“Khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc”
I. Hoạt động của giàn khoan HYSY 981
Vào ngày 2 tháng Năm 2014, giàn khoan HYSY 981 của một công ty Trung Quốc bắt đầu hoạt động khoan bên trong khu vực tiếp giáp Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc (xem Phụ lục 1/5 về những địa điểm hoạt động) với mục đích tìm kiếm dầu và khí đốt. Khi công đoạn đầu của hoạt động đã hoàn tất, công đoạn thứ hai bắt đầu vào ngày 27 tháng Năm. Hai vị trí hoạt động cách Đảo Trung Kiến thuộc Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc 17 hải lý và nằm trong đường cơ sở hải phận Quần đảo Tây Sa, cách xa khu bờ biển thuộc đất liền của Việt Nam từ 133 đến 156 hải lý.
Công ty Trung Quốc đã tiến hành thăm dò trong khu vực biển này từ 10 năm qua, bao gồm các hoạt động địa chấn và thăm dò giếng dầu. Hoạt động khoan dò do HYSY 981 thực hiện lần này là sự tiếp tục của một quá trình thăm dò thường xuyên và nằm đúng trong chủ quyền và thẩm quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
II. Hành động khiêu khích của Việt Nam
Ngay sau khi hoạt động thăm dò của Trung Quốc vừa khởi sự, Việt Nam đã đưa một lượng lớn các tàu thuyền, bao gồm tàu vũ trang đến khu vực và phá rối mạnh mẽ và phi pháp hoạt động của Trung Quốc, họ đã đâm vào các tàu của nhà nước Trung Quốc làm nhiệm vụ dẫn dắt và bảo vệ trong khu vực ấy. Cùng lúc, Việt Nam cũng đã đưa người nhái và những thiết bị dưới nước vào khu vực để thả một lượng lớn các chướng ngại vật, bao gồm lưới đánh cá và các vật nổi trong khu vực biển. Vào lúc 5 giờ chiều ngày 7 Tháng Sáu, đã có đến 63 tàu thuyền Việt Nam trong khu vực vào thời điểm cao độ nhất để tìm cách chọc thủng tuyến bảo vệ của Trung Quốc và đâm vào các tàu của chính quyền Trung Quốc với tổng cộng 1.416 lần.
Những hành động nói trên của phía Việt Nam là những vi phạm nghiêm trọng đối với lãnh thổ, chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, đe doạ trầm trọng đến sự an toàn của nhân viên Trung Quốc và giàn khoan HYSY 981, và là những vi phạm trắng trợn đến luật lệ quốc tế quan yếu, bao gồm: Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Công ước về ngăn ngừa các hành động bất hợp pháp vi phạm an toàn lưu thông hàng hải Nghị định thư về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp vi phạm sự an toàn của nền tảng cố định nằm trên thềm lục địa. Những hành động này cũng gây ảnh hưởng xấu đến quyền tự do và an ninh lưu thông trong khu vực biển, làm tổn hại đến hoà bình và ổn định trong khu vực.
Trong khi dùng bạo lực một cách phi pháp để gây rối hoạt động bình thường trên biển của công ty Trung Quốc, Việt Nam còn dung dưỡng những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong nước. Vào giữa tháng Năm, hàng nghìn phần tử vô pháp luật tại Việt Nam đã tiến hành việc đánh đập, đập phá, hôi của và đốt cháy các công ty của Trung Quốc và của một số quốc gia khác. Họ đã giết hại một cách dã man bốn người có quốc tịch Trung Quốc và gây tổn thương hơn 300 người khác, và đã gây ra những thiệt hại tài sản to lớn.
Các vùng biển giữa Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc và vùng biển thuộc đất liền của Việt Nam vẫn chưa được phân định. Hai bên vẫn chưa tiến hành xác định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa trong vùng biển này. Cả hai bên đều có quyền tuyên bố đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS. Tuy nhiên, các vùng nước này sẽ không bao giờ trở thành đặc khu kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dù áp dụng bất kỳ nguyên tắc nào vào việc phân định.
Để đối phó với hành động khiêu khích trên biển của Việt Nam, Trung Quốc đã kiềm chế rất nhiều và và đã tiến hành những biện pháp phòng ngừa cần thiết. Các tàu của chính phủ Trung Quốc đã được điều đến hiện trường với mục đích bảo đảm an toàn hoạt động, qua đó đã giữ gìn trật tự qui trình sản xuất và hoạt động trên biển và an toàn hàng hải một cách hiệu quả. Trong khi đó, kể từ ngày 2 Tháng Năm, Trung Quốc đã có hơn 30 lần liên lạc với Việt Nam ở các cấp độ khác nhau, yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt hành động phá rối phi pháp của mình. Tuy thế, thật đáng tiếc là việc gây rối phi pháp của Việt Nam vẫn đang tiếp diễn.
