WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kỷ lục về chậm hiểu

chamhieu

Cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN lần thứ 8 (khóa XI) đã xét duyệt, hoàn thiện bản dự thảo Hiến pháp mới dự định đặt tên là Hiến pháp năm 2013 đang đưa ra Quốc hội thông qua, đồng thời cũng khẳng định quyết tâm «ngăn chặn việc hình thành mọi tổ chức đối lập».

Tại sao ban lãnh đạo đảng CS lại lo sợ tổ chức đối lập đến như vậy? Phải chăng cả gần 200 đại biểu chính thức và dự khuyết dự họp đều không hiểu rằng ý định ấy là vi hiến, vì Hiến pháp hiện hành công nhận quyền của mọi công dân có quyền tư do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do lập hội.

Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của mọi người trên hành tinh này cũng ghi rõ các quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và tự do lập hội là bất khả xâm phạm. Công ước quốc tế công khai công nhận quyền mọi người có những tư tưởng chính trị, những chính kiến khác nhau, đối lập nhau, miễn là không được cổ động chiến tranh và bạo lực, không được chủ trương phân biệt chủng tộc.

Mọi người có trí khôn, có hiểu biết bình thường cũng có thể nhận ra rằng ý kiến khác nhau, nhiều khi trái ngược nhau, đối lập nhau là chuyện luôn luôn xảy ra ở mọi lúc mọi nơi, trên mọi lĩnh vực, thúc đẩy xã hôi tiến lên để tiếp cận với lẽ phải và chân lý. Ngăn cản sự hình thành tổ chức đối lập là cản trở sự tiến hóa của xã hôi loài người, là chủ trương toàn dân mặc đồng phục và mọi người phải suy nghĩ giống nhau như người máy robot .

Tự phê bình và phê bình, kiểm thảo, kiểm điểm chính là phương pháp chỉ ra những thiếu sót, sai lầm, giải quyết những mâu thuẫn, đối lập, chính kiến khác nhau để tìm ra giải pháp tối ưu trong cuộc sống và trong đấu tranh.

Trong một xã hội toàn trị như ở Việt Nam hiện nay, khi dân oan bị cướp đất khắp nơi, việc tổ chức các hội bảo vệ dân oan, bảo vệ nông dân bị cướp đất là lẽ đương nhiên. Trong khi xã hội dân sự bị đảng cầm quyền bóp nghẹt, tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự là một sáng kiến cần thiết. Trong khi tổ chức công đoàn tự do bị đảng CS nghiêm cấm để dành độc quyền cho Tổng liên đoàn lao động VN do đảng nắm chặt, việc tổ chức các công đoàn tự do của từng vùng, từng ngành, nghề, từng xí nghiệp do anh chị em công nhân, lao động lập nên là hành động cần thiết, hợp hiến, cũng thuận theo đòi hỏi của các tổ chức kinh tế – tài chính, nhân quyền thế giới.

Do những lẽ trên việc Hội nghị Trung ương 8 của đảng CS đề ra việc ngăn chặn sự hình thành các tổ chức đối lập là vi hiến, phi pháp, trái lẽ phải, do đó không có giá trị, công dân không ai chấp hành. Nó chỉ chứng minh rằng trên thế giới văn minh hiện đại, đang có một tập thể gần 200 người không hiểu gì về xã hội dân sự, không hiểu gì về Công ước quốc tế về nhân quyền, chậm tiến về chính trị một cách tệ hại, lại đang tự nhận quyền lãnh đạo cả một đất nước gần 100 triệu dân.

Cũng là quán quân về chậm tiến, chậm hiểu biết, khi gần 500 đại biểu Quốc hội đang chuẩn bị bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp 2013, trong đó ngay khi mở đầu đã ghi chủ nghĩa Mác – Lênin ở hàng đầu. Cả 500 vị tự nhận là đại biểu nhân dân ấy không hề chịu biết, chịu hiểu rằng ở giữa thủ đô Washington đã dựng lên một đài kỷ niệm đồ sộ cho hơn 100 triệu nạn nhân bi thảm của chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa xã hội thực tiễn theo tà thuyết Mác – Lênin – Stalin – Mao Trạch Đông, nhằm cảnh tỉnh toàn thế giới hiện tại và mãi mãi về sau phải cảnh giác với con đường tội ác chồng chất ấy. 500 con người lạc lõng giữa thế giới!

Vậy thì khi 14.785 trí thức và công dân tỉnh táo ký tên vào Kiến nghị bác bỏ bản dự thảo hiện tại và đề ra một số nội dung chuẩn xác cho một bản hiến pháp dân chủ hợp thời đại, tập thể ấy đã tỏ ra sáng suốt, có trách nhiệm, tiền tiến hơn hẳn Bộ Chính trị và Ban Thường trực Quốc hội. Thái độ lẳng lặng bác bỏ kiến nghị ấy một cách mù quáng, cao ngạo là sai lầm kinh hoàng mà những người lãnh đạo tự phụ một cách dại dột sẽ phải trả giá rất đắt.

Rồi sẽ có nhiều tổ chức khác, nhiều sáng kiến khác của trí thức, của tuổi trẻ dũng cảm nước ta nhằm bác bỏ, phê phán bản Hiến pháp «mới» mà rất cũ, rất tệ hại, để xé bỏ, phủ nhận triệt để, chôn vùi nó theo những nhân vật ma quái Mác – Lênin- Stalin – Mao Trạch Đông và bộ hạ tham nhũng bất tài vô lương tâm, đến nay còn tự nhận là tay chân kế thừa trung thành của chúng

Blog Bùi Tín (VOA)

34 Phản hồi cho “Kỷ lục về chậm hiểu”

  1. quandannambo says:

    ang giang
    là cái lổ nào
    *
    để cho tiên vỏ chui vào chui ra
    *
    ang giang
    là lổ người ta
    *
    là nơi
    tiên vỏ chui ra chui vào
    *
    khum khum
    như cái cổng chào
    *
    đảng ủy chi bộ
    chui vào chui ra
    *
    họp hành nghị quyết ba hoa
    *
    đảng ta
    hăng hái chui ra chui vào
    *
    ang giang
    cái lổ tầm phào
    *
    ba đình hà nội chui vào chui ra
    *
    ang giang
    lổ chị em ta
    *
    tầm cao trí tuệ chui ra chui vào
    *
    an giang
    cái lổ tào lao
    *
    hết gân
    tiên vỏ bò vào bò ra*

  2. Trần Ngọc says:

    ….
    Cờ máu ngợp trời
    Lợm gió!
    Tiếng quốc thiều
    Tăng âm cực đại thét gào
    … “thề phanh thây uống máu!…”
    Ta lùng trong kho nhớ
    Nhẩm biên niên sử
    Xin hỏi loài người
    Có quốc thiều nào man rợ thế không.

