WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phải có niềm say mê mới làm báo được.

Tôi vốn theo nghề luật pháp và tham gia công tác xã hội nhiều với giới thanh niên, nên  hồi còn ở Việt nam, thì rất ít khi có dịp sinh hoạt với các bạn trong ngành truyền thông báo chí. Nhưng kể từ khi qua  định cư  tại Mỹ từ trên 10 năm nay, thì hay có dịp lui tới với mấy toà báo do các bạn hữu thân quen phụ trách. Và lần hồi, tôi bị lôi cuốn vào cái chuyện tham gia góp bài vở với các bạn cho vui. Nhất là lúc này đã bước vào lưá tuổi “thất thập cổ lai hy”, gần đất xa trời rồi, tôi cũng muốn làm một vài điều chi có ích lợi thiết thực  cho nhân quần xã hội, hầu trả được phần nào cái “ món nợ Áo cơm – Đèn sách” đối với Dân tộc Quê hương đã cưu mang mình suốt từ bao nhiêu năm nay.

Tính ra trong hơn mười năm nay, tôi đã viết được đến mấy trăm bài báo mà được đăng tải trên nhiều tờ báo ở hải ngoại, cả loại báo in cũng như loại báo điện tử. Và tôi cũng được nhiều bà con bạn hữu khích lệ, góp thêm ý kiến cho tôi mỗi ngày có thể cải tiến bài viết cho tốt đẹp hoàn hảo hơn. Tôi xin thật lòng cảm ơn về cái mối thâm tình xây dựng như thế.

Trong bài này, tôi muốn kể ra trường hợp cụ thể cuả mấy người bạn làm báo mà tôi gặp gỡ trong hơn một tháng nay ở  hai tiểu bang Texas, Louisiana và ở vùng thủ đô Washington. Tôi phân biệt “ người viết báo” thì rất đông, ai ai cũng có thể làm được, vì có thể tự mình viết về đủ mọi thứ chuyện, mọi thể loại, mọi đề tài, miễn là làm sao lôi cuốn được độc giả. Nhưng mà “người làm báo” thì khác, họ là người tổ chức và điều hành tờ báo sao cho nó được phát hành đều đặn, thường xuyên, đáp ứng được sự mong muốn củạ số đông độc giả , cũng như cuả các thân chủ quảng cáo. Nói cho rõ ra, thì đó là mấy ông làm chủ nhiệm, chủ bút là người chiụ trách nhiệm chính yếu về mọi mặt cuả tờ báo.

1 – Trước hết là trường hợp cuả anh Trương Sĩ Lương với tạp chí “Thế Giới Mới” xuất bản mỗi tháng 2 kỳ, trụ sở đặt tại nhà riêng ở thành phố Arlington gần với Dallas cuả Texas. Anh Lương mới ngoài 60 tuổi, người thật nhỏ con, nói giọng Huế thật dễ thương. Tôi đã từng gửi nhiều bài cho anh để đăng trên báo in, và nhất là trên báo điện tử, cả hai đều lấy một tên chung là tạp chí Thế Giới Mới. Nên vào ngày 19 tháng Tư, tôi đã đến thăm toà soạn trong suốt một ngày. Dù đang rất bận rộn vì tờ báo điện tử bị phá hoại nặng nề, khiến độc giả không sao mở internet để mà đọc được như mọi khi, anh Lương vẫn tiếp đón tôi một cách rất cởi mở thân tình, như là giưã anh em ruột thịt trong cùng một gia đình vậy.

