WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đọc “Sự thật Hải chiến Hoàng Sa”

 

haichien
Thềm Sơn Hà, sĩ quan hải quân khóa 17 trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang, vừa giới thiệu cuốn sách ông viết về trận hải chiến Hoàng Sa nhan đề “Sự thật Hải chiến Hoàng Sa 19 tháng 1 năm 1974” tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt hôm Chủ nhật 11 tháng 12 , 2014. Thời điểm giới thiệu cuốn sách đúng lúc để đánh dấu kỷ niệm 41 năm tròn của trận hải chiến.
Cuốn sách được tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, nguyên thứ trưởng bộ Giáo Dục VNCH viết lời giới thiệu, và cũng chính ông đích thân giới thiệu trong buổi ra mắt cuốn sách.

Từ lúc cuộc chiến xẩy ra đã có nhiều bài viết và nhiều cuộc phỏng vấn các nhân vật liên hệ bởi các chương trình Việt ngữ của các đài nước ngoài. Người được phỏng vấn nhiều nhất là Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, người có trách nhiệm về trận đánh. Năm 2010 Ủy Ban Hoàng Sa do cựu Thiếu Tá Hải Quân Trần Trọng Ngà (Khóa 12 SQ/HQNT) làm Trưởng Ban cùng với 7 Ủy viên khác đều là cựu sĩ quan hải quân cho xuất bản cuốn Hải Chiến Hoàng Sa.

Cho đến năm 2010, cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là tài liệu đầy đủ và nghiêm túc nhất về trận hải chiến lịch sử này. Chỉ có một thiếu sót là không có những tài liệu còn bảo mật về phía Hoa Kỳ.

Cuốn sách của ông Thềm Sơn Hà bổ túc sự thiếu sót này. Trong Lời Mở Đầu của cuốn sách ông Thềm Sơn Hà viết : “Tôi đã quyết định tu chính lại tất cả các bài tôi đã viết liên quan đến trận hải chiến Hoàng Sa để in thành sách với tựa đề “Sự Thật Hải chiến Hòang Sa”, sau khi nhận được tài liệu cuối cùng mà tôi đã chờ đợi sau gần 9 năm yêu cầu các cơ quan thuộc chánh phủ Hoa Kỳ cung cấp dựa trên đạo luật FOIA (Freedom of Information Act). Và đó là phần giá trị nhất của cuốn sách “Sự Thật Hải chiến Hòang Sa”.

Tuy nhiên tôi có cảm tưởng rằng có nhiều điều qua các tài liệu mật tác giả có được do bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp tác giả thấy hoặc thoáng thấy nhưng không tiện viết ra.

1. Câu chuyện của ông đại úy Gerald Kosh người được tòa tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Đà Nẵng gởi theo tàu hải quân ra Hoàng Sa và có mặt tại đó khi trận đánh diễn ra vẫn úp úp mở mở. Sau khi đượcTrung quốc trả tự do ông ta có viết một báo cáo dài, nay đã được công bố không thấy tác giả ghi lại. Mặc dù bộ Ngọai giao Hoa Kỳ đã phủ lên câu chuyện ông Kosh lờ mờ như chuyện đi chơi, nhưng ai cũng biết ông có một vai trò tình báo.

2. Tác giả không nói rõ việc Hoa Kỳ không cứu vớt thủy thủ HQVN trôi dạt trên biển, một thái độ khó biện minh đối với một đồng minh.

3. Tác giả có ghi lại sự kiện các phi đội Không quân VN vào ngày 21/1/1974 đã sẵn sàng tại căn cứ Không quân Đà Nẵng để ra Hoàng Sa oanh tạc các đơn vị Trung Cộng chiếm đóng đảo và sau đó lệnh hành quân được hủy bỏ. Tác giả không nói lý do tại sao hủy bỏ.

