WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Quốc: hiếu hoà hay hiếu chiến?

Hình VOA

Năm ngoái, trong một cuộc họp về ngôn ngữ Á châu được tổ chức tại Úc, một đại diện của Trung Quốc lên phát biểu ý kiến. Ông không những khuyên sinh viên Úc nên học tiếng Tàu mà còn khuyên mọi người nên an tâm trước sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc trong mấy thập niên vừa qua cũng như trước viễn tượng một ngày nào đó không xa, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc kinh tế số 1 của thế giới. Tại sao mọi người nên an tâm? Ông giải thích: Vì Trung Quốc không hề đe doạ bất cứ ai cả. Tiếp ngay sau đó, ông nhấn mạnh: Trong lịch sử, Trung Quốc chưa hề xâm lược nước nào!

Nghe mấy câu ấy, nhiều người cười. Tôi cũng cười. Cứ cho như một kiểu nói của một người không được bình thường.

Có điều, sau đó, theo dõi báo chí, tôi nghe không ít người, từ trong chính quyền đến giới học giả thân chính quyền, cũng nói y như vậy. Cũng khẳng định dứt khoát như vậy. Cũng bằng giọng điệu nghiêm trang như vậy. Cũng đem cả lịch sử ra chứng minh như vậy.

Có thể nói, liên quan đến vấn đề quân sự, ở Trung Quốc có một hiện tượng nghịch lý:

Một mặt, về ngân sách, họ không ngừng tăng các chi phí quốc phòng. Theo các số liệu được chính thức công bố, từ năm 1999 đến 2008, chi tiêu về quốc phòng của Trung Quốc tăng trung bình 16.2% mỗi năm. Tính từ năm 2006 đến nay, số chi tiêu ấy tăng lên gấp đôi. Mới đây, vào đầu tháng 3, chính phủ Trung Quốc thông báo ngân sách quốc phòng của họ tăng 11.2%, tức lên đến 670 tỉ nhân dân tệ (tương đương 106.4 tỉ Mỹ kim), đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ). Cần lưu ý: ở trên là các con số chính thức được chính quyền Trung Quốc đưa ra. Rất ít người tin vào các con số đó. Nhiều người, nhất là ở Mỹ, tin con số chi tiêu thực sự cho quốc phòng của Trung Quốc cao hơn con số họ đưa ra ít nhất là 50%. Hơn nữa, người ta còn nhấn mạnh: nếu quy ra đô-la Mỹ, chi tiết quốc phòng của Trung Quốc trên thực tế sẽ còn cao hơn nhiều vì vật giá và công lao động ở Trung Quốc rất thấp so với Mỹ. Ví dụ, với một triệu đô-la dùng để trả lương cho binh sĩ, Trung Quốc sẽ có một số lính nhiều hơn Mỹ gấp cả 5,10 lần.

Tất cả những con số ấy làm cho thế giới lo ngại.

Trung Quốc thừa hiểu những sự lo ngại ấy không có lợi cho mình. Do đó, họ ra sức trấn an thế giới.

Trấn an bằng nhiều cách.

Cách chính thức: thông qua các bản bạch thư của chính phủ. Gần đây nhất, vào tháng 9 năm 2011, họ tung ra bản bạch thư về “Phát triển hòa bình”, nhấn mạnh vào mấy điểm chính: một, Trung Quốc không bao giờ có ý đồ xâm lược hay bành trướng, không bao giờ nuôi mộng bá quyền; hai, Trung Quốc chỉ theo đuổi chính sách tự vệ, mọi chi tiêu quốc phòng đều nhằm mục đích tự vệ; ba, Trung Quốc không bao giờ can thiệp vào tình hình nội bộ của các quốc gia khác; và bốn, Trung Quốc tôn trọng các giá trị dân chủ và nỗ lực xây dựng một xã hội dân chủ thực sự.

