WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bỏ Mả

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ba Đình, Hà Nội (Ảnh: AP)

Trong những câu thơ bút tre, một thể thơ đang được lưu truyền rộng rãi ở Việt Nam, tôi thích nhất hai câu:

Tin nghe như sét đánh ngang
Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần!

Nói như thế rất dễ gây ngộ nhận rằng tôi có ác cảm, hay thành kiến gì đó, với ông Hồ Chí Minh. Không dám (ác cảm) đâu. Đừng nghĩ tầm bậy, tầm bạ như vậy mang tội chết (mẹ) à nha.

Tôi sinh trưởng ở miền Nam, và sinh sau đẻ muộn. Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có chuyện chi dính dáng, hay lôi thôi, hoặc phiền phức với ông Hồ. Tôi khoái hai câu thơ vừa dẫn, chỉ vì sự duyên dáng của chính nó – thế thôi. Có những câu thơ bút tre khác, cũng nói đến cái chết của ông Hồ nhưng tôi không thích mấy –  thí dụ như:

Tin nghe như sét đánh gần
Bác Hồ đang sống từ trần chuyển sang!

Hoặc:

Vào trong hang Bác âm u
Chị em phụ nữ dở mũ ra chào!

Riêng hai câu sau, theo thiển ý, không những đã kém duyên dáng mà còn thiếu phần thanh nhã. Nó nói lên sự khinh miệt, một cách sỗ sàng, của “chị em phụ nữ” (nước ta) trước thi hài của Hồ Chủ Tịch.

Mà bầy tỏ sự bất kính đối với một người đã khuất (cho dù họ là ai chăng nữa) là điều trái với văn hoá của dân tộc Việt, ở khắp mọi miền – nhất là miền ngược, nơi mà phong tục tập quán (thường) có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày.

Nhân nhắc chuyện phong tục/tập quán của miền xuôi/ miền ngược, tôi chợt nhớ cách đây khá lâu – trong lúc cao hứng – thi sĩ Trần Đăng Khoa có tâm sự rằng:

“Vừa rồi tôi có đi Tây Nguyên dự lễ bỏ mả của gia đình ông Y Ngông Niết Đam. Người Eđê có một tục lệ rất đặc biệt. Khi nhà có người chết, gia đình con cháu hàng ngày vẫn nuôi nấng, vẫn mang cơm nuớc ra mộ, khi có điều kiện họ làm lễ bỏ mả. Đó là bữa tiệc linh đình chia tay vĩnh viễn với người chết. Sau đó họ không quan tâm đến ngôi mộ ấy nữa, để linh hồn người chết được siêu thoát, không còn vướng víu cõi trần. Tôi cũng đã làm xong cái lễ bỏ mả cho thơ ca thời niên thiếu của tôi.” (Trần Đăng Khoa. Chân dung và đối thoại. Hà Nội: Thanh Niên. 1988)

Bỏ mả, thực ra, không phải là tập tục “rất đặc biệt” của người Eđê ở Tây Nguyên mà là tập tục chung – ở nhiều nơi – của nhiều sắc dân khác nữa. Người Roglai, người Rhadé, người Bahnar, người Djarai… ở miền Nam và miền Trung nước Việt đều thế cả. Bốn mươi năm trước, cố học giả Toan Ánh đã có một bài viết (rất cô đọng) về tục lệ này:

“Đối với người Roglai – sắc dân sống rải rác các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, và Lâm Đồng – lễ cúng bỏ mả có nghĩa là người sống từ giã người chết. Lễ này đuợc cử hành sau mùa gặt hái đầu tiên, tính từ ngày người chết qua đời. Mùa gặt hái hoàn tất, mọi người đều rảnh rang nên lễ cúng bỏ mả làm linh đình lắm. Có giết trâu mổ bò, mời thầy cúng làm lễ cho người khuất rồi đãi làng nuớc. Sau lễ bỏ mả là hết, ngôi mộ không đưọc ai chăm sóc nữa.

Người Rhadé, đa số sinh sống ở tỉnh Darlac và Quảng Đức, cũng có lệ bỏ mả vào mùa gặt năm sau. Người nhà ra mộ khóc lóc một lần cuối rồi mộ bị bỏ hẳn. Kỷ niệm của người chết cũng chìm dần vào quên lãng.

