WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [10]

Tiếp theo các phần: IIIIII, IVVVIVIIVIII và IX

 

nbg

Sau giờ hành chính, điểm tù. Là thời điểm nhộn nhạo nhất, lúc này quản giáo chính và quản giáo phụ đang bàn giao công việc. Đây là giờ đáng sợ nhất của các ”nhân dân” đã làm trách nhiệm, trật tự phật ý. Hai tên trật tự lớn vì được ăn đầy đủ, tập thể dục hàng ngày sẽ đến gần tên ”nhân dân” gầy gò , ốm yếu vì đói ăn, thiếu vận động. Những tên trật tự đi xung quanh như những con hổ vờn mồi, không khí trong phòng ngưng đọng lại. Bất ngờ một tên trách nhiệm tung cái khăn vắt trên vai vào cổ ”nhân dân” thít chặt lấy và đè xuống. Tên còn lại giơ gót chận thật cao và dận xuống sườn, hông, ngực ”nhân dân”. Tên đánh rất tài tình, nó nhằm chính xác nện cú nào ra cú đó vào chỗ hiểm. Đánh thế cốt còn cho người khác nhìn thấy mà sợ lại không để lại vết tích. Tên thít cổ còn tài tình hơn, cái khăn thít cổ người ” nhân dân” lúc được nới ra cho thở được vài hơi rồi lại thít lại, nhả ra rất nhịp nhàng. Người bị đánh chỉ kịp hít lấy hơi thở chứ không kịp kêu, vì chớm định kêu cứu chiếc khăn đã thít lại rồi.

Hôm sau đến giờ mở cửa mang cơm vào, tên ”nhân dân” bị đánh xô ra báo cáo cán bộ việc mình bị đánh. Cán bộ sẽ hỏi đánh chỗ nào, có dấu tích không. Tên ”nhân dân” vén áo lên chỉ vào sườn, ngực nhưng không có vết bầm nào cả. Quản giáo hỏi ai đánh, tên” nhân dân” chỉ vào bọn ” trật tự”. Quản giáo hỏi ” trật tự” đúng mày đánh nó không. Bọn ” trật tự ” lắc đầu. Quản giáo hỏi các phạm nhân khác có đúng là xảy ra đánh người không. Các phạm nhân khác người cúi đầu không nói, người thì đồng thanh bảo không có. Quản giáo phán.

- Không có vết tích gì, không ai nhận đánh mày, không ai làm chứng. Chỉ có mỗi mày là kêu, lúc kêu ở phòng này, cho sang phòng khác cũng kêu. Mày có chấp hành được nội quy không hay muốn tao cho đi cùm. Vào đây phải biết điều, đừng có mà vớ vẩn.

Trong nhà tù được một tháng hai lần ăn thịt, mỗi miếng thịt to gần bằng bao thuốc lá, nhưng toàn là mỡ với bì. Từ nhà bếp đưa lên thịt chỉ may lắm có miếng dính tí nạc. Miếng thịt mỡ đó đưa vào phòng, ”các anh” đun qua một lần, miệng thịt ra mỡ nước tóp đi phân nửa. Sau đó ”các anh” chia cho đầu người trong buồng ”nhân dân” còn được mỗi mẩu bì. Mỡ nước đun ra từ thịt các anh để dành để xào rau, tráng trứng ở bữa ăn của các anh. Nhưng phải nói thịt mỡ hay bì tốt cho ”nhân dân” hơn thịt nạc. Vì ‘nhân dân” toàn ăn cơm không với muối, chất rau, hoa quả không có nên hay bị bệnh táo bón. Nửa tháng một lần đến ngày trại phát thịt, ăn được miếng thịt mỡ hay miếng bì giúp bộ phận tiêu hóa trơn tru hơn.

Đến ngày Tết thì ”nhân dân” được ăn thịt khá gần với tiêu chuẩn. Vì bọn bếp, trách nhiệm gia đình gửi quà vào nhiều món ngon ăn không hết. Lấy thêm thịt trại phần tù cũng không để làm gì, nên chúng đại xá cho ”nhân dân” được hưởng xấp xỉ 7 phần 10 tiêu chuẩn trại cấp. Cá biệt có bọn ”trách nhiệm” quá tàn bạo , chúng đổ thịt đi với lý do, ở đây cho ăn, cho uống và cho sống là quyền các anh. Chúng nói.