IV. Quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc
1. Quần đảo Tây Sa là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, không gì bác bỏ được. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đã khám phá, phát triển, khai thác và thực hiện thẩm quyền đối với quần đảo Tây Sa. Trong triều đại Bắc Tống (960-1126 Sau Công nguyên), chính phủ Trung Quốc đã thiết lập thẩm quyền đối với quần đảo Tây Sa và đưa hải quân đến tuần tra các vùng biển ấy. Năm 1909, Đề đốc Lý Chuẩn của hải quân Quảng Đông của nhà Thanh đã dẫn đầu chuyến thanh sát quân sự trên quần đảo Tây Sa và tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc bằng cách kéo cờ và bắn một loạt đạn trên đảo Vĩnh Hưng. Năm 1911, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã công bố quyết định đưa quần đảo Tây Sa và vùng biển lân cận vào dưới thẩm quyền của Huyện Ya thuộc đảo Hải Nam.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Nhật Bản đã xâm lược và chiếm đóng quần đảo Tây Sa. Sau khi Nhật đầu hàng vào năm 1945, chiếu theo một loạt các văn bản quốc tế, chính phủ Trung Quốc đã cử quan chức cấp cao đi tàu quân sự đến quần đảo Tây Sa vào tháng 11 năm 1946 để tiến hành lễ tiếp nhận các hòn đảo, một tấm bia đá đã được dựng lên để kỷ niệm việc bàn giao và sau đó quân đội đã trấn thủ ở đấy. Vì thế, Quần đảo Tây Sa, vốn từng bị một quốc gia khác chiếm đóng bất hợp pháp đã được trả về thẩm quyền của chính phủ Trung Quốc.
Năm 1959, chính phủ Trung Quốc thiết lập Văn phòng Quản lý các Quần đảo Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa. Vào tháng Giêng năm 1974, quân đội và nhân dân Trung Quốc đã đánh đuổi đội quân xâm lược của chính quyền Sài Gòn thuộc miền Nam Việt Nam ra khỏi đảo San Hô và đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo Tây Sa để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp vào năm 1992 và công bố các điểm cơ sở và đường cơ sở thuộc lãnh hải của quần đảo Tây Sa vào năm 1996, trong đó đều khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa và giới hạn các vùng lãnh hải của các đảo. Năm 2012, chính phủ Trung Quốc đã thành lập những cơ quan hành chính cho thành phố Tam Sa trên đảo Vĩnh Hưng thuộc Quần đảo Tây Sa.
2. Trước năm 1974, không một chính phủ kế thừa nào của Việt Nam đã thách thức chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa. Từ cổ xưa, Việt Nam đã chính thức công nhận quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Quan điểm này đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của chính phủ cũng như trên báo chí, bản đồ và sách giáo khoa của họ.
Trong một cuộc họp với đại diện lâm thời Lý Chí Dân thuộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam vào ngày 15 tháng Sáu năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm đã long trọng tuyên bố rằng “theo dữ liệu của Việt Nam, các Quần đảo Tây Sa và Nam Sa trong lịch sử là một phần của lãnh thổ Trung Quốc.” Lê Lộc, Quyền Vụ trưởng Vụ châu Á của Bộ Ngoại giao Việt Nam, người cũng có mặt tại cuộc họp, đã trích dẫn cụ thể dữ liệu của Việt Nam và chỉ ra rằng, “xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã là một phần của Trung Quốc vào thời nhà Tống.
Ngày 4 tháng Chín năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một bản tuyên bố (xem Phụ lục 2/5), trong đó nói rằng bề rộng phạm vi lãnh hải của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và nói rõ rằng “quy định này áp dụng cho tất cả các vùng lãnh thổ của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm cả Quần đảo Tây Sa … “. Ngày 06 tháng Chín, báo Nhân Dân, tờ báo chính thức của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, đã công bố trên trang nhất toàn bộ văn bản tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về lãnh hải của Trung Quốc. Ngày 14 tháng Chín, Thủ tướng Phạm Văn Đồng của chính phủ Việt Nam đã gửi một công hàm ngoại giao (xem Phụ lục 3/5) đến Thủ tướng Chu Ân Lai của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, long trọng tuyên bố rằng “chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công nhận và hỗ trợ tuyên bố của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quyết định liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc đưa ra ngày 04 tháng Chín năm 1958 ” và “chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định này”.
