WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trả lời của ông Neil Curry (BBC) và lời trần tình của bà Đ.N.Bích

Đàn Chim Việt: Việc phản biện lại bài viết của bà Đỗ Ngọc Bích đăng trên BBC cũng như tranh cãi, mổ xẻ về “thân thế sự nghiệp” của bà có lẽ đã đến lúc nên kết thúc. Bởi bà chắc cũng đã nhận ra sự “ngu dốt”, “dại dột” của mình, BBC cũng đã có lời xin lỗi dù chưa hoàn toàn thỏa mãn mong muốn của bạn đọc. Và hàng chục học giả đã viết bài phản biện. Bạn đọc cũng đã “xả” sự tức giận của mình qua cả ngàn ý kiến trên BBC và các diễn đàn khác trong suốt mấy tuần qua.

Để khép lại chủ đề này, chúng tôi xin đăng tải vài bức thư mà chúng tôi nhận được qua hộp thư BBT:

———————————————————————–

1- Thư của Bộ phận châu Á – Thái Bình Dương-BBC trả lời học giả Đinh Kim Phúc

www.bbc.co.uk/worldservice

Ngày 29 tháng 04 năm 2010

Thưa ông,

Cảm ơn ông đã email về diễn đàn trực tuyến Ban Việt Ngữ BBC, đặc biệt bài về ý kiến của bà Đỗ Ngọc Bích, lần đầu tiên được đăng trên trang web ngày 17 tháng 4, và sau đó là bài trả lời của ngày 20 tháng 4 năm nay của bà Bích, cả hai đều đúng với bản chính.

Trước hết, tôi thành thật xin lỗi về việc của chúng tôi đưa tin sai về chức danh và xác định tư cách của tác giả, tuy nhiên tôi xin chỉ ra rằng, điều này đã được sửa ngay sau khi nhóm đã được thông báo. Chúng tôi vô cùng hối tiếc vì sự thiếu chính xác này và nhóm phụ trách chương trình tiếng Việt đã nghiêm túc thảo luận bài học này trong hai cuộc họp ban biên tập đặc biệt để nâng cao quá trình ủy nhiệm của họ trong phạm vi Diễn đàn chịu ảnh hưởng.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng quan điểm của tác giả không phải là quan điểm của BBC. Tương tự áp dụng cho ba bài “phản biện” mà sau đó được đăng trong mục. Đây là một nguyên tắc cơ bản của các Diễn đàn bình thường.

Tất cả những điều chúng tôi làm đã được hướng dẫn bởi tính công bằng và độc lập trong biên tập. Chúng tôi không thể, và không làm, đó là đứng về phía bên nào trong bất kỳ cuộc tranh luận, cho dù chủ đề tranh cãi có như thế nào đi nữa. Trên trang web của chúng tôi, Diễn đàn là một nền tảng cho các quan điểm trong phạm rộng nhất có thể được, cho dù là chính trị, văn hóa, lịch sử và sự tồn tại của nó là để khuyến khích tranh luận trong một môi trường tự do và cởi mở. Vì lý do này, chắc chắn “User Generated Content”(nội dung phát sinh từ phía người sử dụng) trên trang web của BBC có thể gây ra sự bất mãn nhưng chúng tôi luôn luôn đón nhận những lời chỉ trích, phản hồi và quan điểm khác.

Chúng tôi cân nhắc các vấn đề về sự cân bằng trong biên tập rất nghiêm túc. Đây là lý do tại sao, sau khi tham vấn với các biên tập viên cao cấp ở BBC World Service, ông Giang Nguyễn, Trưởng ban Việt ngữ BBC, đã đưa vào blog trên bbcvietnamese.com, giải thích quá trình biên tập của chúng tôi liên quan đến trường hợp này. Đối với đài BBC, Blog của Biên tập là một nơi thích hợp để chia sẻ những suy nghĩ đằng sau quyết định biên tập một cách nghiêm túc nhưng thân thiện, và phương thức cho phép độc giả gửi các ý kiến trực tuyến, cho dù họ đồng ý hay không đồng ý với chúng tôi.

Chúng tôi không bao giờ có ý định làm tổn thương tình cảm của bất kỳ ai. Đồng thời, người sử dụng phải hiểu rằng chúng tôi đề cao tính đa dạng của các ý kiến, cũng như cách diễn tả nhằm tranh cãi hoặc phản đối nội dung hay sự kiện trong bài.

Tất cả các Ban BBC, kể cả Ban Việt ngữ BBC phải tuân theo Nguyên tắc Biên tập của BBC – một cuốn sổ tay toàn diện về đạo đức phát thanh mà chúng tôi nhằm mục đích phát huy mọi lúc. Tài liệu này được đưa ra cho công chúng giám sát để các độc giả của chúng tôi biết một cách chính xác những tiêu chuẩn cao mà chúng tôi mong muốn. Tôi đính kèm đường link cho ông, nếu quan tâm: http://www.bbc.co.uk/guidelines/editorialguidelines

Nếu ông không hài lòng với phản hồi của tôi, ông có thể yêu cầu một phản hồi thứ hai, gửi vào Bộ phận Khiếu nại Biên tập của BBC tại: http://www.bbc.co.uk/complaints/homepage/

Chân thành

(đã ký)

Neil Curry

Executive Editor, Head of Business Development, Asia and Pacific, BBC World Service

———————————————————————————-

Thư của bà Đỗ Ngọc Bích gửi nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

Thưa ông Phúc,

Tôi là Bích, người mà đã hân hạnh được ông dạy dỗ, mỉa mai, phản hồi, đả kích rất nhiều cả trên trang TNN của chúng tôi và trên BBC.

