WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ngõ Phất Lộc: Từ Nguyễn Hiến Lê đến Người Buôn Gió

 

Ngõ Phất Lộc

Ngõ Phất Lộc

Ngõ Phất Lộc là một con hẻm nhỏ thuộc Phường Hàng Buồm ở thành phố Hanoi, gần với chợ Bắc Qua phía bờ sông nơi có cầu Chương Dương qua bên phía Gia Lâm. Ngõ có tên này là do một ông họ Bùi từ làng Phất Lộc thuộc tỉnh Thái Bình ra Hanoi làm ăn và định cư tại đây từ rất lâu. Vì thế mà hiện còn có một nhà thờ tổ dòng họ Bùi tọa lạc trong con hẻm này.

Mới đây, qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Hà Giang từ Nhật báo Người Việt với Người Buôn Gió (NBG, tên thật là Bùi Thanh Hiếu) vừa từ bên nước Đức qua thăm viếng California, bà con độc giả mới được anh cho biết mình chính là dân cư ngụ đã lâu tại Ngõ Phất Lộc. Mà đây lại cũng là “một nơi chứa chấp nhiều giới giang hồ hảo hán, dân số khỏang vài ngàn người” (nguyên văn trích từ bài phỏng vấn).

Cái tên Phất Lộc này làm tôi nhớ lại chuyện Nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã từng sống với gia đình trong suốt thời niên thiếu ở đây vào thập niên 20 – 30 của thế kỷ XX – như cụ đã ghi trong bộ Hồi Ký gồm 3 cuốn được xuất bản tại Mỹ từ cuối thập niên 80.

Lại nữa, trong cuốn sách “Việt Nam – Cội nguồn cuộc chiến” vừa được ra mắt công chúng mới đây, tác giả là Đại tá Hà Mai Việt cũng đã ghi lại chuyện của một người cư ngụ tại ngõ Phất Lộc đã đập tan cái lộc bình cổ từ thời Nhà Minh trước lúc phải di tản khỏi Hanoi vào cuối năm 1946 lúc khởi đầu cuộc chiến tranh Việt Pháp.

Như vậy, cái tên Ngõ Phất Lộc càng làm cho tôi thêm chú ý đến địa danh này ở Hanoi, mặc dầu tôi đã sống tại thành phố này trong mấy năm trước năm 1954 để theo học tại Trường Chu Văn An, thì hình như mình chưa có lần nào ghé qua ngõ hẻm này.

Kể từ sau năm 1975, tôi lại có duyên gặp gỡ quen biết khá thân thiết lâu ngày với cụ Nguyễn Hiến Lê (1912 – 1984). Cụ Lê là một nhà văn có danh tiếng được sự mến chuộng của rất đông bà con độc giả ở miền Nam từ các thập niên 1950 , 60, 70.

Và vừa mới đây vào cuối tháng Năm 2014, nhân tham dự Tĩnh Hội của Họp Mặt Dân Chủ tại San Jose California, tôi lại có dịp sống chung mấy ngày tại cư xá sinh viên của Đại học San Jose State University với anh bạn trẻ NBG hiện đang sinh sống tại nước Đức, nên đã có nhiều thời giờ chuyện trò trao đổi với nhân vật hiện là một blogger rất được bà con tìm đọc những bài viết về các chuyện thời sự thật dí dỏm mà sâu sắc này.

Thành ra, tại cái Ngõ Phất Lộc đó ở Hanoi, tôi quen biết cả hai người là Cụ Nguyễn Hiến Lê hồi trước và bây giờ là anh bạn Người Buôn Gió – dù hai người này chưa bao giờ gặp gỡ quen biết nhau. Anh Hiếu sinh năm 1972 ở ngòai Bắc, tức là sinh sau cụ Lê đúng một con giáp 60 năm. Mà cụ Lê thì sinh sống tại miền Nam từ năm 1934 cho đến khi qua đời ở Saigon năm 1984. Nhưng giữa hai người có một sự tương đồng khác nữa mà tôi xin được trình bày với quý bạn độc giả trong bài ghi ngắn này.

I – Nhà văn Nguyễn Hiến Lê : Sự chuyển biến về nhận thức chính trị sau năm 1975.

Năm 1934, sau khi tốt nghiệp lớp Cán sự Công chánh, thì ông Nguyễn Hiến Lê được bổ nhiệm làm chuyên viên kỹ thuật cho Sở Công chánh tại miền Nam. Sau khi hồi cư về lại Saigon vào năm 1950, thì ông chọn nghề dậy học và viết văn để sinh sống, chứ không trở lại nghề làm công chức như thời kỳ trước năm 1945 nữa.

Tuy không hề tham gia họat động chính trị với một tổ chức nào, nhưng trong suốt mấy chục năm sinh sống trong vùng quốc gia ở miền Nam, thì ông Lê lại có thiện cảm với chế độ của Việt minh ở ngòai Bắc hơn. Ông chê bai giới lãnh đạo miền Nam vì chuyện tham nhũng thối nát mà lại tỏ ra quá lệ thuộc vào người Pháp và nhất là vào người Mỹ.

Thế nhưng, sau thời gian sống dưới chế độ cộng sản kể từ năm 1975, thì ông Lê phải trực tiếp chứng kiến quá nhiều chuyện chướng tai gai mắt và còn được nghe các người bạn từ ngòai Bắc vào cho biết bao nhiêu điều tệ hại bất nhân thất đức ở ngòai đó. Vì thế mà ông đã không thể nào mà còn giữ được cái cảm tình đối với người cộng sản như trước đây được nữa. Ông đã trung thực ghi lại khá chi tiết những sự việc này trong cuốn Hồi ký mà khi xuất bản ở trong nước, người ta đã cắt hết đi những đọan mô tả sự xấu xa tồi tệ của chế độ cộng sản ở miền Nam sau năm 1975.

Trong 8 năm từ 1976 đến 1984, gần như tháng nào tôi cũng đến nhà của cụ Lê tại đường Kỳ Đồng Saigon để thăm hỏi và chuyện trò tâm sự với ông. Có lần vào khỏang năm 1978 – 79, tôi còn gặp cả cụ Đào Duy Anh ở nhà ông nữa. Vì là chỗ quen thuộc thân tình, nên cụ Lê trao đổi chuyện trò tâm sự với tôi rất thỏai mái. Cụ nói: “Các bạn của tôi ở ngòai Bắc vào cho biết trong chỗ riêng tư mấy anh lãnh đạo cộng sản họ ngấm ngầm kèn cựa, sử dụng đủ thứ đòn phép để kềm giữ nhau, mà còn ra mặt nói xấu lẫn nhau, chẳng còn giữ thể thống tôn ti trật tự gì cả. Họ chỉ có cái tài đóng kịch, giả dối bịp bợm đối với người dân mà thôi. Thật là một chế độ tàn tệ đồi bại nhất trong lịch sử nước mình vậy đó!”

Lần khác, cụ Lê còn nói với tôi: “Tôi thật lấy làm tiếc cho thế hệ của những người trí thức như ông đang vào lứa tuổi 45 – 50 với cái sở học chuyên môn vững chắc và kinh nghiệm họat động thực tiễn đã nhiều năm – mà lúc này không có đất dụng võ, không hề được chánh quyền cho phép làm một công việc nào cho xứng đáng với tài năng và thiện chí của mình. Đó là điều thiệt thòi không những cho từng người, mà còn là sự phí phạm cho cả tòan thể quốc gia nữa. Vì thế, tôi thành thật có lời khuyên ông là nếu có thân nhân ở nước ngòai bảo lãnh cho việc xuất ngọai định cư, thì ông nên đem cả gia đình đi ra khỏi cái xứ sở tồi tệ này, để mà có chỗ thi thố tài năng kiến thức của bản thân mình và nhất là để cho lũ con lũ cháu có được một tương lai tươi sáng bảo đảm tốt đẹp hơn …”

Rõ ràng là hồi trước năm 1975, vì không được thông tin đày đủ nên ông Nguyễn Hiến Lê đã có sự nhận định sai lạc về người cộng sản qua phong trào kháng chiến chống Pháp ở miền Nam hồi những năm 1945 – 50. Nhưng sau 1975, vì phải sống dưới chế độ cộng sản, nên ông đã “ tỉnh ngộ” mà nhận ra được cái bản chất tàn ác mọi rợ gian dối của cộng sản. Và ông đã có một thái độ dứt khóat khi viết ra những nhận định thật chính xác của mình về chế độ này. Cuốn Hồi ký của nhà văn danh tiếng này ở miền Nam đích thật là một chứng từ trung thực và khả tín – tài liệu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giới lãnh đạo cộng sản là những kẻ cực kỳ ngoan cố, cuồng tín và giả dối.

