WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Du Tử Lê và những viên đạn bắn sau lưng

gio hoaCách đây vài tháng, đâu vào khoảng tháng 7-2014 tôi có nghe chuyện thi sĩ Du Tử Lê về Việt Nam ra mắt tập thơ Giỏ Hoa Thời Mới Lớn tại Hà Nội. Nghe thôi, không chú ý, bởi tôi là một người không mặn mà với thơ thẩn cho lắm, nhưng giờ thì không thể không lên tiếng, dù mình chỉ là một kẻ vô danh.

Nguyên nhân vì mấy ngày qua, vào dịp đầu năm tôi nhận liên tiếp mấy emails nhắc lại chuyện ra mắt tập thơ với những lời phê bình nặng nề, kèm theo bài thơ Ai Nhớ Ngàn Năm Một Ngón Tay của ông Du Tử Lê được cho là viết về ngày 30/4/75 đã bị sửa lời.

Một email do ông Trần Việt Hải, nhóm Ngôn Ngữ Việt gửi tới với subject: Du Tử Lê dưới mắt VC phản tặc. Một email khác do bạn bè chuyển với đề mục Du Tử Lê (kèm theo chú thích “Miễn bình luận” của người bạn) do một người viết lấy tên là Delta, cũng có bài thơ sửa lời.

Vào Google tìm kiếm tên Du Tử Lê, tôi thấy một bài viết với tựa “Bài viết chém gió về Du Tử Lê – tại Hà Nội” đăng trên tunhan – Worldpress. Bài viết đươc “tái biên tập” tức đã được sửa chữa, viết lại buổi ra mắt tập thơ của ông Lê.

Để bạn đọc dễ theo dõi, tôi xin dẫn lại bài viết của ông Trần Nhương “Nhà thơ Du Tử Lê gặp gỡ bạn thơ ở Hà Nội”:

 

TNc: Tối 3-6-2014, tai Gallery 39 Lý Quốc Sư, Hà Nội, nhà thơ Du Tử Lê có buổi gặp gỡ các bạn thơ và bạn đọc. Rất đông các bạn trẻ và các nhà thơ đến dự. Nhà thơ Bằng Việt, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thụy Kha, Trần Nhương, Trần Quang Quý, Trung Trung Đỉnh… đã có mặt. Du Tử Lê giới thiệu tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn”, một tập thơ dày dặn với trình bày bắt mắt của họa sĩ Lê Thiết Cương. Nhà thơ Bằng Việt, Thụy Kha, Nguyễn Quang Thiều phát biểu chào mừng Du Tử Lê đã trở về Hà Nội. Con đường dù rất dài rồi cũng đưa người về quê Mẹ.

ĐÔI NÉT VỀ DU TỬ LÊ

Thi sĩ Du Tử Lê. Ảnh: Trần Triết

Thi sĩ Du Tử Lê. Ảnh: Trần Triết

Sau Hiệp định Genève, 1954, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.

Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài “Bến tâm hồn”, đăng trên tạp chí Mai.

Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn.

MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ

ai nhớ ngàn năm một ngón tay

Tháng tư tôi đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối khuya
Có môi chưa nói lời chia biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia

Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân ai dưới tàng phong ốm
Mà tiếng giày rơi như suối reo

Tháng tư khao khát, đêm, vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao anh biết trăng không lạnh
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi

Tháng tư hư ảo người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi : một khán đài
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về tự biển khơi

Tháng tư xe ngựa về ngang phố
Đôi mắt nào treo mỗi góc đường
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một bến song

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như chiều : tôi mồ côi

Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã trộn, như sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương ?

Tháng tư rồi sẽ không ai nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai rồi sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

Tháng tư người nhắc làm chi nữa
Cảnh tượng hồn tôi đã miếu thờ
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa…đã …mưa

Mai kia sống với vầng trăng ấy
người có còn thương một bóng cây
Góc phố còn treo đôi mắt bão
Ai nhớ ngàn năm một ngón tay ?

(Nguồn:http://trannhuong.com/tin-tuc-18088/nha-tho-du-tu-le-gap-go-ban-tho-ha-noi.vhtm)

Bài viết của ông Trần Nhương đã bị “tái biên tập”, đăng trên website tunhan – A fine Word Press.com site như sau (chữ in đậm là chữ tái biên tập, không thấy ghi tên người tái biên tập):

ĐÔI NÉT VỀ DU TỬ LÊ

Sau Hiệp định Genève, 1954, vì nghe lời dụ dỗ của Mỹ Ngụy, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Cao học (?) Đại học Văn Khoa.

Là môt thiên tài, ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài “Bến tâm hồn”, đăng trên tạp chí Mai.

