WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bỏ Mả

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ba Đình, Hà Nội (Ảnh: AP)

Trong những câu thơ bút tre, một thể thơ đang được lưu truyền rộng rãi ở Việt Nam, tôi thích nhất hai câu:

Tin nghe như sét đánh ngang
Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần!

Nói như thế rất dễ gây ngộ nhận rằng tôi có ác cảm, hay thành kiến gì đó, với ông Hồ Chí Minh. Không dám (ác cảm) đâu. Đừng nghĩ tầm bậy, tầm bạ như vậy mang tội chết (mẹ) à nha.

Tôi sinh trưởng ở miền Nam, và sinh sau đẻ muộn. Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có chuyện chi dính dáng, hay lôi thôi, hoặc phiền phức với ông Hồ. Tôi khoái hai câu thơ vừa dẫn, chỉ vì sự duyên dáng của chính nó – thế thôi. Có những câu thơ bút tre khác, cũng nói đến cái chết của ông Hồ nhưng tôi không thích mấy –  thí dụ như:

Tin nghe như sét đánh gần
Bác Hồ đang sống từ trần chuyển sang!

Hoặc:

Vào trong hang Bác âm u
Chị em phụ nữ dở mũ ra chào!

Riêng hai câu sau, theo thiển ý, không những đã kém duyên dáng mà còn thiếu phần thanh nhã. Nó nói lên sự khinh miệt, một cách sỗ sàng, của “chị em phụ nữ” (nước ta) trước thi hài của Hồ Chủ Tịch.

Mà bầy tỏ sự bất kính đối với một người đã khuất (cho dù họ là ai chăng nữa) là điều trái với văn hoá của dân tộc Việt, ở khắp mọi miền – nhất là miền ngược, nơi mà phong tục tập quán (thường) có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày.

Nhân nhắc chuyện phong tục/tập quán của miền xuôi/ miền ngược, tôi chợt nhớ cách đây khá lâu – trong lúc cao hứng – thi sĩ Trần Đăng Khoa có tâm sự rằng:

“Vừa rồi tôi có đi Tây Nguyên dự lễ bỏ mả của gia đình ông Y Ngông Niết Đam. Người Eđê có một tục lệ rất đặc biệt. Khi nhà có người chết, gia đình con cháu hàng ngày vẫn nuôi nấng, vẫn mang cơm nuớc ra mộ, khi có điều kiện họ làm lễ bỏ mả. Đó là bữa tiệc linh đình chia tay vĩnh viễn với người chết. Sau đó họ không quan tâm đến ngôi mộ ấy nữa, để linh hồn người chết được siêu thoát, không còn vướng víu cõi trần. Tôi cũng đã làm xong cái lễ bỏ mả cho thơ ca thời niên thiếu của tôi.” (Trần Đăng Khoa. Chân dung và đối thoại. Hà Nội: Thanh Niên. 1988)

Bỏ mả, thực ra, không phải là tập tục “rất đặc biệt” của người Eđê ở Tây Nguyên mà là tập tục chung – ở nhiều nơi – của nhiều sắc dân khác nữa. Người Roglai, người Rhadé, người Bahnar, người Djarai… ở miền Nam và miền Trung nước Việt đều thế cả. Bốn mươi năm trước, cố học giả Toan Ánh đã có một bài viết (rất cô đọng) về tục lệ này:

“Đối với người Roglai – sắc dân sống rải rác các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, và Lâm Đồng – lễ cúng bỏ mả có nghĩa là người sống từ giã người chết. Lễ này đuợc cử hành sau mùa gặt hái đầu tiên, tính từ ngày người chết qua đời. Mùa gặt hái hoàn tất, mọi người đều rảnh rang nên lễ cúng bỏ mả làm linh đình lắm. Có giết trâu mổ bò, mời thầy cúng làm lễ cho người khuất rồi đãi làng nuớc. Sau lễ bỏ mả là hết, ngôi mộ không đưọc ai chăm sóc nữa.

