WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sau tiếng chuông chùa

nghiepchuong

Buổi ra mắt tập Thơ Người Việt Ở Đức do nhà xuất bản Vipen Berlin tổ chức, diễn ra khá dài vào một chiều mùa hè 2014. Có lẽ, đã cảm thấy đói và mệt, nên giữa chừng Nguyễn Đăng Ga rủ vợ chồng nhà thơ Trần Mạnh Hảo, Người Buôn Gió, Quốc Cường, nhà điêu khắc Thành Nghĩa-An Giang, nhà văn Võ Thị Hảo và tôi về quán của anh ở Alexanderplatz ngồi lai rai. Coi đây là bữa nhậu chia tay, để ngày mai nhà thơ Trần Mạnh Hảo sang Paris và trở về Việt Nam. Ăn uống trò chuyện đang rôm rả, tôi đành đứng dậy cáo lỗi vì đã quá nửa đêm và con đường 200 km về nhà còn khá xa…

Xe chạy một đoạn, chẳng hiểu sao Navi chỉ đường lại giở chứng tậm tịt, tôi buộc đi theo trí nhớ. Một lúc, trí nhớ cũng tậm tịt nốt. Lòng vòng khá lâu, xe lạc đúng vào cổng chùa Linh Thứu. Tôi phải dừng lại, để hỏi đường ra Autobahn Leipzig. Đường phố vắng và trong chùa tĩnh lặng. Tôi men theo hè phố, tìm một quán đêm để hỏi. Bất chợt tôi ngoái lại, dường như có bóng một ni cô thấp thoáng đang đi về hướng cổng chùa. Tôi quay lại, rảo bước. Đến cổng, thấy ni cô dừng lại, có lẽ chờ tôi. Tôi đang lúng túng, tìm cách xưng hô, chợt thấy ni cô hơi sững người, nhưng giọng lại chùng xuống: Cậu Trường, đội lò mổ Leipzig phải không? Tôi giật thót cả người, nhìn thẳng, nhưng vẫn còn mơ hồ. Một giây im lặng. Đến khi chiếc răng khểnh của ni cô lộ ra, sau nụ cười thoáng buồn, tôi mới chợt vuột ra: Chị Tuyên! Sao chị lại ở đây?

Tôi quen chị đã gần ba mươi năm trước, trong những lần chị dẫn các anh chị cựu diễn viên, ca sỹ ở cùng đội bóng đèn đến chỗ chúng tôi xin tiết canh lòng lợn. Sau ngày nước Đức thống nhất, người Việt vùng phía đông ly tán, số còn lại thường sống co cụm vào từng khu. Lúc này, chị trở thành hàng xóm của tôi. Cho đến ngày con trai chị vừa đón từ Việt Nam sang, bị chính những người đồng hương bắn chết ở gần Berlin, chị buồn và lặng lẽ bỏ đi. Có người đoán, chị đã về Việt Nam, kẻ lại nói, chị theo cô, theo cậu đang hầu đồng, hầu bóng ở Dresden…

Vậy là sau mười chín năm, tôi bất ngờ gặp lại chị. Chị đã thay đổi quá nhiều. Sự thay đổi ấy, nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi. Nhưng có lẽ, chỉ có tình cảm của chị với tôi không hề đổi thay. Chị vẫn thân mật xưng chị và gọi tôi bằng cậu, như mấy chục năm trước. Chị bảo, làm lễ cho một gia đình hàng xóm ở Dresden hơi bị muộn, nhưng chị vẫn phải đi tàu đêm lên Berlin, để sáng nay kịp đi theo lễ cùng thày. Cuộc gặp gỡ tuy ngắn ngủi và chị đã thuộc về cõi vô thường, nhưng tôi vẫn cảm thấy còn có một chút gì đó ưu tư trong đôi mắt chị. Khi tôi bước lên xe, chị còn dặn: Lúc nào rảnh qua Dresden, chị còn nhiều điều muốn nói với cậu.

Cuối tuần vừa rồi, chở mấy cô con gái đi thi đấu bóng bàn ở gần Dresden, tôi tạt vào thăm chị. Những biến cố, thăng trầm cuộc đời chị có chuyện tôi đã biết và có những chuyện đến nay tôi mới được nghe kể từ chính chị. Qủa thật, những nỗi đau ấy của chị chợt làm tôi nhớ đến chị Hà Giang, trong truyện ký Nghỉ Hè Ở Mallorca của nhà văn Phạm Tín An Ninh. Nhưng có lẽ từ những quyết định đầu đời sai lầm, dẫn đến số phận của chị còn đắng cay, nghiệt ngã hơn rất nhiều…

Chị sinh ra và lớn lên ở ngõ chợ Khâm Thiên Hà Nội. Những ngày cuối năm 1972 bom Mỹ đã cướp đi toàn bộ gia đình của chị. Chị còn sống, bởi cái đêm định mệnh ấy, chị đang ở nơi sơ tán. Tháng 4 năm 1973 trên đầu cuốn bốn khăn tang, dù đang là học sinh phổ thông năm cuối, chị vẫn xung phong vào bộ đội. Sau mấy tháng huấn luyện, chị hành quân vào chiến trường Quảng Đà…

Chiến tranh kết thúc, đơn vị chị được lệnh tiếp quản một số kho hàng và doanh trại, khu gia binh của quân đội Việt Nam Cộng Hòa thuộc khu vực Nam Trung Bộ. Thời gian sau, những doanh trại đã bị bom đạn cày nát này, được quây lại gọi là lán trại dành cho (tù) cải tạo, chủ yếu các sỹ quan cấp úy của quân đội VNCH. Chị vẫn ở lại làm thủ kho, cách đó không xa.

Khu nhà kho này được xây khá kiên cố, lưng tựa vào vách núi. Hai bên là hai dãy nhà mái trần, ngăn thành nhiều phòng. Hình như trước đây là nơi ở và phòng làm việc của một đơn vị quân nhu, tiếp vụ thuộc quân đội VNCH. Trước mặt có khoảnh sân khá rộng, bao quanh bởi những khóm hoa sim, đang thì nở rộ. Và tất cả được ẩn mình dưới những tán lá rừng xanh ngát, nếu từ xa hoặc trên cao nhìn xuống. Ở đây, chỉ có chị là nữ và mấy cảnh vệ đều ở tuổi hai mươi. Họ cũng là học sinh trước khi vào bộ đội như chị, nên cuộc sống rất hồn nhiên vui vẻ. Và có lẽ, tình yêu và khát vọng đang hồi sinh trong họ chăng? Nên ai cũng chuẩn bị lại sách vở, dành nhiều thời gian cho việc ôn luyện để năm tới xuất ngũ, thi vào đại học.
Lúc này, (tù) cải tạo vẫn còn thuộc sự quản lý của bộ đội. Nên chị vẫn thường qua lại đề nghị trưởng trại cử vài, ba người sang giúp sửa lại kho, hoặc bốc dỡ hàng hoá, khi cần. Và chị đã quen Chu Bá Trạc cải tạo viên, nguyên sĩ quan bộ binh, từng là thầy giáo dạy toán bậc trung học, trong một lần như vậy. Ngay lần đầu gặp, biết các cải tạo viên đều là thầy giáo, bác sỹ trí thức, chị và mấy cảnh vệ đã nghĩ ngay đến việc nhờ họ giảng dạy, hướng dẫn những môn khoa học tự nhiên.

