WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Làm thế nào Nguyễn Tất Thành vào được Hội Nghị Versailles

để đọc Bản Kiến nghị Nhân Quyền cho nước Việt Nam

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Sau khi cuốn sách Hồ Chí Minh Bình Sinh Khảo của Giáo Sư Hồ Tuấn Hùng, người Đài Loan, và những tài liệu của Cục Tình Báo Hoa Nam liên quan đến Hồ Tập Chương được dịch ra Việt Ngữ và được lan truyền trên mạng điện toán toàn cầu, có rất nhiều bài viết của nhiều người thuộc cả hai phía (quốc gia và cọng sản) trình bày thêm nhiều tài liệu chứng cớ để chứng minh thêm cái xác Hồ Chí Minh đang nằm trong lăng Ba Đình chính là tên Chệt tình báo Hồ Tập Chương được Cọng Sản Quốc Tế dựng lên từ năm 1938, thay thế cho Nguyễn Tất Thành đã chết vì bệnh lao vào năm 1932, lãnh đạo đảng cọng sản Việt Nam xô đẩy dân tộc Việt Nam vào trận chiến này sang trận chiến khác làm diệt chủng trên 4 triệu người, làm cho nước Việt Nam nghèo đói yếu đi để Tàu Cọng dễ bề cai trị và chiếm lấy.

Nghi án lịch sử Hồ Chí Minh là một phạm trù lịch sử nằm trong quá khứ nếu chứng minh được cái xác Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương hay là Nguyễn Tất Thành thì cũng chẳng thay đổi gì được lịch sử vì nó đã là quá khứ. Thật ra không cần phải nêu ra nhiều hiện tượng nhiều chứng cớ để chứng minh mà chỉ cần lấy một cọng tóc của Hồ Chí Minh đi thử DNA cùng với hai giòng họ của Nguyễn Tất Thành và Hồ Tập Chương thì nghi án sẽ có được câu trả lời nhưng điều này sẽ không bao giờ được thi hành khi đảng cọng sản Việt Nam còn cai trị, vì nếu thi hành mà xác nhận được Hồ Chí Minh chính là tên Chệt tình báo Hồ Tập Chương thì sẽ gây ra muôn vàn điều bất lợi cho đảng cọng sản Việt Nam.

Từ vấn đề đang lan truyền trong thế giới ảo trên đã gieo vào đầu tôi vài nghi vấn không phải về Hồ Chí Minh hay Hồ Tập Chương mà về Nguyễn Tất Thành như :

_ Tại sao cộng đồng người Việt tại Pháp thời bấy giờ không đưa những người trí thức khoa bảng như Phan văn Trường, Phan Chu Trinh ra đại diện cho nhân dân An Nam vào hội nghị Versailles đọc bản kiến nghị nhân quyền mà lại chọn Nguyễn Tất Thành, một thanh nên trình độ chưa qua tiểu học đang làm nghề rửa chén lại vừa đặt chân vào đất Pháp.

_Làm thế nào để những người trong đại hội Versailles chấp nhận sắp xếp cho Nguyễn Tất Thành có được một khoảng thời gian để đọc bản kiến nghị của thuộc địa trước các cường quốc trong đại hội.

Trong tình cờ tôi tìm ra được câu trả lời những nghi vấn trong đầu tôi nên có bài viết này để cho bạn đọc muốn lang thang về quá khứ tìm hiểu thêm vấn đề và để các nhà sử học có thêm tài liệu tham khảo nếu muốn.

Tài liệu này đến từ Hollywood qua hãng phim Paramount trong bộ phim dài 22 tập tên là The Adventure of Young Indiana Jones. Bộ phim này khởi nguồn từ những ghi chép của phóng viên Indiana Jones được thêm thắt để thành những cuộc phiêu lưu của cậu bé Indy con của một viên chức ngoại giao Hoa kỳ từ khi còn bé đến khi lớn lên tham gia thế chiến thứ I được viết ra bởi nhà viết phim George Lucas, được dựng thành phim do đạo diễn Steven Spilberg và được đóng bởi 2 tài tử Corey Carrier (lúc Indy còn nhỏ tuổi) Sean Patric Flanery (lúc Indy trưởng thành). Sau này bộ phim được quay thêm 5 tập nữa có tên là The Adventure of Indiana Jones do tài tử Harrison Ford (lúc Indy trên 45 tuổi) đóng.

