng đều bắt người dân phải tuyệt đối trung thành với giai cấp thống trị.

Nhưng tất cả đều chỉ là những ngộ nhận về đạo lý Khổng-Mạnh.

Bài này được viết ra không nhằm bênh vực hay biện hộ cho cá nhân ông Khổng Tử vì thật sự ông không cần ai biện hộ cho ông. Ông đã sống trọn vẹn cuộc đời của ông, những gì đang xảy ra nơi cuộc đời ô trọc này đâu phải là điều ông còn bận tâm. Chúng ta mới là những người phải bận tâm xem có học được gì từ đạo lý Khổng-Mạnh để nâng cao phẩm chất của mình, để được sống một đời người có nhân cách.

Những máy móc, vật dụng, quần áo, giầy dép và đồ trang sức chúng ta dùng hàng ngày đều có ngày bị xem là lỗi thời, là cổ hũ, nhưng những kinh nghiệm giúp chúng ta thay đổi phẩm chất con người chúng ta thì không bao giờ lỗi thời cả. Ngay từ khi mở mắt chào đời, chúng ta đã được truyền vào những rung động về tình yêu của con người qua dòng sữa mẹ, giúp ta từ bỏ đi bản năng của thú vật bằng những ôm ấp, yêu thương tràn ngập tiếng cười, tập cho ta đi trên đôi chân để bước vào xã hội loài người. Những công việc đó vẫn cứ lập đi lập lại hàng mấy trăm ngàn năm, không bao gìờ lỗi thời cổ hũ để giữ cho xã hội loài người không bị đẩy trở lại vào thời ăn lông ở lỗ.

Khám phá vĩ đại nhất cũa nhân loại không phải là điện, máy bay hay điện toán, khám phá vĩ đại nhất cũa nhân loại là cái mà chúng ta không còn để ý đến trong đời sống hôm nay, đó chính là lửa. Không có lửa thì chúng ta có lẽ vẫn còn đang ăn lông, ở lỗ, tranh giành, ganh đua với khỉ, vượn và một nửa cuộc đời vẫn phải lần mò trong bóng đêm. Lửa đã cho con người thời tiền sử có những phút giây ấm cúng quanh ngọn lửa hồng, làm nảy sinh tình cảm, làm những cơ bắp của lưỡi và quai hàm mềm mại hơn và từ đó đã khai sinh ra ngôn ngữ, v.v. Biết được nguồn cội của mình thì mới biết trân qúy những kinh nghiệm của người xưa giúp cho mình thay đổi và nâng cao phẩm chất của mình.

Bản tính con người lúc sơ sinh hiền lành hay hung ác thì ngay chính Khổng Tử và những người có ảnh hưởng rất lớn vào Nho giáo là Mạnh Tử và Tuân Tử cũng không thống nhất vì Mạnh Tử thì cho rằng  “nhân chi sơ tính bổn thiện” trong khi Tuân Tử thi tin là “nhân chi sơ tính bổn ác” và theo Khổng Tử thì “bản tính con người giống nhau, do tập nhiễm mới khác xa nhau”  (“tính tương cận, tập tương viễn”) và trong bài “Dân tộc nào, định mạng đó“, tác giả bài này cũng đã chứng minh con người lúc sơ sinh cũng chỉ là một động vật không có nhân tính và vô cảm.

Chính vì thế mà con người cần phải được “giáo dục” để thành người lương thiện, thành người có nhân, có nghiã. Những xã hội Tây phương đã may mắn sớm có những điều kiện thuận lợi để nâng cao phẩm chầt con người và nhờ đó họ đã tiên phong trong công cuộc giải phóng con người thoát khỏi sự nô lệ để làm người tự do. Nô lệ tự nguyện hay bắt buộc thì cũng đều bi thảm như nhau, đều dẫn đến khổ đau và chết chóc. Nô lệ tự nguyện là sự tôn thờ lãnh tụ (Tôn giáo, Đảng phái, Chủ Nghĩa, Quốc gia, v.v.) mà không nhìn ra một sự thực được phơi bày trong lịch sử loài người là tất cả những cuộc tàn sát con người dã man và tàn bạo trong mọi cuộc chiến tranh (tôn giáo, ý thức hệ, chiếm đóng, v.v.)  trong mọi cuộc cách mạng, cải cách, v.v. đều do bọn lãnh tụ chưa gột rửa được bản chất thú vật để thành người có nhân, có nghĩa, mà đã biến đổi thành một giống vật tham lam, quỷ quyệt và ác độc hơn thú dữ, vô cảm trước khổ đau và chết chóc của con người.

Nỗi khao khát quyền lực và lòng ham muốn được thỏa mãn những đòi hỏi đầy thú tính của lãnh tụ đã khiến cho nhân loại đã phải kinh qua những cảnh loạn ly, tang tóc như thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu đã khiến cho Khổng Tử muốn đưa ra những khuôn mẫu về cách đối xử trong mối tương quan giữa “quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu” còn gọi là “Ngũ luân” bao gồm đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè, và đào tạo môn sinh thành những mẫu người quân tử để giúp vua chăn dân, giữ nước và mang lại hòa bình, thịnh vượng cho muôn dân. Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải “tu thân” để trở thành người có phẩm chất đạo đức: “Quân tử sở tính Nhân nghĩa lễ trí“, để không ngụp lặn trong đời sống của hạng tiểu nhân, hèn mạt, không đạo đức.

Những lý cớ để bài xích Khổng-Mạnh đã chỉ dựa vào câu: Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung (Vua xử tôi chết, tôi không chết, tôi không trung) để cho rằng Nho giáo đã dậy cho con người làm nô lệ cho vua chúa, nên những dân tộc chịu ảnh hưởng của nho giáo không có sức đề kháng để chống lại giai cấp thống trị.