Là khu hoàn toàn biệt lập, do vậy bọn chị rất dễ dàng vẽ ra rất nhiều công việc ma, để đón nhóm của thày Chu Bá Trạc vào kho, mỗi tuần vài, ba lần. Được học trò nể trọng, đưa đón ra vào lán trại, cũng như chăm sóc nghỉ ngơi, ăn uống, nên các thày rất nhiệt tình chỉ dạy. Từ đó, tình thày trò ngày càng trở nên gắn bó, đồng cảm. Và sau mấy tháng như vậy, dường như tình cảm của chị dành cho Chu Bá Trạc không còn dừng lại ở mức thày trò, anh em nữa…

Trời chớm sang đông, trên triền đồi và lối mòn dẫn ra con suối trước mặt đã trải vàng một màu hoa dã quỳ. Mùa này, dòng suối cũng đã cạn dần con nước. Đứng trên bờ đôi khi nhìn thấy những cá con, cá mẹ bị mắc trong hốc đá, cắm đầu vào những cành lá ối mục mà nước không thể cuốn đi. Tuy mùa đông, nhưng về trưa, nắng ngoài kia vẫn kéo cái nóng dần lên. Sau giờ học, nấu nướng ăn uống xong, trời đã chếch bóng, chị và mấy cảnh vệ tay dao, tay súng cùng nhóm (tù) cải tạo Chu Bá Trạc ra rừng tre nhỏ ở bên kia con suối. Công việc chặt tre, đốn gỗ về làm giàn bầu, giàn bí để “ngụy trang“ cho việc dạy và học của họ lại được bắt đầu…

Chị kéo Trạc vòng ra sau, đi lên phía triền đồi. Nơi có sắc vàng của hoa và của nắng như đang tan chảy vào nhau. Một loáng thôi, bóng của họ đã chìm trong cái vàng óng hòa tan ấy của trời đất. Họ lặng đứng bên nhau. Dường như có một khoảng cách rất mong manh trong lòng mỗi người. Gió… và từng cơn gió rít lên, làm chị hơi lạnh, nhưng không phải cái lạnh buốt da, cắt thịt như gió bấc nơi quê nhà. Bất chợt, Trạc xoay người nắm lấy bàn tay chị. Như viên than hồng nhóm lửa, chị hơi co người lại, có luồng khí nóng chạy dọc cơ thể… và cháy bùng lên. Ôm chặt lấy Trạc, chị ngả người, làm cả hai đổ vật xuống…

Ngay sau tết âm lịch 1976, một nửa trại đột xuất bị chuyển đi, trong đó có Chu Bá Trạc. Chị hỏi trưởng trại, hắn bảo đi Daklak, nhưng địa chỉ cụ thể thì không rõ. Không biết, đây là câu trả lời thật hay đểu của hắn. Nhưng làm cho chị vô cùng buồn bã và cả mấy cảnh vệ gác kho cũng bỏ học cả tuần. Đã từng đi qua chiến tranh và những ngày tháng khốc liệt, nhưng chưa khi nào chị cảm thấy hẫng, buồn chán như lúc này.

Quân khu đã có văn bản chính thức, đồng ý cho những quân nhân như chị được phép thi đại học. Mọi người phấn khởi làm hồ sơ giấy tờ. Với chị dường như mất cảm giác, chỉ thấy nôn nao, chao đảo trong người. Thuấn cảnh vệ, người Sơn Tây, luôn gần gũi chăm sóc chị từ ngày cùng nhau nhập ngũ, đi lấy hồ sơ về. Thấy chị đang nằm bẹp, hắn bắt phải lên bệnh xá ngay. Đi được nửa đường, chị bảo hắn quay xe về, thay thường phục, bắt xe đò vào thành phố. Hắn ngơ ngác, chị bảo, rồi ông khắc biết. Chị đã có một linh cảm chẳng lành.

Thành phố lúc này vắng vẻ, tiêu điều nhưng đã có một số phòng mạch tư nhân mở cửa trở lại. Chị và Thuấn đến vào cuối giờ chiều, phòng đợi vắng người. Chị được mời vào khám ngay. Và tinh thần chị bị sụp đổ hoàn toàn, khi bác sỹ cho biết, chị đã có thai và thai nhi đã lớn. Phòng khám không thể nạo bỏ, như theo yêu cầu của chị. Nếu chị muốn, phòng khám chỉ có thể giới thiệu đến bệnh viện. Họ sẽ làm, nhưng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hoặc có thể chị sẽ trở thành người vô sinh. Điều quan trọng, chị phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đoàn thể và chữ ký đồng ý của chồng.

Rời phòng khám, đầu chị quay cuồng, bước chân dường như vô định. Chị đã biết sợ, chiếc vòng kim cô muôn thuở kia, sẽ xiết chặt cuộc đời chị trong cái luẩn quẩn của sự hủ hóa suy đồi đạo đức, dẫn đến mang thai với một kẻ bên kia chiến tuyến, một cựu sỹ quan, một cải tạo viên. Gặp kẻ ngồi trên độc mồm, ác miệng gán cho cái tội theo địch, phản động chứ chẳng chơi. Đó là một điều không thể tưởng đối với một Đảng viên trẻ như chị. Tương lai của chị đang bước vào ngõ cụt. Có lẽ, đây là cái án tử hình không chỉ đối với chị mà cho cả cải tạo viên Chu Bá Trạc, tuy không bằng dao, bằng súng.

Thuấn lặng lẽ theo chị đến con phố cuối cùng. Trước mặt đã là biển và thành phố đã lên đèn. Biển cạn, ngoài kia xác mấy con tầu đắm chưa kịp cẩu đi, trồi lên, sóng vỗ, bọt tung lên trắng xóa. Bãi cát vắng người, dường như chỉ thấy rặt một màu áo của lực lượng tuần tra, kiểm soát.
Chị không khóc, nhưng hai con mắt đã đỏ hoe, nhìn về nơi có ngọn hải đăng đang cháy lên. Khi Thuấn khoác nhẹ tay lên vai, lúc đó chị mới gục đầu vào vai Thuấn bật khóc. Vỗ vỗ vào vai chị, Thuấn an ủi:

-Tuyên hãy thật bình tĩnh, rồi chúng ta sẽ tìm ra cách giải quyết thôi.

Im lặng. Không biết nước mắt của chị hay cả nước mắt của mình đã chảy thấm vai áo, nhưng Thuấn vẫn để yên như vậy. Trăng lên cao. Gió thổi từng cơn. Lạnh và đói, Thuấn đỡ chị đứng dậy đi tìm mua đồ ăn. Giờ này, không còn xe về lại đơn vị, buộc chị và Thuấn phải tìm đến nhà khách quân khu.

Hôm sau, trên đường về Thuấn đột nhiên bảo, nếu như Thuyên đồng ý, ngay trong tuần này, chúng ta lên trung đoàn trình báo sự quan hệ và xin giấy giới thiệu đăng ký kết hôn làm đám cưới. Đây là cách duy nhất để hợp thức hóa việc này.

Tuy đã biết, từ lâu Thuấn đã có tình cảm với mình, nhưng do rụt rè chưa dám nói ra, nhưng với quyết định bao dung này của Thuấn làm chị bất ngờ và xúc động. Thật ra, từ ngày cả gia đình bị bom Mỹ, chị chẳng có ai là người thân để chăm sóc, giãi bày tâm sự, ngoài Thuấn ra. Tuy nhiên, với chị tình cảm dành cho Thuấn cho đến nay, chỉ là tình bạn thân thiết đặc biệt, chứ không hoặc chưa thể nói là tình yêu. Nhưng trong hoàn cảnh vô phương cứu chữa này, chị không thể không cảm ơn và làm theo sự sắp đặt của Thuấn.

Chị cũng không ngờ đám cưới chạy của mình và Thuấn diễn ra tưng bừng, nói như ngôn ngữ thời nay, sao nó lại “hoành tráng“ đến thế. Hội trường đơn vị chật ních người, đầy đủ ban bệ và các bác tai to mặt nhớn. Bởi, đây là đám cưới đầu tiên sau ngày thống nhất, của hai chiến sĩ trực tiếp chiến đấu nơi chiến trường, trong cùng đơn vị. Nó được nâng lên thành hình ảnh điển hình, mang ý nghĩa chính trị to lớn, không chỉ riêng của một đơn vị…

Không hiểu nguồn tin bị rò rỉ từ đâu, ngay sau đám cưới rất nhiều tiếng thì thầm to nhỏ với những nụ cười ruồi, rồi chỉ chỏ vào cái bụng của chị ngày càng phổng lên. Đã đến tai, nhưng các đồng chí ngồi trên cố nuốt, vờ như không biết, nên vẫn bình yên lắm. Rất may, mấy tháng sau Thuấn đỗ vào khoa hóa thực phẩm trường đại học Bách Khoa Hà Nội, chị tuy không đủ điểm, nhưng được gọi vào trường trung cấp tài chính. Khi chị và Thuấn lên làm quyết định chuyển ngành và sinh hoạt Đảng, các đồng chí thủ trưởng và quân lực nhìn với ánh mắt lạ lắm và giải quyết rất nhanh. Cầm giấy tờ, bước chân ra khỏi phòng, chị vẫn còn nghe thấy tiếng thở phào, nhẹ như vừa cắt bỏ được miếng thịt thừa trên cơ thể của các đồng chí thủ trưởng, quân lực vậy…

“Người ăn ốc kẻ đổ vỏ mà lại đổ vỏ cho thứ ngụy quân ngụy quyền, thế mới đau chứ!“ Cái tin được rỉ tai nhau, truyền đi ở cái làng quê yên bình đậm lễ giáo này, đã làm sóng gió nổi lên đùng đùng trong gia đình, khi chị và Thuấn còn chưa về đến nhà. Thế này, có khác gì bôi tro trát trấu vào mặt gia đình, dòng họ. Mẹ Thuấn cứ ra vào lẩm bẩm như vậy.

