WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giải quyết di sản chất độc da cam/ Dioxin ở VN

GIẢI QUYẾT DI SẢN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN Ở VIỆT NAM: TUYÊN CÁO VÀ KẾ HOẠCH CHÍẾN LƯỢC

Vào trung tuần tháng Năm, 2010 một bản “Tuyên Cáo và Chiến Lược Giải Quyết Di Sản Chất Độc Da Cam ở Việt Nam” (Declaration and Strategic Plan: Addressing the Legacy of Agent Orange in Vietnam)(1) sẽ được công bố bởi “Tổ Đối thoại Mỹ Việt về Agent Orange/Dioxin” (U.S. – Vietnam Dialogue Group on Agent Orange/Dioxin).(2)

Đây là một kế hoạch hành động mới cho một vấn đề còn lại của cuộc chiến vốn đã chấm dứt 35 năm trước.  Dự án sẽ đưa ra một chiến lược thực tiễn trên cơ bản lương tri và nhân đạo, vượt qua những hệ luỵ về chính trị vốn đã gây ra tranh cãi và cản trở những nỗ lực nhằm giải quyết di sản đau thương này.

Theo bản “Tuyên Cáo” thì quân đội Mỹ từ 1962 đến 1971 đã rải hơn 20 triệu gallons chất độc da cam chứa dioxin lên trên 5 triệu mẫu đất rừng và 500,000 mẫu đất nông nghiệp ở các vùng ở Nam Việt Nam.  Dioxin là hóa chất cực độc mà U.S. Institutes of Medicine kết luận là có liên hệ đến các bệnh như ung thư, tiểu đường, thần kinh, tim mạch và hoại xương sống. The International Agency for Research on Cancer and the National Institute of Environmental Human Health Sciences xếp loại dioxin là một hóa chất gây ung thư (human carcinogen).  Cũng theo Bản Tuyên Cáo thì có khoảng 4.5 triệu người Việt đã bị ô nhiễm chất độc dioxin.  Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam ước lượng lên đến 3 triệu người Việt đã bị tác hại về y tế và sức khoẻ bởi  dioxin, bao gồm 150 ngàn trẻ em bị mang tật bẩm sinh.

“Bản Tuyên Cáo và Kế Hoạch Chiến Lược” được chủ động bởi the Ford Foundation với sự bảo trợ của The Aspen Institute, The Atlantic Philanthropies, The Chino Cienega Foundation, The Nathan Cunmings Foundation và The Wallace Alexander Gerbode Foundation.

BẢN TUYÊN CÁO (trích dịch)

“Trong suốt 35 năm từ khi chiến tranh giữa Hoa kỳ và Việt Nam chấm dứt, cả hai quốc gia đã có những tiến bộ lớn nhằm thiết lệ quan hệ thân thiện với nhau.  Nhưng cuộc chiến đó vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người Mỹ và Việt.  Họ là những người đã bị ảnh hưởng, hồi đó cũng như bây giờ, bởi sự việc (quân đội Mỹ) rải chất độc da cam và những hóa chất khác trên các vùng nông thôn Nam Việt Nam.”

“Như các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam đã biết, một số những hóa chất tiêu huỷ thực vật (herbicides) đã nhiễm dioxin, một hóa chất cực độc và chất gây ô nhiễm lâu dài vốn có liên hệ đến ung thư, tiểu đường, khuyết tật bẩm sinh (birth defects) và các chứng bệnh khác. Cả hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam đã có những biện pháp giúp đỡ các cựu chiến binh bị ảnh hưởng bởi chất độc này.  Tuy nhiên, nhu cầu cho những người trên cũng như bao nhiêu người khác vẫn chưa được đáp ứng.  Hơn nữa, chất độc dioxin vẫn còn đang tiếp tục gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và gây ảnh hưởng liên tục cho sức khoẻ của quần chúng từ khoảng hơn vài chục ‘điểm nóng’ nơi mà chất độc dioxin đã được dự trữ và xử lý”.

“Di sản đau buồn này đang làm cản trở quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam.  Những câu hỏi của trách nhiệm, ý thức và sự khả tín của dữ kiện đã bấy lâu nay tạo ra những tranh cãi cay đắng và chận đứng những nghiên cứu và hành động cứu giúp.  Trong một cuộc thăm dò gần đây, đa số người Mỹ đều đồng ý rằng đây là thời điểm mà các vấn đề trên cần phải được bỏ qua một bên”.