Đó chỉ là những ngộ nhận về đạo lý Khổng-Mạnh, vì sau khi những kinh sách về đạo lý Khổng-Mạnh đã bị Tần Thủy Hoàng tiêu hủy trong chủ trương chôn nho, đốt sách, Đổng Trọng Thư đã giúp Hán Vũ Đế khôi phục lại Nho giáo với mục đích dung hòa giữa Pháp trị và Lễ trị và bớt đi phần Nhân trị để bảo vệ ngai vàng. Chính vì vậy, quan hệ “quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu” trong Nho giáo nguyên thủy đã bị thay đổi thành “tam cương“: “quân thần, phụ tử, phu phụ” và thành mối quan hệ một chiều “trung, hiếu, tiết nghĩa”:

Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu
Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.

Khổng Tử chủ trương người quân tử phải “tu thân” để thành người có phẩm chất đạo đức, thấm nhuần Ngũ thường là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín và Ngũ luân là những giềng mối, quan hệ giữa “quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu“, nhưng là những giềng mối, quan hệ song phương để giữ cho xã hội có tôn ti, trật tự:

1-  Phụ tử hữu Thân (Cha con có tình thân)
2- Quân thần hữu Nghiã (Vua tôi có tình nghĩa)
3- Phu phụ hữu Biệt    (Vợ chồng có sự phân biệt)
4- Trưởng ấu hữu Tự ( (Anh em) lớn nhỏ có thứ tự)
5- Bằng hữu, hữu Tín (Bạn bè có lòng tin).

và lúc nắm quyền hành đạo thì phải cai tri dân bằng tình người (Nhân trị). Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân – Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác“.
Mạnh Tử chủ trương “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” nghĩa là trong nước dân là quan trọng nhất, thứ đến mới là quốc gia (xã tắc), vua là thứ bậc xem nhẹ nhất.

Đạo lý Khổng-Mạnh coi sự lạm quyền, bạo lực hại dân của kẻ ở vị trí lãnh đạo thì cũng như tên vũ phu đê hèn mà thôi, khi nó xúc phạm đến nhân phẩm mình, tác hại quần chúng xã hội, đất nước, thì chẳng ngại gì mà không loại bỏ nó. Theo quan niệm của Mạnh Tử thì “Thị thích vạn thặng chi quân, nhược thích hạt phu – Giết một ông vua có vạn chiến xa thì cũng không khác việc giết một kẻ hèn mạt (xúc phạm, làm nhục mình)

Mạnh tử được hỏi: “Bầy tôi mà giết vua (Trụ Vương) ? Như vậy được không?” Mạnh Tử đáp: “Kẻ làm hại lòng nhân, gọi là tặc; Kẻ làm hại nghĩa gọi là tàn. Kẻ tàn tặc chỉ là một đưá hèn mạt. Ta chỉ nghe nói tru diệt một đứa hèn mạt tên Trụ thôi, chứ không nghe nói giết vua bao giờ“.

Trong những triều đại phong kiến, ngôi vua chỉ được truyền lại cho con chứ không truyền lại cho người tài đức nên đa số vua chúa từ xưa đến nay chỉ toàn là hạng ngưòi hoang dâm, tàn bạo thì cái đạo lý Khổng Mạnh quả là cao vời vợi làm sao mà các ông vua thời đó dám dùng những người tài giỏi như thày trò Khổng Tử, thế nên Khổng Tử và các môn đệ đi chu du khắp nơi để mong mang cái sở học của mình giúp cho các nước trong thời Xuân Thu làm cho quốc thái dân an, mà chẳng ông vua nào dám dùng, phần vì vua chẳng ra gì, phần vì đám nịnh thần dèm pha, nên Khổng Tử đã dành gần cả cuộc đời ông để mở trường dạy học.

Tất cả những gì đã tạo nên phong cách của con người chúng ta ngày hôm nay là kết quả của những kinh nghiệm được sàng lọc và tích lũy từ hàng trăm ngàn năm.

Vậy thì nếu những kinh nghiệm ngày xưa có điều nào không còn thích hợp với cuộc sống hôm nay thì ta thay đổi cho phù hợp với đời sống hôm nay, đâu cần phải vứt bỏ cả một nền đạo lý tốt đẹp được xây dựng từ hơn 2000 năm trước chỉ vì một vài điều không còn thích hợp với ngày hôm nay … và ngay chính Mạnh Tử cũng đã khuyên ta: “Tận tín thư, bất như vô thư.” nghĩa là: “Quá tin vào sách, thà không có sách còn hơn”

Xã hội loài người đã mất cả mấy trăm ngàn năm mà cũng chỉ mới tiến đến đuợc một thế giới còn đầy rẫy bất an và đau khỗ vì loài người vẫn còn bị bọn lãnh tụ lừa gạt, giáo dục để mà tôn thờ chúng, mà đa số lãnh tụ đều là những kẻ đầy tham vọng, gian tham, xảo quyệt và bất nhân. Có được một lãnh tụ có đạo đức, có nhân nghĩa là điều may mắn cho dân tộc đó.

Trong các triều đại quân chủ, con đường công danh để tiến thân là phải đi qua các trường thi (Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình) nên các nho sinh phải tinh thông Tứ thư (Luận Ngữ,  Đại Học, Trung Dung và Mạnh Tử) , Ngũ kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu), là 9 bộ sách chủ yếu của Ngo giáo.  Nếu không được may mắn trúng tuyển để ra làm quan thì cũng trở thành những nho sĩ có một nhân cách cao quý (Nhân – Trí – Dũng) với phương châm sống “Phú quý bất năng dâm, Bần tiện bất năng di, Uy vũ bất năng khuất” (Giàu sang không thể cám dỗ, Nghèo khó không thể chuyển lay, Quyền uy không thể khuất phục.) nên họ thường mở trường dậy học và sống trong cảnh an bần, lạc đạo.