    PHÙNG CUNG
    (Xuống đường. Biệt giam Lào Cai 1971)

  3. Hồ Thẩm Du says:

    1.
    Chạy, chạy
    Tự do, độc lập nhất trên đời,
    Thiên hạ sao mà chạy chết thôi!
    Mới thấy bóng cờ sờn tóc gáy,
    Vừa nhìn ảnh bác toát mồ hôi.
    2.
    Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội
    Việt Cộng về thành làm tội dân ta
    3.
    Tiến về Sài Gòn quan chiếm nhà mặt tiền
    Tiến về Sài Gòn quan chiếm nhà thật to
    Tiến về Sài Gòn, giải phóng đời quan
    4.
    Thiệu-Kỳ hai đứa đi đâu
    Mà dinh Độc Lập âu sầu thế kia
    Thiệu Kỳ đã tếch từ khuya
    Để cho nón cối nó vào ở thay
    Dép râu trong đó phơi đầy
    Ngoài nầy sách quý ta bày bán «son»
    Quê hương tím ngắt hoàng hôn
    Bữa lưng bữa vực thêm cồn lòng ta.

    Lâm Văn Bé

  4. tien võ says:

    LỘ DIỆN KẺ ĐÁNH MẤT HOÀNG SA
    6 Tháng 7 – 2011 lúc 16:39
    Hội NNGBPĐ : Bài đăng lên cho những bạn còn chưa hiểu vì sao HS mất vì ai & mất như thế nào qua lời kể của chuẩn tướng NHH.
    Ông Nguyễn Hữu Hạnh, nguyên là chuẩn tướng, phụ tá Tổng Tham trưởng mưu quân đội Sài Gòn năm 1975, hiện nay là uỷ viên UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Ông là một nhân chứng lịch sử trong thời điểm xảy ra những xung đột giữa chính quyền Sài Gòn và Trung Quốc năm 1974, dẫn đến sự chiếm cứ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ông tâm sự:
    Cuối năm 1973, tôi nhận lệnh ra Đà Nẵng với chức danh là Chuẩn tướng, Tổng Thanh tra Quân đoàn I và Quân khu I.
    Quần đảo Hoàng Sa lúc ấy thuộc nhóm đảo Nguyệt Thềm trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm ngoài khơi phía Đà Nẵng. Nhóm này gồm có đảo lớn nhất là Hoàng Sa, phía đông Hoàng Sa có 4 đảo, phía nam có 1 đảo. Các đảo nhỏ chung quanh Hoàng Sa đều không có người ở. Dưới thời Ngô Đình Diệm, có một tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến đóng tại đây. Thuỷ quân lục chiến ngày đó đặt dưới quyền của Hải quân nên có đầy đủ phương tiện đi kiểm soát các đảo nhỏ không người ở. Trên đảo Hoàng Sa lúc ấy có đài khí tượng Thuỷ văn, có mấy mã lính từ thời Gia Long, có một ngôi Miễu Bà… Nghĩa là nó mặc nhiên thuộc về chủ quyền người Việt. Đến thời Nguyễn Văn Thiệu thì nơi này được giao cho một trung đội địa phương quân của Tiểu khu Quảng Nam (Thuỷ quân lục chiến đã trở thành sư đoàn Tổng trù bị của quân đội Sài Gòn) nên điều kiện để bảo vệ và chống trả lực lượng Hải quân Trung Quốc lúc đó là không có.
    Đầu năm 1974, Tổng thống Thiệu ra Đà Nẵng. Tại buổi tiệc chiêu đãi Tổng thống, một đại tá tư lệnh Hải quân Quân khu I (Quân đội Sài Gòn) cho biết người của Trung Quốc đã chiếm 3 hòn đảo nhỏ ở phía đông Hoàng Sa. Tổng thống Thiệu bảo ngay ngày mai ông ta sẽ tới Bộ Tư lệnh Hải quân để nghe trình bày rõ hơn. Hôm sau nữa, văn phòng quân khu có cho tôi đọc một bản viết tay của ông Thiệu ra lệnh cho Đề đốc Chơn, Tư lệnh Hải quân của quân đội Sài Gòn, tổ chức hành quân đuổi người Trung Quốc ra khỏi ba đảo đã bị chiếm. Và có lẽ, đó là một sai lầm quan trọng của ông Thiệu: phát động chiến tranh với nước ngoài mà không hề thông qua Quốc hội.Những gì diễn ra trong chiến dịch này thật là thê thảm: Bên Hải quân quân đội Sài Gòn có 4 tàu chiến đi thành hai cặp: gồm các chiếc HQ4 và HQ5, HQ10 và HQ16. Trong phút chốc 4 chiếc tàu này đã dễ dàng đuổi hết những cư dân Trung Quốc trên 3 hòn đảo Quang Ảnh, Quang Hoà và Duy Mộng. Nhưng giống như có chuẩn bị sẵn, ngay lập tức, 11 tàu chiến Trung Quốc xuất hiện, trong đó có chiếc tàu Koma trang bị vũ khí điện tử. Đó là những chiếc tàu nhỏ, vũ khí mạnh hơn, di chuyển nhẹ nhàng và linh động hơn tàu chiến của quân đội Sài Gòn. Tàu Trung Quốc khiêu khích gây sự rồi cuộc chiến đã xảy ra. Hai chiếc HQ10 và HQ16 từ phía bắc bọc phía tây đảo Hoàng Sa và khi đến phía nam thì đụng độ dữ dội. Phía Trung Quốc bị chìm một tàu, phía Sài Gòn chìm chiếc HQ10 còn chiếc HQ16 bị thương nặng, nghiêng một bên không chạy được. Hai chiếc HQ4 và HQ5 cũng bị thương nhưng còn kịp kè được chiếc HQ16 thoát chạy về phía Đà Nẵng, bỏ lại toàn bộ người trên đảo Hoàng Sa. Lúc đó, trên đảo còn lại tổng cộng 41 người, có cả cố vấn Mỹ Gerald Kosh và một thiếu tá tên Hồng, trưởng phòng 2 (tình báo) của Quân khu I. Điều ngạc nhiên nhất là tàu Trung Quốc lại không hề đuổi theo tấn công hoặc chiếm tàu của phía Sài Gòn, họ chỉ đổ bộ lên đảo, bắt toàn bộ tù binh đem về. Quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Số phận 41 tù binh được giải quyết đơn giản sau hai tuần giam giữ (từ 18-1 đến 31-1-1974), họ được Mỹ đưa máy bay rước về từ… Hồng Kông.
    Phía Sài Gòn, Tổng thống Thiệu rình rang tổ chức “mừng chiến thắng” ở Hoàng Sa.
    Phía Sài Gòn, Tổng thống Thiệu rình rang tổ chức “mừng chiến thắng” ở Hoàng Sa. Tôi lúc đó cảm thấy tức giận vô cùng, không hiểu được người ta ăn mừng cái gì: Tàu ta chìm, lính ta bị bắt, đất ta mất.. mà hô hào chiến thắng? Tôi cất công đến thăm người bạn là phó Đề đốc Tánh (Tư lệnh phó Hải quân) để nắm tình hình. Ông Tánh cho vị đại tá trực tiếp chỉ huy chiến dịch này kể cho tôi nghe toàn bộ câu chuyện, thậm chí, cho xem cả những tấm hình tàu Trung Quốc khiêu chiến trước mũi tàu của quân đội Sài Gòn. Tôi cũng không hiểu được vì sao hai nước giao tranh, người ta lại có thể thả tù binh một cách êm thấm như vậy? Không hiểu sao người ta lại tổ chức ăn mừng và Tổng thống Thiệu thì lên đài tuyên bố vài câu huyênh hoang nào đó. Cuối cùng, những thông tin tình báo và tâm lý chiến cho tôi hay: Hạm đội 7 của Mỹ ở ngoài khơi đã rút khỏi miền Nam, tình hình chính trị của Liên Xô và Trung Quốc có cảnh không êm thấm và Mỹ muốn giao Hoàng Sa lại cho Trung Quốc để chặn đường vào Bắc Việt của hạm đội Liên Xô… Mất Hoàng Sa, tại Sài Gòn, Bộ Ngoại giao và nhiều tổ chức báo chí bắt đầu lên tiếng, tuy nhiên trách nhiệm lớn nhất, tôi nghĩ, thuộc về ông Thiệu. Lẽ ra, nếu khéo một tí, tổ chức phòng thủ trên đảo Hoàng Sa, còn 3 đảo bị chiếm đóng thì dùng nhiều giải pháp khác, ít nhất, cũng không bị rơi vào tình trạng bị khiêu khích khi lực lượng Hải quân không đủ mạnh…
    Đó là câu chuyện 33 năm trước mà tôi chứng kiến, như một người trong cuộc, về sự kiện Hoàng Sa bị mất!
    33 năm qua, lòng tôi đau đớn về sự kiện này. Ngày ấy, Việt Nam chỉ là một con cờ trong tay nước lớn. Vị Tổng thống có thể bình yên mà huênh hoang chút ngẫu hứng anh hùng cá nhân trong khi nước mất nhà tan…
    Còn giờ đây, sau 33 năm, một nước Việt Nam thống nhất, một nhà nước Việt Nam đủ mạnh và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tôi nghĩ nên khéo léo và cương quyết giải quyết chuyện này bằng con đường ngoại giao, nếu không hiệu quả, chúng ta nên đưa việc này ra Liên Hiệp Quốc. Dẫu biết là không dễ dàng gì, có thể kéo dài 50 năm thậm chí 100 năm đi nữa thì chúng ta cũng phải làm. Thế hệ chúng tôi là người chứng kiến sự kiện chúng ta mất Hoàng Sa mà không làm được điều gì. Còn ngày nay, nếu chúng ta cứ tiếp tục để như 33 năm về trước, thì thế hệ con cháu sau này sẽ nói sao với chúng ta đây?
    Có thể, con đường để giành lại Hoàng Sa, Trường Sa là tính bằng hàng thập kỷ hay hơn nữa, thậm chí, thế hệ chúng ta nhiều khi chỉ làm nên một tiền đề để con cháu còn có cơ sở mà tiếp tục cuộc hành trình giành lấy công bằng cho quyền lợi của Tổ quốc mình… Có khó khăn bao nhiêu đi nữa, chúng ta cũng phải làm!