Trước hết, tôi đã đọc mọi ý kiến mang tính học thuật lịch sử mà ông viết. Chúng rất có ích, và mở ra cho tôi nhiều kiến thức. Xin cảm ơn ông.

Tôi muốn trình bày một số ý sau đây để ông có thể hiểu thêm về việc tại sao tôi viết các bài đó.

1. Khi đọc các sách vở kiến thức ở Việt Nam, tôi gần như hoang mang không còn lòng tin thật sự vì không thể biết chắc được rõ nó là kiến thức thật hay giả, là kiến thức tạo dựng hay là cắt xén nữa rồi. Thư viện thì nghèo nàn và khó khăn trong việc cho đọc cho mượn. Ông chắc hiểu rõ tại sao. Phải sang tận tới trường Yale, chui vào cái thư viện của họ, tôi mới đọc thấy bao nhiêu thứ mà đáng lẽ ra thế hệ chúng tôi phải được đọc từ lâu, và đáng lẽ sinh viên VN phải được biết trước khi các sinh viên giáo sư nước ngoài được biết, được đọc. Kể cũng đáng buồn là nhiều người Mỹ còn hiểu lịch sử VN hơn người VN.

Việc dạy và tuyên truyền lịch sử ở VN có vấn đề nghiêm trọng. Có lẽ nếu tôi không dũng cảm đem thân ra để thiên hạ sỉ vả thì bao nhiêu người VN còn lâu mới được đọc những kiến thức quí giá của ông.

2. Theo qui tắc báo chí, khi gửi bài, người viết luôn hiểu là bài của mình phải qua khâu biên tập, hiệu đính, sửa chữa, và ít nhất, người viết phải được xem bài lần cuối trước khi in lên cho đại chúng biết. Nhất là ở một tờ báo lớn như BBC. Nhưng BBC đã hoàn toàn không làm thế. Tôi đã đinh ninh chắc chắn là BBT BBC sẽ xem xét kỹ bài của tôi rồi sửa, góp ý, và cho tôi xem lại lần cuối trước khi đăng. Không những họ không làm vậy mà lại đưa ảnh của tôi lên và đưa tin sai về cá nhân tôi. Tôi xin thưa với ông là bản lý lịch tôi gửi hoàn toàn trung thực, nhưng không rõ vì lý do quan liêu, cẩu thả, hay thích marketing, đánh bóng, giật tít….mà họ làm như vậy.

Từ khi tôi gửi bài đến khi nó lên báo là 1 tháng. Trong một tháng đó, suy nghĩ đã thay đổi nhiều, cảm giác bốc đồng khi mới viết cũng xẹp đi, và chắc chắn đã có thể thay đổi nhiều ý nếu được xem lại. Vậy mà đùng một cái, họ đăng rồi thông báo với tôi vỏn vẹn: “bài của em đã lên”. Mọi yêu cầu tôi đòi sửa đều mất 2-3 ngày nhận qua tay người này người khác, bàn bạc, duyệt, mãi mới sửa, và BBC rõ ràng muốn giữ thể diện của mình, nên không/chưa công khai nhận lỗi. Tôi thấy lời bình luận mỉa mai của ông về bằng cấp và học vấn của tôi là quá nặng nề, như thể tôi là người cố tình gian dối vậy.

3. Mong ông thông cảm thêm một điều nữa là tôi đã bị ảnh hưởng 10 năm học ở môi trường giáo dục Mỹ khi mà mọi học sinh đều được khuyến khích nói ra những điều mình nghĩ và nghi ngờ, hỏi bất cứ điều gì, và một qui tắc chủ đạo trong truyền thống học thuật phương Tây là: “bất cứ ai cũng có thể sai lầm, ngay cả giáo sư ở trường ĐH tiếng tăm, ngay cả trong chính chuyên môn của mình, nên đừng sợ mắc sai lầm hay để lộ sự kém hiểu biết.” Nếu có thể xin ông tìm đọc bài viết “How I learn to teach about Vietnam” do giáo sư lịch sử VN nổi tiếng ở Cornell, Mỹ, tên là Keith Taylor viết năm 2004, sau in lại trên tạp chí chuyên ngành năm 2005 trong đó ông ta chứng minh rằng cuộc chiến tranh của Mỹ ở VN là đúng đắn và cao quí. Nhiều học giả ở Mỹ đã không thể hiểu tại sao GS này lại có thể phát biểu như vậy khi 99% nghiên cứu ở Mỹ đã chứng minh ngược lại, nhưng người ta cũng chấp nhận ý đó như là một quan điểm riêng và tranh luận một cách bình tĩnh có văn hóa hơn người Việt chúng ta nhiều.

Cuối cùng, ông có thể chắc chắn một điều là tôi không vô cảm với đất nước, mà chỉ có đất nước vô cảm từ bỏ tôi mà thôi. Mẹ và ông ngoại tôi có 40 năm tuổi Đảng, là người gương mẫu, yêu nước, lý tưởng, nhưng bố và ông nội tôi thì đã bị chối bỏ mọi quyền lợi học hành sự nghiêp của nhà nước VN vì ông nội đã làm việc cho Pháp 3 năm từ năm 1949-1952.

Trân trọng,

Đỗ Ngọc Bích.

Chú ý: xin ông đừng trả lời vào hộp thư này, nay đã bị lộ và gửi nhiều thư rác, bậy, và bị theo dõi. Nếu có ý kiến gì, xin ông gửi lên diễn dàn TNN. Tôi cũng không phàn nàn nếu ông không muốn lên diễn đàn TNN nói gì nữa.

