WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tầm vóc lịch sử của tổng thống Ngô Đình Diệm

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ảnh Wikipedia

Mặc dầu TT. Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu đã bị chết một cách thảm bại, nhục nhã. Nhưng lịch sử đôi khi thật công bằng. Với độ lùi thời gian 50, càng ngày chân lý và sự thật càng được công khai và rõ ràng.. Đất nước do cộng sản quản lý càng sa lầy, càng thối nát thì người ta càng thấy nền Đệ Nhất Cộng Hòa miền Nam là ưu vượt là tốt đẹp, là đáng sống. Ít lắm ở nơi đây cũng là một mảnh đất lành cho con người trú ngụ và sống xứng đáng con người.

Ngay những sử gia Mỹ cho chí đến những kẻ thù oán ông Diệm một cách không khoan nhượng cũng đến lúc cần nghĩ lại và chỉnh sửa lối nhìn một chiều của họ. Ngày nay, người ta phải thừa nhậnn ông Diệm không là bù nhìn của Mỹ, không là bè lũ Mỹ-. Diệm- Ngày nay, càng hiếm có người nào còn có chút lòng, còn chút suy nghĩ so sánh thực trạng đất nước dám công khai chê trách.

Và mọi cố gắng tìm hiểu về VNCH- nhất là thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa-, không thể không bắt đầu bằng ông Diệm. và ngay cả thời kỳ sau chế độ Diệm- không có Diệm.

Ngày nay nhìn lại giai đoạn ấy, ông Diệm đã phủ bóng lên tất cả những xung đột tranh cãi, khen chê cũng như nhửng âm mưu thủ đoạn dẫn đưa đến cái chết của ông ấy và sự tan rã của miền Nam Việt Nam.

Cái chết ấy không chấm dứt một giai đoạn lịch sử mà như bóng ma theo đuổi bất cứ ai muốn tìm hiểu con người ông như một ám ảnh không rời. Ông Diệm còn sống mãi..ngay đối với cả những kẻ thù ghét ông thuộc nhiều phía. Cuộc cách mạng lật đổ ông Diệm không nhất thiết đưa tới một một sự ổn định như nhiều người mong muốn.

Nó tạo ra sự tan vỡ về thể chế và nhất là sự mất niềm tin vào chủ quyền quốc gia- Và nếu nói cho cùng thì đến lúc đó, miền Nam thực sự có một khoảng trống lãnh đạo không ai thay thế được. Nhiều chính trị gia đủ loại đã có dịp ở vai trò lãnh đạo đã tỏ ra bất lực và yếu kém. Phần người Mỹ dù có truyền thống dân chủ lâu đời, nhưng khi xuất cảng những khái niệm, tự do-dân chủ, khái niệm độc lập-tự chủ thì cho thấy họ đã dẫm đạp lên chính những điều mà họ đòi hỏi nơi các xứ đang mở mang..

Ai cho phép họ cái quyền thay thế, ngay cả âm mưu ám hại một tổng thống đương nhiệm bất chấp mọi nguyên tắc ứng xử, bất chấp quyền tự chủ của dân tộc?

Nhưng ngày nay, phải nhìn nhận có một xu hướng lịch sử như gió đổi chiều.

Một sự đánh giá lại lịch sử, một sự nhìn nhận những ngộ nhận, xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử-con người.

Tầm vóc lịch sử- con người NĐD- thành quả của nền Đệ Nhất Cộng Hòa trở thành biểu tượng cho một giai đoạn sáng ngời với nhiều oan nghiệt!!

Ngược lại, lãnh tụ Hồ Chí Minh càng được bôi vẽ thì càng ngày những vết bôi vẽ càng lở loét, để lộ bộ mặt thật của ông ấy..

Theo R. Nixon: Không giống Hồ, Diệm là một người yêu nước chân chính. Và mọi so sánh hai nhân vật này là thừa và lố bịch. Quan tâm hàng đầu của ông Diệm là ổn định trật tự. Không thể có một chính quyền mạnh, nếu không chấm dứt tình trạng chia năm xẻ bẩy làm suy yếu quốc gia. Cho nên, việc diệt trừ Bình Xuyên là một việc làm chính đáng của chính quyền, mặc dầu phải trả một giá không nhỏ. Ông Diệm đang phải tiến hành hai công việc một lúc: Vừa phải ổn định và vừa phát triển một đất nước có chiến tranh đồng thời mong giành được chiến thắng cộng sản.

Tiếng tăm của ông Diệm phần lớn nhờ vào những chương trình cải cách xã hội. Ông là một khuôn mặt được quý mến bởi những người dân thường hơn là những chính khách cả Việt lẫn Mỹ ở Saigòn.(…)

Cái lỗi lầm của chính quyền Keendy là đã ký thỏa ước Trung Lập Lào, mở đường cho cộng sản miền Bắc xâm nhập.. Ông Ngô Đình Diệm đã tỏ bầy sự tuyệt vọng đối với quyết định này của người Mỹ.. Từ nay, đường mòn Hồ Chí Minh trở thành một xa lộ cho sự xâm nhập của Hà Nội, chúng ta đã đặt Hồ Chí Minh ngồi vào cái ghế tài xế trong cuộc chiến tranh Việt Nam.(..)

Diem quyết tâm duy trì độc lập chủ quyền và thường phản bác hoặc không quan tâm đến những ý kiến của các cố vấn người Mỹ. Nói chung, ông tự hào là một người quốc gia không chịu nghe theo những chỉ thị đến từ người Mỹ cũng như trước đây từ phía người Pháp (1).

Cái sai lầm thứ ba của chính quyền Kennedy ở miền Nam, năm 1963 là có những bất đồng gia tăng với ông Diệm và họ đã khuyến khích và ủng hộ cuộc đảo chính quân sự chống lại ông Diệm. Cái giai đoạn đáng xấu hổ chấm dứt với việc giết ông Diệm và mở đường cho một giai đoạn chính trị hỗn loạn ở miền Nam và đã buộc chúng ta phải gửi quân lính tham gia vào cuộc chiến tranh..

Ông Diệm ổn định tình hình miền Nam như một hòn đá tảng giữ cho tòa nhà khỏi sụp đổ.. Mọi xu hướng chính trị khác biệt phải quy tụ về một mối và ông điều hợp sự khác biệt giữa các nhóm ấy và đặt tất cả các nhóm ấy về vị trí của mình.

Và người ta chỉ hiểu được vai trò quan trọng sống còn của ông Diệm một cách rõ ràng sau cái chết của ông, khi mà toàn thể hệ thống chính trị miền Nam đã sụp đổ(2).

Hình ảnh ông Diệm bị các ký giả Tây Phương mở một mặt trận báo chí gán cho ông đủ thứ như độc tài gia đình trị, đàn áp phật giáo thì nay hình ảnh một lãnh tụ đạo đức, tài ba và có lòng yêu nước chân thành- không phải tự nhiên- đã được tưởng niệm khắp nơi trên toàn thế giới- ở những nơi nào có người Việt cư ngụ-.

Thật sự giữa hai người lãnh tụ giữa hai miền nay so sánh thì một người đang sống lại và một người đang chìm dần vào dĩ vãng mà người ta có ấn tượng là như thể bị lừa.

Nhưng nếu tìm hiểu thấu đáo, ta sẽ hiểu là do ông Diệm có lập trường kiên định, đặt để chủ quyền độc lập dân tộc lên hàng đầu và lý tưởng chống thực dân Pháp bằng mọi giá mà không có chỗ cho sự thỏa hiệp.

Cái chết tủi nhục của ông Diệm sau khi chết đang trở thành biểu tượng chân chính, một lý tưởng cho người Việt Quốc Gia.

Mặc dầu vậy nơi tấm mộ bia của ông ở Lái Thiêu còn bị che dấu tên thật. Người ta chỉ để tên Thánh Goan Baoxitita-Huynh. Huynh là để chỉ là anh..

Điều ấy đã đến lúc cần phải sửa đổi..

Những người ái mộ ông Diệm đã có lần lập tấm bia mộ ông với tên Ngô Đình Diệm. Chính quyền cộng sản đã e ngại và ra lệnh gỡ bỏ tấm bia đó.

Rõ ràng Hà Nội sợ ngay cả một người đã chết- ngay cả một tấm bia mộ- giống như trong trường hợp bức tượng người lính ở Nghĩa trang quân đội ở biên Hòa trước đây.