4. Ngày 23/1/1974 TT Nguyễn Văn Thiệu gởi thư yêu cầu TT Nixon yểm trợ “vật chất và chính trị” trước biến cố trên Biển Đông. Sự yêu cầu này nhắm tới ý của TT Thiệu muốn chiếm một số đảo tại Trường Sa. Mấy tuần sau ông đại sứ Martin đã đến trả lời miệng rằng Hoa Kỳ không tán thành những gì TT Thiệu định làm vì e ngại những phản ứng không kiểm soát được của Trung quốc trong đó có vấn đề Hoa Kỳ đang vận động thả tù nhân Mỹ, Việt Trung Quốc bắt tại Hoàng Sa. Tại sao Hoa Kỳ quá lo lắng về phản ứng của Trung Quốc như vậy? Giả thuyết là có một sự sắp xếp giữa hai bên “trên đầu của VNCH” và có thể cả “trên đầu của chính phủ Cộng sản tại Hà Nội”.

5. Sự sắp xếp đó có thể thấy qua cuốn hồi ký chính trị “Years of Upheaval” (Những Năm Tháng Biến Động) của ông Henry Kissinger. Ông Kissinger (lúc đó là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ) thuật lại rằng trong chuyến công du Trung quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 để thảo luận tình hình thế giới với hai ông Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông, hai bên quan tâm nhất đến sự bành trướng thế lực của Nga Xô. Ngoại trưởng Kissinger viết, trong một cuộc thảo luận giữa ông với hai ông Chu và Mao, Mao đồng ý với nhận định của ông Chu rằng Nga xô là mối đe dọa lớn nhất của Trung quốc [Mao went along cheerfully with Zhou’ s implications that the Soviets were now the principal threat... (“Years of Upheaval”, trang 689) ]. Trước đó trong một đoạn tóm tắt mục đích và kết quả của chuyến công du ông Kissinger viết rằng quan tâm chung của ông và ông Chu là tình hình thế giới. Ông cho biết báo chí quốc tế tường thuật chuyến công du của ông tại Trung quốc không thuận buồm xuôi gió vì vấn đề Đài Loan, nhưng thực ra đây là chuyến đi thành công nhất của ông. Hoa Kỳ và Trung quốc đã đạt đến một cái nhìn chung làm cho hai nước thắt chặt mối thân hữu, và vì những lý do tế nhị đối với Nga Xô không thể tiết lộ được.

[Following the now well-established practice the heart of the visit was a detailed review of the international situation by Zhou and me, together with our senior associates... Our ties were cemented not by formal agreements but by a common assessment of the international situation... Most of our conversations, as usual, traced our shared analysis of the world situation, though for equally obvious reason of Soviet sensitivities we could not announce that fact either (“Years of Upheaval”, trang 684) ]. Qua những dòng chữ trên, có lẽ có một thỏa thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa. Lúc đó Hoa Kỳ biết trước sau Hà Nội cũng chiếm Nam Việt Nam và không muốn Liên bang Xô Viết qua đồng minh Hà Nội dùng Hoàng Sa và Trường Sa dòm ngó eo biển Malacca. Trung quốc (đồng minh chiến lược) đóng chốt ở Hoàng Sa chận đường Nga là một nước bài đắc ý của Kissinger .

Các sự việc diễn ra sau đó giải thích giả thuyết này. Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung quốc lén lút đổ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels. Và trong trận đụng độ giữa hải quân Trung quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/1/1974 hạm đội 7 của Hoa Kỳ đứng né ra ngoài. Hạm đội Hoa Kỳ tránh cả việc cứu vớt thủy thủ Việt Nam bị trôi dạt trên biển dù có lời yêu cầu chính thức của Việt Nam Cộng Hòa. Hải quân Trung quốc sau khi đánh bại hạm đội Việt Nam Cộng Hòa đã không truy kích để cho hạm đội VNCH an toàn trở về căn cứ Đà Nẵng (xem bài Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa của đại tá Hà Văn Ngạc). Nhưng Hoa Kỳ đã can thiệp để các thủy thủ và quân nhân bị bắt được đối đãi tử tế và trả về trong một thời gian ngắn. Riêng ông Kosh nhân viên tình báo Hoa Kỳ tháp tùng quan sát bị bắt cũng được trả tự do trong vòng một tháng. Bài viết của đại tá Hà Văn Ngạc ghi nhận rằng trong thời gian trước khi hai bên nổ súng Trung quốc hết sức hòa hoãn. Có lẽ Trung quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ thuyết phục được Việt Nam Cộng Hòa bỏ quần đảo Paracels. Khi hải quân Việt Nam đổ bộ lên tái chiếm các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo Hoàng Sa mà Trung quốc đã chiếm mấy tuần trước đó họ đã bỏ đi không chống cự. Nhưng sau khi biết Hoa Kỳ không thuyết phục được tổng thống Thiệu bỏ Paracels, Trung quốc dùng sức mạnh.

