WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhắc lại câu chuyện bầu cử cách đây 37 năm

 

Sáng nay, 28-11, 2013 ðược biết 97,59% ðại biểu Quốc Hội tán thành toàn vãn dự thảo Hiến Pháp sửa ðổi ðã ðược thông qua. Trong dịp này, chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng nhìn nhận rằng ðây là một quá trình làm việc rất công phu, phát huy trí tuệ của toàn ðảng, toàn quân, toàn dân..

Tôi còn biết nói gì hơn nữa!! Nó thể hiện ðúng ý ðảng, lòng dân..

Chúng ta không nên ngạc nhiên về kết quả trên, nếu quý vị ðọc danh sách ðại biểu Quốc Hội ðược bầu vào khóa XIII, nãm 2011 sẽ thấy kết quả cuộc bầu cử ấy như sau:

· Tại thành phố Hà Nội
Ông Nguyễn Phú Trọng- Tổng bí thư ban chấp hành Trung ương ðảng cộng sản VN- Bí thư Quân Ủy Trung ương, chủ tịch Quốc Hội- ðạt tỉ lệ 85,63 phiếu bầu..
· Tại thành phố Hồ Chí Minh
Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương ðảng với 80,19
· Tại TP Hải Phòng
Ông Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng CP, Thủ tướng chính phủ đạt 95,38..
· Tỉnh Hà Nam
Bà Nguyễn Thị Doan- Ủy viên Ban chấp Hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam-94,37
· Tỉnh Hà Tĩnh
Ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính Trị, Phó thủ tướng thường trực chính phủ- 95,51..
Và cứ như thế ðưa ðến kết quả là 500 ðại biểu ðã ðắc cử..Và trên 90% cử tri cả nước ðã ði bầu. Ðứng ðầu cả nước là tỉnh Hà Giang với 99,78% cử tri ði bầu. Kế ðến Kon Tum với 99,50%, Vĩnh Long với 98,80%, Quảng Trị 98,70%….

Kết quả tỉ lệ cử tri ði bầu cao như thế chúng ta cũng không nên lấy làm lạ. Vì như ông Nguyễn Hữu Tình, 56 tuổi, bị gẫy chân, tưởng ðã không ði bầu ðược ðã rất xúc ðộng khi ðã ðược tổ bầu cử mang hòm phiếu ðến tận giường bệnh cho bỏ phiếu.
Ông phát biểu  :Tuy nằm ðiều trị ở bệnh viện Xanh-Pôn (Saint Paul), nhưng ông Tình ðã thuộc lầu tiểu sử của các ðại biểu nhờ các thành viên tổ bầu cử thông tin ðầy ðủ.

Cho nên, chúng ta cũng không nên lấy làm lạ khi nhà sử học Dương Trung Quốc- Phó chủ tịch, Tổng Thư ký Hội sử học Việt Nam, Tổng biên tập Tạp Chí Xưa và Nay- mậc dầu sinh sống ở Hà Nội- ðã ðược các cử tri thuộc tỉnh Ðồng Nai bầu với tỉ lệ số phiếu hầu như cao nhất cả tỉnh là 74,88%.

Chúng ta cũng cần ghi nhận rằng, cử tri dù ở bất cứ ðâu-dù ít học ngay cả mù chữ như các ðồng bào dân tộc miền núi như ở Kon Tum-cũng rất bén nhậy ðể bầu ðúng người.

Và tùy theo chức vụ mà tổng số phiếu bầu có thay ðổi hơn kém. Chẳng hạn, nhà sử học Dương Trung Quốc- dù cử tri Ðồng Nai ðã thuộc lòng tiểu sử của ông- dù có yêu mến ông cách mấy ði nữa- thì tỉ lệ phiếu của ông không thể nào vượt quá ðược ông Nguyễn Tấn Dũng hay bà Nguyễn Thị Doan..

Câu chuyện hôm nay nhắc tôi liên hệ đến tập bút ký của tôi viết về miền Nam 1975-1976, nó có những điểm trùng hợp dễ sợ.

xetang

37 năm trước thế nào thì nay nó xảy ra đúng y boong như vậy..

Xin mời bạn đọc tập bút ký của tôi năm 1976.

Bút ký đi tìm thời gian đã mất: 1975-1976
Kể từ ngày 30 tháng 4-1975, nay ðã gần ðược một nãm.

Để kết thúc một năm sau ngày giải phóng, chính quyền quyết định một cuộc bầu cử trên toàn quốc. Danh sách 44 ứng cử viên của thành phố Sàigòn đã được niêm yết. Phần lớn là người trong đảng, điều đó là dĩ nhiên rồi. Có một vài người của MTGPMN, một vài trí thức tiêu biểu của thành phần thứ ba và để tỏ ra dân chủ, có thêm một ứng viên là thợ làm cho công ty CARIC của Tây.