Cuốn phim mà tôi giới thiệu đến với bạn hôm nay có tên Gió Thay Chiều (Winds Of Change) là cuốn thứ 19 của tập phim. Trong cuốn phim này kể lại chuyện Indiana Jones là một thông dịch viên trong hội nghi Versailles do thủ tướng Pháp George Clemenceau, thủ tướng Anh Lloyl George, tổng thống Mỹ Woodrow Wilson chủ trì bắt buộc Đức ký Hòa Ước Versailles vào tháng 6/1919 để chấm dứt thế chiến thứ I. Nửa chừng phim có chiếu cảnh Nguyễn Tất Thành (do tài tử Alec Mapa đóng) chận Indiana Jones giữa đường để xin Indiana Jones giúp đỡ sắp xếp cho phái đoàn Việt Nam được vào hội nghị đọc bản kiến nghị. Cảnh Indiana Jones tranh thủ xin phép ban tổ chức cho phép phái đoàn Việt Nam vào hội nghị. Cảnh Nguyễn Tất Thành dẫn phái đoàn Việt Nam vào hội nghị đọc bản kiến nghị và cảnh thủ tướng Pháp ngáy khò khò khi nghe kiến nghị. Cảnh nguyễn Tất Thành cám ơn Idiana Jones.

Xem xong cuốn phim này tôi mới hiểu được rằng cộng đồng người Việt tại Pháp thời bấy giờ phải buộc lòng phải chọn Nguyễn Tất Thành thay mặt cho họ vì hội nghị Versailles tuy diễn ra tại Pháp nhưng lại dùng Anh Ngữ làm ngôn ngữ chính mà Nguyễn Tất Thành lại là người nói được tiếng Anh. Theo nhiều nguồn không chính xác khác nhau thì y đã ở New York, Boston của Hoa Kỳ và West Ealing, London của Anh từ những năm 1912-1919 làm nhiều nghề khác nhau và nói thông thạo Anh Ngữ.

Tập phim The Adventure Of Young Indiana Jones là một kiệt tác vĩ đại trên mặt văn chương lẫn điện ảnh giúp cho ta hiểu tâm trạng và thấy được cuộc sống của thế hệ thanh niên trong thời thế chiến thứ I. Riêng những cảnh liên quan đến Nguyễn Tất Thành trong tập phim Gió Thay Chiều (Winds Of Change) thì không hiểu tác giả dựa vào ngồn sử liệu nào để thực hiện nhưng George Lucas là 1 người viết truyện phim quá nổi tiếng vì sau lưng là một giàn phụ tá cũng nổi tiếng giống như ông trên nhiều lãnh vực khác nhau như Jonathan Hales (người viết nội dung Gió Thay Chiều) nên có thể họ có những sử liệu mà chúng ta không biết.

Hy vọng rằng sau khi xem phim này các bạn sẽ thấy được sự khác biệt của một Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành, một người từng cư ngụ tại Mỹ và Anh nói thông thạo Anh Ngữ và một Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương (qua những phim tài liệu của Việt Nam) nói thông thạo tiếng Tàu và làm thơ Tàu. Hồ Chí Minh là Nguyễn Tất Thành thì tại sao kể từ lúc y về đến Việt Nam nắm chính quyền cho đến khi qua đời lại không hề nghe y nói một câu tiếng Anh hoặc nhắc lại những nơi y đã sống qua như Harlem, New York, Boston hoặc West Ealing, Crouch End, London v.v…. Hồ Chí Minh là tên chệt tình báo Hồ Tập Chương nên dân tộc Việt Nam mới có hơn 4 triệu người mất mạng.

© Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh

© Đàn Chim Việt

——————————————-

Đây là phim Gió Thay Chiều và một đoạn của bản dịch lời đối thoại giữa Nguyễn Tất Thành và Indiana Jones. Nếu bạn không thể mở phim qua link này thì xin vào Youtube đánh vào hàng chữ The adventure Of Young Indiana Jones, Winds of Change. Bạn có thể xem toàn bộ bộ phim nếu trong nhà có Netflix.

http://www.youtube.com/watch?v=cz2jab_eIX0 (Preview)

bản dịch lời đối thoại (nhiều đoạn không nghe rõ nên …..)

NTThành : Thưa ông …. Xin ông lưu ý. Tôi thấy ông sáng nay trong tiệm ăn

Indy    : Tiệm ăn ? Ừ… Ông là người bồi bàn ?

NTThành : Bồi bàn… phải. Tôi xin lỗi. Tôi có nhiều điều muốn nói…….

Indy    :……

NTThành : Tôi làm việc ở Paris ……tôi là người Việt Nam

Indy    : (tiếng Việt) Tôi biết nước Việt Nam của ông

NTThành: (tiếng Việt) Ông nói tiếng nước tôi.

Indy   : Không rành lắm

NNT   : Tôi cân sự giúp đỡ của ông

…………

 

16 Phản hồi cho “Làm thế nào Nguyễn Tất Thành vào được Hội Nghị Versailles”

  1. Phong Uyên says:

    Nói thêm về vai trò của Nguyễn Tất Thành ở hội nghị ký Hiệp ước Hòa bình Versailles (Traité de Versailles) năm 1919 :

    1) Trước hết tôi xin nhắc lại là Versailles chỉ là nơi được Pháp chọn để 27 phái đoàn đại diện 32 liệt cường (puissances) trên thế giới hồi đó họp với nhau ngày 28-6-1919 để cùng ký hiệp định hòa bình với nước thua trận là Đức. Thật ra chỉ có 5 nước đồng minh chiến thắng Đức đóng vai chánh là : Hiệp quốc Mỹ, Cộng Hòa Pháp, Đế quốc Anh, Ý, Nhật. Những nước khác, được coi là liên minh như Trung Hoa, Siêm, Cuba, Haiti… chỉ có mặt để đặt chữ ký tượng trưng. Tới phút cuối cùng Tàu không chịu ký vì Sơn đông, nhượng địa của Đức không được trả lại cho Tàu mà lại trao cho Nhật như chiến lợi phẩm ! Đó cũng là mối căm thù của Tàu đối với Nhật cho tới tận bây giờ. Paris mới là nơi các liệt cường họp để đàm phán với Đức trước khi ký Hiệp ước Versailles. Hội nghị París bắt đầu họp từ ngày 18-1-1919.

    2) Từ thế kỷ thứ XVII, tiếng Pháp vẫn là tiếng duy nhất được dùng trong mọi đàm phán ngoại giao và mọi hiệp ước quốc tế bắt buộc phải được thảo bằng tiếng Pháp. Chỉ bắt đầu từ Hội nghị Versailles là tiếng Anh được chắp thuận làm ngôn ngữ chính thức thứ hai trong mọi đàm phán quốc tế. Nguyễn Tất Thành, tiếng Pháp chỉ mới bập bẹ thì tiếng Anh bồi bàn được bao nhiêu mà tham dự hội nghị quốc tế, trong đó tiếng Anh chỉ được dịch trừ tiếng Pháp !

