WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nguyễn Công Bằng: Cuộc chiến cấm vận Nga ai thua, ai thắng?

putin_vs_obama_09
Hoa kỳ đưa ra nhiều lần lệnh trừng phạt kinh tế Nga, Nga tung đòn trả đũa nhưng Mỹ không hề bị hại, chẳng bị gián đoạn mà trái lại, buôn bán vào Nga của Mỹ lại tăng trong khi đó châu Âu, những người theo Mỹ cấm vận Nga lại là kẻ thua thiệt nặng nề. Ngoài nước Đức thì Pháp là kẻ thua thiệt nặng nề nhất. Ngoài gần 30 tỷ Euro thiệt hại trong buôn bán với Nga năm 2014 bị cắt đứt thì thiệt hại nhất trước mắt và lâu dài của Pháp chính là để mất lòng tin của bạn hàng. Tổng thống Pháp cay đắng nhìn thấy sự thất bại từ việc không trao tầu chiến đã đóng cho Nga, do mất uy tín với khách hàng đưa lại khiến Nga đắc lợi từ thương vụ tàu Mistral đổ vỡ.

Ngoài khoản tiền phạt 3 tỷ USD Nga kiếm được từ hợp đồng tàu Mistral với Pháp đổ vỡ, Moskva còn kiếm được hợp đồng bán tiêm kích Su-30MKI cực lớn cho Ấn Độ.

Theo hãng TASS, Ấn Độ đang xem xét khả năng mua bổ sung tiêm kích Su-30MKI của Nga trong trường hợp hợp đồng mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp đổ vỡ. Nguồn tin trên cho biết, đầu năm 2015, New Delhi chờ đợi phái đoàn Pháp tới hoàn thành cuộc thương lượng và ký hợp đồng trị giá 20 tỷ, bán 126 chiến đấu cơ Rafale cho Không quân Ấn Độ. Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán sơ bộ đã nảy sinh một số quan điểm bất đồng đáng kể về quá trình chuyển giao công nghệ và vấn đề trị giá hợp đồng bị tăng gấp đôi khó có thể đi đến thành công hợp đồng mua bán khủng này. Nhưng thực ra, lý do mà Ấn độ lo ngại không giám mua máy bay của Pháp là vì cho rằng Pháp quá phụ thuộc vào Mỹ và một khi quan hệ chính trị thay đổi thì Pháp rất dễ bị Mỹ gây áp lực thay bỏ hợp đồng với khách hàng như trường hợp đóng tầu cho Nga vừa qua.

Quyết định về thương vụ này được thực hiện năm 2012 sau cuộc mở thầu tìm đối tác, nhưng tới nay Bộ Quốc phòng Ấn Độ và nhà sản xuất máy bay Pháp Dassault Aviation vẫn đang tiếp tục thống nhất điều khoản hợp đồng.

Theo điều kiện hồ sơ dự thầu, 18 chiến đấu cơ đầu tiên sẽ được cung cấp như sản phẩm hoàn chỉnh, phần còn lại được sản xuất theo giấy phép tại Ấn Độ bởi Tập đoàn chế tạo quốc gia Hindustan Aeronautics Limited.

TASS cho rằng, bất đồng quan điểm trong hợp đồng tiêm kích Rafale với Pháp không phải là vấn đề duy nhất hiện nay của Ấn Độ. Theo dó, New Delhi bắt đầu cảm thấy lo lắng cho bản hợp đồng này sẽ giống với thương vụ tàu Mistral giữa Pháp và Nga nếu Ấn Độ xảy ra xung đột vũ trang với một bên nào đó.

Đây cũng là điều truyền thông Pháp đã từng cảnh báo Ấn Độ. Cụ thể, tờ La Tribune (Pháp) hồi cuối tháng 11/2014 đã cảnh báo Ấn Độ về số phận của thương vụ tiêm kích Rafale, theo đó hợp đồng có thể bị hủy bỏ nếu chiến tranh xảy ra.

Theo La Tribune, Pháp hoạt động rất tích cực trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là vũ khí. Tình huống với tàu sân bay trực thăng Mistral của Nga đang phá hoại niềm tin của khách hàng với nước Pháp, tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu vũ khí khác như Mỹ, Anh và Nga, khai thác tình hình.

Tiêm kích Su-30MKI  của Ấn Độ

Tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ

Tờ báo này cho biết thêm, hiện nay một số quốc gia xuất khẩu quốc phòng đã gợi ý với Ấn Độ rằng Pháp không đáng tin cậy trong lời hứa, – tờ báo viết tiếp. – về phần mình, người Ấn Độ muốn sự rõ ràng về tương lai các thoả thuận với Paris.
Ấn độ luôn đặt câu hỏi lớn là, nếu ngày mai Ấn Độ có cuộc chiến mới với Pakistan hay Trung Quốc thì liệu Pháp có thực hiện hợp đồng bán Rafale?”

La Tribune đặt ra tình huống như trên và theo tờ báo, “máy bay chiến đấu, tàu chiến đều là các vũ khí có khả năng sử dụng với mục đích quân sự, vì vậy hợp đồng Rafale hoàn toàn có thể bị chung số phận như vụ tàu Mistral bán cho Nga”. Vậy Ấn độ thấy không thể tin vào Pháp một khi kinh tế bị chính trị từ bên ngoại chi phối.

Những diễn biến quanh hợp đồng bán tàu Mistral cho Nga khiến cho uy tín của Pháp bị ảnh hưởng nặng nề trong việc xuất khẩu vũ khí. Vì vậy, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves Le Drian thuyết phục chính phủ Ấn Độ mua máy bay chiến đấu Rafale. Hôm 1/12, ông Jean Yves Le Drian đến Delhi, gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar.