Người Bahnar – sắc dân sống ở Đông Nam Kômtum, Tây Bắc Pleiku, và phía Tây Bình Định – cũng chỉ chăm sóc mộ phần một năm… Sau đó họ làm lễ tạ rồi san phẳng, và từ đây không còn ai ngó tới.” (“Tang lễ của đồng bào Thượng” – nhật báo Cách Mạng Quốc Gia, Sài Gòn, số phát hành ngày 1 tháng 9 năm 1963).

Trong phần kết luận của bài báo này, Toan Ánh viết như sau:

”Gần đây nhiều đồng bào Thượng đã di cư về gần chúng ta, có lẽ rồi đây phong tục của họ sẽ bị ảnh huởng của chúng ta mà có sự biến cải. Ánh sáng văn minh đã rọi vào nuớc Việt Nam, lẽ tất nhiên sự tiến bộ của chúng ta sẽ thúc đẩy sự tiến bộ của đồng bào Thượng, anh em chúng ta.”

Tôi rất trân trọng tinh thần bao dung, coi tất cả mọi người sống trong nước Việt đều là anh em đồng bào, của học giả Toan Ánh; tuy nhiên, khi quan niệm rằng “có lẽ rồi đây phong tục của họ sẽ bị ảnh hưởng của chúng ta mà có sự biến cải” (nhưng quên viết thêm và ngược lại) để cùng tiến bộ” thì tôi sợ ông hơi quá tự mãn về phong tục và tập quán của văn hoá miền xuôi.

Nói cách khác, một cách hơi vô lễ, tôi e là Toan Ánh có hơi bị ethnocentric. (Còn nói thiệt tình thì tôi chưa bao giờ gặp được bất cứ một người Việt Nam nào, ở đồng bằng, biết tỏ ra khiêm tốn chút đỉnh về văn hoá của họ). Và đây là một thảm kịch, sẽ còn rất nhiều hệ lụy, của dân tộc Việt, trong tương lai gần!

Giao thoa là hệ quả tất yếu khi có sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều nền văn hoá. Xin đơn cử một thí dụ về vấn đề này, bằng cách tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở –  chuyện “Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần”.

Tập tục bỏ mả của người miền cao, tôi trộm nghĩ, có nguồn gốc từ đời sống du canh. Do sự di chuyển không ngừng, để tìm đất đai canh tác, nên cơ hội trở lại nơi chốn cũ – để thăm viếng mộ phần – rất hiếm hoi; do đó, kẻ còn ở dương gian lễ tạ mả cho bớt áy náy khi phải rời bỏ phần mộ của người đã khuất.

Với thời gian, dân số mỗi lúc một tăng nhưng đất đai thì vẫn vậy. Diện tích canh tác giới hạn, không cho phép kéo dài phương thức du canh, người ta buộc phải dần từ bỏ nếp sống này để làm quen với đời sống định canh – hay bán định canh – nơi miền sơn cuớc.

Từ đây, tuy có nhiều cơ hội gần gũi với mồ mả của những người đã khuất hơn nhưng tập tục bỏ mả vẫn còn được lưu truyền. Lý do, phần vì tập tục văn hoá bao giờ cũng biến đổi chậm hơn những đổi thay trong đời sống thường nhật; phần khác, quan trọng hơn, vì lý do kinh tế.

Khi những phuơng tiện kỹ thuật để hỗ trợ cho việc sản xuất vẫn còn ở mức độ thô sơ, khi đất đai không phì nhiêu trù phú, và khi nhân khẩu mỗi lúc một tăng thì việc “hàng ngày vẫn nuôi nấng, vẫn mang cơm nuớc ra mộ” cho người đã khuất là một thứ lễ nghi xa xỉ không thể kéo dài. Do đó, bỏ mả là một tập tục thực tế và cần thiết cho chuyện sinh tồn.

Cũng theo Toan Ánh, qua bài báo đã dẫn: “Lễ tạ mả có thể cử hành ngay sau khi chôn cất nếu tang chủ quá nghèo. Chôn cất xong là thôi, người nhà cũng như dân làng không ai nhắc nhở đến người quá cố nữa vì mộ đã tạ rồi.”

Dân tộc Việt, rõ ràng, thuộc vào diện “tang chủ quá nghèo”, và cái lăng của ông Hồ thì hiện diện đã quá lâu. Tôi ước ao sao một số những người dân Việt (ở miền xuôi) học được phần nào sự khôn ngoan và thực tế – về tục lệ bãi mả như thế – từ những đồng bào Eđé, Rhađé, Bahnar, Djarai… nơi miền sơn cước.