Cũng còn những góc khuất về trận Hoàng Sa chưa có tài liệu nghiên cứu đến. Vai trò của Đô Đốc Trần Văn Chơn, Tư lệnh Hải Quân chẳng hạn. TT Thiệu có thảo luận trực tiếp với ông không? Bộ Quốc Phòng có chỉ thị gì không? Và trong ngày 19/1 khi súng nổ ngoài Hoàng Sa ông đang làm gì? Vai trò của ông Tư Lệnh Hải quân trong trận hải chiến hết sức lờ mờ. Hình như ông muốn tránh ra ngoài cuộc chiến. Với quan hệ gần như huynh đệ với Đô Đốc Zumwalt thời gian ông Zumwalt làm cố vấn cho HQVN trong giai đoạn Việt Nam hóa chiến tranh, có thể Đô Đốc Chơn biết Hoa Kỳ có chương trình bỏ Hoàng Sa cho Trung Quốc, và không muốn làm gì để trái với kế hoạch của Hoa Kỳ mà trên thực tế ông biết cưỡng lại cũng không được.
Ông Thềm Sơn Hà trong cuốn Sự Thật Hải chiến Hòang Sa không đặt bất cứ một câu hỏi nào về cách hành xử và thời biểu làm việc khó hiểu của ĐĐ Chơn trong ngày 19/1. Ông chỉ nêu ra một sự việc do Đại úy Lê Văn Thự, Trung Tâm trưởng Trung tâm Hành Quân Vùng 1 Duyên Hải thuật lại là ĐĐ Chơn đã khóc khi được báo cáo HQ 10 chìm, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương.

Một vấn đề khác là viết từ miền Nam và hải ngoại trận Hoàng Sa lúc nào cũng được miêu tả là một trận chiến oai hùng của chiến sĩ Hải quân Việt Nam hy sinh để bảo vệ bờ cỏi mà không đào sâu về những khiếm khuyết khác. Cuốn sách của ông Thềm Sơn Hà cũng không đi ra ngoài thông lệ đó .

Đầu năm 2014 kỷ niệm 40 năm trận Hoàng Sa, ông Bill Hayton, một nhà sử học làm việc cho đài BBC của Anh xuất bản cuốn “The South China Sea” trong đó ông miêu tả lại với khá đầy đủ chi tiết trận hải chiến Hoàng Sa. Trước khi cuốn sách được chính thức xuất bản ông Hayton viết một tài liệu tóm tắt các diễn biến chung quanh trận đánh phổ biến (ngày 2/2/2014) trên BBC Việt ngữ online.

Ông viết: “Nhân kỉ niệm lần thứ 40 vừa qua, đã có hàng loạt các bài báo viết về trận hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 và lòng dũng cảm của quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Tuy vậy, lại có ít thảo luận về điều thực sự diễn ra trong trận chiến”. Và sự thật qua sự nghiên cứu của ông Bill Hayton trận hải chiến Hoàng Sa không phải là màu hồng .

Ông kết luận “Đánh giá một cách khách quan, trận chiến là một thảm họa, tuy nhiên những lính quay trở về được chào đón như những người hùng. Truyền thông Nam Việt Nam được kể lại rằng đội tàu VNCH đã làm chìm hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần. Trận chiến được thêu dệt ly kì như huyền thoại vào đúng dịp Tết. Nhưng trên thực tế, đó lại là một thảm họa”

Bài viết của ông Hayton đã tạo ra nhiều phản ứng trong giới Hải quân VNCH từng nghiên cứu về trận Hoàng Sa, cho rằng ông Hayton có ý mạ lỵ Hải quân VNCH. Lối hành văn của ông Bill Hayton có vẻ mạ lỵ, nhưng sự thật lịch sử của nó vẫn cần được quan tâm.