“Chúng tôi, do đó, kêu gọi Hoa Kỳ cùng với Việt Nam để tài trợ cho một nỗ lực nhân đạo toàn diện nhằm giải quyết di sản chất da cam/dioxin ở Việt Nam”.

“Nỗ lực này đang được đề xướng bởi “Tổ Đối Thoại Mỹ- Việt về Chất Da Cam/ Dioxin”, vốn được thành lập với sự giúp đỡ của the Ford Foundation vào năm 2007.  “Tổ Đối Thoại” là một uỷ ban biện hộ (advocacy) liên hợp giữa hai quốc gia bao gồm những cá nhân uy tín, khoa học gia, và các nhà chính sách.  Về phia Việt Nam và Mỹ cũng bao gồm những chuyên gia về chất độc, thanh lọc môi trường, và dịch vụ đa dạng cho người tàn tật.  Trong suốt ba năm qua, chúng tôi đã đi các vùng ở Việt Nam, nghiên cứu bằng chứng và phát huy về lãnh vực chuyên môn.  Những đánh giá của chúng tôi và những sự thông hiểu về tình hình đã đưa đến  một chiến lược ba giai đoạn nhằm đạt được hai mục tiêu cơ bản trong vòng 10 năm tới:

  1. Giải độc những vùng đất bị ô nhiễm và tái phục hồi môi sinh bị hư hại; và
  2. Mở rộng dịch vụ giúp đỡ những nạn nhân tàn tật và gia đình của họ”.

Bản Tuyên Cáo này cho biết về phia Việt Nam, chính phủ đã có những nỗ lực liên tục từ năm 1980 để giải quyết vấn đề chất độc da cam. Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam đã gây quỹ được 22 triệu Mỹ kim cho công tác từ thiện tới các nạn nhân. Chính phủ Việt Nam đã chi tiêu 6.25 triệu Mỹ kim cho công tác giải độc (clean-up) các khu vực ô nhiễm nặng, thêm vào đó hằng năm đã chi 50 triệu Mỹ kim giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.

Về phía chính phủ Hoa Kỳ thì quốc hội Mỹ đã cho phép một tài khoản 3 triệu Mỹ kim cho tài khóa 2007, 3 triệu cho 2009, và 3 triệu cho 2010 nhằm “giúp cứu chữa môi sinh cho những khu vực bị ô nhiễm bởi dioxin và những công tác liên quan đến y tế ở Việt Nam, bao gồm cả những công tác thông qua các cơ quan và tổ chức Việt Nam”.

Cho đến tháng 9, 2009, cơ quan USAID cũng đã tài trợ 4.1 triệu Mỹ kim.  Một nửa số tiền trên đã được cung cấp cho các tổ chức thiện nguyện có cơ sở ở Hoa Kỳ để giúp đỡ nạn nhân ở vùng Đà Nẵng.  USAID cũng đã hợp đồng 1.6 triệu Mỹ kim với công ty Mỹ CDM cho công tác nghiên cứu, và Sứ quán Mỹ ở Hà Nội cũng đã chi 500 ngàn Mỹ kim cho ngân sách trên.

The Ford Foundation đã tài trợ 11.7 triệu Mỹ kim cho các công tác môi trường, sức khoẻ và y tế liên hệ.  Viện này cũng đang vận động để được sự tham gia và tài trợ từ các chính phủ của Hy Lạp. Ái Nhĩ Lan và Tiệp, cũng như từ Bill and Melinda Gates Foundation, UNICEF và UN Development Programme.

Bản Tuyên Cáo viết thêm,

“Thời gian lưỡng lự đã đi qua.  Vào năm 2010 này, Việt Nam sẽ đánh dấu bốn mốc lịch sử quan trọng: Một ngàn năm Thăng Long, 35 năm chiến tranh chấm dứt, 15 năm bang giao Mỹ- Việt, và Việt Nam đảm trách chức năng chủ tịch ASEAN.  Sự tài trợ đầy đủ cho một nỗ lực toàn diện để giải quyết di sản da cam/dioxin, một vết tàn còn lại của cuộc chiến giữa hai nước, sẽ là một phương cách thích hợp nhằm đánh dấu những mốc điểm trên và để củng cố mạnh mẽ thêm mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia”.