Về vấn đề này, hơn mười năm trước, giáo sư Trần Khuê và tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân đã đề cập: “Chúng ta đề nghị Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính thử tính sổ xem 30 năm qua ta đã tiêu tốn vào lăng Người tổng số là bao nhiêu tiền của… Và thử xem riêng ngân sách dự chi cho năm 2000 xem có thể xây được bao nhiêu trường học cho một ngàn xã hãy còn vắng về giáo dục ở miền cao. Có thể xây bao nhiêu căn nhà để nuôi trẻ mồ côi… Có thể xây bao căn nhà dưỡng lão cho người già lão cô đơn, không nơi nương tựa. Có thể xây bao nhiêu nhà thương làm phúc chữa bệnh cho người nghèo…”

Mới đây, Tổng biên tập Mạc Việt Hồng của Đàn Chim Việt (nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 120 của ông Hồ Chí Minh) cũng đã nêu lên “việc bảo quản thi hài rất tốn kém” này –  trong một cuộc phỏng vấn dành cho giáo sư Hà Văn Thịnh – và được cho biết như sau:

“Tốn kém là có thật. Tôi biết điện để làm lạnh cho việc bảo quản thi hài ông bằng điện dùng cho một thị trấn. Với người phương Đông mình, có khi phải chấp nhận thôi. Đã đưa Bác vào chôn cất trong lăng rồi, giờ lại đưa ra thì như vậy có tội với người đã khuất vì đã lỡ như vậy rồi. Giờ lại đưa ra thì không ổn. Điều này tôi không tán thành đâu. Không phải tự nhiên mà người dân Nga người ta vẫn giữ thi hài ông Lênin như vậy.

Hơn nữa, nói gì thì nói, dù có những khiếm khuyết, những sai lầm, Hồ Chí Minh vẫn là nhân vật lịch sử đẹp nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam. Dân tộc nào cũng cần một lãnh tụ như thế. Ông Washington chẳng hạn, cuối đời cũng nhiều sai lầm nhưng người dân vẫn tôn trọng ông. Với tôi Bác vẫn là người vĩ đại.”

Tôi hoàn toàn và tuyệt đối tôn trọng tình cảm của giáo sư Hà Văn Thịnh, hoặc bất cứ ai, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và tôi cũng tin rằng không có gì sai nếu họ ra lăng của Bác Hồ khóc lóc một lần cuối (cho nó đã) rồi thôi – theo như tập tục bỏ mả của những đồng bào ở miền sơn cước – để cho người quá cố được yên nghỉ dưới suối vàng.

Chứ bòn rút xuơng máu của người sống để phụng sự cho người chết, dù có bằng lòng thành chăng nữa, vẫn là điều bất trí. Mà dân làng Ba Đình Hà Nội (e) không mấy kẻ thành tâm như thế đâu. Đối với họ, cái lăng của ông Hồ chỉ là một thứ môn bài (patent) được trưng bầy để tiện việc hành nghề cách mạng – thế thôi. Mà dựa vào người chết để vinh thân là một chuyện bất nhân. Chúng ta không có lý do gì để tiếp tục một chuyện vừa bất trí, vừa bất nhân như vậy mãi.

© K’Tien

37 Phản hồi cho “Bỏ Mả”

  1. vohoan says:

    Ý kiến của tôi :
    Bỏ mả là chuyện nên làm
    Còn hơn ướm xác trong lăng Ba Đình
    Xác nằm trong đó chình ình
    Vừa hôi vừa thúi ai mình chịu cho
    Thần dân nghèo khổ co ro
    Đem tiền đem bạc chung lo một người

  2. Bob Vu says:

    Va`o tham lang Ba’c a^m u….
    Chi em phu nu*? , ve’n MU ra RU`A…..

  3. hoadao says:

    Cau nay sao tuc qua.:
    VAO TRONG HANG BAC AM U
    CHI EM PHU NU DO MU RA CHAO

  4. Q Nguyen says:

    Qúa hay và thực tế! Dân VN hãy bỏ mả Hồ chủ tịch ngay đi.

    Vừa tốn kém mất vệ sinh, vừa hôn ám chướng khí, trái với ước nguyện của ông mà đất nước cũng không khá lên được.

    Tuyệt!