Du Tử Lê từng mang quân hàm Trung Tá (?), thuộc Quân ngụy Saigon, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân Ngụy), và là giáo sư Văn học của nhiều trường trung học Sài Gòn (?)

MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ, (đã bị sửa)

(viết về 30 tháng Tư/ 1975)

ai nhớ ngàn năm một nỗi mừng

Tháng tư đã đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối
 đường
Có môi, 
không nói lời ly biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia

Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân 
giải phóng từng khu phố
Và tiếng 
chân người như suối reo .

Tháng tư khao khát, ngày vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao 
ngưòi biết trời đang sáng
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi
 .

Tháng tư sum họp người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi: một 
bóng cờ
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về 
tự mỗi nơi.

Tháng tư binh mã về ngang phố
Đôi mắt 
nhìn theo một nỗi mừng
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một 
bóng cờ

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như người: 
Một nỗi vui

Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã
 trả hờn sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương?

Tháng tư rồi sẽ ngàn năm nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai 
ngu sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa!
Cảnh tượng hồn tôi 
những miếu đền
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa…đã …mưa

Mai kia sống với vầng sao ấy
người có còn thương một bóng
 ai
Góc phố còn treo 
ngời lãnh tụ
Ai nhớ ngàn năm một 
bóng ai?

(Nguồn:http://tunhan.wordpress.com/2014/12/31/bai-viet-chem-gio-ve-du-tu-le-tai-ha-noi/)

Người tái biên tập bài viết ông Trần Nhương cố ý tô đỏ những chữ đã đước sửa đổi để cho người đọc thấy rõ ông ta không có ý đạo văn mà chỉ nhằm mục đích châm biếm, chế nhạo Du Tử Lê.

Sau khi biết bài viết của ông Trần Nhương có bản quyền, tác giả bài “tái biên tập“ đã phải đăng lại bài nguyên tác của ông Trần Nhương trên website tunhan-Word Press.com. Đăng lại nhưng không xin lỗi tác giả Trân Nhương cũng như Du Tử Lê vì đã vi phạm luật bản quyền.

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu mọi việc ngừng lại ở đó. Không ngờ có một bàn tay bí mật nào đó xóa hết những dấu vết tái biên tập của tunhan trên WordPress rồi chuyển đi, gây nên một sự hiểu lầm rộng lớn rằng Du Tử Lê làm thơ ca ngợi Hồ Chí Minh và chiến thắng của cộng sản VN ngày 30.04.1975.

Trở lại với Du Tử Lê, ông tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942, người tỉnh Hà Nam. Ông di cư vào Nam năm 1954, là một sĩ quan quân lực VNCH, cấp bậc cuối cùng là đại úy (có người nói ông đã lên thiếu tá), là phóng viên chiến trường cho tờ báo Tiền Phong của quân đội VNCH.

Du Tử Lê là người có nhiều bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc như Khúc Thụy Du, Đêm Trăng Nhớ Sài Gòn, Khi tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra biển…, ông cũng là người Viêt Nam duy nhất có thơ đăng trên 2 nhật báo lớn ở Mỹ là New York Times , Los Angeles Times và được 2 tờ báo này phỏng vấn.

Năm 1998, nhà xuất bản W. W. Norton, New York đã chọn Du Tử Lê vào một trong năm tác giả Việt Nam để in vào phần “Thế kỉ 20: thi ca Việt Nam” khi tái bản tuyển tậpWorld Poetry An Anthology of Verse From Antiquity to Our Present Time (Tuyển tập Thi ca thế giới từ xưa đến nay).

(Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Du_T%E1%BB%AD_L%C3%AA)

Điểm quan trọng cần nói ở đây, Du Tử Lê là một trong ba người bị Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam kết án tử hình khiếm diện trên đài phát thanh của họ vào ngày 17.04.1975, cùng với Mai Thảo, Phạm Duy vì có thái độ chống cộng quyết liệt.

Ngày 30.04.1975 Du Tử Lê theo làn sóng người chạy trốn chế độ cộng sản qua Mỹ và định cư ở đó.

Thời thế thay đổi, chế độ cộng sản dùng kế sách lấy mỡ nó mà rán nó, áp dụng cho Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Khánh Ly…,Hà Nội cho phép ông Du Tử Lê về nước ra mắt tập thơ Giỏ Hoa Thời Mới Lớn cũng như gặp gỡ các văn nhân, thi sĩ trong nước.

Buổi ra mắt thơ nói trên của ông bình lặng, không ồn ào, gây nhiều tiếng vang, không có gì đáng nói, kể cả từ phía chế độ CS. Lý do nào báo chí Hà Nội hoàn toàn im lặng trước việc một nhà thơ “ngụy” một kẻ đã từng bị kết án tử hình khiếm diện lại có thể về Hà Nội, bình yên ra mắt một tập thơ? Một viêc lạ chưa hề xẩy ra dưới một chế độ độc tài, gian ác, phi nhân như chế độ Hà Nội.