Rất tiếc là do bệnh họan, cụ Lê đã không sống lâu hơn để còn tiếp tục cống hiến cho hậu thế những công trình văn hóa tốt đẹp, vì ông đã lặng lẽ từ giả cõi đời vào cuối năm 1984, lúc mới được 72 tuổi.

II – Người Buôn Gió : Từng là “dân anh chị bụi đời” – mà nay lại trở thành người cầm bút góp phần tranh đấu cho Tự do, Dân chủ.

Tuy hòan tòan khác biệt so với ông Nguyễn Hiến Lê về hòan cảnh sinh sống, blogger Người Buôn Gió cũng đã có sự chuyển biến dứt khóat về ý thức chính trị vào lúc đứa con đầu lòng của mình được sinh ra đời. Anh đã thẳng thắn bộc bạch tâm sự của mình với ký giả Hà Giang như sau:

…”Cuộc sống của tôi cũng có lúc sống bằng nghề đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê, cũng có lúc cờ bạc, thậm chí là trộm cắp… Nhưng mà tôi sinh ra ở cái khu phố như thế, thì tôi cũng làm theo, tôi không tiếp xúc được với xã hội bên ngòai, với xã hội văn minh và lớp người trí thức, mà tôi chỉ biết sống trong đấy thôi, và tôi trở thành một người cũng “xuất sắc” trong cái đám lưu manh ấy…

Khi vào bệnh viện, các bác sĩ người ta bảo đưa tiền hối lộ thì người ta sẽ chăm sóc cho vợ con tôi…Nói tóm lại hối lộ rất là nhiều, từ y tá đến bác sĩ, ai cũng nói đến tiền. Họ hỏi, thì tôi cứ đưa tiền ra…

Tôi từng cầm dao tôi đi chém người ta để tôi lấy tiền, thì tôi hình dung việc của tôi với việc ông bác sĩ ông ấy cầm dao mổ, tôi bàng hòang nhận ra là có khi họ cũng giống như mình… Tôi thấy sự tàn nhẫn của họ có khi còn xuất sắc hơn tôi!…

Nghĩ thêm, thì thầy giáo, rồi công an cũng như thế, cả xã hội nó như thế…”

Vì có suy nghĩ như thế, nên anh đã tỉnh ngộ và từ bỏ cái xã hội của “giới lưu manh anh chị bụi đời” và tìm cách góp phần vào việc cải thiện môi trường xã hội để cho con của mình có thể sống một cuộc đời an lành tốt đẹp hơn. Và anh đã nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung quốc xâm lược và nhất là viết nhiều bài chỉ trích những biểu hiện tiêu cực tệ hại trong xã hội với một giọng văn hết sức dí dỏm trào phúng. Điển hình là trong tác phẩm “Đại Vệ Chí Dị”, NBG đã sử dụng bút pháp thật khôn khéo với nhân vật, địa danh xa xưa mà ám chỉ đến những chuyện thực tế trước mắt thời nay trong xã hội cộng sản ở nước ta – khiến cho độc giả nào cũng hiểu được và khóai trá thông cảm đến tán thưởng cái lối phê phán tinh tế của tác giả đối với chế độ tham nhũng thối nát đày dãy những bạo hành giả dối của người cộng sản.

Phát biểu trước công chúng trong khuôn khổ cuộc Họp Mặt Dân Chủ tại thành phố San Jose California vào cuối tháng Năm 2014 mới đây, blogger NBG cũng đã xác nhận rằng mình đang cố gắng để góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội – làm sao cho thế hệ của đứa con mình có thể được sống thỏai mái tự do hơn nơi quê hương đất nước mà mọi người đều có lòng nhân ái chân thật. Và anh cho biết đã nhận được sự đồng thuận và khích lệ của nhiều bà con – nhất là của giới trẻ ở trong nước và cả ở ngòai nước – đối với những bài anh viết trong vòng 7 – 8 năm nay.

Mà còn hơn thế nữa, NBG hiện đang được vị Thị trưởng thành phố Weimar ở nước Đức cấp phát cho một học bổng để theo học thêm về truyền thông báo chí tại đây trong vòng một năm. Weimar chính là một trung tâm văn hóa nổi tiếng của nước Đức và của cả Âu châu nữa – với những cư dân là trí thức nghệ sĩ lừng danh như Goethe, Schiller, Liszt v.v… Cộng Hòa Weimar thiết lập năm 1919 sau khi nước Đức bại trận trong thế chiến 1914 – 18 là một biến cố lớn trong lịch sử hiện đại của Âu châu.

Trong dịp trao đổi với NBG ở San Jose, tôi có nói với anh đại khái như sau : “Qua những bài viết của anh, tôi nhận thấy là tác giả đã tìm thấy một con đường xây dựng xã hội theo chiều hướng rất tiến bộ và tích cực – và rõ rệt là cái lối viết phê phán xã hội thật cụ thể, dí dỏm mà sâu sắc của NBG đã được đa số bà con ưa chuộng đánh giá cao. Vì thế, tôi khuyên anh bạn trẻ nên tìm cách kéo dài thời gian nghiên cứu học tập bên nước Đức là nơi có nền văn hóa học thuật tư tưởng phát triển vào bậc nhất trên thế giới – để mà bồi dưỡng thêm cho cái vốn liếng sở học của mình hầu nâng cao giá trị trong sáng tác văn học sau này…” Nghe vậy, NBG tỏ vẻ đăm chiêu và tuy anh không nói sẽ quyết định thế nào, nhưng tôi có thể cảm nhận được là có khả năng là anh sẽ tiếp tục ở lại nước Đức để mà học hỏi và luyện tập thêm hầu trau dồi kiến thức và tay nghề viết văn viết báo của mình.

Cũng như đối với nhiều blogger khác, nhà cầm quyền cộng sản Hanoi đã mở cả một chiến dịch bôi nhọ NBG, đưa ra những “tiền án, tiền sự” của một dân “giang hồ bụi đời” như anh – nhằm hạ uy tín của con người đang được số đông quần chúng ưa chuộng theo dõi các bài viết được phổ biến rộng rãi trên internet. Nhưng bà con ta vẫn có lòng bao dung thông cảm, xuất phát từ lời khuyên dậy trong đạo Phật rằng : “người đồ tể buông đao thì lập tức trở thành Phật”. Mà Bùi Thanh Hiếu đã dứt khóat từ bỏ giới “giang hồ lưu manh bụi đời” từ nhiều năm nay rồi – vì thế không một con người lương thiện nào mà lại cứ đi moi móc cái quá khứ đã bị chôn vùi đó của anh nữa. Do đó mà chẳng còn ai đếm xỉa đến những chuyện thêu dệt tung hỏa mù của cái đám “dư luận viên” tay sai của công an cộng sản nữa đâu.

* Tóm tắt lại, chỉ với hai nhân vật điển hình là “Nguyễn Hiến Lê và Người Buôn Gió” của Ngõ Phất Lộc ở Hanoi, thì khu vực Xã hội Dân sự của nước ta rõ ràng đã tạo ra được một thành tích thật nổi bật quý báu cho công cuộc xây dựng xã hội liên tục từ thế kỷ XX qua thế kỷ XXI hiện nay vậy./