  5. thế kỷ says:

    Nghe như tiếng sét ngang đầu,
    Bác Hồ vội vã đi hầu Mác Lê

  6. Di Linh says:

    SỰ THỰC VỀ HCM MỚI TIẾT LỘ gần đây :

    1. BÁO CÔNG AN NGHỆ AN : Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ – ký tên Nguyễn Minh Châu Chu Nhật, 7/03/2010 08:00
    “…Sau này mỗi dịp đến công tác ở địa phương Bác luôn quan tâm đến chị em phụ nữ. Vào thăm nhà máy cơ khí, thấy cô công nhân để bộ tóc dài, Bác ra hiệu dừng máy, đến gần ân cần nhắc:
    “Cháu là gái khi lao động phải vận tóc lên, đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn: Bộ tóc là gốc con người.” Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được Bác đón tiếp thân tình.
    Thấy các chị gầy, xanh, hốc hác, Bác hỏi: “Các cháu kinh nguyệt có đều không?”
    Các chị xúc động đến ứa nước mắt. Một chị nhẹ nhàng thưa với Bác như đứa con nói riêng với mẹ: “Thưa Bác! do điều kiện ăn uống, vệ sinh kham khổ, thiếu thốn nên chúng cháu… rất thất thường.”
    Đôi mắt Bác ứa lệ nói với bác sỹ Phạm Ngọc Thạch – Bộ trưởng Bộ Y tế cùng tiếp khách với Bác: “Chú phải tìm cách trông nom chạy chữa cho các cô ấy, kinh nguyệt là biểu hiện xuất sắc của người phụ nữ,
    là điều kiện đảm bảo hạnh phúc của đời người và bảo tồn nòi giống.”
    Có lần đoàn đại biểu lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá ra làm việc với Bác xin chụp ảnh lưu niệm, Bác không đồng ý và bảo: “Khi nào các chú ra làm việc với Bác có đại biểu phụ nữ thì Bác mới chụp ảnh lưu niệm”…
    Bài viết ca ngợi ông Hồ này khi được nhiều người đọc và gây sốc với phụ nữ, hiện đã bị gỡ xuống trên mạng Vinh (UBND TP Vinh), nhưng ở mạng Công An theo Blog TTX .Vang Anh chưa gỡ xuống.

    2. HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH viết bỡi GS .ĐHSP/Hànội :
    “Năm 1965, Mỹ cho không quân ra đánh phá miền Bắc. Cầu Hàm Rồng,Thanh Hoá, là một trọng điểm oanh tạc của chúng. Anh chị em dân quân NamNgạn, Hàm Rồng phối hợp cùng với pháo binh tải đạn và bắn máy bay giặc.
    Nổi lên có hai nữ dân quân được tuyên dương công trạng xuất sắc: Ngô ThịTuyển và Nguyễn Thị Hằng.Năm ấy, tôi phụ trách một đoàn sinh viên Đại học Sư phạm Vinh ra thựctập ở trường Lam Sơn, Thanh Hoá, sơ tán ở ngoại ô thị xã. Tôi đưa mấy sinhviên văn ra gặp Nguyễn Thị Hằng ở nhà riêng. Hằng là một cô gái quê mà rấttrắng trẻo, cao ráo. Cô cho xem bức hình chụp mặc quân phục trông rất đẹp đẽ,oai phong. Cô khoe vừa được ra Hà Nội gặp Bác Hồ. Lần đầu tiên ra Hà Nội, điđâu cũng có một anh cảnh vệ hay công an đưa đi. Hành trình qua rất nhiều chặng. Đến mỗi chặng, anh dẫn đường lại bảo, cô chờ ở đây, người khác sẽ đưa đi tiếp. Chặng cuối cùng, anh dẫn đường nói, cô ngồi đây, Bác xuống bây giờ.
    Một lát ông Hồ tới. Ông không vội hỏi han gì về thành tích chiến đấu của Hằng. Câu hỏi đầu tiên của vị Chủ tịch nước là: “Cháu có buồn đi tiểu, Bác chỉ chỗ cho mà đi”
    Câu chuyện của Nguyễn Thị Hằng về chủ tịch Hồ Chí Minh hôm đó, tôi nhớ nhất chi tiết này. Chi tiết rất nhỏ nhưng nói rất nhiều về con người Hồ Chí Minh.( trang 126,127)”

  7. Trung Hoàng says:

    Ðảng thiên tài sao mờ không trí,
    Tưởng lắm lời hồ mỵ trớ trêu.
    Nặng không tiếng dệt lời thêu,
    Tiến ngang kẻ dọc vẽ điều thị phi.