Truy tìm các bài viết khác của báo chí, truyền thông cộng sản tức báo lề phải trong nước, không thấy có bài nào lên án Du Tử Lê, ngoại trừ một bài của báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh đăng ngày 18.08.2005 với tựa Bộ Mặt Ngạo Mạn Của Du Tử Lê của hai tác giả Trọng Đức và Lê Nguyễn, phản hồi cho việc Nhà xuất bản Văn nghệ xuất bản tập thơ Du Tử Lê, với nhiều ý kiến công kích cả về thi ca lẫn con người của ông.

Điều đó có thể hiểu là, rút kinh nghiệm từ vụ Khánh Ly, lần này Hà Nội khôn ngoan, không vội vã cho truyền thông, báo chí trong nước đánh phá Du Tử Lê ngay lúc đó. Họ để yên, sáu tháng sau vào dịp đầu năm 2015 mới đem ra tập bắn, nhưng lần này nham hiểm hơn, dùng ngay bài thơ của ông, cho sửa lời rồi phát tán trên mạng, đi kèm một bài tái biên tập đăng trên website tunhan -worldpress.com

Sau bài “tái biên tập”, một số bài khác ở hải ngoại tiếp tục lên tiếng mạt sát, chửi bới Du Tử Lê là kẻ phản bội, làm nhục quốc thể VNCH như bài Dê Chết Trong Lu của Hồ Công Tâm hay bài thơ Ai Thấu Thành Xưa Một Vết Buồn của Cuồng Sinh…

Điều không ai có thể chối cãi được Du Tử Lê là người hám danh. Ở vào tuổi 72, với những thành công, danh vọng trong thơ văn đã có, lẽ ra ông không nên về nước ra mắt tập thơ trong lúc này, khi văn hóa, đạo đức đã suy đồi môt cách trầm trọng khó lòng cứu chữa.

Dù Du Tử Lê chưa hề có những lời nói, tuyên bố có ý nghĩa phản bội hoặc nhục mạ, xúc phạm đến cộng đồng NVHN nhưng ông đã đánh mất lòng tự trọng. Sự trở về Hà Nội, ra mắt tập thơ của ông cũng đã mang ý nghĩa đầu hàng cộng sản VN khi những người như Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày cũng như rất nhiều người trẻ tuổi khác vẫn bị chế độ bắt giữ, kết án, hoặc trục xuất khỏi đất nước chỉ vì họ tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân.

Cho phép Du Tử Lê, tên “phản quốc” bị kết án tử hình khiếm diện về nước, ra mắt tập thơ rồi ra đi một cách bình an, không cần phê bình, chỉ trích, chửi bới như Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ ngày nào, Hà Nội không tốn một viên đạn mà Du Tử Lê vẫn bị bắn xối xả.

Không biết giờ đây, ngồi tìm lại trong Giỏ Hoa Ngày Mới Lớn của mình, ông Du Tử Lê có thấy hoa nào là hoa Dân Chủ và Tự Do không?

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

 

103 Phản hồi cho “Du Tử Lê và những viên đạn bắn sau lưng”

  1. Nói Toẹt Móng Heo says:

    Trích: “Cho phép Du Tử Lê, tên “phản quốc” bị kết án tử hình khiếm diện về nước, ra mắt tập thơ rồi ra đi một cách bình an, không cần phê bình, chỉ trích, chửi bới như Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ ngày nào, Hà Nội không tốn một viên đạn mà Du Tử Lê vẫn bị bắn xối xả“.

    Đã đến lúc “phản quốc” thành yêu nước. Kẻ “tử tù” thành chiến sĩ hùng anh. Hãy coi kìa Lê Mạnh Thát (Thượng tọa Thích Trí Siêu) cũng đã bị nhà nước CSVN tuyên án tử hình, nhưng từ 1998-đến nay đã là giáo sư, Phó Viện trưởng – Viện Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam tại thành phố cáo già Hồ Chí Minh. Năm 2012 LMT “được bầu” làm thành viên Ban thường trực của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

    Đạn đồng chưa giết được người
    Ngại gì những phát “đạn lời” sau lưng?

    Tác giả Thạch Đạt Lang không tin thì cứ hỏi ông Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Ngọc Lập, Khánh Lý và Lê Cự Phách (DTL) thì rõ.