Nho giáo đã bị đào thải trong thời Pháp thuộc, số người thấm nhuần đạo lý Khổng-Mạnh không còn được bao nhiêu, và cũng không ít nhà nho ra hợp tác với Pháp đã bị các nhà nho khác chê bai. dè bỉu:

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông Cử ngẩng đầu rồng.

Đến khi chế độ cộng sản được áp đặt lên miền Bắc thì nho gíáo coi như đã đi vào tuyệt lộ.
Xã hội đồi trụy, đạo đức con người suy thoái vì những kẻ lãnh đạo phi nhân, vô đạo và đểu cáng nên những người sinh sống trong xã hội đó không được giáo dục ( trong  trường học hay trường đời) để trở thành người có phẩm chất tốt. Đó chính là kết quả đào xới, hủy diệt đến tận gốc rễ một nền văn hoá nho giáo của chế độ phi nhân, vô đạo cộng sản. Chế độ cộng sản là một đảo ngược mọi giá trị trong đạo lý Khổng-Mạnh, những giá trị cốt lõi của đạo lý Khổng-Mạnh là Ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) đã được chôn vùi thật kỹ trong cuộc “cải cách ruộng đất” long trời, lở đất, trong cuộc tàn sát  man rợ Tết Mậu Thân và lòng Trung-Hiếu cũng đã được Hồ Chí Minh và Tố Hữu làm gương cho cả nước vất vào sọt rác.

Chế độ phi nhân cộng sản chỉ có thể so sánh với chế độ bạo tàn Tần Thủy Hoàng. Hành động chôn nho, đốt sách của Tần Thủy Hoàng thì cũng như cuộc đàn áp phong trào Nhân văn giai phẩm của chế độ cộng sản và sau khi cưỡng chiếm miền Nam, cộng sản Việt Nam lại tịch thu, đốt sách và đưa các văn nghệ sĩ, quân, dân, cán chính miền Nam vào trại tù cải tạo.

Một nền văn hoá mang nặng ảnh hưởng đạo lý Khổng-Mạnh đã được cạo rửa thật sạch sẽ để thay vào bằng một nền “văn hoá bất nhân và đểu giả”.

Bây giờ mà vẫn còn lập luận cho rằng văn hoá Khổng-Mạnh đã ăn sâu vào xương tủy nên người Việt nam đã mất hết sức đề kháng vì chữ “Trung” trong Tam cương, Ngũ thường thì thử hỏi những chữ Hiếu, Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín nó ở đâu trong xương tủy mà đạo đức Việt Nam bị suy đồi khủng khiếp đến như hôm nay?

Ngay cả khi được có cơ hội tiếp cận với đạo lý Khổng-Mạnh thì cũng không phải ai cũng có đủ tư chất lĩnh hội được những điều hay lẽ phải để thành người có phẩm chất tốt, huống chi là khi cơ hội và phương tiện đều không còn nữa.

Tổng thống Ngô Đình Diệm là người theo Tây học nhưng đã có một nền giáo dục gia đình rất nặng ảnh hưởng Nho giáo và đã từng làm nhiều chức quan trong triều đại vua nhà Nguyễn.

Năm 1933, ông được bổ nhiệm làm Thượng thư Bộ Lại dưới triều vua Bảo Đại và là vị thượng thư trẻ tuổi nhất trong triều Nguyễn lúc bấy giờ. Dầu vậy khi ông đụng phải sự ngoan cố của nhà cầm quyền thực dân,  ông cũng “rũ áo từ quan”, dứt khoát rời bỏ chức quyền không luyến tiếc.

Khi đất nước sắp sửa bị chia đôi, vua Bảo Đại lại khẩn thiết yêu cầu ông ra lãnh đạo đất nước, mặc dù ông không thiết tha với viêc tham chính vì ông vẫn chỉ muốn đi tu, ông đã nhận lời uỷ thác của vua Bảo Đại và thề trước chân dung Chúa là sẽ giữ vững đất nước và bảo vệ nó để chống lại bọn cộng sản.

Chỉ trong một thời gian rất ngắn sau khi chấp chính, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã xây dựng lên một nền Đệ Nhất Cộng Hoà với một cơ chế chính quyền trung ương vững mạnh, huy động mọi tiềm năng quốc gia vào công cuộc phát triển kinh tế, canh tân xã hội và kiến tạo một đất nước dân chủ tiến bộ trong ổn định và thanh bình, biến một quân đội lệ thuộc ngoại bang  thành một quân đội hùng mạnh có tổ chức qui củ, có kỷ luật, với một tinh thần chiến đấu rất anh dũng và đặt nền móng xây dựng một nền giáo dục vẫn còn chuyên chở đạo lý Khổng-Mạnh vào xã hội qua những môn học về những tấm gương sáng ngời của kẻ sĩ trong lịch sử.