- Không phải trại cho mày là mày được hưởng. Chúng mày phải ăn miếng thịt trại phải biết ơn các anh đã cho chúng mày ăn, mà biết ơn thì phải tỏ bằng hành động với các anh. Còn không thì để đảm bảo an toàn vệ sinh phòng. Thịt này chúng mày chưa đến ”tuổi ” ăn. Phải để dành ăn dần, không ăn nhiều một lần là bội thực. Đây các anh cất đi hộ chúng mày, các anh không lấy, cả năm có một lần Tết trại cho chúng mày thế nào thì hưởng thế.

Thịt cất hai ngày là thiu bốc mùi, ”các anh” đưa ra cho ăn, hoặc” các anh ”đổ đi để đảm bảo sức khỏe cho ”nhân dân”.

Cuộc sống trong trại tạm giam đối với tù nhân thường chỉ vài tháng đến một hai năm, trại tạm giam là nơi chờ xử án. Khi có án tù xong, phạm nhân được chuyển đi các trại cải tạo. Xuống trại cải tạo phải lao động, đó mới là nơi sống dài nhất của phạm nhân trong thời ở tù. Ở trại tạm giam phạm nhân chỉ ngồi trong buồng giam. Nhưng xuống trại cải tạo họ phải vác than, gạch , đá…lao động thô sơ bằng sức người. Có những phạm nhân án không dài thì lo lót ở lại trại tạm giam làm vệ sinh, bếp hoặc ở trong buồng làm trách nhiệm, trật tự.

Khi có lệnh chuyển đến trại cải tạo, phạm nhân tâm trạng khác nhau. Kẻ khổ quá thì an ủi thôi thì xuống trại cải tạo có khi đỡ hơn ở đây. Ra ngoài lao động còn nhặt nhạnh được cọng rau, con nhái, cá liu riu cải thiện. Kẻ đang bon chen, lo lót mới được cuộc sống tươm tất khi chuyển đi lại buồn bã nghĩ cảnh phải tạo dựng lại từ đầu. Muốn ở lại trại tạm giam làm bếp, vệ sinh mất khá nhiều tiền đặt một cục to đầu tiên, hàng tháng lại phải thêm khoản nhỏ nữa.

Tôi làm vệ sinh, cơm canh cho cả buồng 6 – 8, một chiều quản giáo bảo tôi đi lên phòng ông đội trưởng quản giáo gọi tắt là Ban Đội. Tôi lên đến nơi đứng ở cửa phòng cất tiếng chào. Ông Ban Đội gọi vào bảo ngồi ghế, cho hút thuốc lá Malboro đỏ, uống trà. Ông hỏi han gia cảnh, phạm tội rồi bảo từ giờ chia cơm canh xong ở buồng, lên đây giặt quần áo, lau dọn, đánh ấm chén ở buồng ông ấy. Phục vụ Ban Đội thường là tù có rất nhiều tiền, hay gia đình quen biết thế lực. Nhưng tôi được lựa chọn không phải do những điều thông thường ấy. Ông Ban Đội dường như đã quan sát tôi làm việc bên ngoài phòng 6-8 vài lần, hỏi lý lịch quản giáo và chỉ đich danh tôi lên. Ông Ban Đội đang phấn đấu lên Ban Giám Thị cho nên ông không ăn tiền lặt vặt. Lúc phục vụ nhiều ông, thỉnh thoảng ông có nhiều trà thuốc lại bảo tôi cầm lấy về mà dùng. Ông oai nghiêm đến quản giáo cũng khiếp , các loại tù trách nhiệm, trật tự thuộc hàng đại ca, anh chị cũng khiếp ông, nếu để ông thấy vi phạm gì đừng có nói chuyện lo lót, chỉ có nước đi cùm. Trừ vài trường hợp đặc biệt vì quá nhiều tiền hay gia đình quá thế lực thì được tha, tha thì tha nhưng cũng sợ vỡ mật.

