WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Du Tử Lê và những viên đạn bắn sau lưng

gio hoaCách đây vài tháng, đâu vào khoảng tháng 7-2014 tôi có nghe chuyện thi sĩ Du Tử Lê về Việt Nam ra mắt tập thơ Giỏ Hoa Thời Mới Lớn tại Hà Nội. Nghe thôi, không chú ý, bởi tôi là một người không mặn mà với thơ thẩn cho lắm, nhưng giờ thì không thể không lên tiếng, dù mình chỉ là một kẻ vô danh.

Nguyên nhân vì mấy ngày qua, vào dịp đầu năm tôi nhận liên tiếp mấy emails nhắc lại chuyện ra mắt tập thơ với những lời phê bình nặng nề, kèm theo bài thơ Ai Nhớ Ngàn Năm Một Ngón Tay của ông Du Tử Lê được cho là viết về ngày 30/4/75 đã bị sửa lời.

Một email do ông Trần Việt Hải, nhóm Ngôn Ngữ Việt gửi tới với subject: Du Tử Lê dưới mắt VC phản tặc. Một email khác do bạn bè chuyển với đề mục Du Tử Lê (kèm theo chú thích “Miễn bình luận” của người bạn) do một người viết lấy tên là Delta, cũng có bài thơ sửa lời.

Vào Google tìm kiếm tên Du Tử Lê, tôi thấy một bài viết với tựa “Bài viết chém gió về Du Tử Lê – tại Hà Nội” đăng trên tunhan – Worldpress. Bài viết đươc “tái biên tập” tức đã được sửa chữa, viết lại buổi ra mắt tập thơ của ông Lê.

Để bạn đọc dễ theo dõi, tôi xin dẫn lại bài viết của ông Trần Nhương “Nhà thơ Du Tử Lê gặp gỡ bạn thơ ở Hà Nội”:

 

TNc: Tối 3-6-2014, tai Gallery 39 Lý Quốc Sư, Hà Nội, nhà thơ Du Tử Lê có buổi gặp gỡ các bạn thơ và bạn đọc. Rất đông các bạn trẻ và các nhà thơ đến dự. Nhà thơ Bằng Việt, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Thụy Kha, Trần Nhương, Trần Quang Quý, Trung Trung Đỉnh… đã có mặt. Du Tử Lê giới thiệu tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn”, một tập thơ dày dặn với trình bày bắt mắt của họa sĩ Lê Thiết Cương. Nhà thơ Bằng Việt, Thụy Kha, Nguyễn Quang Thiều phát biểu chào mừng Du Tử Lê đã trở về Hà Nội. Con đường dù rất dài rồi cũng đưa người về quê Mẹ.

ĐÔI NÉT VỀ DU TỬ LÊ

Thi sĩ Du Tử Lê. Ảnh: Trần Triết

Thi sĩ Du Tử Lê. Ảnh: Trần Triết

Sau Hiệp định Genève, 1954, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.

Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài “Bến tâm hồn”, đăng trên tạp chí Mai.

Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn.

MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ

ai nhớ ngàn năm một ngón tay

Tháng tư tôi đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối khuya
Có môi chưa nói lời chia biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia

Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân ai dưới tàng phong ốm
Mà tiếng giày rơi như suối reo

Tháng tư khao khát, đêm, vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao anh biết trăng không lạnh
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi

Tháng tư hư ảo người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi : một khán đài
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về tự biển khơi

Tháng tư xe ngựa về ngang phố
Đôi mắt nào treo mỗi góc đường
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một bến song

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như chiều : tôi mồ côi

Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã trộn, như sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương ?

Tháng tư rồi sẽ không ai nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai rồi sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

Tháng tư người nhắc làm chi nữa
Cảnh tượng hồn tôi đã miếu thờ
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa…đã …mưa

Mai kia sống với vầng trăng ấy
người có còn thương một bóng cây
Góc phố còn treo đôi mắt bão
Ai nhớ ngàn năm một ngón tay ?

(Nguồn:http://trannhuong.com/tin-tuc-18088/nha-tho-du-tu-le-gap-go-ban-tho-ha-noi.vhtm)

Bài viết của ông Trần Nhương đã bị “tái biên tập”, đăng trên website tunhan – A fine Word Press.com site như sau (chữ in đậm là chữ tái biên tập, không thấy ghi tên người tái biên tập):

ĐÔI NÉT VỀ DU TỬ LÊ

Sau Hiệp định Genève, 1954, vì nghe lời dụ dỗ của Mỹ Ngụy, Lê Cự Phách di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Cao học (?) Đại học Văn Khoa.

Là môt thiên tài, ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài “Bến tâm hồn”, đăng trên tạp chí Mai.

Du Tử Lê từng mang quân hàm Trung Tá (?), thuộc Quân ngụy Saigon, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân Ngụy), và là giáo sư Văn học của nhiều trường trung học Sài Gòn (?)

MỘT BÀI THƠ CỦA DU TỬ LÊ, (đã bị sửa)

(viết về 30 tháng Tư/ 1975)

ai nhớ ngàn năm một nỗi mừng

Tháng tư đã đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối
 đường
Có môi, 
không nói lời ly biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia

Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân 
giải phóng từng khu phố
Và tiếng 
chân người như suối reo .

Tháng tư khao khát, ngày vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao 
ngưòi biết trời đang sáng
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi
 .

Tháng tư sum họp người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi: một 
bóng cờ
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về 
tự mỗi nơi.

Tháng tư binh mã về ngang phố
Đôi mắt 
nhìn theo một nỗi mừng
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một 
bóng cờ

Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như người: 
Một nỗi vui

Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã
 trả hờn sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương?

Tháng tư rồi sẽ ngàn năm nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai 
ngu sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi

Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa!
Cảnh tượng hồn tôi 
những miếu đền
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa…đã …mưa

Mai kia sống với vầng sao ấy
người có còn thương một bóng
 ai
Góc phố còn treo 
ngời lãnh tụ
Ai nhớ ngàn năm một 
bóng ai?

(Nguồn:http://tunhan.wordpress.com/2014/12/31/bai-viet-chem-gio-ve-du-tu-le-tai-ha-noi/)

Người tái biên tập bài viết ông Trần Nhương cố ý tô đỏ những chữ đã đước sửa đổi để cho người đọc thấy rõ ông ta không có ý đạo văn mà chỉ nhằm mục đích châm biếm, chế nhạo Du Tử Lê.

Sau khi biết bài viết của ông Trần Nhương có bản quyền, tác giả bài “tái biên tập“ đã phải đăng lại bài nguyên tác của ông Trần Nhương trên website tunhan-Word Press.com. Đăng lại nhưng không xin lỗi tác giả Trân Nhương cũng như Du Tử Lê vì đã vi phạm luật bản quyền.

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu mọi việc ngừng lại ở đó. Không ngờ có một bàn tay bí mật nào đó xóa hết những dấu vết tái biên tập của tunhan trên WordPress rồi chuyển đi, gây nên một sự hiểu lầm rộng lớn rằng Du Tử Lê làm thơ ca ngợi Hồ Chí Minh và chiến thắng của cộng sản VN ngày 30.04.1975.

Trở lại với Du Tử Lê, ông tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942, người tỉnh Hà Nam. Ông di cư vào Nam năm 1954, là một sĩ quan quân lực VNCH, cấp bậc cuối cùng là đại úy (có người nói ông đã lên thiếu tá), là phóng viên chiến trường cho tờ báo Tiền Phong của quân đội VNCH.