    Một thời tao loạn chính mi !!!

  8. Le Thien y says:

    Tai sao dam ” CAI LOI DI-CHUC “, buoc thi-hai cua Bac de cho ” QUAN TREN NGO’ XUONG,
    NGUOI TA TRONG VAO ” mai duoc ! Dung la` thu “MON-BAI” qua’ ton kem ma` nhan-dan phai chiu
    thay cho lanh-dao ; de ho DANH BONG CHE-DO ,TU NGUOI DA CHET !
    Bac Ho van muon cong-khai ,
    Dang co`n ngan-cam … MINH-KHAI lam…VO*` !

  9. Một chuyến đi để khám phá sự thật Việt nam.
    Tôi cũng như nhiều bạn trẻ người Việt sống ở Mỹ hay khắp các quốc gia phương Tây từ xưa đến nay đều nghĩ về Việt nam quê hương mình qua báo chí ở đây và báo chí người Việt ở Hải ngoại nhưng khi về trực tiếp Việt nam thì thấy có một vài điều đúng như báo chí đã viết, đại đa số những sự kiện đã bị phóng đại,nói sai không đúng như sự thật mình đã thấy tận mắt ở quê nhà.
    Ví dụ như khi đọc nhiều bài viết của bác Bùi Tín về Bác Hồ và đại tướng Võ Nguyên Giáp thì thấy tình cảm và suy nghĩ nhận xét của đại đa số nhân dân Việt nam khác hẳn với những gì bác đã viết về những cố nhân này. Tôi là một nữ sinh đang học đại học tại Mỹ, ba tôi trước cũng là sỹ quan quân lực Việt nam Cộng hoà là bạn của tướng là cháu của tướng Dương Văn Minh và là bạn cùng thời với bác Nguyễn Cao Kỳ. Đúng như ba tôi và các bạn của ba tôi cùng rất nhiều người khác là sỹ quan cao cấp quân đội VNCH đâu có bao giờ xúc phạm đến Bác Hồ hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay bất kỳ ai đâu. Tôi tôi thường thắc mắc tại sao lại một số người ở hải ngoại và nhất là bác Bùi Tín lại hay nói xấu về những nhân vật lớn này khác với những gì ba tôi và bạn bè vẫn nói, rất may vừa qua tôi đã cùng với ba má tôi về Sài gòn thăm quê hương và ra Hà nội chơi mấy ngày cùng ra vịnh Hạ long. Chính mắt tôi thấy ngày ngày dòng người xếp hàng yên lặng trật tự để viếng Bác hồ, nhiều người nhìn thấy Bác đã khóc, cảm động. Ba tôi và chúng tôi cũng vậy! Ba tôi nói, ông Hồ là người yêu nước chân chính và hết lòng vì nước vì dân thực ra không phải đánh giặc dành độc lập vì chủ nghĩa cộng sản. Lý do là Ông xây đất nước đầu tiên là Việt nam Dân chủ cộng hoà và Đảng của ông là Đảng Lao động Vì thế nhiều người muốn quay lại nhà nước ban đầu đó.
    Lại một điều mà tôi lại khám phá ra đó là đất nước mình đẹp quá và ba má tôi nói không tưởng tượng nổi nó lại thay đổi nhanh đến như vậy, thật khác xa với báo chí Hải ngoại vẫn nói về nó như là đất nước bần hàn đói khổ cùng cực v.v… nhưng một số vùng miền núi thì dân còn nghèo khó không được như ở miền xuôi, đó là điều tôi đã thấy. Tôi cũng có dịp nói chuyện với người nông dân bình thường ở Kiên giang phía Nam đất nước và cả nông dân ở Tỉnh Hải dương phía Bắc nước ta thì thấy mọi người đều có một nhận định chung là nạn tham nhũng, ăn hối lộ của quan chức chính phủ hiện nay lên đến đỉnh cao và nếu đất nước này đổ vỡ thì chính là vì lý do này hay từ mối đe doạ từ phía Trung quốc, một quốc gia lớn ở phía Bắc Việt nam