Một lần thăm quê
Đây là câu chuyện người thật, việc thật của tôi, một người VN ở cộng hòa Séc về thăm quê hương. Kể ra đây như một tâm sự cùng mọi người về những trải nghiệm khi bị công an VN hạch hỏi và đe dọa bắt bớ.
Tôi là Nguyễn Tiến Nam, sinh sống ở Plzen cộng hòa Séc. Tôi sang Séc đã hơn 30 năm, thuộc diện học nghề, sau làm phiên dich cho các đội lao động VN ở Séc, và ở lại làm ăn cho tới bây giờ. Tôi vẫn mang quốc tich VN. Mấy năm trước tôi có tham gia một vài hội thảo của người VN tại Séc về tự do dân chủ cho VN, và có mặt trong lần biểu tình của anh Đỗ Xuân Cang, trước cổng lãnh sự quán VN tại Praha, để đòi quyền được gia hạn hộ chiếu phổ thông của công dân, cùng phát tờ rơi vạch mặt lãnh sự quán VN lạm thu lệ phí, thu tiền không cấp hóa đơn. Trong thời gian hơn 15 năm trở lại đây ở Séc tôi cũng không mạo hiểm về VN thăm gia đình và người thân, phần vì công việc đang dang dở, phần vì biết tin có thể sẽ bị công an VN câu giữ.
Lần này tôi về VN với nhiệm vụ của các bạn học giao phó, là đưa các thày cô giáo người Séc cùng đi du lịch. Mặc dù với lý do đơn giản như vậy, nhưng tôi vẫn sắp sẵn cùng vợ con trường hợp tôi bị công an VN bắt giữ.
Việc nhập cảnh qua cửa hàng không TSN đều diễn ra bình thường. Thời gian gần hai tuần tôi đưa các thày cô giáo đi thăm thú mọi nơi không bị công an VN gây khó dễ gì. Có lẽ là họ không muốn cho những người khách ngoại quốc chứng kiến những màn quấy nhiểu, đe dọa bắt bớ của công an VN với công dân của mình. Nhưng tôi biết công an đã ráo riết theo dõi mọi động tĩnh của tôi.
Một hôm tôi cùng mọi người đi Cần Thơ, rời khỏi địa bàn nơi đăng ký tạm trú. Có thể vì gián đoạn thông tin về tôi nên công an cuống cuồng phái người xuống tổ dân phố điều tra, nhưng họ không biết tôi đi đâu. Tới nhà mẹ tôi dò xét, thì gặp bà già tôi điếc nặng, nên mạnh ai nấy nói, chẳng ăn nhằm gì. Cuối cùng công an đành giở trò mèo, nhắn tin cho tôi qua người bạn của tôi, rằng tôi đang mất tích, nhận được tin phải đến trình diện ngay.
Vì sợ ảnh hưởng đến chuyến đi, tôi đành để mọi người ở lại Cần Thơ, trở lại nhà một mình, nhưng không ai ra mặt gặp tôi cả.
Trong buổi liên hoan chia tay chuẩn bị sang Séc, công an Bình Dương nhắn qua người bạn của tôi, nói tôi phải đến gặp họ để làm việc, nhưng không nói rõ làm gì, nếu không đừng mong được xuất cảnh bình thường. Tôi thấy bất bình vì việc làm này của công an, tại sao họ không trực tiếp gặp tôi, hoặc chí ít gửi giấy mời cho tôi?.Rõ là công an làm việc không đúng trình tự pháp luật và không tôn trọng tôi, muốn nắn gân tôi theo kiểu rung cây dọa khỉ. Vì thế tôi không đi gặp họ.
Hết 2 tuần, tôi cùng các thầy cô trở lại Séc theo lịch định. Khi đang làm các thủ tục xuất cảnh vào phòng đợi lên máy bay. Nhân viên anh ninh cửa khẩu nói, trường hợp của tôi có vấn đề. Một viên an ninh khác đưa tôi vào phòng riêng, ở đó một thượng tá an ninh đọc lệnh tạm dừng xuất cảnh của tôi vì lý do an ninh quốc gia. Tôi không bất ngờ, nhưng vẫn bị bàng hoàng một lúc. Trong phút chốc mình trở thành nghi phạm quốc gia, tôi chợt nghĩ, lớn lao quá, ghê gớm quá. Cái cụm từ an ninh quốc gia dưới chế độ cộng sản, được công an gắn thêm các tiếp đầu ngữ như vì lý do… hay vi phạm…vv, vậy là muốn bắt giữ ai cũng được. Họ lập biên bản sự việc tạm dừng xuất cảnh của tôi, cái biên bản như vầy!.