Du Tử Lê là người có nhiều bài thơ nổi tiếng được phổ nhạc như Khúc Thụy Du, Đêm Trăng Nhớ Sài Gòn, Khi tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra biển…, ông cũng là người Viêt Nam duy nhất có thơ đăng trên 2 nhật báo lớn ở Mỹ là New York Times , Los Angeles Times và được 2 tờ báo này phỏng vấn.

Năm 1998, nhà xuất bản W. W. Norton, New York đã chọn Du Tử Lê vào một trong năm tác giả Việt Nam để in vào phần “Thế kỉ 20: thi ca Việt Nam” khi tái bản tuyển tậpWorld Poetry An Anthology of Verse From Antiquity to Our Present Time (Tuyển tập Thi ca thế giới từ xưa đến nay).

(Nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Du_T%E1%BB%AD_L%C3%AA)

Điểm quan trọng cần nói ở đây, Du Tử Lê là một trong ba người bị Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam kết án tử hình khiếm diện trên đài phát thanh của họ vào ngày 17.04.1975, cùng với Mai Thảo, Phạm Duy vì có thái độ chống cộng quyết liệt.

Ngày 30.04.1975 Du Tử Lê theo làn sóng người chạy trốn chế độ cộng sản qua Mỹ và định cư ở đó.

Thời thế thay đổi, chế độ cộng sản dùng kế sách lấy mỡ nó mà rán nó, áp dụng cho Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Khánh Ly…,Hà Nội cho phép ông Du Tử Lê về nước ra mắt tập thơ Giỏ Hoa Thời Mới Lớn cũng như gặp gỡ các văn nhân, thi sĩ trong nước.

Buổi ra mắt thơ nói trên của ông bình lặng, không ồn ào, gây nhiều tiếng vang, không có gì đáng nói, kể cả từ phía chế độ CS. Lý do nào báo chí Hà Nội hoàn toàn im lặng trước việc một nhà thơ “ngụy” một kẻ đã từng bị kết án tử hình khiếm diện lại có thể về Hà Nội, bình yên ra mắt một tập thơ? Một viêc lạ chưa hề xẩy ra dưới một chế độ độc tài, gian ác, phi nhân như chế độ Hà Nội.

Truy tìm các bài viết khác của báo chí, truyền thông cộng sản tức báo lề phải trong nước, không thấy có bài nào lên án Du Tử Lê, ngoại trừ một bài của báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh đăng ngày 18.08.2005 với tựa Bộ Mặt Ngạo Mạn Của Du Tử Lê của hai tác giả Trọng Đức và Lê Nguyễn, phản hồi cho việc Nhà xuất bản Văn nghệ xuất bản tập thơ Du Tử Lê, với nhiều ý kiến công kích cả về thi ca lẫn con người của ông.

Điều đó có thể hiểu là, rút kinh nghiệm từ vụ Khánh Ly, lần này Hà Nội khôn ngoan, không vội vã cho truyền thông, báo chí trong nước đánh phá Du Tử Lê ngay lúc đó. Họ để yên, sáu tháng sau vào dịp đầu năm 2015 mới đem ra tập bắn, nhưng lần này nham hiểm hơn, dùng ngay bài thơ của ông, cho sửa lời rồi phát tán trên mạng, đi kèm một bài tái biên tập đăng trên website tunhan -worldpress.com

Sau bài “tái biên tập”, một số bài khác ở hải ngoại tiếp tục lên tiếng mạt sát, chửi bới Du Tử Lê là kẻ phản bội, làm nhục quốc thể VNCH như bài Dê Chết Trong Lu của Hồ Công Tâm hay bài thơ Ai Thấu Thành Xưa Một Vết Buồn của Cuồng Sinh…

Điều không ai có thể chối cãi được Du Tử Lê là người hám danh. Ở vào tuổi 72, với những thành công, danh vọng trong thơ văn đã có, lẽ ra ông không nên về nước ra mắt tập thơ trong lúc này, khi văn hóa, đạo đức đã suy đồi môt cách trầm trọng khó lòng cứu chữa.

Dù Du Tử Lê chưa hề có những lời nói, tuyên bố có ý nghĩa phản bội hoặc nhục mạ, xúc phạm đến cộng đồng NVHN nhưng ông đã đánh mất lòng tự trọng. Sự trở về Hà Nội, ra mắt tập thơ của ông cũng đã mang ý nghĩa đầu hàng cộng sản VN khi những người như Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày cũng như rất nhiều người trẻ tuổi khác vẫn bị chế độ bắt giữ, kết án, hoặc trục xuất khỏi đất nước chỉ vì họ tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân.

Cho phép Du Tử Lê, tên “phản quốc” bị kết án tử hình khiếm diện về nước, ra mắt tập thơ rồi ra đi một cách bình an, không cần phê bình, chỉ trích, chửi bới như Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ ngày nào, Hà Nội không tốn một viên đạn mà Du Tử Lê vẫn bị bắn xối xả.

Không biết giờ đây, ngồi tìm lại trong Giỏ Hoa Ngày Mới Lớn của mình, ông Du Tử Lê có thấy hoa nào là hoa Dân Chủ và Tự Do không?

© Thạch Đạt Lang

© Đàn Chim Việt

 

103 Phản hồi cho “Du Tử Lê và những viên đạn bắn sau lưng”

  1. Người yêu Nê says:

    DTL khi vô học khóa Bảo An còn là dân Đệ Tứ,
    mà nhảy lên làm ráo sư học đại hồi nào, ta?
    Chàng ta mon men cái đại úy, mà khoe mì các
    đồng chí mình là …trung tá cho oai…

    Tuyên Láo Cộng Phỉ tưởng là vớ được con cá
    nhớn, nên tung hê làm toáng lên…

    Kém tư cách và tầm thường. Cho con D ! Hèn!

  2. Tập Làm Văn says:

    TA CHỐNG CỘNG HAY TA TRỐN CỘNG?

    Vắt tay lên trán ta tự hỏi
    Ta chống cộng hay trốn chúng đây
    Câu hỏi này thôi thúc ta hằng ngày
    Không thẹn lòng ta quyết chí từ nay

    Ta chống Cộng hay ta trốn Cộng?
    Nếu trốn cộng
    Ta đã chẳng có mặt nơi đây
    Mà cắm đầu vào những cuộc chơi trác táng

    Có những đêm ta thức suốt đến sáng
    Nhìn về quê mẹ
    Đồng bào ta sống quá khổ
    Lãnh đạo cộng sản biết xấu hổ hay không?

    Ta chống Cộng hay ta trốn Cộng?
    Không nên buồn vì câu hỏi bông lung
    Đã bao năm ta có nhiều ác mộng
    Bởi quê mình, Việt cộng quá gian manh

    Hôm nay tôi góp mặt với các anh
    Đàn Chim Việt tâm tình xin trao đổi
    Xin nói rằng, ta chống cộng quên thôi
    Ai trốn cộng, kẻ đó thật quá tồi!

  3. Huong Nguyen says:

    Không 1 cá nhân bình thường nào mà có thể sống sót, lành lặn được với thi ca. Rồi cũng như 1 cuộc chạy đua , đuối sức, bổ nhào.

    Vì thi ca là 1 cái đinh và nhà thơ là những người đi trên đinh, đinh nhọn.

    Cho nên những nhà thơ là những người phải chuẩn bị cho mình 1 huyệt đạo, huyệt hình ảnh, huyệt chân dung – phải là như vậy!

    Nếu có đau thì cũng chỉ là niềm đau của loài chim bói cá.

