WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sức mạnh “mềm” hay “tổng hòa”

Sức mạnh mềm. Nguồn: Softpower.com

Tuy thuyết lý về “sức mạnh mềm” được đưa ra cách nay đã 20 năm, nhưng chỉ một vài năm gần đây những người Việt có nhu cầu quan tâm mới biết đến cụm từ “sức mạnh mềm”. Người đầu tiên đưa những ý tưởng về một loại sức mạnh mới có thể thay thế được sức mạnh cứng nguyên thủy, đó là giáo sư Gioseph Nye – Đại học Harvard, Hoa Kỳ.

Thuyết “sức mạnh mềm” ra đời sau khi một loạt các nước Xã Hội Chủ Nghĩa tại Đông Âu tan rã. Những điển hình cụ thể của các nước Cộng Sản tự biến đổi sang chế độ Dân Chủ bằng con đường hòa bình, chắc chắn đã có ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của giáo sư Nye, khi ông đưa ra công trình nghiên cứu về thuyết “sức mạnh mềm” – Một loại sức mạnh có thể làm biến đổi cơ cấu phát triển cơ bản của một hay nhiều quốc gia như chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội vv.., mà xác xuất thành công nhờ sự cảm hóa và thuyết phục rất cao.

Qua quá trình sản sinh và phát triển, thuyết “sức mạnh mềm” nay đã trở thành một học thuyết mang tính phổ biến toàn cầu. Nhưng một thuyết lý, hay thậm chí là một học thuyết đi chăng nữa, cũng chỉ đơn  thuần là một lý thuyết. Mà lý thuyết đôi khi lại có những khoảng cách rất xa đối với thực tế. Chỉ khi nào một khái niệm, một quan điểm, một phạm trù được xác định bằng những luật, định luật, có thể chứng minh trong những điều kiện và hoàn cảnh thực tế, thì điều đó mới được coi là chuẩn mực…

Tuy vậy, học thuyết “sức mạnh mềm” là một tư tưởng mang tính nhân đạo cao cả, nó hàm chứa một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, và vì vậy người ta có thể suy luận rằng: Đây là một tư tưởng mang tính triết học tôn giáo, vì hầu hết giáo lý của các tôn giáo trên thế giới đều cho rằng: Điều thiện tất sẽ thắng điều ác, cam chịu, nhẫn nhục là việc mà con người nên làm, hãy giáo dục cảm hóa kẻ khác bằng sự từ bi và tình yêu thương vv…

Khó có ai tìm thấy mối liên hệ nào về nơi sinh sống của cha đẻ sản sinh ra học thuyết “sức mạnh mềm”- Gioseph Nye, và nước Mỹ- Quốc gia đi đầu áp dụng học thuyết ấy vào đời sống chính trị xã hội của mình. Người ta chỉ biết rằng Hoa Kỳ, với trọng trách lãnh đạo thế giới, đang áp dụng học thuyết “sức mạnh mềm” để làm một việc lớn lao, đó là: Biến tất cả các nước trên thế giới thành một cộng đồng các quốc gia tự do, dân chủ văn minh, mà không phải tốn một viên đạn nào. Và học thuyết “sức mạnh mềm” lâu nay đã trở thành một quyết pháp quan trọng  trong chính sách đối ngoại của các vị tổng thống, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ. Trước khi rời vị trí, hai vị cựu tổng thống Hoa Kỳ là Bill Clinton (đảng Dân Chủ), và George Bush (đảng Cộng Hòa), đều cùng xác định rằng: Tự do thương mại, tự do kinh tế, sẽ đương nhiên thay đổi một nền chính trị nhờ tác động dây chuyền. Trong một lần  đến thăm Trung Quốc vào  năm 1998, ông Bill Clinton từng phát biểu một cách lomg trọng và cả quyết rằng: “Trong thời đại tin học, khi thành công kinh tế dựa trên tư tưởng, thì tự do cá nhân là điều căn bản cho sự vĩ đại của bất cứ một quốc gia nào”. Còn cựu tổng thống Geoge Bush đã từng tuyên bố: “Tự do kinh tế tạo thói quen tự do, và thói quen tự do tạo trông đợi dân chủ, buôn bán tự do với một nước (ví dụ như Trung Quốc), thì rồi thời gian sẽ thuộc về chúng ta…”

Nếu như lúc này, có ai đó điểm lại nhữmg động thái gì đang diễn ra trong một số nước Cộng Sản hiện nay trên thế giới như: Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Bắc Hàn, thì thấy họ đã chống lại “sức mạnh mềm” đến từ các quốc gia Dân Chủ trên thế giới như thế nào…