Tiêm kích Rafale

Tiêm kích Rafale

Nếu thỏa thuận bán cho Ấn Độ 126 chiếc Rafale được ký kết, Paris hy vọng sẽ nhận được ít nhất 20 tỷ USD. Tuy nhiên, Delhi không vội vã đi đến quyết định cuối cùng, không chỉ vì chi phí khổng lồ của giao dịch. Vụ bê bối với việc Pháp từ chối bàn giao tàu sân bay trực thăng Mistral cho Nga đang làm cho Paris mất uy tín với tư cách là nhà cung cấp vũ khí tin cậy. Chuyến đi của tổng thống Putin sang Ấn độ vừa qua chắc chắn càng làm cho Ấn độ không còn say sưa theo đuổi hợp đồng này nữa mà thay vào đó sẽ là các hợp đồng với Nga, bạn hàng truyền thống của Ấn độ xưa nay.

Quay lại hợp đồng Pháp Ấn, rắc rối trong giao dịch với Mistral cực kỳ bất lợi cho Pháp. Theo ước tính khác nhau, chỉ riêng tiền phạt do sai phạm hợp đồng với Nga đã có thể đạt tới trên 3 tỷ Euro. Nhưng dường như áp lực của Mỹ còn lớn hơn nhiều so với tất cả thiệt hại về kinh tế và uy tín đất nước. Sự phụ thuộc của Pháp vào tình hình chính sách đối ngoại như vậy không thể không khiến cho Ấn Độ quan ngại.

Phó Giám đốc Trung tâm phân tích tình hình mua bán vũ khí thế giới Vladimir Shvarev cho biết: “Việc từ chối chuyển giao tàu Mistral cho Nga chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến hình ảnh của Pháp với tư cách là nhà xuất khẩu vũ khí đáng tin cậy.
Rất dễ hình dung rằng nếu Hoa Kỳ muốn gây áp lực đối với Ấn Độ – chẳng hạn, khi có bất đồng nào đó về hợp tác trong WTO – họ có thể ép Paris chấm dứt thực hiện hợp đồng Rafale. Khi đó không quân Ấn Độ sẽ có nguy cơ thiếu đồng bộ máy bay chiến đấu hiện đại.

Brazil và Trung Quốc đã nếm trải nguy cơ tương tự. Theo các phương tiện truyền thông quốc tế, các nhà ngoại giao của những nước này bắt đầu hoài nghi về triển vọng hợp tác quân sự-kỹ thuật với Pháp.

Cuối cùng tờ La Tribune kết luận, nếu cảm thấy rủi ro thật sự với hợp đồng Rafale, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ hủy hợp đồng và chuyển sang mua tiêm kích Su-30MKI của Nga.

Như vậy, ngoài khoản tiền phạt 3 tỷ USD Nga kiếm được từ hợp đồng tàu Mistral với Pháp đổ vỡ, Moskva còn kiếm được hợp đồng bán tiêm kích Su-30MKI cực lớn cho Ấn Độ. Và cuối cùng, Nga là người được lợi nhiều nhất nó sẽ đền bù kha khá sau những chỉ dẫn của cây gậy Mỹ mà Pháp a dua trừng phạt và không giao thầu đã đóng cho Nga.

Người ta cho rằng càng kéo dài tình trạng này thì Pháp càng mất uy tín sâu hơn, và nếu Nga không nhận tầu Pháp đóng thì đó mới là hậu họa nặng nề mà Pháp phải gánh đòn hiểm tự chính mình gây ra. Người ta cũng đặt câu hỏi là nhiều nước khôn khéo không gây mất lòng Mỹ nhưng cũng chẳng làm mất lòng Nga như Nhật và Nam hàn. Cách hóa giải của tổng thống Pháp mới là điều làm người ta cho là không khéo léo và như người hoảng loạn trước gậy của mỹ mà tự lấy súng bắn chân mình. Tháo gỡ vấn đề là một việc làm chẳng dễ chút nào.

Ngày 3 tháng 1 năm 2015.