    Ôi! thịt heo! Ôi acid uric! Gout!
    Còn có ai qua đời để hiểu:
    Ngón tay ta đau đến ngàn năm!…

    • NGÀN THƠ says:

      THƠ

      Thơ là tiếng nói tâm hồn
      Nó như tiếng nước trong nguồn chảy ra

      Nếu thơ kiểu chiếc lá đa
      Phất phơ trước gió chỉ là vô duyên

      Nên thơ nhằm để tuyên truyền
      Hay nhằm mua tiếng đều điên trên đời

      Đó là những đứa con rơi
      Đâu con chính thức của người làm thơ

      Bởi thơ là chính hồn người
      Đâu như bạc giả của người xài thơ

      Nhà thơ thật thì làm thơ cho sướng
      Sướng như ta là một kẻ chơi thơ
      Nhà thơ dỏm vốn làm thơ hộc gạch
      Giống con trâu bì bỏm kéo thớ cày
      Cái khác nhau là tài hay là tứ
      Khác từ nguồn mới nghệ thuật thi ca
      Nói chung lại nhà thơ người tài tử
      Còn thợ thơ luôn chỉ kẻ ba hoa

      Ba hoa đi với chích chòe
      Nhà thơ đi với tâm hồn thi ca

      THƠ NGÀN
      (20/01/15)

  4. Lão Ngoan Đồng says:

    2010-02-27 21:11:20
    DA10

    Với tôi, thơ thời tị nạn, Cao Tần là số một, như bài này.

    Thư quê hương như tên hề ốm nặng
    Hồn tang thương sau mặt nạ tươi cười
    Son phấn hân hoan phủ nghìn cay đắng
    Mắt lệ đầy miệng hát những lời vui

    Ta biết thư em vượt muôn cửa ải
    Mắt sài lang soi nát cả linh hồn
    Em chẳng được khóc cùng ta bằng chữ
    Thì gửi chi dăm khẩu hiệu buồn nôn

    Gửi cho anh vài sợi tóc mẹ già
    Rụng âm thầm trên hiên chiều hiu quạnh
    Nuôi một bầy con cuối đời vẫn lạnh
    Cho anh hôn ơn nặng một thời xa

    Anh muốn thở mùi nhọc nhằn nô lệ
    Gửi cho anh manh áo rách con thơ
    Con chào đời ta rừng sâu lính trẻ
    Ta non cao con tập nói u ơ
    Giờ bước đầu đời chân non vấp ngã
    Muốn nâng con nào biết có bao giờ.

    Gửi cho anh viên sỏi nhỏ bên đường
    Anh sẽ đọc ra trăm nghìn lối cũ
    Gửi cho anh vài nhánh cỏ quê hương
    Anh sẽ đọc đất trời ta đã thở

    Và gửi cho anh một tờ giấy trắng
    Thấm nước trời quê qua mái dột đêm mưa
    Để anh đọc mênh mông đời lạnh vắng
    Em tiếc thương hoài ấm áp gối chăn xưa

    ****

    Re: Hãy để thi ca và âm nhạc cùng cất cánh bay lên (I)
    2010-02-28 02:21:43
    vietnam_adam

    2010-02-27 21:11:20
    DA10

    Với tôi, thơ thời tị nạn, Cao Tần là số một, như bài này.

    Thư quê hương như tên hề ốm nặng
    Hồn tang thương sau mặt nạ tươi cười
    Son phấn hân hoan phủ nghìn cay đắng
    Mắt lệ đầy miệng hát những lời vui

    ——–

    RIÊNG TẶNG DA10 VÀ NHỮNG NGƯỜI VIỆT VƯỢT BIÊN ĐỦ LOẠI [đường thủy, đường bộ, đường rừng v.v...; that means thuyền nhân, bộ nhân, lâm nhân, tường nhân (vượt tường ô nhục Bá Linh), kể cả phi nhân là bằng đường hàng không, sau cùng hỗn hợp (mixed) nhân vượt biển bằng mọi kiểu như Lý Tống chẳng hạn :-)) ! ]

    ĐÔI TA MẤT HẾT CHỈ CÒN CÓ NHAU
    (Mùa Đất Thấp, nhxb Cái Đình 1998, Hòa Lan, trg 185-188)

    Một số ca khúc phổ thơ viết sau biến cố tháng 4/1975 được Phạm Duy gom lại trong tuyển tập nhạc số 6 dưới tựa đề ĐÔI TA MẤT HẾT CHỈ CÒN CÓ NHAU. Như chúng ta đã biết sau đại hoạ trên gia đình nhạc sĩ PD chia làm hai; nhạc sĩ cùng vợ và mấy đứa con gái (lúc đó còn nhỏ) may mắn đi thoát qua Mỹ vào những giờ phút cuối cùng, còn cả bốn người con trai còn kẹt lại trong nước ! Vợ chồng nhạc sĩ như điên như dại, một phần vì thương nhớ con, mặt khác lo sợ cho chúng không tránh khỏi đòn thù CS. Hai ông bà ngoài những lo toan ổn định cuộc sống nơi xứ người, còn phải lo lắng dành dụm tiền bạc gửi về cho các con tìm đường vượt biên. PD im hơi lặng tiếng khoảng hai năm.

    Qua cơn chấn động tinh thần ban đầu, thiên chức của người nghệ sĩ yêu nước trong con người PD trỗi dậy mạnh mẽ, để rồi cuối cùng ông cho đăng trên tạp chí Quê Mẹ (chú thích: của ông Võ Văn Ái) số 26 ra ngày 14-10-1978 ở Paris bài hát TA CHỐNG CỘNG HAY TA TRỐN CỘNG dưới bút hiệu Đỗ Quyên !

    Đầu năm 1979 PD cho ra mắt tập nhạc HÁT TRÊN ĐƯỜNG TỊ NẠN, trong đó có bài HÁT TRÊN ĐƯỜNG VƯỢT BIỂN viết vào đúng lúc các người con của ông đang tìm cách chạy trốn khỏi “thiên đường CS” (tháng 10-1978) và những bài hát nổi tiếng trong thời điểm vượt biên cao độ, như Ở BÊN NHÀ EM KHÔNG CÒN ĐỨNG ĐỢI ANH, 1945 CHA BỎ QUÊ HƯƠNG 1975 CON BỎ NƯỚC. Cũng trong tập nhạc này. PD mượn thơ của cố thi sĩ Vũ Hoàng Chương để viết lên bài hát tôi cho là thâm thúy và ý nghiã nhất, bài CÓ PHẢI TÔI LÀ NGƯỜI QUÊ HƯƠNG RUỒNG BỎ GIỐNG NÒI KHINH ?

    Có phải tôi là người quê hương ruồng bỏ ?
    Có phải tôi là người giống nòi khinh ?
    Có phải tôi là người quê hương nguyền rủa ?
    Có phải tôi là người giống nòi xua ???
    Quê hương tôi ơi ! Tôi sinh ra ở đấy …
    Tôi lớn lên cùng với phận cỏ cây.
    Vững chắc như tre, đam mê như ngọn lúa …
    Tôi bán rễ vào nước mặn đồng chua

    =========
    Bổ túc :

    TA CHỐNG CỘNG HAY TA TRỐN CỘNG

    Ta chống Cộng hay ta trốn Cộng
    Ðây là điều ta phải hỏi ta
    Ta chống Cộng hay ta trốn Cộng
    Ðây là điều ta phải hỏi ta, nhắc tạ
    Ta nếu sống như con chuột nhắt
    Quên đời bằng ly rượu buồn tênh
    Hay vùi đầu trong cuộc đỏ đen
    Nô lệ tiền, ham gái đẹp, gái hoang
    Ta nếu sống như dân ngoại quốc
    Quên mình là con của Rồng Tiên
    Quên đồng bào đau khổ triền miên
    Ta được quyền đơn độc ngủ yên.