  2. Ý says:

    Thời chinh chiến 1960-75, một số nhỏ trong chúng tôi
    là những người lính-làm thơ : Du Tử Lê, Tường Linh,
    Tô Kiều Ngân, Hà Huyền Chi, Duy Năng, Thế Hoài…
    YY tôi vui cảnh đường xa, đôi khi mới về Saigon…
    phóng xe từ Biên Hòa về hẹn bạn, sẽ cùng quán Anh Vũ,
    hay Minh Phụng. Nửa đêm quá chén, cúi xuống ly beer
    thấy lung linh tràng confetti như màu máu trận mới hôm
    qua… Nên có tí thơ này:

    ÐÊM NAY VÀO HỘI

    Tôi phóng xe như bay
    Ði vào lòng thành phố
    Xanh rợp những hàng cây
    Giơ tay chào đại lộ

    Bỏ đường trường sau lưng
    Xa dăm thằng bạn nhỏ
    Chiều đẹp lên tưng bừng
    Chim thi nhau làm tổ

    Ði vào hội đêm nay
    Cho đời trẻ mềm say
    Từng chao đèn nháy gọi
    Nhạc trưòn dài cánh tay

    Tất cả mời riêng tôi
    Tất cả dành riêng tôi
    Nắng mong manh chóng tắt
    Bướm đêm ra đầy trời

    Tôi phóng xe như bay
    Tóc bồng reo trong gió
    Bỗng đến ngã tư này
    Mắt đèn vừa chớp đỏ

    Làn sóng người dừng đó
    Cả thành vang tiếng cười
    Xa dăm thằng bạn nhỏ
    Vài vì sao đổi ngôi

    Ðêm nay đi vào hội
    Men ru dài ngủ say
    Gục bờ ly, kinh hãi:
    –Có máu anh trong này.

    Ý-Yên. Màu Xanh Cho Quê Hương

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Kính hầu tiếp Ý Yên một bài đáp lễ lòng thành
      ************************
      Hoa Cỏ

      Anh chỉ mong chết trẻ
      Để khỏi thấy em già…
      Giữa chinh chiến can qua
      Tử sinh rầu đôi trẻ

      Anh chỉ mong chết trẻ
      Quấn bông sô vội vàng
      Để em khỏi muộn màng
      Khi buông xuôi mong nhớ

      Phòng tuyến giờ đổ vỡ
      Cộng quân xiết vòng vây
      Pháo vẫn dội từng ngày
      Anh gắn lê chờ lệnh..

      Cũng chỉ là định mệnh
      Em chớ có buồn đau
      Anh mong em bạc đầu
      Trong tình yêu xứ sở …

      Có một bông hoa nở
      Ngay bên cạnh chiến hào
      Loài hoa cỏ lao xao
      Giận buồn nghe trăn trối!

      Pháo bổng nhiên ngừng dội
      Cộng quân tấn công rồi
      Hoa cỏ có bồi hồi ?
      Anh nhào lên mở lối…
      **************

      Merci DCV

      • Ý says:

        Fantastic! Impeccable !
        Cảm ơn Quân sư Trọng Dân,
        với tình bạn, bồi hồi. YY

      • Nguyễn Tha Hương says:

        Xin tiếp nối giòng thơ “ngũ ngôn” của Nguyễn Trọng Dân Và Ý Yên

        Hư ảo

        Hai giòng sông gặp nhau
        Giữa mây trời lãng đãng
        Hai chúng mình gặp nhau
        Giữa giông bão bàng hoàng

        Đời hai ta hạnh ngộ
        Như trang ảo mơ hồ
        Không như giòng sông đẹp
        Giữa đất trời hoang sơ

        Cuộc đời nhiều giông bão
        Giòng sông vẫn êm trôi
        Luân lưu giòng hư ảo
        Trong xanh giữa đất trời

        Hai tay ta đan lại
        Mong ôm mộng vào đời
        Tô thêm màu lưu luyến
        Cho tình càng thắm tươi

        Giòng sông kia xanh đẹp
        Mênh mang giữa biển đời
        Cuộc tình nhiều sóng gió
        Theo cuồng lưu nổi trôi

        Vô thường trong cuộc sống
        Có đó rồi lại không
        Đời hai ta cũng thế
        Như hoa lá giữa giòng…

        NTH

        (Thơ cảm tác: Nơi hai giòng sông gặp nhau trên thế giới – The confluence of World Rivers)

        http://twistedsifter.com/2012/04/confluences-around-the-world/

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        @ Nguyễn Tha Hương

        Thưa ,

        Cám ơn Nguyễn Tha Hương ! Bài thơ quá hay !

        “….
        Vô thường trong cuộc sống
        Có đó rồi lại không
        Đời hai ta cũng thế
        Như hoa lá giữa giòng…”

        Mặc dù mạt Dân thuộc cái típ pro-life , pro-choice , “bỏ Phật theo em – xa Chúa gần Beer …” nhưng cũng phải lùi lại một bước chào hỏi phái “Vô Vi” hữu hạnh như đại huynh cho đàng hoàng kính cẫn !