© Nguyễn Công Bằng

© Đàn Chim Việt

92 Phản hồi cho “Nguyễn Công Bằng: Cuộc chiến cấm vận Nga ai thua, ai thắng?”

  1. Trần Lệ says:

    Thế giới cần có Nga và ngay NaTo và Mỹ cũng phải cần Nga. Trò hai mặt này chắc sẽ tan biến. Hãy đọc bào báo này bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn.
    Bị đe doạ, NATO vội vã tìm đến Nga
    Cập nhật lúc: 12h28″ | 09/01/2015
    Sau khi xảy ra vụ khủng bố kinh hoàng ở Paris hôm 7/1 và có hàng loạt cảnh báo về việc Châu Âu sẽ là mục tiêu tấn công của khủng bố trong thời gian tới, NATO đã vội vã tìm đến Nga.
    Ảnh minh họa
    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm qua (8/1) phát biểu, Nga nên là đồng minh của liên minh này trong cuộc chiến chống khủng bố sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố kinh hoàng nhất trong vòng 5 thập kỷ trở lại đây nhằm vào nước Pháp. Những kẻ khủng bố đã tấn công vào văn phòng toà soạn báo Charlie Hebdo ở giữa thủ đô Paris, khiến 12 người thiệt mạng, trong đó có 8 nhà báo, 2 sĩ quan cảnh sát, 1 nhân viên bảo dưỡng và một vị khách.
    “Nga nên là một đồng minh của chúng ta trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Đó là lý do tại sao chúng ta phấn đấu tìm kiếm một mối quan hệ mang tính hợp tác hơn, xây dựng hơn với nước Nga”, ông Stoltenberg cho biết.
    Tổng thư ký NATO cũng nói thêm rằng, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương và Nga – nước láng giềng lớn nhất của liên minh ở Châu Âu đang “làm việc cùng nhau trên một loạt vấn đề quan trọng như chống khủng bố”.
    Ông Stoltenberg cũng lên án vụ tấn công vào trụ sở toà soạn báo của Pháp, miêu tả đó là một hành động tấn công vào sự tự do báo chí và tự do ngôn luận.
    Những phát biểu trên của người đứng đầu liên minh quân sự lớn nhất thế giới hiện nay được đưa ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Nga và NATO đang hết sức căng thẳng vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Hồi tháng 4 năm ngoái, NATO thẳng thừng tuyên bố ngừng các hoạt động hợp tác quân sự với Nga, hạn chế các cuộc tiếp xúc song phương ở cấp đại sứ và cấp cao hơn vì sự bất đồng giữa hai bên trong cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
    Hồi tháng 5 năm ngoái, Phó Tổng thư ký NATO Aleksander Vershbow còn tuyên bố, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương cần phải đối xử với Nga “như một đối thủ hơn là một đối tác”.
    Tiếp đó, trong bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc cũng hồi năm ngoái, Tổng thống của nước Mỹ – thành viên hàng đầu của NATO đã miêu tả Nga là mối đe doạ quốc tế lớn thứ hai của thế giới – sau dịch bệnh Ebola và trước cả nhóm khủng bố khét tiếng thế giới mang tên Nhà nước Hồi giáo.
    Về phía mình, cảm thấy bị đe doạ bởi các hoạt động củng cố sự hiện diện quân sự của NATO ở Ba Lan và các nước Baltic – các nước láng giềng của Nga, Moscow hồi tháng 12/2004 đã tuyên bố coi NATO là mối đe doạ hàng đầu đối với an ninh của nước Nga trong học thuyết quân sự mới.
    Đảo chiều quan hệ Nga-NATO vì mối hoạ khủng bố?
    Với những phát biểu mới nhất của Tổng thư ký NATO, người ta hy vọng mối quan hệ Nga-NATO sẽ đảo chiều sau khi rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
    Khi cùng phải đối diện với một mối đe doạ cực kỳ đáng sợ, người ta sẽ có xu hướng đoàn kết, liên kết lại với nhau, tạo thành một khối sức mạnh để chống lại mối đe doạ. Trường hợp của Nga và NATO được hy vọng sẽ tiến triển theo hướng đó.
    Trước khi xảy ra vụ tấn công khủng bố gây rúng động thế giới ở thủ đô Paris của nước Pháp, Nga và NATO xem nhau như kẻ thù. NATO thậm chí còn tuyên bố cắt đứt quan hệ với Nga. Bản thân quan hệ giữa Nga và Pháp cũng đang lao đao, khốn đốn vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
    Tuy nhiên, vụ khủng bố Paris đã dấy lên hồi chuông báo động về sự đáng sợ của chủ nghĩa khủng bố. Và ngay lập tức, cộng đồng thế giới bắt đầu thể hiện sự đoàn kết, sẵn sàng cùng nhau đương đầu với cái ác, với chủ nghĩa khủng bố đang gây rối loạn khắp nơi.
    Nga đã ngay lập tức chia sẻ với nước Pháp về vụ khủng bố ở Paris dù hai nước đang “căng như dây đàn” vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, vì hợp đồng tàu chiến Mistral bị dền dứ bao lâu nay. Tổng thống Nga Putin đã ngay lập tức gọi điện cho Tổng thống Pháp Hollande để bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc với nước Pháp và người dân Pháp về vụ khủng bố kinh hoàng vào toà soạn báo Charlie Hebdo. “Nhà lãnh đạo Nga đã lên án hành động dã man, tàn bạo của những kẻ khủng bố đồng thời bày tỏ hy vọng kẻ thủ ác sớm bị bắt và phải đối mặt với sự trừng phạt thích đáng”.
    Sau đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Pháp Laurent Fabius cũng có cuộc điện đàm, tái khẳng định về sự cần thiết đối với mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong cuộc chiến chống khủng bố.
    Trên thực tế, sự đoàn kết, hợp tác của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là giữa các nước lớn, liên minh lớn với nhau là vô cùng cần thiết, quan trọng có tính sống còn trong việc đối đầu với những thách thức toàn cầu. Chủ nghĩa khủng bố là một trong những thách thức toàn cầu đáng sợ nhất, đáng báo động nhất. Nếu không có sự chung tay của các nước, thách thức từ chủ nghĩa khủng bố sẽ ngày một tăng lên và có nguy cơ khi cả thế giới rơi vào tình trạng bất ổn, rối loạn.
    Châu Âu hiện nay đang được cho là một trong những mục tiêu hàng đầu của chủ nghĩa khủng bố kể từ sau khi một liên minh hùng hậu gồm hơn 60 nước tham gia vào cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo – nhóm khủng bố đáng sợ nhất thế giới hiện nay.
    Lệnh trừng phạt của Mỹ đưa ra sẽ đứt hơi. Đó là nhận định của báo chí phương Tây hiện nay.

    • Tudo.com says:

      Trích: “Trước khi xảy ra vụ tấn công khủng bố gây rúng động thế giới ở thủ đô Paris của nước Pháp, Nga và NATO xem nhau như kẻ thù. NATO thậm chí còn tuyên bố cắt đứt quan hệ với Nga. Bản thân quan hệ giữa Nga và Pháp cũng đang lao đao, khốn đốn vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.”

      Theo tin mật, CIA và tình báo Liên Âu đã đặt câu hỏi:

      Sự cấm vận của Mỹ và Liên Âu, đồng thời giá dầu xuống quá thấp làm Nga không cách nào gượng dậy nổi. Vì thế, liệu Putin đã giựt dây tụi khủng bố hồi giáo quá khích “Quậy” ở Paris và sẻ còn quậy nhiều nước khác nữa cho thúi luôn ?
      Và dư luận đang nghi vấn, sao lại không ? Bởi CS là thầy khủng bố và Putin là tay KGB lão luyện mà.