    Ta chống Cộng hay ta trốn Cộng
    Ðây là điều ta phải hỏi ta
    Ta chống Cộng hay ta trốn Cộng
    Ðây là điều ta phải hỏi ta, nhắc tạ
    Ta đã thắng, khi ta vượt thoát
    Ra ngoài, cùng bao bạn đồng hương
    Nuôi hận thù ta nhủ người thương
    Ta phải về, ta chiếm lại quê hương
    Ta hãy cất cao lên lời hát
    Của loài người yêu chuộng Tự Do
    Dân Quyền và Dân Tộc của ta
    Ta phải về xây lại đời tạ

    KẾT
    Ta chống Cộng, ta không trốn Cộng
    Ta và cả trăm ngàn đồng hương
    Mai này rồi, ta về Việt Nam mến yêụ

    ================

    Mang tâm trạng “hận gấp ngàn lần khi chúng đánh ông văng” của những người Việt lưu vong sau “đại thắng mùa xuân 75″, nhà văn Lê Tất Điều bí mật đội lốt dưới bút hiệu CAO TẦN (CT) viết những bài thơ thật độc đáo gửi đăng trên báo Bút Lửa vào năm 1977 và đã gây nên “một biến cố trong sinh hoạt văn nghệ tha hương” như trong Lời Giới Thiệu THƠ CAO TẦN của nhà văn lão thành Võ Phiến: “cái hấp dẫn của CT đó là một tâm sự vừa bi thống vừa phẫn uất, một phong thái ngang tàng trong tuyệt vọng. Người tị nạn nhìn vào thơ CT thấy niềm đau đớn xót xa … của chính mình, những anh hùng mạt lộ.”

    Nhạc sĩ PD chắc hẳn có những lúc chia sẻ tâm trạng ấy với bạn mình khi nhận được thư nhà. Vào năm 1978 nhạc sĩ đã phổ trọn vẹn bài thơ THƯ QUÊ HƯƠNG của CT viết đúng hai năm sau cái ngày đại họa của đất nước, tháng 4/1977. PD chỉ thay đổi đây đó chút đỉnh lời thơ, riêng tựa đề ông đổi thành THƯ EM ĐẾN

    Thư em đến như một tên hề ốm nặng
    Hồn tang thương sau mặt nạ tươi cười …
    Bao phần son không che nghìn cay đắng !
    Mắt lệ đầy miệng hát những lời vui …

    Rời cõi thơ CT gần năm năm, ta những tưởng nhạc sĩ như quên mất, bởi đầu thập niên 80 nhạc sĩ đang bận rộn với NGỤC CA (PD luôn luôn là con người của thời cuộc, điểm nóng nào cũng có mặt ông nơi hàng ngũ tiên phong). Nhưng không, ông vòng trở lại bạn mình vào năm 1982, với hai bài phổ thơ CT: MAI MỐT ÔNG VỀ và XA EM, ANH VỀ.

    Bài thứ nhất viết theo nhịp điệu “vui nhộn”, phổ gần như nguyên văn bài thơ Mai Mốt Anh Về của CT sáng tác vào tháng 3/1977. Đây là bài thơ 8 chữ, nhiều khổ, mỗi khổ bốn câu rất quen thuộc trong cõi thơ CT. Riêng tôi rất thích bài thơ này, đúng ra tôi phục lăn thi sĩ. Vào thời điểm ấy lừa thù CS còn cháy rực trời Tây, thế mà nhà thơ của chúng ta quan niệm “Đem đại nghiã thắng hung tàn/ Lấy trí nhân thay cường bạo”.
    Xin trích dẫn vài câu trong bài thơ để bạn đọc thấy được lòng từ bi, vị tha của nhà thơ:

  5. Lão Ngoan Đồng says:

    Riêng tặng Thắc-Mắc và Nguyễn Tha Hương để lưu lại một chút tình đồng điệu yêu thơ yêu nhạc nhé.

    Đó là lời còm dưới bài víêt Hãy để thi ca và âm nhạc cùng cất cánh bay lên (I) của Nguyễn Văn Lục.

    Re: Hãy để thi ca và âm nhạc cùng cất cánh bay lên (I)
    2010-02-27 17:58:03
    vietnam_adam

    Thưa qúi hữu,
    (…)

    3/
    RIÊNG TẶNG THÀY SÁU NAM ĐỊNH :-) !

    Xin ghi lại đây một phần tôi viết về Nguyễn Tất Nhiên và Phạm Duy (sách đã dẫn, trg 180-185 khổ A5)

    NTN là nhà thơ trẻ “ngổ ngáo” một cách đặc biệt dễ thương của thập niên 70 trong miền Nam. Lý do nào khiến vị nhạc sĩ thành danh lâu năm PD phổ một mạch trong năm 1973 những sáu (6) bài thơ của chàng ta: THÀ LÀ GIỌT MƯA, CÔ BẮC KỲ NHO NHỎ, EM HIỀN NHƯ MA SOEUR, ANH VÁI TRỜI, HÃY YÊU CHÀNG, HAI NĂM TÌNH LẬN ĐẬN ?
    Khi tôi đặt câu hỏi ấy, nhạc sĩ cho biết: ” …Sau khi tôi phổ bài thơ TLGM để lăng-xê Duy Quang, anh ấy đem thơ đến nhà tôi để phổ nhạc thêm. Lúc đó đang có phong trào nhạc trẻ, loại thơ NTT do tôi phổ nhạc có vẻ ăn khách, và do nhu cầu DQ luôn luôn cần bài mới để hát, cho nên tôi có tới sáu bài nhạc phổ thơ NTN …”.
    Nói thế ko có nghiã là nhà thơ trẻ này may mắn gặp thời hơn là có thực tài. Trong video Thúy Nga chính PD nói với Lê Văn là, trong lúc những thơ tình vẫn chảy xuôi một dòng như cũ thì bỗng nhiên ông khám phá ra một bài thơ tình rất nghịch ngợm, dễ thương của NTN để phổ thành bài Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ theo thể loại nhạc Rock thời đại mới. Nhạc sĩ còn khen nhà thơ trẻ bạo gan, dám đụng đến những điều cấm kỵ như Chúa, Phật, các tu sĩ nam (linh mục) và nữ (ma soeur).

    Tây là Sud Asia), rồi Đại Nam tái bản vào năm 1980, tôi mới thấy qủa là chàng thi sĩ trẻ này “chịu chơi: hết mình. Đồng thời tôi mới khám phá ra nhiều điều lý thú.