Người Rhadé, đa số sinh sống ở tỉnh Darlac và Quảng Đức, cũng có lệ bỏ mả vào mùa gặt năm sau. Người nhà ra mộ khóc lóc một lần cuối rồi mộ bị bỏ hẳn. Kỷ niệm của người chết cũng chìm dần vào quên lãng.

Người Bahnar – sắc dân sống ở Đông Nam Kômtum, Tây Bắc Pleiku, và phía Tây Bình Định – cũng chỉ chăm sóc mộ phần một năm… Sau đó họ làm lễ tạ rồi san phẳng, và từ đây không còn ai ngó tới.” (“Tang lễ của đồng bào Thượng” – nhật báo Cách Mạng Quốc Gia, Sài Gòn, số phát hành ngày 1 tháng 9 năm 1963).

Trong phần kết luận của bài báo này, Toan Ánh viết như sau:

”Gần đây nhiều đồng bào Thượng đã di cư về gần chúng ta, có lẽ rồi đây phong tục của họ sẽ bị ảnh huởng của chúng ta mà có sự biến cải. Ánh sáng văn minh đã rọi vào nuớc Việt Nam, lẽ tất nhiên sự tiến bộ của chúng ta sẽ thúc đẩy sự tiến bộ của đồng bào Thượng, anh em chúng ta.”

Tôi rất trân trọng tinh thần bao dung, coi tất cả mọi người sống trong nước Việt đều là anh em đồng bào, của học giả Toan Ánh; tuy nhiên, khi quan niệm rằng “có lẽ rồi đây phong tục của họ sẽ bị ảnh hưởng của chúng ta mà có sự biến cải” (nhưng quên viết thêm và ngược lại) để cùng tiến bộ” thì tôi sợ ông hơi quá tự mãn về phong tục và tập quán của văn hoá miền xuôi.

Nói cách khác, một cách hơi vô lễ, tôi e là Toan Ánh có hơi bị ethnocentric. (Còn nói thiệt tình thì tôi chưa bao giờ gặp được bất cứ một người Việt Nam nào, ở đồng bằng, biết tỏ ra khiêm tốn chút đỉnh về văn hoá của họ). Và đây là một thảm kịch, sẽ còn rất nhiều hệ lụy, của dân tộc Việt, trong tương lai gần!

Giao thoa là hệ quả tất yếu khi có sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều nền văn hoá. Xin đơn cử một thí dụ về vấn đề này, bằng cách tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở –  chuyện “Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần”.

Tập tục bỏ mả của người miền cao, tôi trộm nghĩ, có nguồn gốc từ đời sống du canh. Do sự di chuyển không ngừng, để tìm đất đai canh tác, nên cơ hội trở lại nơi chốn cũ – để thăm viếng mộ phần – rất hiếm hoi; do đó, kẻ còn ở dương gian lễ tạ mả cho bớt áy náy khi phải rời bỏ phần mộ của người đã khuất.

Với thời gian, dân số mỗi lúc một tăng nhưng đất đai thì vẫn vậy. Diện tích canh tác giới hạn, không cho phép kéo dài phương thức du canh, người ta buộc phải dần từ bỏ nếp sống này để làm quen với đời sống định canh – hay bán định canh – nơi miền sơn cuớc.

Từ đây, tuy có nhiều cơ hội gần gũi với mồ mả của những người đã khuất hơn nhưng tập tục bỏ mả vẫn còn được lưu truyền. Lý do, phần vì tập tục văn hoá bao giờ cũng biến đổi chậm hơn những đổi thay trong đời sống thường nhật; phần khác, quan trọng hơn, vì lý do kinh tế.

Khi những phuơng tiện kỹ thuật để hỗ trợ cho việc sản xuất vẫn còn ở mức độ thô sơ, khi đất đai không phì nhiêu trù phú, và khi nhân khẩu mỗi lúc một tăng thì việc “hàng ngày vẫn nuôi nấng, vẫn mang cơm nuớc ra mộ” cho người đã khuất là một thứ lễ nghi xa xỉ không thể kéo dài. Do đó, bỏ mả là một tập tục thực tế và cần thiết cho chuyện sinh tồn.