    3) Nguyễn Tất Thành khi đó mới từ Anh qua Pháp, chỉ là 1 cậu thanh niên được Phan Văn Trường cử đi đến Hội nghị Versailles trao tận tay cho tổng thống Pháp và các phái đoàn các nước bản thỉnh nguyện của hội “Những người Annam yêu nước” . Phan Văn Trường khi đó đã là luật sư quốc tịch Pháp, hành nghề ở Paris, không thể với tư cách là một người Pháp đại diện cho người An Nam được, tuy bản thỉnh nguyện do chính Phan văn Trường thảo bằng tiếng Pháp kêu gọi các nước Đồng minh áp dụng lý tưởng của Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa Pháp ở Đông Nam Á. Nguyễn Tất Thành không giữ vai trò gì trong Hội nghị Versailles cả ngoài công việc của một người phát thơ. Để làm công việc này mà không lộ tính danh của những người trong hội “Những người An Nam yêu nước” như Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh… đều là những người trí thức có vai vế trong xã hội Pháp, Phan Văn Trường đặt cho Nguyễn Tất Thành bí danh là Nguyễn Ái Quấc (cố ý để mật thám Pháp tưởng lầm NTT là người gốc Nam kỳ), dịch ra tiếng Pháp chỉ có nghĩa là Nguyễn, người ái quốc (Nguyen le patriote). Mật thám Pháp đi tìm cùng mọi người tên NGUYEN, cả trăm người không biết ai là người có bí danh là Ái Quốc cả ! Tất cả các bài báo của Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh viết bằng tiếng Pháp đều để tên “Nguyễn, người ái quốc” cả ; nên bác Hồ nhà ta đúng là một thần đồng không học mà viết được tiếng Pháp tiếng Anh, nhưng thứ chữ không thể viết như nói tiếng bồi được !

  2. haingoai says:

    Tác già viết
    “Tập phim The Adventure Of Young Indiana Jones là một kiệt tác vĩ đại trên mặt văn chương lẫn điện ảnh giúp cho ta hiểu tâm trạng và thấy được cuộc sống của thế hệ thanh niên trong thời thế chiến thứ I
    . . . . . . . nên có thể họ có những sử liệu mà chúng ta không biết.”

    Đây chỉ là một cuốn phim bộ nhiều tập y như những cuốn phim Tầu Hồng Kông, Đài loan để xem cho vui mà tác giả ca ngợi là tài liệu thì thật hết nước nói
    Tất cả những huyền thoại liên quan đến cái xác chết Ba đình chỉ là chuyện ba xạo bàn cho vui thì được chứ đưa vào v/đ tài liệu thì quá lố

  3. Chính nghĩa của Việt cộng là đây:

    Cờ Việt Nam do HCM đem về nước – Cờ đỏ sao vàng là cờ của tỉnh Phúc Kiến Trung Cộng

    Posted By Chinh Luan on 23 tháng mười một 2013 | 19:16
    Bs. Nguyễn Thùy Trang – Vào năm 2002, trang mạng worldstatesmen chấm org là một trang mạng lưu trử những di tích chi tiết về lịch sử đã đưa ra tiểu sử những lá cờ của Trung Quốc. Một trong những lá cờ Trung Quốc thuộc Tỉnh Phúc Kiến. Lá cờ đại diện cho Chủ Tịch Phúc Kiến có từ năm 1933 – 1934 là cờ gốc của CSVN.

    “Chairman of the People’s Government (at Fuzhou) 21 Nov 1933 – 21 Jan 1934 Li Jishen (b. 1884 – d. 1959)”

    Sau khi dân mạng tìm thấy được lá cờ CSVN ăn cắp cờ của Tỉnh Phúc Kiến thì vấn đề nầy được đưa lên rầm rộ trên các diễn đàn yahoo, các blogs cá nhân thì Đảng CSVN đã tìm cách liên lạc với trang mạng worldstatesmen để xóa và lấy CHI TIẾT lịch sử ĐỘNG TRỜI nầy xuống.

    Có thể Đảng CSVN đã trả cho trang mạng worldstatesmen một số tiền rất lớn, có thể là vài trăm nghìn đô hay cả triệu đô không chừng. Đảng CSVN đang làm hết sức để nhằm che giấu chứng tích lịch sử nầy.

    Lá cờ Tỉnh Phúc Kiến và cũng là cờ ĐỎ SAO VÀNG của CSVN được chưng bày trên worldstatesmen được vài tháng sau thì bị biến mất.