Ngày 09 tháng Năm năm 1965, chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành một tuyên bố liên quan đến các “khu vực chiến sự” của quân đội Mỹ tại Việt Nam do chính quyền Hoa Kỳ chỉ định. Tuyên bố nói rằng “Việc Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Johnson chỉ định toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và các vùng biển lân cận với giới hạn khoảng 100 dặm từ bờ biển của Việt Nam và một phần của lãnh hải của nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc thuộc quần đảo Tây Sa là ‘khu vực chiến sự’ của quân đội Hoa Kỳ … là sự đe dọa trực tiếp đến an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và các nước láng giềng …
Trong tập: Bản đồ Thế giới in vào tháng Năm năm 1972 của Cục Khảo sát và Bản đồ thuộc Văn phòng Thủ tướng Việt Nam đã ghi quần đảo Tây Sa theo tên Trung Quốc (xem Phụ lục 4/5). Sách giáo khoa địa lý lớp chín do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành năm 1974 có một bài dạy mang tên “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” (xem Phụ lục 5/5). Trong đó viết, “Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo Hải Nam, Đài Loan, quần đảo Bành Bồ, Châu Sơn… làm thành một bức Trường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc….”
Nhưng giờ đây chính phủ Việt Nam lại đảo ngược lời nói của mình bằng cách tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Tây Sa của Trung Quốc. Đó là một vi phạm trắng trợn các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc không được đảo ngược thừa nhận pháp lý và các tiêu chí căn bản trong quan hệ quốc tế
V. Giải quyết tình hình một các đúng đắn
Trung Quốc là một lực lượng trung thành trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Nam Hải và thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa các nước trong khu vực. Trung Quốc kiên quyết duy trì mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quố, các tiêu chí căn bản của quan hệ quốc tế và các nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế. Trung Quốc không bao giờ muốn có bất kỳ một mối bất ổn trong khu vực láng giềng của mình.
Trung Quốc muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, nhưng có những nguyên tắc mà Trung Quốc không thể từ bỏ. Các kênh liên lạc giữa Trung Quốc và Việt Nam đang mở ra. Trung Quốc kêu gọi Việt Nam cần ghi nhớ các lợi ích chung của các mối quan hệ song phương và hòa bình và ổn định ở Biển Nam Hải, tôn trọng chủ quyền, quyền về chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc, ngay lập tức chấm dứt tất cả các hình thức phá rối các hoạt động của Trung Quốc và triệu hồi tất cả các tàu thuyền và nhân sự ra khỏi khu vực để giảm bớt căng thẳng và khôi phục lại sự bình yên trên biển càng sớm càng tốt. Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực của mình để giao tiếp với Việt Nam nhằm giải quyết tình hình hiện nay một cách đúng đắn.
VI. Phụ lục
Phụ lục 1/5: Bản đồ các vị trí hoạt động của công ty Trung Quốc
Phụ lục 3/5: Những ghi chú gửi ngày 14 tháng Chín năm 1958 của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đến Thủ tướng Chu Ân Lai thuộc Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Phụ lục 4/5: Bìa của Bản đồ Thế giới của Cục Khảo sát và Bản đồ thuộc Văn phòng Thủ tướng Việt Nam in vào tháng 5 năm 1972, và các trang về Philippines, Malaysia, Indonesia và Singapore
Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Diên Vỹ chuyển ngữ
Dịch từ Bộ Ngoại Giao Trung Quốc
Nguồn: Việt Studies
PHẢN BÁC “LẬP TRƯỜNG” NGANG BƯỚNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC HỌ TỰ NHẬN BỪA BẢI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM LÀ CỦA HỌ
Hiện thời Bộ ngoại giao TQ đang chính thức đưa ra các lý do chính yếu mà họ nại ra như sau :
1/ Trong triều đại Bắc Tống (960-1126) Trung Quốc đã thiết lập thẩm quyền đối với quần đảo Tây Sa và đưa hải quân đến tuần tra các vùng biển ấy.
2/ Trước năm 1974, không một chính phủ kế thừa nào của Việt Nam đã thách thức chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa.
3/ Từ cổ xưa, Việt Nam đã chính thức công nhận quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
4/ Quan điểm này đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của chính phủ cũng như trên báo chí, bản đồ và sách giáo khoa của VN.
5/ Các vùng biển giữa Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc và vùng biển thuộc đất liền của Việt Nam vẫn chưa được phân định. Hai bên vẫn chưa tiến hành xác định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vùng biển này. Cả hai bên đều có quyền tuyên bố đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS. Tuy nhiên, các vùng nước này sẽ không bao giờ trở thành đặc khu kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dù áp dụng bất kỳ nguyên tắc nào vào việc phân định.