———————————————————————

Lời trần tình của bà Bích trên Facebook

Đã hơn 2 tuần kể từ ngày một bài viết của tôi được đăng trên website của Ban Việt ngữ đài BBC, gây nên một cơn bão trong giới học thuật Việt Nam và lòng yêu nước của hàng triệu người dân Việt. Giờ đây, tôi mới có đôi phút ngồi tĩnh tâm để chia sẻ vài lời chân thành với chính mình, và với các độc giả.

Mọi việc bắt đầu từ một lần tôi được hân hạnh mời ăn tối cùng các giáo sư và sinh viên chuyên nghiên cứu về Đông Nam Á ở Đại học Yale. Câu chuyện hôm ấy có lúc đề cập đến học giả Trần Trọng Kim. Ông được họ nhắc tới với thái độ rất khâm phục và trân trọng khiến tôi thấy mình có vẻ hết sức dốt nát, lạc lõng.

Ngày hôm sau, tôi tra cứu và tìm cái tên Trần Trọng Kim trong danh mục sách thư viện, và thấy hiện ra 16 đầu sách do ông viết. Trước đó, lần cuối cùng tôi cầm một cuốn sách lịch sử Việt Nam là vào năm 1991, khi học môn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, và tôi nhớ là mình chỉ biết đến nhân vật này qua cụm từ “chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim” chứ đâu có biết ông là một học giả lỗi lạc như vậy? Tôi cảm thấy tức giận như đã bị lừa, hổ thẹn vì mình kém hiểu biết lịch sử Việt Nam hơn nhiều người nước ngoài khác, và tinh thần dân tộc của tôi bị xúc phạm.

Nhân một dịp rảnh rang trong kỳ nghỉ xuân, tôi ngồi xem bài của mấy blogger Việt Nam nổi tiếng trên Facebook, VOA tiếng Việt, và một số bài lấy từ BBC Việt ngữ, cùng hàng trăm nhận xét. Lời lẽ phê phán chính phủ và giới lãnh đạo Việt Nam có vẻ rất nặng nề, nghiệt ngã, nhiều người tỏ ra rất cảm tính, khiến tôi nghĩ họ có định kiến rõ rệt với nhà nước cộng sản và dường như thù hận Trung Quốc thái quá. Tôi cảm thấy có gì đó không ổn và bắt đầu suy nghĩ.

Hoàn toàn theo phản xạ tự nhiên, tôi viết một bức điện thư cho một người bạn làm bên BBC tiếng Việt, bộc bạch tâm sự của mình về thái độ thù hận Trung Quốc cực đoan, tình hình các blogger bị mắc vì vấn đề chính trị trong nước, đồng thời đưa ra một loạt câu hỏi về những thông tin lịch sử mà phần đông học sinh, sinh viên Việt Nam (trong đó có tôi) được tiếp nhận ở trường trong những năm giáo dục bậc phổ thông và đại học.

Rất nhanh, anh bạn tôi trả lời, bảo rằng ý kiến của tôi có nhiều điểm đáng chú ý, có thể đem ra suy nghĩ và bàn luận, và yêu cầu tôi biên tập lại đôi chút để biến thành một bài viết cho BBC Việt ngữ.

Tôi chưa từng viết báo trong đời, nên ý nghĩ đầu tiên của tôi là từ chối vì tôi đang quá bận với luận án của mình và cuộc sống ở đây. Thêm nữa, bài viết liên quan tới nhiều vấn đề không thuộc chuyên môn của tôi. Tôi trả lời anh rằng, để viết một bài tử tế mất nhiều thời gian đọc thêm để trích dẫn cho chính xác và khoa học, thôi bỏ qua nó đi.

Anh bạn tôi lại khuyến khích rằng không cần viết bài mang tính học thuật quá, chỉ là đưa ra một luận điểm “trái chiều,” mang tính phản biện, để rộng đường thảo luận mà thôi.

Vài tuần sau, tôi gửi anh bài viết, chỉ chỉnh sửa rất ít từ nội dung bức điện thư, với lời dặn: “Em không muốn tên tuổi bị chú ý. Bài này chỉ để các anh tham khảo cũng được, và phải biên tập chỉnh sửa lại nếu đăng lên. Em cũng không có thời gian tham gia diễn đàn hay trả lời đâu.” Nhưng trong thực tế, rõ ràng sự việc đã khác hẳn. Chẳng lẽ anh nghĩ tôi nói đùa?

Trưa thứ bảy ngày 17/4, tôi nhận được e-mail ngắn gọn: “Bài của em lên rồi nhé” cùng với đường dẫn đến bài viết. Ngó qua một giây, tôi phì cười, ông anh “bốc” mình kinh quá: “Học giả nghiên cứu về Việt học? Tiến sĩ từ Đại học Yale?” Phải góp ý để đính chính lại thôi, nhưng đang cuối tuần, lại ở mục Diễn đàn chứ không ở trang chính, chắc mọi người ít để ý. Cứ để đấy, qua hai ngày cuối tuần đã.

Cả ngày thứ bảy tôi cho con đi chơi và ăn BBQ ở nhà thầy giáo dạy tiếng Việt của Yale đến tối mới về. Ngày chủ nhật thì đi chợ, đi công viên, ung dung làm việc nhà đến buổi tối mới vào mạng.

Đọc đến đây, chắc nhiều người giơ tay kêu trời: trong lúc bao nhiêu người sôi sục lên vì “nó” mà “nó” dám ung dung đủng đỉnh coi như không phải việc của mình thế à? Đồ vô trách nhiệm! Vâng, tôi xin nhận.