Khi người Mỹ ngỏ ý muốn đưa quân vào tham chiến tại Việt Nam, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã nhiều lần cương quyết khước từ vì biết rằng sự hiện diện của quân đội ngoại bang sẽ làm mất chính nghĩa và dẫn đến mất chủ quyền quốc gia. Nhưng chẳng may cho ông, và chẳng may cho nền dân chủ còn phôi thai Việt Nam Cộng Hoà, đám tướng lãnh bất trung, bất nghĩa đã vâng lời Henry Cabot Lodge, dưới sự chỉ đạo của tên điệp viên
Lucien Emile Conein để làm cuộc đảo chánh Tổng thống Ngô Đình Diệm. Vào giờ phút quyết liệt cuối cùng đó Tổng thống Ngô Đình Diệm vẫn khước từ lời đề nghị của Lodge bảo đảm an toàn sinh mạng cho ông nếu ông chấp nhận sống lưu vong, bởi vì ông đâu thể tham sinh úy tử mà coi thường lời thề giữ nước chống lại sự xâm lăng của cộng sản.  Đám  tướng lãnh phản phúc, bất trung, bất nghĩa đã ra tay giết cả 3 anh em nhà ông và chia nhau túi bạc tương đương với 40 ngàn đô la mà Conein mang đến. Thật là một lũ bất nhân.  Không phải là điều bất ngờ khi mà tất cả đám tướng lãnh bất trung, phản phúc đều đã được thực dân Pháp đào tạo, thì nửa chữ thánh hiền cũng chưa có được nói gì đến câu Trung-Nghĩa. Sau khi giết ông, đám tướng lãnh bất trung, phản phúc và bọn cộng sản đã bới lông tìm vết, dựng nên biết bao chuyện hoang đường nhằm bôi nhọ thanh danh ông, nhưng chúng không thể nào bôi nhọ được sự liêm khiết của ông trong suốt 9 năm cầm quyền. Sau này có nhiều người chê trách ông sao dại thế, Mỹ nó đã muốn vào thì để cho nó vào, chống làm gì để phải chết oan uổng. Lý luận như vậy là lấy cái khôn của kẻ tiểu nhân mà sánh với cái dại của người quân tử.

Sau khi lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, đám tướng lãnh bất trung, phản phúc đã tranh nhau xâu xé quyền lực và bổng lộc làm cho tình hình của miền Nam trở nên tồi tệ hơn rất nhiều đã khiến cho TT Lyndon B. Johnson phải bộc lộ sự tức giận về cái quyết định sai lầm của TT John F. Kennedy và gọi đám tướng lãnh bất trung, phản phúc lá “một bọn ác ôn côn đồ, đáng nguyền rủa” (a goddamn bunch of thugs). Sau 10 năm sai lầm thì đám tướng lãnh bất trung, phản phúc lại được tên điếm chính trị Henry Kissinger tặng cho một quả lừa lịch sử là Hiệp Đình Paris năm 1973. Số phận hẩm hiu của miền Nam Việt Nam coi như đã được định đoạt từ đó rồi.

Sự chiến thắng của đoàn quân bất nhân, man rợ cộng sản năm 1975 đã reo rắc không biết bao nhiêu tang tóc, chia lìa, đau khổ và mất mát cho người miền Nam qua những hành vi cướp của, giết người rất tinh vi và gian xảo như đưa tất cả quân-dân-cán chính của Việt Nam Cộng Hoà vào tù cải tạo, đẩy vợ con họ ra vùng kinh tế mới, tich thu, chiếm đoạt tài sản của người miền Nam qua các cuộc đánh tư bản, mại sản và đổi tiền khiến cho hàng triệu người Việt Nam phải liều chết bỏ nước ra đi, tạo thành một cuộc vượt biên lớn nhất trong lịch sử loài người, cho dù một nửa số người ra đi đã phải vùi thây trong biển cả.

Nếu ngày 30 tháng 4 là ngày đau buồn của người dân miền Nam, ngày đánh dấu sự thất thủ một tiền đồn chống cộng của quân đội Việt Nam Cộng Hoà, và bắt đầu sự thống trị của cộng sản trên cả nước Việt Nam, thì trong ngày 30 tháng 4 lịch sử Việt Nam cũng viết lên những nét son vô cùng đẹp đẽ là từ cổ chí kim chưa từng có một quân đội nào mà có đến 5 vị tướng và mấy chục sỉ quan các cấp tuẫn tiết trong ngày thất thủ. Không phải là điều ngẫu nhiên mà cả 5 vị tướng và mấy chục sỉ quan các cấp của quân lực VNCH tuẫn tiết trong ngày thất thủ cũng như Thiếu tá Ngụy Văn Thà đều là những người đã được tôi luyện trong những mái trường còn mang nặng ảnh hưởng đạo lý Khổng-Mạnh.

Nhưng cho dù những người quân tử như Tổng thống Ngô Đình Diệm, các Tướng Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam,  Lê Văn Hưng,  Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ và các sĩ quan các cấp khác cũng như Thiếu tá Ngụy Văn Thà có bị bức tử để bảo toàn tấm lòng trung trinh ái quốc, vị quốc vong thân thì họ vẫn còn sống mãi trong sự tiếc thương của cả dân tộc, còn những hạng tiểu nhân như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, v.v  thì đã chết trong sự nguyền rủa ngay khi chúng còn đang sống.

Có kẻ nào cũng đã khắc lên mộ bia của vua Lê Chiêu Thống hai câu thơ:

Bác rước quân Thanh giày mả tổ
Tôi dâng Tàu khựa ải Nam Quan.

Thật là một dân tộc bất hạnh !

(Tháng 04 năm 2013)
© Bạch Tường Nguyên

© Đàn Chim Việt

Bản tính con người được trình bày kỹ hơn trong bài “Dân tộc nào, định mạng đó” của cùng tác giả.

14 Phản hồi cho “Nho giáo và những ngộ nhận về Khổng Tử”

  1. NGÀN KHƠI says:

    TU TỬ NÓI ĐÚNG

    Ai đã từng đọc qua hay đọc kỹ Tứ Thư, Ngũ Kinh Nho Giáo đều không hề thấy những câu này. Những câu đó chỉ là do đám lôm côm lạm dụng và lợi dụng học thuyết Khổng Mạnh nhằm phục vụ cho tư tưởng và chế độ phong kiến ngày xưa thôi. Điều này cũng khiến nhiều người hiểu biết chưa sâu sắc và hời hợt lẫn lộn giữa Nho giáo chính thống và Tống Nho cũng như nhầm lẫn Tống Nho là côt lõi của đạo Nho !