Bên cạnh những văn kiện chính thức như vậy, bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc không ngừng tô vẽ hình ảnh một Trung Quốc hiền hòa và hiếu hòa, không phải bây giờ mà là trong suốt lịch sử mấy ngàn năm của mình. Ở đây, họ thường có một số luận điểm giống nhau. Ví dụ, trong lịch sử, Trung Quốc có hai biểu tượng quan trọng và tiêu biểu nhất: một, về văn hóa phi vật thể: Nho giáo; và hai, về văn hóa vật thể: Vạn lý Trường thành. Cả hai đều có ý nghĩa và đặc điểm giống nhau: hòa bình. Nội dung chính của Nho giáo là nhắm đến việc xây dựng một xã hội hài hòa và ổn định. Nho giáo không hề chủ trương chinh phục và chinh phạt. Vạn lý Trường thành cũng vậy: Nó được xây dựng, ròng rã cả mấy trăm năm, với công sức của cả hàng trăm triệu người, trong đó, theo ước tính của giới sử gia, có khoảng một triệu người bị mất mạng trong quá trình xây dựng, không phải để tấn công mà chỉ để phòng thủ.

Với hai biểu tượng ấy, giới học giả Trung Quốc lớn tiếng khẳng định bản chất của Trung Quốc, kéo dài trong cả lịch sử mấy ngàn năm của họ, là hiếu hòa. Dù là một nước phát triển sớm và đông dân, họ không hề có tham vọng làm bá chủ thế giới. Thời xưa, so với đế quốc La Mã, họ hiền lành hơn hẳn. Thời Trung đại, so với đế quốc Mông Cổ, họ cũng hiền lành hơn hẳn. Thời sơ kỳ hiện đại, họ cũng không hề giống các đế quốc thực dân ở Châu Âu đem quân đi đánh chiếm và cướp đoạt tài nguyên của các nước khác. Lúc nào họ cũng thu rút vào bên trong, lo giữ gìn trật tự ngay trong nội bộ nước họ. Với nước ngoài, họ không bao giờ gây hấn.

Ngay cả những người không sành về lịch sử Trung Quốc cũng thấy ngay luận điệu không đúng sự thật.

Thứ nhất, hầu như không ai không biết việc Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng và áp đặt một nền cai trị hà khắc lên nhân dân Tây Tạng, một quốc gia Phật giáo hiền lành có lịch sử văn hóa rực rỡ kéo dài cả gần 3000 năm nay, và mới bị Trung Quốc lấn chiếm từ năm 1949, sáp nhập vào nước họ từ năm 1951. Từ đó đến nay, dân chúng Tây Tạng không ngừng tranh đấu giành độc lập, hoặc ít nhất, quyền tự trị. Và họ đã bị đàn áp khốc liệt.

Thứ hai, với riêng những người biết về lịch sử Á châu, đặc biệt với người Việt Nam, chúng ta không thể không nhớ mối đe dọa thường trực từ Trung Quốc đối với nền độc lập của Việt Nam. Không người Việt nào không nhớ những lần họ xâm lấn Việt Nam và những tội ác tày trời họ gây ra đối với nhân dân Việt Nam. Lần mới nhất, năm 1979, vẫn còn nóng hôi hổi trong ký ức mọi người.

Thứ ba, những hành động gây hấn ngang ngược trên biển của Trung Quốc gần đây nhất đối với một số nước láng giềng như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam vẫn còn gây ồn ào trong dư luận thế giới.

Có thể nói, trong lịch sử, Trung Quốc không xâm lược các nước khác chỉ vì không đủ sức chứ không phải vì không có tham vọng bá quyền. Nước họ quá lớn, gồm nhiều sắc dân khác nhau, riêng việc trị an đã tốn quá nhiều thời gian và sức lực. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ hiếu hòa. Vấn đề, ở đây, chỉ là điều kiện. Trong tương lai, khi họ đã thực sự mạnh, không có gì bảo đảm họ sẽ không xâm lược các nước khác.

À, mà bạn có biết người Trung Quốc trả lời ra sao khi có người nêu lên vấn đề Việt Nam và Tây Tạng hay không? Họ đáp: Đó là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Xưa, Việt Nam là một phần của Trung Quốc và nay, Tây Tạng cũng là một phần của Trung Quốc. Đánh chiếm hai nước đó, bởi vậy, không phải là xâm lược. Mà là vấn đề trị an trong nội bộ Trung Quốc!