        Kính huynh

    • NGÀN THƠ says:

      Ý YÊN !

      Ý Yên thơ cũng được
      Chỉ tạm được thế thôi
      Bởi vì còn chắp chữ
      Bởi vì còn bồi hồi !

      Thơ chưa như con nước
      Cứ theo mạch mà trôi
      Hay hồn thơ đi dạo
      Chẳng có gì bồi hồi !

      Thơ Yên là như thế
      Bởi vì ý chưa yên
      Nên thơ còn loạng quạng
      Làm thơ chỉ tại ghiền !

      Ta không là nhà thơ
      Chỉ làm thơ khuây khỏa
      Thơ quý gì trong đời
      Ta coi thơ như lá !

      THƠ NGÀN
      (08/01/15)

      • Ý says:

        Xin cảm ơn Thơ Ngàn
        Lời vàng ngọc chứa chan
        Tôi cúi đầu nhận lãnh
        Lời chúc tung giáo hoàng.

  3. TRĂNG NGÀN says:

    THƠ DU TỬ LÊ

    Lần đầu đọc thử Du Tử Lê
    Thơ toàn lắp chữ quả ê chề
    Ý thơ giả tạo như con sáo
    Con sáo bay về sau cơn mưa !

    Thơ Lê nổi tiếng chỉ vì sao
    Là bởi ngôn từ như chiêm bao
    Chiêm bao giả tạo nơi đời trắng
    Ngoa ngữ đêm trường thật tào lao !

    Thơ sao đọc thấy chẳng ra hồn
    Như gió thổi lừng đám lá non
    Chỉ phỉnh bao người còn đói chữ
    Mới khiến nhà thơ nổi như cồn !

    Cái cồn quả thật cứ chơ vơ
    Dòng nước thời gian vẫn lững lờ
    Lịch sử rồi qua ai nhớ tới
    Những gì thơ thẩn kiểu lơ mơ !

    ĐẠI NGÀN
    (08/01/15)

  4. Cù Nhầy says:

    Du Tử Lê học khóa 13 hay 15 Sinh viên sĩ quan Bảo An tại Thủ Đức,
    điều kiện lớp Đệ Tứ hay Trung học đệ nhứt cấp, khác với Sinh viên
    sĩ quan chính quy phải có Tú Tài I trở lên.

    DTL đang mần tại Ban An Ninh Bảo An, thì được kêu về Tâm Lý Chiến
    ( có lẽ ông thầy cũ là Xuân Vinh kêu). DTL khai với Văn Hóa Vi Xi
    mình là …trung tá…có bằng…Cao Học, Tiến sĩ… cũng tốt thôi.

    Làm việc tại Tâm Lý Chiến là công tử bột, tha hồ “ăn cắp” giờ quân đội,
    đi cà nhỏng, hay viết báo dân sự kiếm tiền xài…Trên dưới bằng đầu,
    vì dễ dai cho nhau, cùng có lợi… Rất ít khi ra vùng trận, dành cho các
    phóng viên thôi.

    Sang Mỹ, ông DTL …sáng chế ra cách viết ngắt chữ ngắt câu lung tung
    phèng lố bịch đồng ấu, bật cười ghê! mà không ai lên tiếng, nhẩy?
    DTL có Thơ hay, nhưng thỉnh thoảng thôi, bởi văn hóa và suy nghĩ tầm
    thường. Có thơ với Báo Mỹ, thì dịch Thơ, đóng chừng 100 dollars, là
    có tên ngay. Thiếu gì. DTL mang tiếng ở Quân ngũ, mà chưa bao giờ có
    được một bài Thơ cho Quê hương, cho Lính, là sao? Lại chơi vói Vi Xi
    chỉ vì hám danh cùn. DTL sao sánh bằng Quách Thoại, Tô Thùy Yên,
    Thầy VH Chương, Nguyên Sa?

