Lê Quốc Tuấn: Những trở ngại lớn nhất của TPP
Zachary Keck/The Diplomat
Dân Mỹ và Nhật ít ủng hộ TPP nhất so với công chúng ở các nước đàm phán khác
Theo khảo sát mới từ PEW, dân chúng ở Mỹ và Nhật Bản đang mạnh mẽ chống đối Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hôm thứ tư, trung tâm nghiên cứu Pew công bố một báo cáo quan trọng về dư luận liên quan đến hiệp ước thương mại quốc tế tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Dù mức ủng hộ cho gói hiệp ước thương mại đang phát triển rộng trên toàn cầu, nhưng ở các nưóc phát triển, mức độ ủng hộ này ít hơn so với các nước có thị trường mới nổi. Ngay cả trong nhóm nước phát triển, Nhật Bản và Hoa Kỳ có quan điểm u tối nhất về lợi ích của thương mại toàn cầu.
Ví dụ, chỉ 19 phần trăm người được khảo sát trên thế giới tin rằng thương mại ảnh hưởng tiêu cực đến công ăn việc làm tại đất nước của họ. Tuy nhiên, hơn một nửa số dân Mỹ và 38 phần trăm số người Nhật được hỏi đã cho rằng nền giao thương gây tổn thất đến công ăn việc làm ở nước mình. Tương tự, trong khi chỉ có 21 phần trăm của thế giới tin rằng thương mại làm suy giảm tiền lương, thì ở Mỹ con số đó là 47 phần trăm và ở Nhật là 37 phần trăm. Chỉ có 10 phần trăm người Nhật tin rằng nền giao thương quốc tế ấy sẽ giúp gia tăng tiền lương so với 17 phần trăm người Mỹ. Trên toàn cầu, những người tin rằng TPP giúp gia tăng lưởng bổng, đông hơn những người không tin như thế trong tỷ lệ là hai-một.
Những quan điểm này cho thấy Nhật Bản và Mỹ mâu thuẫn gay gắt với các nước TPP khác trong khảo sát của PEW, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Chile, Peru và Mexico.
Giữa các nước đàm phán TPP, Việt Nam là nước hưởng thuận lợi nhất đối về thương mại; 95 phần trăm số người VN được hỏi đều nhận định là tốt. Tương tự như vậy, 78 phần trăm người Việt cho rằng TPP tạo ra công ăn việc làm, 72 phần trăm cho rằng (TPP) giúp tăng tiền lương và 31 phần trăm nói rằng (TPP) giúp làm giảm giá cả. Trong tất cả các hạng mục, trừ hạng mục về giá cả, Việt Nam dẫn đầu các nước TPP khác được khảo sát.
Malaysia đứng ngay sau VN với 87 phần trăm số người được hỏi ở nước này nói rằng TPP là tốt, 57 phần trăm nói TPP sẽ giúp tăng công ăn việc làm, 47 phần trăm cho rằng TPP giúp tăng tiền lương trong khi chỉ có 9 phần trăm tin rằng TPP giúp giảm giá cả.
Bên cạnh Nhật Bản và Mỹ, Mexico là nước ít thuận lợi nhất trong các nước TPP được khảo sát. Chỉ có 43 phần trăm người Mexico nói rằng TPP giúp tăng việc làm, 31 phần trăm nói rằng TPP giúp tăng tiền lương, và 24 phần trăm nói rằng TPP giúp làm giảm giá cả. Tuy nhiên, Mexico so sánh vẫn thuận lợi hơn so với Nhật Bản, nơi chỉ có 15 phần trăm tin rằng TPP giúp gia tăng công ăn việc làm và chỉ 10 phần trăm nói rằng TPP giúp tăng tiền lương.
Về các lãnh vực này, Mỹ chỉ hơn một chút so với đối tác Nhật Bản, với 20 phần trăm trong số họ nói rằng TPP tạo ra công ăn việc làm và 17 phần trăm nói sẽ giúp tăng tiền lương. Đáng chú ý là, 35 phần trăm người Mỹ cho rằng TPP sẽ giúp làm giảm giá cả, mức cao nhất trong số các nước TPP được khảo sát (cũng đán để lưu ý rằng thương mại TPP có khả năng làm giảm giá cả nhiều hơn ở các nền kinh tế tiên tiến như Hoa Kỳ và Nhật Bản so với ác nước đang phát triển).
Nhìn chung, dân Mỹ là những người ít ủng hộ TPP nhất, với chỉ có 68 phần trăm trong số họ nói rằng TPP là một điều tốt. Nhật Bản xếp hạng sau đó với chỉ có 69 phần trăm số người được hỏi ở nước này nói rằng TPP là tốt. Trong khi so với hơn 80 phần trăm người trên toàn cầu nói rằng TPP là tốt.
Cuộc khảo sát nhấn mạnh rằng Nhật Bản và Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ ở trong nước trong việc phê chuẩn TPP. Điều thú vị là, những người chống đối TPP có thể sẽ là những nhân mạnh nhất trong số các đảng phái chính trị của Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Barack Obama. Tại Nhật Bản, Đảng Dân chủ Tự do của ông Abe có quan hệ gần gũi với các nhóm có ảnh hưởng vốn chống lại TPP, đặc biệt là giới vận động về nông nghiệp.
Mặc dù văn bản của hiệp ước vẫn đang được đàm phán – và rất ít chi tiết được biết đến – Rất nhiều thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội đã nhiều lần lên tiếng về hiệp ước này. Tổng thống Obama cũng đã thất bại trong việc muốn đạt được thẩm quyền đám phán nhanh mà nhiều người tin là cần thiết để TPP được phê duyệt trong một hình thức mà các đối tác đàm phán của Mỹ có thể chấp nhận. Bà Hillary Clinton, Ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Dân chủ cũng đã nói rằng bà không tin rằng hiệp ước TPP có thể được Quốc hội Mỹ thông qua trong bối cảnh chính trị hiện nay.
Facebook Lê Quốc Tuấn