luôn nhòm ngó tài nguyên, khoáng sản quý báu của nước ta. Tôi cho rằng viện trợ của quốc tế dành cho Việt nam vay là để giúp các vùng dân còn nghèo hay để phát triển kinh tế rồi phải trả lại sau đây chứ không phải là thứ viện trợ không hoàn lại, vì thế nếu không biết xử dụng cho đúng chỗ, đúng mục đích mà lại tham nhũng đi thì những thế hệ tương lai sẽ phải è cổ ra làm trả nợ và đất nước ta bị chính sợi dây nợ này xiết cổ mãi như nhiều nước nghèo ở Nam Mỹ và châu Phi đã là bài học cho chúng ta thấy. Cho nên tôi thấy nhiều bạn trẻ hiện nay và đa số nhân dân lao động và trí thức Việt nam không muốn nhà nước vay them từ nước ngoài và có người đã nói rằng nhiều quốc gia cho vay thoả sức cũng là vì muốn chính phủ này sẽ đổ vỡ chứ không phải vì lòng tốt gì, vì sao? Vì nếu với lòn tốt thì họ phải đặt ra khắt khe các tiêu chuẩn để cho vay, đặc biệt là vấn đề chống tham nhũng. Đằng này họ biết vậy, biết nhân dân đang lên án gay gắt nó mà vẫn cho vay như thường. Đó là cái đẩy nhà nước này vào hố sâu. Đây là điều chúng tôi đã nhìn thấy rõ. Sau cùng tôi thấy nhiều nạn nhân bị chất độc mầu da cam khi xưa Mỹ đất xuống Việt nam, nhất là nhiều cháu bé sinh ra bị tàng tật, không lành nặn lê lết khổ sở. Tôi cho rằng nước Mỹ phải có trách nhiệm về việc họ đãlàm này, phải bồi thường để nạn nhân này đỡ khổ.
    Chúng tôi khuyên các bạn trẻ Việt nam ở hải ngoại hãy về Việt nam để khám phá những gì các bạn thấy tận mắt đừng nghĩ như báo chí đã viết xưa nay giống tôi đã bị như bịt mắt bao lâu nay mới thấy sự thật vậy.
    Riêng tôi, dù không biết Bác Hồ ra sao nhưng nhìn dòng người tôn kính ông, xếp hàng viếng thăm thành kính và tự nguyện đó đã đủ cho thấy các anh đã nói bậy, nói không đúng sự thật về côn người được nhân dân tôn kính này rồi.
    Tôi đã đi lên chùa cùng nội tôi từ bé, các thầy thường dạy tôi là không được nói dối,
    bịa đặt vu khống cho người, láo hỗn với người cao tuổi, bất kính với người có công với đất nước là tội thiệt khẩu, chết là đoạ vào địa ngục bị ma vương kéo lưỡi cắt xẻo đó. Các anh không nên làm vậy vì như thế không chỉ tổn đức mà tạo nghiệp ác cho mình, nên tránh.
    Còn nay nhiều chú bác trước đây là sỹ quan cao vậy mà về Việt nam có sao đâu? Các anh nếu không có tâm làm hại đất nước thì về cũng không hề bị bắt như nhiều người đã nói bậy. Các anh đừng nghe ông Bùi Tín anh Lu Hà, Nguyễn Hiền v.v…Tôi chân thành khuyên những ai đã làm điều sai trái này hãy hồi đầu đừng nên phá báo nói bậy như những ngày qua. Tôi cho rằng nói sai sự thật,bia đặt như vậy còn có tội với tương lai của đất nước, có tội với bạn trẻ Việt nam một thế hệ cần biết sự thật như chúng tôi để chung tay xây dựng và có trách nhiệm về đất nước này. Hãy nên tôn trọng sự thật và nói đúng sự thật! Đừng lừa dối đồng bào mình và nhất là làm cho bạn trẻ hiểu sai về đất nước mình.
    Bài viết ngay tại thành phố Hạ long, ngày 22 tháng 5 năm 2010.
    Dương Thi Thiều Hoa