Ông Ban Đội làm việc rất nghiêm túc và chăm chú. Tôi luôn ở một chỗ nào đó ông không nhìn thấy, ông chỉ gọi nhỏ một tiếng là tôi có mặt. Ông rất hài lòng về tôi. Ông thường gọi tên tôi và xưng tôi. Tôi thì xưng cháu, gọi chú, một cách gọi rất xa lạ với trong nhà giam. Phục vụ ông một thời gian, cùng với những lần giáo tiếp với quản phụ Đ. Tôi rút ra một kết luận các quản giáo, cai tù luôn thích tiền, rất thích nhận tiền và tù thường chọn cách đưa tiền để kiếm vị trí ngon lành trong trại giam. Nhưng có thể vẫn có một cách nào đó không cần mất tiền, không cần nịnh nọt, không bép xép, không phải đánh đập ai….vẫn được cai tù chọn lựa. Cái giá tiền để phục vụ Ban Đội, phải gia đình phạm nhân nào giàu lắm mới lo được, mà không khéo lúc phục vụ không vừa ý lại bị mất chỗ. Ở chân phục vụ Ban Đội tôi được tù nhân và quản giáo nể, họ nghĩ rằng gia đình tôi không giàu nhưng chắc có họ hàng thân quen hay thế lực gì lắm mới thế.

Tôi nghĩ nhiều cai tù, quản giáo cũng là con người. Vì tính chất công việc phải đối phó thường xuyên với đủ loại lưu manh, và cơ chế chạy chọt lo lót chốn quan trường ,cho nên họ phải sống vậy. Họ lạnh lùng quay tiền của phạm nhân để sống, vì họ cũng không trông chờ sống được vào đồng lương còm và họ còn cần tiền nộp cho cấp trên để được bao che. Tuy vậy một số người trong họ vẫn còn một chút gì đó lương tri để trắc ẩn trước một vài trường hợp tù nhân và họ xử sự không phải lúc nào cũng vì đồng tiền.

Ngày tôi có tên chuyển xuống trại cải tạo, ông Ban Đội gọi tôi vào hỏi.

- Có muốn ở lại đây với tôi không.?

- Án cháu dài lắm, cháu ở đây lâu cũng khó, thôi cháu đi chú ạ.

- Tôi còn ở đây lâu hơn cậu, tôi có thể giữ cậu ở đây, nhưng tôi để cậu nghĩ.

- Cháu đi chú ạ.

Ông nhìn tôi, rồi gật đầu. Ông giở ví lấy ra đưa tôi 300 nghìn bảo.

- Cầm lấy , bước đầu xuống đó gia đình chưa , còn có cái dùng.

Tôi hai tay đỡ tiền, chả bao giờ tôi hình dung có chuyện này. Tôi chứng kiến thường xuyên việc quản giáo, cai tù đút tiền của tù nhân vào túi bình thản, miệng cười nói như không. Ở lại phục vụ ông tôi sẽ có một đời sống sung sướng, về vật chất còn sướng hơn cả bên ngoài nữa, Tù nhân khác nhìn thấy tôi đều nể trọng, nếu tôi đi cuộc sống phía trước chắn chắn là gian nan, khổ ải. Nhưng tôi không muốn nhận ơn huệ nữa, bởi nếu quy ra tiền thời điểm đó ở mức án tôi mà làm phục vụ ban đội thì phải đến vài cây vàng.

(Còn nữa)

© Người Buôn Gió

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Từ ngõ Phất Lộc tới Weimar [10]”

  1. THƯỢNG NGÀN says:

    NGƯỜI VÀ VẬT

    Con người là con vật
    Nếu thiếu đời văn minh
    Con người thua con vật
    Nếu phản đời văn minh !

    Tù tội vẫn luôn có
    Thời nào cũng vậy thôi
    Ở đâu cũng chỉ vậy
    Bởi trái đất tròn hoài !

    Bởi do trái đất tròn
    Xoay đi rồi xoay lại
    Lúc thì kiến ăn cá
    Lúc thì cá lại ăn !

    Quý hồ là bản chất
    Của từng người ra sao
    Người mà bản chất xấu
    Dù đâu cũng vậy mà !

    Nên địa vị công danh
    Hay giàu sang như nhau
    Chúng như tấm áo khoác
    Che bản chất bên trong !

    Nên trước tiên giáo dục
    Mới thay đổi được người
    Người xưa từng nói vậy
    Ưu tiên phải “giáo chi” !

    Dạy con người nhân bản
    Dạy đạo đức ở đời
    Không dạy toàn chính trị
    Chỉ theo kiểu trời ơi !

    Nên thôi nói gút lại
    Đời có dở cùng hay
    Cũng con người là chính
    Là bản thân mỗi người !

    ĐẠI NGÀN
    (18/7/13)

    • SUỐI NGÀN says:

      XIN ĐỌC LẠI

      “Vậy địa vị công danh
      Hay giàu sang cũng thế”

      TRĂNG NGÀN
      Rất cám ơn.

Leave a Reply to THƯỢNG NGÀN