    Bây giờ nếu bạn vào trang http://www.facebook.com/l.php?u=http://www.worldstatesmen.org/China.html&h=2AQH2TqCV&enc=AZNiCZiQWcc3Hmkwfrbo09_expfhEea7PuClPaw-Yqg3uBM5TTt5P94y9EGfChrpmK0AttlDj2j_V3bJEN-zpDsX03x6ighuEgHYLEv7yK7EM_bm9nn_URjw0Hpt3cbTTXxhnd0FeIWOHgFEj7cVnYJxt4UCQ0N2jNaVdvp3REFnbQ&s=1 thì sẽ không còn nhìn thấy chi tiết như Thùy Trang nêu trên nữa, tuy nhiên bạn có thể tìm thấy được chi tiết nầy qua CACHE ghi lại những trang mạng cũ, lưu trử từ năm 2002http://www.facebook.com/l.php?u=http://web.archive.org/&h=jAQEltYqH&enc=AZPzWcNWZ3W-NOL–23FUXXY6u0yrfiY-ZqGXbXpL2FxfPPUsHOFxa1rXNtArAk7FCI2YvRta1obhkz6EceIvECuVtVKUotC895JWwP5dyIx1WKnjb9lY9zSYTPYl0GzT5-mJwMb3Q6kqfTjz0lXSrNlz8_AB7XPwiKKyBcDkAWSYw&s=1.

    Đường link để tìm thấy hình ảnh mà Thùy Trang chứng minh nêu trên tại nơi đây:

    http://www.facebook.com/l.php?u=http://web.archive.org/web/20021010094056/http://worldstatesmen.org/China.html&h=CAQGke167&enc=AZOC1ak7G4H41-6OQjsV6UgBN9yOx6p1toUI4Zdvz9O81pz7mBqb73VJy9VWHNPlpfGvtqPbH0vBN8yM4HzR8Y5GUhjTxvHBLngL_gns6ych4pEZdfRq-a6nG-Fvt8wxPe96zbdNM2NPL4szf8fZxlynouRO1ghVK80JtCvhJGo57A&s=1

    alt
    alt

    Xin các bạn giúp Thùy Trang một tay, phổ biến tin nầy thật nhanh và rộng.

    Sau khi cái stt nầy đưa ra, có thể Đảng CSVN sẽ tìm cách trả tiền bạc triệu đô để xóa dấu tích trong CACHE nầy luôn. Nếu chúng ta phổ biến nhanh, kịp thời thì dù có xóa CACHE lưu trử kia sẽ không còn tác dụng vì nhiều người đã biết.

    Hãy giúp 1 tay, share đồng thời phổ biến rộng, càng nhanh càng tốt trước khi CSVN tìm cách xóa cache cũ của web.archive.org

    Trân trọng

    Nguồn: FB Nguyễn Thùy Trang

  4. ngiyenha says:

    Nghe chyện Cậu Nguyễn tất Thánh ĐÁP tàu thủy đi Tây mà “buồn cười’! Đi làm Bồi trên tàu ,sao không nói,mà lại phải dung từ-ngữ “Đáp tàu”!! Chỉ chừng đó thôi ,chúng ta đả vô tình “nối giáo cho giặc”!!
    Chuyện HCM,học không quá Tiểu học (yếu lược) đọc diễn văn,dự Hội nghị…nghe giống như chuyện Phù-Đổng cởi ngựa sắt,phun lửa!! ,nhưng dù sao Phù -Đổng có tất cả đức tính của nhân vật huyền thoại.
    Ngược lại HCM có tất cả tinh chất của “kẻ bất lương” mà trở thành Huyền-thoại,thế mới bị LỐ!! Nói cho cùng,HCM suốt quảng đời ở nước ngoài đi làm Bồi là chính. Chỉ có thời gian ngắn là tiếp cận với “chũ-nghĩa” là thời gian làm “Tà-lọt” cho mấy cụ PVT,NTTr,NAN…đi nộp “bài viết”giùm,mà bút hiệu Nguyễn ái Quốc là của mấy Cụ, bị HCM Chôm-Chỉa!! Người thầy dạy tiếng Pháp cho HCM chính là Luật sư PVT(theo Tuần Chàng trai nước Việt-Nguyễn Vỹ). Cám ơn Dân Đen đả post những tư lieu chính xác !