Cũng theo Toan Ánh, qua bài báo đã dẫn: “Lễ tạ mả có thể cử hành ngay sau khi chôn cất nếu tang chủ quá nghèo. Chôn cất xong là thôi, người nhà cũng như dân làng không ai nhắc nhở đến người quá cố nữa vì mộ đã tạ rồi.”

Dân tộc Việt, rõ ràng, thuộc vào diện “tang chủ quá nghèo”, và cái lăng của ông Hồ thì hiện diện đã quá lâu. Tôi ước ao sao một số những người dân Việt (ở miền xuôi) học được phần nào sự khôn ngoan và thực tế – về tục lệ bãi mả như thế – từ những đồng bào Eđé, Rhađé, Bahnar, Djarai… nơi miền sơn cước.

Về vấn đề này, hơn mười năm trước, giáo sư Trần Khuê và tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân đã đề cập: “Chúng ta đề nghị Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính thử tính sổ xem 30 năm qua ta đã tiêu tốn vào lăng Người tổng số là bao nhiêu tiền của… Và thử xem riêng ngân sách dự chi cho năm 2000 xem có thể xây được bao nhiêu trường học cho một ngàn xã hãy còn vắng về giáo dục ở miền cao. Có thể xây bao nhiêu căn nhà để nuôi trẻ mồ côi… Có thể xây bao căn nhà dưỡng lão cho người già lão cô đơn, không nơi nương tựa. Có thể xây bao nhiêu nhà thương làm phúc chữa bệnh cho người nghèo…”

Mới đây, Tổng biên tập Mạc Việt Hồng của Đàn Chim Việt (nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 120 của ông Hồ Chí Minh) cũng đã nêu lên “việc bảo quản thi hài rất tốn kém” này –  trong một cuộc phỏng vấn dành cho giáo sư Hà Văn Thịnh – và được cho biết như sau:

“Tốn kém là có thật. Tôi biết điện để làm lạnh cho việc bảo quản thi hài ông bằng điện dùng cho một thị trấn. Với người phương Đông mình, có khi phải chấp nhận thôi. Đã đưa Bác vào chôn cất trong lăng rồi, giờ lại đưa ra thì như vậy có tội với người đã khuất vì đã lỡ như vậy rồi. Giờ lại đưa ra thì không ổn. Điều này tôi không tán thành đâu. Không phải tự nhiên mà người dân Nga người ta vẫn giữ thi hài ông Lênin như vậy.

Hơn nữa, nói gì thì nói, dù có những khiếm khuyết, những sai lầm, Hồ Chí Minh vẫn là nhân vật lịch sử đẹp nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam. Dân tộc nào cũng cần một lãnh tụ như thế. Ông Washington chẳng hạn, cuối đời cũng nhiều sai lầm nhưng người dân vẫn tôn trọng ông. Với tôi Bác vẫn là người vĩ đại.”

Tôi hoàn toàn và tuyệt đối tôn trọng tình cảm của giáo sư Hà Văn Thịnh, hoặc bất cứ ai, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và tôi cũng tin rằng không có gì sai nếu họ ra lăng của Bác Hồ khóc lóc một lần cuối (cho nó đã) rồi thôi – theo như tập tục bỏ mả của những đồng bào ở miền sơn cước – để cho người quá cố được yên nghỉ dưới suối vàng.

Chứ bòn rút xuơng máu của người sống để phụng sự cho người chết, dù có bằng lòng thành chăng nữa, vẫn là điều bất trí. Mà dân làng Ba Đình Hà Nội (e) không mấy kẻ thành tâm như thế đâu. Đối với họ, cái lăng của ông Hồ chỉ là một thứ môn bài (patent) được trưng bầy để tiện việc hành nghề cách mạng – thế thôi. Mà dựa vào người chết để vinh thân là một chuyện bất nhân. Chúng ta không có lý do gì để tiếp tục một chuyện vừa bất trí, vừa bất nhân như vậy mãi.