Thành phố Westminster California, ngày 9 tháng Sáu 2014

Đoàn Thanh Liêm

© Đàn Chim Việt

48 Phản hồi cho “Ngõ Phất Lộc: Từ Nguyễn Hiến Lê đến Người Buôn Gió”

  1. Lê Trung Dũng says:

    Cảm ơn Luật Sư Đoàn Thanh Liêm đã cho một bài viết rất giá trị về cụ Nguyễn Hiến Lê và Blogger Người Buôn Gió Bùi Thanh Hiếu. Hầu hết những người trong giới luật khoa, lập pháp, hành pháp trong các thập niên 60, 70 nếu không quen thì cũng nghe tên ông Liêm. Một luật sư uyên bác và đạo đức.
    Anh NBG thực ra đã nói hết về quá khứ “giang hồ” của anh cho mọi người biết nên các “dư luận viên” chính phủ Cộng Sản Việt Nam có chửi bới NBG tới đâu thì người ta cũng không ngừng đọc các bài viết của anh. Trái lại, công chúng đang chờ đọc tác phẩm do anh viết trong thời gian tu nghiệp tại Weimar. Hy vọng nó sẽ được phiên dịch ra các tiếng Anh, Pháp, Đức ngay sau khi bản tiếng Việt được ấn hành. Trước đây, nhà văn Dương Thu Hương cũng bị chính phủ và các dư luận viên chửi bới đủ điều nhưng họ cũng đều thất bại trong chiến dịch bôi nhọ đó. Tác phẩm của bà vẫn được đọc khắp nơi, tại Đại Học Berkeley, California bản dịch tiếng Anh quyển “Thiên Đường Mù” là một trong các tác phẩm được khuyến khích đọc trong ban khoa học chính trị của trường này. Biết bao giờ chính phủ CSVN nói riêng, và người Việt nói chung mới từ bỏ thói xỉ vả, bôi nhọ lý lịch, gia phả của những người bất đồng quan điểm với họ? Ngoài việc chửi rủa họ còn thuê côn đồ đánh đập những người bất đồng chính kiến! Chúc bình an cho anh NBG và gia đình. Xin kính cẩn tưởng niệm hương linh cụ NHL.

  2. nguyen viet says:

    Trusoc nam 1954, toi cung o Hanoi va hoc Chu Van An,co gang rat nhieu van chua bat duoc lien lac voi ban be cung hoc di cu vao nam 1954
    Tac gia Doan Thanh Liem co the cho biet hoc truong Buoi hoi nao va cho dia chi email de
    Chuyen tro va tim duoc ban hoc cu. Than ai, nguyenviet

    • Đòan Thanh Liêm says:

      1 – Tôi học lớp Đệ Nhị và Đệ Nhất ở Chu Văn An từ 1952 đến 1954. Sau đó di cư vào miền Nam để theo học Luật ở Saigon.
      2 – Tại Nam California, hiện có Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trường Bưởi & Chu văn An. Bạn có thể hỏi tin tức về các bạn đồng môn qua Hội này nơi email : bcvanc@live.com.
      Chúc An Lành
      Đòan Thanh Liêm

  3. Lamson72 says:

    Phần một:

    Đọc cái tựa đề tui tức cười muốn đứt kẻ bàng quang . Tại sao ?

    Tại vì ngỏ Phất Lộc từ thời nguyễn hiến lê (NHL) ở lúc còn nhỏ tới đời Người Buôn Gió NBG) sinh sống ở đó khác nhau một trời một vực . Hai con người NHL và NBG lại càng khác nhau cả một đại dương . Ngỏ Phát Lộc thời NHL thanh bình . Chính ở cái ngỏ nầy NHL đã trưởng thành , đã có bằng Thành Chung (?) cán sự Công Chánh Đó là nhờ NHL sống thời thực dân u ám . Chứ nếu NHL sống thời “cộng sản ấm no” Tự Do -Hạnh Phúc (như thời của Người Buôn Gió) thì NHL chả có bằng cấp gì sất cả không chừng NHL nếu khá thì đi bán vé số . Tệ thì lưu manh đàng điếm bán ma túy cho đời mua vui . Nghĩ cũng phước phần cho NHL .

    Người ta , thiên hạ, cho rằng NHL là một học giả . Ngay như tác giả bài nầy cũng gọi NHL là học giả . Không hiễu NHL học giả cái chổ nào ? Không nghe bàn dân thiên hạ chỉ cho . Bằng cấp thì có bằng thành chung (?). Nghề thì là cán sự . Biết dăm ba chữ Tàu nhờ học lóm ông Bác . Nhờ đó sống phây phả cả đời nhờ dúm chữ Tàu đó theo sự tự nhận của chính NHL . Biết chút tiếng Pháp . Kiến thức , tri thức thì cần phải hỏi lại . Chuyên nghề dịch thuật . Chẳng có trước tác con mẹ gì cả . Không lẻ “con đường thiên lý” hay “Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười” mà được phong chức học giả ? Diễu đời quá . Xưa như tui đây biết chút tiếng Pháp đọc sách Pháp ở Hội Văn Hóa Pháp nên chẳng cần NHL . Không biết tiếng Tàu nhưng tui cũng đọc Tam Quốc Chí , Thủy Hử , Tây Du Ký ,Thuyết Đường , Tiết Nhơn Quý chính đông chinh Tây … thì cái sự nghiệp NHL chẳng ảnh hưởng gì đến ái tình sự nghiệp của tui hết . Lúc nhỏ thời Tiểu Học hay Trung Học Đệ Nhất Cấp lảnh thưởng trong đó có sách học làm người của NHL tui chả thèm đọc một chữ nào hết . Mà tui cũng đâu có thất học hay dốt đặt cán mai . Không những không thất học mà bằng cấp tui cũng nhiều hơn NHL dù chưa phải là ông Nghè nhưng cũng đủ xài trong cuộc đời .

    NHL có cái đặc biệt là khứa viết sách (thật sự là dịch sách) không thèm xin phép tác giả cũng không thèm trả bản quyền gì cả . Cứ vô tư như người Hà Lội chôm chỉa kiếm tiền thỏa mái rồi còn được thiên hạ vái lạy là học giả . Để coi học giả kiếm ăn ra làm sao . Học giả nhờ thằng con Đức Nhật , Nhật Đức mua sách tiếng Pháp gửi về . Đôi khi học giả gửi mua . Học giả đọc rồi làm dấu rồi viết sau đó học giả đem in rồi học giả tự phát hành . Học giả không chia cho ai hết từ chuyện viết rồi bán . Không có ai ăn ké . Học giả ôm trọn 100 em ơi chiều nay 100 phần 100 . Không như các tác giả khác . Chỉ viết . Có nhà in , nhà phát hành lo. Nhiều người chia nhau để mà sống . Làm cho xã hội phát triển tự nhiên . Học giả là một người ích kỷ .

    Học giả còn là người mắc bệnh “bạo ngược tinh thần ” Con trai trưởng cuả học giả sinh khoảng thế chiến thứ hai . Tác giả đặt tên là Nguyễn Nhật Đức . Trong khi cả thế giới nhất là Á Châu có VN bị tang tóc khổ sở vì hai anh phát xít Đức và Nhật thì học giả nhà ta đã đặt tên con là Nhật Đức . Chắc để kỷ niệm năm Ất Dậu , 2 triệu người Việt chết đói vì bàn tay phát xít Nhật chắc . Học giả còn là môt người vong ơn bội nghĩa . Nhờ quen với Phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Ngọc Thơ nên học giả đã xin xỏ cho con một học bổng quốc gia qua Pháp du học . Khi học xong bèn ở lại Pháp lấy vợ đầm . Phủi tay món nợ quốc gia . Học giả tướng gầy yếu xanh xao như gà mái mà chơi bạo lấy tiếng dâm, là bắt vợ lớn phải đồng ý cho học giả lấy bà Nguyễn Thị Liệp , giáo viên , làm vợ thứ hai . Vợ lớn đau đớn nhưng phải chấp nhận và sau nầy bỏ sang Pháp sống với người con trai mang tên hai đế quốc Phát Xít Đức Nhật . Buồn buồn hãy đọc ba cuốn hồi ký của học giả để thấy rõ chân tướng của một học giả cà chớn chống xâm lăng .( in quyển 3 trước sau đó tới ha quyển sau . Ý đồ của nhà xuất bản)

    Bảo rằng tác giả vi`mù , bị tuyên truyền , bị nhồi sọ bởi sách vở , Nguyễn Mạnh Tường Trần Đức Thảo hai trí thức của thời bấy giờ còn bị lừa huống gì tác giả chỉ có bằng thành chung (tương đương Trung Học Đệ Nhất Cấp thời VNCH) thì sao tránh khỏi bị lừa . Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Tường và Triết gia Trần Đức Thảo không có tin tức , chỉ tin vào tuyên truyền do lòng yêu nước mà bị lừa . Học giả nhà ta có đầy đủ tin tức , sách vở thì có Nhân Văn Giai Phẩm của Hoàng Văn Chí . Phim ảnh có Chúng Tôi Muốn Sống (CCRD) và quan trong nhất là người thật việc thật gần hai triệu người Miền Bắc di cư . Năm ba người , trăm người, ngàn người láo , không lẻ triệu người láo hết cả sao . Học giả nhà ta có tiếp xúc với Vũ Hoàng Chương , Đinh Hùng hay Phạm Duy những người cùng thời vói học giả . Hay những tác giả trẻ trung hơn Duyên Anh, Thanh Nam, Hoàng Hải Thủy, Phạm Đình Chương … Trong đó có nhiều người dinh tê . Chắc chắn học giả phải biết những gì xãy ra bên trong Bức Màn Sắt thế mà vẫn hướng về “Bắc về Bác” thì không còn gì để bào chửa cho con người thân cộng của học giả .