Đúng là tôi vô trách nhiệm vì không hề ngờ rằng thời đại thông tin khiến mọi người tìm ra và để tâm đến một bài viết nhỏ – thể hiện suy nghĩ cảm tính, cá nhân – nhanh và nhiều đến vậy. Rõ là ngây thơ!

Tối chủ nhật, đọc lại bài của mình, tôi rất “choáng” vì thấy BBC không những đưa sai thông tin về cá nhân tôi, mà còn chẳng biên tập, chỉnh sửa gì hết, ngoại trừ việc đặt nhiều câu chữ trong dấu nháy kép làm tăng độ kịch tính, trích dẫn lại câu ra ngoài, sửa mấy lỗi đánh máy và trưng cái tít (mà tôi không hề viết) lên ngay đầu tiên: “Một nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và Việt học tại Hải ngoại cảnh báo về tinh thần dân tộc ‘mù quáng’ ở người Việt”, khiến bài viết trở nên ngông nghênh, kiêu ngạo hơn cái mà nó có.

Câu nói của danh hài Mỹ Groucho Marx: “I don’t want to belong to any club that accepts people like me as a member” rất đúng với tâm trạng của tôi lúc đó. Tạm dịch là: “Tôi không muốn tham gia câu lạc bộ nào mà lại chấp nhận một người như tôi là thành viên,” hay có thể hiểu là nếu BBC nhận đăng cái bài như thế của tôi lên (ở dạng nguyên thủy mà tôi gửi đi), thì BBC cũng có… vấn đề!

Bài trả lời của tôi có lẽ còn khiến nhiều người càng tức hơn. Tôi đã viết nó trong sự thúc giục gấp gáp của bên BBC, trong trạng thái thiếu bình tĩnh, cảm thấy bị tổn thương, hiểu lầm, với phản xạ của một kẻ đang bị tấn công, nên nó đã không thể hiện được ý tôi muốn diễn đạt và do đó, không đạt được kết quả cần thiết đối với tôi và độc giả.

Nhưng, một lần nữa, BBC cũng không có ý kiến gì, chỉ đăng nguyên xi nó lên!

Trong câu chuyện này, chắc chắn BBC Việt ngữ có nguyên tắc và cách suy nghĩ riêng của họ mà tôi không được biết trước. Họ có vẻ rất dân chủ và tự do. Nếu như tôi biết là họ sẽ không biên tập gì về nội dung bài viết của mình, thì hoặc là tôi đã không gửi bài, hoặc là đã bỏ rất nhiều thời gian đọc, trau chuốt, và tự hoàn thiện bài viết (nhiều khả năng là lựa chọn thứ nhất, vì tôi vốn đã rất ít thời gian).

Suy nghĩ lại, một số ý kiến của tôi, có lẽ chỉ thích hợp trong trao đổi cá nhân, chứ đưa lên diễn đàn BBC thì hết sức trớ trêu và vô ý.

Những câu như “Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố ‘Sông núi nước Nam, Vua Nam ở,’ thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc” hay “Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha… từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn” hay đưa ra câu hỏi các blogger đã đọc nguyên bản Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu chưa (trong khi cuốn này đã thất truyền, chỉ còn 19 đoạn trích mà tôi biết được đưa lại trong cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên), hay cách dùng từ da thịt… là hết sức liều lĩnh và sai lầm, hoặc ít ra là cần có những dẫn chứng rất rõ ràng (điều mà tôi đã bỏ qua).

Vì đã từng đọc nhiều bài viết mang tính học thuật của người bạn biên tập viên BBC, tôi không ngờ là anh lại “để yên” cho những câu như vậy.

Lại nhớ đến một việc xảy ra cách đây gần chục năm, khi tôi nói chuyện với một giáo sư người Mỹ gốc Nhật Bản dạy môn “Asian American Experience” (tạm dịch là “Trải nghiệm lịch sử của người Mỹ gốc Á”). Tôi ngạc nhiên khi thấy cô đưa cuốn “Monkey Bridge” của Lan Cao, một nhà văn Mỹ gốc Việt, vào danh sách giáo trình đọc cho môn này.

Cuốn sách đó có khá nhiều sai lầm cả về dữ kiện và quan điểm (chẳng hạn như chi tiết Việt Nam nằm ở phía Nam xích đạo, hay Việt Nam chưa bao giờ có ý đồ thống trị các nước láng giềng – và một số chi tiết nữa mà các nhà phê bình Mỹ đã chỉ ra, thiết nghĩ không cần nhắc lại). Ngạc nhiên hơn là giáo sư đó không hề nao núng khi nghe ý kiến của tôi, và nói ngay: “Sách hay hay dở, đúng hay sai, chỉ quan trọng một phần. Cái quan trọng hơn là nó tạo ra một ngữ cảnh để sinh viên suy nghĩ, thảo luận, phê phán.” Có lẽ đó cũng là quan điểm của BBC (mà tôi không biết) chăng?

Có ai đó hỏi tôi có ý đồ biện hộ, hay tố cáo, hay cảnh báo về tính chất quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay. Xin thưa, tôi chỉ muốn nói lên hai quan điểm: 1) Trong thời đại kinh tế toàn cầu, tất cả mọi quốc gia đều ít nhiều phải phụ thuộc vào nhau để tồn tại và phát triển, vậy có lẽ chúng ta nên kìm hãm sự thù hận, dùng biện pháp ngoại giao ôn hòa, thay vì quá chú trọng đến cái “tôi” và chủ nghĩa dân tộc cực đoan; 2) Mọi người dân, đặc biệt là giới trẻ (vì họ sẽ là thế hệ lãnh đạo sau này), đều có quyền được tiếp cận thông tin trung thực về lịch sử để có thể tham gia vào chính trị, thời cuộc, và có những quyết định, nhận thức đúng đắn.