    • TỈNH TÌNH TINH says:

      tien võ says:
      05/11/2013 at 22:29
      Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

      • Builan says:

        Tiền vô ! “Trí tuệ đĩnh cao”
        “Ang Giang” ở lổ xí nào hơĩ anh ?
        Chi bộ đoàn -Đảng lưu manh
        Thằng Bác dạy chúng biến thành ĂN GIAN

        Láo lừa từ thuở TRONG HANG
        XÀ MÂU chí rận An Giang lây truyền
        Ai về Châu Đốc LONG XUYEN !
        Hoĩ TĐT biết liền – An Giang
        Tình tang tích tịch tình tang
        Vô Tiền NÔ VẸM “ĂN GIAN” láo lừa !
        MẸT DÀY lì lợm khó ưa
        Caí nghề “hạ bộ” mau chưà đi anh
        Cái thằng con lộn con ranh
        AN GIANG mi dám biến thành ĂNg GIAN !!
        Tình tang tích tịch tình tang
        Bác TÔN vặn cổ Việt Gian VÔ TIỀN ! ĐIÊN…

    • Hồ Thẩm Du says:

      Đã ký công hàm bán đứng Hoàng sa & Trường sa cho Trung quốc năm 1958, bây giờ bọn CS Hà nội chỉ giỏi khua chiêng, gõ trống làm rùm beng trong nước thôi, còn thế giới người ta chỉ biết HS &TS qua cái công hàm 1958, đã thừa nhận chủ quyền của TQ trên hai quần đảo đó. Đúng là:  ”Lấy tiền cho gái có đòi được đâu”.