    MÂY NGÀN

  2. Tu Tử says:

    “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.
    Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu
    Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”

    Xin các cụ làm ơn chỉ cho Tu Tử biết mấy câu trên nằm ở chương nào, thiên nào, sách nào trong Tứ Thư và Ngũ Kinh vậy ? Tu Tử đọc nát hết mấy cuốn đó mà không hề thấy.

  3. Dao Cong Khai says:

    Bài này thì hay. Nho giáo do Tàu đem qua dạy cho VN để đào tạo những người phục vụ cho chế độ cai trị của Tàu, nhưng nó đã thấm nhuần vào dân Việt để tạo nên ý thức quốc gia dân tộc và khái niệm lập quốc đầu tiên của người VN. Dĩ nhiên, trước khi bị người Tàu cai trị thì dân Việt chỉ là những bộ lạc, giống như đồng bào thượng hiện nay. Nghĩa là còn ăn lông ở lỗ, chưa có chữ viết. Văn hoá Tàu và Nho Giáo đã đến cùng với chế độ cai trị của Tàu để khai hoá dân VN khỏi những tăm tối thiên thu đó. Nó đã giúp người VN ý thực được trật tự xã hội, kính trên nhường dưới và nhất là đoàn kết để có một tập thể vững mạnh: quốc gia.

    Đồng ý là văn hoá của Tàu có một mức độ tiến bộ đối với nhân loại. Nhưng vấn đề cần phê phán với những người ca tụng nho giáo là họ muốn dừng lại ở đó, đặc biệt họ đòi hỏi cả xã hội phải dừng lại ở đó, ở thời điểm con người trung hoa cách đây hơn 1000 năm. Họ coi đó là cao điểm cao nhất của con người. Nho giáo được hiểu theo nghĩa ứng dụng của nó ngoài xã hội (tôi không đặt vấn đề bài xích nho giáo chính gốc, bởi vì nếu nó tốt mà không được ứng dụng thì cũng như không có) và lịch sử, còn cá nhân Khổng Tử ra sao thì đó là chuyện khác. Mạnh Tử và Tuân Tử thì tiến bộ hơn rõ ràng.

    Thời Tự Đức, Nguyễn Trường Tộ đã điều trần việc thay đổi cho xã hội VN nhưng vì sao các nhà nho đều chống đối? Ông ta cũng chỉ muốn đem những hay mới của Tây phương vào thay đổi xã hội VN, chứ không muốn loại bỏ những cái tốt cũ của nho giáo, thế nhưng triều đình VN từ chối. Ngày nay ai cũng thấy con đường của Nguyễn Trường Tộ là đúng đắn. Nhưng về luân lý cũ, liệu nó có đủ và còn đúng cho con người có thể thăng tiến trong thời đại này không? Có những cái không còn đúng vì nó chỉ hợp thời vào lúc người VN cần có ý thức lập quốc; nhưng để xây dựng xã hội thì không thể xây dựng theo tôn ti trật tự cũ đó được nữa. Những luân lý trọng văn chương, chê thương mại, trọng già, khinh trẻ, trọng nam, khinh nữ, trọng cổ, khinh kim… tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, không còn hợp thời với xã hội hoà bình và bình đẳng hôm nay nữa.

    Nếu nói bình thiên hạ là đúng thì người Tàu theo nho giáo họ có quyền chiếm hết VN và khắp thế giới để bình thiên hạ.

  4. Hiep Ton says:

    Tôi thích câu này của bài viết: “Bác rước quân Thanh giày mả tổ
    Tôi dâng Tàu khựa ải Nam Quan.”

  5. Minh Đức says:

    Chế độ Ngô Đình Diệm là chế độ độc tài. Sau này khi nền Đệ Nhị Cộng Hòa được thành lập, nhiều người chỉ lo sao cho chế độ miền Nam được tự do, dân chủ hơn và theo đúng nguyên tắc pháp trị hơn mà không còn luyến tiếc chế độ Ngô Đình Diệm và không muốn có một chính quyền như chính quyền Ngô Đình Diệm nữa.

    • maison says:

      –Trả lời Minh Đức–

      “Từ buổi đầu đến khi sụp đổ, ở Miền Nam không ngớt có những kêu ca vì tự do, đòi hỏi thêm về tự do; tuy nhiên có lẽ cái tự do giới hạn mà nó đã hưởng cũng có một phần đóng góp vào cảnh hỗn loạn lúc bấy giờ. Phần còn lại là do sự bất lực của nhà cầm quyền, tham vọng vô trách nhiệm của giới chính trị, sự nông nổi của quần chúng, các sai lầm của đồng minh Hoa Kỳ, và phần quan trọng nhất dĩ nhiên là do những hoạt động giảo quyệt, tài tình và tàn bạo của cộng sản.

      Hai giai đoạn

      Từ 1954 đến 1975, tùy theo cách nhìn, đã có nhiều cách chia giai đoạn khác nhau.
      Tôi chỉ xin giản đơn phân thời kỳ này ra làm hai giai đoạn:

      - Giai đoạn 1954-63, tương ứng với một tình hình chính trị ổn định, kinh tế phát đạt, quân sự vững vàng, với một tinh thần dân chúng phấn khởi lúc ban đầu.

      - Giai đoạn 1963-75, tương ứng với một tình hình chính trị hỗn loạn, xã hội sa đọa, kinh tế suy sụp, an ninh bất ổn, với một tinh thần dân chúng dần dần trở nên thất vọng, chán nản, hoang mang.