Phòng làm việc cuả anh có đủ mọi trang thiết bị cần thiết cho một toà báo, thế mà độc lực chỉ có một mình anh làm việc. Anh cho biết toà báo còn một cơ sở nưã, cũng ở gần đó và do một người Tổng thư ký phụ trách giúp anh. Như vậy là cả toà soạn chỉ có hai người mà phải lo cả phần biên tập bài vở, lẫn với phần vụ giao dịch quảng cáo với các thân chủ.. Trung bình anh Lương phải làm việc mỗi ngày đến 15 giờ, tức là gấp đôi số giờ làm việc cuả người công nhân bình thường. Anh làm cả ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật. Anh lo cả việc viết bài nữa, chứ không phải chỉ lo việc biên tập, sưả chữa bài vở cuả các cộng tác khác gửi về toà soạn. Rồi cũng chính anh lại phải đích thân đến tham dự các lễ lạc, các buổi sinh hoạt cộng đồng, các phiên họp báo… để còn trực tiếp làm phóng sự tại chỗ nữa. Rồi còn phải chạy chỗ này chỗ nọ để xin quảng cáo, để giao thiệp với cơ sở ấn loát, tất tất đều do anh chạy lăng xăng hết mọi nơi mọi chốn, miễn sao làm vưà lòng cho cả độc giả, lẫn cho thân chủ quảng cáo là các giới đang nuôi sống tờ báo. Anh tâm sự: “Tờ báo sống được, một phần cũng là nhờ mấy cháu con anh vì làm ăn khấm khá, nên đã chi viện cho anh để mà bù vào các khoản lỗ lã, thất thu, nhất là do tình hình kinh tế sa sút khủng hoảng từ  mấy năm nay…”

Ngoài việc làm báo này, anh Lương lại còn tham gia rất năng nổ tích cực với Phong trào Hưng Ca cùng với các bạn nhạc sĩ Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, ca sĩ Tuấn Minh Tuyết Mai, Lam Ngọc, với các bạn Huỳnh Lương Thiện, Khúc Minh, Đào Trường Phúc v.v… nữa.

2 – Người làm báo thứ hai là anh Vương Kỳ Sơn với tạp chí “Việt Nam Tự Do” mỗi tháng xuất bản 2 kỳ, tại thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana. Anh Sơn cũng đặt toà soạn ở nhà riêng trong khu Versailles phiá bờ Đông cuả thành phố (East Bank). Ngoài làm báo, anh còn phụ trách cả chương trình phát thanh và truyền hình nưã. Vì chị Sơn mất đã lâu, mà con cái trưởng thành đều ở xa, nên căn nhà mấy phòng đều dành trọn vẹn cho cơ sở truyền thông, cũng như để cho khách từ phương xa đến trú ngụ, cụ thể như trường hợp cuả anh luật sư Trần Thanh Hiệp và tôi vào hồi đầu tháng Tư vưà qua.

Vì ở chung một nhà, nên tôi thấy nhà báo Vương Kỳ Sơn say mê làm việc không biết mệt, thường là phải thức khuya đến 2-3 giờ sáng. Có bưã, tôi thấy anh thức luôn đến 6 giờ sáng để mà làm cho xong tờ báo trước khi gửi bằng email đến nhà in. Mà ngay đến việc nấu ăn, nhiều khi anh Sơn cũng chẳng có đủ thì giờ để mà chuẩn bị bữa ăn cho tươm tất. Nên nhiều khi anh cứ phải xuýt xoa xin quý khách đang ngụ trong nhà thông cảm xí xoá cho. Thật đến là ngộ nghĩnh tức cười.

Anh Sơn còn có niềm đam mê khác, đó là thích nghiên cứu nghiền ngẫm về triết học. Anh đã từng là một ” đệ tử ruột” cuả triết gia Kim Định với triết lý “An Vi”. Anh cũng đã cho trình làng được mấy cuốn sách do nhà xuất bản Lĩnh Nam ấn hành. Tủ sách cuả anh đày ắp những cuốn sách và tài liệu quý báu. Đến nỗi luật sư Trần Thanh Hiệp phải thốt ra : “ Anh Sơn là người công giáo, mà lại có bao nhiêu sách về Phật giáo, điển hình như cả một lô cuốn “Hành hương trên đất Phật”… Mới vào độ tuổi 65, anh còn nhiều sinh lực và phong độ vững vàng để tiếp tục sự nghiệp văn hoá và truyền thông trong nhiều năm nữa.