Biên bản ghi rằng (Công an cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sân Nhất phát hiện ông Nguyễn Tiến Nam là người thuộc diện chưa được xuất cảnh vì lý do an ninh). Có nghĩa là quyết định dừng xuất cảnh của tôi đã có từ trước, mà công an không thông báo cho đương sự, lại bố trí người đón sẵn ở sân bay chờ tôi đến để bắt cho thêm phần quan trọng, và cũng để đánh đòn tâm lý vào người thân của tôi. Cách hành xử sặc mùi cường quyền này chỉ có ở công an của chế độ cộng sản độc quyền VN. Nếu là đàng hoàng họ có thể triệu tập tôi đến cơ quan công an, để xác minh những gì họ cần khi điều tra về tôi, tôi sẵn sàng làm việc. Tôi yêu cầu an ninh giải thích rõ cho tôi vi phạm điều gì của pháp luật VN. Nhưng viên an ninh nói rằng, không có trách nhiệm giải thích.
Biên bản cũng ghi (Yêu cầu đương sự liên hệ cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa chỉ 254 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, thành phố HCM để giải quyết). Tôi nói rằng, yêu cầu các anh ghi rõ ngày giờ, liên hệ như thế nào, gặp ai vào mặt sau biên bản. Nhưng thượng tá Ái nói là không được, vì đây là văn bản. Viên thượng úy Học xé một mẩu giấy nhỏ xíu, ghi vào số ĐT, đưa cho tôi rồi đưa tôi ra khỏi sân bay, tôi phải tự gọi taxi về lại khách sạn. Ra khỏi sân bay đã gần 12h đêm.
Trước lúc vào sân bay, dự trù tình huống xấu xảy ra tôi đã dặn một bà giáo rằng, khi máy bay chuẩn bị cất cánh mà chưa thấy tôi lên thì bấm vào số ĐT của bạn tôi hai chữ Nam není (Nam không ở đây). Bà giáo đã làm đúng như vậy, nên bọn bạn tôi đã biết tôi bị giữ, tôi không mang điện thoại theo mình nên cũng không thông tin được cho họ tôi đang ở đâu. Sau cùng họ tìm hỏi biết tôi đã trở lại khách sạn thì mừng lắm. Phần tôi đang suy nghĩ, tội phạm thì tôi không phải, vi phạm pháp luật VN cũng không, họ giữ tôi chắc là vì những hoạt động dân chủ của tôi tại Séc. Những hoạt động đó cũng không trái với luật pháp VN, càng không trái với luật pháp nước sở tại nơi tôi cư trú. Chẳng qua nó không đúng với đường lối và không chịu sự lãnh đạo của đảng CSVN, nên họ tìm cách gây khó dễ cho tôi, nhằm khủng bố tinh thần của tôi và người thân.
Xác định như vậy nên tôi chẳng có gì phải lo lắng. Đánh một giấc dài. Nhưng đến ngày hôm sau không thấy tôi liên lạc, an ninh đã gọi đến khách sạn. Ban đầu họ giả làm công ty du lịch gọi tới nói tôi cần đến gặp để làm visa. Lễ tân khách sạn báo lại tôi, tôi nói là không có nhu cầu. Tới chiều thì họ gọi tới nói thẳng với lễ tân là an ninh muốn gặp tôi để làm việc. Cô lễ tân hớt hải tìm tôi đến nghe điện thoại. Tôi cầm điện thoại: Alo! tôi là an ninh bộ công an, chi nhánh phía Nam, suốt buổi sáng nay tôi chờ điện thoại liên lạc của anh.
- Tôi thấy biên bản không ghi lúc nào phải đến gặp các anh, nên cũng chưa sắp xếp thời gian.
Thế anh định khi nào thì đến gặp chúng tôi?