    • Chán Ngắt says:

      Chỉ cần nhìn “Mốc thời gian” trong cái còm của Trần Lệ là biết Trần Lệ là kẻ vừa Sạo vừa Ngu !!! Thời gian Trần Lệ gởi bài cho Đàn Chim Việt được ghi là lúc 05:14 giờ ngày 09 tháng 1 2015 mà sau đó Trần Lệ viết ” Bị đe dọa NATO vội vã tìm đến Nga. Cập nhật lúc 12 giờ 28″ 09/01/2015 !!! Như vậy là khi lên mạng lúc 5 giờ 14 mà Trần Lệ lại đưa một cập nhật lúc 12 giờ 28″ ngày 09 tháng 01 2015 là thế nào ??? bộ Trần Lệ có phép “Nham Độn” đi trước thời gian những 7 giờ 14 phút hay sao ? Sạo quá đi thôi.!!!
      Hơn nữa phát biểu của Tổng Thư Ký khối NATO chỉ là lời phát biểu cá nhân, mà phát biểu này thật sự khôn ngoan tâng bốc Nga cho Nga phụ một tay diệt bọn khủng bố thì chỉ có lợi chẳng có hại. Trần Lệ phải biết khi đã được đề cử là một Tổng Thư Ký khối NATO thì người đó chẳng có ngu như Trần Lệ đâu.

  2. Tôi thấy nhận định của tác giả rất chính xác và ngày hôm nay báo chí Đức Pháp đã đăng bài sau đây:
    Putin đang cho EU nếm ‘trái đắng’
    09/01/2015 14:31
    Tin tức
    (TNO) Châu Âu đang trải qua nỗi lo giảm phát và khung cảnh u tối của các hướng giải quyết. Điều này làm người ta nhớ tới thứ “vũ khí bí mật” mà Tổng thống Putin tự tin trong ngày họp báo cuối năm.
    Putin đang cho EU nếm ‘trái đắng’ – ảnh 1Tổng thống Nga Putin – Ảnh: Reuters
    Châu Âu đang trải qua nỗi sợ hãi mang tên giảm phát. Với chỉ số tiêu dùng giảm 0,2% trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hồi tháng 12 theo con số do CNN cung cấp, đây là lần đầu tiên kể từ đợt khủng hoảng kinh tế 2009 Liên minh châu Âu (EU) có giảm phát.
    Nó cũng kéo theo việc euro tụt giá thấp nhất so với USD sau 9 năm. Vào ngày 6.1, tỉ giá euro/USD là 1 euro chỉ đổi 1,1876 USD, theo marketwatch.
    Khó tháo gỡ
    Sự giảm phát của khu vực châu Âu, mà Forbes gọi là “lạm phát tiêu cực”, sẽ dễ dẫn tới một vòng xoáy suy thoái kinh tế khó tìm thấy lối thoát. Nếu mức giá cứ tụt như hiện nay, có thể kích thích mua hàng, song đa số lại tạo tâm lý chung: Người dùng không muốn mua ngay, vì họ sẽ đợi… tụt giá tiếp mới mua.
    Vào lúc này, tất cả đều đang trông đợi ở chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi. Theo các cuộc phỏng vấn của BBC, CNN, Forbes… gần đây, phương án “nới lỏng định lượng” (QE) đang được xét tới, và sẽ có quyết định cuối cùng trong buổi họp ngày 22.1 tới của EU.
    Châu Âu nếm trải sự ‘tổn thương’ khi đối đầu Nga 2Các nước như Hy Lạp tạo cản trở cho sự phát triển của EU – Ảnh: AFP
    Nới lỏng định lượng được hiểu là in thêm tiền, mua trái phiếu chính phủ, bơm thêm tiền vào thị trường để kích thích mua sắm. Nói cách khác, nó là điều mà Nhật Bản những năm 1990 và Mỹ năm 2008 đã làm để thoát khỏi cảnh giảm phát.
    Tuy nhiên, Forbes nhận định chỉ nới lỏng định lượng thôi cũng chưa đủ để EU giải quyết tình hình. Nó sẽ cần thêm các cải cách kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội…
    Nới lỏng định lượng có thể gây mâu thuẫn trong cộng đồng EU và khu vực Eurozone nói riêng, bởi tỉ lệ mua trái phiếu chính phủ sẽ không đồng đều. Nó phụ thuộc vào đóng góp của từng thành viên vào EU. Hơn nữa, một số thành viên “yếu” như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha hay cả Hy Lạp vẫn còn đối mặt rất nhiều vấn đề. Chỉ riêng Tây Ban Nha và Hy Lạp, đợt giảm phát đã ghi nhận tới 1/4 của dân số hai nước này đang thất nghiệp. Quá khó cho EU.
    Châu Âu nếm trải sự ‘tổn thương’ khi đối đầu Nga 3Tổng thống Nga Putin đã có cơ sở tự tin – Ảnh: Reuters
    Một chi tiết nữa: Có nên giữ Hy Lạp ở lại Eurozone hay không. Cuộc họp của EU diễn ra chỉ 3 ngày trước khi Hy Lạp bầu cử lại, và nếu có sự thay đổi trong nội các nước này, nó sẽ là điều quyết định đến tương lai của Athens trong cộng đồng EU, Reuters dẫn lời thủ tướng Đức Angela Merkel.
    Đòn đau từ lệnh trừng phạt Nga
    Tháng 8.2014, trang Quartz (qz.com) đã có bài viết cho rằng “Vũ khí bí mật của Nga để đối đầu với châu Âu là sự giảm phát”. Tháng 12.2014, tờ Independent của Anh giật tít: “Nỗi đau nước Nga, sự đón nhận từ phía phương Tây – sự sụt giảm giá dầu”.
    Trong các bài tương tự như vậy, báo chí phương Tây đã dự đoán trước kết quả lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây áp vào Nga thực tế sẽ chỉ là “đòn hy sinh”, mà trong đó ai cũng tổn thương.
    Chính việc giá dầu giảm đã tổn hại kinh tế Nga, nhưng cũng khiến chi phí sản xuất giảm theo giá thành một cách quá nhanh chóng và điều này tạo nên giảm phát.
    Putin đang cho EU nếm ‘trái đắng’ – ảnh 4
    Tổng thống Putin: “Kinh tế Nga sẽ phục hồi, khi các yếu tố bên ngoài thay đổi “Yếu tố bên ngoài” ấy là thái độ của EU. Và có lẽ, “thái độ” ấy sẽ thay đổi nhanh chóng khi họ nhận ra sự thiệt hại hiển hiện? – Ảnh: Reuters
    Trang Quartz dẫn thông tin cho thấy việc cấm vận Nga đã khiến nhà sản xuất và người dùng mất niềm tin tiêu thụ. Ví dụ việc cấm xuất khẩu rau quả đến Nga đã làm nông nhân ở khu vực EU lo lắng, và các chính phủ phải nhảy vào trợ giá lương thực, thực phẩm trong bối cảnh cung nhiều hơn cầu.
    Nói cách khác, việc Nga liên tục tuyên bố chính họ cũng sẽ trả đũa EU về lệnh cấm vận là điều không phải ảo tưởng. Điện Kremlin vẫn hiểu họ có gì trong tay và một khu vực đồng euro ngày càng suy yếu sẽ tự bản thân cảm thấy khó khăn trong việc cấm vận.
    Đây là một “cuộc chiến” cả hai bên đang cầm cự nhau. Thành – bại của nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin và sức chịu đựng của mỗi bên. Mà bản thân EU vốn đã là một liên minh với nhiều thành viên, sẽ dễ đối mặt cảnh xào xáo hơn.
    Đến lúc này, hãy nhớ lại câu nói của Tổng thống Nga Putin ở buổi họp báo cuối năm tại Moscow: Kinh tế Nga sẽ phục hồi, khi các yếu tố bên ngoài thay đổi. “Yếu tố bên ngoài” ấy là thái độ của EU. Và có lẽ, “thái độ” ấy sẽ thay đổi nhanh chóng khi họ nhận ra sự thiệt hại hiển hiện?