Trong danh sách cử tri, người ta nhận thấy có điều gì không ổn. Ở Hà nội, có 43 vạn đàn ông đi bầu so với 44 vạn đàn bà. Chênh lệch là 10 ngàn người. Một tỉ lệ chênh lệch hiểu được vì số đàn ông đi lính, tử trận.

Riêng tỉ lệ cử tri ði bầu ở Sàigòn có khoảng cách khá lớn giữa hai phái. Có một triệu cử chi phái nữ, nhưng lại chỉ có 75 vạn cử tri ðàn ông.  Có một khoảng cách tỉ lệ giữa hai phái khá xa làm nhiều người thắc mắc, ðặt thành câu hỏi. Vậy con số 25 vạn ðàn ông ít hơn này, họ ði ðâu? Họ ở trong các trại cải tạo?

Hay là do không ðược phép ði bầu ? Ðiều ðó vẫn không ai biết ðược một cách rõ ràng tại sao

Thứ tư mồng 7 tháng tư 1976

Thành phố chãng ðầy các biểu ngữ về ngày bầu cử sắp tới. Nhiều biểu ngữ có nội dung ca ngợi ðảng Lao ðộng muôn nãm. Báo chí thì viết ðầy các tiểu sử các ứng cử viên. Tất cả ðều là những cựu kháng chiến không chống Pháp thì cũng chống Mỹ.

Người ta ghi nhận một ðiều là trong tiểu sử bà Nguyễn Thị Bình không có ghi ngày sinh tháng ðẻ. Truyền thống của Tây là không nên nhắc ðến tuổi của phụ nữ chãng? Tiểu sử chỉ ghi một cách rất mơ hồ là bà ðã chống Pháp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường trung học. Chống thế nào thì không ai ðược biết.

Cũng có trường hợp một ông bác sĩ tên Nguyễn Ngọc Hà, ông này tham gia phong trào những người Việt Nam yêu nước ở nước Pháp từ nãm 1948 cho ðến hôm nay. Ông về nước lúc nào và tham gia cuộc bầu cử này dưới danh nghĩa  gì.

Trong dịp kỷ niệm một nãm ngày Giải Phóng, các báo cũng ðãng tải hồi ký của Tướng Vãn Tiến Dũng. Ðây là một hồi ký ðánh bóng mình không ít. Ðồng thời làm giảm vai trò của tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc chiến kết thúc chiến tranh ở miền Nam.
Sau này, hồi ký ðã bị ðánh giá là thấp, thiếu trung thực, nhiều chỗ thổi phồng. Theo cụ Trường Chinh, chủ tịch Quốc Hội, cuốn sách này có khá nhiều ðiều viết không trung thực.

Cũng trong dịp ðặc biệt và hiếm hoi này, người ta lại thấy xuất hiện cờ Mặt Trận Giải phóng miền Nam ở dinh cựu Tổng Thống Thiệu.

Thứ sáu, 16 tháng tư 1976.

Cuối cùng thì dân vẫn có cảm tưởng là ðói ðến nơi rồi. Ðó là tín hiệu rõ rệt nhất về sinh hoạt ðời sống của người dân Sài Gòn sau một nãm ðược Giải phóng. Chính quyền thì có vẻ lo toan về cuộc bầu cử sắp tới, nhưng xem ra dân Sài Gòn chỉ lo ðói ðến nơi rồi. Cái gì cũng khan hiếm như thể biến ðâu mất..

Cũng trong dịp này, theo báo Tin Sáng của ông Ngô công Ðức, do nguồn tin của dân chúng, chính quyền ðã tịch thu 2700m3 các ấn phẩm, tương ðương với 2 triệu cuốn sách và hàng tấn sách vở tịch thu tại 5 ðịa ðiêm ðược dấu sau ðây: 237 ðường Ðiện Biên Phủ, 127 Nguyễn thị Minh Khai, 193 Nam Kỳ Khởi Nghĩa và tại số 28 và 62 Lê Lợi. Kho sách này của ai?
Thưa một phần của ông Khai Trí.

Vậy mà bằng cách nào sau này, ông có tên trên một bảng ðường thành phố ngay từ lúc còn sống như ðã trình bầy ở trên ?

Thứ năm 22 tháng tư 1976:
Các em tiểu học được chỉ dạy để về nói với cha mẹ bầu cho ai và không bầu cho ai. Ở quận ba, có chuyện rỉ tai không bầu cho các ứng viên số 1, số 3 và số 13.  Những ứng viên này chỉ có mặt cho có hình thức. Họ là những người thuộc thành phần ứng cử viên tôn giáo và tư sản cũ. Có một số cán bộ phường đến từng nhà khuyên dân chúng nên bầu cho ai.
Cái điều chính yếu mà  người dân quan tâm trong cuộc bầu cử này là họ sẽ có được tờ giấy chứng nhận đã đi bầu. Tờ giấy có giá trị như tấm căn cước hay một thứ chứng minh nhân dân.