    • ABC says:

      Ha ha !,gái đĩ già mồm,hãy xem quốc tế họ nhận định về HS-TS như thế nào nhé:

      “Bài viết của ký giả Frank Ching trên Tạp chí Kinh tế Viễn Ðông về
      vấn đề Tranh chấp Chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa
      Saigon – Hanoi – Paracels Islands Dispute – 1974
      Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)

      1) Tái thẩm định miền Nam Việt Nam

      Chỉ có một số ít các chính phủ sẵn sàng thú nhận rằng họ đã phạm phải sai lầm, ngay cả khi những chính sách của họ cho thấy điều đó một cách rất rõ ràng. Lấy thí dụ như Việt Nam chẳng hạn
      Khi nước CHXHCN Việt Nam đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội trên tất cả mọi mặt, ngoại trừ cái tên, thì họ vẫn ngần ngại không muốn thú nhận điều này. Chính sách kinh tế thị trường mà họ đang theo đuổi, dù sao, đã nói lên điều ngược lại.
      Trong những năm chiến tranh, những trận đánh chống lại quân đội Mỹ và quân đội miền Nam Việt Nam, đã được chiến đấu dưới danh nghĩa của chủ nghĩa xã hội và nhận được sự ủng hộ của toàn thể thế giới cộng sản, đặc biệt là từ Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.
      Những trận đánh này đã đòi hỏi một sự hy sinh nặng nề về xương máu và tài nguyên của đất nước, là một cái giá mà người Việt Nam vẫn tiếp tục phải trả cho đến ngày hôm nay khi nhà nước CSVN đang cố gắng, một cách rất muộn màng, đặt việc phát triển kinh tế lên trên ý thức hệ chính trị. Cái ý thức hệ đó trong quá khứ đã buộc Hà Nội phải lựa chọn những chính sách mà khi nhìn lại thì không có vẻ gì là khôn ngoan cả. Và việc bóp méo ý thức hệ này đã gây cho họ nhiều thứ rắc rối khác hơn là chỉ đưa họ vào tình trạng khó xử với các đồng chí cộng sản đàn anh của họ ở Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. Ðôi khi nó cũng làm mờ mắt họ về những lập trường đứng đắn được khẳng định bởi kẻ thù của họ là chính phủ Sài Gòn .
      Trong những ngày đó, chế độ Hà Nội rất hăng hái trong việc lên án chính quyền miền Nam, cho họ là những con rối của Mỹ, là những kẻ đã bán đứng quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Ngay cả lúc đó, một điều rõ ràng là những lời cáo buộc này đã không có căn cứ. Bây giờ, 20 năm sau, cũng lại một điều rõ ràng là đã có những lúc mà chính quyền Sài Gòn đã thật sự đứng lên cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam, một cách vô cùng mạnh mẽ, hơn xa cả cái chính quyền tại Hà Nội.
      Một trường hợp để chứng minh cụ thể là vụ tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa. Quần đảo Hoàng Sa, giống như quần đảo Trường Sa ở xa hơn về phía Nam, được tuyên bố chủ quyền bởi cả hai Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng khi chế độ Hà Nội vẫn đang nhận viện trợ từ Bắc Kinh, thì họ im hơi lặng tiếng trong việc tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo này đã bị chiếm đoạt bởi Trung Quốc sau một vụ đụng độ quân sự vào tháng Giêng năm 1974, lúc quân Trung Quốc đánh bại những người tự bảo vệ từ miền Nam Việt Nam. Từ đó, quần đảo này đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.
      Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, có một sự bất đồng nhanh chóng giữa Bắc Kinh và Hà Nội, và chính quyền Hà Nội – vừa mới thống nhất với miền Nam – lại tái tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù đã có những cuộc đàm phán cao cấp giữa hai nước, nhưng vụ tranh chấp này vẫn chưa được giải quyết. Các chuyên gia của hai nước có hy vọng là sẽ gặp gỡ sớm sủa hơn để bàn thảo về những vấn đề chuyên môn, nhưng không chắc chắn là sẽ có một quyết định toàn bộ . Thật ra, một viên chức cao cấp của Việt Nam đã thú nhận rằng vấn đề sẽ được giải quyết bởi các thế hệ tương lai.
      Dù không muốn phán đoán về những giá trị của lời tuyên bố chủ quyền của bất cứ bên nào, một điều rõ ràng là cương vị của phía Việt Nam đã bị yếu thế hơn vì sự im hơi lặng tiếng của Hà Nội khi quân đội Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Sự thiếu sót của Hà Nội để phản đối trước hành động quân sự của nước ngoài bây giờ được dùng để quật ngược lại Việt Nam mỗi khi đề tài trên được nêu ra.
      Giới thẩm quyền Việt Nam ngày hôm nay giải thích sự im lặng của họ vào thời điểm đó bằng cách nói rằng họ đã phải dựa vào viện trợ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Mỹ, vốn là kẻ thù chính yếu của họ lúc đó. Vậy thì một điều chắc chắn là, khi chiến tranh càng được chấm dứt sớm hơn thì quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội và Bắc Kinh cũng như vậy .
      Cộng thêm vào đó là những điều bị bóp méo mới toanh mà Hà Nội phải dùng đến để tăng thêm giá trị cho lời tuyên bố về chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa. Bởi vì sự im lặng đồng ý ngầm trong quá khứ mà Hà Nội bó buộc phải tránh không dám dùng những lời tuyên bố chính thức của họ từ thập niên 1950 đến thập niên 1970, mà phải dùng những bản tuyên bố của chế độ Sài Gòn – tức là công nhận tính hợp pháp của của chính phủ miền Nam. Một cách rất sớm sủa, như vào năm 1956, chính phủ Sài Gòn đã công bố một thông cáo chính thức xác nhận chủ quyền của mình trên Hoàng Sa và Trường Sa.
