WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Obama sang Á Châu trong tháng 4/2014 khi Ukraina cực kỳ sôi động

 

Barack Obama

Barack Obama

Tổng Thống Obama vừa có liên hệ cá nhân lẫn quan tâm nhiều đến Á Châu hơn so với các vị tiền nhiệm, tuy vậy các chuyến công du của ông sang Thái Bình Dương thường gặp quá nhiều trắc trở:

· Năm 2010 ông phải hoãn chương trình thăm viếng Indonesia hai lần, lần đầu khi Quốc Hội bỏ phiếu cho chương trình bảo hiểm sức khoẻ Obamacare rồi sau đó do nạn dầu loang tại vịnh Mexico.

· Tháng 11-2012 chuyến công du của Tổng Thống Obama sang dự Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN bị lu mờ bởi Do Thái tấn công Hezbollah nên báo chí Tây Phương tập trung vào sự kiện này mà ít đả động gì đến Á Châu.

· Tháng 10-2013 vừa rồi ông lại hủy bỏ chương trình tham dự Hội Nghị Thương Đỉnh Đông Á và APEC do khủng hoảng ngân sách và mức trần nợ công.

Tổng Thống Obama dự trù sẽ trở lại Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân và Mã Lai vào tháng 04/2014 tới đây để bù đắp cho sự vắng mặt kỳ rồi, nhưng nay chương trình cũng lại sẽ trùng hợp với khủng hoảng Ukraina vốn không có hy vọng được giải quyết trong những ngày sắp tới.

Á Châu sẽ vô cùng quan tâm để thăm dò liệu các biến động ở Âu Châu sẽ ảnh hưởng thế nào đến chính sách chuyển trục sang Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Tổng Thống Obama lại sẽ rơi vào thế bị động phải trấn an các quốc gia trong khu vực, cho dù vấn đề Ukraina còn quá nóng bỏng để hoạch định một chiến lược toàn cầu mới. Tuy nhiên các nhà quan sát vẫn có thể dự trù một vài thay đổi như sau:

· Hoa Kỳ nếu tăng cường không quân, dàn chống hoả tiễn tại Đông Âu cùng Hạm Đội 6 tại Địa Trung Hải để đối phó với Hạm Đội Hắc Hải ở Crimea nên có thể ảnh hưởng đến Hạm Đội 7 tại Thái Bình Dương.

· Tình hình Trung Đông với Syria và Iran càng trở nên phức tạp do căng thẳng với Nga gia tăng.

Trong hoàn cảnh bó buộc ấy liệu Tổng Thống Obama sẽ đặt những mục tiêu nào khi công du sang Thái Bình Dương vào tháng 04-2014?

· Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ không được ký kết vì đàm phán chưa xong. Hơn thế ưu tiên này nay phải tranh đua với hai nhu cầu viện trợ kinh tế cho Ukraine và kế hoạch hỗ trợ Âu châu không rơi trở lại vào khủng hoảng do đối đầu với Nga.

· Tổng Thống Obama sẽ đặt nặng yêu cầu Nhật và Nam Hàn phải gác qua các tranh chấp về lãnh thổ và những bất đồng lịch sử để không phá hỏng chính sách chuyển trục. Thực tế cho thấy với tình hình mới phức tạp cùng một lúc tại Âu Châu, Trung Đông và Thái Bình Dương Mỹ không đủ khả năng giải quyết nếu không có sự chủ động hợp tác của những đồng minh thân cận nhất. Đây là lý do chính khiến Tổng Thống Obama triệu mời hội nghị tay ba với hai lãnh tụ Nhật Bản và Nam Hàn ngày thứ ba tới ở Âu Châu, tiếp đó là chuyến công du sang cả hai nước Đông Bắc Á vào tháng 4.

· Hoa Kỳ phải trấn an rằng Phi Luật Tân sẽ không bị bỏ rơi nếu Trung Quốc gia tăng áp lực quân sự, thể hiện rỏ ràng nhất qua việc tàu chiến Hoa Lục phong toả đảo Cỏ Mây vào những ngày vừa qua.

· Chuyến bay MH370 là một thảm họa kinh hoàng cho các nạn nhân và gia đình, nhưng cung cách cư xử của Trung Quốc vừa hăm dọa lẫn trịch thượng theo lề lối của một đại quốc lấn át nước nhỏ không khỏi làm nhiều người Mã Lai bất bình. So sánh thái độ của Bắc Kinh lần này (và qua cơn bão vừa rồi tại Phi Luật Tân) với những trợ giúp tích cực của Hoa Kỳ thì đây là cơ hội để Tổng Thống Obama thắt chặt bang giao với Mã Lai, tuy không phô trương mà vẫn phát huy được quyền lực mềm trong khu vực nhằm tạo lực đẩy giúp các nước cùng hợp tác ngăn chận tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Những thách thức trên thế giới ngày càng dồn dập và nghiêm trọng. Quan sát để đánh giá trọng tâm của Hoa Kỳ không phải bằng con số máy bay tàu chiến hay các gói viện trợ – mà trong chương trình làm việc hàng ngày liệu Tổng Thống Obama và giới hoạch định chính sách sẽ chia ra bao nhiêu thời gian để thảo luận về Á Châu, Âu Châu hay Trung Đông.

Mỹ sẽ phải đối diện một số cân nhắc chọn lựa khó khăn. Các quốc gia với lập trường rõ ràng minh bạch là bạn quý trong thử thách, còn đối với những nhà nước theo thái độ mập mờ nước đôi thì có lẽ Hoa Kỳ cũng không còn nhiều phương tiện để tán tỉnh lâu hơn nữa.

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt

 

Tags:

2 Phản hồi cho “Obama sang Á Châu trong tháng 4/2014 khi Ukraina cực kỳ sôi động”

  1. BÀN LOẠN says:

    TRÍCH : — ” …Tình hình Trung Đông với Syria và Iran càng trở nên phức tạp do căng thẳng với Nga gia tăng.
    HỎI : Trong hoàn cảnh bó buộc ấy liệu Tổng Thống Obama sẽ đặt những mục tiêu nào khi công du sang Thái Bình Dương vào tháng 04-2014 ? …” : ĐÁP : << — Mục tiêu gốc rễ, nguyên nhân gây " phức tạp ", chắc chắn không ngoài trục mút-cu bê-rinh !? , phải bị thanh toán trước, riêng mút-cu thì kể như đã tự trói rồi, còn bê-rinh cũng đang lảo đảo tìm đường khỏi bị bị " rinh " luôn !? Đừng lưỡng lự trước dăm ba cái " phức tạp căng thẳng " lẻ tẻ nữa mất thì giờ ông TT " hùng biện lẫn hùng cứ " ôi .
    ·

  2. Cu Tý says:

    HOA TÁN TỈNH.

    Hoa tán tỉnh cò cưa dai dẳng,
    Hoa bên tường trổ xoắn nóc nhà.
    Ta về tắm mát ao ta,
    Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
    Xoay chuyển trục từng cơn vây bủa,
    Thắt gút vòng ma múa ngợm cười.
    Làm chơi ăn thiệt mười mươi,
    Chẳng ra người ngợm giống đười ươi con

    Chiếu manh lồ lộ điểm son !!!

Phản hồi