    - CÔ BẮC KỲ NHO NHỎ phổ từ bài thơ Đám Đông (trg 60-63) :

    cô bắc kỳ nho nhỏ
    tóc “demi-gaVon”
    chiều vui chân đón gió
    có thương thầm anh không?
    cô bắc kỳ nho nhỏ
    tóc “demi-garVon”
    cười ngây thơ hết nụ
    tình cờ thấy anh trông
    (1973)

    - Và hai đoạn đầu của Hồng Trần, được PD lấy ý để viết ra ca khúc ANH VÁI TRỜI

    em mùa thi cũng xênh xang
    áo mới còn bay mùi tơ hàng
    ta tiếc dùm ai từng sợi tóc
    rụng lẻ loi sầu trên vai ngang …

    Trong băng cassette ghi âm lại những bài hát phổ thơ NTT của PD do Duy Quang hát chứa nhiều điều thú vị. Thí dụ trong AVT khi Duy Quang dứt tiếng câu hát “Anh vái trời, anh vái trời ! Đôi ta dễ có ! Bày trẻ oe loe, oe oe”, nối tiếp bằng tiếng khóc oe oe của trẻ con thật, khiến cho ca khúc trở nên thật ngộ nghĩnh, thật dễ thương. Tương tự trong ca khúc CBKNN có xen lẫn tiếng cười trong trẻo, dòn tan, pha chút nghịch ngợm của cô em Bắc Kỳ be bé xinh xinh, khiến người nghe thấy vui tai, trẻ lại

    THÀ LÀ GIỌT MƯA là từ bài thơ Khúc Tình Buồn (trg 32-33) kết hợp với một đôi câu chữ của bài thơ Duyên của tình ta con gái bắc (trg 52-53)

    người từ trăm năm
    về ngang sông rộng
    ta ngoắc mòn tay
    … trùng trùng gió lộng
    (thà như giọt mưa
    vỡ trên tượng đá
    thà như giọt mưa
    khô trên tượng đá
    có còn hơn không
    mưa ôm tượng đá)
    (Khúc tình buồn -1970)

    - HAI NĂM TÌNH LẬN ĐẬN là ca khúc phổ từ bài thơ cùng tên. Vẫn những câu thơ ngắn năm (sáu) chữ, lời giản dị và dám đụng đến các bậc chí tôn Chúa, Phật, nhưng giọng điệu đượm nhiều phần nhẫn nhục, khiến hơi thơi hơi khác lạ:

    hai năm tình lận đận
    hai đứa cùng xanh xao
    mùa đông, hai đứa lạnh
    hơi thở dài như nhau

    hai năm tình lận đận
    hai đứa càng hư hao
    em không còn thắt bím
    nuôi dưỡng thời thơ ngây
    anh không còn lính quýnh
    giữa sân trường trao thư !…

    - Ma Soeur (trg 40-43) là bài thơ năm chữ của nhà thơ trẻ họ Nguyễn tên Tất Nhiên, được PD phổ thành EM HIỀN NHƯ MA-SƠ. Cạnh đó nhà thơ của chúng ta còn sáng tác bài thơ năm chữ khác có tựa đề là Linh Mục (trg 22-25), được nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang chuyển đổi thành bản tình ca VÌ TÔI LÀ LINH MỤC. Cả hai bài thơ và hai ca khúc trên đều nhanh chóng trở thành “top-hits” trong thập niên 70.

    MA SOEUR

    đưa em về dưới mưa
    nói năng chi cũng thừa
    phất phơ đời sương gió
    hồn mình gần nhau chưa ?

    tay tay từng ngón tay
    vuốt lưng em tóc dài
    những trưa ngồi quán vắng
    chia nhau tình-phôi-thai
    (1971)

    LINH MỤC

    dĩ vãng là địa ngục
    giam hãm đời muôn năm
    tôi – người yêu dĩ vãng
    nên sống gần Sa-Tăng
    ngày kia nghe lời qủy
    giáng thế thêm một lần
    trong kiếp người linh mục
    sao gầy cơn điên trăng ! …
    (1970)

    PD đã phổ như sau trong EM HIỀN NHƯ MA-SƠ

    đưa em về dưới mưa
    nói năng chi cũng thừa
    như mưa đời phất phơ
    chắc ta gần nhau chưa ?

    tay ta từng ngón tay
    vuốt tóc em lưng dài
    đôi ta vào quán trưa
    nhắc nhau tình phôi pha …

    - OANH (trg 14-15) là bài thơ tình vui hiếm thấy trong cõi thơ (tình buồn, sáng tác trước 1975) của NTN. Bài thơ mang nhiều hình tượng so sánh diễm tuyệt, với lời lẽ tình tứ, lãng mạng, khiến ta có cảm tưởng đang đọc một bài thơ tình thời tiền chiến !
    Cụm tư ngữ “hãy yêu chàng, yêu chàng …” là câu khởi đầu ở mỗi khổ. Có những chỗ ngắt câu thật duyên dáng: “chàng bơm tình đầy trong ngực em, xinh”, hay “chàng thắp tình soi dáng em nhỏ, lười”.
    Điểm đặc biệt khác nữa là tựa đề mang tên một người con gái rất ngắn gọn, nhưng thí tứ được dãn ra qua những câu thơ kéo dài, hơn hẳn những bài thơ thất tình khác !

    hãy yêu chàng, yêu chàng như yêu dòng sông
    ngậm ánh trăng non bàng bạc đêm rắm
    sông chở phù sa về ươm lộc mới
    chàng chở tình về cho mắt em ngoan

    hãy yêu chàng, yêu chàng như yêu áng mây
    lãng đãng trôi xuôi ngon thuở mộng dài
    mây ủ mưa hồng thơm hoa kết trái
    chàng ủ tình hồng thả tóc em bay …
    (1969)

    PD đã chuyển đổi bài thơ thành bản tình ca mang cái tên thật hấp dẫn HÃY YÊU CHÀNG ! Nhạc sĩ chỉ thay đổi vài chữ, còn lại ông giữ nguyên các hình ảnh trữ tình của thơ.

    PD cho tôi hay nhà thơ bị bệnh tâm thần từ nhỏ. Như vậy ngoài nhà thơ “điên” Bùi Giáng được coi là thần thi (ông làm thơ dễ như lấy đồ trong túi, và mỗi lần thơ ông ra từng chùm, chứ không phải chỉ độc mỗi một bài), văn học VN hiện đại còn có một nhà thơ “điên” thứ hai.
    Điên như NTN mà đã cho ra mắt ít nhất sáu thi tập : Nàng thơ trong mắt (VN, 1966), Dầu mưa qua đất (VN, 1969), Thiên Tai (VN, 1970), Thơ Nguyễn Tất Nhiên (1969; tái bản tại Paris 1980), Chuông mơ (Cali, 1987), Tâm dung (Cali, 1989) và nhạc tập NHỮNG NĂM TÌNH LẬN ĐẬN (Cali, 1984).

    Thơ của NTN được các nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc như PD và hai nhạc sĩ du ca hàng đầu là Nguyễn Đức Quang với Nguyễn Hữu Nghiã (tạp chí Làng Văn); cả nhạc sĩ Anh Bằng cũng tham gia phổ nhạc bài thơ Trúc Đào (trg 58-59) với những câu thơ thật hay:

    … Chiều xưa có ngọn trúc đào
    Mùa thu lá rụng bay vào sân anh
    Mùa thu lá rụng êm đềm
    Như cô với cậu cười duyên dại khờ
    (1973)

    (còn tiếp)

  6. Nguyễn Tha Hương says:

    Tôi xin thêm :
    Những bài thơ lục bát của DTL tôi thấy ít sai niêm luật hơn. Riêng bài “Đêm nhớ trăng Saigon” có phổ nhạc :
     @Lão Ngoan Đồng says:
     Nói đi cũng nên nói lại, bài thơ DTL được Phạm Đình Chương phổ nhạc thành bài ĐÊM NHỚ TRĂNG SÀI GÒN quả là … hết xảy !
    https://www.youtube.com/watch?v=ZMPk57lY6ZY
    Tương tự như bài KHI TÔI CHẾT HÃY ĐEM TÔI RA BIỂN
    https://www.youtube.com/watch?v=gkay4Ld8em0
    CÁM ƠN ĐỜI, CÁM ƠN NGƯỜI :-) !