3 – Trường hợp thứ ba là nhà báo Phạm Bá Vinh với tạp chí “Sóng Thần” cũng xuất bản 2 kỳ mỗi tháng, ở vùng thủ đô Washington. Anh Vinh năm nay vào tuổi 70, nhưng rất năng nổ tháo vát, có bạn hữu thân thuộc ở khắp mọi nơi. Tôi đã gặp anh nhiều lần, khi ở Dallas, lúc ở Houston và dĩ nhiên là thường xuyên ở vùng thủ đô Washington. Và riêng lần này, tôi lại có duyên đến trú ngụ tại tư gia cuả anh nưã. Lại có sự trùng phùng nữa, đó là anh bạn đồng nghiệp luật sư cuả tôi là anh Tạ Quang Trung thì lại giữ chức vụ Tổng thư ký cho tờ Sóng Thần. Hai người bạn này học chung với nhau từ trên 50 năm trước, nên xưng là “mày/tao” với nhau.

Anh Vinh tâm sự : “Nhà bào lão thành Hồ Văn Đồng là người đã nâng đỡ chỉ bảo cho anh rất tận tình trong thời gian tờ báo còn chập chững mới ra đời hồi 10 năm trước…” Anh còn nói : Hồi trước tờ báo toàn những mục về chính trị, quá nghiêm trang đến độ bị nhiều độc giả chệ là “báo khô khan quá”. Nên anh đã phải tìm cách mời gọi thêm nhiều cây viết khác nưã, để giúp cho nội dung tờ báo mỗi ngày thêm phong phú, tươi vui, linh động hơn. Và nhất là bài viết cần phải ngắn gọn, với giọng văn đơn giản sáng suả, có kèm thêm nhiều hình ảnh minh hoạ  cho mát mắt dễ nhìn dễ nhớ, chứ không nên quá gọt giuã cầu kỳ, khiến làm rối trí bạn đọc.

Cũng giống như hai anh Trương Sĩ Lương, Vương Kỳ Sơn tôi đã viết ở trên, anh Phạm Bá Vinh hăng say miệt mài suốt ngày đêm với tờ báo. Anh lại phải lo chăm sóc bà cụ thân sinh nay đã ngoài tuổi 90, nên phải thường xuyên có mặt ở nhà để lo lắng cho bà cụ. Nhờ bà xã đi làm giấc sáng sớm, nên chiều được về sớm để thay anh trông nom săn sóc bà cụ. Đặc biệt là chị lại đi làm cho một khách sạn Hilton tại Pentagon City, nên nhiều bưã, vào sáng sớm tôi được chị cho quá giang đến bến xe metro để đi vào Washington cho tiện công việc cuả tôi tại Thư viện Quốc hội.

Và trong mấy ngày ở đây, tôi lại còn được cả hai anh chị lo lắng cho cái ăn cái uống rất tươm tất, chứ không như lúc ở nhà anh Vương Kỳ Sơn vốn “ thiếu vắng bàn tay người nội tướng”, nên cứ hay phải dùng đến “món cơm chỉ” (tức là ra tiệm mua đồ ăn làm sẵn, bằng cách chỉ ngón tay vào các món mình muốn mua, thì người bán sẽ lấy trong khay đựng ra và chuyển vào hộp nhưạ gói cho mình), hoặc là phải hâm nóng lại các món đồ ăn cũ, mà người Mỹ gọi là “left over”, để mà ăn cho khỏi phí cuả Trời!

Nói chung, thì cả ba anh chủ nhiệm chủ bút ba tờ báo ở Texas, Louisiana và ở Washington DC mà tôi gặp gỡ sát cánh trong chuyến đi vào Muà Xuân Canh Dần này, tất cả các anh đều say mê làm việc không biết mệt, mà chắc chắn chẳng một ai lại có thể kiếm được nhiều tiền với cái nghề làm báo hiện nay ỡ hải ngoại cả. Âu cũng là cái nghiệp dĩ nó bắt các bạn tôi phải vất vả cực nhọc như thế đấy thôi./

Thành phố Fairfax, 7 Tháng Năm 2010

© Đoàn Thanh Liêm.

© Đàn Chim Việt Online

Phản hồi