Tầm vóc lịch sử của con người ấy nay được nhìn lại và những nhà viết sử trẻ thuộc thế hệ thứ hai như Catton, Jessica Chapman và nhất là Edward Miller đã cất lên một tiếng nói khác-.

Tiếng nói của lòng trung thực không bị lấn áp bởi những quyền lợi chính trị phe phái. Trong số ấy còn phải kể thêm hai nhà sử học trẻ người Việt là Trần Thị Liên và Nguyễn Thị Liên Hằng.

Họ không bị quá khứ bao vây ràng buộc hay ưu tư ám ảnh về việc bênh hay chống ông Diệm.

Những nhà sử học trẻ với thời gian đủ để bình tĩnh nhìn lại đã vượt qua những nhà sử học lớp đàn anh như Bernard Fall, Jean Larteguy, John Prados, Neil Sheehan hay những Haberstam, Frank Snepp. Những người này phần đông đã phóng đại những sai lầm bất kỳ lớn nhỏ của một chế độ Cộng Hòa còn non trẻ dựa trên một mẫu thức một chế độ dân chủ có dộ dài lịch sử cả vài trăm năm. Mang vài trăm năm ra như thước đo để đòi hỏi một sớm một chiều thay đổi cả một hệ tư tướng phong kiến, thuộc địa cả ngàn năm là một đòi hỏi vô trách nhiệm.

Quả thực hiện nay có một sự nhìn lại, đánh giá lại các công trình dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa như các thành quả không chối cãi đượ như: Ổn định một triệu người di cư- dẹp Bình Xuyên- ổn định trật tự xã hội- Phát triển giáo dục y tế và tạo dựng một quân đội hùng mạnh- có uy tín trên trường Quốc tế vỏn vẹn với thời gian ngắn ngủi chín năm.

Chân dung ông Ngô Đình Diệm trước đây từng bị bôi nhọ bởi nhiều nhà báo trong và ngoài nước- nhất là kể từ năm 1960 trở đi dưới thời kỳ TT Kennedy..

Tuần trăng mật của chế độ Ngô Đình Diệm chỉ thật sự an bình và được sự ủng hộ nhiệt tình cho đến hết nhiệm kỳ của đảng Cộng Hòa thời tổng thống Eisenhower. TT. Mỹ đã đón tiếp ông Diệm- một trong những trường hợp hiếm hoi- như một thượng khách và ra tận máy bay đón chào ông và cả hai đi diễu hành trên một chiếc xe mui trần được đám đông dân chúng đón chào trên đường phố Broadway ở thành phố Nữu Ước năm 1957. Ít vị quốc khách nào của Mỹ được đón tiếp long trọng như vậy.

Nhưng từ khi TT Kennedy lên làm tổng thống thì tình trạng mỗi ngày mỗi xấu đi mà nhà sử học trẻ Edward Miller, xuất bản một cuốn sách gần đây đã lấy tựa đề tên sách đầy mỉa mai của ông là: Missaliance- Ngo Dinh Diem, The United State and the fate of South Viet Nam. (Cuộc hôn nhân không cân xứng, Ngô Đình Diệm and the fate of South Viet Nam)

Cuộc hôn nhân không tương xứng ấy mỗi ngày một căng thẳng dẫn đến đổ vỡ- như một thứ chiến tranh lạnh giữa đôi bên- dẫn đưa đến quyết định của chính TT Kennedy là phải thay thế Diệm. Diem must go..

Tại sao lại có sự căng thẳng ấy?

Là bởi vì TT. Ngô Đình Diệm là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn viễn kiến về chính trị có đường lối hẳn hoi mà không có một nhà lãnh đạo miền Nam nào từ thời Bảo Đại có được.

Theo chính ông Ngô Đình Diệm thường bày tỏ trong các bài diễn văn của ông là, nguyên tắc căn bản của một nhà lãnh đạo đất nước là phải đặt chủ quyền đất nước, độc lập dân tộc như một nguyên tắc không thể tương nhượng-.

Không có độc lập, tự chủ thì không có gì hết- Tout ou rien- Hoặc là có, hoặc không có..

Và chủ quyền là bất khả tương nhượng. Người ta không thể vì lợi ích vật chất mà mất chủ quyền. Ông lấy tỉ dụ, nếu cứ nghe người Mỹ thì cuối cùng ông chỉ còn là một thứ con bài cho người ta sai bảo. Chính Ed Lansdale trong một bài phỏng vấn truyền hình do Stanley Karnow thực hiện đã thú nhận rằng 10 ý kiến đưa ra cho ông Diệm thì may ra một điều được ông nghe theo.

Đó là một sự thật để sau này giải tỏa được những tuyên truyền của cộng sản như: Ông Diệm là con bài của Mỹ, Mỹ-Diệm hay trục của điều xấu: Spellman-Vatican- Diệm.

Đường lối thứ hai của ông là chống Pháp thực dân và chống cộng sản độc tài.

Chính vì ba nguyên tắc này mà ông được coi như là thuộc lực lượng thứ ba (3e force). Nghĩa là chống cả Pháp lẫn thực dân. Nhiều người cho là ông Diệm là người bướng bỉnh, cố chấp, người khác cho ông là không có cái mềm dẻo chính trị của một chính trị gia, hoặc ông là loại người ngây thơ, thiếu bén nhậy chính trị.

Tất cả những nhận xét trên chỉ đúng một phần, phần còn lại là sai, vì họ đã không hiểu những viễn kiến chính trị của ông.

Viễn kiến chính trị ấy ông đã theo đuổi suốt cuộc đời làm chính trị của ông và sau này xét công hay tội đều phải căn cứ trên viễn kiến chính trị này.

Tiến sĩ Trần Thị Liên trong luận án tiến sĩ sử của bà cho thấy rằng cả người Pháp lẫn Bảo Đại cũng như giới lãnh đạo công giáo như giám mục Lê Hữu Từ đều cho thấy ông Diệm và Nhu là những người không bao giờ chấp nhận hai chữ Thỏa Hiệp.

Ông Ngô Đình Nhu từng viết như sau về lập trường cố định của anh em ông: Và theo ông Nhu: nguyên tắc nền tảng để có thế cứu vãn Việt Nam là (3).

Điều quan trọng đối với ông Nhu là từ chối tất cả sự hợp tác với người Pháp, bởi vì theo ông ta tất cả các người công giáo đều có hai bổn phận: với tư cách người Việt Nam phải loại trừ khỏi ách đô hộ của người ngoại quốc và tranh đấu chống lại ý thức hệ cộng sản.(…)thỏa hiệp với người Pháp không phải là một giải pháp. Chẳng những vậy còn là một tội ác làm suy yếu lực lượng kháng chiến..(..)

Ông Nhu viết tiếp: chủ nghĩa quốc gia tranh đấu một mất một còn là vũ khí hữu hiệu chống lại cộng sản và chủ nghĩa thực dân.

Bảo Đại sau khi gặp Bollaert ở Hồng Kông cũng ghi lại thái độ của ông Diệm như sau:

Diệm là người phản đối mạnh mẽ nhất. Đối với Diệm, những nhượng bộ của Pháp rõ ràng không đủ khi hạn chế chủ quyền quốc gia bằng cách sát nhập vào Liên Hiệp Pháp. Đối với ông ta, đó là những đề nghị sai lệch. Trần Văn Lý cũng chia xẻ quan điểm của ông Ngô Đình Diệm. Cả hai đã bị ảnh hưởng bởi các diễn tiến của các phong trào giải thực đang diễn ra đồng thời tại Ấn Độ và Miến Điện và họ đã đưa ra một chương trình nhờ đó cho phép Việt Nam có quy chế tự trị Domino.(Quy chế tự trị trong Liên Hiệp Anh- NVL).

Đối với họ, đó là giải pháp duy nhất có thể chấp nhận được đối với những người quốc gia Việt Nam. (4)

Lần chót trong một buổi họp ở Hồng Kông với Bảo Đại, một lần nữa ông Diệm đã lên án một cách mạnh mẽ về con đường thỏa hiệp của Bảo Đại khi ông này đặt bút ký vào Hiệp định Élysée. Ông Diệm coi đây như một sự đầu hàng người Pháp. Sau đó, kể như hai bên đoạn giao.