- Chắc là cuối tuần!
Không được, ngay ngày mai 8h30, anh phải lên gặp chúng tôi ở địa chỉ trên để làm việc!
Biết có chối cũng không được, họ bắt mình ở sân bay, thả mình về đây, giờ như con chim trong lồng. Họ chưa tàn bạo với mình, bởi mức nguy hiểm của mình với chế độ chưa nhiều, chứ không phải họ vị nể gì mình. Cũng nói thêm rằng họ không có giấy triêu tập, lệnh bắt hay giấy mời, tôi có quyền không đi. Nhưng biết rằng họ sẽ tìm mọi cách bắt tôi phải đến, mà ra vẻ không phạm luật, nên tôi đành chấp nhận gặp họ.
Tiếp tôi là hai nhân viên an ninh, một người tên Minh, người kia tên Vũ, họ mặc thường phục, không giới thiệu cấp bậc, chức vụ.
Sau màn dạo đầu, họ bắt đầu thẩm vấn. Viên an ninh tên Minh vừa hỏi vừa ghi, còn viên an ninh tên Vũ có vẽ là cấp trên, anh ta nóng tính hơn, thỉnh thoảng cắt ngang hoặc nói chen vào. Cứ như vậy kẻ đấm người xoa.
- Ở Séc anh làm gì?
Tôi làm công nhân xây dựng tự do. (Ý tôi là hoạt động cho tự do)
-Anh có biết, anh bị giữ lại vì lý do gì không?
- Ở sân bay, trong biên bản dừng xuất cảnh của tôi thấy nói vì lý do an ninh quốc gia. Tôi có yêu cầu nhưng không được giải thích.
- Anh đã vi phạm pháp luật VN!
- Tôi đã vi phạm điều gì,
- Anh đã tham gia ký kiến nghị này nọ trên mạng.
- Tôi ký nhiều lắm , không nhớ hết, đề nghị anh nói cụ thể.
- Anh đã tham gia ký các kiến nghị, như đòi xóa bỏ điều 4 hiến pháp, phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối của đảng.
- Đúng! tôi đã ký đòi xóa bỏ điều 4 hiến pháp.
- Ở VN làm như vậy là vi phạm pháp luật. Vì luật VN quy định chỉ có đảng mới có quyền lãnh đạo toàn diện đất nước, điều đó là bất di bất dịch.
- Đấy là các anh tự quy định với nhau vậy thôi. Rút quyển hộ chiếu VN ra chỉ cho họ. Tôi 100% là công dân Việt Nam, tôi có quyền không đồng ý với điều 4 hiến pháp. Và yêu cầu phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang. Theo các anh là vi phạm pháp luật VN, nhưng theo nhận thức của tôi thì những kiến nghị đó đúng đắn, và rất hợp ý tôi nên tôi ký.
-Tại sao anh không kiến nghị một mình mà lại ký cùng với những thành phần này nọ?
- Tôi dốt , không tự viết được những điều mình muốn nói , nên khi thấy người khác viết đúng ý mình thì đồng ý ký liền.
- Chúng tôi được biết, ở cộng hòa Séc anh có quan hệ với các tổ chức, cá nhân, chống phá đảng và nhà nước.
- Đề nghị anh nói cụ thể hơn.
- Trước hết là Tập hợp dân chủ đa nguyên (THDCDN), và ông Nguyễn Gia Kiểng?
- Tôi có tham dự hội thảo của THDCDN ở Praha, và có gặp ông Nguyễn Gia Kiểng. Theo tôi ông Nguyễn Gia Kiểng là một trí thức yêu nước. Cương lĩnh hành động của THDCDN hoàn toàn không làm tổn hại cho đất nước.
- Anh quan hệ như thế nào với Ủy ban bảo vệ người lao động (UBBVNLD) và ông Trần Ngọc Thành?
- Ông Trần Ngoc Thành cũng là một người rất tốt, là người yêu nước. Chương trình hoạt động của UBBVNLD theo tôi rất có lợi cho người lao động.
- Anh có phải là thành viên của UBBVNLD.
- Tôi không phải là thành viên.
- Tại sao anh lại có mặt ở đại hội của UBBVNLD?