Gặp chị, mẹ Thuấn đã có chút nguôi giận, có lẽ cảm thông hoàn cảnh và chị là người hiền lành lễ nghĩa. Nhưng bà vẫn buộc chị sau khi sinh, cho hoặc gửi ai đó nuôi một thời gian, sự việc nguôi ngoai, sẽ đón cháu về, vì Thuấn là con trưởng cũng là trưởng họ thay bố đã mất.

Chị bảo, khi con được mấy tháng, phải gửi vợ chồng bác hàng xóm cũ là bác sỹ nuôi, không hẳn vì sức ép của gia đình Thuấn. Bởi trong thời gian chị đi bộ đội, căn hộ tập thể của bố mẹ đã bị cơ quan cho một gia đình khác vào ở, khi trở về, chị không thể đòi lại được. Do vậy, chị và Thuấn đều phải ở tập thể sinh viên của trường, cuối tuần mọi người về nhà hoặc đi vắng, vợ chồng mới được ở với nhau. Vừa nhập học, chị sinh, nhưng hệ hô hấp có vấn đề, nên cháu hay ốm đau dặt dẹo. Mấy tháng sau chị lại mang thai. Việc phải bỏ học là điều khó tránh khỏi, nếu chị không được sự giúp đỡ của vợ chồng bác hàng xóm. Và nếu như họ không phải là bác sỹ và đưa cháu về phương nam nắng ấm ngay sau đó, thì có lẽ cháu không thể qua nổi những cơn bạo bệnh. Nói là như vậy, nhưng lúc nào chị cũng day dứt và ân hận, nhất là từ ngày cháu bị ung thư ruột. Không biết hậu quả này, có phải từ việc chị uống thuốc tây ngoài chợ giời cho đến thuốc lá của mấy bà dân tộc để cho sảy thai, hồi chị chửa cháu hay do nhiễm hóa chất từ nơi chiến trường? Mấy năm gần đây, cứ bòn góp đủ tiền là chị lại về Sài Gòn, dù bệnh đã ở giai đoạn cuối, nhưng với nó, chị vẫn chỉ là người xa lạ…

Tôi cắt ngang lời chị, có lẽ, lúc đó chị liên lạc với gia đình Chu Bá Trạc gửi cháu bé cho họ, tốt và hợp đạo lý hơn. Chị bảo, Trạc đã có vợ con từ trước 1975, nên chị không muốn tìm đến. Năm 1987 trước ngày chị sang Đức, vào thăm, nó vẫn nhất định không chịu gặp chị. Dù gia đình bố mẹ nuôi rất khá giả và thương cháu, nhưng chị vẫn tìm đến địa chỉ cũ của gia đình Chu Bá Trạc ở Biên Hòa, để nói cho anh ấy biết, nếu có thể, anh ấy qua lại chăm sóc cháu. Nhưng anh và cả gia đình đã bị đắm tàu chết trên đường vượt biển năm 1980, sau khi ra tù, do người hàng xóm kể lại.
Tôi buột miệng hỏi, ngày đó biết Trạc đã có vợ con và hai người ở trong hoàn cảnh vô vọng như vậy, sao anh chị vẫn… ? Chị cười buồn, không thể lý giải ở cái tuổi hai mươi ấy. Chỉ biết rằng, Trạc là người đầu đời của chị. Rồi giọng chị dường như có một chút phấn chấn hơn: Đời chị có Trạc để yêu và có Thuấn để trọng, như thế là đủ phải không em? Và bây giờ chị trở về cõi vô thường, tôi đùa như vậy, rồi hỏi chị xuống tóc từ khi nào? Hai chục năm nay rồi, chị tu tại gia, nhưng thường xuyên về chùa và theo các thày đi làm lễ.

Trưa. Chị nấu cơm chay khá ngon. Trong bữa ăn, hai chị em cứ rù rì trò chuyện. Chị bảo, nghiệp chướng của chị còn nặng lắm, nhưng không biết đó có phải của riêng chị hoặc của Trạc, của Thuấn hay của chung tất cả những người lính đã lao vào chém giết trong cuộc chiến vừa qua …

Học xong, chị về làm việc cho xưởng in bộ văn hóa. Thuấn về làm việc ở một nhà máy thuộc bộ công nghiệp thực phẩm. Mấy năm sau, bầu lên vật xuống, vợ chồng chị cùng thằng con nhỏ cũng nhận được căn phòng tập thể hơn chục thước vuông. Cuộc sống thời bao cấp quá khó khăn, chẳng riêng chị mà cái nghèo, cái nhục nó đến với tất cả mọi người.

Không thể chịu được sự cùng cuỗn ấy, năm 1987 để con lại cho chồng, người nữ lính chiến năm xưa lại khoác ba lô cùng với các văn nhân, nghệ sỹ, trí thức lên đường làm thuê, cuốc mướn nơi xứ người. Bức tường Berlin sụp đổ, từ trong nước dòng giống con Lạc cháu Hồng lại tìm đường ra đi. Thằng con chị vừa bước sang tuổi mười bảy, bỏ học đòi sang với mẹ. Sang được thời gian, chị bất lực không thể quản lý, bảo ban nó. Và vào đúng mùa hè 1995 nó bị những người cùng chung một dòng máu bắn chết, trong một ngôi nhà ở gần Berlin. Nghe nói, nó theo bọn bảo kê đi thu tiền chỗ bán thuốc lá lậu, bị băng đảng khác phục thù bắn chết. Chẳng biết đúng sai thế nào, nhưng hôm đi viếng, thấy trên cổ nó phải khâu rất nhiều mũi. Nhìn nó nằm đó, tôi cảm thấy lòng mình vô cùng trống rỗng. Chị không còn khóc được nữa, người cứng đơ, hai bà hàng xóm phải kè kè hai bên…

Tôi hỏi chị về Thuấn. Chị bảo, biết tin con chết, Thuấn cũng bị chao đảo mất mấy năm. Muốn giải phóng cho Thuấn, nên năm 1998 chị về nước làm đơn ly dị. Lúc đầu Thuấn không chịu, nhưng mọi người nói mãi, hắn miễn cưỡng đồng ý. Mấy năm sau bị áp lực của gia đình, Thuấn mới lấy vợ. Nhưng đẻ được hai đứa con, đứa nào cũng bị dị tật cả. Chị nghĩ, nhiều lúc thật có lỗi với Thuấn, không giữ được đứa con cho hắn. Bây giờ Thuấn đang là tổng giám đốc một công ty lớn lắm, giầu sang phú quí rồi. Tiền bệnh viện thuốc thang cho con gái chị, mấy năm nay đều do Thuấn trả, thông qua chồng cháu đấy. Có lần, chị bảo, đừng làm như vậy nữa, Thuấn khổ vì mẹ con chị nhiều rồi. Nhưng hắn nói, hắn làm vậy không hẳn chỉ vì chị, mà vì cả Chu Bá Trạc. Nếu không có Trạc dạy dỗ thì hắn không thể đỗ đại học và không được như bây giờ…

Chiều muộn, câu chuyện của chị đã đi vào đoạn kết. Tôi đứng dậy từ biệt chị cho kịp giờ đón mấy cô con gái nơi thi đấu bóng bàn.