      Chế độ Sài Gòn cũng công bố một nghị định để bổ nhiệm nhân sự hành chánh cho quần đảo Hoàng Sa. Cho đến khi họ bị thất bại bởi lực lượng quân sự Trung Quốc vào năm 1974 (chỉ vài tháng trước khi miền Nam Việt Nam bị sụp đổ trước sự tấn công của cộng sản từ miền Bắc), thì chính phủ Sài Gòn vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa.
      Trong vài năm vừa qua, nước Nam Dương (Indonesia) đã bảo trợ cho các buổi hội thảo với tính cách phi chính phủ về vùng biển Nam Trung Hoa. Tại các buổi hội thảo lúc có lúc không này, phía Việt Nam một lần nữa lại thấy bối rối khi được yêu cầu giải thích về sự im lặng của họ hồi đó, khi Trung Quốc nắm giữ cái mà Việt Nam bây giờ tuyên bố là một phần của lãnh thổ họ. “Trong thời gian này”, họ nói, “có những tình trạng rắc rối về chính trị và xã hội tại Việt Nam, cũng như trên thế giới, mà phía Trung Quốc đã lợi dụng, theo từng bước một, để dùng biện pháp quân sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Và Trung Quốc đã thu gọn toàn bộ Hoàng Sa vào năm 1974.”
      Với lợi thế của hai thập niên về lịch sử, bây giờ có thể thẩm định được những hành động của chính quyền miền Nam với một nhãn quan công minh hơn. Trong cái phúc lợi của việc hàn gắn vết thương chiến tranh, nếu không phải vì những chuyện khác, có lẽ điều khôn ngoan cho Hà Nội là nên xem xét lại quá khứ và trả lại cho Cesar những gì thuộc về Cesar. Và sự chống đỡ mãnh liệt của chính quyền Sài Gòn để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, đúng vào cái lúc mà chế độ Hà Nội đang bận rộn ve vuốt để nhận đặc ân từ Trung Quốc, là một hành động xuất sắc nên được công nhận.
      Hồ Chí Minh đã có một lần được hỏi rằng ông ta ủng hộ Liên Sô hay ủng hộ Trung Quốc Ông ta đã trả lời rằng ông ta ủng hộ Việt Nam. Bây giờ là lúc để chế độ Hà Nội nhìn nhận rằng đã có lúc khi mà chính quyền Sài Gòn đã ủng hộ cho Việt Nam nhiều hơn là chính quyền của miền Bắc.
      2) Ðằng sau những tuyên bố về chủ quyền trên hai quần đảo
      Những gì đã xảy ra sau khi Hồ Chí Minh được quân đội của Mao Trạch Ðông và các đồng chí giúp nắm giữ quyền lực tại miền Bắc Việt Nam.
      Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên “quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” dựa trên các tài liệu xưa cũ và đặc biệt là tập bút ký “Phủ Biên Tập Lục” của Lê Quý Ðôn. Việt Nam gọi hai quần đảo này là Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratlys); Trung Quốc gọi là Tây Sa (Xisha) và Nam Sa (Nansha). Người Việt Nam đã đụng độ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa vào ngày 19/1/1974 với kết qủa là một tàu lớn của Hải quân miền Nam cũ bị đắm và 40 thuỷ thủ bị bắt. Vào tháng 3/1988 nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa lại đến và đánh chìm 3 tàu của Việt Nam, 72 thuỷ thủ bị thiệt mạng và 9 bị bắt. Vào ngày 25/2/1992, nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ.
      Lý do chính để Trung Quốc làm như thế đã được biết đến trước đây như một phần của kế hoạch gọi là “Không gian sinh tồn”, bởi vì tài nguyên thiên nhiên của hai vùng Mãn Châu và Tân Cương sẽ bị cạn kiệt sớm. Ðể làm điều này, Trung Quốc bắt đầu bằng phần dễ nhất – là cái mà cộng sản Việt Nam đã hứa trước đây. Có nghĩa là Trung Quốc căn cứ vào một sự thương lượng bí mật trong qúa khứ. Trong một bản tin của hãng thông tấn Reuters ngày 30/12/1993, thì cộng sản Việt Nam đã bác bỏ sự thương lượng bí mật này nhưng không đưa ra bất cứ lời giải thích nào. Lê Ðức Anh đi thăm Trung Quốc và làm chậm trễ vụ tranh chấp này đến 50 năm. Có phải là Trung Quốc có thái độ vì sự vô ơn và những hứa hẹn trong quá khứ của Lê Ðức Anh?
      3) Cộng Sản Việt Nam bán Quần Đảo Hoàng sa và Trường sa, nhưng bây giờ muốn nói không.
      Theo tài liệu “Chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc trên quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Beijing Review, 18/2/1980), thì Hà Nội đã “dàn xếp” vấn đề này trong quá khứ. Đại khái họ đã bảo rằng:
      – Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã được tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm nói với Li Zhimin, Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng “theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc”.
      – Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, “bao gồm … Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa …”. Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đã ghi rõ trong bản công hàm gởi cho Chu An Lai, rằng “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải”.
      Ðây là của văn bản của nhà nước Việt Nam do Phạm Văn Ðồng ký gởi cho Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958 để ủng hộ cho lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc như theo sau:

      Thưa Đồng chí Tổng lý,

      Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:

      Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố , ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

      Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.

      Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

      Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
      PHẠM VĂN ĐỒNG
      Thủ tướng Chính Phủ
      Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa

      Thêm một điều cần ghi nhận là Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) đã chỉ đe dọa những lãnh thổ mà Việt Nam đã tuyên bố là của mình, và để yên cho các nước khác. Rõ ràng là ông Hồ Chí Minh qua Phạm Văn Đồng, đã tặng cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa “một cái bánh bao lớn” bởi vì lúc đó ông Hồ Chí Minh đang chuẩn bị cho công cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam. Ông Hồ cần sự viện trợ khổng lồ và đã nhắm mắt để nhận tất cả những điều kiện của Bắc Kinh. Đối với ông ta, việc bán “trên giấy tờ” hai quần đảo lúc đó vẫn thuộc về miền Nam Việt Nam là một điều dễ dàng.
      Vì sự việc này mà Cộng sản Việt Nam đã chờ một buổi họp của các quốc gia khối ASEAN tại Manila, để dùng cơ hội này như một cái phao an toàn và ký ngay một văn kiện đòi hỏi những quốc gia này giúp Việt Nam giải quyết vấn đề “một cách công bình”
      Về phía Trung Quốc, sau khi đã lấy được những đảo của Cộng sản Việt Nam, họ đã tỏ thái độ ôn hòa đối với Mã Lai Á và Phi Luật Tân, và bảo rằng Trung Quốc sẵn sàng thương lượng các khu vực tài nguyên với các quốc gia này, và gạt Việt Nam qua một bên. Trung Quốc đã nói họ sẽ không tán thành bất cứ quốc gia nào can thiệp vào vấn đề giữa họ và Cộng sản Việt Nam.
      Sau đó, Phạm Văn Đồng đã chối bỏ việc làm sai lầm của ông ta trong quá khứ, trong một ấn bản của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông ngày 16/3/1979. Đại khái, ông ấy nói lý do mà ông ấy đã làm bởi vì lúc đó là “thời kỳ chiến tranh”. Đây là một đoạn văn trích từ bài báo này ở trang số 11:
      “Theo ông Li (Phó Thủ tướng Trung quốc Li Xiannian), Trung quốc đã sẵn sàng chia chác vùng vịnh “mỗi bên một nửa” với Việt Nam, nhưng trên bàn thương lượng, Hà Nội đã vẽ đường kiểm soát của Việt Nam đến gần Đảo Hải Nam. Ông Li cũng đã nói rằng vào năm 1956 (hay 1958 ?), Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng đã ủng hộ một bản tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên Quần Đảo Trường Sa Và Hoàng Sa, nhưng từ cuối năm 1975, Việt Nam đã kiểm soát một phần của nhóm đảo Trường Sa – nhóm đảo Hoàng Sa thì đã nằm dưới sự kiểm soát bởi Trung Quốc. Năm 1977, theo lời tường thuật thì ông Đồng đã biện hộ cho lập trường của ông ấy hồi năm 1956: “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy”.”
      Vì hăng hái muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Nam Bắc, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng, một phần đất “tương lai” để cho Trung Quốc nắm lấy, mà không biết chắc chắn là có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt Nam hay không.
      Như ông Đồng đã nói, “Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy”. Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam, ngay cả việc bán đất ? Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh.
      4) Trong cuốn “Vấn đề tranh chấp lãnh thổ Hoa -Việt” của Pao-min-Chang thuộc tủ sách The Washington Papers, do Douglas Pike viết lời nói đầu, được Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế thuộc Ðại học Georgetown , Washington D.C. xuất bản
      Ngoài cái khoảng cách về địa lý, cả hai nhóm quần đảo này nằm ngoài phía bờ biển của miền Nam Việt Nam và vẫn dưới sự quản lý hành chánh của chế độ Sài Gòn vốn không thân thiện gì. Hà Nội đơn giản là không ở trong cái tư thế để đặt vấn đề với cả Trung Quốc lẫn sức mạnh của hải quân Mỹ cùng một lúc. Do đó, vào ngày 15/6/1956, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã nóì với phía Trung Quốc: “Từ quan điểm của lịch sử, thì những quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc” (Beijing Review 30/3/1979, trang 20 – Cũng trong báo Far East Economic Review 16/3/1979, trang 11).
      Hồi tháng 9 năm 1958, khi Trung Quốc, trong bản tuyên bố của họ về việc gia tăng bề rộng của lãnh hải của họ đến 12 hải lý, đã xác định rằng quyết định đó áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một lần nữa Hà Nội đã lên tiếng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo đó. Ông Phạm Văn Đồng đã ghi nhận trong bản công hàm gởi cho lãnh tụ Trung Quốc Chu An Lai ngày 14/9/1958: “Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc” (xem Beijing Review 19/6/1958, trang 21 — Beijing Review 25/8/1979, trang 25 — Sự tồn tại của bản công hàm đó và tất cả nội dung đã được xác nhận tại Việt Nam trong BBC/FE, số 6189, ngày 9/8/1979, trang số 1.)
      5) Tại sao ?
      Theo ông Carlyle A Thayer, tác giả bài “Sự tái điều chỉnh chiến lược của Việt Nam” trong bộ tài liệu “Trung Quốc như một Sức mạnh Vĩ đại trong vùng Á châu Thái Bình Dương” của Stuart Harris và Gary Klintworth [Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994] : Phía Việt Nam, trong khi theo đuổi quyền lợi quốc gia, đã thực hiện nhiều hành động mà theo quan điểm của Trung Quốc thì có vẻ khiêu khích cao độ. Thí dụ như, trong công cuộc đấu tranh trường kỳ dành độc lập, Việt Nam đã không biểu lộ sự chống đối công khai nào khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Nam Trung Hoa và đúng ra lại tán thành họ. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã đổi ngược lập trường. Năm 1975, Việt Nam đã chiếm đóng một số hải đảo trong quần đảo Trường Sa và sau đó đã tiến hành việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa.
      Như Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận:
      “Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc.”
      Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa” (Tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992)
      Những ghi nhận này cho thấy rằng tất cả những điều mà Trung Quốc đã tố cáo phía trên là sự thật. Những gì xảy ra ngày hôm nay mà có liên hệ đến hai quần đảo này chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ.
      Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải bắt chước theo chính sách “đổi mới” của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.”

      Lược dịch từ: Paracels Islands Dispute by Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)

      • tranle52 says:

        Cám ơn bạn ABC đã đưa phần lược dịch từ Paracels Islands Dispute lên mục ý kiến này, thường xuyên theo dõi, tôi thấy bạn ABC đưa lên những tài liệu thật quý giá hầu để mọi người thuộc nhiều thành phần khác nhau cũng đọc và suy nghiệm.

  5. Tiến Văn says:

    Các đồng chí ta nên chuẩn bị…. quẹo. Báo cáo các đồng chí, ông anh Bắc triều nhà ta đang quẹo, sắp sửa công nhận quyền tư hữu đất đai (có thể bán phần trước rồi toàn phần sau). Các đồng chí không theo gương đàn anh thì coi chừng ông anh cho roi vào đít đấy ! Hảy suy nghĩ kỹ trước khi thông qua dự thảo sữa đổi hiến pháp.

  6. Lý Đảo Chính says:

    Tiên Võ và Dâm Tiên phản hồi sao chẳng ăn nhập vào đâu với chủ đề bài viết của ông Bùi Tín này hết vậy. Như vậy ngoài mấy trăm tên nghị gật và một lũ súc vật Ba Đình chậm hiểu còn có một đám bồi bút, dư luận viên cũng “Ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo”. Đã đến thời buổi này mà cứ gậm nhấm qúa khứ, ăn mài lịch sử và tự sướng một mình. Đúng là một lũ CS hết thuốc chữa, lúc nào cũng ta đây, tự cao, tự đại. Dân chúng chán ghét tận xương tuỷ mà bọn chúng còn không chịu hiểu.

  7. ẩn danh says:

    VÌ SAO PHÁI CHỐNG CỘNG VẪN KHÔNG THỂ LÀ ĐỐI THỦ CỦA PHÁI THÂN CỘNG?
    Chuyện kể rằng có một anh hủ nho khi đi chu du thiên hạ ghé qua quán nước dưới chân núi Non Nước, Ninh Bình. Sau một hồi ba hoa phét lác, vị hủ nho được chủ quán thách rằng bây giờ tôi nói một từ anh đối lại một từ xem thế nào nhé. và cuộc chơi bắt đầu:
    CHỦ QUÁN: Nhìn Lên Non Nước Cảnh Bầu Trời
    HỦ NHO: Xuống Núi Già Cơm Tiêu Bí Đất
    Chỉ đến khi đọc xong chữ cuối cùng thì vị hủ nho kia mới biết mình thua kém ông chủ quán.
    Tôi kể chuyện này là muốn so sánh cuộc đua giữa phái chống cộng và phái thân cộng trong hai cuộc tranh luận chủ đề về người nữ anh hùng Lê Thị Thu Nguyệt và Ba dòng chảy văn học –phần kết. Bằng cách vừa “ĐÁNH” vừa “KHÍCH” phái thân cộng đã kéo lê phái chống cộng theo lộ trình của họ. Bây giờ cứ đem những bài “văn vần” tự chế của Trọng Dân, Tiên Ngu, Dâm Tiên (chỉ mỗi Phan huy là tỉnh đòn đã tránh xa nên không dính chưởng) mà đọ với những bài thơ, nhạc phẩm của phái thân cộng thì chả khác gì quạ đen (phái chống cộng) mà cứ đòi sánh với phượng hoàng (phái thân công) xét cả về luật thơ, nghệ thuậtt thơ và ý thơ cũng như tứ thơ. Cứ công tâm mà đọc lại, mà suy ngẫm thí mọi người đều nhận thấy điều tôi nói, trừ ông Tiên Ngu, Trọng Dân, Dâm Tiên

    • ABC says:

      Đúng rồi, với cái đầu say thuốc lắc triền miên của Hồ chủ Tịt:
      “Bác đưa một nước qua nô lệ
      Tôi DĂT NĂM CHÂU tới ĐẠI ĐỒNG !”
      thì người Việt quốc gia chống cộng sản chào thua là phải !
      Chào thua một lũ lunastic !