Tất cả chỉ có chừng đó là quan trọng, còn ai đuợc bầu, ai không được không phải việc của họ.

Thứ sáu, ngày 23 tháng tư:

Tờ Tin Sáng loan tin:* dân chúng sẽ ði bầu ðông ðảo, ðúng cách và nghiêm chỉnh *. Còi báo ðộng của thành phố với những hồi thật dài mở màn cho cuộc bầu cử tại các phòng phiếu vào ðúng 7 giờ. Ðảng uỷ thành phố cũng không quên yêu cầu dân chúng ãn mặc tề chỉnh, quét dọn nhà cứa phía trước cho sạch sẽ. Một vài hãng thông tấn còn sót lại như hãng AFP ðã ði một công ðiện như sau, mặc dầu ðã có sự kiểm duyệt :”  Người ta vẫn theo thói quen bàn ðến vụ nổ lớn ở khu vực Long Khánh vào ngày 24 tháng 4 vừa qua.. Vụ nổ lớn kéo dài ðến tận Sàigòn cũng nghe thấy tiếng nổ. Chung quanh khu vực ðó, có nhiều trại cải tạo tập trung, không biết vì lý do thiếu an ninh mà sau này các trại ðó ðã chuyển dần ra phía ngoài Bắc.”

Chủ nhật, ngày 25-4-1976:
ngày bầu cử, kết thúc một năm Sàigòn sau 30-4-1975

Hôm nay là ngày lịch sử. Toàn quốc ðã ði bầu. Ở thành phố Sài Gòn, Ngoài ðường cấm xe cộ lưu thông. Ðường phố vắng vẻ, chỉ trừ các xe phóng thanh ði tuyên truyền. Những người ði xe ðạp hoặc xe gắn máy thì có các người gác các nút chặn yêu cầu xuống xe dắt bộ.

Trên đường phố, chỉ còn những đoàn người, phần lớn là phụ nữ thanh niên, thiếu nữ, do các tổ dân phố hay phường khóm hướng dẫn đến các địa điểm bỏ phiếu.

Mọi sinh hoạt đình chỉ.

Ngay cả những ngưởi buôn bán lẻ dọc đường phố cũng phải tạm nghĩ, tạm lánh mặt.. Không khí vui vẻ và tấp nập.

Có nhiều nơi, như trong Chợ Lớn, 10 giờ toàn thể dân chúng trong các khu phố đã làm xong nhiệm vụ đi bầu.
Một vài máy bay phản lực bay lượn trên không vụt qua vụt lại, tiếp theo là hai trực thăng kêu phành phạch trên trời làm tăng thêm cái vẻ nghiêm trọng trong ngày bầu cử.

Đến xế chiều, kể như công việc bầu cử đã hoàn tất từ lâu.
Thành phố Sàigòn như một thành phố ngủ, không một bóng người hay xe cộ qua lại. Ngoài đường chỉ còn lại xe cộ qua lại của Công An, Cảnh sát.

Những người giữ trật tự an ninh, ðeo bãng ðỏ, ngồi trên xe phóng lướt nhanh,  dáng vẻ khẩn trương của một màn kịch sắp ðến hồi kết thúc.Trật tự ðạt mức ðộ an toàn tuyệt ðối và hầu như không có một sự cố nào xảy ra, dù nhỏ thôi. Không có phá hoại, không có mất trật tự, tranh dành. Một cuộc bầu cử trong trật tự, nghiêm chỉnh và bầu ðúng người, ðúng chỗ..
Sau một năm, thành phố Sàigòn đã đổi diện mạo. Sàigòn không còn là Sàigòn năm  trước nữa.

Ðối với người dân thành phố, vấn ðề không phải là bầu ai, vì ðó là nhiệm vụ của chính quyền. Ðối với họ, ðiều quan trọng là tấm giấy chứng nhận ðã ði bầu. Vậy là ðủ.

Nếu có điều gì đáng nói trong chuyện bầu cử này như một câu chuyện bên lề.

Đó là chuyện  “Big Minh” đi bầu.

Ông này vừa được chuyển về từ miền Bắc về lại miền Nam cách đây hai tháng. Big Minh đã đi bỏ phiếu tại trường Tây cũ Saint Exupéry trước mặt một số phóng viên ngoại quốc như báo L’humanité của Pháp và L’Unita của Ý.

Ðây là một nhân vật lịch sử ðã có công bê cái chính quyền VNCH dâng lên chính quyền mới mà không tốn một giọt máu ðổ ra.