Và Bảo Đại tỏ ra thất vọng viết:

Với Diệm, chúng ta chỉ có một thái độ chờ đợi.(5)

Lập trường chính trị cứng rắn của ông Diệm cũng buộc lòng giám mục Lê Hữu Từ gửi một phái viên thân cận là luật sư Lê Quang Luật nhằm thuyết phục ông Diệm về hợp tác với Bảo Đại. Kết quả là bị ông Ngô Đình Diệm phủi tay. Lê Quang Luật cho người Pháp hay là kết quả thương lượng không đem lại kết quả gì vì thái độ cứng rắn của ông Diệm:

Ngô Đình Diệm không cho thấy một chút hy vọng gì ông ta ra khỏi thái độ chờ thời (attentisme) và thay đổi quan điểm chính trị của ông ta. Ông Diệm tỏ ra một thái độ ghét cay ghét đắng Bảo Đại vì lý do Bảo Đại là người có cá tính mềm yếu và không vững vàng. Giả dụ nếu Ngô Đình Diệm chấp nhận lên cầm quyền, ông ta sẽ tiến hành một cuộc chiến chống Cộng sản tới cùng với điều kiện được sự hỗ trợ của Bảo Đại.

Và sự hỗ trợ đó đã không có.

Diệm đã không muốn tham gia chính quyền vì những xác tín chính trị của ông ta. (6)

Cũng theo đường lối này mà đã ba lần ông từ chối lời mời của ông Bảo Đại ra làm thủ tướng. Lần đầu lúc ông làm thượng thư triều đình, ông đã xin từ chức, tiện đó Bảo Đại đã cách chức và tước đoạt mọi phẩm hàm vào năm 1933, sau đó lại cho phục chức. Khi bị cách chức, ông mất danh vị nhị phẩm triều đình và lương bổng 400/tháng. Viết về việc này, ông Phan Khôi cho rằng trong vòng 50 năm trở lại đây từ đời Thành Thái chưa có một vị sĩ phu bào có khí tiết và danh dự như Ngô Đình Diệm. Danh ông nổi như cồn về việc từ chức của ông để phản đối Bảo Đại thỏa hiệp với Pháp. Phan Khôi viết:

Sĩ phu liêm sỉ chi đạo táng, chính câu ông Phan Châu Trinh nói như thế. Con người mất cả liêm sỉ là con người bỏ; huống chi cả một đám người mất liêm sỉ, mà còn mong gì được ư?

Nhờ ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, nhờ sự cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm vớt lại nhiều ít, họa may cái lòng liêm sỉ của sĩ phu Việt Nam ngoi dạy chăng? (7)

Cụ Phan Khôi mới chỉ nhấn mạnh tới cái đức tính liêm sỉ của ông Ngô Đình Diệm. Nhưng điều chính yếu trong việc từ chức này là một quan điểm chính trị dứ/t khoát không hợp tác với Pháp.

Nhưng cũng vì đường lối cứng rắn của ông nên ông cũng bị cộng sản lên án tử hình và Pháp không bảo đảm an ninh cho ông-. Ông buộc lòng phải dời Việt Nam chọn bước đường lưu vong vào tháng 8-1950 cùng với ngưới anh là Giám mục Ngô Đình Thục.

Thoạt đầu ông ghé Hồng Kông rồi sang Nhật Bản. Ở đây ông có dịp gặp lại một đồng chí của ông là Cường Để- ông đã xưng hô là bệ hạ-.Nhưng lá bài Cường Để đã không còn hữu dụng khi Nhật thua trận với đồng minh.

Ông cũng tìm cách xin găp vị tướng lừng danh của Mỹ là Douglas MacArthur. Nhưng đã không có kết quả..

Một cái may mắn là ông đã gặp được một giáo sư người Mỹ, làm tình báo cho CIA, ông này sãn sàng giúp đỡ ông Diệm và họ đã trở thành bạn. Đó là ông Wesley R. Fishel. (giáo sư Khoa Học Chính Trị, Michigan State University, 31, được coi là một chuyên gia đầy tài năng và có nhiều quan hệ với những nhân vật lãnh đạo ở Á Châu). Ông này nhận ra ông Diệm là một gương mặt sắc bén về chính trị, có niềm tin mãnh liệt và quyết liệt chống Cộng. Ông cũng là người đưa ông Diệm vào làm việc trong cơ quan của ông với tư cách một chuyên viên đặc trách về Đông Nam Á.

Thật ra, sang Mỹ, phần lớn thời gian ông Diệm phải nằm chờ thời tại một tu viện ở Nữu Ước. Linh mục Phó viện truởng của tu viện tên là Daniel Lyons, dòng tên, sau này có viết lại trong cuốn sách của ông: Viet Nam Crisis như sau

Ông Diệm ở lầu hai và ngày ngày ông học thêm tiếng Anh và đọc lịch sử Mỹ Quốc. Vì không phải một nhân vật có chức quyền nên không được giới chức Mỹ tiếp đón. Họ tỏ ra lạnh nhạt với ông.(8)

Sau này do Fisel giới thiệu ông quen biết được một vài nhân vật trong chính giới Mỹ như các hồng y Cushing và nhất là Spellman và các thượng nghị sĩ dân chủ như Mike Mansfield, John F. Kennedy, nhất là ông tòa William,O Douglas và linh mục Raymond J. de Jeagher..( ông đã quen biết linh mục này từ năm 1947).

Kết quả của những mối liên lạc này cũng không đi đến đâu và ông tỏ ra tuyệt vọng. Mùa xuân 1953 ông quyết định bỏ nước Mỹ từ bỏ chính trị đến ở một tu viện dòng Benedictin, St Andre ở Bỉ..

Trong bữa ăn từ giã nước Mỹ do ông tòa William O. Douglas khoản đãi ông Diệm vào ngày 8-5-1953, ông Diệm đã có dịp gặp những vị khách mời quan trọng như Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield và John F. Kennedy. Trong bữa ăn này, một lần nữa, ông Diệm phê phán Bảo Đại vẫn đi tìm một giải pháp chính trị ảo vọng bằng cách tựa vào thế Liên Hiệp Pháp .

Ít ra thì ông cũng gửi đi đuợc một tín hiệu cho chính giới Mỹ thấy rằng lá bài giải pháp Bảo Đại tỏ ra không hợp thời nữa và ngụ ý rằng không ai khác, ngoài ông ra có thể đưa được bài toán giải đáp cho những vấn đề phức tạp của Việt Nam.

Việc rời khỏi Mỹ là dấu hiệu cho thấy ông Diệm không tìm được một lối ra cho bài toán VN ra khỏi quỹ đạo người Pháp, đồng thời không tìm được sự ủng hộ tích cực của chính giới Mỹ để chống cộng sản.

Điều đó cho thấy rõ ràng con đường chính trị của Diệm là khởi từ Paris chứ không phải Hoa Thạnh Đốn.

Về Paris, ông có dịp được gặp TT Pháp và sau đây là nội dung được ghi lại trong Hồi Ký của TT Pháp như sau:

Nỗi lo lắng chính yếu của nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo là sự chấp nhận một chính quyền Việt Nam hoàn toàn độc lập. Không thể chấp nhận tình trạng hai quyền lực (dualité) chính quyền. Nghĩa là cần có một chính quyền thực sự có trách nhiệm.

TT. Vincent Auriol ghi nhận thêm:

Một lá bài chính đáng có thể một ngày nào đó phải được dùng đến  : Diệm một người Quốc Gia thuần túy. Một người đã chống đối lại chúng ta một cách kịch liệt. Một người rất khó để có thể điều khiển. Nhưng trung thực và liêm khiết. Rất là đố kỵ với thối nát lúc nhúc chung quanh Bảo Đại, và là một người có uy tín lớn lao. (9)

Gần đây nhất, chúng tôi được biết linh mục bề trên dòng Benedictin, tại Bỉ, Viện phụ René Forbe, bề trên của Đan Viện. Sau 60 năm giữ kín lá thư của ông Diệm xin đi tu trong bậc trợ sĩ. Trong dịp công bố lá thư này, có sự chứng kiến của một số thân thuộc của ông Diệm như bà Charlotte Ngô Đình Luyện, bà Marie Claude Ngô Đình Luyện và bà E1lizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng- em gái cố hồng y Nguyễn Văn Thuận-. Cũng theo vị bề trên Đan Viện, ông Diệm đã trú ngụ ở Đan Viện 6 tháng trước khi quyết định rời tu viện.