Rất tiếc, hai quan điểm ấy của tôi, vì nhiều lý do mà cái chính là do cách diễn đạt không được rõ ràng, đã không tới được bạn đọc như tôi mong muốn.

Mắng tôi là ngu, dốt, liều, vô trách nhiệm, đều đúng cả, nhưng bảo tôi gian dối thì tôi dứt khoát không nhận.

CV tôi gửi BBC ghi rõ phần học vấn “ABD, American Studies, University of Hawaii at Manoa”, nơi cư trú là New Haven, Connecticut, công việc đang làm là giáo viên tiếng Việt và biên dịch. Từ 4 tháng nay, tôi có tên trong bảng lương của Đại học Yale cho những công việc này.

Có người nói “dăm ba cái job lẻ tẻ dạy kèm tiếng Việt với dịch thuật mà cũng gắn mác trường Yale vào.” Xin được nói thêm cho rõ: một phần, đây là do cách làm việc của BBC Việt ngữ (tôi không hề yêu cầu họ đưa thông tin về tôi, trên cương vị người viết bài), và một phần là bởi tôi tự thấy tôi đã làm công việc dạy tiếng Việt của mình theo đúng nghĩa “giáo viên”(8 giờ/tuần) chứ không đơn giản chỉ là dạy kèm giao tiếp qua loa như Tây ba lô ở Việt Nam.

Tôi rất mất công chuẩn bị, tìm tư liệu đọc, nghe, nhìn bằng tiếng Việt chuyên ngành Tâm lý học và Kinh tế môi trường cho hai sinh viên của mình, và áp dụng các phương pháp sư phạm dạy ngoại ngữ mà tôi có được từ kinh nghiệm dạy tiếng Anh từ xưa, có giáo án và báo cáo nộp hàng tuần, có ra bài tập, bài luận, và sửa chữa góp ý, với trách nhiệm như một giáo viên thực sự.

Những ai vội vàng kết tội tôi “mạo danh” hay “lừa” đều thiếu công bằng, nhưng tôi hiểu rằng trong hoàn cảnh thông tin không được rõ ràng từ phía BBC Việt ngữ, khi nghĩ như vậy, rất có thể họ đã bị ảnh hưởng bởi thành kiến đối với nội dung bài viết và quan điểm rất khó chấp nhận của tôi.

Dầu sao đi nữa, câu chuyện đã xảy ra cũng là một bài học, khiến tôi ý thức hơn được rằng, trong những vấn đề nhạy cảm, đụng chạm đến tâm thức và lòng tự hào dân tộc, phải có cách diễn đạt, thể hiện chín chắn hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn đọc đã để tâm và nhắc nhở sau khi xem bài viết nhỏ của tôi.

Đỗ Ngọc Bích

25 Phản hồi cho “Trả lời của ông Neil Curry (BBC) và lời trần tình của bà Đ.N.Bích”

  1. Dam uyen says:

    Dau sao Ba Bich cung da nhan nhung sai lam va si va minh, vay ma cac anh con nhiec mang gi nua. Chac chan nhung dieu do khg that su la xay dung. Ba ay chua nhan ra Cong San nhu the nao vi ba ay chi chua nhan duoc chinh xac dieu do sai, nhiec mang hay y kien se lam duoc gi cho ba ay. Toi tin chac sau chuyen nay ba se thay ong ba, cha me ba ay da chon lam nguoi Lanh Dao cua minh thoi ay ma. Chuyen di sai duong roi quay lai la chuyen cua moi nguoi ai ma chang gap. * Ai nen khon khong khon mot lan. Day ma di! Day ma di ! * cac anh van nho cau hat ay chu. Dieu dang buon la buon cho dai BBC, neu that nhu ba ay noi thi nhan vien BBC hay nguoi ban ma ba tin tuong that *don mat* . That su tu ngay sau thang4-75 toi da khg nghe gi tu BBC, mac du khi ay toi chi vao tuoi Teen, nhung toi thuc su da thay quan diem cua ho khg dang de chung ta tin, ngay ca cha toi va mot so nguoi khac (toi biet) cung nghi nhu the.

  2. nuocviettoi says:

    Xin quí vị ngưng những lời phê bình cô Bích. Dường như đây là lần đầu tiên tôi thấy được một người thừa nhận những ý kiến trong bài viết của minh là sai lầm. Đây là một sự can đảm mà ít có trong số những tác giả có bài viết. Tôi nghĩ cô đã thấm nhuần nền văn hóa đặt tinh thần TỰ TRỌNG lên trên tất cả. Khi sai lầm thì sẵn sàng ngẩng đầu lên nhận là sai lầm, không như nhiều người cãi chày cãi cối để chữa thẹn .
    “NOBODY IS PERFECT” và “HUMAN IS ERR” đó là châm ngôn của người trí thức.