Cũng tin đồn cho hay Nhân vật số 1 là ông Phạm Hùng đã bị hai người ngồi xe gắn máy nhắm bắn về phía ông ở góc bà Huyện Thanh Quan, khi ông vừa dời khỏi nhà ở đường Tú Xương, vào lúc 6 giờ 45 sáng để đi bầu. Người tài xế của ông bị thương, phần ông không sao cả. Sau đó hai người trên xe gắn máy đã bị bắt ngay. Những ngày sau đó, trước dinh của ông Phạm Hùng, luôn luôn có 4 người an ninh gác cửa.
Xin lưu ý mọi người là các đường Tú Xương, bà Huyện Thanh Quan, nhất là Trương Định là nơi trú ngụ của các nhân vật cao cấp đảng Cộng Sản bây giờ.

Mỗi khi vào Sàigòn là họ ở đấy.

Nó cũng giống như ở Hà nội, dọc đường Hoàng Diệu đều là dinh thự của các cấp lãnh đạo đảng và nhà nước. Tôi đã đến thăm nhà bà quả phụ Vũ Đình Liệu ở số 28 đường Trương Định và lúc ra về, bà đã chỉ cho biết bên kia đường, xế phía tay phải là nhà ông Phó Thủ Tướng Dũng, một  nhân vật có nhiều dấu hiệu sẽ dành được chức vụ Thủ Tướng trong kỳ sắp tới đây.
Thứ tư ngày 28- 4-1976.

Báo chí cho hay chỉ có khoảng 95% dân chúng miền Nam ði bầu, so với 99,82% cử tri miền Bắc ði bầu. Tỉ lệ ấy hiểu ðược. Ðòi hỏi hơn nữa thì quá lố.

Nhưng không biết tại sao riêng các tỉnh Minh Hải, bao gồm Cà Mâu và Bạc Liêu, số người ði bầu là 100%. Một tỉ lệ tuyệt ðối không ðâu sánh bằng. Tỉ lệ này cũng thật không dễ hiểu.

Ở Sàigòn, có 9 người không đắc cử, trong đó có 6 phụ nữ. Trong số 35 người đắc cử, có 8 phụ nữ, hai nhà sư, một linh mục Thiên Chúa giáo và 6 người thuộc Mặt trận Giải Phóng miền Nam.

Mặc ðầu người ta ðồn rằng kết quả như thế là ðược sắp ðặt, người ta vẫn khó tin khi thấy sự sắp xếp có phần lộ liễu quá.
Có thể nào có một sắp ðặt ít lộ liễu hơn ðược không? Chúng ta muốn lộ liễu hóa một ðiều mà tự nó ðã lộ liễu rồi? Ðàn bà cởi truồng là lộ liễu khó coi, mà lại cứ cố tình bắt người ta phải coi thì lộ liễu quá.

Phải che một chút mới hấp dẫn ðược!! Nhưng ðảng ðâu phải ðàn bà. Con số nhiều nơi 100 phần trãm ði bầu, bất kể những trường hợp ốm ðau, sinh ðẻ hoặc có những lý do bất khả kháng là lộ liễu, là cởi truồng.

Tưởng những con số trên là phi thực lắm rôì, vậy mà gần một phần tư thế kỷ sau, 3 tháng trước ngày bầu cử 14-11-1999, thủ tướng Phan Vãn Khải ðã tuyên bố:’’ Phải tổ chức bầu cử thật dân chủ’’ ( SGGP ngày 24-8-1999).

Dân chủ thật. Số cử tri đi bầu HDNDTP HCM  đạt tỉ lể 99, 84%, bầu đủ số 85 đại biểu.

Nhân tiện ðây cũng nhắc ðến nhà vãn Tô Hoài, Ông là nhà vãn ði công tác nước ngoài nhiều lần nhất ở ngoài Bắc trước 75.. Ông kể truyện, mỗi lần ði công tác nước ngoài là phải ði mượn quần áo của Bộ tài chánh:’’…giày không có dây, cả thành phố không ðâu bán dây giày và hộp kem. Tôi lại phải ði xin dây giày và mượn cái cà vạt của Nguyễn Vãn Bổng’’. Nói về người bạn cũ di cư vào Nam, ông viết với giọng khinh miệt như sau:’’.. còn cái thằng Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, làm báo Tự Do ở Sàigòn.. Tôi ðược biết nó ở lại Sàigòn. Có lẽ cũng không ai buồn xách cái tã ấy ði di tản’’.

Chuyện chính là ông viết về bầu cử ở ngoài Bắc.