Lá thư xin đi tu của ông Diệm là một tài liệu vô cùng quý giá, vì nó làm sáng tỏ sinh mệnh chính trị của ông Diệm, đánh tan cái dư luận ác ý, thổi phồng gán ghép ông Diệm là một lá bài của Mỹ qua cái trục Spellman- Vatican- Ngô Đình Diệm.

Đối với tôi, lá thư xin đi tu của ông Diệm là một soi sáng lịch sử sau 60 năm. Nó cho ta thấy rằng một lúc nào đó: Nắng đã lên. Sự thật được trả về cho sự thật.

Trong Viet Nam, a History, Karnow cũng đã đưa ra một khẳng định phủ nhận những tin đồn của một vài tác giả Mỹ như Robert Scheer trong How the United States got involved in Viet Nam và tác giả Việt (trường hợp Vũ Ngự Chiêu)là có tính cách tiểu thuyết xây dựng chung quanh huyền thoại Spellman này.

Sau này sử gia Edward Miller cũng đồng quan điểm với Stanley Karnow cho rằng: Những quan niệm cho rằng công giáo là yếu tố chủ chốt giải thích cho khả năng giành được sự ủng hộ của người Mỹ giỏi lắm cũng chỉ là phóng đại.(10)

Và nếu chúng ta căn cứ vào những người trong cuộc như Bảo Đại, chúng ta thấy rõ việc chọn lựa ông Diệm làm thủ tướng là quyết định từ Bảo Đại với sự tham khảo ý kiến của nhiều chính giới ở Pháp và rằng những người này đều đồng ý việc chọn lựa ông Diệm làm thủ tướng..

Cùng lắm một vài chính giới Mỹchỉ đóng vai trò tham khảo như các ông Bedell Smith và Bonsai. Và chỉ khi đã quyết định chọn ông Diệm rồi, ông Bảo Đại mới tiếp xúc với Ngoại Trưởng Foster Dulles để cho biết quyết định của mình.

Tóm lại có tham khảo phía Mỹ mà không có bất cứ áp lực nào từ phía người Mỹ trong quyết định chọn ông Diệm làm thủ tướng.

Phần Arthur J.Dommen đã dành hẳn một chương nói về việc này nhan đề: The choice of Diem trong đó nhấn mạnh chính ông Bảo Đại có quyết định về việc chọn lựa khó khăn này:

4 ngày trước khi đến Paris, Bảo Đại đã triệu Ngô Đình Diệm từ tu viện St Andrew Bruges đến gặp ông ta. Một chủ đích rõ ràng muốn giao trọng trách cho Ngô Đình Diệm bất kể sự chống đối của người Pháp. Trong đó dù không trực tiếp nói ra, ông Bảo Đại cũng muốn sự đồng tình ủng hộ về phía người Mỹ. (11)

Trong cuốn sách của Edward Miller nêu ở trên, ông còn khẳng định rằng:

Những điều viết biếm họa về ông Diệm chỉ căn cứ trên những giả định sai lầm và nhiều những điều kết luận rút ra từ những giả định đó đều sai lạc..Chẳng hạn trái ngược với những đồn đại, Diệm chỉ là thứ bù nhìn của Mỹ, Diem đã nắm được quyền hành vào năm 1954 chỉ do những cố gắng cá nhân của ông và của những anh em của ông, mà không do một vận động áp lực nào từ phía Mỹ.

Edward nói thêm:

Và ngay sự thành công kế tiếp trong việc củng cố quyền lực của ông ở miền Nam VN cũng chỉ là do kết quả do những vận dụng của riêng ông mà thôi. (12)

Và phải chăng viễn kiến chính trị về một con đường thứ ba vừa chống Pháp, vừa chống Việt Minh nay là thời cơ thuận tiện để ông Diệm thực hiện giấc mơ chính trị của mình?

Cái chết của ông kéo theo một thảm trạng của miền Nam cuối cùng chỉ vì muốn bảo vệ chủ quyền độc lập quốc gia, không đồng thuận với người Mỹ.

Quả đúng là một cuộc hôn nhân gượng ép mà ngay từ đầu cả hai bên đều thấy không thể kéo dài được nữa.

————————————————-

Ghi chú:

(1) No more Viet Nam, Richard Nixon 57-62

(2) No more Viet Nam. Ibid trang 63-65

(3) Trần Thị Liên, Les Catholiques Vietnamiens pendant la guerre d’indépendance ( 1945-1954) entre la reconquête coloniale et la résistance communsite.

(4) Bao Đai, Le Dragon D’Annam, 1980, trang 190-200

(5) Bao Dai, Ibid, trang 198

(6) ASAT 10 11 1039, Hanoi, le 24-3-1950, Fiche sur entretien avec Mr Le Quang Luat le 23-3-1950, peu après son retour à Sài Gòn

(7) Việt-studies, Một việc rất có ảnh hưởng đến tâm thuật của sĩ phu. Cách chức và khai phục ông Ngô Đình Diệm, Lại Nguyên Ân

(8) Viet Nam Crisis, Stephen Pan, Daniel Lyons, S.J. trang 82-83

(9) Vincent Auriol, Journal du Septennat ( 1947-1954). Trích lại Tran Thi Lien, Ibid, trang 521

(10) Vision, Power and Agency : The ascent of Ngo Dinh Diem 1945-1954 Eddward Miller, journal of southeast Asian Studies, trg 433-458, trích lại trong cuộc Cách Mạng Nhân Vị

(11) The Indochinese Experience, Arthur J. Dommen, trang 237

(12) Misalliance, Ngo Dinh Diem, The United States and the fate of Viet Nam, Edward Miller, trang 15

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

253 Phản hồi cho “Tầm vóc lịch sử của tổng thống Ngô Đình Diệm”

  1. Vân Nam says:

    Xin đính chính:

    Ông Nguyễn Văn Lực, thân sinh của ông phi công Nguyễn Văn Cử là một trong những lãnh đạo cuả Việt Nam Quốc Dân Đảng, chứ không phải là người cuả đảng Đại Việt.

    Xin nhận lỗi đã lầm lẫn!

  2. Le Van 9 says:

    Ông NXV mần tư lệnh không quân tuy đang công tác ở Đài Loan nhưng cũng về nước nhận trách nhiệm về vụ hai ông Quốc, Cử ném bom ám sát tổng thống. Ông Vinh xin từ chức và xin được đi Mỹ tu nghiệp bay bổng. Ông Diệm chấp thuận. Ông Vinh ở Mỹ học tới bến, thành danh giáo sư. So sánh với số phận vợ con Đại tá Hồ Tấn Quyền tư lệnh hải quân của ông Diệm mà không khỏi ngậm ngùi. Google YouTube mà xem video phỏng vấn vợ ông ta. Cái lũ tướng tá này tệ lậu, hè hạ, có khi còn không bằng nhiều thằng tướng cướp! Ông Diệm chết lúc tớ chưa ra đời. Đọc sử bàn chơi vậy thôi.

  3. Ý Kiến says:

    Đúng đấy . Nhưng hình như BBT ĐCV quên mất điều lệ này rồi . Chắc .
    NÓI ZẬY MÀ KHÔNG PHẢI ZẬY.