© K’Tien

37 Phản hồi cho “Bỏ Mả”

  1. long says:

    Chào tât cả mọi ng đã đăng đàn!
    Tôi cũng chỉ là một dân nươc Việt ít học nhưng được cái may mắn là có được những thông tin mà nhiều ng không biết.
    Để tránh những tranh luận găy gắt, tôi đề nghị ai chứng minh được : anh Ba sinh ở Làng sen với ng đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/45, với ng đang năm trong Lăng và một ng năm 1972vẫn ký rút tiên tại Thụy Sĩ tôi xin bai phục.
    Tất cả chúng ta đều không hiểu và biết sự thật về một con người Vĩ Đại đó vẫn còn sống!

  2. ToTam says:

    Viec co Xuan bi chet thi ro rang la co;nhung ai chu muu,ra lenh thi chua co chung cu nao ro la do Ong Ho ra lenh.Vi vay de cho cong bang, ta cu danh gia la do Cong San vn thoi.(co the tay chan cua Ong thay khong co loi cho Ong–theo cach nghi cua ho–nen “qua mat” Ong lam chuyenj da man do ;ma OOng ra lenh cung la 1 gia thiet.Cho nen toi nghi nen cong tam o viec nay.Noi vay khong phai toi benh CS,nhuwn khach quan,cong tam moi thu phuc duoc long nguoi

  3. “Tôi là một nữ sinh đang học đại học tại Mỹ, ba tôi trước cũng là sỹ quan quân lực Việt nam Cộng hoà là bạn của tướng là cháu của tướng Dương Văn Minh và là bạn cùng thời với bác Nguyễn Cao Kỳ. Đúng như ba tôi và các bạn của ba tôi cùng rất nhiều người khác là sỹ quan cao cấp quân đội VNCH đâu có bao giờ xúc phạm đến Bác Hồ hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay bất kỳ ai đâu”

    Đọc những giòng này thì chúng ta cũng thấy một giọng điệu tuyên truyền hết sức rẽ tiền của một cô con gái tên Hoa, tự nhận là có cha là nguỵ quân, tự kết tội mình là một thời theo Mỹ đâm thuê chém mướn nay cùng bác Kỳ về VN hưởng lộc trên đau khổ của người khác. Về du hí thì có gì đặc biệt đâu mà than với thở, nói trắng ra là về ăn chơi, tự cao tự đại, giới thiệu bản thân là sinh viên. Thật mà nói, ở Mỹ khó nỗ, nên kiếm nơi để nỗ mà chốn dễ nỗ nhất là ở VN.

    Cô Duong Thi Thieu Hoa, cô ta biết khóc và có một điều đạc biệt là đem mùi đạo để cảm hóa lòng người. Tôi không biết các bạn như thế nào, có mủi lòng trước những luận điệu tuyên truyền đầy tình đạo này không? Đối với tôi ,VC vừa mở miệng là tôi thấy rõ là giọng điệu tuyên truyền với mục đích đánh lừa tình cảm nhẹ dạ của con người. Cô ta còn khuyên tôi phải hồi đầu. Nói sao vô lý quá đi thôi, người con gái mến thương của dân tộc, nếu người thiếu kinh nghiệm sống với VC, nghe theo không suy nghĩ, chắc chắn đời sẽ tan xương nát thịt như Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo. Cô ta còn đem chiêu đạo đức giả như cùng bà nội lên chùa và thường nghe mấy thầy dạy không được nói dối. Nhưng cô nhớ rằng, cô theo bác Hồ và nghe lời dạy của bác, sau đó rao giảng đạo đức của bác cho những người khác thì cô đã phạm tội nói dối.Nói về đời tư của bác, thì ôi thôi bác gieo hàng ngàn tội lỗi mà tội tày trời nhất là giết vợ, bỏ con, nhưng buồn thay người con gái VN được tư bản đào tạo vẫn làm ngơ trước những hành động bỉ ổi của bác, như thế là cô đã đồng lỏa với bác, hạnh động ấy có phải là tội nói dối không? chính cô Hoa đã lấy vải thưa che mắt thánh, nhưng mọi người VN đâu có ngu như cô, họ không thấy người Bác kính yêu của cô đọa đày người tình của bác không chút thương thiếc.Yêu là lý tưởng cao đẹp nhất của con người, là nguồn sống bất tận của nhân loại. Tuy nhiên bác ra đời trong một hoàn cảnh khó xử, yêu không dám nói yêu, ghét thì cố gắng che đậy như cô Hoa để người ta lầm là mình thương nhớ vô vàn, vì thế bác và cô Hoa đồng lỏa đã gây những bi kịch đau đớn cho nhiều người đàn bà. Bác đi đâu cũng là có người tình, từ Trung Hoa cho đến nước Pháp mà tôi đang tỵ nạn. Nói tóm lại đời bác rất đào hoa, ngay bác đã về chín suối từ lâu, nhưng cô Hoa vẫn mang tình thương đầy ắp đối với bác, vẫn dùng những ngôn ngữ hiền hòa đầy đạo vị để bào chửa cho Bác. Nhưng nhớ rằng những nạn nhân như cô Xuân bị bác thủ tiêu không bao giờ tha thứ cách thức biện hộ của cô Hoa vì cô Hoa đã đồng lỏa với bác làm khổ người đàn bà đang đi đòi công lý của đời mình trước sự hành động bất công và tàn bạo của bác.