Lời tuyên bố trên đây của TQ tuy dù không có cơ sở nhưng nó đã trở thành hết sức nghiêm trọng và nguy hiểm hiện nay với nước ta. Lý do là :
A/ Nói rằng từ thời Bắc Tống TQ đã thiết lập thẩm quyền ở đó của mình là nói láo. Bởi vì suốt thời nhà Nguyễn của VN tới sau này, triều đình VN đều liên tục xác định chủ quyền của mình trên hai quần đảo này mà không hề bị TQ có hành động nào để phản kháng.
B/ Trước năm 1974, Miền Nam VN là người chủ quản lý duy nhất các đảo này liên tục cho tới khi bị TQ thình lình đánh chiếm. Nếu là của TQ tại sao suốt thời gian đó TQ không hề có biện pháp phản đối. Và nếu vậy trước khi đánh chiếm tại sao TQ không lên tiếng nhận của mình trước mà chỉ lặng lẽ, âm thầm hành vi theo lối kẻ cướp. Đó là TQ đã lợi dụng tình hình phần lãnh thổ VNCH của nước VN đang bị chao đảo để mang quân đánh chiếm trước, tức hành vi đê tiện theo kiểu hùn gió bẻ măng mà ai cũng thấy. Ngay cả phía lãnh thổ miền Bắc đang chiến thắng lúc đó, tức VNDCCH của nước VN khi đó cũng đã đưa quân lính kháng cự lại lực lượng TQ khi TQ đánh chiếm đảo Gạc Ma của VN. Do vậy luận điểm cho rằng từ cổ xưa VN đã thừa nhận Hoàng Sa là của TQ là hoàn toàn dối trá, ngang ngược, láo khoét.
C/ Nại ra bức công hàm 1958, các lời phát biểu linh tinh của một số nhân viên ngoại giao kém ý thức cảnh giác, dốt nát của miền Bắc khi ấy, kể cả vài trang sách giáo khoa nông cạn, bất cẩn, hời hợt, không chính thức để nâng lên thành ràng buộc pháp lý chỉ là luận điệu hàm hồ, già hàm, sai trái, thổi phồng, úp chụp theo cách tà mị, giản giảo, điêu ngoa của TQ. Bởi vì tính cách ràng buộc pháp lý giữa các nước về các sự kiện long trọng, quan trọng, đều phải là văn kiện chính thức của Chủ tịch nước, của Quốc hội, của các hiệp ước quốc tế song phương hay đa phương của các cấp nhà nước chính thức với nhau, không thể nại ra các lời xã giao theo kiểu bề ngoài, các hình thức chệch choạc, nhất thời phản ứng tạm bợ, do sự bị động tạm thời nào đó, để cho là phải có tính ràng buộc. Những nội dung sách giáo khoa cũng trong tính cách như thế, nó có thể chưa được kiểm soát, phê duyệt, và cũng chẳng ai có trách nhiệm gì nghiêm trọng cả. Lấy chuyện nhỏ, râu ria để dựng thành chứng cứ chủ quan, chỉ là ranh mãnh theo kiểu theo kiểu tà thuật, không phải đúng ý nghĩa là phong cách chính đáng, hay là tính chất đàng hoàng của một nước lớn luôn bó buộc phải theo đúng các nguyên tắc trang trọng, đúng đắn thật sự. Một cấp thừa hành nào đó làm sai theo kiểu linh tinh, không thể coi đó là chứng cứ để buộc một chính phủ hay một đất nước phải thừa nhận long trọng một điều gì đó có liên quan.
Có nghĩa một dân tộc, một đất nước luôn luôn là cái gì bao quát, trường cửu, vượt lên trên mọi giai đoạn lịch sử hay chế độ chính trị nào đó thoáng qua, nhất thời, đặc biệt về mặt chủ quyền lãnh thổ thống nhất, dài lâu, bất biến. Nên mọi chính sách tạm bợ nào đó, khi hoàn cảnh chung đã hoàn toàn thay đổi, nếu muốn xác định lại ý nghĩa của nó, nhất thiết phải được cơ quan có thẩm quyền thật sự như Quốc hội hay toàn dân quyết định mới hoàn toàn mang ý nghĩa, giá trị hoặc sự ràng buộc pháp lý đích thực, ổn định và chính thức. Đó là điều mà ngày nay rõ ràng TQ không thể nào bắt buộc đất nước VN, tức QH và toàn dân VN trong tình thế mới phải hoàn toàn chìu theo ý chí chủ quan, lệch lạc, sai trái của họ được.