  5. April Vo says:

    Có 2 điều không ổn về giả thiết do người viết đưa ra:

    1) Tiếng Anh và tiếng Pháp là hai ngôn ngữ ngoại giao chính của Tây Phương từ lâu. Họp tại Versailles, nuớc Pháp, mà phải dùng tiếng Anh mà thôi thì không thể nào đúng.

    2) “The Adventures of Young Indiana Jones” là một tập phim hoàn toàn hư cấu do đó không thể nào dùng được để chứng minh co một sự kiện lịch sử.

    Đó là chưa kể có ai kiểm chứng được việc NTT có phát biểu hay không tại hội nghị Versailles.

  6. Dân đen says:

    Trích : _ Tại sao cộng đồng người Việt tại Pháp thời bấy giờ không đưa những người trí thức khoa bảng như Phan văn Trường, Phan Chu Trinh ra đại diện cho nhân dân An Nam vào hội nghị Versailles đọc bản kiến nghị nhân quyền mà lại chọn Nguyễn Tất Thành, một thanh nên trình độ chưa qua tiểu học đang làm nghề rửa chén lại vừa đặt chân vào đất Pháp.
    _Làm thế nào để những người trong đại hội Versailles chấp nhận sắp xếp cho Nguyễn Tất Thành có được một khoảng thời gian để đọc bản kiến nghị của thuộc địa trước các cường quốc trong đại hội.

    Theo đa số những gì đang lưu truyền trên mạng ảo về đề tài tác giả nêu trên, tôi được biết :

    _ Nguyễn ái Quấc và sau đó thành Nguyễn ái Quốc là bút hiệu của nhóm các nhà trí thức chính hiệu gồm : Phan chu Trinh, Phan văn Trường, Nguyễn thế Truyền, Nguyễn an Ninh. Họ phải dùng bút hiệu chung để tránh bớt tai mắt của mật thám Pháp.

    _ Ngày 4/6/1911, Nguyễn Tất Thành, đáp tàu L’Amiral Latouche-Tréville, chạy đường Sàigòn-Dunkerque, làm phụ bếp, lấy tên là Văn Ba. Tháng 9, tới Marseille, làm việc nhà cho ông chủ tàu ở Sainte- Adresse, ngoại ô Le Havre độ một tháng, rồi lại tiếp tục lên tàu đi Phi Châu. Từ 1912 đến 1914 lang thang làm “bồi bếp”, “cửu vạn” trên những tàu xuyên Đại Tây Dương, chạy đường Le Havre – Londres – New York, hoặc Châu Phi – Châu Mỹ. Từ 1914-1919, bỏ việc trên tàu, sống tại Luân Đôn để tránh quân dịch trong bối cảnh đệ nhất thế chiến. Ngày 7/6/1919 sang Paris, ở tại nhà ông Phan văn Trường ; nhận làm “thằng mõ” cho Hội Người An Nam Yêu Nước.

    _ Hội Người An Nam Yêu Nước được thành lập trong khoảng 1914-1918 ở Toulouse, Pháp do Phan văn Trường, Nguyễn thế Truyền chủ xướng. Cái tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xuất hiện trong khoảng 1914-1918, ít nhất là từ năm 1918. Đây là khoảng thời gian anh “bồi bếp”, “cửu vạn” Nguyễn Tất Thành đang ở tại London.

    _ Bản Thỉnh nguyện thư gửi Hội nghị Hoà bình năm 1919 do Phan Văn Trường viết phần tiếng Pháp, Phan Châu Trinh dịch sang Hán Văn, Nguyễn Tất Thành làm bài vè. Với vai trò “thằng mõ”, NTT len lỏi vào hội nghị, phân phát các bản thỉnh nguyện thư in sẳn cho mọi người ở đó.