  3. diemxua says:

    Đáng tiếc, các nhà hùng biện tranh nhau mắng mỏ một cô bé “tốt nghiệp” đại học ở VN, rồi dùng từ ngữ cả tây cả tàu để chỉ trích, nhưng rốt cục có ai vạch được ra cái gì cô ta nói đúng không? Cô ta nói đúng ở chỗ lịch sử VN đang được dạy chính thức ở vn có rất nhiều thông tin sai lạc, phục vụ cho mục đích chính trị. Lịch sử VN, kể từ khi có nhà nước tập quyền ( từ đời các vua Hùng ) giỏi lắm được độ 2600-2700 năm, lấy đâu ra 4000 năm mà cứ khoe mẽ, lảm nhảm “lịch sử Vn 4000 năm văn hiến” mãi!Thích chứng minh không? hãy đọc cho kỹ! mỗi đời vua Hùng kéo dài bao nhiêu năm? giỏi lắm là 30 năm, không hơn! vậy 18 đời là max. được 540 năm. sau đời các vua Hùng là ai ? Chấp nhận An dương vương chứ gì – cho thêm 30 năm nữa là 570 năm. mất nước vào tay nhà Triệu ( Triệu Đà) – chắc vào thời đông chu bên tàu, khỏang 50-100 năm trước công nguyên. vậy thử cộng lại đi xem ls VN được bao nhiêu năm!. Còn cô bé kia nói rằng dân VN cũng là một phần của dân tàu cũng chẳng bắt bẻ được, cũng như tôi nói, dân tàu mang giòng máu VN rất nhiều cũng chẳng ai c/m được tôi nói sai! nếu theo thuyết tiến hóa thì lòai người cùng chung nguồn gốc – từ con khỉ! cả. người VN xuất phát từ người tàu hay người tàu từ người VN cũng chẳng có sao hết, từ cát bụi cả thôi và cũng về hết với cát bụi! Cái đáng nói và bàn đến là tại sao cái cô BN này lại viết bài này, theo thiển ý của tôi có thể có hai lý do : thứ nhất hiện ở VN trong giới lãnh đạo có nhiều phe phái, mà phái thân tàu khá mạnh. trước khi họ muốn “dâng hiến” cho quan thầy “rừng vàng, biển bạc” họ muốn xem “phản ứng” của dân thế nào. nếu đa số đồng thuận với bài viết của BN thì “quá ngon” cho lũ thân tàu rồi, họ sẽ tiếp tục dâng hiến để củng cố quyền lực, để tìm chỗ dựa vững chắc ở Trung nam hải mà không sợ dân VN phản đối hay đứng lên “làm lật thuyền”. Lý do thứ hai là cũng nhằm để thăm dò “dân ý”, xem người dân VN, trong nước cũng như ở hải ngoại, trong cuộc sống “cơm áo gạo tiền” như hiện nay có còn quan tâm đến chính trị, chính em hay không. nếu còn quan tâm thì cái ban lãnh đạo VN kia sẽ phải cân nhắc khi đưa ra các chính sách “nhạy cảm” như việc “im miệng trước việc TQ chiếm hoàng sa-trường sa” hay khi cho TQ khai thác bau xít, hay khi ồ ạt cho các công ty TQ thuê rừng vv…Ngược lại, đa số dân chúng VN cứ “ngậm miệng ăn tiền” thì họ sẽ làm “tới bến” luôn. Trong trường hợp đó thì đừng có ngạc nhiên khi người VN hải ngoại, sau 10-20 năm nữa không phải “về VN thăm quê cha đất tổ” mà là “đi TQ tìm lại cội nguồn” đúng vậy không? Nhân có diễn đàn, xin ông bà thày bói, thày cúng, xem tử vi nào giỏi giang reo một quẻ xem bao giờ lại đến thời kỹ ” bắc thuộc” nữa đây và nó sẽ kéo dài bao lâu, liệu con cháu chúng ta sau này có phải hát tiếp bài ” một ngàn năm đô hộ giặc tàu đỏ” nữa không?!!!Chỉ xin mọi người hãy nhớ và ghi nhận một sự thật là : làm thuê cho Tây “da trắng” thì còn đủ ăn và được hưởng quyền con người, làm tớ cho Tàu khựa thì suốt đời chỉ kiếp “ngựa trâu” ( tất nhiên là phải trừ ra lớp lãnh đạo bù nhìn) vì cả hơn 1 tỉ dân tàu còn đói há mồm ra, lấy đâu của cải mà nuôi dân thuộc địa!

  4. diemxua says:

    Đáng tiếc, các nhà hùng biện tranh nhau mắng mỏ một cô bé “tốt nghiệp” đại học ở VN, rồi dùng từ ngữ cả tây cả tàu để chỉ trích, nhưng rốt cục có ai vạch được ra cái gì cô ta nói đúng không? Cô ta nói đúng ở chỗ lịch sử VN đang được dạy chính thức ở vn có rất nhiều thông tin sai lạc, phục vụ cho mục đích chính trị. Lịch sử VN, kể từ khi có nhà nước tập quyền ( từ đời các vua Hùng ) giỏi lắm được độ 2600-2700 năm, lấy đau ra 4000 năm mà cứ khoe mẽ, lảm nhảm “lịch sử Vn 4000 năm văn hiến” mãi!Thích chứng minh không? hãy đọc cho kỹ! mỗi đời vua Hùng kéo dài bao nhiêu năm? giỏi lắm là 30 năm, không hơn! vậy 18 đời là max. được 540 năm. sau đời các vua Hùng là ai ? Chấp nhận An dương vương chứ gì – cho thêm 30 năm nữa là 570 năm. mất nước vào tay nhà Triệu ( Triệu Đà) – chắc vào thời đông chu bên tàu, khỏang 50-100 năm trước công nguyên. vậy thử cộng lại đi xem ls VN được bao nhiêu năm!. Còn cô bé kia nói rằng dân VN cũng là một phần của dân tàu cũng chẳng bắt bẻ được, cũng như tôi nói, dân tàu mang giòng máu VN rất nhiều cũng chẳng ai c/m được tôi nói sai! nếu theo thuyết tiến hóa thì lòai người cùng chung nguồn gốc – từ con khỉ! cả. người VN xuất phát từ người tàu hay người tàu từ người VN cũng chẳng có sao hết, từ cát bụi cả thôi và cũng về hết với cát bụi! Cái đáng nói và bàn đến là tại sao cái cô BN này lại viết bài này, theo thiển ý của tôi có thể có hai lý do : thứ nhất hiện ở VN trong giới lãnh đạo có nhiều phe phái, mà phái thân tàu khá mạnh. trước khi họ muốn “dâng hiến” cho quan thầy “rừng vàng, biển bạc” họ muốn xem “phản ứng” của dân thế nào. nếu đa số đồng thuận với bài viết của BN thì “quá ngon” cho lũ thân tàu rồi, họ sẽ tiếp tục dâng hiến để củng cố quyền lực, để tìm chỗ dựa vững chắc ở Trung nam hải mà không sợ dân VN phản đối hay đứng lên !làm lật thuyền”. Lý do thứ hai là cũng nhằm để thăm dò “dân ý”, xem người dân VN, trong nước cũng như ở hải ngoại, trong cuộc sống “cơm áo gạo tiền” như hiện nay có còn quan tâm đến chính trị, chính em hay không. nếu còn quan tâm thì cái ban lãnh đạo VN kia sẽ phải cân nhắc khi đưa ra các chính sách “nhạy cảm” như khi “im miệng trước việc TQ chiếm hoàng sa-trường sa” hay khi cho TQ khai thác bau xít, hay khi ồ ạt cho các công ty TQ thuê rừng vv…Ngược lại, đa số dân chúng VN cứ “ngậm miệng ăn tiền” thì họ sẽ làm “tới bến” luôn. Trong trường hợp đó thì đừng có ngạc nhiên khi người VN hải ngoại, sau 10-20 năm nữa không phải “về VN thăm quê cha đất tổ” mà là “đi TQ tìm lại cội nguồn” đúng vậy không? Nhan có diễn đàn, xin ông bà thày bói, thày cúng nào giỏi giang reo một quẻ xem bao giờ lại đến thời kỹ ” bắc thuộc” nữa đây và nó sẽ kéo dài bao lâu, liệu con cháu chúng ta sau này có phải hát tiếp bài ” một ngàn năm đô hộ giặc tàu đỏ” nữa không?!!!

    • Luke Nguyen says:

      Có lẽ đúng. Đây là trò thăm dò xem phản ứng dân chúng ra sao?

    • Le Nguyen says:

      Chào bạn Diemxua ,

      Thiển nghĩ bạn nên đọc bài ” Thiếp Kể Chàng Nghe : Mùng Mười Tháng Ba , Ối A Hồng Trần ” của Lý Trần Anh Thư, trong Đàn Chim Việt này,để phần nào cảm nhận được lịch sử Việt.. bốn , năm ngàn từ đâu có ? Không nên lý luận khoa học trên mặt phẳng , mà hãy vươn lên tầm không gian đa chiều!

      Mười tám đời Hùng Vương còn là một ẩn số? Mười tám đời Hùng Vương chỉ là số Thánh Vương được con cháu Tộc Việt thờ kính ! Và văn hoá Việt , tinh thần Việt không có lệ thờ kính những ai không có công với đất nước , thậm chí làm mất nước như An Dương Vương chẳng hạn – đã không được thờ kính . Vì thế những vị vua Hùng được thờ kính , được tôn làm Thánh Vương là luận cứ khá thuyết phục .
      Có nhiều sách của triết gia Kim Định như Triết Lý An Vi , Kinh Hùng Khải Triết …hoặc Kinh Việt của Nam Thiên do trường Hoa Tiên Rồng phổ biến , là những quyển sách cần tìm đọc để có tầm quan sát rộng hơn về lịch sử cũng như nguồn gốc Việt Tộc .Thân .

  5. Le Nguyen says:

    Dù sao đi nữa, Đổ Ngọc Bích vẫn khá hơn đám quan chức , từ trung ương đến địa phương của nước CHXHCNVN . Họ không và chưa có lần nào , đứng thẳng lưng nhận sai trái ,lầm lỗi do mình gây ra ! Họ , dù xuất thân từ các giòng tộc khác nhau nhưng đều mang chung một họ …họ ” đổ ” , đổ …thừa , đổ lỗi cho bất cứ ai , cho bất kể thứ gì ở gần đó , kể cả ” yếu tố khách quan hoặc chủ quan ” , thậm chí , nắng , mưa , gió cũng lọt vào tầm ngắm của họ . Như:

    ” Mất mùa là bởi thiên tai ,
    Được mùa là tại thiên tài đảng ta.”

    Những chuyện mà các quan chức họ ” đổ” của XHCN , nhiều ,rất nhiều và những chuyện nóng hôi hổi gần đây chắc hẳn mọi người còn nhớ . Như các quan chức xã , thôn xà xẻo ” tiền Tết” của chính phủ gíúp cho dân nghèo , rồi đến gạo , tiền xoá đói giảm nghèo và cứu trợ nạn nhân bão lụt , dù bị bắt tận tay day tận mặt , họ vẫn cứ “vô tư” cãi bay , cãi biến một cách trơ trẻn đến tội nghiệp ,đến độ đánh mất chính mình . Một nhân cách tối thiểu của con người cần phải có trong “cõi tạm ” này.

    Không chỉ quan chức cấp thấp , ngay cả cấp bộ trưởng và cao hơn nữa , đều giống nhau , đều chỉ biết nhận quyền , nhận chức mà không dám nhận trách nhiệm . Thế thì chuyện Đổ Ngọc Bích được đào tạo và trưởng thành dưói mái trường XHCN, “một con người mới XHCN tiêu biểu ” dám trần tình , dám nhận những sai sót , yếu kém là việc đáng khích lệ , và xem như “mặt trận” này đã ngả ngũ , hãy dồn sức vào những” mặt trận “đang chờ ở phía trước.