    Còn bảo rằng học giả chỉ phán đoán sai lầm , chưa có hành động tuyên truyền hay xúi dục lật đổ Quốc Gia thì … hết ý kiến . Thế nào là phán đoán sai lầm ? Nếu một anh nhà quê ít học , nghe lời tuyên truyền, tin ngay bèn theo Bác hồ râu thì có thể tin được . Học giả từng đọc thiên kinh vạn quyển , được đời xưng tụng là học giả tức là có khả năng nghiên cứu, có khả năng nhận thức , khả năng lý luận lại có ngưòi thật việc thật hơn 2 triệu người Bắc di cư trong số có nhiều văn nghệ sĩ … mà nói là phán đoán sai lầm thì ai tin đây luật sư kiêm chiến sĩ Đoàn Thanh Liêm . Lại cho rằng học giả chưa có “wrong action” thì ai tin đây mấy cha . Từ cảm tình đến yêu mến khi đã yêu mến thì sẽ tới cộng tác . Cộng tác có nhiều hình thức chứ không phải làm khủng bố đặt mìn ném lựu đạn giết người mới là người cộng tác . Mẹ, VC là bậc thầy dụ dổ , gài độ . Khi đã biết anh có cảm tình sâu đậm với kháng chiến thì sẽ móc nối từ làm quen làm thân đi đến hợp tác hoạt động chỉ một tầm lựu đạn mà thôi .
    Nghe tác giả giới thiệu lý lịch trích ngang bổng thấy tội nghệp . Luật sư, Lính QLVNCH, hoạt động xã hội, tác giả nhiều bài viết bằng Tiếng Anh Tiếng Việt, chuyên viên nghiên cứu về xã hội về chính trị …. mà có một nhận thức một sự hiễu bết hạn hẹp trật lất thì thật đáng buồn thật . So sánh nguyễn hiến lê và Người Buôn Gió là tác giả đã chửi đời thật đểu

    Nguyễn hiến lê chỉ là môt người viết dấm dớ , ích kỷ chỉ lo cho đời sống cá nhân . Bao nhiêu người lính QLVNCH đã chiến đấu đã hy sinh để cho học giả nhà ta yên ổn kiếm tiề,n gửi con du học với học bổng quốc gia ,lấy vợ hai, vợ ba .. mà mở miệng ra là chửi những người ơn của mình là Ngụy . Trước khi chết viết hồi ký vẫn khinh miệt Ngụy nầy Ngụy nọ, thời Ngụy , chế độ NGụy . Gọi Tổng Thống VNCH là người được người dân bỏ phiếu bầu là Diệm là Thiệu với một thái độ rất xất láo mất dạy . Gọi kẻ cướp (chính quyền) kẻ giết dân, kẻ lừa bịp, tay sai cho bọn cộng sản quốc tế là chủ tịch là cách mạng . Đó là một thứ cặn bả của xã hội chứ học giả học dỏm gì . Nguyễn hiến lê thật sự chỉ là một thứ Ngụy trí giả một thứ Ngụy quân tử , một Nhạc Bất Quần của thời chiến tranh đảo điên điên đảo .

    Tác giả Đoàn Thanh Liêm viết bài Ngỏ Phất Lộc : từ Nguyễn Hiến Lê đến Người Buôn Gió rất là bôi bác thật khác với những gì mà Đoàn Thanh Liêm giới thiệu về mình . Qua bài viết cho ta thấy Đoàn Thanh Liêm chỉ biết Ngỏ Phất Lộc mà chưa hề biết đến một chút gì về NGười Buôn Gió (chỉ biết qua bài phỏng vấn của Hà Giang báo Người Vẹm) Đã vì tình quen biết , vị nể , mặc áo thụng vái lại một học giả cà chớn cà cháo, thứ người ăn cháo đái bát . Nếu chưa đọc hồi ký NHL cứ tìm đọc , nên đọc ấn bản của nhà sách Văn Nghệ để thấy rỏ con người hết sức cà chớn nguyễn hiến lê . Cái mà Đoàn Thanh Liêm cho rằng nguyễn hiến lê lên án VC sau mấy năm sống với CS là trật lất . Những gì nguyễn hiến lê viết trong hồi ký III thì tất cả người dân Miền Nam nầy đều thấy đều biết . Kể cả nhạc sĩ Văn Vĩ . Thế thôi . Hãy trả sự thật về con người của học giả nguyễn hiến lê . Một kẻ đã đâm sau lưng chính quyền, nhân dân và quân lực VNCH. Một kẻ “ăn cơm quốc gia mà thờ ma CS. Một kẻ phản bội .

    PS: Phần hai: Sẽ viết về Người Buôn Gió
    Học giả trong phần comment nầy phải hiễu là thứ học dỏm , thứ Ngụy trí thức

  4. Mây lang thang says:

    “Mà cụ Lê thì sinh sống tại miền Nam từ năm 1934 cho đến khi qua đời ở Saigon năm 1984.” ĐTL
    Như vậy, kụ Lê sanh sống ở mảnh đất miền Nam tổng cộng là 50 năm. Kụ đã “ăn ngủ với đàn bò CSBV” tổng cộng là 9 năm.

    Lịch sử chứng minh: “Tội ác tày trời của CS không bút mực nào kể xiết”

    Há chăng, một học giả ưu tú của miền Nam, đành lòng cầm bút để tẩy xóa những tội ác mà loài người từng lên án, sao?

    Thật đáng phỉ nhổ!!

  5. Nguyễn Tha Hương says:

    Xin lỗi ban điều hành ĐCV, đáng lẽ tôi phải dùng chữ Ô/B Bach-Đinh “phán” chứ không phải chữ “Trích” , vì dùng chữ “Trích” dễ nhầm lẫn với trích đoạn trong bài chủ của Ông ĐTL.
    Ô/B Bạch –Đinh phán : “ Muốn Quẳng gánh lo đi và vui sống” thì chịu khó sống cho thanh thản, dẹp bỏ đua tranh, sống vui, sống khoẻ, thỉnh thoảng vào nhà chùa, nhà thờ, hay thánh thất, tìm sự yên lặng trong giây lát, sẽ thấy đời tươi đẹp và đầy yêu thương.”
    Xin nói thêm với Ô/B Bạch-Đinh rằng :
    Vào năm 1975-1990, hình như tôi không thấy có chùa Phật Giáo của người Việt vì tôi là Phật tử. Lúc đó nếu có thì chắc hẳn tôi cũng không có thì giờ để nghĩ đến chuyện đi chùa vì đi làm một ngày 8 tiếng cộng thêm 2 tiếng đi và về, vị chi là 10 tiếng. Thứ bảy , chủ nhật ở nhà lo chợ búa, công việc nhà và lo cho con cái nên muốn tìm sự yên lặng trong giây lát chỉ là trong giấc ngủ ! Tôi không thể ở nhà ăn tiền trợ cấp xã hội vì có muốn cũng không dễ ! Trừ phi giả vờ điên khùng hay bị tàn phế hoặc có con còn nhỏ dưới 7 tuổi nếu đơn chiếc . Tôi cũng muốn có cuộc sống thanh thản không đua tranh lắm chứ !
    NTH