  3. cam ca. says:

    1/Đoc DCV với bài viết kèm nhiều phản hồi ca nợi Nga ,làm nư Nga đè đầu Mỹ xuông gỏ vài cái ,gỏ luôn mấy ông lãnh tụ Châu Âu vì hình như ai cũng NGU khi cấm vận Nga. Buồn cho Mỹ và Âu Châu ,thua con cọp Putin hay nói đúng hơn là vỏ sĩ hạng nặng putin.
    Nga sở hữu một kho vũ khí nguyên tử.
    Nga có tàu phá băng gắn đầu đjn thám hiễm B? và đx thữ băn tên lữ hàng ngàn mét .
    Nga có …Nga cố….
    Nga lại liên minh với Ấn Đô,nhất là TC.TCB hứa giúp Nga ,thầu hết dầu khí của nga.:một hình thức chống Mỹ…
    2/Tuy nhiên kẻ góp lờ, nhĩ là Nga có nguyên tử ,Mỹ không có sao ?
    Tàu phá băng Nga không vào sát tàu Đức ,sau cùng Mỹ phải vào cứu .Vậy tàu Mỹ hay Nga tối tân hơn?
    Vũ khi Nga nhiều bao nhiêu tối tân bao nhiêu thì cứ so nk dành cho QP mổi nước là biết được,
    Ngoài ra đồng rúp Nga xuống giá thê thảm . Đồng rúp chĩ còn 1/2 giá so vói đông Mỹ kim.Dân chúng thi nhau tiee tiền mua hàng ngoại có giá đẻ dự trữ (nhớ lại vụ đổi tiền của vc.dân một pần mất trắng ,một phần đỏ xô ra mua ,vét hàng hóa ,thực phẩm).
    BT/BQP Ấn Độ cảnh giác QG ,dân và quân về hiểm họa chiến tranh vói Pakistan và nhất là TC.
    3/Kết luận là xin cho biết TIN vào AI?
    (c)

  4. Hoàng Hôn Phương Tây says:

    Các Bồi Bút theo lề như loài cừu có bình luận cách đây 2 tháng: Lệnh cấm vận làm Nga u đầu thì Phương Tây cũng sứt trán. Phương Tây có sứt trán không thì chưa biết, trong khi đó ngành du lịch Việt Nam, cụ thể là tại Khánh Hoà sống nhờ vào khách từ Nga bị Sứt Trán đầu tiên – Tiếp theo là ngành khai thác dầu (bán chỉ thấy lỗ khi giá dầu dưới 60USD/b. Miếng cơm, manh áo của mình lo chưa xong, rảnh rỗi ngồi lo cho Phương Tây?
    Tầm nhìn các Bồi Bút hay 3 triệu Đảng viên VN chỉ đến luỹ tre làng cho nên thấy vài ba tỷ hay vài ngàn tỷ USD rất là to. Nên nhớ, Phương Tây và Mỹ sở hữu gần 2/3 lượng tri thức (không phải tri thức giấy và tri thức hữu nghị như Việt Nam nhá) trên thế giới. Đây chính là tài sản và GDP của họ. Lực lượng này tạo ra giá trị gia tăng không giới hạn cho nền kinh tế của họ. Còn sống nhờ vào Tài Nguyên và Nông Sản sớm hay muộn cũng sẽ đến Hồi Kết.