  6. butnua says:

    À ra thế,Bà bích “no he”nên nhờ mấy kụ Bo Bo Cu thêm râu vào,các Cu thêm quá nhiều râu :nào là nhà Tiện sĩ Ngan Ngữ học.dịch học,Tiện sỉ Đ/H Yale…để cuối cùng chị Vẹm kêu trời:Oan tôi,Thị Mầu

  7. Hennry says:

    Gửi đồng chí Bích:
    Thưa đồng chí. Tôi hoàn toàn thống nhấ cuả đồng chí. Nó l àmột phát minh, phát hiện, phát triển… Rât vững lập trường
    Thật ra người VN phần nhiều là lai Tàu. Văn hoá thì chẳng lai Tàu cũng lai Tây. Có quái gì cuả ngưòi Việt đâu. Hãy nhìn xem các kiến trúc xây dựng cho đến chữ nghiã , vũ nhạc…”Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây”* Thơ Tú Xương đã nói tự xưa rồi…
    Còn chuyện lãnh thổ quốc gia thì VN chỉ là tỉnh ngoại biên, hay khu tự trị phiên thuộc cuả Tàu từ nghìn xưa . Lịch sử ghi rành rành ra đó. Vua Việt qùy xuống, lạy mà nhận sắc phong từ Thiên tử Tàu do sứ thần Tàu mang đến
    Bởi vậy và tốt hơn hết là đồng chí Mạnh đại diện đảng cứ xin các đồng chí Tàu cho VN làm một tỉnh nội thuộc là tiện sổ sách. Có lợi nhiều mặt lắm. Ta bỏ được mấy cái bộ quốc phòng, ngoại giao… tốn nhiều công cuả. Khi đã nhâp Tàu thì lũ đế quốc Mỹ Pháp, Anh, Nga… có muốn xâm chiếm VN cũng ngồi ngoài mà khóc. Họ chẳng dám đụng Tàu đâu. Những tiền bạc tiết kiệm được ta cho lớp trẻ đi nghiên cứu sinh lấy vài chục nghìn văn bằng tiến sỹ như đồng chí Bích chẳng vẻ vang sao ?
    Theo tôi thì đồng chí Bích nên viết vài bài có sức Thuyết phục theo kiểu này nữa rồi gửi cho các nước Đài Loan, Hàn, Nhật, Triều tiên, Miến, Lào, Miên… vân vân.. Nếu họ ngộ ra mà nhâp Tàu thì gió đông đánh bạt gió Tây. Lũ đế quốc Mỹ, Anh Pháp… cứ gọi là dãy chết. Ngày đại đồng thế giới không xa.
    Tôi đại diện ban dân vận quyết định: Đồng chí Bích từ nay được làm tổ trưởng phụ trách tổ dân vận Bắc Mỹ, được lĩnh huân chương chiến công hạng nhất. Khi chết tên đồng chí sẽ được đặt tên đường như đồng chí Ngô Thi Riêng hay đồng chí Phạm văn Hai…
    Xin gửi tới đồng chí Bích lời chào thân ái và quyết thắng.

    Anh cảm ơn em Bích đã gợi ý rất ấn tượng. Gợi ý này như một phát hiện vĩ đại như ông Cô Lông tìm ra Châu Mỹ Vậy.

  8. phuc hong says:

    Do Ngoc Bich van la Do Ngoc Bich ma thoi, chi cung chi la nhung Nan Nhan cua che do doc tai csvn, duoi mai truong XHCN ma thoi..ngu dot thuong hay hao danh thich No…Chi muon tro thanh vien Ngoc Sang thi can phai ren dua nhieu…

  9. ha_le.cz says:

    thuong thoi. du ben minh the nao, thi ba bich van la ke mua danh ba van, ban danh ba dong…..

  10. Aqua says:

    Thưa Bà “Tiến Sỹ ” ĐNB , tôi không có may mắn được ăn học tới nơi tới chốn ( nói chi tới chuyện du hoc nơi này nơi nọ như bà ) .Nhưng sau khi tôi đọc thư trần tình cuả bà thì tôi ngớ người ngạc nhiên thêm lần nữa ( chắc bà là người thich gây ngạc nhiên phải không ?) Cho phép copy lại nhé ” ….Khi đọc các sách vở kiến thức ở Việt Nam, tôi gần như hoang mang không còn lòng tin thật sự vì không thể biết chắc được rõ nó là kiến thức thật hay giả, là kiến thức tạo dựng hay là cắt xén nữa rồi. Thư viện thì nghèo nàn và khó khăn trong việc cho đọc cho mượn. Ông chắc hiểu rõ tại sao. Phải sang tận tới trường Yale, chui vào cái thư viện của họ…..,” Đọc thấy cái từ ” CHUI ” như thế này khó mà nghĩ lại xuất phát từ 1 ” nghiên cứu sinh ” cơ đấy . Từ này chỉ thường dùng cho loại động vật không hiểu Bà Bích quá khiêm nhường hay là bản chất của Bà., qua câu văn và khẩu khí của bà thì tôi thấy nghiêng về bản chất nhiều hơn mà trong lúc xuất kỳ bất ứng bà quên che đậy ?Gíá bà im lặng thì có lẽ hay hơn , bà “Tiến sỹ ” vong bản ạ Một lời khuyên cho bà ” Trước khi học làm tiến sỹ nên học cách làm người trước đã , thưa Bà ” tiến sỹ ” Cám ơn danchimviet

Leave a Reply to ha_le.cz