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

Toàn bộ chương trình giải quyết di sản da cam/dioxin sẽ được thực thi bằng ba giai đoạn trong vòng 10 năm với phí tổn dự thảo là 300 triệu Mỹ kim.  Theo kế hoạch thì “chính phủ Hoa Kỳ sẽ phải tài trợ phần lớn cho chi phí này cùng với các nhà và cơ sở tài trợ công và tư cùng chung với nỗ lực đóng góp của chính phủ và nhân dân Việt Nam”.

Sơ lược thời biểu công tác và phí tổn được đề ra như sau:

VỀ MÔI TRƯỜNG: Giai đoạn Một: 2010 – 2012, 29.7 triệu Mỹ kim: Khẩn cấp giải độc và xử lý các khu bị ô nhiễm nặng ở Phi trường Đà Nẵng.  Thu thập dữ kiện từ Đà Nẵng để giải quyết khu vực ở hai phi trường Biên Hòa và Phù Cát.  Xử lý giải độc và khôi phục môi sinh cho vùng A Lưới, Mã Đà và rừng Ngọc Hiền. Bên cạnh đó là các công tác nghiên cứu, huấn luyện cán bộ và nhân dân về môi sinh, rừng, nguồn nước, an toàn thực phẩm.

Giai đoạn Hai: 2013 – 2016. 50.0 triệu Mỹ kim. Hoàn tất việc giải độc ở hai phi trường Biên Hòa và Phù Cát.  Trồng lại rừng và tre cho các vùng bị ảnh hưởng, nhất là ở A Lưới, Mã Đà và Ngọc Hiền.  Khám nghiệm dân cư, thử nghiệm môi sinh và thú vật ở các vùng ảnh hưởng.  Thiết lập một hệ thống quản lý để xử lý tiếp tục và theo dõi kết quả của các công tác đã thực thi.

Giai đoạn Ba: 2017-2019. 18.0 triệu Mỹ kim.  Giải quyết thêm từ 10 đến 12 khu vực ô nhiễm cùng các công tác khôi phục môi sinh, rừng và đất ruộng và thú vật.

VỀ NHÂN ĐẠO: Làm việc với các cơ sở y tế của chính phủ và tư nhân để chữa trị, phòng bịnh trong chỉ tiêu gia tăng sức khoẻ của quần chúng và ngăn chận sự tiếp tục bị ô nhiễm bởi dioxin, giúp đỡ nạn nhân và gia đình.  Thiết lập những định chế và phương thức theo dõi, nghiên cứu ảnh hưởng của dioxin vào các thế hệ trẻ em, săn sóc y tế cho các phụ nữ mang thai.  Huấn luyện chuyên môn cho các giới chuyên ngành y tế và môi trường.  Tiếp tục hỗ trợ cho các dự án phòng ngừa, chữa trị bệnh nhân với các căn bệnh hiểm nghèo liên quan đến dioxin.  Phát huy các chương trình giáo dục về y thức về môi sinh và ô nhiễm dioxin ở các địa phương bị ô nhiễm.  Cung cấp học bổng và các phương tiện giáo dục cho các thế hệ nạn nhân và gia đình.  Cố vấn và giúp đỡ các cơ quan công quyền địa phương theo dõi và giám sát tình hình y tế và sức khoẻ quần chúng trong các vùng liên hệ, bảo đảm cho những nạn nhân và gia đình được săn sóc y khoa, sức khoẻ, thực phẩm và các trợ giúp xã hội cần thiết.

Giai đoạn Một: 2010 – 2012. 68.3 triệu Mỹ kim; Giai đoạn Hai: 2013 – 2016. 125 triệu Mỹ kim.  Giai đoạn Ba: 2017-2020. 9.0 triệu Mỹ kim.

“Bản Tuyên Cáo” cho rằng Kế hoạch 10 năm giải quyết di sản da cam/dioxin là “một nhu cầu đạo lý cao cả trong truyền thống bao gồm những chương trình phục hồi hậu chiến.”  Vì vậy, nỗ lực nhân đạo nầy “phải được sự tham dự và ủng hộ ở tầm mức lớn từ phía (nhân dân và chính phủ) Hoa Kỳ.