Bạn sẽ cãi với họ thế nào nhỉ?

Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)

 

7 Phản hồi cho “Trung Quốc: hiếu hoà hay hiếu chiến?”

  1. Văn Minh says:

    Một số người phê phán Nguyễn Hưng Quốc vì quan điểm “không Việt” – nhưng rõ ràng ý của tác giả là muốn mọi người cảnh giác với cả lý luận lẫn tham vọng bành trướng của nước Tàu.

    Riêng tôi nhận thấy, bài viết của nhà văn này chỉ giống như tô trát sơn vữa lên sự vật để làm nó có hình, có màu gì đó hấp dẫn người đọc hơn – chứ nó chẳng có chút cân lạng nào trong việc làm rõ hơn: “rút cuộc TQ hiếu hòa hay hiếu chiến – và liệu TQ có lý do gì để đánh VN không?”.

    Lịch sử, trong mọi trường hợp chỉ là cái cớ để người ta diễn dải chuyện ngày nay. Còn lý do để người ta làm việc này hay việc khác chẳng bao giờ liên quan đến lịch sử. Đó là chân lý.

    Ngày nay, khi TQ phát triển dần lên, đương nhiên họ sẽ dần mở rộng, kiểm soát mọi lĩnh vực, bao giờ cũng từ thấp đến cao, từ gần đến xa, từ tối cần thiết đến ít cần thiết hơn – bởi đó là lý lẽ phát triển của mọi định chế quốc gia. Trong công cuộc mở rộng bành trướng đó (giống Mỹ châu Âu thời trước) sẽ sản sinh ra vô vàn lý thuyết, sự diễn giải, quảng bá, hình ảnh, câu chuyện,… giống kiểu như câu chuyện của tác giả NHQ – để lý giải cho sự bành trướng của TQ. Nhưng tất cả những thứ râu ria đó đều chẳng hề quan trọng.

    Quan trọng chỉ là quá trình mở rộng kiểm soát của TQ, và những nhu cầu mục đích cho việc mở rộng.

    Với tình hình, bối cảnh hiện nay, TQ sẽ cần mở rộng và kiểm soát dần những lĩnh vực sau, theo thứ tự quan trọng tăng dần:

    1. Củng cố chính trị trong nước, giải nhiệt dần các mâu thuẫn xã hội (vì tồn vong chế độ)
    2. Nâng cao trình độ sản xuất, thâu tóm công nghệ, thay đổi cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập đầu người (tạo sức mạnh nội tại thực sự)
    3. Củng cố, hiện đại hóa quân đội để bảo vệ các quyền lợi làm ăn, kinh tế, để nước khác phải nể vì (đảm bảo an toàn phát triển)
    4. Mở rộng ảnh hưởng văn hóa, kinh tế, để tăng cường ảnh hưởng quốc tế, có lợi cho làm ăn phát triển
    5. Xây dựng lý thuyết về giá trị văn minh Tàu (như dân chủ tự do của Mỹ), truyền bá, gây ảnh hưởng
    6. Đạt sức mạnh quân sự, kinh tế, ngoại giao mang tính thống soái
    7. Thiết lập hệ giá trị Tàu trên quy mô vùng, toàn cầu, sẵn sàng can thiệp để duy trì sự độc tôn và giá trị Tàu.

    TQ hiện nay đang ở mức độ 1, 2. Quân sự của TQ, cả đầu tư và công nghệ, chỉ có ý nghĩa phòng thủ, thua xa Mỹ, còn lâu mới có thể tạo ảnh hưởng.

    Trong lúc này, trừ phi VN làm điều gì đồng nghĩa với đe dọa an ninh TQ, sẽ không có chuyện TQ đánh VN; càng không thể có chuyện TQ chiếm đóng VN như Tây Tạng. Tây Tạng đã là một phần của TQ, và cho Tây Tạng ly khai sẽ đồng nghĩa với việc bùng nổ phong trào ly khai và sự tan rã của TQ. Vì thế cách ứng xử của TQ với Tây Tạng không bao giờ giống với VN.