  6. Nguyễn Tha Hương says:

    Trích : “ Muốn Quẳng gánh lo đi và vui sống” thì chịu khó sống cho thanh thản, dẹp bỏ đua tranh, sống vui, sống khoẻ, thỉnh thoảng vào nhà chùa, nhà thờ, hay thánh thất, tìm sự yên lặng trong giây lát, sẽ thấy đời tươi đẹp và đầy yêu thương.”
    - Quẳng gánh lo đi và vui sống (How to Stop Worrying and Start Living) là một cuốn sách của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được viết vào năm 1948. Bản Việt Ngữ do Nguyễn Hiến Lê dịch năm 1955 tại Sài Gòn và đưa vào tủ sách Học làm người. Quyển sách này là một cẩm nang về cách làm việc và vui sống không bị lo âu.
    -Xin Bach-Tinh có rảnh rổi đọc cho biết. Cuốn sách này không phải chỉ là chữ nghĩa và lý thuyết đơn giản.
    Khi qua Mỹ năm 1975, có ai là người ngồi không để chỉ đi chùa, nhà thờ và uống nước lã để sống?
    -Không đi làm kiếm cơm mà chỉ tìm sự yên lặng trong giây lát, sẽ thấy đời tươi đẹp và đầy yêu thương ? ***Chúa, Phật ơi ! Ngày đó nếu con được Chúa và Phật nuôi không phải đi làm thì đời quả là thiên đàng hạnh phúc !!! Con đâu có muốn đua tranh vì anh văn nói Mỹ không hiểu mà dùng body language lại quá mỏi tay!
    -Khi qua Mỹ phải đi học lại anh văn nếu không thì bị câm lẫn điếc !!!
    -Khi qua Mỹ, không có việc làm thì đứng đường xin ông đi qua bà đi lại cho miếng cơm, manh áo chắc đời sẽ tươi đẹp và hạnh phúc lắm!!!
    Giá lúc đó gặp được Bach-Tinh sớm thì không tốn tiền mua sách và đỡ nhức đầu!!!

  7. Đoàn Thanh Liêm says:

    Là tác giả của bài viết này, tôi thật vui được đọc 31 phản hồi của các bạn độc giả trong 5 ngày qua.
    Tôi xin viết ít dòng để trả lời chung cho các bạn trong mấy nhận xét sau đây :
    1 – Về phương diện tích cực, ông NHLê quả thực đã đóng góp rất nhiều trong lãnh vực văn hóa VN – cả về số lượng tác phẩm đủ lọai (trên 100 cuốn sách), cả về phẩm chất của sự nghiên cứu, biên khảo và nhất là về dịch thuật. Ông làm được như vậy trong có 20 năm từ 1950 – 1975, đó là nhờ được sống trong chế độ tự do thông thóang tại miền Nam.
    So với ở miền Bắc cũng trong thời kỳ đó, thì không có một ai mà lại có được một sự nghiệp văn hóa lẫy lừng như vậy – mặc dầu ở đó có nhiều người tài ba như Đào Duy Anh, Vũ Ngọc Phan, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường v.v… Rõ ràng là chế độ độc tài cộng sản đã bóp nghẹt óc sáng tạo của giới trí thức văn nghệ sĩ.
    2 – Về phương diện tiêu cực, thì như chính ông NHL đã công nhận là trước 1975, ông đã có sự nhận xét, phán đóan sai lầm về cộng sản. (wrong idea, wrong judgement). Nhưng ông chưa có hành động nào nhằm tuyên truyền cho cs, hoặc xúi giục lật đổ chế độ quốc gia ở miền Nam (tức là không có wrong action). Mà sau này, trong cuốn Hồi ký, ông đã mạnh dạn thẳng thắn phê phán những tệ hại xấu xa của cs qua những điều mình trực tiếp thấy được sau 1975. Đó là một sự thành thật của người cầm bút chân chính.
    Xét như vậy, thì ông NHL chỉ có sự sai lầm trong nhận định, chứ không có hành động tiếp tay cho cs để đả phá chế độ quốc gia là nơi đã tạo ra mọi điều kiện thuận lợi cho công trình sáng tác của ông.
    3 – Còn về phần “lý lịch” của bản thân, thì tôi nay đã 80 tuổi, là một luật sư, đã đi lính (1962-66), chuyên họat động xã hội và cũng là tù nhân chính trị (1990 – 96). Tôi chuyên nghiên cứu học hỏi về lãnh vực xã hôi học về chính trị và văn hóa (politico-cultural sociology), hay viết về đề tài Xã hội Dân sự etc… Nhiều bài viết, kể cả bằng tiếng Anh đã xuất hiện trên các báo giấy và on-line cũng như trên Google nữa.
    Vắn tắt ít dòng như vậy để đáp lại sự quan tâm của bạn đọc đối với bài viết về Ngõ Phất Lộc.
    Với lời cảm ơn và cầu chúc An Lành đến tất cả mọi bạn đọc.
    Thân mến,
    Đoàn Thanh Liêm

    • vybui says:

      Thưa ông Đoàn Thanh Liêm,

      Tôi đồng ý với ông ở nhận xét thứ 1, nhưng trong nhận định thứ 2, tôi e rằng ông có sự cả nể.
      Ông nói đúng, Ông NHL chưa có hành động trực tiếp nào xúi giục lật đổ chế độ quốc gia miền Nam, nhưng bảo rằng ông NHL chưa tuyên truyền hay có những luận điệu có lợi cho CS thì không đúng. Trong cuốn Hồi Ký được xuất bản ở trong nước, bao nhiêu điều ông NHL nói không đúng về Đệ Nhất Cộng Hoà?

      * Phải chăng Mỹ áp lực Pháp và Bảo Đại để NĐD về làm thủ Tướng?
      * Phải chăng nội các đầu tiên cuả TT NĐD chỉ toàn bà con, anh em, bạn bè cuả NĐD?
      * Phải chẳng ngay từ đầu, các giáo phái đã đồng ý sát nhập quân đội cuả họ vào quân đội Quốc Gia, nhưng NĐD đòi hỏi quá đáng?
      * Khi ông Trần Văn Đỗ, ngoại trưởng trong c/p NĐD cảm thấy bất lực trước áp lực ngoại cường tại Hội Nghị Genève và bật khóc vì đất nước chia đôi, nếu là một công dân một nước, ông Đoàn nên cảm thương hay bộc lộ thái độ hả hê, hẳn học như ông NHL:” Khi làm tay sai cho người ta thì ắt phải nhục nhã như vậy!”. Mà lúc đó c/p NĐD đang làm tay sai cho ai? Pháp, Mỹ?
      * Cuộc cải cách ruông đất ở miền Bắc tệ hại như thế nào, cuộc đàn áp Văn Nghệ Sĩ trong phong trào NV&GP tàn khốc ra sao, người dân miền Nam qua sách, báo đều rõ, hẳn ông NHL không thể không biết, nhưng lúc đó ông Lê phản ứng ra sao hay còn mải lên án chế độ miền Nam là kiểm soát báo chí, là CCRĐ đã bị cả điền chủ lẫn nông dân phản đối?
      * Ông NHL giải thích nguyên nhân sự thành lập MTGPMN là do sự áp bức cuả c/p NĐD nên “người kháng chiến” TỰ LẬP CHIẾN KHU, TỰ TỔ CHỨC LỰC LƯƠNG…, còn miền Bắc chỉ sau này mới giúp. Điều này đúng đến đâu?
      * Ông NHL gây hiềm khích tôn giáo, bằng cách kể những chuyện chỉ mới nghe nói:” khi GHPG ở một tỉnh miền Tây xin lập chuà, ông Tỉnh Trưởng sở tại đã nói, Công Giáo xin xây nhà thờ, nay PG đòi xây chuà, bộ PG muốn “kình” với CG à? Tỉnh ở miền Tây là tỉnh nào, Tỉnh Trưởng tên gì, ông Lê không nói, mà nói sao được bởi vì câu chuyện chỉ là…nghe nói!
      * Ông Lê nhận định 90% dân miền Nam mang ơn miền Bắc, hướng về miền Bắc. và gia đình nào cũng có người tham gia “kháng chiến” hay ủng hộ kháng chiến…Đúng đến độ nào? Và hàng trăm những điều được viết trong Hồi Ký đều bịa đặt không thua gì kiểu tuyên truyền, dối láo cuả CS.

      Dưới cái nhìn cuả ông Lê, c/q miền Nam không có một công trạng gì, dù có những điều hiển nhiên như cải tổ nền giáo dục, thành lập những cơ cấu cuả một nhà nước, cải cách điền địa, và cung cấp một cuộc song ồn định cho hang triệu người di cư từ miền Bắc, xây dung nền móng cho nền kinh tế miền Nam. Có chăng, ông Lê chỉ có lời khen duy nhất:” NĐD đã thành công tiêu diệt được các Giáo Phái”!
      Một lời “khen đểu” cuả một người có nhân cách?