  8. tien võ says:

    Thời gian 2 tháng 1 năm 1963
    Ấp Bắc, Việt Nam Cộng hòa
    Trận Ấp Bắc là một trận quy mô lớn diễn ra vào giao đọan đầu của cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Hoa Kì với kết quả là chiến thắng lớn đầu tiên của du kích Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam (Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa gọi là Việt Cộng) đối với quân chính quy của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trận này diễn ra vào ngày 2 tháng 1 năm 1963, gần Ấp Bắc thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay, cách Sài Gòn 65 km về phía tây nam.
    Những cuộc giao tranh nhỏ, phát triển trong chiến tranh Việt Nam, đã bắt đầu cuối những năm 50 với chiến dịch chống Cộng của Ngô Đình Diệm. Vào thời điểm đó, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã mong muốn cuộc tổng tuyển cử theo Hiệp định Geneve, sẽ thống nhất 2 miền Nam Bắc. Điều này bị phá bỏ do viện trợ của Mỹ vào miền Nam ngày càng lớn, và chính sách tránh giao tranh bằng mọi giá.
    Về mặt này, Diệm đã rất thành công khi giữ cho quân đội của ông ta không hành động, và những cuộc giao tranh quy mô nhỏ bùng nổ khắp miền Nam. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lo lắng về sự can thiệp của Mỹ và từ chối mọi sự viện trợ quân sự, họ yêu cầu những đơn vị Việt Minh miền Nam rút về những miền thôn quê và rừng núi. Thế bí tăng lên, khi quân đội Việt Nam Cộng hòa mất rất nhiều thời gian để tìm tới các khu vực này, nên quân du kích có đủ thời gian để phục kích và rút lui.
    Quân đội Sài Gòn đã huy động một lực lượng gồm một tiểu đoàn bộ binh của Sư đoàn 7 và 2 tiểu đoàn bảo an, 1 chi đoàn thiết giáp (13 xe M113) và 3 đại đội bộ binh (trong đó có 2 đại đội làm lực lượng dự bị); khoảng 8 máy bay tiêm kích, 20 trực thăng đổ quân và vũ trang, 11 máy bay quan sát và vận tải, 13 tàu xuồng các loại và khoảng 1 tiểu đoàn pháo binh chi viện. Tổng cộng gần 1.800 quân do cố vấn Mĩ chỉ huy.
    Quân Giải phóng có 2 đại đội bộ binh và khoảng 30 du kích Ấp Bắc với 1 khẩu súng cối 60mm là hoả lực chi viện
    Quân Giải phóng áp dụng nguyên tắc không bắn máy bay quan sát và chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Lần lượt ba chiếc trực thăng chiến đấu xuất hiện, bắt đầu bắn súng máy và rốc két. Ngay lúc đó, Quân Giải phóng khai hỏa hàng loạt của súng tự động và súng trường từ kênh tưới. Đến trưa họ loại khỏi vòng chiến đấu 5 chiếc trực thăng.
    Các toán quân của Sư đoàn 7 Việt Nam Cộng hòa tiến vào ấp từ phía bắc không quay lại để cứu đại đội dự phòng và các tổ lái trực thăng. Đến 12 giờ 15, cuối cùng tiểu đoàn Sài Gòn đến Tân Thới. Rồi trước 13 giờ những chiếc thiết giáp M113 tiến lại dần dần trên đồng ruộng. Quân Giải phóng không có vũ khí chống tăng, không thể chiến đấu chống M113 có hiệu quả. Để cố truyền cho các toán quân can đảm đứng lên chống xe bọc thép với vũ khí nhẹ và lựu đạn, các huấn luyện viên đã lên một bản danh sách những điểm yếu của xe bọc thép: người bắn súng máy trên đỉnh đứng sau giá súng để lộ từ thắt lưng trở lên hoặc có thể bắn trúng lái xe qua khe ngắm, những chiến sĩ dũng cảm thì có thể tiếp cận rồi ném lựu đạn lên nóc xe. Các chỉ huy cũng đã truyền thụ cho chiến sĩ tập trung bắn vào M113 như đã bắn máy bay. Mỗi tiểu đội hoặc trung đội phải chọn chiếc xe gần nhất bắn tập trung vào đấy.
    Sau một ngày chiến đấu, với 5 đợt tấn công bằng những phương pháp tác chiến “tân kì” nhất như thiết xa vận, trực thăng vận, bủa lưới phóng lao… từ nhiều hướng, kể cả đổ bộ đường không bằng nhảy dù, song quân đội VNCH đều bị đẩy lùi. Kết quả trong trận này quân VNCH có 83 người thiệt mạng trên tổng số gần 200 lính thương vong, 3 cố vấn Mỹ bị giết và 16 cố vấn, phi công Mỹ bị thương. Phía QGP có 18 người chết.
    Lúc 22 giờ cùng ngày, quân Giải phóng theo hàng dọc rút về hướng căn cứ Đồng Tháp Mười. Dân quân địa phương và nông dân Ấp Bắc, Tân Thới đã hỗ trợ họ trong suốt cuộc chiến cũng đi theo một con đường khác về chỗ trú ẩn trong những rừng dừa lân cận. Đi đầu là các toán quân chủ lực của Tiểu đoàn 261 đã chống cự ở ấp Bắc. Quân địa phương của Tiểu đoàn 514 đi đoạn hậu với một trung đội bảo vệ phía sau. Hàng quân tiếp tục đi đến một chỗ lội qua sông, tiến lên không bị phát hiện và về đến trại lúc 7 giờ sáng..
    Nhà báo Neil Sheehan viết: “Họ đã làm được nhiều hơn việc thắng một trận, mang về một thắng lợi theo kiểu Việt Nam cũng như tổ tiên họ đã làm từ nhiều thế kỷ. Họ đã chiến thắng quân địch mạnh hơn họ… 350 Việt cộng đã giữ vững trận địa và hạ nhục một quân đội hiện đại với quân số lớn gấp bốn lần, trang bị xe bọc thép, trọng pháo, trực thăng và máy bay ném bom. Để đối chọi, vũ khí mạnh nhất của họ là một khẩu súng trường nhỏ, cỡ 60, được xem là vô dụng. Họ có 18 người chết và 39 bị thương, thiệt hại tương đối nhẹ trong cuộc chiến mà người Mỹ và những người Việt Nam do họ bảo vệ đã dội vào nhiều nghìn loạt đạn súng thường và súng máy hạng nặng, 600 đạn súng cối, napalm và bom cùng những quà tặng khác chở trên 13 máy bay và năm trực thăng chiến đấu. Riêng những chiếc Huey đã trút xuống hàng cây Ấp Bắc 8400 viên đạn súng máy và một trăm rốc két. Với vũ khí hạng nhẹ, Việt cộng đã gây gấp bốn lần thiệt hại cho họ, giết được khoảng 80 lính Sài Gòn, làm bị thương hơn 100; ba người Mỹ chết và 8 người khác bị thương, 5 chiếc trực thăng bị bắn hạ. Việt cộng gây ra những tổn thất ấy mà tiết kiệm đạn dược. Từ những loạt đạn đầu bắn nhau với quân bảo an cho đến những loạt cuối cùng với lính dù, họ chỉ dùng khoảng 5000 đạn súng thường và súng máy.”
    Cố vấn Mỹ John Paul Vann thì nhận xét sau trận đánh: “Họ (quân Giải phóng) thật dũng cảm, họ đã cho chúng ta một hình ảnh đẹp về bản thân họ ngày hôm nay”.
    Thất bại của Mĩ và quân đội Sài Gòn trong trận này không chỉ là một thất bại thuần tuý về chiến thuật mà còn mang ý nghĩa chiến lược, đã làm rung chuyển giới báo chí Mĩ, làm cho nhân dân Mĩ quan tâm hơn đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Chiến thắng của QGP tại Ấp Bắc đã đánh dấu sự thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ tại miền Nam Việt Nam.