  5. Nguyễn Tha Hương says:

    Trích : “Buổi ra mắt thơ nói trên của ông bình lặng, không ồn ào, gây nhiều tiếng vang, không có gì đáng nói, kể cả từ phía chế độ CS. Lý do nào báo chí Hà Nội hoàn toàn im lặng trước việc một nhà thơ “ngụy” một kẻ đã từng bị kết án tử hình khiếm diện lại có thể về Hà Nội, bình yên ra mắt một tập thơ? Một viêc lạ chưa hề xẩy ra dưới một chế độ độc tài, gian ác, phi nhân như chế độ Hà Nội.”
    Ông Du Tử Lê đừng vội mừng khi thấy csvn cho về và đến lúc ra đi mà không tỏ thái độ gì . Chúng nó im lặng để Du Tử Lê còn có cơ hội ăn thêm vài cái “bánh vẽ” nữa rồi mới ra tay .Hay là gió đã đổi chiều ?
    Bài thơ “ai nhớ ngàn năm một ngón tay” của DTL đọc xong tôi thấy không có gì đặc sắc kể cả lời thơ lẫn ý thơ. Không biết có phải vì tôi không có tâm hồn thơ phú ?
    Trong cả bài thơ “ai nhớ ngàn năm một ngón tay” tôi không thấy một câu thơ nào có ẩn dụ về nét đẹp liêu trai của “một ngón tay” để tác giả phải nhớ đến ngàn năm. Đã vậy tác giả còn viết sai âm vận trong :
    Đoạn 2 : câu số 2 và câu số 4 : hai chữ cuối “nghe” và “reo” không đúng âm vận với nhau , kể cả những đọan tiếp theo như Đoạn 4, Đoạn 5, Đoạn 8 & 9 trong hai chữ cuối của câu 2 và 4 .
    Thơ thất ngôn có nhiều thể loại . Mỗi thể loại người viết có thể chọn vận “bằng” hay “trắc” ở cuối chữ của câu thơ đầu tiên và những câu tiếp theo sau đó phải giữ đúng niêm luật.
    Đọc một bài thơ dù ý và lời có hay mà sai âm vận cũng thành dở . Không biết bài thơ này có phải của DTL không? Tôi chưa đọc bài thơ nào của DTL ngoại trừ bài “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”
    NTH

    • UncleFox says:

      _ “ai nhớ ngàn năm một ngón tay” …

      Câu này mà Cụ nào có bản lĩnh dịch thuật,đăng vào thi ca Mỹ thì dám khênh về cái Nobel văn chương lắm chứ . Hôm qua đến giờ tôi loay hoay mãi vẫn chịu bó tay chấm cơm . Đề nghị ông Ru Tử Nê từ rày về sau có làm thơ thì nên chọn lời đơn giản như “Gió đưa cành trúc la đà, Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương” cho chúng tôi dễ dịch để mai kia có “xuống dưới” còn có cơ hội “làm công tác phục vụ thơ” cho Kụ Hồ nhé !

      • Austin Pham says:

        Tôi đề nghị là khi dịch ra cho tây xem thì nên sửa lại thành 3 ngón tay cho có… hồn.
        Tây khác Việt ở chỗ này.

  6. Tô Mã Ý says:

    Tôi xin được thưa về trường hợp Tướng Nguyễn Cao Kỳ :

    Một sự chết được xem là ” rất bất ngờ ” không đủ làm cho
    một số người ta suy nghĩ hay sao.

    Trong mấy năm cuối đời, Tướng KỲ đã sang cư ngụ tại
    hoàng cung Mã Lai, và có những dư trù cho khối ĐNA
    cùng với nhà vua Mã Lai.

    Tướng KỲ chỉ vô quốc tịch it ngày trước khi về VN, và có
    hai vị Tướng Hauff…. và Corbin tháp tùng. Ý nghĩa
    chuyến đi này thật là khác với những lời đồn đoán. KÍNH,

    • tonydo says:

      Bố Du Tử Lê về tìm cách uýnh Việt Cộng thì phải ngả mũ chào.
      Thế nhưng nói về thơ “cái ngón tay tháng tư” thì em quả thực dốt quá, đọc mấy lần mà vẫn không hiểu gì.

  7. Chiêu Dương says:

    Tóm tắt ý chính bài chủ :

    _ Du Tử Lê về VN ra mắt tập thơ Giỏ Hoa Thời Mới Lớn tại Hà Nội. Trang Tran Nhuong đăng bài thơ. Một tên vô lại nào đó nhái sửa bài thơ, hàm ý ca ngợi CS đăng trên tunhan – Worldpress.

    _Sau khi biết bài viết của ông Trần Nhương có bản quyền, tác giả bài “tái biên tập“ đã phải đăng lại bài nguyên tác của ông Trần Nhương trên website tunhan-Word Press.com. Đăng lại nhưng không xin lỗi tác giả Trân Nhương cũng như Du Tử Lê vì đã vi phạm luật bản quyền. ( trích từ bài chủ )

    _ Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu mọi việc ngừng lại ở đó. Không ngờ có một bàn tay bí mật nào đó xóa hết những dấu vết tái biên tập của tunhan trên WordPress rồi chuyển đi, gây nên một sự hiểu lầm rộng lớn rằng Du Tử Lê làm thơ ca ngợi Hồ Chí Minh và chiến thắng của cộng sản VN ngày 30.04.1975. ( trích từ bài chủ )

    _ Và TĐL xác nhận : ” lần này Hà Nội khôn ngoan, không vội vã cho truyền thông, báo chí trong nước đánh phá Du Tử Lê ngay lúc đó. Họ để yên, sáu tháng sau vào dịp đầu năm 2015 mới đem ra tập bắn, nhưng lần này nham hiểm hơn, dùng ngay bài thơ của ông, cho sửa lời rồi phát tán trên mạng, đi kèm một bài tái biên tập đăng trên website tunhan -worldpress.com.