      Đành rằng ông Lê cũng phê phán chế độ CS, nhưng chỉ sau 5 năm sống dưới chế độ, và không thể vô liêm sỉ hơn để bỏ qua hay nhắm mắt ca tụng cái xấu xa hiển nhiên!

      Đối với hơn 80 triệu người Việt trong nước, đủ mọi thành phần, đặc biệt tuổi trẻ, họ đọc được những gì trong cuốn Hồi Ký mà chế độ cho xuất bản? Phải chăng chỉ toàn những điều bịa đặt, dối trá về VNCH mà cuốn HK đã cung cấp, tiếp hơi cho những gì CS đã nhồi nhét, củng cố cho đám hâu sinh miền Nam những luận điệu mà CS đã tuyên truyền về cha anh họ? Trong khi đó thì phần phê phán chế độ CS nằm ở đâu trong cuốn HK? Không ai được đọc bởi vì nó đã bị kiểm duyệt, bị cắt, không được phép in ra!

      Rõ ràng là, dù không cố ý nhưng những điều sai lệch đầy dẫy trong cuốn HK đã tiếp tay cho CS, đã bồi thêm một nhát búa cho cái chết cuả một quốc gia tự do, dân chủ, nơi NHL được hoàn toàn tự do sáng tạo và xây dưng sự nghiệp.

      Người dân VNCH có nên phân biệt chỗ được, chỗ mất, phần thành tựu về văn học, phần bất xứng từ quan điểm chính trị do yêu ghét, định kiến cuả ông NHL, hay vẫn nhập nhằng, lấn cấn?

      • Trực Ngôn says:

        Thưa ông luật sư Đoàn Thanh Liêm, một nhà “chuyên nghiên cứu học hỏi về lãnh vực xã hôi học về chính trị và văn hóa (politico-cultural sociology), hay viết về đề tài Xã hội Dân sự etc…

        Tôi cũng như ông vybui, “đồng ý với ông ở nhận xét thứ 1″

        Nhưng tôi ngạc nhiên về câu này; “Xét như vậy, thì ông NHL chỉ có sự sai lầm trong nhận định, chứ không có hành động tiếp tay cho cs để đả phá chế độ quốc gia là nơi đã tạo ra mọi điều kiện thuận lợi cho công trình sáng tác của ông.“. (sic)

        Thưa ông Liêm

        Ngôi nhà “Quốc Gia” đang bị bọn cướp đánh phá dữ dội, thay vì góp sức, hay đốc thúc những người chung quanh cùng chung tay đẩy lui bọn cướp, thì ông NHL phê phán “VNCH” đủ điều, nêu ra những mặt tiêu cực khiến những người khác hoài nghi, đứng nhìn bọn cướp đánh phá!

        Sau khi bọn cướp chiếm đoạt ngôi nhà (VNCH), ông NHL sống chung với chúng, hiểu rõ đuợc bản chất dã man tàn bạo và hành động cướp bóc của bọn cướp, mới thất vọng, viết “Hồi ký, mạnh dạn thẳng thắn phê phán những tệ hại xấu xa của cs”, thì hỏi có ích lợi gì?

        Tuy ông NHL “không có hành động (trực tiếp) tiếp tay cho cs” để đả phá chế độ quốc gia là nơi đã tạo ra mọi điều kiện thuận lợi cho công trình sáng tác của ông”. Nhưng đã gián tiếp tiếp tay cho giặc, Ông không nhận thấy sao?

        Như thế mà Ông lại khẳng định; “Đó là một sự thành thật của người cầm bút chân chính”” thì xin lỗi, tôi vô cùng thất vọng một người “trí thức” như Ông!

      • Vân Nam says:

        Cộng Sản không bỏ qua bất cứ dịp nào có lợi cho chúng! Trường hợp Hồi Ký cuả ông Nguyễn Hiến Lê là một thí dụ.

        Một mặt, chúng cho báo chí, đám bồi bút ca tụng thả dàn ông NHL lên mây xanh, nào là học giả, trí thức, nhân cách, “tưọng đài cuả văn hoá đọc” v.vv…

        Một mặt chúng cho in Hồi Ký của ông, nhưng CẮT NHỮNG PHẦN TỐ CÁO CHẾ ĐỘ, chỉ còn rặt những phần xuyên tạc, bôi nhọ VNCH cuả NHL và phần vô thưởng vô phạt nói về cá nhân, về cái tôi cuả ông ta.

        Với cung cách hành xử như vậy, những người đọc báo cuả chế độ, đọc Hồi Ký cuả ông NHL sẽ thu thập, học hỏi được những gì?

        Một người vừa được xưng tụng là trí thức, học giả với đầy nhân cách và uy tín “hạng nhất” của miền Nam, “làm chứng” về những điều xấu xa của chính quyền miền Nam, của xã hội miền Nam thì ai còn dám nghi ngờ? (ngay như một số độc giả cuả ông ta từng sống ở miền Nam, chán ghét CS, khi được đọc những lời “có cánh”, được nghe người khác nói về, được dư luận, báo chí ca tụng ông Lê hết lời, họ còn “lấn cấn”, thậm chí, một vài kẻ mang danh SQQLVNCH đang góp tiếng nói trong diễn đàn này vẫn còn mang đầy ngộ nhận, huống chi những người dân miền Bắc hay đám hậu sinh ra đời sau 1975 khi muốn tìm hiểu về những người QG, về VNCH…thì Hồi Ký cuả ông Lê giúp gì được cho họ nếu không muốn nói là dẫn họ vào sai lầm, và cuốn HK kia, khi được chính quyền CS in ra một cách “chọn lọc” thì nó phục vụ ai, và– AI LÀ KẺ GIÁN TIẾP LÀM CÔNG CỤ CHO CÁI ÁC?

      • BUILAN says:

        Thật thà thưa thiệt :
        Tôi “không dám thưa thốt…. ”
        Chứng tỏ là tôi có ĐỌC ! Xin ăn theo một chút với quý quan anh cho thấm tình huynh đệ …

        vybui says
        * Ông NHL giải thích nguyên nhân sự thành lập MTGPMN là do sự áp bức cuả c/p NĐD nên “người kháng chiến” TỰ LẬP CHIẾN KHU, TỰ TỔ CHỨC LỰC LƯƠNG…, còn miền Bắc chỉ sau này mới giúp. Điều này đúng đến đâu?..”
        @_ Chỉ chừng ầy thôi cũng thấy tôi nghiệp cho ông LÊ ! Bác LIÊM có buồn lòng cũng cũng phaỉ công nhận ! -Tôi xin thưa ” chả đúng chút nào , có phần “ẤU TRĨ” !!!

        Trực Ngôn says
        “…Tuy ông NHL “không có hành động (trực tiếp) tiếp tay cho cs” để đả phá chế độ quốc gia là nơi đã tạo ra mọi điều kiện thuận lợi cho công trình sáng tác của ông”. Nhưng đã gián tiếp tiếp tay cho giặc, Ông không nhận thấy sao?”
        @- xin dành cho “Chiến Huữ” NT LIÊM trả lời ! Phần tôi, tôi thấy TTQ NXÂ…. củng đâu có làm gì haị !! khakhakha

        Vân Nam says
        “…..Hồi Ký cuả ông Lê giúp gì được cho họ nếu không muốn nói là dẫn họ vào sai lầm, và cuốn HK kia, khi được chính quyền CS in ra một cách “chọn lọc” thì nó phục vụ ai, và– AI LÀ KẺ GIÁN TIẾP LÀM CÔNG CỤ CHO CÁI ÁC?”
        @ Chuyện đơn giản chỉ có thế mà CH Liêm không nhận ra sao ? nên chăng vì quá nặng về CẢM TÍNH với NHL !

        Trân trọng

    • NHL đứng núi này trông núi kia says:

      “Nhạc sĩ Tô Hoài viết : “ Danh họa Dương Bích Liên (từng được trao tặng Giải thưởng Hồ chí Minh về văn học nghệ thuật ) quyết định rời khỏi đảng Cộng Sản mà ông tham gia từ 40 năm trước, rồi đốt tất cả tác phẩm và tuyệt thực cho đến chết. Bên cạnh xác của ông chỉ còn duy nhất một bức chân dung tự họa chưa hoàn tất với cái tên Ngõ Cụt “.