    Câu thứ 9 (chữ tình) & câu 10 (chữ lành) bị ép vận nhưng OK :
    nhớ em kim chỉ khíu tình
    trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
    Ba câu cuối cùng sai âm vận:
    nhớ nghĩa trang quê bạn bè
    nhớ pho tượng lính buồn se bụi “đường”
    đêm về theo vết xe “ lăn”
    tôi trăng viễn xứ, sầu “ em” bến nào ?

    NTH

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Dear Nguyễn Tha Hương,

      1/
      Tôi không biết bài thơ ra sao, nhưng lời và giai điệu (melody) bài hát rất hay.

      Vì không rõ bài thơ thể loại nào, cho nên khó mà bình về niêm luật ở đây cùng bạn.
      Thực ra niêm luật chỉ để hướng dẫn cho những người chưa kinh nghiệm làm thơ thôi.
      Kẻ thừa kinh nghiệm lắm khi chơi trò lạc vận, để gây chú ý, tôi cho là thế.
      Chả khác gì các nốt chỏi trong âm nhạc vậy, để gây sự chú ý, hơn là sai thật sự.
      Nói khác đi sai “cố ý”, sai có tỉnh thức, sai có chủ đích … Ngắn gọn, cái sai của bậc thày, bậc sư đó mà thôi :-) !

      Tuy nhiên không thể phủ nhận Ý hay TỨ THƠ thật hết xảy; cách dụng NGÔN cũng vào hàng vào siêu đẳng của Du Tử Lê trong hai bài thơ đã nêu ra !

      Thú thật là tôi kô ngâm kíu để rành rẽ về cõi thơ Du Tử Lê, ngoài hai bài thơ được phổ nhạc trên, nên xin mạn phép đàn ngang cung về TỨ THƠ và DỤNG NGÔN rất giới hạn như rứa thôi ! Mong thông … cổ :-) !

      2/
      Riêng về Phạm Đình Chương, tôi cho là ông thuộc vào hàng sư tổ, chả khác nào Phạm Duy, khi phổ nhạc vào thơ, khiến thơ chấp cánh bay lên tận chín tầng trời cao.
      Nhạc nâng thơ lên ngang tầm thời đại, giúp cho thơ hay trở nên bình dân và phổ cập trong đại chúng. Thơ làm cho nhạc thêm phần lóng lánh, muôn màu muôn sắc, sống mãi theo thời gian !

      Thí dụ Phạm Đình Chương phổ nhạc bài thơ Mộng Dưới Hoa của Đinh Hùng, Đôi Mắt Người Sơn Tây của Quang Dũng, Nửa hồn thương đau của Thanh Tâm Tuyền …

      Phạm Duy phổ nhạc vào thơ Minh Đức Hoài Trinh (Kiếp Nào Có Yêu Nhau; Đừng Bỏ Em Một Mình); thơ Phạm Thiên Thư, thơ Cung Trầm Tưởng (Tiễn Em; Mùa Thu Paris); thơ Nguyễn Tất Nhiên, Hoàng Cầm, Nguyễn Chí Thiện, Hàn Mặc Tử …

      Lòi bài nhạc

      Đêm về trên bánh xe lăn
      Tôi trăng viễn xứ, hồn thanh niên vàng
      Tìm tôi đèn thắp hai hàng
      Lạc nhau cuối phố, sương quàng cổ cây
      Ngỡ hồn tu xứ mưa bay
      Tôi chiêng trống gọi, mỗi ngày mỗi xa
      Đời ta tan nát chiêm bao
      Tôi trăng viễn xứ, sầu em bến nào

      Đêm về trên chiếc xe qua
      Nhớ tôi xa lộ, nhớ nhà Hàng Xanh
      Nhớ em, kim chỉ khứu tình
      Trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
      Nhớ mưa, ôi nhớ mưa !
      Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
      Nắng Trương Minh Giảng, lá hè Tự Do
      Nhớ nghĩa trang xưa, quê hương bạn bè
      Nhớ pho tượng lính, buồn se bụi đường

      • Nguyễn Tha Hương says:

        1/
        Xin thưa cùng Lão Ngoan Đồng : lới bình của Bs. LMC quá tuyệt !!! Có lẽ vì có kinh nghiệm khám bịnh nhận nhiều nên bắt đúng mạch ?
        Tôi đâu có phê bình về những bản nhạc được phổ qua thơ của DTL . Tôi chỉ nói riêng về thơ thôi.
        Có nhiều bản nhạc rất hay khi nhạc sĩ phổ từ thơ ra. Các nhạc sĩ tài danh đôi lúc phải xin nhà thơ cho sửa lại một chút ít lời thơ cho hợp với giai điệu , và đôi lúc nhạc sĩ còn phải thêm và bỏ bớt câu , cú pháp trong bài thơ nữa. Như vậy thi sĩ nổi danh có phải là nhờ người nhạc sĩ tài ba, khéo dùng nốt nhạc điêu luyện để đưa bài thơ thành tuyệt vời thêm ? Có nghĩa là người nhạc sĩ đã đồng cảm xúc và đồng điệu với bài thơ nên mới sáng tác một cách xuất hồn đưa thơ bay bổng theo nhạc ?
        Xin LNĐ so sánh bài thơ chính và lời thơ trong bản nhạc có những câu và lời thêm, bớt và sửa lại :
        Đây là bài thơ chính của DTL mà tôi ghi lại từ dutule.com :

        đêm, nhớ trăng sài gòn
        Gửi Trần Cao Lĩnh
        đêm về theo vết xe lăn
        tôi trăng viễn xứ hồn thanh niên vàng
        tìm tôi đèn thắp hai hàng
        lạc nhau cuối phố sương quàng cổ cây
        ngỡ hồn tu xứ mưa bay
        tôi chiêng trống gọi mỗi ngày mỗi xa
        đêm về theo bánh xe qua
        nhớ tôi Xa Lộ nhớ nhà Hàng Xanh
        nhớ em kim chỉ khíu tình
        trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
        nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
        nắng Trương Minh Giảng lá hè Tự Do
        nhớ nghĩa trang quê bạn bè
        nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường
        đêm về theo vết xe lăn
        tôi trăng viễn xứ, sầu em bến nào?

        Và đây là bài thơ trong bản nhạc:
        Lời bài nhạc
        Đêm về trên bánh xe lăn
        Tôi trăng viễn xứ, hồn thanh niên vàng
        Tìm tôi đèn thắp hai hàng
        Lạc nhau cuối phố, sương quàng cổ cây
        Ngỡ hồn tu xứ mưa bay
        Tôi chiêng trống gọi, mỗi ngày mỗi xa
        Đời ta tan nát chiêm bao
        Tôi trăng viễn xứ, sầu em bến nào
        Đêm về trên chiếc xe qua
        Nhớ tôi xa lộ, nhớ nhà Hàng Xanh
        Nhớ em, kim chỉ khứu tình
        Trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
        Nhớ mưa, ôi nhớ mưa !
        Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
        Nắng Trương Minh Giảng, lá hè Tự Do
        Nhớ nghĩa trang xưa, quê hương bạn bè
        Nhớ pho tượng lính, buồn se bụi đường