    Đời Bác rõ như ban ngày, nếu cô Hoa còn sống trong chim lồng cá chậu, VC bắt cô viết để tuyên truyền cho chúng thì tôi không trách, nếu ở Mỹ mà có những giọng điệu rẽ tiền như thế thì không còn danh từ nào để diễn tả hành động của cô. Cha nguỵ, bị VC đưa đi cải tạo mà giờ này vẫn đánh chuông khen ngợi VC vì thế VN mất vào tay VC là điều không tránh khỏi, vì cô không lo đánh mà chỉ lo đầu hàng. Trên nguyên tắc, cô Hoa phải trả thù cho cha, rửa hận cho nước, hòa mình vào làn sóng của nhân dân, đứng lên tranh đấu cho dân mình. Giờ này cô Hoa còn đem thân gái dặm trường tuyên truyền cho VC, sao nhận mình là con nguỵ mà không biết nhục.

    Nếu cô Hoa là một cán bộ VC giả danh việt kiều, con nguỵ thì tôi không trách, vì cô chỉ làm một công việc là công an vận, nhưng nếu là một sinh viên ở Mỹ thật, thì than ôi những người VN như cô mất nước, nhắm mắt nghe lời tuyên truyền ngon ngọt của VC mà không biết bề trái của chế độ, thì đừng nhắc cô là con của người lính VNCH.

    Thầy Nhất Hạnh là một thiền sư, nhưng vì nghe lời ngon ngọt của VC mà bao nhiêu tăng thân bị VC đem côn đồ đánh đập người tu, một bằng chứng hùng hồn sao cô không lấy đó làm bài học ngàn đời. Tốt nhất cô phải hồi đầu bỉ ngạn, quay về bến giác, đời ai cũng có lầm lỗi, nhân bất thập toàn nhưng phạm lỗi thì phải biết sám hối. Tự nhận là con của người lính VNCH mà chửi cha VNCH, tôi thấycô Hoa thấy dấu đầu lòi đuôi. Chính cô Hoa là VC, đang phục vụ quyền lợi ích kỷ của VC, cô đã phạm tội nói dối với nhân dân VN.

  4. KENNY says:

    GÓP Ý THÊM VỚI BẠN HOA VINH
    Đã mõi tay nhưng sau lại nhớ mấy lời này cuả “Nguời “. nên ấm ức ghi thêm lần nưã :
    …”Bác anh hùng , tôi cũng anh hùng . Bác đưa một nuớc qua nô lệ , Tôi dẫn năm châu tới đại đồng “(“Nguời “noí với Trần Hưng Đạo bằng thơ )
    -” Hoàng sa thuộc về ta hay Trung quốc thì cũng vậy thôi. Khi nào cần thì ta lấy lại ” ( “Nguời ” mạnh miệng giãi thích sau khi ra lệnh cho “chú Đồng” viết công văn gữi cho Tỗng Lý Chu Ân Lai )

Leave a Reply to Nguyễn Hiền