GHI CHÚ

Buổi gặp mặt của Tổ Đối thoại về Di sản Da Cam, Bắc Cali 17/4. Ảnh NHL

Trong buổi họp mặt của “Tổ Đối Thoại Việt-Mỹ về Di Sản Da Cam” bao gồm đại diện của the Ford Foundation và những nhân vật của hai quốc gia với người Mỹ gốc Việt tại Bắc California vào ngày 17 tháng 4 vừa qua, một số hội đoàn, nhân sĩ và cơ quan thiện nguyện Mỹ và Việt đã thảo luận sôi nổi về bản Tuyên Cáo và Chiến lược hành động này.  Một trong những đề nghị bổ túc cho kế hoạch 10 năm này là hãy phi chính trị hóa vấn đề di sản chất độc da cam/dioxin để giải quyết nó thuần trên phương diện y tế, môi sinh và nhân đạo.  Một đề nghị khác là chương trình hành động nên bao gồm sự tham dự của cộng đồng và các cá nhân, hội đoàn người Mỹ gốc Việt.

Được biết, vào mùa Hè 2010 này, một phái đoàn truyền thông bao gồm những nhà báo và ký giả Mỹ và Việt ở Hoa Kỳ sẽ về Việt Nam để đi tới các vùng bị ô nhiễm bởi chất độc dioxin nhằm báo cáo và tường trình về vấn đề và di sản da cam.(3)  Chương trình Tường Trình Việt Nam (Vietnam Reporting Project) này được tổ chức bởi Học Viện Báo chí Renaissance của San Francisco State University và bảo trợ bởi The Ford Foundation.

(Đính kèm:  a. Hình bìa của bản dự thảo “Tuyên Cáo”;  b. Cuộc gặp mặt của “Tổ Đối Thoại” ở Bắc California 4/17/10).

NOTES:

  1. “Addressing the Legacy of Agent Orange in Vietnam: Declaration and Strategic Plan by U.S.- Vietnam Dialogue Group on Agent Orange/Dioxin”.  Washington and Hanoi, May 2010. (The Aspen Institute, 2010).
  2. Thành viên của “Tổ Đối Thoại”. Phía Hoa Kỳ: Susan Berresford, Former President, The Ford Foundation; Walter Isaacson, President & CEO, The Aspen Institute; Christine Todd Whitman, President of Whitman Strategy Group; William Mayer, President & CEO, Park Avenue Equity Partners; Mary Dolan-Hogrefe, Director of Public Policy, National Organization on Disability; Dr. Vaughan Turekian, Chief International Officer, American Association for the Advancement of Science. Phía Việt Nam: Đại sứ Ngô Quang Xuân, Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại, Quốc Hội Việt Nam; Giáo sư Võ Quý, Đại Học Quốc Gia Hà Nội; Bác sĩ Nguyễn thị Ngọc Phượng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh; Đỗ Hoàng Long, Vụ Quan hệ Nhân Dân (Đảng CSVN); Thiếu tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ Tịch Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam.
  3. Phái đoàn truyền thông báo chí bao gồm: Sean Connelley, Los Angeles Times; K. Oanh Ha, KQED Radio; Duc Ha, OneViet.com; Tara Haghichi, Golden Gate [X]press; Catherine Karbnow, Freelance Photographer; Ed Kashi, Freelance Filmaker; Henry H. Liem, Vtimes; Victor Merina, Reznet; Katy Newton, Los Angeles Times; Nguyen Quy Duc, Freelance Reporter; Connie Schultz, Cleveland Plain Dealer; Nick Ut, AP; Thuy Vu, KCBS; Laura Waxman, Golden Gate [X]press; Yumi Wilson, Hypen.

52 Phản hồi cho “Giải quyết di sản chất độc da cam/ Dioxin ở VN”

  1. HUY HOANG says:

    Ban Dai Van Nguyen,
    Nguoi linh TQLC nhu ban la linh co dong hay linh tac chien thi thoi gian tiep xuc chat doc nay la bao lau nhu ban noi? Cao lam chi vai tuan hoac mot thang thi di chuyen di noi khac. Sau nam 1972 cac linh TQLC o vung 1 hai nam nhung cung di chuyen thuong xuyen co phai o mot cho dau? Con nguoi dan tiep xuc chat doc nay bao nhieu nam? 10 nam, 20 nam , ca doi? Dat dai, nuoc sinh hoat deu o nhiem ca. Tat nhien su tac dong lon hon nhung nguoi linh co dong. Do do tac dung chat doc nay doi voi dan thuc te hon doi voi linh roi

    • Minh Triết says:

      Thưa ông HUY HOANG
      Tôi rất lấy làm lạ vì những nạn nhân chất độc da cam đa phần là bộ đội và thân nhân của họ! Người lính VNCH cũng đã từng sinh hoạt trong vùng bị rải chất khai quang như ông Dai Van Nguyen cho biết, dù chỉ là cơ động, vài tuần ở những nơi ấy, lực lượng bộ đội cũng thế, di chuyển thường xuyên, ngoại trừ những nơi cố định, nhưng tại sao người lính VNCH không hề hấn gì, mà chỉ bộ đội miền bắc bị nhiễm? Tôi không chối cãi là chất khai quang độc hại cả cho người và cây cối, nhưng không lẽ chất khai quang chỉ thù hận bộ đội của ta?
      Tôi nghĩ rằng, trong thời kỳ chiến tranh, bộ đội ta phải nhờ cậy giúp đỡ của Trung quốc, không chỉ vũ khí mà cả lương thực, đây là một nghi vấn, một thắc mắc không khó giải thích, nếu chúng ta chịu khó động não một chút để suy nghĩ thì sẽ hiểu được thôi ông ạ, ngày nay Trung quốc và cả Việt Nam mình nữa cũng đang dùng những chất độc hại trong việc chế biến thực phẩm, ở nhiều hãng xưởng công nhân đã bị nhiễm độc vì thức ăn, hệ lụy lâu dài sẽ ra sao, hay cũng tại chất độc da cam?

  2. Tran Tran says:

    Chuyen chat doc mau da cam anh huong den moi truong va con nguoi tuong da qua ro. Nhung ai chua biet xin vao Google go chu Dioxin thi it ra cung co nhung thong tin can ban. Chuyen tranh cai trach nhiem thuoc ve ai , toi xin khong duoc ban den. Nhung tin rang nhung ai de long han thu mot che do, di biet ve y thuc he dan de su vo cam doi voi dong bao cua minh hien dang la nan nhan cua chat doc mau da cam la nhung ke te hon “tam thuong” . Toi that su cam thay xau ho neu co ai biet rang cac anh la nguoi Viet nam.

  3. Di Linh says:

    BS DUƠNG QUÝNH HOA và DIOXIN DA CAM TS MAI THANH TRUYẾT
    Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa cũng như quá trình hoạt động của Bà từ những năm 50 cho đến hiện tại. Tên Bà nằm trong danh sách nguyên đơn cũng là một nghi vấn cần phải nghiên cứu cặn kẽ.
    Theo nội dung của hồ sơ kiện tụng, từ năm 1964 trở đi, Bà thường xuyên đi đến thành phố Biên Hòa và Sông Bé(?) là những nơi đã bị phun xịt thuốc khai quang nặng nề. Từ năm 1968 đến 1976, nguyên đơn BS Hoa là Tổng trưởng Y tế của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam và ngụ tại Tây Ninh. Trong thời gian nầy Bà phải che phủ trên đầu bằng bao nylon và đã đi ngang qua một thùng chứa thuốc khai quang mà máy bay Mỹ đã đánh rơi. (Cũng xin nói ở đây là chất da cam được chứa trong những thùng phuy
    200L và có sơn màu da cam. Chất nầy được pha trộn với nước hay dầu theo tỷ lệ 1/20 hay hơn nữa và được bơm vào bồn chứa cố định trên máy bay trước khi được phun xịt. Như vậy làm gì có cảnh thùng phuy rơi rớt!?).
    Năm 1970, bà hạ sinh đứa con trai tên Huỳnh Trung Sơn (cũng có tên trong đơn kiện như một nguyên đơn, tuy đã mất) bị phát triển không bình thường và hay bị chứng co giật cơ thể. Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi.Trong thời gian chấm dứt chiến tranh, BS Hoa bắt đần bị chứng ngứa ngáy ngoài da. Năm 1971, Bà có mang và bị sẩy thai sau 8 tuần lễNăm 1972, bà lại bị sẩy thai một lần nữa, lúc 6 tuần mang thai. Năm 1985, BS Hoa đã được chẩn bịnh tiểu đường. Và sau cùng năm 1998 bà bị ung thư vú và đã được giải phẫu. Năm 1999, bà được thử nghiệm máu và BS Schecter (Hoa Kỳ) cho biết là lượng Dioxin trong máu của bà có nồng độ là 20 ppt (phần ức).
    Và sau cùng, kết luận trong hồ sơ kiện tụng là: Bà BS Hoa và con là nạn nhân của chất độc Da cam.
    Qua những sự kiện trên chúng ta thấy có nhiều điều nghịch lý và mâu thuẫn về sự hiện diện của tên bà trong vụ kiện ở Brooklyn?
    Để tìm giải đáp cho những điều nghịch lý trên, chúng tôi xin trích dẫn những phát biểu của bà trong một cuộc tiếp xúc thân hữu tại Paris trung tuần tháng 5/2004. Theo lời Bà (từ miệng Bà nói, lời của một người bạn tên VNT có mặt trong buổi tiếp xúc trên) thì “người ta đã đặt tôi vào một sự đã rồi (fait accompli).
    “Tên tôi đã được ghi vào hồ sơ kiện không có sự đồng ý của tôi cũng như hoàn toàn không thông báo cho tôi biết. Người ta chỉ đến mời tôi hợp tác khi có một ký giả người Úc thấy tên tôi trong vụ kiện yêu cầu được phỏng vấn tôi. Tôi chấp nhận cuộc gặp gỡ với một điều kiện duy nhất là tôi có quyền nói sự thật, nghĩa là tôi không là người khởi xướng vụ kiện cũng như không có ý muốn kiện Hoa Kỳ trong vấn đề chất độc da cam.” Dĩ nhiên cuộc gặp gỡ giữa Bà Hoa và phóng viên người Úc không bao giờ xảy ra.
    Bà còn thêm rằng: “Trong thời gian mà tất cả mọi người nhất là đảng CS bị ám ảnh về việc nhiễm độc dioxin, tôi cũng đã nhờ một BS Hoa Kỳ khám nghiệm (khoảng 1971) tại Pháp và kết quả cho thấy là lượng dioxin trong máu của tôi dưới mức trung bình (2ppt).”
    Đến đây, chúng ta có thể hình dung được kết quả của vụ kiện. Và ngày 10 tháng 3 năm 2005, Ông chánh án Jack Weinstein đã tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn vụ kiện tại tòa án Brooklyn