  4. Tuổi trẻ VN phải nhớ says:

    Vụ đánh bom Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh bởi MTGPMN, ngày 25-6-1965

    Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, Bến Bạch Đằng, Sàigòn. Vào tối ngày thứ Bảy, 25 tháng 6, 1965 vào khoảng 8:15. Bên trong nhà hàng, các thực khách đang ăn uống vui vẻ. Bên ngoài nhà hàng đông đúc người dân Sàigòn đang ngồi hóng mát hoặc đi dạo mát dọc bờ; các trẻ con đang chạy nhảy, chơi đùa ngay đó. Cũng gần đó nhiều người dân đang đứng đợi phà Thủ Thiêm. Bổng có 2 tiếng nổ chát chúa xé tan màn đêm xảy ra liên tiếp, chỉ cách nhau vài giây. Một khối chất nổ đặt trên một chiếc xe đạp bởi đặc công MTGPMN, Lê Văn Rãy, dựng kế bên thùng thuốc lá ngay sát nhà hàng và một quả mìn Claymore đặt ở bờ sông hướng lên bờ bởi đặc công MTGPMN Huỳnh Phi Long (bí danh Huỳnh Anh Dũng). Ngay sau tiếng nổ đầu tiên, những người sống sót bỏ chạy tán loạn nhưng chỉ để bị đốn ngã bởi tiếng nổ thứ hai. Sau đó là một quang cảnh rùng rợn với thây người nằm la liệt, bất động hay oằn oại trong các vũng máu và các tiếng khóc la vang trời. Trong đống thây người đó có đủ hạng người từ đàn ông tới đàn bà và con nít, một số là người Mỹ, nhưng hầu hết là thường dân VN. Tổng cộng có 42 người bị thiệt mạng và khoảng 81 người bị thương. Trong số người bị thiệt mạng có 18 người Mỹ, 21 người Việt, và 4 người ngoại quốc khác. Trong số người bị thương có 16 người Mỹ, 3 người ngoại quốc khác, và 62 người Việt. Trong số những người bị chết hoặc bị thương, có người là thực khách bên trong nhà hàng, có người chỉ là thường dân ngồi hóng mát hay đi dạo mát bên ngoài hoặc đang đứng chờ phà qua sông. Các nạn nhân được đưa đến điều trị tại Bệnh Viện Hải Quân Hoa Kỳ. Ngày hôm sau Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời chia buồn cùng gia đình nạn nhân. Đài Phát Thanh Hà Nội tuyên dương “thành tích vẻ vang của đội biệt động thành Sài Gòn”! Huỳnh Phi Long được cấp trên tặng thưởng huân chương Chiến công hạng nhất, các đồng chí Lê Văn Rãy, Tám Sâm, Kiều Nương và Nguyễn Thị Hoài đều được tặng huân chương Chiến công hạng 3. Riêng tập thể đội biệt động 67 được tặng thưởng huân chương Quân công hạng 3. Phiá Việt Cộng và đài Radio Hà Nội cho rằng, “…Nhà hàng nỗi Mỹ Cảnh tại bến Sài Gòn là một chổ thu hút về đêm của những người Mỹ xâm lược…hàng trăm người Mỹ xâm luợc và tay sai đã bị giết hoặc bị thương…một số lớn những người Mỹ xâm lược bị chết và bị thương đã được di tản khỏi nhà hàng. Thêm nữa, nhiều xác chết của kẻ xâm lược vẫn còn bị đè dưới bàn ghế và mảnh vỡ của nhà hàng…Nhà hàng nỗi Mỹ Cảnh bị thiệt hại nặng. Một tầu chiến của Mỹ đậu bên cạnh cũng bị nổ tung…”. Sự thật thì, nhà hàng này và bến Bạch Đằng quanh đó là nơi thu hút rất nhiều dân Sài Gòn đi dạo mỗi buổi chiều, kể cả người đạp xích lô, người coi cửa tiệm, và trẻ em. Đa số những người bị chết và bị thương là những người thường dân. Và không giống như đài Radio Hà Nội đã nói, nhà hàng bị thiệt hại nhẹ và đã mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 30 tháng 6. Hai quả bom này dùng để giết người chứ không phải làm thiệt hại nhà hàng, và không có tầu nào bị phá hủy cũng không có tầu chiến nào đậu gần nhà hàng.

    Posted by Admin ĐN.
    By Lịch sử Việt Nam qua ảnh · Updated about 12 months ago.

    • saovang says:

      Khủng bố là nghề lâu năm của Hồ chí Minh và Võ nguyên Giáp :

      “Tôi Bỏ Đảng ” – Hoàng Hữu Quýnh :Ngoài những tay ám sát chuyên nghiệp, Viet Minh còn thuê cả trẻ con trong việc ném lựu đạn.Trong vụ ném lựu đạn vào nhà hàng Cafe restaurant Paix là do hai thiếu niên 15, 16 tuổi khi bị bắt đã khai ra. Chúng được cho tiền và được chỉ dẫn cách sử dụng một trái lựu đạn rồi đem thi hành với lời dọa: Không thi hành thì sẽ bị giết. Và hầu như mỗi tuần đều có xảy ra chuyện ném lựu đạn do những kẻ không chuyên nghiệp, không phải Việt Minh.. Nhiều quả lựu đạn đã không nổ..

  5. Hồ Minh says:

    Từ nhiều năm nay, những trong ngôn ngữ Việt Nam, những ngôn từ bất lợi cho Trung Quốc đều bị các phương tiện báo chí truyền thông nhà nước né tránh. Thay “Trung Quốc” bằng từ “lạ”, “nước ngoài”, thậm chí kẻ thù của hai Bà Trưng cũng không được nêu tên đích danh trong sách giáo khoa dành cho trẻ em.
    Ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trung-Việt Thủy Khẩu, Long Châu một phái đoàn Việt Nam đã đặt vòng hoa tưởng nhớ lính Trung Quốc chết trận năm 1979.
    Báo “Hà Nội Mới” ngày 19/09/2008 đăng bài dịch ca ngợi tướng Hứa Thế Hữu, tổng chỉ huy quân đội Trung Quốc trong cuộc tấn công Việt Nam hồi 1979, người đã từng chặt đầu thường dân ở thôn Tổng Chúc, cho quân tàn phá thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn.
    Cuốn sách “Ma Chiến Hữu” của Mạc Ngôn ca ngợi “người lính anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc Trung Hoa vĩ đại trong chiến tranh phía Nam Trung Hoa tháng Hai năm 1979” được Nhà Xuất Bản Văn Học phát hành với những quảng bá ồn ào. Blogger “Người buôn gió” gọi đây là “một sự khốn nạn trong nền văn hóa Việt Nam hiện nay”, đồng thời nguyền rủa ông Trần Trung Hỷ, người dịch “Ma chiến hữu” từ nguyên tác “Chiến hữu trùng phùng”.
    Các sách viết về nhà cải cách Đặng Tiểu Bình, kẻ đã “dạy cho Việt Nam một bài học” năm 1979, cũng được bầy bán công khai tại Việt Nam.
    Trong năm 2011, tỉnh Lào Cai đã đổi ngày tái lập tỉnh từ 10/10 sang ngày 1/10 trùng với quốc khánh Trung Quốc và căng đèn lồng sặc sỡ đón chào.
    Cũng tương tự, trước đó, đại lễ Nghìn năm Thăng Long cũng được chuyển đổi từ ngày 10/10/2010 qua ngày 1/10. Trong dịp này người ta còn có ý định ra mắt bộ phim 19 tập “Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long” do Cận Đức Mậu, người Trung Quốc làm Tổng đạo diễn, dường như được quay hoàn toàn (70%) trên đất Trung Quốc. Nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam Nguyễn Đắc Xuân cho đây là một sự lệ thuộc văn hóa Trung Quốc và ông nói “Cần cho bộ phim vào trong kho, để đánh dấu rằng trong điện ảnh Việt Nam đã từng có một sự kiện ngu dốt đến như vậy”.
    Tuyên bố chung Việt-Trung trong chuyến công du của Lý Khắc Cường đề cập tới việc xây dựng Viện Khổng Tử tại Hà Nội. Với cái đà tiếp tay của nhà cầm quyền phổ cập văn hoá Trung Hoa như đã nói ở trên, Viện Khổng Tử có mặt ở Hà Nội là một thách thức rất đáng quan tâm. Nó là mũi công kích có công lực nặng nhất trong việc xâm nhập văn hoá Trung Hoa vào đời sống xã hội Việt Nam vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ một ngàn năm Bắc thuộc. Cuộc xâm lược mềm này sẽ gây tác hại to lớn, bởi vì khắc phục các hậu quả văn hoá phải mất nhiều thế hệ.
    (TTXVA)

    • saovang says:

      ” Sống làm công cụ cho Việt cộng, chết bị quên lãng ” : Thân phận bèo bọt của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam !

      Trích – Toàn bộ hệ thống báo đài của cả nhà nước đều “im thin thít.”. Cộng Sản VN cố tình quên. Không cho báo chí nhắc tới, không tổ chức lễ tưởng niệm, giới lãnh đạo cũng không có người nào cất công đi thăm, nhang khói cho các liệt sĩ.