    • DâM TiêN says:

      Thằng Mặt chạn rải phoong Miền Lam nay bị tụi cộng phỉ Bắc
      kỳ…làm thịt zối.

      và thằng Cộng phỉ Bắc kỳ chiêu hồi thằng Mỹ zồi!

      Thằng Mỹ và thằng Tàu sắp mần thịt thằng Cộng phỉ Bắc Kỳ zồi.
      (Ai biểu khôn vặt ép thằng MTGPMN vi phạm HĐBL 73 mà chi !)

      ( Tư Sang đang ngẩn ngơ…ôm một thực tế lịch sử ngược đời!)

    • phaman51 says:

      Cái ông có tên là Tiên võ này hình như có dấu hiệu không được 
      bình thường, tự nhiên đưa cái bài về trận Áp bắc vào cái bài này.

      • Mẹ Đốp says:

        phaman51 says: Cái ông có tên là Tiên võ này hình như có dấu hiệu không được bình thường, tự nhiên đưa cái bài về trận Áp bắc vào cái bài này “.

        Những thằng Việt cộng đều là những thằng khùng thằng điên như tên tien vo này đấy . Nhưng nếu có người nào nhầm vào cái lăng Ba Đình của Bác nó mà đi ị thì nó lại la chói lói !

        tien võ says:
        05/11/2013 at 22:29
        Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

      • Builan says:

        Mẹ Đốp ơi
        Tiên vô hay vô tiền – Có POST bài là có tiền !
        Anh ta noí vậy thì cứ nghe vậy _ có HQL chăn dắt , chỉ đường dẫn lối !!
        Mừng cho anh ta !

        Mẹ Đốp có biết caí goị là “AnG Giang” nó nằm ờ xó nào ??
        Làm sao che được Vẫu Hô Ngọng !! Chí rận ghẽ ngứa XÀ MA^U hơĩ trời !!!
        “đưng có nghe những gì CS nói …” KHOÁI !

    • Mẹ Đốp says:

      tien võ says:
      05/11/2013 at 22:29
      Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

      ***Tổng thống Nga Putin – cựu trùm tình báo Liên xô KGB – phát biểu: Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu.

      ***Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Mr. Gorbachev nói : “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

      ***Nguyễn Khải -đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS, viết trong “Đi tìm cái tôi đã mất”: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ…

      ***Xuân Vũ – một cựu cán bộ thời kháng chiến- trong quyển “Đồng bằng Gai Góc” viết : Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy .

    • T. says:

      …” Quân Giải phóng áp dụng nguyên tắc không bắn máy bay quan sát và chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Lần lượt ba chiếc trực thăng chiến đấu xuất hiện, bắt đầu bắn súng máy và rốc két. Ngay lúc đó, Quân Giải phóng khai hỏa hàng loạt của súng tự động và súng trường từ kênh tưới. Đến trưa họ loại khỏi vòng chiến đấu 5 chiếc trực thăng.”….

      Đúng là viết theo kiểu “Ti Vi, tủ lạnh, chạy đầy đường”… Bao nhiêu năm rồi mà vẫn còn ở trong hang!!!!

    • quandannambo says:

      thời nào
      củng có anh hùng
      *
      thời nào củng có
      thằng khùng thằng ngu
      *
      cộng nô tiên vỏ ba xu
      *
      thối tai
      bại nảo
      vừa ngu
      vừa khùng *

    • Nguyen Phan says:

      Ông Tiên Võ chắc làm khoán cho nhà nước, đăng nhiều bài thì 
      đuợc trả tiền nhiều, thấy cùng một bài mà chỗ nào cũng xuất hiện.

      • Cù Nhầy says:

        Nó [ Tiền vô] có lệnh tẩy não, nhồi sọ cho đám du sinh đấy mà.
        Nhưng v ô ích.
        Đám du sinh chưa kịp về nước, thì Anh Ba Long An đã thi hành…
        mật lệnh zối.
        Và …một ai đó, sẽ sắm vai Yeltsin. Gần dây thôi. Như Liên Sô !

      • Rợ Hồ says:

        Con cắn dơm cắn cỏ, xin nạy các ông !
        nếu không nàm thì nấy đíu gì mà mua thuốc nắc!
        (Nắc nư cái đầu, nà nắc nư cái đầu!
        Kìa sao bé không nắc? kìa sao bé không nắc ? )

Leave a Reply to TỈNH TÌNH TINH