        2/
        Trích LNĐ : “Thực ra niêm luật chỉ để hướng dẫn cho những người chưa kinh nghiệm làm thơ thôi.
        Kẻ thừa kinh nghiệm lắm khi chơi trò lạc vận, để gây chú ý, tôi cho là thế.
        Chả khác gì các nốt chỏi trong âm nhạc vậy, để gây sự chú ý, hơn là sai thật sự.”
        Thưa LNĐ : Nếu nói niêm luật trong thơ là chỉ để hướng dẫn cho những người chưa có kinh nghiệm làm thơ : đúng . Nhưng phải nói thêm là nó cũng áp dụng luôn cho cả nhà thơ đã thành danh .
        Nếu làm thơ mà không cần theo đúng niêm luật thì chắc chỉ có thơ con cóc là đúng nhất !
        Xin LNĐ vào Google chỉ cần gõ chữ : “luật thơ” thôi, nó sẽ có mấy chục webpages chỉ cách học luật về thơ. Nếu làm thơ mà không có luật thì ngày xưa khi đi học đến lớp đệ lục hay đệ ngũ làm gì có giờ hán văn, việt văn kể cả giờ học nhạc lý ? Nếu LNĐ học chương trình Pháp thì tôi không nói.
        Phải nói là thi sĩ được nổi danh là nhờ có người nhạc sĩ phổ nhạc hay.
        Tôi không dám chê những bản nhạc đã phổ từ thơ của DTL vì nhạc rất hay quyện theo lời thơ ăn khớp với giai điệu . Xin Lão Ngoan Đồng xem lại dùm. Tôi là người rất “mê” thơ , văn, lẫn nhạc ; có lẽ vì thế mà trở nên là người khó tánh khi đọc những gì mình cảm thấy không đúng thì hay lên tiếng.
        Xin đa tạ và rất vui với những lời bình rất chính xác và hay của LNĐ .
        NTH

    • NẮNG NGÀN says:

      THƠ VÀ VÈ

      Thơ sao lắp chữ gọi là thơ
      Nó thật tình ngay chỉ là vè
      Lý gian thơ thẩn là như thế
      Đời chỉ thẩn thờ khen với chê

      Khen chê cục đất chỉ vô vàn
      Bởi có hồn thơ mới quả sang
      Hồn thơ không có thơ là đất
      Đất có hổn thơ nở hoa vàng

      Hoa vàng tự đẹp đó mà thôi
      Đâu phải ai khen ở trên đời
      Hữu xạ tự nhiên hương phải đến
      Đừng mà bôi trét kiểu trời ơi

      Nhà thơ thường sống với chân thơ
      Dung tục thì ra chỉ có vè
      Vè vẫn giả thơ đời tưởng quý
      Nhà thơ chỉ thấy có thơ chơi

      TRĂNG NGÀN
      (16/01/15)

    • NẮNG NGÀN says:

      THƠ VÀ NHẠC

      Thơ mà không nhạc đâu ra thơ
      Nhạc phả vào thơ thơ có hồn
      Âm điệu chẳng qua là nhạc đó
      Nên thơ phổ nhạc bay lên luôn !

      Nhiều thơ dở tệ kiểu trời ơi
      Nhạc sĩ phổ thơ thơ lên trời
      Như vậy biết thơ nhờ có nhạc
      Hồn thơ không có nhạc đâu ra !

      Nhà thơ cũng chính là nhạc sĩ
      Nhạc sĩ bằng lời thơ quả hay
      Nhạc sĩ cũng là nhà thơ đó
      Nhưng thơ đây chính nốt âm hài !

      Nhạc thơ như thế ở trên đời
      Như máu thịt cùng chỉ thế thôi
      Âm vận của thơ là máu huyết
      Người không máu huyết sống đời sao ?

      ÁNH NGÀN
      (16/01/15)

  7. Nguyễn Tha Hương says:

    Du Tử Lê
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Du_T%E1%BB%AD_L%C3%AA
    Trích: “Thơ của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí trong và ngoài nước và được một số đại học dùng để giảng dạy cho sinh viên từ những năm 1990. Năm 1993, G.S. Neil L. Jaimeson chọn dịch và phân tích một bài thơ của Du Tử Lê in trong cuốn Understanding Vietnam, xuất bản bởi liên đại học Berkeley, UCLA, London, là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại Hoa Kỳ và châu Âu. Cho tới nay ông là nhà thơ châu Á duy nhất có thơ đăng trên hai nhật báo lớn của Mỹ là Los Angeles Times, 1983 và New York Times, 1994. Từ năm 1981 tới nay, Du Tử Lê đã có nhiều buổi thuyết trình về thơ tại một số đại học tại Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Úc Châu trong đó có các trường Harvard, UC Berkeley.
    Ông là một trong sáu nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ thứ hai mươi, có thơ được chọn in trong tuyển tập Thi ca thế giới từ thời thượng cổ tới hôm nay / World Poetry – An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time do NXB Norton New York ấn hành năm 1998.”
    Những điều mà Wikipedia viết ra như trên, nếu quả là đúng thì thú thật tôi quá bái phục DTL, điều mà tôi không được nghe ai kể lẫn đọc được trên báo chí trong suốt 40 năm sống trên nước Mỹ. Chỉ có mấy tuần nay ồn ào trên các trang mạng vì bài thơ “ai nhớ ngàn năm một ngón tay” bị sửa lời nên tôi mới quan tâm đến.
    Xin thưa : Tôi không quen biết ông Du Tử Lê và cũng không có ác cảm hay cố ý hạ phẩm giá thơ văn của ông . Tôi chỉ là một người thích thơ văn, do đó khi đọc được bài viết : “Du Tử Lê và những viên đạn bắn sau lưng” của ông Thạch Đạt Lang, tôi rất đỗi ngạc nhiên với bài thơ “ai nhớ ngàn năm một ngón tay” . Bài thơ vô nghĩa, lạc đề và sai âm vận trong nhiều đọạn. Tôi chỉ đọc bài thơ “Khi tôi chết hay đưa tôi ra biển” , bài này hay và không sai niêm luật . Vì tò mò để hiểu thêm về Du Tử Lê nên tôi mới Google xem.
    Những người làm thơ, thường thì ai cũng có những bài thơ hay và bài thơ không hay. Bài thơ không hay có nghĩa là ý và lời thơ không đạt đến mức để người đọc cảm nhận được sự rung cảm qua sự diễn đạt của tác giả, nghĩa là không có hồn thơ . Còn bài thơ mà sai niêm luật dù ít hay nhiều là bài thơ dở , thơ con cóc : “con cóc nhảy ra, con cóc nhảy vô, con cóc ngồi đó” rồi chấm hết !
    Những nhà thơ nổi tiếng ngày xưa như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Quang Dũng, Hồ Dzếnh v..v.. cũng có nhiều bài thơ đọc không thấy có cảm hứng hay ho gì cả nhưng không bao giờ tôi thấy có một bài thơ nào sai niêm luật, như vậy mới gọi là THI HÀO và được đưa vào lãnh vực văn học nước nhà , đại thi hào Nguyễn Du cũng vậy.
    Có rất nhiều người làm thơ amateur cho vui vì thích thơ văn và có tâm hồn thơ phú , họ làm thơ cũng rất hay, không phạm niêm luật . Cũng có người được nổi tiếng là nhờ quen biết các nhạc sĩ, hoặc tình cờ các nhạc sĩ đó đọc một bài thơ nào đó và có sự rung cảm đồng điệu với thi sĩ nên phổ nhạc …. có lẽ DTL cũng may mắn nằm trong số đó, nhất là Phạm Đình Chương là nhạc sĩ nổi danh.
    Còn các thi hào như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Quang Dũng v..v.. đã nổi tiếng sẵn rồi nên mới được nhiều nhạc sĩ chọn rất nhiều bài hay để phổ nhạc .
    Những bài thơ lục bát của DTL tôi thấy ít sai niêm luật hơn. Riêng bài “Đêm nhớ trăng Saigon” có câu thứ 9 (chữ tình) & câu 10 (chữ lành) là bị ép vận nhưng OK :
    nhớ em kim chỉ khíu tình
    trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
    Ba câu cuối cùng sai âm vận:
    nhớ nghĩa trang quê bạn bè
    nhớ pho tượng lính buồn se bụi “đường”
    đêm về theo vết xe “ lăn”
    tôi trăng viễn xứ, sầu “ em” bến nào ?