  5. Những người nói ông Nguyễn công Bằng viết đơn đặt hàng nhưng hãy sang Mỹ mà hỏi những lời đây ai nói? Bản chất không muốn lắng nghe sự thật là cái chết của những người ngu dốt là luôn thất bại trong sự nghiệp và cuộc sống, toàn là người kém cõi ở đời mà thôi. Xin tặng họ bài báo này để mà tự nghĩ cho thấy sự thật nhé.
    Tỉ phú Soros: Châu Âu đang tự giết mình khi theo Mỹ trừng phạt Nga [08.01.2015 13:49]
    Xem hình
    Tỉ phú Soros người Mỹ đã cáo buộc các nhà lãnh đạo phương Tây gây chiến lược thù địch, trừng phạt Nga, trong khủng khoảng Ukraine. Ông cho rằng cuộc khủng hoảng này gây ra nguy cơ tử vong cho cả nền kinh tế châu Âu.
    Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times, nhà tỉ phú người Mỹ phàn nàn rằng, các nhà lãnh đạo châu Âu đang đánh giá không đúng mức nguy hiểm của khủng hoảng Ukraine đối với nền kinh tế châu Âu.
    Ông Soros cho biết lệnh cấm vận với Moscow đã có một ảnh hưởng sâu xa hơn với những gì các nhà lãnh đạo phương Tây từng tưởng tượng.
    “Xử phạt Nga sẽ gây áp lực với giảm phát và suy thoái ở châu Âu là điều đã được cảnh báo, nhưng họ đều đã bỏ qua và bây giờ nguy cơ đã trở thành hiện thực. Nó là một cú sốc lớn cho các ngân hàng châu Âu làm ăn với nước Nga”, ông nói.
    Những điều mà vị tỉ phú Mỹ nói đã được chứng minh trên thực tế. Lấy ví dụ rõ nhất là Đức. Kể từ năm 1992, có hơn 6.000 công ty Đức thiết lập hoạt động ở Nga, nơi đã trở thành thị trường lớn cho xe ô tô, dược phẩm và máy móc của Đức. Đức là đối tác thương mại nước ngoài lớn thứ 3 của Nga chỉ sau Trung Quốc và Hà Lan.
    Chỉ vì lệnh trừng phạt Nga mà theo thăm dò của Phòng Thương mại Đức, 36% doanh nghiệp làm ăn với Nga dự kiến sẽ hủy bỏ các dự án do tình hình ở Nga. Và 58% nói rằng họ đã bị tổn thương bởi các biện pháp trừng phạt được phương Tây áp đặt lên Nga hồi tháng 3 năm ngoái.
    Chính điều này đã khiến báo chí Đức phải đặt câu hỏi Mỹ và Anh mượn khủng hoảng Ukraine để trừng phạt Nga nhưng mục đích sâu xa khác là phá hoại nền kinh tế Đức. Chính vì vậy, Đức đang là nước sốt sắng tìm cách giúp Nga phá vòng vây kinh tế vì đó cũng là tự giúp họ.
    Ông Soros là người gốc Hungary, từng đầu tư làm ăn tại cả Ukraine và Nga trong thập niên 1990. Có lẽ tỉ phú Soros hiểu về kinh tế và tâm lý của người Nga, Ukraine hơn cả các lãnh đạo phương Tây.
    Theo vị tỉ phú này, cách tốt nhất mà phương Tây nên làm là bỏ tiền ra giúp chính quyền Ukraine phục hồi nền kinh tế, ít nhất là 50 tỉ USD trong quý đầu năm nay. Tuy nhiên, khó mong Mỹ bỏ nhiều tiền như vậy để giúp đỡ Ukraine khi nước này không phải mỏ dầu mà dầu bây giờ cũng tụt giá thảm hại.

  6. Minh Đức says:

    Bài này viết theo luận điệu của thông tấn xã TASS của Nga. Theo bài này, vụ Pháp không giao tàu Mistral cho Nga có thể ảnh hưởng đến việc Ấn Độ mua máy bay Rafale của Pháp.

    Ấn Độ không có chính sách bành trướng, gây hấn như Nga, mặc dù trong vụ Ukraine, Ấn Độ không phản đối Nga. Khả năng Ấn Độ trở thành hung hăng lấn chiếm lân bang, dù là Pakistan đi nữa rất thấp. Vì thế khả năng Pháp không giao máy bay cho Ấn Độ rất thấp.

    Thứ hai, Ấn Độ mua máy bay của Pháp vì Ấn Độ đã chán máy bay của Nga rồi. Ấn Độ mua máy bay của Nga bao nhiêu năm nay, bây giờ quay qua mua của Pháp. Nếu Ấn Độ không mua của Pháp chưa chắc Ấn Độ sẽ mua của Nga mà có thể sẽ mua máy bay Saab của Thụy Điển hay Euro fighter của Đức, Anh, Ý.

  7. danoan says:

    Anh chàng NCB này có lẽ viết theo đơn đặt hàng. NCB ngồi ở xó nào đó, vuốt râu rồi viết – Pháp sẽ te tua với Nga vì cấm vận.

    Chả lẽ anh Pháp ngu hơn NCB, đành ngồi chịu trận chờ chết.

    Đòn cấm vận Nga là cả Âu châu tiến hành và có bài bản hẳn hoi, cho nên hơn, thiệt họ đã tính toán trước. Trước kia khi Putin chưa đặt Hàng không mẫu hạm của Pháp, vậy nước Pháp đã chết chưa?