Với cuốn Sự Thật Hải chiến Hòang Sa ông Thềm Sơn Hà đã làm một công việc đáng ca ngợi là đào sâu thêm vào biến cố Hòang Sa với những tài liệu ông yêu cầu bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (phải) cung cấp cho ông. Cuốn sách là một thành công của tác giả mặc dù về phương diện trình bày ông đưa vào quá nhiều chi tiết đặc tính của các chiến cụ (chiến hạm, máy bay …) không cần thiết.

Và lúc này tác giả có quyền theo gương Phạm Thái trong Tiêu Sơn Tráng Sĩ chúc bầu rượu hát nghêu ngao:

Tầm tay ta với không vừa.
Mộng cao chi lắm, xin chừa từ đây .
Nước sông có lúc vơi đầy,
Ta về hưu, uống rượu say quên đời!

(Thơ Thềm Sơn Hà)

Sự Thật Hải chiến Hòang Sa – Trang 4

Jan . 17, 2015

© Trần Bình Nam

© Đàn Chim Việt

 

14 Phản hồi cho “Đọc “Sự thật Hải chiến Hoàng Sa””

  1. Quang says:

    Các bạn đừng có ngạc nhiên ông Trần Bình Nam tức là cựu HQ Tr/tá,cựu DB Trần Văn Sơn đơn vị NT,thuộc thành phần thứ 3 trước năm 1975,nên có lời lẽ thiên vị.Rất tiếc ông đã bỏ loài quỉ dữ chạy qua Mỹ cùng với DB Trần Văn Thung,đơn vị quận Diên Khánh cũng thuộc thành phần thứ ba,mà ông vẫn lệt lạc ý nghĩ về VNCH.

  2. Chiêu Dương says:

    Hoàng sa, điểm khởi đầu cho sự mất mát và cũng là điểm khởi đầu cho sự hồi sinh. Cần nhìn rỏ trận chiến Hoàng sa là một chiến thuật nằm trong chiến lược bẻ đôi đối phương, phục vụ cho sách lược tận trừ trục cọng sản Liên-xô — Trung cọng.

    Bill Hayton chỉ thuần túy nhìn vào “trận đánh”, ông ta chỉ lấy kết quả nhất thời ngày 19/01/1974 để phê phán. Ông Trần Bình Nam trong bài viết đã thể hiện tầm nhìn xác định cuộc chiến VN là một cuộc chiến ủy nhiệm mang tầm quốc tế. Vậy mà, TBN lại dùng kết luận của Bill Hayton để nêu trong bài viết. TBN không tự mâu thuẩn thì cũng thuộc loại “đầu óc chập chờn”.

    Ngoại trừ các cháu ngoan boác hù, ai cũng rỏ các nhân vật chính điều khiển cuộc chơi tàn khốc tại VN không ở Sài gòn hay Hà nội; mà ở tận Moscow, Bắc kinh, Washington. Tuy vậy, tự vượt lên điểm đứng của mình, QLVNCH đã quyết ăn thua đủ, sống mái với Bắc kinh, quan thầy của CS Bắc việt; họ không màng sự yểm trợ của Washington; họ chỉ biết trải hết tấm lòng hy sinh cho hồn thiêng sông núi.

    Người lính VNCH đã thể hiện tinh thần bảo vệ tổ quốc rỏ nét nhất qua trận chiến Hoàng sa.

    Xin cầu nguyện cho những anh linh đã bỏ mình vì tổ quốc, ngày này 41 năm trước, tại Hoàng sa; được mĩm cười ở những bến bờ an lành. Xin được vinh danh các anh : “NHỮNG ANH HÙNG VỊ QUỐC VONG THÂN”.

  3. Le Quoc Trinh says:

    Thử so sánh hai lá cờ để biết sự thật lịch sử

    Thân chào các bác trong Diễn Đàn,

    Tôi đi du học sớm (1968) nên không biết nhiều chi tiết về trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Tuy nhiên tôi dám quả quyết 100% với các bạn và đám Dư Luận Viên về những SỰ THẬT không chối cãi được của lịch sử cận đại VN, rằng:

    1)- Những chiến hạm VNCH tham dự trận hải chiến, hết thẩy là quân đội VNCH, tất cả đều mang lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH. Đúng hay sai ?