      Báo Sài Gòn Tiếp Thị có bài “Lào Cai ngày 17 tháng 2” càng nhẹ hơn nữa khi viết:

      “Không có nhiều ký ức về ngày này 32 năm trước tại thành phố Lào Cai. Tôi đi rạc chân quanh thành phố, hỏi thăm khắp lượt, mọi người tôi hỏi đều lắc đầu không biết quanh thành phố Lào Cai có tấm bia kỷ niệm nào về cuộc chiến tàn khốc trong 16 ngày của 32 năm trước…” . trong lúc hàng trăm tờ báo chính thống không có một dòng nào về cuộc chiến 1979 thì hàng loạt báo lại đua nhau đưa tin, bài về đám cưới lần thứ hai của một người đàn bà tên là Ðan Lê !

  6. Tuổi trẻ VN phải nhớ says:

    Khủng Bố, Thảm Sát, Diệt Chủng Tết Mậu Thân

    Theo phong tục Á đông, đặc biệt là VN, Tết là thời điểm thiêng liêng, người dân có cơ hội nghỉ ngơi, cúng kiến tổ tiên, lễ bái chùa chiền nhà thờ, làm việc thiện, vui xuân, thăm viếng thân nhân, bạn bè. Dịp Tết Mậu thân HCM đề nghị với chánh phủ VNCH hưu chiến 3 ngày, cho quân lính hai bên được nghỉ ngơi, không bắn giết nhau, đúng theo truyền thống của người Việt. Chánh phủ VNCH chấp thuận đề nghị của Hà nội.
    Tổng thống Nguyễn văn Thiệu cho 1/2 quân lính về phép. Nhưng HCM, Lê Duẫn và Bộ chánh trị Hà nội đã lừa đảo, qua bài chúc tết, HCM ra lệnh tổng tấn công. Bài chúc tết của ông Hồ nhắm bắn gục 3 thành phần Miền Nam: Dân Miền Nam, quân lính VNCH, lực lượng võ trang MTGPMN và những dân Miền Nam bị buộc đi dân công tải đạn. Mục đích của HCM và Hà nội là giết càng nhiều người Miền Nam càng tốt, để sau này Hà nội chiếm được Miền Nam sẽ không còn lực lượng nào chống đối, dễ dàng cho HCM và Hà Nội tự do tàn sát, trả thù, ăn cướp và đè đầu cỡi cỗ dân Nam lâu dài.
    Sau trận Mậu Thân, lực lượng võ trang MTGPMN gần như bị xoá sổ hoàn toàn. Hàng chục ngàn vành khăn tang, hàng trăm ngàn bé thơ Miền Nam mất cha, mất mẹ trong dịp tết; ông Hồ và cộng sản Bắc Việt không quan tâm.
    Không lâu sau 1975 , MTGPMN bị bứt tử, giao cho Hà nội toàn quyền thống trị cả nước. Những người gốc Miền Nam, từng tin tưởng HCM, đã nhận ra sự thật, bắt đầu phẫn hận.
    Nữ bác sĩ Dương Quỳnh Hoa trả thẻ đảng, các ông Nguyễn Hộ bỏ đảng chống xuồng về ruộng, Nguyễn văn Trấn đau khổ viết sách “Gởi mẹ và quốc hội”. Võ văn Kiệt mãi sau này mới dám nói “Ngày 30 tháng Tư có hàng triệu người vui, hàng triệu người buồn”. Và còn bao nhiêu cán bộ MTGPMN khác đã âm thầm chịu nhục, ngậm bồ hòn vì tay đã lỡ nhúng chàm, nhắm mắt đưa cộng sản Bắc Việt vào tàn sát và thống trị Miền Nam.
    Đó là “tình thương” của HCM dành cho Miền Nam và “lòng tốt” của Hà nội giúp “giải phóng” giùm Miền Nam! Ông Hồ và đảng cộng sản Bắc Việt yêu nước, thương dân nhiều quá, sẵn sàng giết sơ sơ hàng trăm ngàn dân Bắc trong Cải cách ruộng đất, thoải mái giết và chôn sống sơ sơ độ chục ngàn dân Nam giữa những ngày xuân Mậu Thân!
    Từ đó vết thương ngày Tết đối với bà con trong Nam, nhứt là dân Huế không bao giờ lành…

  7. 9X THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH says:

    THẾ HỆ 9X THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH RỰC RỠ TÊN VÀNG CHIA LỬA VỚI BÁC TIÊN VÕ
    CHIẾN CÔNG LẪY LỪNG CỦA NHỮNG CHIẾN SĨ BIỆT ĐỘNG THÀNH
    Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Những vụ tấn công vào đô thị Miền Nam trong chiến tranh Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi các lực lượng đặc công và du kích của Quân giải phóng Miền Nam ở các căn cứ vùng ngoại ô, phối hợp với các đơn vị biệt động thành hoạt động bí mật trong thành phố, hoặc các tổ chức ngoại vi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chủ yếu gây bất ổn tại miền Nam và nhằm vào các mục tiêu quân sự như trại lính, kho tàng, tàu chở trang thiết bị quân sự; mục tiêu hậu cần như kho tàng, tàu tiếp tế, chung cư sĩ quan
    Các vụ tấn công được nhà nước và nhân dân Việt Nam ca ngợi như những huyền thoại của cuộc chiến
    Tháng 12, Câu lạc bộ Gôn Sài Gòn bị đánh bom, phía MTDTGP nói đã “tiêu diệt hàng loạt cố vấn Mỹ và chư hầu”
    Ngày 20 tháng 5, bom nổ tại khách sạn Hưng Đạo làm bị thương 8 người Việt và 3 người Mỹ.
    Ngày 26 tháng 10, dưới sự chỉ huy của Lê Thanh Tùng, nữ biệt động Lê Thị Thu Nguyệt cùng các đồng chí Cưỡng, Tùng, Quang trực thuộc Đội Biệt động 159 dùng lựu đạn làm nổ tung khu vực triển lãm quân sự tại Công trường Lam Sơn tại Sài Gòn, phá hủy chiếc trực thăng UH1A đang được trưng bày và làm chết một số cảnh sát và một sĩ quan Việt Nam Cộng hòa.
    Ngày 2 tháng 5, Nguyễn Văn Trỗi đặt bom trên cầu Công Lý, dự định ám sát Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ McNamara cùng đoàn tùy tùng nhưng không thành. Nguyễn Văn Trỗi bị xử tử vào năm 1964.
    Ngày 25 tháng 3, cơ sở nội tuyến của Đội biệt động 159 (do Mười Luân, bí số 8E, và Lê Thị Thu Nguyệt, đóng vai người yêu của Mười Luân) đã gắn một quả mìn hẹn giờ vào chiếc máy bay Boeing 707 từ Sài Gòn bay đến Mỹ. Chiếc máy bay vừa đáp xuống phi trường Honolulu thì mìn phát nổ nhưng không làm ai bị thương vong vì tất cả hành khách đã di chuyển vào nhà ga sân bay. Nguyên nhân mìn phát nổ chậm là do áp suất trên cao làm đồng hồ hẹn giờ của quả mìn thay đổi
    Ngày 9 tháng 2, Khán đài một sân vận động dã cầu bị gài bom khiến 2 sĩ quan Mỹ thiệt mạng và 41 người khác bị thương
    Ngày 16 tháng 2, rạp hát Kinh Đô bị đánh bom làm. hơn 150 lính Mỹ thiệt mạng trong vụ này
    Ngày 2 tháng 5, chiến hạm USS Card neo đậu ở cảng Sài Gòn bị người nhái đặt mìn làm bị chìm, nhiều máy bay trực thăng cùng khí tài quân sự bị phá hủy. 55 lính Mỹ chết và bị thương
    Ngày 25 tháng 8, khách sạn Caravelle bị đặt bom làm sập nhiều tầng. Phía MTDTGP nói có hơn 100 người bị chết và bị thương
    Ngày 31 tháng 10, sân bay Biên Hòa bị pháo kích làm hư hại 19 máy bay, trong đó có 5 chiếc B-57 Canberra bị hư hại nặng. 5 lính Mỹ chết và 76 người khác bị thương
    Ngày 24 tháng 12, cư xá Brinks ở Sài Gòn là nơi ở của hơn 125 sĩ quan Mỹ và dân thường bị đánh bom bởi một thành viên MTDTGPMN đóng giả làm sĩ quan Việt Nam Cộng hòa. Bom được đưa vào garage của cư xá và cho phát nổ làm sập 3 tầng của tòa nhà, giết 66 người trong đó có 2 sĩ quan Mỹ và làm hơn 100 người khác bị thương . Sự kiện này do các biệt động thành là Bảy B (Nguyễn Thanh Xuân), Nguyễn Hóa, Nguyễn Nông, Nguyễn Thông thực hiện
    Ngày 7 tháng 2, căn cứ quân sự Mỹ tại Pleiku bị tấn công làm 8 lính Mỹ thiệt mạng, 104 lính Mỹ bị thương. Sự kiện này được tổng thống Johnson lấy lý do để leo thang ném bom miền Bắc trong chiến dịch Sấm Rền .
    Ngày 10 tháng 2, trại tuyển quân ở Quy Nhơn bị tấn công giết chết 23 lính Mỹ.
    Ngày 30 tháng 3, 3 thành viên của MTDTGPMN, trong đó có Bảy Bê (một biệt động nổi tiếng) phối hợp đánh bom Tòa Sứ quán Mỹ tại đường Hàm Nghi. 22 người trong đó có 19 người Việt, 2 nhân viên Mỹ và một người Philippin bị thiệt mạng, 83 người khác bị thương, trong đó có phó đại sứ Mỹ A. Johnson. Phía MTDTGP tuyên bố đã thiêu rụi 30 xe ô tô, làm 100 nhân viên Mỹ chết và bị thương . Các biệt động tham gia là Tư Việt, Bảy B và Thế, trinh sát bộ binh. Người trinh sát cho trận đánh là Năm Nông, Minh Nguyệt .
    Ngày 25 tháng 6, nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn bị đặt bom làm 9 người Mỹ thiệt mạng.
    Ngày 18 tháng 8, Tổng Nha Cảnh sát bị đánh bom làm 6 người chết và 15 người bị thương .
    Ngày 4 tháng 12, khách sạn Metropol bị đánh bom làm nhiều xe cộ bị phá hủy. Không rõ số thương vong.
    Ngày 30 tháng 12, ký giả Từ Chung của tờ Chính Luận bị đội biệt động 67 ám sát khi về nhà ăn trưa. Trước đó ký giả này đã đăng tải những lời đe dọa mà ông ta đã nhận được từ phía MTDTGP .
    Ngày 7 tháng 1, một quả mìn Claymore phát nổ tại cổng sân bay Tân Sơn Nhứt làm 2 người chết
    Ngày 13 tháng 4, sân bay Tân Sơn Nhứt bị tấn công. Có 140 nhân viên quân sự bị thương vong, hơn 21 máy bay bị phá hủy.
    Ngày 23 tháng 8, tàu USS Baton Rouge Victory bị đặt mìn trên sông Lòng Tàu làm chết 7 lính Mỹ.
    Ngày 4 tháng 12, một đơn vị MTDTGP phá thủng chu vi phòng thủ 20,8 cây số xung quanh Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt và pháo kích khu vực trong 4 giờ. Lực lượng bảo vệ Mỹ và VNCH sau đó đã đẩy lui những người tấn công, giết chết 18 quân MTDTGP. Một máy bay trinh sát 101 của Mỹ bị hư hại nặng. Quân du kích quay lại trong đêm cùng ngày, nhưng lực lượng bảo vệ lần nữa đẩy lui quân du kích, giết thêm 11 quân MTDTGP trong trận thứ nhì.
    Tháng 8, kho xăng ở Đà Nẵng bị biệt động thành Đà Nẵng đặt bom phá hủy số lượng lớn xăng dầu.
    Ngày 3 tháng 12, Đặc công rừng Sác tấn công kho xăng Nhà Bè, kho xăng bị cháy suốt 10 ngày đêm, thiêu huỷ hàng triệu lít xăng
    Trận cầu Rạch Chiếc có sự tham gia của hàng trăm lính đặc công, là một trong những trận đánh cuối cùng của cuộc chiến. Lực lượng biệt động còn dẫn đường cho xe tăng quân Giải phóng tiến vào những mục tiêu quan trọng ở Sài Gòn.

    • saovang says:

      Sống theo Hồ, Giáp làm lính đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô, chết biến thành heo, chó :Tầm vóc “nịch” sử của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam !

      Nhà ngoại cảm XHCN -27/10/13 | Tác giả: Ông Bút : Nhà ngoại cảm XHCN, chỉ mất công tìm xương heo, cốt chó đưa vào “nghĩa trang liệt sĩ.” Không thiếu trường hợp nhiều người mang về thờ, hết sức trang nghiêm, đến chừng xét nghiệm hóa ra xương chó!

      Tai nạn nghề nghiệp cho nhà ngoại cảm, vừa qua bà Phạn Thị Bích Hằng, dám tợn gan đem răng heo, mảnh sành, nói là cốt Phùng Chí Kiên, tay này được Hồ Chí Minh/Hồ Tập Chương, phong tướng đầu tiên..

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Kìa quân KHỦNG BỐ máu tanh
      Bây giờ khai tội rành rành phải không?
      Bây giờ tự nhận phải không
      Thuờng dân thiệt mạng máu hồng chảy loan !

      • 9X THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH says:

        Buất luận là gì, thưa ông nvtncs, ông trọng dân.Đời dạy chúng tôi luôn biết rằng. KHI TRỘM VÀO NHÀ THÌ PHẢI ĐUỔI VÀ VÂY BẮT. KHI CƯỚP VÀO NHÀ THÌ PHẢI TẤN CÔNG TIÊU DIỆT.GIẶC MỸ VÀ GIẶC NGỤY VỪA LÀ TRỘM VỪA LÀ CƯỚP THÌ CHÚNG TÔI PHẢI VÂY BẮT PHẢI TIÊU DIỆT ĐỂ BẢO VỆ NGÔI NHÀ CHUNG VIỆT NAM THÂN YÊU. Ông nên nhớ và cố mà nhớ chúng tôi – THẾ HỆ 9X THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH RỰC RỠ TÊN VÀNG vẫn thuộc và vẫn hành động theo đúng những gì cha anh chúng tôi đã, đang và ẽ làm:

        ĐI TA ĐI GIẢI PHÓNG MIỂN NAM
        KHI QUÊ HƯƠNG NHÀ VẪN CÒN BÓNG TÊN XÂM LƯỢC
        THÌ TA CÒN CHIẾN ĐẤU QUÉT SẠCH NÓ ĐI
        LỜI BÁC KÊU GỌI CHÚNG TA
        CHIẾN ĐẤU CHO QUÊ NHÀ NAM BẮC HÒA LỜI CA

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        @Vẹm 9X

        Tổng Bí Thư Lê Duẫn khẳng định rõ ràng…” Ta đánh MỸ đây là đánh cho Liên Xô , cho Trung Quốc ”

        Cho nên đánh MỸ là vì làm thân phận tay sai mà thôi

        Không ngờ , Cộng Sản lại là lực lượng khũng bố có chứng cứ rành rành TỰ KHAI

        Đặt mìn khũng bố giết thuờng dân báo hại muôn dân bá tánh lầm than chết chóc

  8. Le Van 9 says:

    Ông Diệm phát triển học viện Quốc Gia Hành Chánh, trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, chủ trương đào tạo quan văn, quan võ một cách bài bản, có học vấn, kiến thức chuyên môn… Anh Đ.M xuất thân lính khố, làm tới đại tá, nhưng ảnh vẫn buồn vì nghe ông Diệm phán… cỡ nó làm đại tá thôi chứ làm tướng sao được. Nhưng rõ ràng là ông Diệm sai lầm bự, vì sau khi tham gia đảo chánh anh Đ.M một bước lên thiếu tướng ngon lành. Ông Diệm chết là phải. Ổng chỉ muốn câu giờ với mấy anh lính khố võ biền ít học, không cho người ta mần tướng thì ai theo.