  4. Hennry says:

    Cái chuyện chất độc da cam m àViệt công cứ nhai đi nhai lại theo gương Chí Phèo rạch mặt ăn vạ chẳng lừa được ai. ỞVN biết bao nhiêu làng ung thư từ Bắc tới Nam. Giết sông Thị Vải, tàn sát sông Lam, sông Trà, sông Hồng, sông Thương và bao nhiêu sông núi khác để gây dịch ung thư và sinh đẻ quái thai, chết yêu hay sống vật vã mấy chục năm nay đều do Mỹ thả chất độc da cam ư ?
    Cứ thở hít bụi khói chì, uống nuoocư thạch tín, ăn thức ăn độc hại hết phooc môn, bột tăng trọng đến trứng giả, mực giả, cá giả, thịt giả, thịt thối tùm lum, bệnh hoạn, ung thư, quái thai, chết non, chết yểu, thất thểu dại điên suốt từ Bắc tới Nam cũng tại thằng Mỹ rải chất độc da cam…
    Đúng là anh Chí phèo hiện đại
    Vậy có thơ rằng:

    Ca bài chất độc da cam
    Ca đi, Ca lại nghe nhàm cả tai.
    Kẻ mối lái,
    Kẻ mồi chài

    Chí Phèo còn cái mảnh chai…
    Vẫn Phèo…

  5. Tôi tán thành những ý kiến của Tiên-Phạm (xim lỗi không biết nên xưng hô thế nào? (Ông,Bà hoặc Anh hay Chị) và tôi cũng không còn trẻ;
    Xin phép cho tôi đựơc góp ý : Chính tôi và rõ hơn là đơn vị tội thuộc binh chủng BĐQ,Và các Binh Chủng Nhảy Dù,TQLC chắc cùng chung NHIỆM VỤ;đã vào vùng hành quân có giải thuốc khai quang (DIOXIN)không dưới 10 lần,và còn tạm đóng quâng trong khu vực (đã giải DIXIN) (Từ Quảng Trị vào đén Bình,hoặc Phưóc Long; Nhưng không có Quân nhân nào mang những Bệnh “quái thai,dị dạng”
    như phiá Việt Nam Cộng sản nhai nhải theo lối “Cào L ăn vạ” Xin lỗi tôi phải dùng Danh từ và động từ này với tập đoàn quen VU VẠ,Dựng Truyện..
    Và trong khi ở hội nghị PARIS bàn về chấm dứt Chiến tranh,khi phái đoàn VNCH tố cáo Quân Bắc Việt Xâm lăng,thì phái đoàn Hà Nội chố “bay biến”,thử hỏi nếu không XÂM LĂNG tại sao lại đua ra con số riêng tỉnh THÁI BNH đã có tới trên 50 ngàn người mắc chứng bệnh Chất độc Da Cam (Dioxin)
    Chót “đâm lao,đành phải theo lao” Cào L…không ăn vạ đực,Rút đơn kiện thì “QUÊ môrt cục.lòi bản chất :Lưu manh.gian xảo>nên thỉnh thỏang lại RÉ lên;
    Với tôi,sinh CON dị dạng, là hậu quả của chưng bệnh GIANG MAI,LẬU KÉN,vì uẩn ức Sinh Lý…
    giải quyết bằng mọi cách Thiếu vệ Sinh,sống kham khổ,ăn,uống thiếu thốn,trốn,chui trong HANG,HẦm lâ ngày mà sinh ra nhấ là thiếu thuốc chữa tri khi mới mắc bệnh;