    Tương lai xa, nếu TQ được như Mỹ ngày nay, mà VN không theo quỹ đạo TQ, có thể TQ sẽ can thiệp vào VN. Nhưng xem ra điều này khó xảy ra, vì khi TQ được cỡ như Mỹ ngày nay, VN sẽ còn thân TQ hơn Mexico với Mỹ là khác. Lúc đó TQ sẽ chẳng có lý do gì phải “đánh VN cả”.

    Nhiều người lo ngại TQ chiếm VN. Thực tế chẳng nước nào thời nay ngu dại đi đánh chiếm một nước 90 triệu dân, tìm cách đô hộ, và hy vọng sẽ có hòa bình hay lợi thế kinh tế từ chuyện đánh chiếm đó.

    • Nguyen V N says:

      Mong các bạn người Việt thuần tuý hảy đọc kỷ lý luận ngoan cố của phản giáng Tàu Văn Minh này y nóị:

      Tương lai xa, nếu TQ được như Mỹ ngày nay, mà VN không theo quỹ đạo TQ, có thể TQ sẽ can thiệp vào VN. Nhưng xem ra điều này khó xảy ra, vì khi TQ được cỡ như Mỹ ngày nay, VN sẽ còn thân TQ hơn Mexico với Mỹ là khác. Lúc đó TQ sẽ chẳng có lý do gì phải “đánh VN cả”.

      Đọc chung đây là bài của Tàu viết 100%,VM còn dám doạ VN là nếu không theo” quỉ đạo của chúng TC thì chúng đánh VN, láo thật tức phải làm tay sai chúng, sátnhập chúng thì được thật đúng là đường lối của bọn CQ bán nước nhu nhược CSVN.

      Tên VM này lại nói ta đừng lo ngại TC chiếm VN, Thằng Tàu đã nuốt TS HS VN Bàn giôc v.v còn gì nữa mà “lo ngại”

      Chúng ta hảy đề cao cảnh giác đừng để bọn Tàu Cộng vào diễn đàn này chơi ta.
      Thân mến
      Nguyen V N

  2. Tuần Triệt says:

    À, mà bạn có biết người Việt Nam trả lời ra sao khi có người nêu lên vấn đề Trung Quốc và Tây Tạng hay không? Họ đáp: Đó là vấn đề nội bộ của Việt Nam. Xưa, Trung Quốc là một phần của Việt Nam và nay, Tây Tạng cũng là một phần của Trung Quốc. Đánh chiếm Trung Quốc , không phải là xâm lược. Mà là vấn đề trị an trong nội bộ Việt Nam! ( Xin lỗi Nguyễn Hưng Quốc).

    Bạn sẽ cãi với họ thế nào nhỉ ?

    • Nguyen V N says:

      Tuán Viet ơi
      Hay Hay

      Vậy ta đòi các tỉnh trên ải Nam quan của ta vì thuộc nội bộ ta. Chổ nào ta vượt qua phía Bắc trong chiến thắng quân Tàu (CT HV) thì là của ta đúng như théorie của cha nội Nguyễn hưng Quốc.

      Mẹc xì mẹc xì mong xừ Tuan Triet

      Nguyen VN

  3. kbc 3505 says:

    Thưa ông Nguyễn Hưng Quốc.

    Đọc tên ông tôi biết ông là người VIỆT NAM và tôi cũng biết ông có bằng tiến sĩ văn chương qua Google.

    Thưa ông, đọc đoạn cuối của bài viết tôi có hơi ngỡ ngàng khi ông viết:
    (Trích) “À, mà bạn có biết người Trung Quốc trả lời ra sao khi có người nêu lên vấn đề Việt Nam và Tây Tạng hay không? Họ đáp: Đó là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Xưa, Việt Nam là một phần của Trung Quốc và nay, Tây Tạng cũng là một phần của Trung Quốc. Đánh chiếm hai nước đó, bởi vậy, không phải là xâm lược. Mà là vấn đề trị an trong nội bộ Trung Quốc!