    Anh Putin tưởng, ỉ mạnh xâm lược nước yếu, thế giới sẽ nhắm mắt, không ngờ giờ mắc nghẹn. Đồng Rúp thì mất giá, giá dầu thì giảm một nửa, dân Nga đổ xô đem tiền mua đồ có giá trị.

    Dân Nga từ từ sẽ thất vọng về chính sách của Putin. Lẽ dĩ nhiên, đám cận thần của Putin thì giàu vẫn giàu.

  8. Những vấn đề thời sự quốc tế quan trọng thì mù như xẩm nhưng hễ có gì ở Việt nam đánh rắm là ngưởi thấy liền, và thổi lên báo này, rồi ăn nói láo xược thể hiện đạo đức tư cách hạ đẳng đó là những kẻ sân hận rồi vỗ ngực khoe mình giỏi, mình hay nhưng thực ra là những con gián hôi mà thôi. Họ không biết là bạn đọc người ta chán ngán không muốn nói tới họ vì nói là bốc mùi .
    Chuyện về Ucraina, Nga Mỹ quan hệ căng thẳng ông Nguyễn Công Bằng tổng hợp phân tích rất hay nhưng có một điều mà tác giả không nói đến đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến Mỹ nổi xung làm bậy, đó là cuộc chiến Nam cực cho việc chia phần kho tài nguyên ở đây, còn chuyện Cmeria, các vùng tự trị của Ucraina cjir là phần phụ diễn kịch mà thôi.
    Để các bạn đọc hiểu thấu vấn đề này xin trân trọng giới thiệu bài báo sau đây:
    Nhan đề : Nga dư sức đe dọa Mỹ, bằng tên lửa đạn đạo Bulava từ Bắc cực [08.01.2015 07:09]
    Xem hình
    Tổng thống Putin vào tàu ngầm thám hiểm biển Baltic
    Những cuộc thử tên lửa đạn đạo Bulava từ Bắc Cực phát đi một thông điệp đáng rùng mình: Nga dư sức đe dọa Mỹ bằng một loại vũ khí đáng sợ, theo bài báo Newsweek ngày 6.1, nêu Tổng thống Nga Vladimir Putin đi nước cờ đầu trong cuộc đua kiểm soát Bắc cực.
    Hồi tháng 11.2014, chiếc tàu ngầm hạt nhân K-550 Alexander Nevsky của hải quân Nga lặn dưới biển Barents giữa Nga với Bắc cực, phóng thành công một tên lửa bay đến Kamchatka thuộc Viễn Đông Nga.
    Như vậy, Alexander Nevsky cùng hai chiếc Vladimir Monomakh và Yuri Dolgorukiy (thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân Borei mới) đã tiến hành nhiều cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo Bulava.
    Lớp Borei có thể mang tối đa 20 tên lửa hạt nhân Bulava mới. Mỗi chiếc Bulava có 10 đầu đạn hạt nhân, có thể bay tầm xa 8.000 km (quãng đường từ Moscow đến Chicago) cho thấy Nga dư sức đe dọa Mỹ.
    “Vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, phương tây miễn cưỡng thừa nhận Nga là một cường quốc hạt nhân, đầu tư mạnh cho kho vũ khí hạt nhân của họ”, theo giáo sư Pavel Baev của Viện nghiên cứu hòa bình ở Oslo (Na Uy) và từng là nhà nghiên cứu ở Bộ Quốc phòng Liên Xô.
    Các tàu ngầm hạt nhân Nga từ lâu đóng ở vùng biển Bắc cực, như Mỹ đưa tàu ngầm đến Thái Bình dương và Đại Tây dương.
    Lớp tàu ngầm Borei không lớn hơn số tàu cũ kỹ mà chúng thay. Ông Baev nói:
    “Quý vị có thể cãi rằng vài tàu ngầm hạt nhân mới chẳng tạo ra được khác biệt. Nhưng ông Putin đang lao vào một cuộc đe dọa hạt nhân.
    Đó là một cuộc chơi nguy hiểm mà phương tây miễn cưỡng tham gia, và xem ra ông Putin đặt cược vào những gì giúp ông ấy nắm thế trên”.
    Dù 5 cường quốc hạt nhân chính thức-Nga, Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc) đang hiện đại hóa kho vũ khí, cuộc thay số vũ khí thời Liên Xô của Nga là một chương trình đặc biệt tham vọng.
    Tàu ngầm Alexander Nevsky phóng thử tên lửa Bulava
    Ngoài sự đe dọa hạt nhân, quân đội Nga cũng lãnh nhiệm vụ phục hồi sự hiện diện tại Bắc cực.
    Tháng 10.2014, Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu tuyên bố sẽ triển khai các đơn vị quân trên toàn vùng bờ biển Bắc cực từ Murmansk đến Chukotka (tổng khoảng cách là 4.700 km).
    Quân đội Nga đã bắt đầu xây dựng căn cứ ở Mũi Schmidt (Viễn Động Nga) và trên đảo Wrangel và đảo Kotelny ở phần Bắc cực thuộc Nga. Năm tới, Nga dự kiến khánh thành một sân bay ở Mũi Cape Schmidt.
    Đầu năm 2014, Nga mở lại căn cứ quân sự Alakurtti có 3.000 quân gần biên giới Phần Lan. Và tháng 12.2014, ông Putin tuyên bố Bộ chỉ huy Nga ở Bắc cực đã bắt đầu hoạt động.
    Cuộc đua kiểm soát Bắc cực đã bắt đầu từ năm 2007, khi các nhà thám hiểm Nga cắm cờ tổ quốc ở thềm lục địa Bắc cực. Ông Baev nói cuộc đua này đang “nóng” chủ yếu vì Nga tăng cường các hoạt động quân sự kể trên.
    Ông cũng nói Bắc cực là một khu vực của thế giới mà Nga cảm thấy mạnh mẽ.
    Đây là một khu vực có nguồn tài nguyên năng lượng chưa bị khai thác, chiếm 22 % dầu-khí của thế giới, theo Ủy ban thông tin năng lượng Mỹ.
    Nhờ sự thay đổi thời tiết, việc tiếp cận các tài nguyên biển Bắc Cực dễ hơn, thu hút các tập đoàn nhà nước Nga như Statoil, Rosneft đến thăm dò.
    Việc băng tan cũng khiến việc tàu bè đi lại dễ dàng hơn. Năm 2013, có 71 chuyến tàu chở 1,4 triệu tấn hàng trên tuyến hàng hải bắc Bắc cực, giảm được 30 % thời gian di chuyển từ Thượng Hải đến Hamburg (Đức), với sự hộ tống của các tàu phá băng của Nga.
    Nhưng các công ty hàng hải quốc tế không ưng tuyến đường này, và tàu container Trung Quốc không thể vượt qua, theo chuyên gia địa-chính trị Bắc cực Duncan Depledge của tổ chức tư vấn RUSI (Anh).
    Vì thế, 71 chuyến quá cảnh Bắc cực chưa là gì, so với 16.596 chuyến quá cảnh kênh đào Suez hồi năm 2013.
    Nhưng Thụy Điển và Phần Lan (bắc Bắc cực) đang cảm nhận các cơ hội nên đã vận động EU cho phát triển công nghiệp ở Bắc cực. Ngay cả Ba Lan cũng có chương trình Đi Bắc cực.
    Gần vùng Bắc cực, dầu khí và quân sự bắt tay nhau, và “Nga là số 1 không ai chối cãi được”, theo nữ giáo sư Katarzyna Zysk của Viện nghiên cứu quốc phòng Na Uy.
    Tàu ngầm Yuri Dolgorukiy lớp Borei
    Na Uy, Đan Mạch và Canada cũng ráng giữ một vai trò về quốc phòng và kinh tế, trong khi Mỹ ngày càng quan tâm đến việc kiểm soát Bắc cực. Nga theo dõi tất cả tình hình này.
    Na Uy là láng giềng gần nhất của Nga ở Bắc cực, cũng là trung tâm hoạt động quân sự Bắc cực đầu tiên của NATO, đã chuyển quân và khí tài đến miền bắc.
    Thủ tướng Na Uy Erna Solberg nói những quan ngại về Bắc cực buộc nước ông phải giữ chiến đấu cơ lại, không cử qua Syria và Iraq đánh quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
    Hồi tháng 12.2014, Na Uy đã công bố một tàu do thám cực hiện đại để tuần tra trên vùng biển Bắc cực.
    Vì thế, nếu xảy ra Chiến tranh Lạnh phần 2 giữa Nga với NATO, chiến tuyến chính không chỉ dọc theo các nước vùng Biển Baltic, mà cả ở Bắc cực, giữa Na Uy và Nga.
    Phó đô đốc hải quân Đan Mạch Nils Wang là một chuyên gia về Bắc cực, nói:
    “Các hoạt động quân sự của Nga và của các nước châu Âu gần Bắc cực làm Đan Mạch cùng các nước khác của khu vực này lo ngại.
    Dù các căn cứ mở lại đề tuần tra vùng biển, Nga cũng đang sử dụng chúng để phát tín hiệu mạnh mẽ đến thế giới, và với công dân Nga, rằng Moscow nếu cần thiết sẽ bảo vệ sự hiện diện của Nga tại Bắc cực”.
    Tiến Đạt (Một Thế giới)