    2)- Tất cả những chiến sĩ tướng tá hải quân VNCH đều chiến đấu oai hùng anh dũng, bằng tất cả nhiệt huyết để cương quyết bảo vệ lãnh thổ sơn hà và họ cũng đã hy sinh oanh liệt để con cháu VN sau này vẫn còn nhớ đến công lao của họ. Đúng hay sai ?

    3)- Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã dám cương quyết kháng cự hành động xâm lăng ngang ngược của Trung Cộng, tuy tình hình miền Nam (VNCH) lúc đó đã lâm vào thế hiểm nguy vì thù trong (MTGPMN khuấy phá khắp nơi, chiến sự chưa yên ổn), giặc ngoài (TC xâm lược HS bằng quân sự để đánh giá đo lường thực lực quân đội VNCH, sau khi Mỹ rút chân vi HĐ Paris 1973). TT NV Thiệu là người yêu nuớc thực sự, cương quyêt bảo vệ giang sơn. Đúng hay sai ?

    4)- Thử so sánh trận hải chiến HS 1974 với trò tập bắn của TQ vào 64 anh bộ đội đưa thân hình cho chúng bắn (Gac Ma 1988), chỉ vì lệnh trên từ BCT (hay Đt Lê Đức Anh, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng của Nhà Nước CS VN) không cho phép họ cầm súng bắn trả. Dĩ nhiên họ đã đưa thân hình làm vật hy sinh cho lá cờ Đỏ Sao Vàng một cách đê hèn nhục nhã. Điều này đúng hay sai ?

    5)- Tập đoàn lãnh đạo ĐCS và Nhà Nước XHCN VN đã vì sự sống còn của Đảng và ngai vàng thống trị mà âm thầm đưa dân tộc đất nước vào con đường ô nhục nhất trong lịch sử. Đúng hay sai ?

    6)- Điều ô nhục nhất là trận đánh đảo Gạc Ma 1988 kết thúc bằng cái chết tức tưởi của 64 anh bộ đội kiên cường, nhưng không có lấy một chiến công nào hết, quân xâm lược TQ không hề bị tổn thất. Đúng hay sai ?

    7)- Hãy thử đọc lại bài quốc ca Tiến Quân Ca của cố ns Văn Cao, trong đó có đoạn “Đường vinh quang xây xác quân thù”. Vậy thì trận đánh đảo Gạc Ma có quân thù nào bị tiêu diệt không ? Đúng hay sai ?

    Kết luận: Tôi không cần truy cứu nguồn gốc của lá cờ Đỏ Sao Vàng của Nhà Nước CS VN, tôi chỉ so sánh hàng trăm ngàn bằng chứng lịch sử để thấy rõ một sự thật muôn thuở, đó là “Lá cờ Đỏ Sao Vàng là lá cờ ô nhục, nhuộm máu dân lành Việt Nam, là lá cờ khuất phục trước quân thù phương Bắc”. Trong khi đó lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ không hề biết cúi đầu trước quân thù của dân tộc. Hãy hát lại bài quốc ca VNCH, Tiếng Gọi Thanh Niên (Lưu Hữu Phước) để thấm hiểu từng câu từng chữ trước vận mệnh sôi sục của đất nước VN hiện nay.

    Chào thân ái,

    Lê Quốc Trinh, Canada
    19-02-2015

  4. UncleFox says:

    Trần Bình Nam trích lời Bill Hayton cho rằng trận hải chiến Hoàng Sa “là một thảm hoạ” (về phía VNCH) nhưng không cho biết thảm hoạ ra sao . Đây là một lối viết đểu giả để hướng dẫn dư luận nhìn về một chiều .
    Trong các bài viết về trận hải chiến ấy, các tác giả VN đều kể tổn thất về phía Hải quân VNCH khá bi đát . Ngoài chiếc Nhật Tảo bị chìm thì vài chiến hạm khác không còn đủ khả năng tác chiến nữa . Về bên địch thì ông Trần Bình Nam phải đích thân tìm tài liệu trước khi nhục mạ phe nhà .

    Những người lính sau trận Hoàng Sa trở về được chính phủ tổ chức đón rước long trọng có gì là sai khiến Trần Bình Nam ấm ức ? Họ chẳng phải là những anh hùng vệ quốc đấy chăng ? Ngay cả những người lính Hải quân trận Trường Sa, chỉ bị nhà cầm quyền hèn nhát Việt Cộng đứng phơi mình dưới làn mưa đạn của quân Trung Cộng xâm lược cũng được vinh danh là liệt sĩ cơ mà .