  9. vũ như vũ says:

    Thưa chủ nhà thật là thất lễ nếu tạm ngưng mà không có lời chào. Thực lòng tôi nghĩ là mấy ông Tiên Ngu, Dâm tiên, Bùi Lan, ustin Phạm thật không thể sánh với chủ nhà nên tôi gửi riêng lời chào này tới chủ nhà- Không dây dưa dính dám dì đến đám bầy hầy ấy. Chúc cho diển đàn ngày một phong phú và chúc phát tài. Hẹn ngày gặp lại

  10. Vân Nam says:

    Thưa ông MINH ĐỨC,

    Để trả lời ý kiến của độc giả “Timsuthat’ lúc 22:36 ngày 22/11/2013, ông phản bác như sau:
    “Lý luận này không đứng vững, vì trước đó, Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đã đảo chánh, phi công Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc Lập, họ không cần đợi người Mỹ có ý kiến. Giả sử người mỹ không chấp nhận đảo chánh của các quân nhân này thì vẫn có thể có những người khác tìm cách lật đổ chế độ mà chẳng cần tham khảo ý kiến người Mỹ thì sau này cũng vẫn có thể có những người làm việc đó. Việc NGƯỜI MỸ CÓ Ý KIẾN ỦNG HỘ CHỈ LÀ PHỤ THUỘC, sự bất mãn cuả các quân nhân là nguyên nhân chính. Giả sử người Mỹ nói là chúng tôi không có ý kiến gì cả thì cuộc đảo chính vẫn có thể xảy ra.” (hết trích)

    Ông Minh Đức định “lấy tay che mặt trời” đến bao giờ ? Ông có dùng đến một tỷ lần chữ “có thể”, một tỷ lần chữ “giả sử” thì cũng không chối bỏ được việc người Mỹ CHỦ ĐỘNG và CHO PHÉP đám phản loan đảo chánh.

    Hãy nhìn vào 2 cuộc gây rối cuả phe Phật Giáo Ấn Quang năm 1963 và 1966. Khi người Mỹ đồng tình thì thành tựu (1963), khi không cho phép thì dù đem bàn thờ ra đường, hay câu kết với đám phản loạn đòi tách miền Trung ra khỏi chính quyền Trung Ương thì bị… dẹp cái rụp!(1966).

    Kết qủa cuả cuộc đảo chính cuả Nguyễn Chánh Thi khi Mỹ chưa bật đèn xanh thì sao? Hay tầm vóc của việc ném bom dinh Độc Lập đến mức nào? Ông còn vô tình hay cố ý lờ tên của phi công thứ 2, Nguyễn Văn Cử, con ông Nguyễn Văn Lực, đảng viên cao cấp cuả Đại Việt, người thù chế độ NĐD hơn thù CS! Hãy hỏi ông phi công Cử rằng, việc làm cuả ông ta là vì quyền lợi quốc gia hay vì THÙ NHÀ?

    Ông nói người Mỹ chỉ có Ý KIẾN ỦNG HỘ, và vai trò của Mỹ trong cuộc đảo chánh chỉ là PHỤ THUỘC ư? Xin ông đọc một đoạn trích sau đây cuả một bài báo có tựa đề:” The other Assassination” cuả tác giả William Piereson được đăng trên tờ Weekly Standard ngày 3/12/2012:

    “Kennedy loyalists over years have claimed the president was unaware of plans for a coup and never authorized it. But the documentary sources and tapes of White House conversations show that THE PRESIDENT WAS INFORMED ABOUT PLANS FOR THE COUP AND PARTICIPATED IN DISCUSSIONS AND DEBATES WITH ADVISERS UNTIL THE LAST MINUTES. At the White House meeting on October 29, with all key advisers present, Kennedy said: ” We have been rather more negative for a coup, but it is clear from (Lodge’s) answers that he is for a coup for what he thinks are very good reasons. He is playing a stronger part there than we are playing here, and I admire his nerve but not his prudence”. Later in that meeting, when discussing last-minutes instructions for Lodge, the president said:” Let’s see what we can get (from Lodge). Let’s put it all on Cabot”. Kennedy seemed willing to let Lodge make the call, which the ambassador was more than willing to do.”

    Một đoạn khác:
    ” Though dismayed by the death of Diem and Nhu and no doubt harboring doubts about the wisdom of the coup, Kennedy nevertheless sent a congratulatory cable to Lodge:” Your own leadership in pulling together and directing the whole American operation in South Vietnam in recent months has been of the greatest importance, and you should know that this achievement is recognized throughout the Government.”
    ( Nếu ông MĐ đọc mà không hiểu, tôi xin cống hiến ông bản dịch)

    Để đọc toàn bài, xin quý độc giả bấm vào địa chỉ sau:

    http://www.weeklystandard.com/article/other-assassionation_768046. html? page=1,2,3

    • Timsuthat says:

      Cám ơn ông Vân Nam góp lời. Tôi cũng đã giải thích thêm cho M.Đ tại sao nếu không có OK của Mỹ, các tướng lãnh có bất mãn thì cũng không dám kết hợp để đảo chánh, nếu có âm mưu nào thì cũng chỉ là một nhóm nhỏ làm liều – khó mà thành công (sẽ như trường hợp NCT).

      http://old.danchimviet.info/archives/81420/tam-voc-lich-su-cua-tong-thong-ngo-dinh-diem/2013/11/comment-page-5#comment-127271

      • Thích Sự Thật says:

        Thực chất NĐD do chính phủ Mỹ dựng lên làm bù nhìn. Cuộc sống của người dân miền Nam hoàn toàn dựa vào viện trợ của Mỹ. Đã là tổng thống bù nhìn thì phải làm theo ý kiến của người chủ. NĐD làm mất lòng Mỹ không phải vì không cho Mỹ đem quân vào mà Mỹ không hài lòng chế độ gia đình trị của nhà Ngô và tiêu diệt các đảng phái không những cộng sản mà cả những đảng phái đối lập khác như Hoà Hảo, Cao Đài, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt … và ban bố luật 10/59… khủng bố Phật giáo…. gây làn sóng bất mãn không những ở miến Nam mà ngay cả nước Mỹ.
        Chính quyền VNCH đệ I hay đệ II đều là chính phủ tay sai của Mỹ, chủ bào không nghe là nó thịt liền. Tổng thống Nguyễn văn Thiệu từng nói với cố vấn của ông “Tôi không sợ ai chỉ sợ mất lòng chính phủ Mỹ và đại sứ Hoa Ky”. Muốn đảo chính hay binh biến, không được Hoa Kỳ bật đèn xanh thì còn khuya mới giết được NĐD. Khi Mỹ rút quân và cắt giảm viện trợ, ký kết hiệp định Paris… chính phủ Bắc Việt hiểu rằng Mỹ đã bật đèn xanh cho phép cộng sản đem quân tiến vào Nam xóa sổ VNCH.
        Chúng ta toàn những “lão già chân thò vào cửa mả” hãy dùng thời gian còn lại đi du lịch, chơi với cháu chắt, vui thú điền viên, việc quốc gia để tuổi trẻ gánh vác. Mà các vị có muốn gánh vác thì tư tưởng cũng lạc hậu, cố chấp, sức tàn, lực kiệt, lực bất tòng tâm.
        Tranh khôn ở diễn đàn ĐCV thì dành cái giải gì… ngoài cái giải dút.

      • UncleFox says:

        “Thực chất NDD do chính phủ Mỹ dựng lên làm bù nhịn Cuộc sống của người dân miền Nam hoàn toàn dựa vào viện trợ của Mỹ …” (Thích Sư Thọt”

        Ngô Đình Diệm làm bù nhìn mà dân miền Nam được no ấm . Còn Hồ Chí Minh làm “con Kẹc” gì mà dân miền Bắc vất vả đói khổ bữa sắn bữa khoai cũng chẳng đủ đút mồm ?
        Thích Sư Thọt trát cứt vào mặt Kụ Hồ khéo quá !

    • Vân Nam says:

      Xin quý độc giả vào địa chỉ “chính xác” như sau:

      http://www.weeklystandard.com/articles/other-assassination_768046.html?page=1
      (theo địa chỉ mà tôi đã cung cấp trước đây, chữ article thiếu chữ s( articles), chữ ‘assassination” dư chữ o, thành ra không vào được.
      Trân trọng cáo lỗi!

    • UncleFox says:

      Chào bác Van Nam,
      Hiểu đấy chứ bác . Tuy nhiên, khi đã có thành kiến hay ác cảm thì người ta chỉ thích nói lỳ hơn nói lý .

Leave a Reply to saovang