    • Tien Ngu says:

      Nữa, cũng cò mồi với cái tật…tự bơm, tự sướng…
      Nhưng mà…thay nick lia lịa, ra vẽ ta đây nhiều…nghề.

      Mắc cười quá.

      Thế giới tự do, ai cũng thấy rỏ. Sự trừng phạt kinh tế và giá dầu thô sụt giãm, đã cùng nhau huỷ diệt nền kinh tế của Nga.

      Putin đang…chổng gong, quyền lực thu hẹp dần, tinh thần suy sụp trầm trọng.
      Khó ai đoán được gả mặt ngựa này sẽ…ra sao?
      Điên cuồng tấn công Uraina, tấn công EU, tấn công Mỹ…?
      Hay…cuốn gói chạy dài trước khi bị đối lập giật dây dân Nga tóm cổ treo lên?

      Quả là…quá xá nguy hiểm…

      Lũ Cộng láo thân Nga, cố lẹo lưỡi để…tự trấn an, cố bơm Putin, như năm xưa chúng từng rống lên…Mỹ không được đụng tới…Một Rắc!…

      Rốt cuộc rồi sao?…

      • Tudo.com says:

        TN: “Lũ Cộng láo thân Nga, cố lẹo lưỡi để…tự trấn an, cố bơm Putin, như năm xưa chúng từng rống lên…Mỹ không được đụng tới…Một Rắc!…
        Rốt cuộc rồi sao?…”

        Hỏng có sao hết, có đụng tới. . .Tám Rắc thì tụi em cũng chỉ nhảy tưng tưng lên chút xíu kêu khẹt khẹt cho có lệ rồi. . .đứng khoanh tay. . .nhìn, buồn !

  9. Le thi hong Quan says:

    — Vừa đọc xong cái tựa bài viết thì hấp dẫn thật ! Đọc hết bài viết ,thì thấy thế nào là ai thua ? ai thắng ? …. Tôi không hiểu gì hết !

  10. Tân Thanh says:

    Tào lao quá , rảnh rổi không biết gì nên viết ra thế à , chắc Putin sẽ tặng cho một trái mít .

Leave a Reply to Trần Lệ