      Đại khái tình hình văn học phản ánh khá trung thành tình hình chung của mỗi giai đoạn.”

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan – Võ Phiến

      http://www.vietnamvanhien.net/vanhocmiennamtongquan.pdf

    • maison says:

      –Trả lời Minh Đức–

      B. Nhạc mới tại miền Nam

      Song song với sự phát triển nhạc tại miền Bắc, luồng sóng người Bắc di cư vào miền Nam
      sau hiệp định Genève đã mang theo rất nhiều nhạc sĩ , và văn nghệ sĩ. Trong một chiều
      hướng tự do, các nhạc sĩ đã cùng nhau thi đua sáng tác qua những khuynh hướng và chủ
      đề mà tôi tạm chia thành bốn giai đoạn:

      1. Nhạc tình tự dân tộc (1954-63)
      2. Nhạc tình cảm lãng mạn (1963-1975)
      3. Nhạc phản chiến xuống đường (1966-1975)
      4. Du ca và nhạc trẻ (1968-1975)

      1.Nhạc tình tự dân tộc (1954-1963)
      Trong giai đoạn đầu này, miền Nam trở thành đệ nhất cộng hòa dươí thời cố tổng thống Ngô Ðình Diệm. Những bài hát bộc lộ, thể hiện hình ảnh dân tộc, đất nước, cũng như đơì lính chiến được dùng làm đề tài để sáng tác. “Con đường cái quan” (Phạm Duy), “Mẹ Việt Nam”, và “Tâm Ca” của Phạm Duy là những thiên trường ca nói lên cái đẹp của quê hương. Nhiều nhạc sĩ khác đã đóng góp rất nhiều như Lam Phương với “Khúc Ca Ngày Mùa”, “Chiều Hành Quân”, như Lê Trọng Nguyễn với “Nắng Chiều”, như Lê Trạch Lựu với “Em Tôi”, như Trần Văn Trạch với “Chiến Xa Việt Nam”, “Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia”, “Chiếc Xe Lửa Mùng Năm”, như Nguyễn Văn Ðông với “Chiều Mưa Biên Giới”, “Mấy Dặm Sơn Khê”, như Huỳnh Anh với “Mưa Rừng”, như Hoàng Thi Thơ với “Gạo Trắng Trăng Thanh”, “Tìm Anh”, như Trịnh Hưng với « Lối Về Xóm Nhỏ », « Tôi Yêu ».

      Lịch sử tân nhạc Việt Nam
      Trần Quang Hải (Paris, Pháp)

    • maison says:

      “Sau tháng 11-1963 các tướng lãnh liên tiếp đảo chính, phản đảo chính, chỉnh lý v.v…, các chính phủ kế tiếp nhau sụp đổ, các lực lượng tôn giáo, sinh viên chống đối nổi dậy liên miên trong thành phố. Hỗn loạn như thế, tất nhiên đời sống xã hội phải đảo điên: lạm phát mạnh, vật giá tăng cao vùn vụt, tham nhũng hoành hành, gian thương đầu cơ tích trữ, dân quê trốn bất an tràn về thành thị, nghèo đói khổ sở v.v… Chính quyền ta lúng túng loay hoay. Cộng sản thừa cơ đẩy mạnh các hoạt động đặc công và phá rối trong thành phố, tấn công lớn ở nông thôn, xua quân ào ạt từ Miền Bắc vào.”

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan – Võ Phiến

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Có Ngô đình Diệm, người dân VN lần đầu tiên mới biết thế nào là tự do, no ấm. Tự do, tuy chưa được hoàn hảo trăm phần, nhưng no ấm dưới thời Ngô đình Diệm, là điều không thể lẹo lưỡi theo Cộng láo và lũ điếm mà chối bỏ được.

      Ngô đình Diệm hấp thụ văn hoá Khổng Mạnh, lấy cái đức quân tử dùng người, thoạt đầu ổn định được một miền Nam an vui, thịnh vượng, văn hoá nhân bản, giáo dục lên đời. Cộng láo và lũ điếm tự cho rằng chúng mới chính là có công lớn với tổ quốc, Ngô đình Diệm tự nhiên…nhảy vô dành ăn, lên ngôi…

      Đương nhiên là…tức! Biết bao xương máu của đồng chí đã vì nước, Ngô đình Diệm ở đâu không biết, nhào vô ăn cổ đã…dọn sẳn…

      Cho nên, Cộng ra sức phá, điếm ra sức…chọt.

      Kể xấu chính phủ Ngô đình Diệm đứng đầu đủ điều, đủ cách, đủ mọi lẽ chụp mũ thô bỉ.

      Diệm độc tài. Diệm gia đình trị, thậm chí Diệm…lùn mã tử, Diệm ngủ với em dâu…vân vân và vân vân…

      Đầu óc đơn giản của lũ điếm chính trị nhận định công cuộc ổn định miền Nam, chống cs xâm nhập luồn lách phá hoại, thu thập thập nhị sứ quân, mang no ấm cho dân gian, nâng giáo dục đào tạo nhân tài lên hàng đầu, từ chối không cho ngoại bang nhúng tay trực tiếp can thiệp vào đất nước…vân vân…

      Là các câu chuyện dể như…ăn cơm sường, lũ điếm chỉ cần…khẩy móng tay, là đâu sẽ vào đấy. Diệm chận ngách, khống cho chúng nhào vô ăn có, thì là chuyện…độc tài…

      Mắc cười quá.

      Sau đó, bởi có cái câu kết án Diệm…độc tài của lủ điếm, mà Diệm bị Mỹ giết, toàn miền Nam tự do…lọt vào tay cộng sản.

      Thương ôi!