    Riêng làng tôi (Vĩnh Phúc,) cũng có vài trường hợp Y TRANG. Hỏi ra thì Tháo dạ đổ vạ tại DIOXI,DA CAM;

  6. KENNY says:

    SỰ THỰC MỘT NƯẢ LÀ KHÔNG PHẢI LÀ “SỰ THỰC

    Hà nội kêu gào “nhân đạo với các bệnh nhân miền Bắc vì “chất độc da cam ” Mỹ rãi ở miền Nam . Không thấy nhà nuớc cọng sản VN nói đến hàng triệu Hmong bị nhiễm chất độc này (do Mỹ để lại) do máy bay Hànội rãi liên tục từ 1978 đến 1981 ? (Đầu thập niên 1980′s ,ký giả Mike Wallace tố cáo ngay mặt NT Nguyễn Cơ Thạch .Ai muốn biết xin hỏi ký giả Mike Wallace , 60 minutes cuả đài CBS , trên 90 còn sống tai New York,Hoa kỳ)
    Để giử uy tín cuả nguời viết biết tôn trong sự thưc và đọc giả ,Nguyễn Hưũ Liêm đề cập đầy đủ thông tin và không nên vì quyền lợi cá nhân mà chĩ viết theo đơn đặt hàng cuả Hànội .

  7. NGUOI NEW ENGLAND says:

    Chac ban NGUYEN HIEN la VIET GIAN do do moi noi nhu vay. Chat doc mau da cam nguoi linh My song mot thoi gian ngan con mang hoa huong chi nguoi dan VIET song vung dat o nhiem bao nhieu nam. CS lam hu moi truong thi ban hay to chung di. NHung toi chac ban la VIET GIAN cho nen moi co nhung loi nhu vay

  8. Tien Pham says:

    “hau qua cua chat doc mau da cam khung khiep van hoanh hanh. da bao lan loi nhau ra toa kien cao rum beng, nhung ket qua van bang ko. trach nhiem boi thuong tu nuoc gay ra hiem hoa nay, nhung phan “thang van luon ve ke manh”

    Tôi nghe nói trong vụ kiện về chất độc da cam, lỗi phần lớn, là từ VN, chứ kô phải “từ kẻ mạnh” như đã nêu ra. Nên biết rằng chính phủ Mĩ có đặc quyền miễn tố. Lại kô thể nào bắt các nhà bào chế chịu trách nhiệm về “đồ chơi” của họ. Chỉ có cách là bắt họ chịu trách nhiệm về sự tàn phá, huỷ hoại do “đồ chơi” của họ gây ra. Với các khái niệm trên, có vài điểm cần được nêu ra:

    1.Toà án và bên bị kiện phía HK đã đòi hỏi VN cung cấp những tài liệu dựa trên cơ sở khoa học để chứng minh những hậu quả, bệnh tật do dioxin mang lại, và phía VN đã kô làm được. Cũng nên biết rằng, hệ quả của dioxin vẫn còn đang trong vòng nghiên cứu để thiết lập 1 lập luận có cơ sở vững chắc, 1 cơ sở dưa vào tính duy lí và khoa học, để có thể kết kuận rằng chính dioxin là thủ phạm. Những hậu quả thấy được chỉ là những yếu tố có thể mang tới kết luận, nhưng tự nó không phải là “điều kiện đủ” để chứng minh dioxin là thủ phạm. Về những hậu quả của dioxin, HK tới giờ vẫn còn đang nghiên cứu.