    TĐL biết rỏ việc bắn phá Du Tử Lê do CS Hà nội dàn dựng và TĐL tiếp tay với CS Hà Nội bắn Du Tử Lê dưới góc cạnh đạo đức : ” Điều không ai có thể chối cãi được Du Tử Lê là người hám danh. Ở vào tuổi 72, với những thành công, danh vọng trong thơ văn đã có, lẽ ra ông không nên về nước ra mắt tập thơ trong lúc này, khi văn hóa, đạo đức đã suy đồi môt cách trầm trọng khó lòng cứu chữa.

    TĐL a dua CS Hà Nội bắn tiếp dưới góc cạnh chính trị : “Dù Du Tử Lê chưa hề có những lời nói, tuyên bố có ý nghĩa phản bội hoặc nhục mạ, xúc phạm đến cộng đồng NVHN nhưng ông đã đánh mất lòng tự trọng. Sự trở về Hà Nội, ra mắt tập thơ của ông cũng đã mang ý nghĩa đầu hàng cộng sản VN khi những người như Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày cũng như rất nhiều người trẻ tuổi khác vẫn bị chế độ bắt giữ, kết án, hoặc trục xuất khỏi đất nước chỉ vì họ tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân.

    Có thể có ai đó đã bắn DTL về bài thơ đã bị sửa vì họ chưa biết câu chuyện CS Hà nội dàn dựng để bắn DTL. Ở đây người ta gọi là “ngộ sát”.
    Với Thạch Đạt Lang, việc bắn vào DTL như nêu ở trên, đúng là tội “cố sát” theo ý đồ của CS Hà nội.
    Với bài viết này, người ta nhận định TĐL đang liếm gót CS Hà nội thì quả là không ngoa.

    • Nói Toẹt Móng Heo says:

      Chiêu Dương says: “TĐL a dua CS Hà Nội bắn tiếp dưới góc cạnh chính trị : (trích bài chủ) “Dù Du Tử Lê chưa hề có những lời nói, tuyên bố có ý nghĩa phản bội hoặc nhục mạ, xúc phạm đến cộng đồng NVHN nhưng ông đã đánh mất lòng tự trọng. Sự trở về Hà Nội……(hết trích). Có thể có ai đó đã bắn DTL về bài thơ đã bị sửa vì họ chưa biết câu chuyện CS Hà nội dàn dựng để bắn DTL. Ở đây người ta gọi là “ngộ sát”. Với Thạch Đạt Lang, việc bắn vào DTL như nêu ở trên, đúng là tội “cố sát” theo ý đồ của CS Hà nội. “.

      Hãy nhớ kỹ, CSVN không bao giờ “ngộ sát” mà tất cả đều nằm ở mũi ngắm trên đầu súng (điểm ngắm) để bắn thì không thể là “ngộ sát”!

      Cho rằng TĐL “cố sát” thì không đúng, lại càng không nên: “Với bài viết này, người ta nhận định TĐL đang liếm gót CS Hà nội thì quả là không ngoa“.

      CSVN mượn website tunhan -worldpress.com để “bắn” Du Tử Lê, còn Chiêu Dương thì mượn tay “người ta nhận định” để thoá mạ tác giả TĐL là “đang liếm gót CS Hà nội” thì có ngoa quá không nhỉ?

      • Chiêu Dương says:

        Nói toạc móng heo có đọc hết bài chủ này không dzị…y ?
        Tớ không rỏ TĐL nêu vấn đề i miêu i cẩu là có thật hay không, nhưng khi phản hồi TĐL, tớ giả sử rằng, nó có thật. Trích bài chủ : ” Nguyên nhân vì mấy ngày qua, vào dịp đầu năm tôi nhận liên tiếp mấy emails nhắc lại chuyện ra mắt tập thơ với những lời phê bình nặng nề, kèm theo bài thơ Ai Nhớ Ngàn Năm Một Ngón Tay của ông Du Tử Lê được cho là viết về ngày 30/4/75 đã bị sửa lời. Một email do ông Trần Việt Hải, nhóm Ngôn Ngữ Việt gửi tới với subject: Du Tử Lê dưới mắt VC phản tặc. Một email khác do bạn bè chuyển với đề mục Du Tử Lê (kèm theo chú thích “Miễn bình luận” của người bạn) do một người viết lấy tên là Delta, cũng có bài thơ sửa lời.” ( hết trích )

        Đấy, “ngộ sát” tớ nói đến là dành cho mấy cái i miêu này đấy.