      38 năm dài, toàn dân bị…láo…

    • maison says:

      “Tôi tiếc cho nền Đệ nhất Cộng hòa với ông TT Ngô đình Diệm. Dù chưa hoàn hảo (mà cái gì ở đời này hoàn hảo?) nhưng chế độ ấy, con người lãnh đạo ấy trong 9 năm, đã mang lại cơm no áo ấm, tự do dân chủ tiến bộ đồng đều, bớt rất nhiều bất công xã hội mà từ ngày Pháp thực dân vào cai trị VN cho đến nay (2012), chưa có chế độ và vị lãnh đạo nào so sánh được với đệ nhất Cộng Hòa miền Nam. Công bình mà xét thì đúng là như thế. Xin biết rằng tôi không có ân nghĩa gì với nhà Ngô, khi ông TT Ngô bị tàn sát, tôi mới ra trường Thủ Đức được 1 năm, cấp bậc Chuẩn Úy, nhưng tôi tiên đoán ngay bữa đó rằng, giết cụ Diệm thì miền Nam sẽ mất về tay CS không sớm thì muộn và mọi sự đã diễn ra như tiên đoán.

      Trước khi mất miền Nam, tôi có làm một cuộc khảo sát (survey) định khi có dịp thì làm một Luận án Cao học Xã hội tại Đại học Văn khoa Sàigòn, nơi tôi đậu Cử nhân năm 1965.

      Khảo sát gần 300 người gồm đủ mọi thành phần, đúc kết lại thì 96% người được hỏi đã rất hài lòng với chế độ của TT Ngô đình Diệm vì Dân chủ, tự do, công bằng xã hội và trật tự xã hội và điều quan thiết là họ có đời sống đủ ăn đủ mặc, con cái được học hành lên cao, ngay cả ở nông thôn. Tiếc rằng tư liệu về cuộc khảo sát này, khi tôi trốn thoát khỏi Sàigòn trưa ngày 30-4-1975 (sau khi Dương văn Minh đầu hàng CS) đã bị vợ con tôi, vì quá sợ hãi bởi những lời hù dọa của cán ngố CS, đem đốt hết cùng với hàng trăm quyển sách quí của tôi, sách các tác giả khác hay do tôi trứ tác, trong tủ sách gia đình mà tôi quí trọng hơn bất cứ bảo vật nào.”

      Về Đệ Nhất Cộng Hòa

      Thứ Sáu, 29 tháng Ba năm 2013 06:09
      Tác Giả: GS Bút Xuân Trần Đình Ngọc

  6. ĐẠI NGÀN says:

    CÁI CỐT LÕI CỦA ĐẠO NHO

    Đạo Nho là đạo của Khổng Mạnh (Khổng tử và Mạnh tử). Mạnh tử không phải học trò trực tiếp của Khổng tử mà sống sau Khổng tử hàng trăm năm. Ấy thế mà Mạnh tử vẫn coi Khổng tử như bậc thầy vĩ đại nhất của mình. Chỉ nói điều ấy thôi cũng thấy giá trị thật sự của Khổng tử to tát như thế nào rồi. Đạo Khổng Mạnh cơ bản là học thuyết khổng tử được kết hợp hay bổ sung vào bằng học thuyết Mạnh tử.
    Cơ yếu của lý thuyết Khổng Mạnh là đạo làm người và nghĩa vụ xã hội. Đạo làm người tức là đạo Nhân. Tức là nhân ái, coi trọng, thương yêu con người. Ý nghĩa nhân bản lớn lao của Khổng Mạnh chính là như thế. Cái thể của đạo khổng Mạnh là Tam Tài (Thiên, Địa, Nhân), tức Trời Đất Người hòa hợp nhau. Trời là cõi vô hình, thiêng liêng. Địa là môi trường tự nhiên và xã hội. Nhân là ý nghĩa, giá trị và mục đích làm người. Bởi thế đạo Nho có hình nhi thượng và hình nhi hạ. Hình nhi thượng là mặt triết lý, mặt siêu hình học, mà nền tảng là triết lý nhân văn. Đạo Nho hay đạo Khổng Mạnh do đó đặt nền móng trên ý thức duy tâm, hữu thần (tin ở Trời đất) nhưng lại chủ trương quan điểm xã hội thực tiển. Bởi vậy cái dụng của đạo Nho là luân thường đạo lý làm người. Đó là mối quan hệ thiết yếu và thiết thực giữa người và người trong xã hội. Quan niệm tam cương ngũ thường chỉ là quan niệm mang tính chất thực tiển trong xã hội phong kiến khi xưa, không phải ý nghĩa cao nhất hay tiêu biểu nhất của đạo Nho. Tiêu biểu đáng nói nhất trong đạo Nho chính là đặt nặng hay đề cao ý nghĩa chân thiện mỹ trong cuộc sống mà điều đó không ngoài năm giá trị chuẩn mực nhất là : “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Nhân là lòng thương người. Lễ là yêu cầu đối xử với nhau nền nếp trong xã hội loài người. Nghĩa là đạo đức tình cảm trong tương quan giữa nhau của con người. Trí là ý thức hiểu biết, sáng suốt, hiệu quả. Tín là sự tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau giữa mọi người. Quả đó là năm đức tính chu toàn nhất mà bất kỳ xã hội nhân văn, đạo đức đúng đắn nào đều cũng cần phải có. Như thế đạo Nho luôn luôn bất tử và tiến bộ cũng là vì đó. Trái lại các quan điểm phong kiến như “quân, sư, phụ” hay “vua tôi, cha con, chồng vợ” hoặc cũng gọi là tam cương tức ba giềng mối lớn chi phối con người thực sự do người sau đưa vào, nhất là yêu cầu của Tống Nho, không phải ý nghĩa nguyên thủy quan trọng ngay từ đầu của Nho giáo. Nói chung lại, đạo Nho là đạo nhân bản, mang tính nhân văn và thực tiển lớn, thế thôi.
    Người nào muốn hiểu sâu đạo Nho thì chí ít phải tự mình đọc vào Tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử), đặc biệt đọc thêm hai trong số năm kinh là Kinh Thư, Kinh Dịch. Sách Mạnh tử và Kinh Thư là chủ về chính trị, xã hội. Sách Luận ngữ chủ về luân lý đạo đức, sách Trung dung, Đại học, Kinh Dịch chủ về triết học, tư tưởng. Đấy cái hồn sâu xa nhất của Khổng Mạnh chính là ở đó.
    Bởi vậy, nếu ngày nay những cá nhân, xã hội hay nhà nước độc tài nào đó muốn củng cố cho mình lại mang tam cương của phong kiến xưa kia ra và nhân danh đạo Nho để đề cao giềng mối “quân thần” theo kiểu lỗi thời thực chất chỉ là lợi dụng Khổng học theo kiểu tầm thường, sai trái mà thực chất không là gì hết. Đành rằng mối quan hệ gia đình và xã hội là mối quan hệ muôn thuở của nhân loại, nhưng ý nghĩa quân sư phụ phong kiến không phải ngày nay vì thế mà được dựng dậy một cách giả tạo, kệch cỡm. Quan niệm thầy dạy ngày nay không thể giống như kiểu thầy đồ ngày xưa nữa. Quân ngày nay phải hiểu là toàn dân, toàn xã hội mà không thể hiểu là thế lực hay cá nhân cầm quyền. Quan điểm dân chủ khoa học và tiến bộ ngày nay hoàn toàn thay thế cho quan điểm quân chủ phong kiến lạc hậu, lỗi thời ngày xưa chính là như thế. Mọi kiểu lập lờ đánh lận con đen, dựng hình nộm Khổng tử dậy để nhằm phục vụ cho quan điểm “tôn quân” theo hướng mới là hoàn toàn giả tạo, sai trái chính là như vậy.
    Cho nên nói đến đạo Khổng Mạnh hay Nho giáo, bất kỳ thời nào cũng có ba điều đáng như nhất. Đó là thuyết Chính danh của Khổng tử, quan điểm Dân chủ, tự do, tiến bộ của Mạnh tử (giết một tên hôn quân bạo chúa chỉ là giết một tên giặc Trụ), nhất là tư tưởng tự do, phóng khoáng trong tư duy, hiểu biết đã từng được Mạnh tử nêu lên sáng ngời nhất cách đây trên sáu bảy ngàn năm “Tận tín thư tất như vô thư” (Đọc sách mà hoàn toàn tin vào sách thì thà đừng đọc sách) hoàn toàn trái lại với ý thức nô lệ, cuồng tín mà chính xã hội con người ngày nay vẫn còn có. Cuối cùng, những người như Khổng tử, Mạnh tử, tuy rằng phát sinh từ Trung Hoa, nhưng họ đã là những nhà tư tưởng và hiền triết lớn của nhân loại, cho nên thực chất họ đã là người của nhân loại mà không còn thuần túy là người của nơi họ được sinh ra nữa. Chúng ta tôn trọng họ là tôn trọng giá trị bất tử chung của toàn nhân loại chính là lẽ đó.

    Võ Hưng Thanh
    (30/4/2013)

    • toiday says:

      Bác Đại Ngàn viết hay quá, rất thấu đáo, có điều bác hơi nhầm chút khi nói Mạnh Tử nêu tư tưởng sáng ngừoi cáhc đây 6, 7 ngand năm thì e ko đúng vì Khổng tử sinh khoảng 540 trước công nguyên, nghĩa là cách nay khoảng 2500 năm, Mạnh Tử sau Khổng Tử hơn 100 nƯm như bác nói….
      Không biết có hiểu đúng ý bác không? Nếu có sai sót, mong bác lượng thứcho kẻ tiểu sinh Hà Nội này.

      • NON NGÀN says:

        CÁM ƠN

        Cám ơn bạn Toiday nói đúng. Khổng Tử (chữ Hán: 孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子; sinh ngày 27 tháng 8 âm, 551 – mất ngày 11 tháng 4 năm 479 TCN) là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa. Mạnh Tử (孟子 sinh và mất năm 372–289 trước công nguyên; cũng có một số tài liệu ghi là 385–303 hoặc 302 TCN), là nhà triết học lớn Trung Quốc, và cũng là người tiếp nối Khổng Tử [Theo Wikipedia mở]. Giai đoạn này cũng là thời kỳ vàng son của tư tưởng nhân loại nói chung ở nhiều nơi khác, trong đó có Hy lạp, Ấn độ, và cụ thể ở đây là Trung Hoa. Như vậy chính xác cách chúng ta ngày nay khoảng 26 thế kỷ. Rất hoan nghênh bạn và xin lỗi về sự sai sót vô ý đáng lẽ không nên có.

        MÂY NGÀN

    • danluan13 says:

      Quân ngày nay phải hiểu là toàn dân, toàn xã hội mà không thể hiểu là thế lực hay cá nhân cầm quyền. Quan điểm dân chủ khoa học và tiến bộ ngày nay hoàn toàn thay thế cho quan điểm quân chủ phong kiến lạc hậu, lỗi thời ngày xưa chính là như thế.

      Đồng ý với nhận định của bác Võ Hưng Thanh.
      Chừng nào người dân Việt (đa số) thoát khỏi tư tưởng lỗi thời này thì mới hiểu tự do dân chủ và nhân quyền là gì. Nếu không sẽ vẫn còn bị cộng sản đè đầu cưỡi cổ dài dài.

      kbc

Leave a Reply to NGÀN KHƠI