Tiễn tôi ra xe, chị nhắc lại câu, hãy tin vào luật nhân quả. Thế hệ chị đã gây ra và lao vào cuộc chiến, nghiệp chướng còn nặng lắm, kiếp này không thể trả hết đâu em ạ…

Leipzig 29-1-2015

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

39 Phản hồi cho “Sau tiếng chuông chùa”

  1. tudo says:

    Xin Quý Vị cho biết rỏ….từ ngày có Cong Sản cai trị dân….có nước nào do Đảng CS cai trị mà HỌ có thật lòng …HÒA GIẢI …? xóa bỏ THÙ HẬN không…..? Ông Nguyển-Văn-Thiệu dùng câu nói của ông có đúng không…? . Đa tạ .

  2. Tudo.com says:

    @ôngtựthú:”Thắng là thắng .Thua là thua”

    ______________________Positive! Positive!___________________

    Thử tưởng tượng, một bầy cướp đập cữa xông vào nhà, thằng chém, thằng đâm rồi hốt sạch của chạy ra đường hô to: Ta thắng! Ta thắng! Trong khi chủ nhà mình mẫy máu me bò, lết, kêu than, con thua, con thua rồi Trời ơi!
    Ông Trời thấy xót thương, nhưng run..run nói, con thua…con thua là. . .cái chắc rồi con ơi! Ông có ba đầu sáu tay cũng không “dám” lật ngược câu. . .xác định đó đâu.

    (Tiếp) “Vậy phải chăng nên sữa câu thơ trên “phe nào THUA ,nhân đân (phe đó) đều BẠI”…

    Không nên, vì hơi tối nghĩa, mà nên:
    VNCH. . .Thua (tui không ưa chữ T nầy nghen), nên Tàn dân Nguỵ đều Bại. . .
    VNDDCH. . .Thắng (tui cũng ghét chữ T nầy nữa nhe), nên Tàn dân VC (lộn) VN đều Liệt. . .

    PS: xin lổi ông Trời, con không “dám” lật ngược câu thơ của tác giả, chỉ sắp lại mấy chữ cho dể đọc ấy mà.

  3. TRĂNG NGÀN says:

    CƠN LỐC !

    Ôi thôi bao chuyện trên đời
    Như cơn lốc xoáy mọi người đều hay
    Bao nhiêu khẩu hiệu cùi đày
    Bao nhiêu mỹ ngữ làm say lòng người !

    Thật thì cái dốt như rươi
    Đá bay cát chạy đời người vậy thôi
    Giờ đây xem lại bồi hồi
    Chuyện xưa tích cũ dễ người nào quên !

    Non sông đang lúc êm đềm
    Ngữa nghiêng gió lốc khiến rêm thân mình
    Bởi bao quan điểm xập xình
    Cuốn theo dòng xoáy mà mình nào hay !

    Tuyên truyền quả lợi hại thay
    Lại thêm bạo lực kè kè bên hông
    Can qua cày nát ruộng đồng
    Giờ thì nghiệm lại mới trông rõ đường !

    Chẳng qua ngũ uẫn tỏ tường
    Lòng người lại tưởng thiên đường tìm lên
    Hóa ra súng đạn vang rền
    Chuông chùa giờ mới nghe êm cõi lòng !

    Sau cơn lịch sử đèo bòng
    Đám mây vân cẩu chỉ còn loe hoe
    Ảo đời như tấm phên che
    Mới hay nhân quả mọi bề vậy thôi !

    Đường đời quả thật than ôi
    Hỏi cơn lốc xoáy ai người tạo nên
    Chẳng qua vì bởi tham sân
    Si mê cho lắm cũng lần vậy thôi !

    GIÓ NGÀN
    (03/02/15)

  4. DâM TiêN says:

    Truyện đọc mủi lòng,dễ gây sướt mướt đòi cơn, rơi nước mắt.

    Nhưng thưa tác giả, xin cho biết thiệt sự con phố Khâm Thiên
    có bị ăn bom tàn ác của giặc lái không ạ ? ( vì Dâm tôi dư biết
    rang, những cuộc oanh tạc của HK it nhằm vào dân chúng( Tô
    Hải làm chứng) mà nhằm vào những chiến cụ, lúc hư lúc thục,
    hầu đẩy dần CS Bắc Việt sang với Liên Sô, vốn giầu chiến cụ.))

    Mỹ không phá đê điều , nhà máy điện, khu dân cư (nhưng đôi
    khi có bom lạc, hay định đểm sai, tí)…

    Tôi chờ nghe tin về Mỹ ném bom tan tành khu Khâm Thiên.(DâM)

    • Dâm Đàm says:

      Mỹ dội bom Khâm Thiên đến nay có lẽ, chỉ còn bác Dâm Tiên là mơ mồ. Không chỉ một gia đình chết cfn rất nhiều gia đình chết hết, những hố bom sâu hoắn, nhiều ngôi nhà thành bình địa. 3ngôi nhà bị xóa , bây giờ người ta xây nhà tưởng niệm đêm 24-12- 1972 ngay đầu phố Khâm Thiên cạnh ngõ chợ. Bác gõ tìm đài tượng niệm Khâm Thiên sẽ có hình ảnh bác xem-
      Đại sứ quán Pháp còn ăn bom Mỹ như thường.

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Pháo cao xạ của cộng khỉ bắn bừa nên rớt vào Khâm Thiên & nhiều nơi dân sự khác – cộng khỉ đổ hết lên đầu MỸ để mà chạy tội. Đúng không?

        Tô Hải đã thừa nhận việc này!

      • Tudo.con says:

        Đó là sự thật tội ác của Mỹ không thể nào che giấu được!

        Nhưng xin hỏi Dâm Đàm không mơ. . .Hồ à:

        Tại sao “người ta” không xây nhà tưởng niệm Nạn Nhân bị Việt Cộng giết hồi Tết Mậu Thân 1968 ở Huế ?
        Và tại sao “người ta” yêu cầu chính quyền Malaysia đập phá đài tưởng niệm của dân tị nạn vượt biển ở đảo Galang và Paulabidong?

        Vì rỏ ràng những nạn nhân đó đều là tội ác của VC mà!

      • Tien Ngu says:

        Dân lành ăn bom đạn trong thời chiến tranh do Cộng láo phát động, là câu chuyện…đau lòng, ở cả hai miền Nam Bắc…

        Cộng láo không tấn công miền Nam, làm gì miền Bắc bị ăn bom Mỹ?

        Dân miền Nam bị Cộng láo tung lựu đạn vô quá cà phê, rạp hát, hội chợ, cúng đình, pháo của Nga, của Tàu…chơi thoãi mái vô vùng dân cư, trường học, chợ bua…
        Cò mồi Cộng láo…nín thinh…
        Chúng đổ thừa cho Mỹ mang xe tăng, bom đạn bắn giết dân lành, còn chúng chỉ có mang bom đạn Nga Tàu vào Nam để..giãi phóng…

        Dân Miền Nam có cần được Cộng láo giãi phóng cho giống chúng hay không?

        Nốp! Nàm gì có chuyện…ngu thế?

      • DâM TiêN says:

        Tôi nghĩ và nói sai; tôi xin lỗi tác giả.

        Cảm ơn Dâm Đàm.

        Tuy nhiên, tui vẫn có ý kiến, rằng Mỹ nó
        ném bom không nhằm vô dân chúng.

        Cảm ơn, DâM TiêN

      • Trần Tưởng says:

        Quái nhỉ ! Mấy thằng giặc nái B52 bỏ bom vào phố đèn đỏ Khâm Thiên làm
        đếch gì thế nhỉ ? Không lẽ khi bay qua khu này ,mấy con lợn … lòng của chúng
        lại hồ hởi và phấn khởi nhặng xị cả lên , mới xảy ra cớ sự !!!

        Mà lại , xin hỏi anh Dâm Đàm là trong vụ dội bom của bọn giặc nái này,
        con số nhân dân đã bị thiệt mạng là bao nhiêu ? Chứ cái kiểu nói : ” Không chỉ một gia đình chết cfn rất nhiều gia đình chết hết, những hố bom sâu hoắn, nhiều ngôi nhà thành bình địa. 3ngôi nhà bị xóa , bây giờ người ta xây nhà tưởng niệm đêm 24-12- 1972 ngay đầu phố Khâm Thiên cạnh ngõ chợ. “, thì bố ai mà tin cho
        được !