      Chọn lựa của Dương Bích Liên là chọn lựa của hàng loạt người Nga vào thời điểm 1991-1992, sau khi chế độ Cộng Sản Nga sụp đổ từng được nữ ký giả Svetlana Alexievitch ghi lại trong tác phẩm Ensorcelés par la mort. Chứng tích từ những người tự tử sưu tập được cho thấy tất cả đều không chịu đựng nổi nỗi dằn vặt đã vì ngu hèn tự biến thành công cụ bị lường gạt, bị sai phái và bị hành hạ. Một sinh viên vừa hoàn thành bản luận án tiến sĩ về chủ nghĩa Marx đã lao khỏi cửa sổ từ tầng lầu 11. Bản luận án còn lưu lại cho thấy mỗi trang đều bị gạch chéo với những chữ lớn viết bằng mực đỏ: Lừa gạt, khoác lác, xảo trá…Tuy cùng chọn cái chết nhưng nỗi đau của những người này không nặng nề như nỗi đau của Dương Bích Liên. Bởi Dương Bích Liên không chỉ đối diện riêng với cảm giác hổ nhục vì ngu hèn của bản thân mà còn đối diện với tương lai mù mịt của đất nước “.

      (Trích )

  8. Khen chê says:

    Cảm tình của ông NH Lê với Việt Minh chẳng có gì lạ , chẳng có gì đáng trách , nếu một ai đó từng sống trong thời kỳ kháng Pháp tại những vùng do Việt Minh khởi xướng và lãnh đạo . Người có học vấn hay lao động chân tay , trong những vùng quê miền Trung không có đảng phái nào khác có thể xâm nhập sâu vào quần chúng hơn Việt Minh , gây phong trào kháng Pháp mạnh bằng Việt Minh , mọi người theo Việt Minh chính để thực hiện tinh thần kháng Pháp .

    Ở cái giai đoạn lịch sử này , người ta chỉ biết VM là phong trào chống Pháp , còn cái gọi là cs chẳng thấy đâu , cái thủ tiêu người bên cạnh để đoạt quyền nó ở tận đầu não chính trị khó mà biết được do truyền thông lạc hậu , yếu kém .

    Người Việt Minh chống Pháp biến thành một Việt minh cs , biến thành một Việt Minh tập kết chính là một nỗi bất hạnh cho nhiều người yêu nước , nhiều gia đình đau khổ tập kết , nhiều di hại kéo dài thù hận sau Geneve . Đây chính là số phận bất hạnh của đất nước khi thoát được thực dân , lại rơi vào chia cắt đất nước , chia cắt tình người .

    Hôm nay , trước tội ác cs , người Việt quốc gia tự hào mình là đối chất cs , nên mình là yêu nước duy nhất , mà muốn tỏ tinh thần yêu nước thì không thể là Việt Minh , một nhận thức nông cạn và cố chấp không thể tha thứ . Vì đây chính là nguyên nhân chia rẽ gây hận thù đau khổ nhiều cho dân Việt , nó chỉ thua cái đường lối tố khổ cs . Chỉ khi có chính sách chiêu hồi tại MN , lầm lỗi này mới giảm thiểu .

    Tiếc thay , chính 30/4/75 , cái mầm mống hận thù Việt Minh lại bị khơi dậy . Nó trở thành một trận hoả mù xoá sổ đồng loạt những tinh thần kháng pháp của những người Việt Minh yêu nước , khi bị đồng hoá cùng CS , quên mất cs đã lợi dụng Việt Minh để nắm chính quyền .

    Tinh thần chống ngoại xâm , sự phân chia đảng phái , phe nhóm trông nhiệm vụ chung và lợi ích riêng , người dân với tinh thần yêu nước ở một thời điểm quan trọng , trong một không gian thiếu tin tức , không thể lựa chọn đôi khi không có quyền lựa chọn .

    Nếu ai vội vàng kết tội cho những người Việt Minh là theo Mao , Theo Mác , theo Lênin , hay theo Hồ . Thì hay nên xét lại một giai đoạn lịch sử tạo nên những con người VN trở thành Việt minh như một định mệnh của đất nước , mà thông cảm . Để chứng tỏ mình là một người hiếu biết , rộng rãi , không cố chấp . Để vì một VN tương lai khi hoàn cảnh vn hôm nay chẳng khác gì một vn 45-54 .

    • Bút Thép VN says:

      Đúng là “Cảm tình của ông NH Lê với Việt Minh chẳng có gì lạ , chẳng có gì đáng trách , nếu một ai đó từng sống trong thời kỳ kháng Pháp tại những vùng do Việt Minh khởi xướng và lãnh đạo . Người có học vấn hay lao động chân tay , trong những vùng quê miền Trung không có đảng phái nào khác có thể xâm nhập sâu vào quần chúng hơn Việt Minh , gây phong trào kháng Pháp mạnh bằng Việt Minh , mọi người theo Việt Minh chính để thực hiện tinh thần kháng Pháp” .

      Cái đáng trách là sau khi biết rõ VM chính là CS, vậy mà NHL vẫn “có thiện cảm với chế độ của Việt minh ở ngòai Bắc hơn.

      “Ông chê bai giới lãnh đạo miền Nam vì chuyện tham nhũng thối nát mà lại tỏ ra quá lệ thuộc vào người Pháp và nhất là vào người Mỹ”. Nhưng ông không chịu khó tìm tòi để hiểu về cuộc sống của nhân dân trong chế độ CSVN bên kia bức màn sắt (Bắc Việt).

      Những người có học vấn bình thường hay lao động chân tay , những người trong những vùng quê miền Trung ít học thì không nói làm gì, nhưng một nhà trí thức, “một nhân cách lớn” như ông NHL, (kể cả Nhất Linh Nguyễn Tường Tam) mà lại mù mờ (chết người) như thế thì thật đáng tiếc và đáng trách!

      • Tien Ngu says:

        Thưa,

        Chính xác!

        Khi xưa anh bé anh…ngu, thì câu chuyện không đáng kể.

        Nhưng kể từ khi Vc lòi mặt chuột, bất ngờ tàn sát Cao Đài, Hoà Hảo, các đảng phái quốc gia, hàng triệu người bỏ chạy năm 1954…, mà anh còn ngu, còn cãm tình với chúng, thì quả là…mắt hí…

        Anh sống đời tự do, no ấm, tha hồ…khoe kiến thức với dân ngu trong thời Diệm, nhưng anh lại…chê bai cái xã hội do Diệm vận hành, thì coi bộ anh hơi bị…bất lương.

        Chê xã hội Diệm, ngàn người chê theo. Xã hội Diệm mất, xã hội Cộng láo lên đời. Anh là người có lỗi với dân tộc VN, không…nhỏ.

        Tỉnh ngộ, chê Cộng, tố Cộng. Chưa đủ…

  9. Nguyễn Tha Hương says:

    Nhà trí thức uyên thâm, tài cao học rộng NHL đã từng viết sách dạy đời và dịch thuật những tư tưởng cao siêu như cuốn “ Quẳng gánh lo đi và vui sống” , không biết sau 1975 ông sống dưới chế độ độc ác, dã man của csvn ông có bao giờ áp dụng những tư tưởng trong “quẳng gánh lo đi và vui sống “ để hòa đồng với đám quỷ đỏ đội lớp người không nhỉ ?
    Khi qua Mỹ, tôi cố tìm mua cho được quyển “Quẳng gánh lo đi và vui sống” của NHL. Cuốn này coi như là cuốn sách gối đầu của tôi. Lúc nào tinh thần bị hoảng loạn, lo âu vì cuộc đổi đời quá nhanh, quá ư tàn nhẫn là tôi lại đem nó ra để nghiền ngẫm cho vơi đi nỗi thống khổ âu lo. Nó chẳng khác nào người bạn chí thân của tôi lúc đó vì chung quanh toàn người xa lạ, khác chủng tộc và khác ngôn ngữ, tôi phải làm lại cuộc đời từ đầu. Dù sao cũng xin cám ơn ông NHL đã dịch cuốn “QGLĐVVS”, nhờ có nó mà tôi đã vượt qua được bao nỗi khổ trong những ngày đầu sống bơ vơ nơi xứ người, nay là quê hương thứ hai của tôi.
    NTH

    • Bạch-Tinh says:

      “Quẳng gánh lo đi và vui sống” của NHL chỉ là chữ nghĩa, lý thuyết thôi, vì chính ông (NHL) cũng có những lo âu , suy nghĩ bối rối, sống ở phương Nam tự do mà vẫn mơ về phương Bắc!