- Tôi được mời, lần đó đại hội tổ chức trong hội trường của quốc hội Ba Lan.
- Anh quan hệ thế nào với nhóm Văn lang?. Anh có biết nhóm Văn lang có những hoạt động chống phá nhà nước hay không?
- Như tôi được biết, nhóm Văn lang (VL)gồm toàn những sinh viên ưu tú được cử đi học ở cộng hòa Séc. Ông Phạm Hữu Uyễn là đại diện về dân tộc thiểu số của VN ở trong chính phủ Séc. Theo tôi những người đó là những người tốt.
- Anh có biết nhiều về ông Phạm Hữu Uyễn và bà Nguyễn thanh Mai của nhóm VL?
Tôi tham gia hoạt động cùng VL nhiều, nhưng quan hệ cá nhân với ông PHU và bà NTM không nhiều, chỉ đôi lần gặp nhau khi tham gia các sự kiện như biểu tình đưa kiến nghị về việc cá chết tại biển miền trung, trước đại sứ quán VN ở Praha vừa qua, nên không biết tường tận về họ. Theo cảm nhận của tôi, họ là những người có học, tử tế, và rất có lòng với quê hương đất nước. Mấy người này thường xuyên bỏ việc nhà đi làm những công việc không ai trả công, để nhận về mình rắc rối chỉ vì mong muốn VN tốt đẹp hơn, dân chủ tự do hơn.
-Anh có là thành viên của Văn lang không?
- Tôi không là thành viên của Văn lang.
- Tại sao anh tham gia các hoạt động của Văn lang?
Ô đúng! tôi có tham gia các hoạt động của Văn lang như tổ chức chiếu phim Hoàng sa nỗi đau mất mát, của tác giả Andre Menras Hồ Cương Quyết. Hay hội thảo về Biển đông của tiến sĩ Nguyễn Nhã ở Plzen. Phim Hoàng sa nỗi đau mất mát được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ủng hộ và đài truyền hình thành phố HCM quay. Nếu nói đây là những hoạt động chống phá nhà nước, thì hóa ra những người này cũng chống phá à. Theo tôi những người cản phá chiếu cuốn phim này mới là kẻ chống phá đất nước.
- Anh quan hệ với ông Đỗ Xuân Cang thế nào?
- Chúng tôi là quan hệ bạn bè.
- Ông Cang có phải thành viên của THDCDN không?
- Chuyện đó tôi không biết.
- Tại sao hôm ông Đỗ Xuân Cang biểu tình trước lãnh sự quán anh lại có mặt?
Tôi phát tờ rơi cho người VN đến lãnh sự quán làm việc, vạch mặt những việc làm mờ ám của lảnh sự quán, như lạm thu các loại lệ phí, không thông báo minh bạch giá cả các loại phí như quy định, thu tiền không cấp hóa đơn chứng từ…vv
- Tại sao anh lại phát vào ngày anh Cang biểu tình, mà không phải ngày khác?
- Ngày anh Cang biểu tình có cảnh sát Séc bảo vệ. Nếu tôi phát vào ngày khác sứ quán sẽ gọi bộ đội Sapa (bảo vệ chợ Sapa) đến , có thể xảy ra va chạm bất lợi cho tôi.
- Quan hệ của anh thế nào với nhóm Đàn Chim Việt (ĐCV).
- Chúng tôi cũng là quan hệ bạn bè, họ là con cái của những cán bộ ra đi từ miền bắc xã hội chủ nghĩa.
- Tại sao anh lại gửi những bài viết của anh cho Đàn Chim Việt?
- Không lẽ tôi lại gửi cho báo trong nước. Thực tình tôi cũng gửi cho một vài tạp chí, nhưng họ không đăng.
Thú thật khi mới bị thẩm vấn tôi cũng bị chút bối rối, nhưng càng về sau tôi càng tự tin hơn, nhiều câu trả lời tôi như được trút niềm bức xúc và giang giải thêm cho họ, những người an ninh chỉ biết trung thành.
- Anh đừng nên tham gia hoạt động cùng các tổ chức cá nhân chống phá đảng và nhà nước nữa.