      • Nói Toẹt Móng Heo says:

        Chuyện Mỹ dội bom ở phố Khâm Thiên chết người là có thật đấy các bác ạ, không tin cứ hỏi Thích Nhất Hạnh thì biết. “thầy nằng” nói rất ư là giống cộng phỉ:

        Cả thành phố Bến tre, dân số vào năm 2001 chỉ có 131.800 người. Ấy thế mà trong thời kỳ chiến tranh Mỹ-Ngụy đã ném bom giết chết tới hơn 300 ngàn đấy, ghê chưa?

        Người ta bảo, muốn biết sự thật thì ra đường hỏi người già, về nhà hỏi trẻ. Còn muốn biết điều đểu giả thì hỏi CSVN, hoặc là các tên đạo tặc như Thích Trí Quang, Thích Nhất Hạnh………hu hu hu.

    • Tudo.com says:

      Và đây, chuyện hai phi công trẻ gọi cà phê uống trước khi vào phi trường:

      Phi công A: ê, hồi hôm, trước khi xuống ca trực tao nghe tổng đài nói thằng Bảy (hạm đội 7) vừa chơi Hà Nội.
      Phi công B: ừ, có con chim nào gãy cánh không?
      PC A:chưa biết, nhưng khó mà khỏi, mẹ, Sam với Cao xạ nó nổ Đỏ trời chứ phải chơi đâu!

      Đúng lúc ông chủ quán bưng cà phê ra bàn cho A,B, nghe được câu chuyện, rồi nói: tôi nghĩ tức quá, sao mình không chơi một lần cho “banh ta lông” luôn?như Hà Nội, Hải Phòng, đặc biệt là Đê. . .Hồng Hà là tụi nó “Tịt” liền, mà cứ “chơi” lai rai hoài như vậy?
      Vừa hớp ngụm cà phê, pc B vừa nói: không được đâu bác.
      Ông chủ quán: sao không? Tôi thấy máy bay mình đầy phi trường mà!
      PC B: không phải vậy, mấy ông “cốm” ở Dinh Độc Lập và toà Bạch Ốc không chấp nhận việc chết dân vô tội như vậy bác ơi!
      Ông chủ quán buông ra tiếng. . À, kèm theo tiếng thở dài, rồi lặng lẻ đi vào nhà bếp pha cà phê cho khách.

  5. Wá Đã says:

    Chẳng làm chi mà có Nhân Quả Luân Hồi chi hết .
    Chỉ là do Chúa phạt đó thôi. Đáng kiếp. Phải chi tin Chúa thì đâu có bị Chúa phạt như rứa.
    chỉ vì ngu theo Cọng Sản, chớ theo Chúa thì đâu có bị khổ bị phạt như rứa.

    • NKK says:

      Chúa là đấng nhân từ bác ái chẳng lẽ đi trừng phạt kẻ nạn nhân hay sao?

      • Wá Đã says:

        Chúa chỉ nhân từ bác ái với những người hôn chân Chuá Thần phục Chúa
        đời đời mà thôi. Còn những kẻ chối Chúa đi theo sa tan cộng sản thì Chúa
        trừng phạt kinh khiếp lắm,cho dù nạn nhân hay không nạn nhân . Không sai
        phải có thờ thì mới có thiêng chứ. làm răng mà Chúa thương cho được những
        người satan cộng sản vô thần chống Chúa được.

      • BaPhải says:

        Nói như tiênngu và wáđã
        Thì ma kwỷ là chuá cha?!
        Chẳ khác nhau gì cả!?
        Toàn cá mè làm chả???!!
        Thứ ko ông cha?
        Ko tổtiên mồmả?!
        Do ma kwỷ sanh ra,
        Đúng hắn là ”chócha”???

        Kha kha kha….

    • tudo says:

      Xin thưa…CHÚA là ĐẤNG sáng lập … Đạo Thiên Chúa….Ngài là : Đàng , là Sự Thật , là Tình Yêu….CHÂN LÝ của Ngài là đem ” yêu thương vào nơi oán thù…đem thứ tha vào nơi bất công ” . Như ! ngược lại ..!? tại Ta mà thôi…. ” nhân quả ..luân hồi ” có …chứ không trừu tượng đâu .

    • Tien Ngu says:

      Đúng đúng…

      Chúa cũng nên…nhét giẽ rách vô họng các tên Giáo Điếm như Trần chung Ngọc, Charlie Nguyễn, nhà viết sử bất lương…Chính Đạo…
      Hồi giáo bị khũng bố làm mang tiếng xấu quá xá, còn Phật giáo thì bị lũ Giáo Điếm làm cho ngốc đầu lên không nỗi vì cách chửi bời tục tủi, bỉ ổi của chúng dối với các giáo phái khác như Thiên Chúa giáo…

      Phạt.. nhẹ chúng vậy thôi, cho chúng bỏ cái tật…láo.

      Hiện nay các tên giáo điếm này đa phần là đã về chầu bác, nhưng cái đám đệ tử của chúng bị nhiểm độc cũng quá nặng…

      • Người Qua Đường says:

        Nè bác Tiên Ngu à .
        Gì mà nóng dữ thế. Kìm hãm bớt lại đi,kẻo cuồng tín quá mất khôn bây chừ..
        Đừng nóng quá kẻo bác lại bắt chiếc cuồng tín hồi giáo xách súng M16 xông
        vào toà soạn Sách Hiếm và Giao Điểm xả đạn tàn sát họ thì không nên.
        Và tiện đây cũng xin nhắc các CCCĐ Unclefox,Trung Kiên,Trực Ngôn Austin
        Phạm, …V…V… Đừng quá mê tín mà làm bậy nhé..

  6. ongvòvẽ says:

    Câu chuyên có thật hay chĩ là hư cấu thì cũng làm cảm động lòng người,một chút nào đó thôi ! Có cau chuyện một SQ không quân đã ,trong một lần đi rừng chặt củi cho trại bán lấy tiên,đã ăn nằm vói một người đàn bà lở thời trong xóm có nhan sắc của một Thị Nở của Nam Cao .Cái lý do là 2 bên dều khát tinh :kẻ không ai đụng tới ,người bị tù quẩn bách sinh lý hàng 6,7 năm trời…Họ gặp nhau và họ “đè” nhau như 2 con thú..
    .Bác sĩ cũng là người ,nữ cán bộ cũng là người,quốc gia hay vc gì cũng không thể . Tình yêu gì ?Chĩ là lý giãi ,biện minh.
    Đay chĩ là một chuyện tuyên truyền,hòa hợp hòa giãi giữa quốc công. So sanh bác sĩ ngụy và anh sv công sản thì thấy cs vẩn có tính nhân bản ,’con người biết “yêu thương .đùm bọc và hi sinh cao cả hơn ” cho đòng chí vì một phút yếu lòng đã đẻ cho bác sĩ ngụy “đem gậy ăn mày thọc trúng lổ” và đã có “nẩy mầm”…
    Thực tê thì tù Q Đ N D quản lý rất hiếm thấy “bộ đôi gái” tiếp xúc vói tù,hay dẩn tù đi lao động hay sinh hoạt vói tù miền Nam. Bên công an thì có CB CA nữ nhưng lo chuyên bếp núc ,lo cho tù nữ,cũng không tiếp xúc gì . Hơn nữa CA cs kể cả nữ cũng không “ngựa” như vậy vói ngụy ,dù là bác sĩ hay giáo sư ! (xem chuyên bông hồng gai của nữ tù nhân lê thị thanh nga)…Câu chuyện trên nó vô lý là trại hẻo lánh (trại nào không ở nơi hẻo lánh ,rừng sâu hay thung lũng ?) ,và hình như như toàn bộ nữ “bộ đọi gái” và ít sv nam (bộ đội nam) ở và v điều hành trại.Một trại tự do điều khiển bởi phần lớn là bộ đội nữ trẻ măng ,lại là sv( hà lội ?) như một trại “nghĩ mát” vậy !
    Người phản hồi hình như bị thuyết phục bởi tác giã “kể một chuyên như thật”. Đây là “tài” của người viết chuyện.
    Kết luận : ?????!!!!!
    (ovv)

    • Đăng Bảy says:

      Ông Ong vò vẽ say- đọc truyện không hiểu gì cả. Câu chuyện làm gì có bộ đội gái gác tù. Cô bộ đội gái ở đơn vị khác, gần trại tù . Và cô bộ đội gái có thai với một giáo sư trung học đâu phãi là bác sĩ. ông đọc lại cho hiểu câu chuyện rồi hãy viết còm.