Và viết về bầu cử, ông ðã trơ chẽn tả lại một cách tự nhiên như sau:’’ Chỗ nào cũng tíu tít.. có người ði bầu hộ cả nhà..Khi mọi người ðã ra về, chúng tôi bóc miếng giấy dán niêm phong, ðổ cả thùng phiếu ra mặt bàn. Hai chúng tôi mở từng cái phiếu rồi lại bỏ vào thùng. Cả phiếu không gạch tên- phiếu trắng cũng bỏ lại vào. Chỉ ðể riêng ra cái phiếu nào viết vẽ nhảm nhí hay viết phản ðộng. Những phiếu này gói lại, tự tay trưởng ban ðem nộp lên khu. Trong những nãm nay tôi làm việc, mấy lần bỏ phiếu thành phố hay toàn quốc ðều làm như thế theo kế hoạch mật của khu’’.

Ðặc biệt nhà vãn này, chúng tôi giới thiệu tài liệu trích dẫn ở trong cuốn hồi ký Chiều Chiều, của ông do nxb Hội Nhà Vãn, dày 562 trang. Hình như ông vào ngụ ở Ðàlạt thì phải.

Người kiểm phiếu như Tô Hoài trơ chẽn như thế thì người đắc cử phải trơ chẽn đến thế nào!!

Có lẽ, Ðó chỉ là sản phẩm của những ðầu óc chính trị quá mẫn. Người ta vẫn chưa tìm ðược một sự dung hòa giữa ảo và thực, giữa sự nghiêm chỉnh và sự ðùa nghịch. Sự nghiêm chỉnh (esprit du sérieux mà theo Voltaire cái nghiêm chỉnh thì thiếu cái duyên dáng, ðối lại với esprit du ridicule) mà dấn ðến mức quá ðộ, tuyệt ðối, nó không chừa cho bất cứ kẽ hở nào của thực tế thì nó biến thành sự khôi hài, kệch cỡm.

Tỉ lệ đi bầu 99,82%, đắc cử ở mức độ tín nhiệm tuyệt đối 99.76% là một chuyện quá nghiêm chỉnh trở thành chuyện khôi hài.

Càng nghiêm chỉnh bao nhiêu càng khôi hài bấy nhiêu.

Phải có một đầu óc lãng mạn chính trị ghê lắm mới đưa ra được kết quả trên.

Ở Sàigòn, bà Bình dẫn đầu với 97% phiếu bầu. Đáng nhẽ cần minh định rõ hơn tý nữa.

Bà Bình đã được tín nhiệm với 97% phiếu trên tổng số 95% số cử tri đi bầu. Nguyễn Hữu Thọ 95% và Võ văn Kiệt 94%, Huỳnh tấn Phát 92%. Một vài ghi nhận là ông Phạm Hùng, nhân vật số 1 ở miền Nam chỉ đạt tỉ lệ đắc cử là 92% ở quận 3. Ngôi sao Phạm hùng đang đi xuống. Bà Dương quỳnh Hoa, bộ trưởng y tế, không phải đi xuống mà có vẻ bị thất sủng chỉ đạt được 81% phiếu bầu ở quận hai. Tỉ lệ 81% là quá thấp như một rẻ rúng.

Vì vậy, có thể xem kết quả bầu phiếu để biết được số phận tương lai chính trị của các nhân vật lãnh đạo nhà nước.

Ít ra thì một cuộc bầu cử về mặt này cũng tỏ ra có ích lợi, nhờ đó người dân biết được ai còn, ai mất.

Có vẻ như bộ máy bầu cử ở trong Nam có điều chi trục trặc. Nó không tuân thủ một tình tự sắp xếp tính toán từ trước.
Ngoài Bắc, riêng ở Hànội, nghiêm chỉnh hơn nên khôi hài hơn. Số người đi bầu là 99,82. Trong khi đó, nhân vật số 1 miền Bắc ông Lê Duẩn, Tổng bí thư dẫn đầu với 99%76, Thủ tướng Phạm văn Đồng 99%73, Trường Chinh 99%60. Tất cả 6 nhân vật cao cấp của  chính phủ đều đạt tỉ lệ 99,35% số phiếu bầu.

Nhưng theo kết quả công bố, ngay cả những ứng viên không được bầu, nghĩa là rớt không trúng cử, cũng đạt được tỉ lệ 50% số phiếu. Làm sao có thể người trúng cử đạt tỉ lện hơn 90% số phiếu đi bầu và người rớt cũng đạt được 50%  số phiếu bầu.
Cái này thì không còn phải khôi hài mà có máu điên rồi.

Ở một mặt khác, người ta để ý thấy tỉ lệ số phiếu của bà Bình phải thấp hơn so với tất cả các vị lãnh đạo miền Bắc. Tỉ lệ của Bí thư phải cao hơn Thủ Tướng và cứ thế, cứ thế, sự cao hơn đến độ vô nghĩa cũng cần phải được tôn trọng.

