WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hunter Lewis – Tác phẩm náo động dư luận của Thomas Piketty

Thomas Piketty

Thomas Piketty

Có thể hiểu vì sao Nhà Trắng thích Piketty. Ông ta ủng hộ câu chuyện của họ, rằng chính phủ là người uốn nắn sự bất bình đẳng, trong khi trên thực tế chính phủ là nguyên nhân chính làm cho bất bình đẳng ngày càng gia tăng.
Thomas Piketty, một nhà kinh tế học 42 tuổi, từ một viện nghiên cứu của Pháp vừa cho in một cuốn sách mới gây chấn động dư luận: Tư bản trong thế kỷ XXI (Capital in the Twenty-First Century). Phiên bản ở Mỹ do Đại học Harvard xuất bản và đang dẫn đầu danh sách sách bán chạy nhất; lần đầu tiên một cuốn sách do Harvard xuất bản làm được như vậy. Một bài điểm sách gần đây gọi Piketty là người “đã chỉ ra sai lầm chết người của chủ nghĩa tư bản.”
Sai lầm gì vậy? Người ta vẫn giả định rằng trong chủ nghĩa tư bản, người giàu ngày càng giàu thêm; bất bình đẳng ngày càng xấu hơn. Điều đó đã nằm sẵn trong nhân cái bánh, không thể nào tránh được.
Nhằm củng cố quan điểm này, Piketty đã đưa ra một logic đáng ngờ và không có chỗ dựa về mặt tài chính, nhưng ông còn trình ra cái mà ông gọi là “một biểu đồ ngoạn mục” của những dữ liệu lịch sử. Biểu đồ đó thực sự cho thấy những gì?
Trong năm 1910, 10% người giàu nhất ở Mĩ chiếm khoảng 40% thu nhập của cả nước, trước vụ Sụp đổ năm 1929, thu nhập của nhóm người này đã tăng lên đến khoảng 50%, rồi giảm xuống, và trở lại khoảng 40% vào năm 1995, và sau đó lại tăng lên đến khoảng 50%, trước khi giảm phần nào sau vụ Sụp đổ năm 2008.
Điều này thực sự có nghĩa là gì? Trong giai đoạn này, thu nhập của 10% người giàu nhất so với những thành phần dân cư khác không phải lúc nào cũng tăng. Không những thế, hai lần nó đạt được cực đại: Ngay trước những cuộc Đại suy thoái năm 1929 và 2008. Nói cách khác, bất bình đẳng gia tăng trong những thời kỳ bong bóng kinh tế và sau đó giảm đi.
Cái gì đã gây ra và đâu là đặc trưng thời kỳ bong bóng? Đấy chủ yếu là do Cục Dự trữ Liên bang Mĩ và các ngân hàng trung ương khác, họ đã phát hành quá nhiều tiền mới và tạo ra nhiều những món nợ mới. Đặc điểm của nó là sự bùng nổ của chủ nghĩa tư bản ô dù, một số người giàu đã chiếm dụng tất cả những đồng tiền mới đó, cả trên phố Wall lẫn thông qua những mối liên hệ với chính phủ ở Washington.
Chúng ta có thể học được rất nhiều về chủ nghĩa tư bản ô dù bằng cách nghiên cứu giai đoạn từ cuối Thế chiến I đến cuộc Đại suy thoái và cả từ 20 vừa năm qua, nhưng chúng ta sẽ không học được nhiều về chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản ô dù là cực đối lập của chủ nghĩa tư bản. Nó là sự xuyên tạc thị trường chứ không phải là kết quả của giá cả tự do và thị trường tự do.
Có thể hiểu vì sao Nhà Trắng thích Piketty. Ông ta ủng hộ câu chuyện của họ, rằng chính phủ là người uốn nắn sự bất bình đẳng, trong khi trên thực tế chính phủ là nguyên nhân chính làm cho bất bình đẳng ngày càng gia tăng.
Nhà Trắng và IMF còn thích những đề nghị của Piketty, họ không chỉ thích đề nghị về biểu thuế thu nhập cao, mà còn thích những khoản thuế đánh vào tài sản sản nữa. IMF đặc biệt đánh trống khua chuông cho những khoản thuế đánh vào tài sản, coi đó là biện pháp khôi phục nền tài chính của chính phủ trên khắp thế giới và là biện pháp nhằm giảm thiểu sự bất bình đẳng về kinh tế.
Chúng ta sẽ còn được nghe ngày càng nhiều hơn về những khoản thuế đánh vào tài sản. Chúng ta sẽ được nghe nói rằng đấy sẽ là những khoản thuế đánh “một lần” và sẽ không được tái sử dụng nữa, nhưng nó sẽ thực sự giúp kinh tế tăng trưởng bằng cách giảm sự bất bình đẳng về kinh tế.
Tất cả những chuyện này đều là nhảm nhí. Tăng trưởng kinh tế xảy ra khi xã hội tiết kiệm tiền và đầu tư tiền tiết kiệm một cách khôn ngoan. Không phải số tiền đầu tư mà chất lượng đầu tư mới là điều quan trọng nhất. Chính phủ không có cả khả năng tiết kiệm lẫn đầu tư, chưa nói đến đầu tư một cách khôn ngoan.
Chớ có nghĩ rằng những khoản thuế đánh vào tài sản sẽ là khoản thuế “một lần”. Không có khoản thuế nào chỉ thu một lần bao giờ. Được thiết lập rồi, nó sẽ không chỉ tồn tại một cách dai dẳng, mà còn tăng đều theo thời gian.
Piketty cũng nên tự đặt ra cho mình một câu hỏi. Điều gì sẽ xảy ra khi các nhà đầu tư phải bán cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hay các tài sản khác để nộp thuế tài sản? Làm sao thị trường hấp thụ hết tất cả những thứ người ta sẽ bán? Ai sẽ mua? Và làm thế nào mà nó giúp được tăng trưởng kinh tế vì thị trường và giá trị tài sản sẽ sụp đổ do áp lực bán gây ra?
Năm 1936, một cuốn sách hàn lâm, khó đọc, dày đặc thông tin được xuất bản, dường như để nói với các chính trị gia chính những thứ mà họ muốn làm. Đây là cuốn Lý thuyết chung (General Theory) của Keynes. Cuốn sách của Piketty cũng nhắm cùng mục đích như vậy trong năm 2014, tức là cùng phục vụ cho chính sách mang tính phá hoại và thiển cận.
Nếu Nhà Trắng của ông Obama, IMF, và những người như Piketty mặc kệ nền kinh tế thì nó có thể phục hồi. Nhưng như đã thấy, họ tiếp tục phát minh ra những biện pháp mới nhằm tiêu diệt nó.
Hunter Lewis là tác giả của chín cuốn sách, trong đó có hai cuốn mới là  Free Prices Now! và Crony Capitalism in America: 2008-2012. Lewis đồng sáng lập website Against Crony Capitalism.org (Chống chủ nghĩa tư bản ô dù) cũng như đồng sáng lập và cựu Giám đốc điều hành công ty đầu tư quốc tế tên là Cambridge Associates. Ông đã và đang là thành viên ban giám đốc của 15 tổ chức phi lợi nhuận, trong đó có các tổ chức về môi trường, dạy học, nghiên cứu và văn hóa cũng như Ngân hàng Thế giới. 

Phạm Nguyên Trường dịch

(Bản tiếng Việt: Blog Phạm Nguyên Trường)

Phản hồi