      • ong vò vẻ says:

        Khi đọc lại thì thấy là giáo sư chớ không phải là bác sĩ. Xin sữa sai ,nhưng có gì ba cái lẻ tẻ . Bác sĩ hay sqvnch hầu như ai cũng có thể dạy được,!
        Cô bộ đọi ở đơn vị khác/coi như dọn kho lúa vung vãi tứ tung vì bom đạn ),chẳng hạn)/thì cũng năm trong tầm kiểm soát của đơn vị quân đội Nhiều lắm là vài cô của đơn vị được phân công vói một số bộ đọi nam làm việc,Nhưthiếu người thì “xin” tù qua kho làm . Những người tù này coi như nghĩ một ngày lao đông (vì dù sao cũng nhẹ và rãnh hơn là làm ngoài ruộng hay trong rừng có cán bộ theo dỏi “sát nút”. Họ được “biệt phái” qua kho dẻ làm việc này phần lớn là lấy người yếu ,hoặc khai bênh nhẹ ,làm việc nhẹ…Làm việc vói nhau (đúng hơn là nếu thuần túy dạy học thì trai chính sẻ qui định giờ giấc) nên ,một thời gian ngắn ,cô bộ đội “”kéo Trạc vòng ra sau, đi lên phía triền đồi. Nơi có sắc vàng của hoa và của nắng như đang tan chảy vào nhau. Một loáng….” Và chi đã chũ động . Mở đẻ miệng mèo thì không thể nhịn được vì cũng đã nhịn khá lâu…Tác giã cúng cho là TRạc bị điều đi qua trại tù khác.(có lẻ chuyễn giao cho bên CA)vì nếu không Trạc và chị đêu bị kỹ luật. Ký luạt vói cô bộ đọi có thể nhẹ ,nhưng vói người tù ,giáo sư thì sao ? Chắc chăn là nặng hơn nhiều….Còn chị ? không lẻ cái bào thai và hiện tượng có mang của chị không ai biết và tụi làm cùng chị không có kẻ báo cáo mật ,Ngay cả nhóm của anh Trạc,có phải ai cũng một lòng che dấu cho anh không ? Như vậy chữ “ăng ten ” xử dụng ở đâu và cho ai ?” Ngoài ra anh Trạc không biết vì bị diều đi ,chi cũng không nói ,thì ai biết là con của Trạc?
        Đọc đẻ biết cốt truyện. Sai một chi tiết như giáo sư ra bác sĩ cũng chẳrng quan trọng gì.vì đây là chuyên hư cấu (có chút sự thực). Vã lại dù ai đi nữa thì cũng đến vậy thôi !
        Ngoài ra gọi dây là nghiệp theo thuyết nhà Phật cũng không đúng ?
        Ai có tội ai vô tội đẻ chịu quã báo đây ?
        (ovv)
        anh tonydo.
        “tài” tôi đẻ trong dấu ngoặc là cái tài tuyên truyền cho HHHG/HGHH đó ,vì ít nhất trong các phản hồi trên đểu ca ngọi truyên ngắn này. Ngườ ta nói NGỤY vì lãng mạng tư sản nên hay chãy nước mắt ,dù là một chuyện hòa hợp giữa quốc cộng mà họ vẩn chống đối (nếu viết thẳng thắn!)_.
        Chẳng có gì mới vì chuyên kiểu HH này đã có nhiều nhà văn “cuốc ra’ viết ra….(nhu 2 thương binh 2 phe ,như hai con ma Q/C của một trân chiến.vv và vv)
        (ovv)

    • tonydo says:

      Trích : (Người phản hồi hình như bị thuyết phục bởi tác giã “kể một chuyên như thật”. Đây là “tài” của người viết chuyện.)

      “Tài” cái gì? Thằng cha này nếu không phải tên Phản Động đàn em của “Mu” ba đời chống đảng họ Mạc, thì phải là thằng Điên. Không điên thì chắc chắn là thằng Hoà Giải Hòa Hợp. Viết láo ăn tiền.

      Mẹ kiếp, thèm quá thì thiếu gì, bao nhiêu thằng Thuấn ở xung quanh, làm gì mà phải đè tên tù cải tạo ốm nhom, ốm nho? Mà nói cho ngay, đói cải tạo thì được mấy hơi.

      Rồi tại sao lại đổ tất cả cái thê thảm cuộc đời vào đầu hai dòng con của chị Tuyên?
      Chẳng hiểu cha nội này muốn nói cái gì.
      Có điều chắc chắn, đây là cách viết của một tên phản động Bắc Kỳ rau muống luộc.

    • Tudo.com says:

      Ongvòvē à,
      Khi trong tâm não con người tĩnh thật sự trở về Người ( không còn bị chi phối bởi “thuốc say” VC hay Nguỵ ) thì chuyện “người với người” đương nhiên xảy ra.

      Không cần biết: Tuyên, Trạc, Thuấn. . .là hư cấu hay thật, nhưng chất người biểu hiện rất rỏ là Người! Phải không?

      Vậy Ongvòvē làm ơn đừng chích loạn xà ngầu như vậy mà mang thêm “nghiệp chướng”.

  7. Bút Thép VN says:

    Bài viết có hồn!
    Cám ơn tác giả Đỗ Trường

    Đám cưới rình rang của chị Tuyên và Thuấn diễn ra tưng bừng, “hoành tráng“ để đón chào một bào thai, kết tụ từ hai người “không cùng chiến tuyến”!

    Chị Tuyên và Thuấn theo lệnh đảng (CSVN) vào “giải phóng miền Nam”. Nhưng không ngờ, đã bị (hay được) Chu Bá Trạc đại diện VNCH, không chỉ giải phóng cả con người lẫn trí tuệ cho Tuyên và Thuấn, mà còn cài vào người của Tuyên một dấu ấn của “Dân chủ – Tụ do”?

  8. Lê Hưng Quốc says:

    Bài viết rất cảm động. Chiến tranh đã tạo nên bao cảnh đoạn trường. Chỉ có tình con người mới có thể hàn gắn những đổ vỡ đau thương.
    Cám ơn tác giả Đỗ Trường
    LHQ

  9. Lại Mạnh Cường says:

    THÂN PHẬN NHƯỢC TIỂU

    Tất cả chỉ là CON CỜ THÍ
    trong bàn cờ quốc tế mà thôi

    Trong mọi cuộc chiến tranh
    Phe nào thắng nhân dân đều bại
    (Nguyễn Duy)

    Cứ xem gương Ukraine đang chịu nội chiến
    Các thế lực ngoai bang xúi bảy, áp lực …
    và đám chính trị gia lại “theo đóm ăn tàn”
    dẫn dắt dân lao vào chíên tranh điên cuồng !
    Chẳng bíêt bao giờ tái lập lại hòa bình ở đó
    Để tái thiệt lại quê hương đổ nát điêu tàn …

    Thân phận nhược tiểu mà lãnh đạo ngu …
    hệ quả là dân chết, đất nước tan hoang !

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Thưa ,

      Cộng Sản thắng thì nhân dân bại , có data , facts , bằng chứng rõ rồi.

      Còn Việt Nam Cộng Hòa chưa thắng cho nên chưa có data dữ liệu để chứng minh là khi VIỆT NAM CỘNG HÒA thắng thì nhân dân sẽ bại ….

      NÊN KHÔNG THỂ KẾT LUẬN….LÁO là “bên nào thắng thì nhân dân cũng điều bại ”

      Nay Kính

      • Huong Nguyen says:

        Hay!
        Tôi đã nghe câu này được nhiều tác gỉa, trong đó có nhà báo Việt Cộng Huy Đức, lập đi lập lại rất nhiều lần. Cá nhân đã cố đọc đi đọc lại cũng không hiểu được cái “logic” của câu nói … tại sao? Có thể nào đánh đồng tất cả mọi cuộc chiến tranh chính nghĩa, phi nghĩa, chiến tranh do bọn hồi gíao quá khích, chiến tranh tự vệ để sống còn… anh hùng liệt sĩ cho đến đầu trôm đuôi cướp rồi cũng đều bại như nhau? thật là chịu thua.com!