Tin tức báo chí về kết quả bầu cử nghiêm chỉnh,  đứng đắn như thế nên ông Hồ Ngọc Nhuận đã có nhận xét như sau về hai nền báo chí Sàigòn trước và sau giải phóng.

Ông nhận xét khá chính xác khi nói: Báo chí ngày nay ít dành chỗ cho biếm họa. Mà nếu có cũng ít khi thấy *ðã*. Có lẽ là vì báo chí bây giờ* ngay ngắn, ðứng ðắn* hơn chãng. Người ta nhớ thuở nào làng báo Sàgòn có những họa sĩ ‘’Ớt’’, tức Huỳnh Bá Thành cùng với các họa sĩ Chóe, Diệp Ðình vv.. Sau 30 tháng tư, họa sĩ Ớt mới lộ diện là một cán bộ chỉ huy ðiệp vụ cách mạng. Ông Hoàng Ngọc Nhuận cho biết tiếp như sau về câu chuyện hoạ sĩ Ớt:’’ Chiều 28-4-75, sau vụ ném bom của Nguyễn Thành Trung, chúng tôi thấy nhóm ông Minh bị cô lập, tôi liền thực hiện ý ðịnh. Tôi gặp anh Hồ Ngọc Nhuận và tự xưng là ðiệp báo của Mặt trận, truyền ðạt lời yêu cầu của cách mạng ðến ông Minh, rằng ông nên giao chính quyền lại cho cách mạng’’.

Thứ sáu 30 tháng tư- 1976, kỷ niệm một nãm sau ngày Sàigòn giải phóng

Sáng nay, tờ Sàigòn Giải Phóng ðã chạy một tít lớn như sau :”Cũng ngày này, quân ðội chúng ta gồm năm binh ðoàn ðã tiến vào Sàigòn, trong khi hằng triệu người ðã nhất tề ðứng lên hưởng ứng cuộc cách mạng thành công”.

Cuộc bầu cử ở trên ðánh dấu một nãm ngày Sài Gòn ðược giải phóng!!!!

Vậy mà phút chốc đã 37 năm rồi.

Mọi chuyện hình như vẫn những tuồng cũ được diễn lại với đào kép mới.

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Nhắc lại câu chuyện bầu cử cách đây 37 năm”

  1. saovang says:

    “…tờ Sàigòn Giải Phóng ðã chạy một tít lớn như sau :”Cũng ngày này, quân ðội chúng ta gồm năm binh ðoàn ðã tiến vào Sàigòn, trong khi hằng triệu người ðã nhất tề ðứng lên hưởng ứng cuộc cách mạng thành công”. Trích

    Nói láo, nói lếu, nói điêu, nói bịp mà không biết ngượng mồm . Ngày bọn Quỷ Đỏ Việt cộng tràn vào , dân Sài gòn đã phản ứng ra sao ?

    ***Trong cuốn sách , Vietnam, Qu’As Tu Fait De Tes Fils? (Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên) – tác giả người Pháp Pierre Darcourt thuật lại :

    Thứ Tư, ngày 30 tháng Tư, 1975

    ….Chung quanh Quốc Hội và đường Tự Do vắng tanh, không có một bóng người . Các tiệm buôn đều đóng kín cửa kể cả cửa sổ cũng sập xuống. Không có một bó hoa hay những tiếng vỗ tay hoan nghinh chào đón những người “giải phóng” .
    ………….

    Thứ Năm, ngày 1 tháng Năm, 1975

    Ngày hôm sau, 1 tháng 5, dân chúng Sài Gòn ngơ ngác và nhốn nháo, quá ngạc nhiên tại sao mình vẫn còn sống, đã điện thoại với nhau để cùng biết tin tức của nhau.

    Trước tiên trong buổi sáng, có nhiều nhóm nhỏ, rồi lần lần đông hơn, họ đi ra khỏi nhà để khám phá những trung đoàn binh sĩ với quân phục xanh lá cây đã vây hãm thành phố của mình đêm qua. Mấy anh binh sĩ với bộ mặt ngờ ngệch, gầy đến hai gò má nhô cao, mặc quân phục rộng thùng thình bằng vải bố thô, cổ quàng khăn và chân mang dép râu, một loại dép làm bằng vỏ xe cũ, mới thoạt nhìn trông như những anh nhà quê vụng về mới vào thành phố lớn lần đầu tiên.