    ***
    đêm, nhớ trăng sài gòn

    đêm về theo vết xe lăn
    tôi trăng viễn xứ hồn thanh niên vàng
    tìm tôi đèn thắp hai hàng
    lạc nhau cuối phố sương quàng cổ cây
    ngỡ hồn tu xứ mưa bay
    tôi chiêng trống gọi mỗi ngày mỗi xa
    đêm về theo bánh xe qua
    nhớ tôi Xa Lộ nhớ nhà Hàng Xanh
    nhớ em kim chỉ khíu tình
    trưa ngoan lớp học chiều lành khóm tre
    nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
    nắng Trương Minh Giảng lá hè Tự Do
    nhớ nghĩa trang quê bạn bè
    nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường
    đêm về theo vết xe lăn
    tôi trăng viễn xứ, sầu em bến nào?
    Du Tử Lê

    NTH

    • NGÀN THƠ says:

      THƠ VÀ NHÀ THƠ

      Thơ như hơi thở của nhà thơ
      Hơi thở vô ra chẳng tính giờ
      Nó cứ nhịp nhàng như thế đó
      Nhà thơ mới thật sống trong thơ

      Nhưng cũng bao người khờ khạo quá
      Tìm vần lắp chữ gọi là thơ
      Bắc chước nhà thơ ôi mới lạ
      Chỉ thành thói chữ nghĩa ba hoa

      Thơ thường là ý lẫn là tình
      Ý vốn tinh vi tình nồng nàn
      Nếu chỉ lạc toàn như nước ốc
      Khác nào trưởng giả học làm sang

      Làm thơ như đi dạo trên đàng
      Chính đó nhà thơ mới chẳng oan
      Còn thứ sắp vần và đúc chữ
      Có khác gì đâu một lũ còng

      Con còng con rạm vẫn bò ngang
      Cua vẫn nhà cua khó đại bàng
      Khó có bay lên tầng mây thẳm
      Chỉ toàn chen chúc ở trong hang

      THƠ NGÀN
      (16/01/15)

  8. Tien Ngu says:

    Thưa,

    Tiên Ngu khoái cái anh Tây biếm hoạ mới đây diễn tả một câu…để đời:

    Tôi thích được chết…đứng, hơn là sống…qùi…

    Thành thật chia buồn củng ông Du tử Lê. Bao năm kiếm…củi, thiêu trong một giờ…

    Lý ra cái…vụ này, ít có ai hay biết lắm nhe, nhờ em Lang…hê lên, thiên hạ mới…biết nhiều. Không hiểu ông với em ấy có…thù oán gì không?
    Nếu có, chúc ông…may mắn.

    Nhưng ông lê cứ mà…yên chí. Danh…gì đi nữa, thì nó cũng sẽ qua đi, một đời.
    Tắt đèn làm lại, 20 năm sau khi…chết, ông cũng sẽ lại là một…hảo hán tử.

    Lấy tiềng lại mấy hồi?

  9. quandannambo says:

    du tử lết
    *
    lê đi lê lại vẫn còn lê
    đủ cà hai chân chẵng phãi què
    vì chút danh thừa nơi đất bắc
    còng lưng mòn gối lết bò lê*

  10. Giọt Sương Khuya says:

    Du Tử Lê là Cự Phách là môt thiên tài, ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. “Du Tử Lê từng mang quân hàm Trung Tá Quân đội Saigon” (?)

    Anh là chiến sĩ CỘNG HOÀ
    “Giỏ Hoa Mới Lớn” chính là hồn thơ
    Bao năm giữ vững màu cờ
    Màu vàng sọc đỏ khiến thơ đậm tình

    Hôm nay anh đã chuyển mình
    “Giỏ Hoa mới Lớn” tâm tình quê hương
    Và anh đã quyết lên đường
    Về thăm Hà Nội tăng cường giỏ hoa

    Việt Nam giờ đã một nhà
    Bắc-Nam một dải, san hà một ngôi
    Tiếc rằng cộng sản quá tồi
    Tụt hậu đất nước dân thời oán than

    Giận thay bè lũ việt gian
    Một bè tham nhũng, quan tham khắp bề
    Thưa anh Du Tử họ Lê
    Nỡ nào “hoa đẹp” đem kê ghế ngồi!

    • Tập Làm Văn says:

      Anh là một Trung Tá Cộng Hoà
      Tự Do – Dân chủ kết thành hoa
      Giỏ Hoa mới lớn anh trân quí
      Bao năm hải ngoại kết thành thơ

      Hôm nay nhớ nước anh quay lại
      Áo chiến binh cũng đã bạc màu
      Hà Nội quê cũ ôi yêu dấu
      Bốn thập niên rồi vẫn khổ đau

      Tự do không có, dân quá khổ
      Sống dưới độc tài hoa héo khô
      Cộng sản biến dân thành sỏi đá
      Mong gió mưa về, đá nở hoa

      Du Tử Lê, quân hàm Trung Tá
      Anh về Hà Nội với giỏ hoa
      Dân chúng vui mừng ngôi sao lạ
      Hết thời cộng sản đến CỘNG HOÀ?

      • Người iêu Lê says:

        Anh là đại úy Bảo An
        Khai là trung tá giao ban Vịt Cừu
        Thơ anh tình tứ lắm điều
        Thơ quê hương anh bí, con diều đứt dây…
        Ngày lại ngày , ngày lại ngày
        Trụ đền Pagode loay hoay thơ tình…

        Chờ cho em bé nữ sinh
        Anh trao thơ quý liếc tình be be
        Nhưng mà em bé em chê
        Nên thơ anh lắm ê chề tình si

        Anh khoe mặc áo ka ki
        Mà như cụ ký sang đi tối dìa
        Lính gì ? dựa dẫm Vi Xi
        Háo danh nào hỡi chúng chê thơ hèn

        Thôi mà, con đĩ làm duyên…

    • BẠT NGÀN says:

      DU TỬ LÊ !

      Thôi đừng bốc quá chú “Lê” con
      Du tử “thiên tài” kiểu ví von
      Cự Phách làm thơ từ rất sớm
      Nếu nhảm thì đâu đã thiên tài !

      “Giỏ Hoa Mới Lớn” đặt tên thơ
      Cái dỏm ờ kia quả bất ngờ
      Hà Nội vẫn người mê cách ấy
      Bắc Hà Sĩ Khí quả lơ mơ !

      Du tử lang lang hỏi tốt gì
      Lê lê lết lết lợi đời chi
      Cái tên bút hiệu nghe toàn dỏm
      Thử hỏi trên đời có mấy khi !

      Nhìn thơ vốn biết được con người
      Thơ dỏm thì người cũng thế thôi
      Con cóc dễ nào bay lên được
      Trừ phi chắp cánh phượng hoàng ôi !

      THƠ NGÀN
      (12/01/15)

Phản hồi