    _Không có chuyện hội Người An Nam Yêu Nước chọn NTT làm đại diện và lại càng không có chuyện NTT đọc bản kiến nghị của thuộc địa trước các cường quốc trong đại hội.

    _ Nếu giả sử cần trao đổi bằng Anh ngữ với một số người nào đó ở hội nghị này ; một luật sư hành nghề tại Pháp, một con người có tính chất tự hào dân tộc rất lớn như ông Phan văn Trường không thể để cho “cậu bồi” NTT đang “ở ké” tại nhà mình làm công việc thay mặt cho dân tộc VN được.

    _ Tháng 12 năm 1920, khai mạc hội nghị Tours của đảng Xã hội (SFIO), Nguyễn Tất Thành xuất hiện và nhận vơ là Nguyễn Ái Quốc, tự PR bản thân như là tác giả các bài viết có giá trị của nhóm Phan chu Trinh, Phan văn Trường, Nguyễn thế Truyền, Nguyễn an Ninh

    Gởi đến các còm sĩ bản Thỉnh nguyện thư gửi Hội nghị Hoà bình năm 1919 do Thụy Khuê dịch :

    ” Thỉnh nguyện của dân tộc An Nam.

    Từ khi Đồng Minh thắng trận, các cường quốc long trọng cam kết rõ ràng trước thế giới quyết tâm tranh đấu, lấy Văn Minh chống lại Hung Tàn; tất cả những dân tộc bị áp bức đều nôn nao hy vọng, trước viễn ảnh, sẽ được sống trong công bằng và luật pháp.

    Trong khi chờ đợi nguyên tắc dân tộc tự quyết, từ lý tưởng sang thực hành, bằng sự nhìn nhận thực sự quyền thiêng của mỗi dân tộc, tự định đoạt lấy số phận mình; Chúng tôi, Thần dân của Đế quốc An Nam ngày trước, nay là Đông Dương Pháp, trình bày với Cao Quyền Đồng Minh nói chung và Kính Quyền Pháp nói riêng, những thỉnh nguyện khiêm tốn sau đây:

    1- Đại xá tất cả tù binh chính trị bản xứ.
    2- Cải tổ luật pháp Đông dương, bằng cách bảo đảm cho người dân bản xứ, những điều kiện về luật pháp như người Âu châu. Bỏ hẳn các toà án đặc biệt là công cụ khủng bố và đàn áp thành phần lương thiện nhất của dân tộc An Nam.
    3- Tự do báo chí và tư tưởng.
    4- Tự do lập hội và hội họp.
    5-Tự do di dân và du lịch ra nước ngoài.
    6- Tự do giáo dục và xây dựng những trường kỹ thuật và thực nghiệp tại các tỉnh cho người bản xứ.
    7- Thay thế Chế độ pháp lý.
    8- Có phái đoàn đại diện thường trực dân biểu bản xứ tại Nghị viện Pháp để thông báo những nguyện vọng của người dân bản xứ.

    Dân tộc An Nam, qua những thỉnh nguyện trên đây, tin tưởng ở công pháp quốc tế của các cường quốc và đặc biệt trông cậy vào lòng thành của dân tộc Pháp cao quý, đang cầm vận mệnh của chúng tôi trong tay; nước Pháp là một nước Cộng hoà, cầm bằng như đã bảo hộ chúng tôi. Khi thỉnh cầu sự bảo trợ của Dân tộc Pháp, Dân tộc An Nam, không hề tự hạ mình, mà ngược lại còn lấy làm vinh hạnh, vì họ biết Dân tộc Pháp biểu hiện tự do và công bằng, không bao giờ từ khước lý tưởng cao cả: Tứ hải giai huynh đệ. Vì vậy, khi đáp ứng tiếng kêu của người bị áp bức, Dân tộc Pháp không những làm tròn bổn phận đối với nước Pháp mà còn đối với cả Nhân loại.