      Trích Đoàn Thanh Liêm; “Rõ ràng là hồi trước năm 1975, vì không được thông tin đày đủ nên ông Nguyễn Hiến Lê đã có sự nhận định sai lạc về người cộng sản qua phong trào kháng chiến chống Pháp ở miền Nam hồi những năm 1945 – 50. Nhưng sau 1975, vì phải sống dưới chế độ cộng sản, nên ông đã “ tỉnh ngộ” mà nhận ra được cái bản chất tàn ác mọi rợ gian dối của cộng sản. Và ông đã có một thái độ dứt khóat khi viết ra những nhận định thật chính xác của mình về chế độ này. Cuốn Hồi ký của nhà văn danh tiếng này ở miền Nam đích thật là một chứng từ trung thực và khả tín – tài liệu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giới lãnh đạo cộng sản là những kẻ cực kỳ ngoan cố, cuồng tín và giả dối“.

      Muốn “Quẳng gánh lo đi và vui sống” thì chịu khó sống cho thanh thản, dẹp bỏ đua tranh, sống vui, sống khoẻ, thỉnh thoảng vào nhà chùa, nhà thờ, hay thánh thất, tìm sự yên lặng trong giây lát, sẽ thấy đời tươi đẹp và đầy yêu thương.

  10. Hồ Bác Cụ says:

    Ngay đến những nhà đại trí thức như cụ Ngu ễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo mà vẫn còn bị 4 chữ “Độc Lập Tự Do” làm mờ con mắt, đi theo tên đại bịp Hồ chí minh để rồi cả đời ôm hận. Nếu trách ông NHL đã vì thiếu thông tin cho nên đã “có cảm tình với Việt Cộng” thì e rằng không đúng. NHL là một học giả, một người nổi tiếng làm việc rất cẩn trọng, không thể làm việc gì, tin điều gì mà không tìm hiểu cặn kẽ trước. Chính vì những yếu tố làm việc khoa học đó, chẳng lẽ ông NHL lại không hề hay biết đến những vụ đấu tố man rợ trong CCRĐ, NVGP, và bao nhiêu vụ giết người thủ tiêu khác đã xảy ra ngoài Bắc, do Hồ chí minh và băng CSVN chủ trương??? Chẳng lẽ ông NHL chưa từng bao giờ nghe nói đến công hàm PVĐ năm 1958 hoặc cuộc chiến ĐBP là không cần thiết và phí phạm xương máu của người VN??? Nếu chỉ vì hình ảnh những người lính My~ trên đường phố VN làm cho ông khinh ghét chế độ VNCH và có cảm tình với Việt cộng, thì ta có thể kết luận là tầm nhìn, sự hiểu biết về chính trị của ông NHL còn thua xa cả những thanh niên bình thuờng mới lớn sau này. Xin cám ơn thời đại thông tin và internet. Ngà xưa, tuy chưa có internet, nhưng ông NHL chắc là vẫn có nhiều nguồn tư liệu dồi dào hơn mọi người. Vậy mà Ông NHL đã để cảm tính của mình lấn át lí trí, đó lại chính là điều mà trong các cuốn sách “dạy đời” của ông thuờng khuyên thanh niên không nên mắc phải, thật là đáng tiếc!!!! Tôi có quen với người nhà của ông NHL, nhà ở khu Tân Định, lại chơi tuy nhiên tôi vẫn nói thẳng tôi mất lòng kính trọng với ông NHL chỉ vì ông đã lầm lẫn phe nào có chính nghĩa và phe nào mới chính là tay sai bán nước cho ngoại bang. Tôi chắc chắn là nếu ông NHL còn sống cho đến ngày hôm nay, chứng kiến bao nhiêu cảnh khổ của người dân và đất nước bị họa xâm lăng như thế này, ông NHL phải tự thiêu mà chết vừa là để đền lại sự mù quáng trước kia của mình, vừa là để phản đối băng cướp CSVN đã bán nước cho giặc Tàu, vì tôi vẫn tin ông NHL là con người chân chính.

    • nguyenha says:

      Nguyễn hiến Lê là mọt học giả hang đầu của mien Nam. Tương tư,Nhất Linh NTT là nhà văn
      có công trong việc khai phóng nền học thuật nước nhà. Thế nhưng các Ông không phải là Nhà Chính trị lổi lạc. Đùng bắt các Ông ấy phải làm ” Tốt” chính trị, cũng going như ” Học thuật”.
      Cám ơn

      • Hồ Bác Cụ says:

        “Nhân vô thập toàn” không ai bắt ông NHL phải là “nhà chính trị lỗi lạc hay lỗi lầm”, nếu đã không đủ kiến thức đủ thông tin về chính trị, thì xin đừng nói đừng làm gì cả, vẫn tốt hơn. Khi tỏ vẻ khinh ghét chế độ VNCH và “có cảm tình với bọn Việt cộng, giúp đỡ chúng mỗi khi có dịp”, là ông NHL đã biểu thị khuynh huớng chính trị của mình và nghiêng hẳn về phía bọn súc vật CSVN lưu manh lừa bịp bán nước rồi còn gì??? Trong một cuốn sách mà ông NHL viết về nhà văn Lâm Ngữ Đường, ông có nói: Đừng nghĩ rằng một tư tưởng một hành động của một cá nhân, mà không có ảnh huởng gì đến thế giới. Một hòn đá khi quăng xuống ao, những gợn sóng của nó lan tỏa rất xa đi khắp mặt hồ!!!! Do đó, ông NHL, với những nhận định sai lầm thế nào là “chính nghĩa”, phe nào là tay sai bán nước cho ngoại bang, cũng có ít nhiều ảnh huởng, nhất là ông là một học giả nhiều uy tín. Về khía cạnh chính trị, ông NHL vẫn còn thiếu lời xin lỗi, lời công đạo cho VNCH, vì ông đã được bọn súc vật CSVN “mở mắt giùm cho” trước khi ông qua đời. Phải chi trong cuốn “Hồi kí” của ông đã có vài lời so sánh giữa 2 chế độ, thì giờ đây thiên hạ đã không phải luận bàn về “nhận thức chính trị” của ông. Người Quân Tử thì mọi việc làm, mọi hành động phải rõ ràng trong suốt khiến người và quỉ thần không thể nghi ngờ gì được!!! Một chiếc áo trắng tinh thì chỉ cần một chấm đen nhỏ cũng đủ làm hiện rõ cái vết nhơ, trong khi một chiếc áo đã dơ cũ nhàu nát, dù có lấm lem, thiên hạ cũng không ai để y’. Cái khó của làm người Quân Tử là thế!!!! Tiếc thay cho một tấm áo trắng như NHL.

      • Bút Thép VN says:

        Nguyễn hiến Lê là mọt học giả hang đầu của mien Nam. Tương tư,Nhất Linh NTT là nhà văn có công trong việc khai phóng nền học thuật nước nhà. (nguyenha says)

        Nhân dân VN khốn khổ như ngày nay cũng chỉ vì có những “học giả hàng đầu” như Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Hiến Lê!

        Những “di chúc, hồi ký, phát biểu, bình loạn” (quí báu) của các ông đã và đang được sáchhiếm, giáođiểm và bộ máy tuyên truyền của CSVN tận dụng với công suất tối đa để chống phá, bôi nhọ VNCH!

      • Tudo.com says:

        @Hồ Bác Cụ says:
        “Phải chi trong cuốn “Hồi kí” của ông đã có vài lời so sánh giữa 2 chế độ, thì giờ đây thiên hạ đã không phải luận bàn về “nhận thức chính trị” của ông”

        Ông Nguyễn Hiến Lê thông minh lắm, ông ấy hiểu nếu trong chế độ ” độc tài ” như VNCH mà viết lên sự thật tư tưởng của mình cùng lắm thì bị kiểm duyệt. Nhưng trong chế độ ” dân chủ ” kiểu XHCN mà dám chê ” con đường Bác đi ” thì đời học giả chẳng những là bi đát, mà cả gia đình dòng họ cũng sẻ tan nát.

        Bằng cớ là đám nhà báo, nhà giáo, nhà láo quậy cở nào thời ” độc tài VNCH “. Tới thời ” dân chủ xã hội chủ nghẽo ” thì chúng cụp đuôi như chó ăn vụng.
        Càng bàn loại trí thức. . .của Mao Trạch Đông càng nản!

Leave a Reply to Đòan Thanh Liêm