    Truyện trên làm tôi nhớ lại những người lính Sư Đoàn 1BB VNCH bám giữ trận địa để các đơn vị bạn triệt thoái khỏi Hạ Lào nằm 1972 . Ngững người lính ấy bị đám phóng viên Mỹ miệt thị là hèn nhát vì có vài người phải bám càng trực thăng vì không muốn làm người sau cùng bị bỏ lại . Khi mọi người đọc báo, thấy hình ảnh họ đeo càng trực thăng rời bỏ trận địa thì lắc đầu khinh bỉ . Tuy nhiên, những anh nhà báo bất lương đâu có nói cho họ biết tiểu đoàn này ngày đi trên 500 binh sĩ, ngày vê còn lại khoảng 70 người . Nếu họ hèn nhát thì không tổn thất đến hơn 80% quân số như thế . Nếu giả sử những anh nhà báo Mỹ là lính TĐ này, họ có muốn bị bỏ lại để sa vào tay VC không ?

    Là một nhà bình luận Trần Bình Nam đã viết nhiều bài thiếu ngay thẳng . Người dân VNCH rất xấu hổ vì có một người từng là Dân biểu như ông .

  5. Tập Làm Văn says:

    Kính tặng ông Trần Bình Nam và tác giả Thêm Sơn Hà

    Sự thật Hải chiến Hoàng Sa
    Xào đi hâm lại bán ra kiếm tiền
    Sơn Hà thêm bớt huyên thuyên
    Bình Nam tâng bốc gây phiền thêm thôi

    Biết rằng tay với không vừa
    Khả năng giới hạn hãy chừa từ nay
    Mộng cao chi lắm cũng hay
    Cầm chừng bất khả rửa tay là vừa

  6. Trực Ngôn says:

    Trích: “3. Tác giả có ghi lại sự kiện các phi đội Không quân VN vào ngày 21/1/1974 đã sẵn sàng tại căn cứ Không quân Đà Nẵng để ra Hoàng Sa oanh tạc các đơn vị Trung Cộng chiếm đóng đảo và sau đó lệnh hành quân được hủy bỏ. Tác giả không nói lý do tại sao hủy bỏ“. (sic)

    Không biết tác giả Thềm Sơn Hà là ai, lấy tin tức này từ đâu? Từ tài liệu của Mỹ được giải mã, hay cóp nhặt của tên trung úy phản quốc Nguyễn Thành Trung?

    Tin này tôi đã đọc đâu đó, tên phi công phản bội Nguyễn Thành Trung cũng đá nói (đại cương) rằng:

    “Ngày 19-1-1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu điều 5 phi đoàn F-5, bốn ở sân bay Biên Hòa, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đi đánh lấy lại Hoàng sa. 150 phi công thuộc sáu phi đoàn F-5 của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa” (sic).

    Nếu tin này là đúng (sự thật) thì tại sao đến bây giờ mới tiết lộ, những phi công VNCH nào thời đó thuộc phi đoàn F-5 xin hãy lên tiếng?

  7. Trực Ngôn says:

    Trích kết luận của Hayton:

    Đánh giá một cách khách quan, trận chiến là một thảm họa, tuy nhiên những lính quay trở về được chào đón như những người hùng. Truyền thông Nam Việt Nam được kể lại rằng đội tàu VNCH đã làm chìm hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần. Trận chiến được thêu dệt ly kì như huyền thoại vào đúng dịp Tết. Nhưng trên thực tế, đó lại là một thảm họa

    “Cây bút” Trần Bình Nam lúc này xuống dốc một cách thảm hại khi kết luận: Bài viết của ông Hayton đã tạo ra nhiều phản ứng trong giới Hải quân VNCH từng nghiên cứu về trận Hoàng Sa, cho rằng ông Hayton có ý mạ lỵ Hải quân VNCH. Lối hành văn của ông Bill Hayton có vẻ mạ lỵ, nhưng sự thật lịch sử của nó vẫn cần được quan tâm“.

    Sự thật gì?