Dầu vậy, khi TQ nói bừa rằng “các vùng biển giữa Quần đảo Tây Sa của Trung Quốc và vùng biển thuộc đất liền của Việt Nam vẫn chưa được phân định” đó là ý đồ thật sự hết sức nguy hiểm và nghiêm trọng của TQ. Tức không những không chịu trả lại Hoàng Sa và một phần Trường Sa mà họ đã xâm chiếm trái phép trước đây của VN. Nhưng họ còn muốn lấn sâu thêm vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và cả vùng biển lãnh hãi của VN trong tương lai nữa. Đây thật là ý đồ tham lam, ngược ngạo kiểu tằm ăn dâu mà toàn thể mọi người dân VN và nhà nước VN nói chung đều luôn luôn phải cương quyết tự bảo vệ và cảnh giác sáng suốt, cần thiết nhất.
NGÀN KHƠI
(13/6/14)
Chỉ có những “gã khờ ngọng nghịu đứng làm thơ” mới tin và thúc giục bọn súc vật CSVN kiện Tàu cộng ra tòa. Một mặt bọn CSVN chúng lu loa đang chuẩn bị hồ sơ, chưa kịp thì đã bị Tàu đem ra UN tố cáo trước, vậy mà bọn chúng vẫn câm họng không dám sủa lấy một tiếng cho các em cháu DLV lên tinh thần 1 chút. Sự việc Tàu cộng xâm phạm hải phận của VN đã gần nửa thế kỉ trôi qua, mà bọn súc vật CSVN vẫn chưa chuẩn bị kịp hồ sơ để kiện Tàu cộng trước tòa án quốc tế là sao???? Trong khi Phi Luật Tân chỉ cần vài tháng là xong.
Điều này càng làm cho toàn dân VN hiểu rõ thêm bọn súc vật CSVN đang bị “kẹt phé” bởi những công hàm bán nước, những mật ước quy hàng xin được làm chư hầu cho giặc Tàu, đã kí một cách lén lút, giữa 2 lá cờ đỏ với nhau.
Cờ đỏ nay đã lộ rõ mặt chỉ là một lá cờ của một đảng phái chính trị được áp đặt làm quốc kì, là một chuyện vô cùng sai trái. Chưa kể đến những kẻ đã từng đứng dưới lá cờ đỏ, nay đã phải hối hận vì na đã hiểu ra rằng chính lá cờ đỏ là hiện thân cho sự độc tài, gian trá, lưu manh, bịp bợm, BÁN NƯỚC, và cho sự NHỤC NHÃ hèn mạt của VN ngày hôm nay. Ai đi ra nước ngoài mà cầm visa có mang hình lá cờ đỏ đều cảm thấy nhục nhã vì bị toàn thế giới khinh bỉ coi thuờng. Ông Bùi Tín, cụ Hoàng Minh Chính, Phạm Đình Trọng, Phạm Quế Dương, và nhiều người khác nữa, nay đã chán lá cờ máu lắm rồi. Họ hiểu rõ nhân dân VN đã bị tên đại bịp, đại dâm tặc Hồ chí minh lừa gạt và xúi giục gây ra cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mẽo giết hại hàng triệu người dân vô tội, nay lại cầu khẩn Pháp Mẽo trở lại VN. Trong khi đó, lá cờ vàng ba sọc đỏ đại diện cho quốc gia VN đã từng hiện hữu trước khi có 2 nền VNCH, cho đến nay vẫn luôn là lá cờ được những người dân VN yêu nước, yêu Tự Do Dân Chủ tôn trọng và sử dụng trong mỗi khi hội họp, đã được nhiều cơ quan, đoàn thể, tiểu bang tại My~ công nhận. Còn lá cờ đỏ thì đã có các bức tượng, tượng đài tưởng niệm những nạn nhân cộng sản, các thuyền nhân, làm chứng cho sự tàn ác, cho bao nhiêu tội lỗi tầy trời đều do lá cờ đỏ là thủ phạm.
Đề nghị các đòan thể NVHN chúng ta, mỗi khi biểu tình chống giặc Tàu và bọn súc vật CSVN bán nước, đề nghị chúng ta nên đem lá cờ của 2 đảng Tàu và Việt ra chà đạp dưới đất cho rách rồi đem chúng đốt cùng với hình nộm của Tập Cận Bình và Hồ chí minh (vì HCM chính là tên đầu sỏ bán nước được nhiều người trên thế giới biết. Do đó, khi chúng ta càng đốt hình của Hồ chí minh trong các cuộc biểu tình, sẽ khiến cho thế giới hiểu rõ hơn về bộ mặt thật lưu manh xảo trá, bán nước mà hắn đã lừa dối che dấu thiên hạ bao lâu nay)