        Ntmh có đọc thấy dòng chử tớ ghi : “TĐL biết rỏ việc bắn phá Du Tử Lê do CS Hà nội dàn dựng và TĐL tiếp tay với CS Hà Nội bắn Du Tử Lê”. Nếu đã đọc thấy mấy chử vừa bôi đậm mà móng heo toạc còn phán :Hãy nhớ kỹ, CSVN không bao giờ “ngộ sát” mà tất cả đều nằm ở mũi ngắm trên đầu súng (điểm ngắm) để bắn thì không thể là “ngộ sát”!,THÌ, tớ cho rằng đầu óc Nói toạc móng heo có “vứng đề” rồi.

        Xin hỏi Nói toạc móng heo, TẠI SAO “Cho rằng TĐL “cố sát” thì không đúng, lại càng không nên : “Với bài viết này, người ta nhận định TĐL đang liếm gót CS Hà nội thì quả là không ngoa“.? ? ?

        Ntmh chỉ viết từng đó chử trong còm mà móng heo đã toạc nên phán bừa, phải không ?

        Du Tử Lê đúng hay sai, tớ đếch quan tâm. Qua bài viết này, tớ nhìn thấy TĐL hùa theo CSVN không bao giờ “ngộ sát” thì tớ viết : TĐL “cố sát” DTL và TĐL đang liếm gót CS Hà nội. OK ?

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        Du Tử Lê đúng hay sai, tớ đếch quan tâm. Qua bài viết này, tớ nhìn thấy TĐL hùa theo CSVN không bao giờ “ngộ sát” thì tớ viết : TĐL “cố sát” DTL và TĐL đang liếm gót CS Hà nội. OK ?

        Có nên nặng lời như thế không bác Chiêu Dương?

        Với tôi thì bài viết này của TĐL cũng bình thường, lời lẽ ngôn từ cũng ôn hoà, không một lời tâng bốc nịnh bợ CSVN thì đâu thể nói bừa gán đại cho là “liếm gót CS Hà nội”, như vậy thì hơi bị ngoa đấy.

        Bác Chiêu Dương hãy nhìn đây, nghe đây những lời lẽ: Liếm gót hay liếm giầy cho CSVN là đây nè;

        “nguyễn phương hùng + nguyễn ngọc lập = tột cùng của vô liêm sỉ “

      • Chiêu Dương says:

        Bạn Nói toạc móng heo cần lưu ý quan điểm của TĐL qua bài viết “Cờ vàng, biểu tượng, phương tiện, sự lạm dụng” cùng vài cái còm ông ấy trả lời bạn Ban Mai trong bài đó . Bạn cũng cần lưu ý thêm, sau khi dư luận tạm yên ắng về Điếu Cày thì lảo Nguyễn quốc Khải khơi khơi viết về Cù huy Hà Vũ mà còm sĩ Trực Ngôn đã không khỏi băn khoăn ý định của lảo ấy là gì.

        Tiếp đến, bài này của TĐL, với tớ, TĐL không khơi khơi viết chuyện riêng của Du Tử Lê chỉ để nhắm vào cá nhân DTL.

        Với tớ, đây là một sự kết hợp có chủ ý của cả một ban bệ nhằm bắn phá hoặc tạo chiến trường bắn phá “thành phần chống CSVN triệt để” ở hải ngoại. (nếu cho rằng NVTNCS có trở về VN là không còn chống CSVN triệt để thì tớ bó tay với bạn )

        Hảy suy nghỉ và bạn tự biết tớ có nặng lời hay không.

  8. Phạm Dân Nam says:

    Một tên háo danh vô liêm sỉ có chút tài mọn làm thơ!!!

  9. Cháu ruột bác Hồ says:

    Thơ của Du Tử Lê nhiều người đọc không hiểu, tôi thì chẳng biết nó hay ở chỗ nào mà nguòi ta cứ thổi ông áy lên tận mây xanh
    Có những người nổi danh nhờ chân tài như Phạm Duy, Vũ hòang Chương, Lưu trọng Lư… va` cũng có những nguòi chẳng có tí tài năng gì nhưng tốt số được thiên hạ thổi ống đu đủ nên co’ danh tiếng lẫy lừng

  10. Dao Dua says:

    Chủ nghĩa ích gì cho buổi ấy ,
    Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già
    (NK)

Leave a Reply to Cù Nhầy