Muốn “sức mạnh mềm” gặt hái được thành công trong việc đồng hóa tư tưởng chính trị Tự Do Dân Chủ, thì trước hết phải có tự do thông tin. Nhưng các nước Cộng Sản đã “giăng một bức màn sắt ngăn chăn tự do Internet” (trích lời của ngoại trưởng Hoa Kỳ- Hillary Clinton). Dù rằng Bà Clinton cũng đã rất quyết tâm khi tuyên bố: “Chúng tôi bảo vệ một Internet độc nhất nơi toàn thể nhân loại được đồng đều tiếp cận kiến thức và tư tưởng.”. Dẫu vậy, các quốc gia Cộng Sản vẫn làm ngơ trước những tuyên bố của phía Hoa Kỳ, họ vẫn tiếp tục ngăn chặn tự do Internet, kiểm duyệt truyền thông. Và họ, dường như không bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế nhiều từ việc ngăn chăn tự do thông tin. Lấy ví dụ điển hình là Trung Quốc, dù là nước độc tài thiếu tự do dân chủ, nhưng ngày nay nền kinh tế của họ đang đứng thứ nhì thế giới. Trung Quốc còn là nước có lượng hàng hóa xuất khẩu lớn nhất thế giới, mức dự trữ ngoại tệ hiện nay lên tới con số 2000 tỉ USD. Còn đối với Việt Nam, Cu Ba, Bắc Hàn, họ cũng vẫn có vẻ đang phát triển kinh tế đi lên từng bước. Thật trớ trêu khi các nước Cộng Sản tăng trưởng kinh tế cũng một phần là nhờ sự  giúp đỡ từ các nước Dân Chủ, trong chương trình áp dụng chiến lược “sức mạnh mềm” của mình.

Thực tế cho thấy, dù học thuyết “sức mạnh mềm” đã được phổ biến khắp thế giới, nhưng trật tự xã hội ngày nay đang diễn tiến theo hướng cái ác, cái xấu, sự bất công và nghịch lý của các chế độ độc tài  tiếp tục đe dọa và khống chế tự do dân chủ. Có thể lấy ví dụ chứng minh rằng, các nước Cộng Sản biến tướng trên thế giới đang không bị thay đổi nền chính trị độc tài bởi “sức mạnh mềm”. Không những thế, nhiều biểu hiên gần đây của Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn trên trường quốc tế, còn cho thấy thái độ khiêu khích và sự cao ngạo của họ đã tỏ ra một  cách quá mức!

Nếu coi định đề “kẻ mạnh mẽ và sáng suốt sẽ nắm phần thắng” để nói về “sức mạnh cứng”- Một loại sức mạnh đã thống trị cả thế giới loài người trong nhiều ngàn năm qua. Thì ngày nay, khi tri thức, nhận thức của con người không ngừng hoàn thiện, người ta đã nghiêm ra rằng, tinh thần nhân đạo, tính  nhân văn đã gần như biến mất trong việc áp dụng “sức mạnh cứng” để giải quyết những vấn đề khác biệt của các nhóm người, bộ lạc, hay là quốc gia với nhau. Chính vì vậy, khi thuyết “sức mạnh mềm” được phát hiện, người ta cứ mong ước rằng nó có thể thay thế hoàn toàn “sức mạnh cứng” nguyên thủy, nhưng lại vẫn bảo đảm cho sự chiến thắng của tư tưởng Tự Do Dân Chủ lành mạnh.

Người ta cho rằng, chỉ đối với những kẻ khủng bố thì mới cần đến sức mạnh cứng để trấn áp chúng, và việc thúc đẩy dân chủ, nhân quyền chỉ cần áp dụng chiến lược “sức mạnh mềm” là đủ.

Nhưng đối với một quốc gia Cộng Sản (dù điển hình hay không điển hình), để thay đổi chế độ đó sang chế độ Dân Chủ dễ hay khó, lại tùy thuộc vào nền tảng văn hóa căn bản đã có từ lâu đời của xã hội trong quốc gia ấy. Một xã hội có dân trí và nhận thức cao thì người dân dễ dàng nhìn thấy bất công nghịch lý của chế độ, và vì vậy họ sẽ tìm cách (và biết cách) kết đoàn nhau lại để xóa bỏ độc tài. Và cũng chính vì có dân trí cao cho nên các nhà lãnh đạo của chế độ Độc Tài kể trên cũng phần nào dễ dàng chấp nhận thay đổi, chấp nhận rút lui, dù rằng, họ cũng rất tiếc nuối quyền lực. Điều này đã xảy ra tại các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Ngược lai, ở tại một nước độc tài mà nhân dân ít có tinh thần trách nhiệm cộng đồng và tình đoàn kết. Cộng với việc nhà cầm quyền cực đoan, thiếu năng lực lãnh đạo, nhưng lại có thứa thủ đoạn đàn áp và sự tàn bạo. Thì việc áp dụng chiến lược “sức mạnh mềm” để gợi mở dân chủ sẽ vô cùng khó khăn, khả năng thành công thấp. Vậy vấn đê sử dụng sức mạnh cứng đối với những trường hợp này có nên đặt ra hay không?