    Sự thật là “Lối hành văn của ông Bill Hayton có vẻ mạ lỵ, nhưng sự thật lịch sử của nó vẫn cần được quan tâm” ? Đã là mạ lị thì làm gì có “sự thật lịch sử” nữa mà đáng quan tâm nữa, thưa ông Trần Bình Nam?

  8. noileo says:

    TRích:”ĐĐ Chơn đã khóc khi được báo cáo HQ 10 chìm, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương”

    Có bác nào có thể cho biết, khi đuọc báo cáo toàn thể 64 binh sĩ hải quân ở Trường sa đã hy sinh trong ngày 14-3-1988, bị Trung cộng tàn sát, thì viên tướng Việt cộng Lê Đức Anh, đương thời bộ trưởng quốc phòng Việt cộng, đã phản ứng thế nào không?

    thì “chỉ huy trưởng các cuộc hành quân của hải quân”(*) của Việt cộng, đã phản ứng thế nào, không?

    có ai khóc không? có ai cười không? có ai xoa tay mãn nguyện không? có ai vỗ tay vui mừng không?

    (*)“Chỉ huy trưởng các cuộc hành quân của hải quân” là ngôn ngữ Việt cộng, đã được báo chí “cách mạng” Việt cộng dùng để dịch chức “Chief of Naval Opertions”, CNO, của Hoa kỳ, mà ngôn ngữ VNCH gọi là “Tư lệnh Hải quân”.

  9. noileo says:

    Trích: “Hình như ông muốn tránh ra ngoài cuộc chiến. Với quan hệ gần như huynh đệ với Đô Đốc Zumwalt thời gian ông Zumwalt làm cố vấn cho HQVN trong giai đoạn Việt Nam hóa chiến tranh, có thể Đô Đốc Chơn biết Hoa Kỳ có chương trình bỏ Hoàng Sa cho Trung Quốc, và không muốn làm gì để trái với kế hoạch của Hoa Kỳ mà trên thực tế ông biết cưỡng lại cũng không được” ̣̣(Trần Bình Nam )

    Đây là chuyện rất quan trọng, nếu muốn kết tội ĐĐ TVC, ông Trần Bình Nam phải đưa ra lập luận & chứng cứ rõ ràng, minh bạch, ông TBN không thể lơi khơi “hình như” với “có thể” một cách dễ dàng như vậy.

    “Hình như” & “có thể”, theo cung cách ấy, chỉ có nghĩa là trắng trợn bịa đặt & vu cáo!

    “Hình như” ông Trần Bình Nam cho rằng cứ đặt mấy chữ “hình như” ở đầu câu là có thẻ chạy tội, cái tội trắng trợn vu cáo cho người, bằng cái luận điệu bìm bịp “ơ, tôi chỉ “nghi vấn” thôi mà”, rất tồi tệ?!

  10. DâM TiêN says:

    Nhà thơ Thềm Sơn Hà viết:

    Tầm tay ta với không vừa.
    Mộng cao chi lắm, xin chừa từ đây .
    Nước sông có lúc vơi đầy,
    Ta về hưu, uống rượu say quên đời!

    Vè sĩ DâM TiêN ” cũng ” viết :

    Tầm tay ta với không vừa
    Mộng cao chưa đạt, vẫn thừa niềm say!
    Biển sông có lúc vơi đầy
    Hoàng Sa ơi ! sẽ có ngày tìm nhau.

    (Ý)

    • Thắc-Mắc says:

      Đúng vậy, Ý-Yên. Hoan-hô NT về sự giữ vững lòng tin và sự sắt-son, cũng như là sự an-ủi cho các chiến-hữu VNCH, it nhất vẫn còn khả-năng qua tâm-trí và ngòi bút – có tôi – Thanks.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Việt Nam Cộng Hòa muôn năm !
      *********************

      Ta như nước dâng – dâng tràn có bao giờ tàn
      Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
      Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm
      Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng

      Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
      Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
      Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
      Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian

      Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
      Xương da thịt này cha ông ta miệt mài
      Từng ngày qua
      Cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi

      Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
      Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
      Còn Việt Nam
      Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng

      Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa hồng
      Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
      Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân trời
      Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời

      Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
      Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
      Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
      Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên

      http://youtu.be/dXi3AXHT-kU

      Ki’nh

Leave a Reply to Quang