    • bichle says:

      Bài viết cúa Dương Thị Thiều Hoa thật là lộ liễu của một cán bộ CS giã dạng . Ngu ngơ và lố bịch quá . Cũng làm bộ tố cáo tham nhũng , một điều mà mọi người đều biết !

      • Van says:

        Tui nghe lời “khuyên” của mấy người bạn nên cũng đã nộp đơn xin visa về VN xem tận mắt cho thấy rõ hơn :
        1 – Về đến nhà là người trong gia đình phải lật đật ra trụ sở CA khai báo, có kèm theo phong bì gọi là tiền bồi dưỡng . Vậy mà ngày nào cũng có vài chú CA la cà nhâm nhi cà phê ngay quán gần nhà.
        2 – Sáng chiều , loa vẫn lải nhải, tuy rằng nay “tiến bộ” hơn , hình như nó lè nhè nhỏ hơn , hay chắc tại hư và không được bảo quản ?
        3 – Đi xe “chất lượng cao” một chuyến là tởn đến già !!!! Xe 12 chỗ mà nhét đến 20 người !!!
        4 – Cần đi tiêu đi tiểu là cứ tự nhiên gốc cây , hay ven tường mà thoải mái !!!
        5 – Mỗi lần vào “tham quan” là vé chém 5, 10 đô mà chẳng có gì đáng xem. Di tích cổ xưa nay được “đại tu” với sơn xanh sơn đỏ !!!
        6 – Cứ nhìn bộ mặt khó đăm đăm của du khách là biết ngay mình cũng như họ đã bị lạc vào xứ …. lừa .
        ….

    • Bac ngum says:

      Thieu Hoa dich thi can Ho
      Gia lam nguoi Viet ngu ngo day ma
      “bac ho” ten dai ac ma
      Y thi(?)lai dam ngoi ca TOI DO!!!

    • viv says:

      Giong dieu nay toi nghe rat quen khi con bi nhoi so duoi mai truong XHCN day ban Hoa a. Ben My sach bao cung nhu thong tin tren Internet rat da dang va phong phu , nhat la khong bi tuong lua cua CS chan lai, ban vui long doc them thong tin di nha.

    • ngVN says:

      Thưa cô Dương Thi Thiều Hoa,
      Nếu Cô được chỉ đạo bởi bộ máy tuyên truyền từ lăng Ba Đình thi tôi sẽ không có gì để ý kiến. Nhưng nếu cô là con 1 vị tướng lãnh của VNCH nào đó hoặc là quen với Nguyễn Cao Kỳ (1 tướng hèn và thằng hề của thời đại, không tin thi nên tìm nhiều tài liệu trên Net) hoặc Dương văn Minh (chẵng hơn gì) thì tôi thật sự nhờ cô hỏi giúp tới Ba cô rằng nếu HCM tốt như Ba cô nói và đã khóc khi nhìn thi hài tội đồ đã đem chủ nghĩa CS sát nhân còng vào đầu dân tộc VN, thì tại sao Ba cô phải bỏ quê huơng để phải sống ở xứ lạ quê người như vậy? Tôi không biết Ba cô trình độ như thế nào!? Nhưng tôi nghi ngờ về sự giáo dục của Ba cô đối với cô, tôi không muốn cổ vỏ hận thù, tôi chỉ mong nhìn vào sự thật, nên nhờ cô hỏi giúp rằng Ba cô có biết những vụ như “Cải Cách Ruộng Đất”, “Nhân Vân Giai Phẩm” và câu “Tri phú địa hào đào tận gốc tróc tận rể” là ý nghĩa gì!? Và trận chiến đẩm máu Tết Mậu Thân năm 1968 trong khi cả nước vui mừng đón ngày lể thiêng liêng của dân tộc thì HCM đã xua quân vào Nam để giết, để chôn sống hàng ngàn mạng người ở Huế, mặc dầu chính CS đã đặt tay ký kết hiệp định ngưng chiến 3 ngày để đón mừng ngày lể thiêng liêng ấy? Hay là Ba cô thuộc loại có mắt nhưng không có tròng, lúc nầy HCM vẫn còn sống và đang tại vị đó thưa cô.
      Với cách viết của cô tôi nghĩ cô rất giỏi tiếng Việt, không như những thanh thiếu niên sống lâu năm ở Mỹ, và nếu thật sự cô sống ở Mỹ thì phúc cho cô và gia đình cô lắm, cô không phải đứng sắp hàng trần truồn trước những lão già Đài Loan, Nam Hàn để đuọc lựa như một con vật, để mong được chọn làm vợ, mong được ra nước ngoài để đổi đời để hy vọng mong manh sẽ có chút tiền gởi về giúp gia đình.
      Thưa Cô, con người khác với con vật là có mắt để nhìn, dể đọc, có tai để nghe và đặc biệt là có óc để suy nghĩ, để tiếp nhận thông tin, để lấy ra cái tốt và loại trừ những thông tin rác rưởi.
      Vâng cô đã đúng: “Tôi cũng như nhiều bạn trẻ người Việt sống ở Mỹ hay khắp các quốc gia phương Tây từ xưa đến nay đều nghĩ về Việt nam quê hương mình” đó đúng là con người có cội có nguồn. Với trình độ Đại Học (hy vọng không phải là Học Đại) như cô đã nói, tôi xin đề nghị cô nên lên Net (vì không bị ngăn chận như ở VN) để tìm kiếm thêm thông tin trung thực để mà suy luận và tìm kiếm sự thật và luôn tiện để educate your Dad.
      Một điều xin nhắc cô, là đừng đem dân tộc va quê hương VN đánh đồng chung với cái đãng Mafia CS và chủ nghĩa CS như CS vẫn thuờng tuyên truyền để mị dân là: “Yêu XHCN (Xạo Hết Chổ Nói) là yêu nước”. Please use your brain, đừng để bị brain wash như thanh thiếu niên ở VN thiếu thông tin vì bịt mắt bịt mồm. Và đây bản chất CS thể hiện qua bài thơ của Tố Hưu Tố Vượn (bộ trưởng) gì đó học trò ưu tú của HCM “Giết giết nữa bàn tay không ngút nghỉ Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong Cho Đảng bền lâu rập bước chung lòng Thờ Mao chủ tịch thờ Xít Ta Lin bất diệt .”
      Trân trọng