    Bạn sẽ cãi với họ thế nào nhỉ?” (Hết trích)

    Ông không cho biết ai nêu lên câu hỏi này. Hay là chính ông tự nêu lên? Thật là buồn cho dân tộc Việt với hơn 4 ngàn năm lịch sử. Câu ông hỏi và ông tự trả lời nó giống như câu hỏi của một cán bộ lãnh đạo VC hỏi quan thầy của chúng vậy. Thật là buồn ông Quốc ạ!

    Tôi đang tự hỏi khi viết bài này ông có còn nghĩ ông là người VIỆT NAM không?

    kbc3505

  4. Nguyen V N says:

    Tác giả đặt một câu hỏi ngớ ngẩn:

    Việt Nam là một phần của Trung Quốc và nay, Tây Tạng cũng là một phần của Trung Quốc. Đánh chiếm hai nước đó, bởi vậy, không phải là xâm lược. Mà là vấn đề trị an trong nội bộ Trung Quốc!
    Bạn sẽ cãi với họ thế nào nhỉ?

    Ông Nguyễn hưng Quốc thông hiểu lịch sử nhưvậy mà không tự trả lời được câu hỏi này sao lại thảy qua độc giả . Tức là ông muốn nói nêmu không trả lời được thì phải chấp nhận VN là một phần của TQ. Nếu vậy thì Ấn Đổ MiếnĐai Hàn, NHật Bản và cả Nga cũng là một phần của TQ chỉ ví là láng giềng gần chắc.

    Vậy thì trong các cuộc chiến Hoa Việt, nhiều lần VN đánh bạt TQ và lấn qua cả phần đất TQ, vậy tôi hỏi tác giả NHQ trả lời thế nào phần đất đó là của ông cha cố ta ngày trước là một phần của nước ta thì bạn trả lời ra sao?

    Tôi cũng xin nhắc tg lich sử xưa và cả cận đại dân tộc TQ tuy đông nhưng rất nhu nhược, nhát như thỏ đế nên bị các cường quốc tuy nhỏ nhưng xăm chiếm Tàu như Nhật bổnAnh quốc, bồ đào Nha v.v
    và gần đây nhất trong chiến tranh Hoa Việt TQ bị nhục là số tử thương gấp ba lần VN vô số bị làm tù binh một cách nhục nhả lại còn bị đánh bật ra khỏi biên giới thì yêu cầu tác giả chớ có lập lờ đễ ta chấp nhận cuộc đồng hoá không thể thành công đối với VN quật cường.

    Việt Nam là Việt Nam xin tg đứng lập lờ vô ích. TC xưa nay vẫn là con cọp giấy chúng rất sợ dân Việt, chỉ có mầy tên Viet Gian Viet công là cố tình giúp TQ xâm chiếm và đồng hoá tả nhưng VC không phải là dân tộc VN mà chỉ là vài tên phản tặc.

    THân chào và mong tg đừng làm nghề quảng cáo cho TQ

    Nguyen V N

  5. lão làng says:

    Thực tâm mà nói TQ trong suốt quá trình lịch sử muốn đồng hóa dân tộc Việt nhưng luôn gặp thất bại, dưới con mắt họ VN là miếng mồi khó nuốt.Nói đi cũng phải nói lại , TQ theo lời nói của tên đại diện cũng có phần nào đúng”TQ không hề đe dọa hay bành trướng..”, trong lịch sử VN khi TQ có cơ hội tiến hành xâm lược là do có kẻ sang nhờ họ che chở hay duy trì quyền lực (thời Ngô Quyền có Kiều công Tiển , thời Trần có Trần Cao, thời Tây Sơn Quang Trung Nguyễn Huệ có Lê chiêu Thống…còn thời nay chắc mọi người ai cũng rõ ) do đó “Tiên trách kỷ , hậu trách “Tàu cộng” “.

Phản hồi