    Thay mặt nhóm An Nam Yêu Nước – Nguyễn Ái Quấc”.

    Và dưới đây là bài vè của Nguyễn tất Thành :

    “Việt-Nam yêu cầu ca.

    Bằng nay gặp hội Giao hoà.
    Muôn giân hèn yếu gần xa vui tình.
    Cầy rằng các nước Đồng minh
    Đem gươm công lí giứt hình giã man
    Mấy phen công bố rõ ràng.
    Dân nào rồi cũng được trang bình quyền
    Việt Nam xưa cũng oai thiêng
    Mà nay đứng giới thuộc quyền Lang-sa.
    Lòng thành tỏ nỗi sút sa.
    Giám xin đại quấc soi qua chút nào.
    1 xin tha kẻ đồng-bào.
    Vì chưng chính trị mắc vào tù giam.
    2 xin phép luột sửa sang
    Người Tây người Việt hai phương cùng đồng.
    Những toà đặc-biệt bất công
    Giám xin bỏ giứt rộng giung dân lành
    3 xin rộng phép học hành
    Mở mang kỵ nghệ, tập tành công thương
    4 xin được phép hội hàng
    5 xin nghị ngượi nói bàn tự gio
    6 xin được phép lịch giu
    Bốn phương mặc sức, năm châu mặc tình.
    7 xin hiến-pháp ban hành
    Trăm đều phải có thần-linh pháp quyền.
    8 xin được cử nghị-viên.
    Qua Tây thay mặt giữ quyền thổ giân.
    Tám đều cặn tỏ xa gần.
    Chưng nhờ vạn quốc công giân xét tình
    Riêng nhờ giân Pháp công bình
    Đem lòng đoái lại của mình trong tay.
    Pháp giân nức tiếng xưa nay.
    Đồng-bào, bác ái sánh tày không ai.
    Nỡ nào ngảnh mặt ngơ tai.
    Để cho mấy ức triệu người bơ vơ.
    Giân Nam một giạ ước mơ
    Lâu nay tiếng núp bóng cờ tự-gio.
    Rộng xin giân Pháp xét cho
    Trước phò tiếng nước, sau phò lẽ công.
    Gịch mấy chữ quấc âm bày tỏ
    Để đồng-bào lớn nhỏ được hay.
    Hoà bình may gặp hồi nầy
    Tôn sùng công lí, đoạ đày gia-man (!)
    Nay gặp hội khải hoàn hĩ hạ
    Tiếng vui mừng khắp cả đồng-giân (!)
    Tây vui chắc đã mười phần
    Lẽ nào Nam lại chịu thân tôi đòi

    *******

    Hẵng mở mắt mà soi cho rõ
    Nào Ai-lan, Ấn-độ, Cao-ly.
    Xưa, hèn phải bước suy vi
    Nay, gần độc lập cũng vì giân khôn
    Hai mươi triệu quấc hồn Nam Việt
    Thế cuộc nầy phải biết mà lo
    Đồng bào, bình đẳng tự gio
    Xét mình rồi lại đem so mấy người
    Ngổn ngang lời vắn ý giài
    Anh em đã thấu lòng nầy cho chưa
    >.

    Văn, thơ, ca, hò vè thể hiện trình độ và đẳng cấp của 1 con người. Bản thỉnh nguyện thư của ông Phan văn Trường và bài vè của NTT, thể hiện rỏ 2 trình độ, hai đẳng cấp cách biệt nhau. Đặt vấn đề như tác giả bài chủ mà tôi đã trích ở trên, hơi có phần “tiếu lâm”. Vấn đề HCM và HTC vẫn còn nhiều bỏ ngỏ.

    P/s : Để xem được bản chụp bài vè viết sai chính tả lung tung của NTT, mời các bạn vào link dưới :
    http://thuykhue.free.fr/stt/n/nhanvan15-2.html

Leave a Reply to Phong Uyên