    • Đặng Ngọc says:

      Nói gì thì nói .Bạn hãy cứ thử về những nơi có dân bị mất đất mất nhà, có con gái bán cho Hàn quốc , Đài loan , Và hãy vào những nhà đại gia hay tư bản đỏ rồi so sánh với những nơi còn nghèo của nứơc VN bạn sẽ phân biệt được con cháu già Hồ đã gay ra bao cảnh tang tóc cho Quê Hương chỉ mong bạn hãy nói ( đúng sự thật và nói đúng sự thật)

    • Tranquangha says:

      Chào bạn DTTH,
      Bạn là SV ở Mỹ, khá trẻ so với tuổi đời của bác Bùi Tín. Bạn về VN chơi vài tuần so với bác Bùi Tín phục vụ chế độ mấy chục năm. Bạn có hiểu chế độ CS hơn bác Bùi Tín không? Bạn du lịch thăm chơi một số nơi trong nước, bạn có hiểu đời sống người dân Việt bằng Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân không? Bạn lớn lên ở Mỹ, sao biết bác Hồ tốt như thế nào mà bảo người ta nói xấu?
      Vậy là bạn xạo rồi, bạn không phải là một SV ở Mỹ, bạn chỉ là con vẹt truyên truyền giả dạng “ngây thơ” chạy tội cho HCM và chế độ CS.

    • Minh Quân says:

      Ha ha…đọc một đọan thì đả thấy DTTH lòi đuôi …chồn ( con cháu bác hồ), tôi chỉ đồng ý vớ DTTH là dù là kẻ thù chúng tôi (VNCH) vẩn lịch sự gọi là HCM ông đàng hoàng của một người có giáp dục … không như cọng sản gọi thằng Mỷ, thằng Thiệu, thằng Kỳ ….
      …tôi củng không chỉ DTTH sống ỡ ngoài VN, lối lý luận như vậy chỉ có nhửng người ỡ trong hang Pac Pó hay cùng lắm là ở Tây…Ninh, hoặc Mỷ…Tho

    • vohoan says:

      Bài viếtcủa DƯƠNG THI THIEU HOA sao mà ngây thơ quá. Chắc Dương Thiếu Hoa còn trẻ, về VN chơi vài lần tham quan thắng cảnh rồi kết luận người nầy chế độ kia là tốt thì hơi vội đó.

    • V Nguyen says:

      Duong thi Thieu Hoa nay la mot cong an mang, mot dang vien CS dong vai con cua si quan
      VNCH quen lon voi DVM, NCK …de tuyen truyen.
      Kieu nay cung giong nhu trong thoi chien bo doi CS thuong tra tron trong dan de ban linh
      VNCH hay linh MY, hoac dat sung trong chua va gac chuong nha tho de ban may bay dich
      va khi bi ban tra lai thi ho hao linh VNCH hoac My ban thuong dan , bo bom vao chua chien hay nha tho.

  10. butnua says:

    Đem Bác “lộng kiếng “đi thôi
    Còn hơn để Bác thây phơi Ba Đình
    Ngàn năm văn hiến thối ình
    Hồ già giờ đã thành tinh hoá giòi

Leave a Reply to Bob Vu