    *** “Nhật ký một năm sau ngày 30 tháng tư, 1975 “ – 13/05/12 | Tác giả: Nguyễn Văn Lục :

    Trưa 30-04-1975, ngồi một mình thấy tương lai vô định. Lòng buồn vô tả. Nước mắt tuôn trào không ngăn được. Bụng tự nhiên nhói lên từng lời. Vui chưa thấy, lo thì như ứa tràn. Chẳng hiểu chính quyền mới đối xử ra sao? Đó cũng là mối lo của tất cả mọi nguời. Chiến tranh đã chấm dứt. Đáng nhẽ phải vui mà hóa buồn.

    Hết rồi cảnh chạy đôn chạy đáo tìm đường thoát thân. Có sự im lặng nặng nề như một con vật chờ chết trong nỗi tuyệt vọng. Ván bài chơi đã xong. Ngoài đường, 8 chiến xa T-54 đã vào thành phố trên đại lộ Thống Nhất. Nhiều nhà đóng cửa rồi từ trong nhà ngó ra xem động tĩnh. Chỉ có một thiểu số người dám ra đường đứng thản nhiên nhìn đoàn xe cộ đi qua. Bộ đội tỏ ra ngơ ngác và kỷ luật. Họ dơ tay vẫy chào ngượng ngập.

    …………………….Đường Tự Do không có nỗi vui hoan lạc mà chỉ có những ánh mắt lo âu và sợ sệt. Ở một góc phố cạnh hotel Majestic, người ta thấy một nhóm nhỏ người đứng nhìn chiến xa đi qua. Bên kia đường, có một thanh niên mặc quần tây áo trắng bỏ ngoài quần, chắp tay đứng nhìn. Không có biển ngưòi mà cũng không có tiếng vỗ tay reo hò …

  2. Phan Huy says:

    Đại Biểu Con Gì?

    Không biết dùng từ gì để tả
    Những con, thằng đại biểu hôm qua
    Của cái quốc hội vong gia
    Vừa bầu hiến pháp cộng tà xì hơi.

    Chúng có phải con người không nhỉ?
    Chỉ là con, chưa phải là người
    Con gì? tuỳ đứa tuỳ nơi
    Nhưng đều thua chó nhà tôi nghĩa tình.

    Chó nhà tôi biết trung với chủ
    Kẻ nuôi cơm no đủ bao ngày
    Chủ buồn, chó cũng không khuây
    Chủ đau, chó cũng mặt mày buồn thiu.

    Đại biểu ăn của dân của nước
    Mà vô ơn, bạc ước, thờ ai?
    Chúng thờ cái lũ quái thai
    Mặt người lòng rắn, tay sai Tàu phù.

    Chúng như thế còn thua con chó
    Vậy thì còn hơn được con nao?
    Chẳng hơn được một con nào
    Chỉ như con… của tặc Hồ mà thôi.

    http://fdfvn.wordpress.com

  3. Lamson72 says:

    Khà khà khà ,

    Để tui kể chuyện bầu cử của VC hơn 37 năm về trước nghe chơi . Cuộc bầu cử nầy làm tui nhớ hoài vì 12 con giáp nó không giống một con giáp nào . Cuộc bầu cử rất quái đản và rất tiếu lâm .

    Sau một ngày lao động khổ sai cật lực tại rừng Kà Tum, Tây Ninh , bọn thất trận chúng tôi bị lùa lên hội trường với cái bụng xẹp lép . Đói thấy mẹ . Đói mờ mắt . Đói nhăn răng . Đói trào máu họng . Không biết nó bầu hồi nào mà mãi đến tối bọn quản giáo VC mới cho nghe . Muổi nó đinh bá thở . Rừng mà

    Nó cũng có một thằng MC nếu tui nhớ không lầm đó là đồng chấy Xuân Thủy . Bỏ phiếu bằng cách dơ tay . Thoạt đầu nó bầu đặt tên nước . Đồng chấy MC Xuân Thủy giới thiệu:
    - Chúng ta bầu tên nước là CHXHCNVN
    MC hỏi :
    - Có ai phản đối không ?
    MC tự trả lời:
    - Không có ai
    MC tuyên bố :
    - Thế là chúng ta nhất trí
    Đồng loạt vổ tay

    Cũng vẫn thể thức đó nó bầu chức vụ Chủ tịt nước
    MC :
    -Đề cử đồng chí Tôn Đứt thắng làm CT nước
    MC hỏi:
    -Có ai phản đối không ?
    MC tự trả lời :
    - Không có ai
    MC tuyên bố:
    – Thế là chúng ta nhất trí
    Vổ tay ào ào
    Bầu Thủ Tướng
    MC :
    -Đề cử đồng chí Phạm Đồng Vều làm Thủ Tướng
    MC hỏi:
    -Có ai phản đối không ?
    MC tự trả lời :
    - Không có ai
    MC tuyên bố:
    – Thế là chúng ta nhất trí
    Vổ tay ào ào

    Cứ thế chưa uống hết ly nước hà thủ ô mang theo cho đở đói (đở đói chứ không phải đở khát nhá) thì chúng nó bầu hết ráo các chức vụ kể cả đổi tên Sàigon thành TP hồ minh râu .