      • Austin Pham says:

        Thưa các anh, đó chính là hậu quả của việc lặp lại những câu “danh ngôn” của người khác mà quên đi cái context. Giá mà có thể đứng trên đôi chân của mình và nói những câu có ý nghĩa thì hay hơn nhiều.

      • BáWà says:

        Chuyện đơngiản như đang giỡn dzậy mà ko hiểu sao? 2 cái anh ku này thiệt là…
        Này nhé, xưa nay chiếntranh là vì tranhgiành lãnhthổ, danhlợi, tiềnbạc và kwyền lực,.. và khi đánh nhau thì ai thắng, ai thua người dân đều phải chết cả! Chính nghĩa hay bảovệ tổkwốc gì gì đó đều là do bọn ”phiệt” của bên này hay bên kia nêu lên để mà kêu gọi cũng như bức ép người dân ra chiếntrường mà thôi, thu lợi thì chỉ có chúng nó, tức bọn ”phiệt”, kể cả ”giáophiệt”!!! Như cục chiến VN vừa kwa dù VNCH thắng hay thua thì cũng phải chết cả mấy triệu dân bắc và nam, cọng thêm đất nước bị tànphá tanghoang, con người thì điêuđứng khổsở, bệnhhoạn tàntật v.v… không bại là cái gì??? Còn bọn ”phiệt” thì thu lợi như: Tăng thêm sứcmạnh, thu vào bạc tỷ, gặt hái thêm nhiều linhhồn tộilỗi, v.v…và v.v..Hiểu???

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        @ BáWà

        Cái dốt nát của anh lòi ra ngay dù cố tỏ ra khôn ranh!

        VIỆT NAM CỘNG HÒA không hề gây chiến mà còn cố kêu gọi cộng sản Hà Nội bỏ chủ nghĩa láo quay về với dân tộc .

        Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản tấn công liên tục , kể cả ngày Tết cúng ông bà thì buộc lòng hết cách , chính phủ phải tổng động viên để Tự Vệ quốc gia.

        Anh phải chịu khó học SỰ THẬT CỦA LỊCH SỬ TRƯỚC , RỒI MỚI HỌC CÁCH THỨC TRANH BIỆN- DEBATE SAU- Nếu không , thì anh chỉ là một người ba hoa lừa dối trong lời nói cách nghĩ.

        Chỉ cần cộng sản đừng tấn công thì dân tộc Việt Nam này đã có nữa miền chiến thắng ( giống Nam Triều Tiên- South Korea ) và nếu như những thằng đi theo Cộng sản bỏ cộng sản thì toàn dân tộc đã thắng ( giống như nước ĐỨC- GERMANY )

        Khi cộng sản thắng tức là người dân Việt Nam đã bại thê thãm và khi Việt Nam Cộng Hòa quay trở lại thành công thì tức là dân tộc Việt cuối cùng rồi đã thắng !

        Hiểu chưa BáWà ?

      • BốcPhét says:

        @NguyễnTrọngDân
        Người khôn nói không lại,
        Kẻ dại nói không kwa!
        Cái ViệtNamCọngHòa
        Do ”bọn nó” dựng ra
        Ku có biết không hả???!!!
        Tấtcả bọn chúngta
        Và 58 ngàn trai Mỹ
        Đều hysanh uổng cả!
        Ku vẫn chưa hiểu ra?!
        Thôi thì cứ rứa đi nha,
        Rồi cũng thành kwỷ cả!!!
        Nói cũng… chỉ bawa…

        Ôi, khổ kwá! Dân choa
        Vẫn cứ mãi mùlòa !!!

    • noileo says:

      ” Lại Mạnh Cường says:
      30/01/2015 at 08:11

      THÂN PHẬN NHƯỢC TIỂU

      Tất cả chỉ là CON CỜ THÍ
      trong bàn cờ quốc tế mà thôi

      Trong mọi cuộc chiến tranh
      Phe nào thắng nhân dân đều bại
      (Nguyễn Duy)”

      Khi VNDCCH thắng thì đất nứơc VN bại, đó là điều rõ ràng.

      Về “nhân dân”, thì còn tùy “thành phần”.

      - người dân VNCH bị nhà nước VNDCCH trấn lột sạch sẽ tài sản cá nhân, quốc khố, 16 tấn vàng, nhà máy, công xưởng bị tháo rỡ cho đến cái con ốc chân máy mang ra hà nội. Sách vở bị đốt, nền giáo dục tử tế bị dập vùi, quyền sống, quyền công dân bị tứớc đoạt, cong chức quân nhân sĩ quan VNCH bị đi tù không án

      Hàng năm, hàng tháng, hàng ngày suốt 40 năm qua hàng triệu nạn nhân, hàng triệu người miền nam bị thảm sát dứói mũi súng giặc tàu trên tay quân cọng phỉ VNDCCH trong cuộc chiến tranh Việt-Việt, cuộc chiến tranh tội ác VNDCCH cộng sản xâm lăng VNCH, vẫn đều đều bị nhục mạ bởi bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ, bọn lão thành cách mạng cộng sản, và mới đây có thêm nhà văn xã nghĩa Thu Hương gia nhập hàng ngũ tuyên giáo, dựa vào bọn công an cộng sản, véo von những luận điệu bịp bợm “chiến tranh chóng Mỹ & chiến tranh Việt Mỹ” nhục mạ người dân miền nam, chạy tội cho quân cộng sản VNDCCH Hồ chí Minh gian ác đê tiện phản quôc chuyên nghề bán nứoc cho giặc tàu.

      - đa số nhân dân miền bắc, hầu hết không có gì thay đổi, ngoại trừ những thành phần đảng viên có chức có quyền, bỗng một hôm, nhờ cuộc đổi tiền ăn cướp, trở nên giàu có băng 5000 lần người miền nam mà hôm trước 2 người đuọc coi là có tiền bạc ngang nhau, tha hồ vào miền nam, dưới sự hỗ trợ của bọn công sản Lê Duẩn, ăn cắp, ăn cuóp tài sản của người miền nam một cách “hợp pháp”

      Khi Việt Nam Cộng Hòa chưa thua, VNCH đã vẫn tỏ ra hơn hẳn VNDCCH về mọi mặt của cuộc sống con người, về chính trị, về dân chủ & tự do, về luật pháp, vể giáo dục, về văn hóa, về kinh tế…

      Điều đó cho thấy nếu VNCH thắng thì chắc chắn đó là cái thắng của nhân dân VN.

      Ít nhất, [theo quan điểm về "chiến thắng" của VNCH, "chién thắng" chỉ là đẩy lui đuọc quân cộng phỉ Hồ chí Minh & Việt nam Dân chủ Cộng hòa tàn ác tay sai giặc tàu ra khỏi bờ cõi VNCH,

      đó là ngăn chặn đuọc quân cộng sản Việt Nam Dân chủ Cộng hòa & Lê Duẩn tàn ác, phản quốc, bán nước, không cho chúng tràn xuống phía nam vỹ tuyến 17, như ở Đại Hàn, ở đó quân dân Đại Hàn đã chiến thắng đã đảy lui, ngăn chặn được quân cộng sản Bắc Hàn tàn ác]

      thì chiến thắng của VNCH cũng là chiến thắng của nhân dân, ít nhất là của người dân VNCH.

      Đuọc trở lại cuộc sống tử tế không có chiến tranh do bọn cộng sản VDCCH đê tiện tay sai giặc tàu gây nên, không có bọn cộng sản VDCCH khủng bố, ám sát, ném lựu đạn vào dân chúng…, đó chẳng phải là một chiến thắng rất lớn sao .

      Tóm lại, trích dẫn NGuyễn Duy như thế là trích dẫn bằng cái đầu óc lười biếng không chịu suy nghĩ, chỉ để khoe khoang, ra cái điều ta đây “đọc nhiều”!

      Trích dẫn Nguyễn Duy để khoe khoang “sở học” như thế cũng là nhục mạ bài viêt tử tế này.

      Khi viết câu chuyện này, tác giả Đỗ Trường có ý định nào trình bày một cái thứ thắng/thua bịp bợm nào của bọn trí thức cộng sản VNDCCH của bọn trí thúc cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ & lăo thành cách mạng trong cuộc thảm sát người dân miền nam, áp đặt “thành công” tội ác “xây dụng chủ nghĩa xã hội” lên miền nam, đâu !