    2. VN cần phải thiết lập được mối liên quan giữa, say, miscarriage và/hay quái thai với thủ phạm dioxin. Có phải quái thai này là từ người bị nhiễm dioxin kô? Song song với việc đó, VN phải thiết lập được mối liên can giữa người bị nhiễm dioxin và thủ phạm. Ví dụ như, người nhiễm dioxin lúc đó đang ở đâu, tại sao nhiễm dioxin, lập gia đình khi nào, bào thai được conceive ở đâu, etc. Không phải là đưa ra quái thai nào cũng được, rồi claim rằng nó của người nhiễm dioxin!

    3.Theo nhiều bài viết trên mạng, bên bị kiện HK đã có những nhận xét rằng, bên VN, chẳng những kô hiểu những cách tố tụng ở toà án Mĩ, mà nó PHẢI đòi hỏi 1 sự rõ ràng “beyond any doubt”, lại còn dùng dioxin để “vòi vĩnh” 1 sự bồi thường. Một cung cách lí luận của những lí trưởng tự tôn và ngu xuẩn: “Anh làm ra, anh phải chịu trách nhiệm,” nhưng lại kô chịu làm gì để chứng minh được cái “anh làm ra” đó.

    4.Phía HK kô cho rằng chính phủ Mĩ đã sử dụng vũ khí hoá học, vì dioxin được chế ra là 1 chất herbicide, và nó đã làm như thế. Còn như nó giết người hay có những hệ quả phụ khác lại là chuyện khác. Vũ khí hoá học, theo định nghĩa, là 1 hay nhiều chất hoá học được chế tạo ra chỉ có 1 mục đích duy nhất là sát thương kẻ bị nhiễm.

    5.Trong quá khứ, toà án HK đã bắt những nhà bào chế phải chịu trách nhiệm bồi thường thương tật cho những quân nhân HK bị nhiễm dioxin. Tôi đoán rằng luật sư của những người đi kiện đã thiết lập được sự liên quan giữa những thương tật (và hậu duệ) của những người bị nhiễm và sự huỷ hoại tàn phá của dioxin. Tại sao VN lại kô thắng kìện, nếu VN sử dụng phương án “tiền lệ,” một phương án mà luật sư nào cũng biết? Tôi lại đoán rằng phương hướng vụ kiện từ VN khác với phương hướng của vụ kiện ở HK, cho nên phía VN có lẽ kô sử dụng phương án này được.

  9. VC mà chơi trò đối thoại thì không bao giờ đến đích, tâm VC luôn luôn độc ác. VC lên án Mỹ về vấn đề chất độc gia cam, nhưng VC còn có những hành động phá hoại môi trường đất nước còn kinh khủng hơn Mỹ. Tốt nhất VC đừng nên lải nhải nữa điều ấy chỉ làm trò cười cho mọi người. Làm toàn chuyện độc ác mà đi tố cáo chuyện độc ác của người khác, thì không bao giờ có kết quả.
    Thức khuya mới biết đêm dài
    Ở lâu mới biết cộng (VC) cuồng dở hay

  10. ha_le.cz says:

    da gan mot nua the ky sa quoc chien, hau qua cua chat doc mau da cam khung khiep van hoanh hanh. da bao lan loi nhau ra toa kien cao rum beng, nhung ket qua van bang ko. trach nhiem boi thuong tu nuoc gay ra hiem hoa nay, nhung phan thang van luon ve ke manh. chung ta can co mot giai phap khac hon, doi dau voi mot cuong quoc ma thieu khon ngoan chac ko bao gio thang duoc. bai hoc lich su rat ro rang rang: cong ly thuoc ve ke manh, cu cai da nay, chac hoi chung da cam ma moi nguoi mac phai den khi ve troi van ko duoc huong loi tu phia den bu. hay bot di cai nong nay duy y chi, va tu biet minh la mot dan toc nhuoc tieu. cong uoc quoc te, va con ca cong uoc quoc the……

Phản hồi