    Cả đám bại trận cười quá ể . Cười lòi cả dây hà thủ ô, cười trào nước mắt . Lần đầu tiên nghe các đấng giải phóng phỏng dế bầu cử làm trò hề dân chủ . Vệ binh nghe cười xách súng lên đạn rốp rốp bắt bọn thất trận ngưng cười . Sau đó là màn mấy quản giáo lên lớp chửi rủa bọn thất trận thiếu nghiêm túc, thiếu văn hóa còn đầy chất Mỹ Ngụy . Sáng ngày mai phạt phe thất trận đi cuốc đất bá thở .

    Bây giờ hơn 37 năm sau thời hại điện, hiện đại nên bầu cử bằng nhấn nút cho giống mấy thằng thực dân đế quốc . Mấy đại biểu dỏm mặt làm bộ nghiêm túc đeo cái bảng đỏ lòm nhỏ nhỏ . Mẹ! ở trong nước mà thằng nào , con nào cũng đeo cái bảng đỏ sao vàng tức là bỏ đảng sang giàu . Làm như nó không đeo cái bảng đỏ lòm đó thì không ai biết nó là đảng viên của đảng phỉ . Đảng ta sáng tạo tài tình nên cái máy để nhấn nút chỉ có một cái nút bấm mà thôi . Cái nút bấm đó được gọi là nút nhất trí . Cho nên nếu không muốn nhất trí thì không có nút bấm .

    Nhưng tất cả đều do đảng ta sáng tạo cả . Bấm nút nhất trí thì được bồi dưởng $2000 US . Khóa sau có thể tái đắc cử . Không bấm nút nào (theo lệnh đảng cho có mùi vị hoa lá cành) cũng được bồi dưởng $2000US . Cũng sẽ được tái đắc cử khóa sau . Thấy bọn tư sản dẩy chết có 3 phùa: Lập Pháp – Hành Pháp -Tư Pháp , đảng ta cũng chơi cho đủ 3 nhưng thực tế thì chỉ có một: Đảng Pháp mà thôi .

    Đảng ta: Văn thành Vỏ đức . Muôn năm trường trị. Nhất thống giang hồ . Xin chia buồn cùng 90 triệu dân VN

  4. Linh says:

    Có 2 bà có tên là Nguyễn Thị Bình. Một bà là con ông Nguyễn An Ninh ( bạn của bà LS Nguyễn Thị Tiến , sống ở Pháp) và bà kia là cháu ngoại cụ Phan Châu Trinh ( bạn của bà LS Nguyễn Phước Đại).

    Không biết bà Nguyễn Thị Bình mà ông Lục đề cập trong bài này là con ông Ninh hay cháu cụ Phan Châu Trinh?

  5. Minh Đức says:

    Chuyện đi bầu này không mấy ai còn nhắc đến vì nó chỉ là thủ tục mà dân miền Nam phải làm vì biết là bắt buộc phải làm. Vì biết là thủ tục bắt buộc phải làm nên người đi bầu vào phòng phiếu gạch tên đúng số người bảo được gạch. Bảo gạch hai tên thì gạch hai tên. Mỗi lá phiếu có đánh số nên người đi bầu sợ là mình gạch bậy thì người ta sẽ tìm ra ai là kẻ gạch bậy. Lúc đó thì dân chẳng biết là ai với ai mà chọn nên cứ gạch các tên trên đầu hàng là thấy mình làm xong nhiệm vụ. Ban tổ chức bầu cử khi xếp tên danh sách ứng cử viên trên lá phiếu thì xếp người có chức vụ cao ở trên nên phần lớn các ông bà có chức vụ cao đều bị gạch. Người kiểm phiếu kể lại như vậy. Tuy vậy tất cả các ông bà có chức vụ cao đều đắc cử. Vài năm sau, lại bầu cử, lần này ban tổ chức xếp các ông bà có chức vụ cao xuống dưới, các ông bà định cho thất cử để lên trên. Nhưng kết quả kiểm phiếu thì thấy lần này dân lại gạch tên những người dưới chót nhiều hơn. Thì ra sau vài năm, dân đã biết ai là người có quyền thế, có chức vụ cao. Lần bầu cử sau nữa thì các tên tuổi có chức vụ cao được xếp lẫn lộn trong danh sách nhưng không theo thứ tự nào. Người kiểm phiếu kể lại các ông có tên tuổi như Lê Duẩn, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát… bị gạch nhiều và không đủ số phiếu để đắc cử. Nhưng kết quả công bố ra thì họ đều đắc cử cả.

Phản hồi