      *****

      Nhà thơ NGuyễn Duy viết như vậy vì, một mặt ông ta không biêt đến cuộc sống thực của VNCH, điều mà ngày nay mặc dù trong thâm tâm phải bể phục, nhưng ngoài mặt thì bọn trí thức cộng sản, trí thức VNDCCH, trí thức hà nội sĩ phu bắc hà xã nghĩa, ra cái đều đỉnh cao trí tuệ loài người, vẫn tìm mọi cách phủ nhận, chối từ, bôi nhọ (*),

      mặt khác ông ta chỉ biết có cuộc sống nghèo đói khốn khổ sống theo bản năng súc vật của miền bắc cộng sản, của nhà nước VNDCCH tội ác, từ Hồ chí Minh phản quốc đến Lê Duẩn tay sai Nga tàu,

      sau đó khi mền bắc chiếm đuọc miền nam thì cũng lại cái chế độ cộng sản VNDCCH tội ác đuọc bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ cùng với bọn công an cộng sản Hồ chí Minh độc ác lăm lăm súng đạn Nga tàu trong tay áp đặt lên người dân miền nam, xô đẩy miền nam vào cái địa ngục của miền bắc cộng sản

      *****

      “Phe nào thắng nhân dân cũng bại” là điều rất thích hợp để nói về cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm cộng sản Hồ chí Minh hiện nay ở VN,

      bởi vì phe cộng sản Hồ chí minh nào thắng thì cũng học tập và làm theo tên tội đồ Hồ chí Minh tàn ác, chuyên chính toàn trị, phản quốc bán nước, rước giặc tàu vào VN, dâng VN cho giặc tàu để đuọc giặc tàu chống lưng đỡ đầu cho làm đầu nậu trấn lột nhân dân đất nứoc VN

      • Ho van Hi says:

        Tôi hoàn toàn đồng ý với ông NL viết. Nhưng như ông viết
        “bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ cùng với bọn công an cộng sản Hồ chí Minh độc ác lăm lăm súng đạn Nga tàu trong tay áp đặt lên người dân miền nam, xô đẩy miền nam vào cái địa ngục của miền bắc cộng sản”. Xin bổ sung trí thức nào của miền Bắc (hơn 99%) cũng lưu manh như nhau. Tôi đã thấy họ, dốt trong chuyên môn nhưng luôn hoang tưởng tưởng mình tài giỏi. Ngay cả trong giòng họ của tôi từ Bắc vào cũng đểu cáng ta đây hết. Thân tình ngồi nói chuyện với ho, dân cơ hội, vơ vét của miền Nam luôn tưởng mình đặc biệt. Dơ dáy bẩn thỉu lắm. Tôi có cảm tưởng trí thức đàng hoàng đã di cư năm 1954 vào Nam hết hay là ở lại miền Bắc bị việt công giết hết. Cái đó là tai nạn thảm khốc cho cả Việt Nam hiện tại. Tụi ác cầm đầu, đuợc cố vấn bởi tụi trí thức lưu manh. Đau đớn cho dân ta vô cùng.

      • ôngtựthú says:

        Toàn là triết lý lầm cẩm như những thằng dở hơi ,vậy mà cũng bằng này bằng nọ,cũng sống quá nữa đời người ,cũng đã qua cuộc chiến… vậy mà cứ dẩm nước đái của tụi cộng: ngoài mặt thì coi thường chúng ,nhưng vẫn có sự úy phục như từng úy phục bão ninh,dươngthu hương…hay bùi tín ,phạm quế dương.(và tôn xưng HTVi)…Không suy nghi bằng cái đầu của mình mà bằng cái đầu của kẻ chiến thắng ,đuổi mình chạy xất bất xang bang ,làm kẻ mất tổ quốc ,ăn nhờ ở đậu mà còn than khóc “”
        THÂN PHẬN NHƯỢC TIỄU
        Và tự an ủi :
        Tất cả chỉ là CON CỜ THÍ (không biết phe thăng cuộc có đồng ý là con cờ thí không? Chắc là không. Nhưng phe thua cuộc ,không nhìn thấy ,lại “bụp lấy” mấy cữ nà đẻ “tự an ủi mình chăng ? Vậy cái tụi phản chiến ,cái tụi trốn quân dịch ,cái tụi hhhg/hghh …đáng ca ngợi vinh danh vì chúng biết mình là “con cờ thí’ là “thân phận nhược tiểu”trong bàn cờ quốc tế mà thôi.) Và có nhứng tên trí thức như vậy thì mói mất nước .Nó không nhận ra đâu là chính nghĩa ,mà chĩ biết hùa theo “triết lý” của:
        Trong mọi cuộc chiến tranh
        Phe nào thắng nhân dân đều bại
        (Nguyễn Duy)”

        Thắng là thắng .Thua là thua. Hãy đặt cuộc chiến tranh cho đúng vói ý nghĩa của nó.Hiểu cs và biết tai sao ta chống cộng.Hiếu QG đẻ biếtt vì sao ta chong dẻ bão vệ QG,dân tộc,Biêt chính nghĩa đẻ đánh bọn giặc cộng xâm lân lãnh thổ của vnch,như chủ nhà dang êm ấm hạnh phúc lại gập bọn cướp vô nhà,Hay nói thực tế hơn,ai ở vn ,nhất là tù cải tạo được thả về,đều hồi hộp săn sàng ba lô đẻ lại nghe đọc lệnh “tái cải tạo”. Đang nằm với vợ ,nghe có tiếng xe đêm qua nhà là giạt thót.nghe tiếng gỏ cửa là ôm luôn ba lô ra mở cữa ,và nếuchĩ là kiểm tra hộ khẩu thì sau khi bon ăn cướp đi rồi ,thỏ phào nhẹ nhõm,dù suốt đêm trằn trọc…và sáng đi thật sơm đẻ đi “kiếm sống”
        Trong mọi cuộc chiến tranh
        Phe nào thắng nhân dân đều bại
        (Nguyễn Duy)”
        Vậy phải chăng nên sữa câu thơ trên “phe nào THUA ,nhân đân (phe đó) đều BẠI”…
        Vì có như vậy mới lý giãi tai sao CHÚNG TA HI SINH trong cuộc hiến ,chịu gian khổ trong tù đày,chịu chết ,chịu nhuc (hảm hiếp cướp bọc)trên biễn Đông Vì có như vậy mới lý giãi tai sao CHÚNG TA Vì có như vậy mới lý giãi tai sao CHÚNG TA CÓ MẶT KHẮP NĂM CHÂU.
        Vì có như vậy mới lý giãi tai sao CHÚNG TA vẫn kiên quyết chống cộng !
        (ott)

    • Ho van Hi says:

      Dân bác sĩ học thuộc lòng thì giỏi, nhưng suy luận thì kém.
      Năm 2012 có bài báo của tờ báo đứng đắn Spiegel của Đức nói bác sĩ không hiểu thống kê.
      http://www.spiegel.de/gesundheit/diagnose/viele-aerzte-verstehen-statistiken-zu-diagnosen-nicht-a-844210.html.
      Ông LMC có kém về suy luận?
      Chào ông.
      HvH

    • DâM TiêN says:

      Ông quân y sĩ này đi chữa bịnh đau bụng bằng…Viagra ?

      Thưa đầu, ông nói nhược tiểu thường chỉ là con “cờ thí.”
      Câu đuôi, ông trách nhược tiểu mà có ” lãnh đạo ” NGU !

      Xin xem lại đi: Đã bị làm ” cờ thí” thì còn ” lãnh đạo” cái rì?

      Thân ái một chăm phần trăm, DâM

  10. Trần Huy Bách says:

    Cám ơn nhà văn Đỗ Trường đã cho đọc một câu chuyện thật cảm động, đầy tính nhân bản.
    Liệu con người có còn đủ nước mắt để khóc cho cuộc bể dâu của dân tộc, và chứng kiến những kẻ “thắng cuộc” bất lương, đang sống nhởn nhơ trên máu xương của những người đã ngã xuống, tù đày của cả hai miền Nam- Bắc!

Leave a Reply to Dâm Đàm