Nếu tiến trình cởi mở dân chủ, cải thiện nhân quyền hiên nay tại các nước Cộng Sản cứ dậm chân tại chỗ như ở Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn, Cu Ba. Thì một ngày nào đó không quá xa, phe Xã Hội Chủ Nghĩa sẽ lại trở nên hùng mạnh, thậm chí là lấn lướt trên thế giới, rất có thể họ sẽ dùng “sức mạnh cứng” vượt trội của mình để triệt hạ phe Dân Chủ. Nói rằng họ hùng mạnh là hoàn toàn có cơ sở trên bình diện quốc gia, mặc dù nhân dân trên đất nước của họ vẫn mất tự do dân chủ và nhân quyền. Không ai có thể phủ nhận Nhà Tần (thời Doanh Chính) trong lịch sử Trung Quốc là không hùng mạnh, nhưng đó là một chế độ khắc nghiệt, man rợ, nhân dân Trung Quốc thời ấy chỉ là những nô lệ trong tay Tần Thủy Hoàng…

Chiến lược dùng sức mạnh mềm sử dụng các nỗ lực ngoại giao, hỗ trợ phát triển kinh tế và truyền thông để thúc đẩy dân chủ, đã gặp phải những thử thách lớn, với nguy cơ khó có thể thành công trên các nước Cộng Sản biến tường hiện nay. Vì vậy rất có thể phải có một chiến lược khác dùng một loại sức manh tạm gọi là “sức mạnh tổng hòa”, kết hợp giữa “sức mạnh cứng” và “sức mạnh mềm” thì mới có thể  mang lại kết quả khả quan. Áp dụng sức mạnh cứng ở đây không hoàn toàn là một cuộc tấn công quân sự, nó có thể là một cuộc chiến tranh về Mậu Dịch, chính sách tiền tệ, và áp lực đe dọa về Quốc Phòng vv…

Hiện nay trong phe Dân Chủ, Hoa Kỳ là siêu cường đứng đầu, họ quá mạnh đến mức có thể quyết định một điều gì đó của quốc tế mà các nước khác bắt buôc phải nghe theo. Nhưng không vì vậy mà họ sẽ tổ chức tấn công quân sự vào tất cả các nước Cộng Sản, điều này hiện nay là hoàn toàn chưa cần thiết! Và để những công sức đấu tranh vận động Dân Chủ của các nhà tranh đấu tại các quốc gia Cộng Sản có thể đạt được thắng lợi. Phe Dân Chủ, đứng đầu là Hoa Kỳ cần tăng cường sức mạnh cứng song song  hỗ trợ cho sức mạnh mềm. Đồng thời họ nên có những tài khoản  tài chính nghiêm túc nào đó, để giúp đỡ những nhân tố đấu tranh giành dân chủ tại các nước Cộng Sản. Nếu phe Dân Chủ hiện nay trên thế giới không hành động kịp thời, thì e rằng, khi các nước Cộng Sản đều trở thành cường quốc như Trung Quốc, thì thế lực này sẽ chính thức đe dọa đến sự ổn định và phát triển, thậm chí là sự tồn vong của nền dân chủ toàn cầu. “Sức mạnh tổng hòa” sẽ là bài toán hóa giải những bế tắc hiện nay của “sức mạnh mềm”.

© Lê Nguyên Hồng

© Đàn Chim Việt Online

1 Phản hồi cho “Sức mạnh “mềm” hay “tổng hòa””

  1. Trung Hoàng says:

    CSTQ hay CSVN trước hay sau, mau hay chậm thì cũng phải chấp nhận “diển biến hoà bình” tiến đến dân chủ hoá. Con đường trước mắt dù muốn hay không muốn, thì những người CS cũng phải thực thi dưới áp lực chẳng những từ người dân trong nước, mà phải còn chiụ những lực thúc đẩy từ bên ngoài trên khắp thế giới. Cái nôi CSTG đã vở tan thì sự bám víu cuả các nước như TQ và VN là để giử quyền lực nhiều hơn là mong muốn một thế giới CSĐĐ như trước nưã.

    CSTQ có thể tan rã như LX trước đây, nhưng VN sẽ không, nếu có sự thay đổi từ thể chế CS sang dân chủ. Từ đổi mới là để che lấp sự thất bại hoàn toàn cuả chủ thuyết CS trên thế giới, mặt sau cuả vấn đề đổi mới chính là chấp nhận sự thất bại đó. Đổi mới để tồn tại sự thống trị chớ hoàn toàn không phải là sáng tạo một định hướng mới cho XHCN, hiểu như vậy thì đổi mới chính là trái độn bắt cái thang cho CSVN leo xuống an toàn.

    Với tư thế cuả một đảng đàn anh, CSTQ không bao giờ muốn CSVN cầm cờ chạy trước trong cuộc đổi mới, mà phải bước theo sau từng bước chân cuả họ. Vì nếu CSVN dân chủ hoá trước họ thì nguy cơ tan rã trong chớp nhoáng sẽ đến với họ, cũng như trước thời điểm đó có thể họ sẽ dạy cho CSVN một bài học để đời tàn khốc hơn trước, vì đó là sự dẫy chết cuả con thú dữ trước khi nằm gục xuống. Tự nổ tung ra từng mảnh là điều mà CSTQ e ngại nhất, nhưng tránh nó được hay không thì là một chuyện khác.

    Những gì cuả CÊ SA sẽ trả về cho CÊ SA trong ngày phán xét cuối cùng. Bài học ngư ông đắc lợi chẳng củ cũng chẳng mới mẻ gì. Người làm được thì ta cũng làm được.

    Xin trân trọng.

Phản hồi