- Các anh thần hồn nát thần tính, nhìn chỗ nào cũng thấy thù địch, nhìn chỗ nào cũng thấy phản động. Các anh cố tạo ra trong xã hội, mà ở đó người dân phải sợ các anh. Tôi nói thật chính các anh mới là người đang sợ. An ninh Vũ đứng bật dậy.
- Việc gì chúng tôi phải sợ.
- Tôi cười lớn và nói. Có thể các anh nghĩ rằng mình có súng và dùi cui nên không sợ. Tôi lấy ví dụ cho các anh nghe. Một đất nước loạn lạc mà trộm cắp luôn rình rập, dù có bảo vệ thế nào, tường cao hào sâu tên trộm vẫn đột nhập được, và ông chủ luôn là người sợ trộm. Còn đất nước an bình, ông chủ nhà có để cửa mở cũng không sợ gì.
- Dưới sự lãnh đạo của đâng VN vẫn phát triển tốt đấy chứ.
- Tốt ở chỗ nào, đảng và nhà nước đang bằng mọi giá làm kinh tế, nhưng vì cơ chế độc quyền, tham nhũng nên càng làm càng sa lầy. Chấp nhận tất cả cá nhà thầu kém khả năng và đạo đức, các dự án tưởng là rẻ hóa ra đắt, vì kém chất lượng, kéo dài thời gian, và nhất là tàn phá môi trường, điển hình như Formosa các anh thấy rồi đấy. Đất đai nông nghiệp bị lấn lướt cho các công trường, nhiều nơi thành vùng đất trắng, tôi đồ rằng chỉ nay mai thôi con cháu chúng ta sẽ không có chổ mà ở. Những dòng sông bị bức tử, như sông Sài Gòn đây, hồi nào còn trong xanh chúng tôi còn bơi lội ở đó. Bây giờ thú thật có thò ngón chân xuống tôi cũng không dám.
Bấy giờ thì tôi đã chủ động nói ra ý nghĩ của mình, mà không lệ thuộc vào các câu hỏi của họ nữa.
Ngày thứ hai, an ninh yêu cầu tôi viết bản tường trình. Tất cả những gì các anh cần biết tôi đã nói đầy đủ từ hôm qua tới giờ, cần gì phải ghi lại nữa!
- Chúng tôi muốn tự anh viết lại những sự việc đó, đây là nguyên tắc.
Lời qua lại rồi tôi cũng phải viết bản tường trình theo như họ muốn.
Hồ sơ về tôi chắc họ đã nắm tường tận từ mạng lưới dày đặc của họ ở trong nước và hải ngoại. Chẳng là họ muốn dằn mặt tôi, và những người tự do, nên bầy trò bắt bớ thẩm cung như vậy. Để mọi người thấy đó làm sợ, hoặc chí ít cũng thấy phiền toái mà từ bỏ công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ.
Ngày thứ ba, hai viên anh ninh bắt tôi viết bản cam kết, không tham gia các tổ chức hoặc làm gì , chống phá nhà nước. Biết có chối cũng không được, cuối cùng rồi bản cam kết cũng được viết xong. Thay vì viết nguyên văn như họ mớm lời, tôi viết rằng , không tham gia các tổ chức hoặc làm gì tổn hại đến tổ quốc VN.
Không tranh cãi với an ninh, nhưng tôi nghĩ rằng, các tổ chức, cá nhân mà minh biết đều là những tổ chức hoạt động công khai, minh bạch và đấu tranh cho công lý, lẽ phải, tự do dân chủ ở VN. Chỉ là không nằm trong sự chi phối của đảng CSVN.
Tôi yêu cầu họ photo lại cho tôi bản tường trình cùng bản cam kết của tôi, nhưng họ từ chối và nói đây là tài liệu nôi bộ.
Viên an ninh Vũ hỏi tôi.
- Thời gian trước mắt anh định làm gì?
Nếu ngắn thì tôi đi Tây Ninh thăm bà con họ hàng, nếu dài thì tôi đi Phan Rang , Đà Nẵng, dài nữa thì tôi ở nhà chăm sóc mẹ tôi.
- Khi nào anh định trở lại Tiệp?
Ơ hay! các anh dừng xuất cảnh của tôi, giờ lại hỏi vậy tôi làm sao biết được.
Viên an ninh tỏ vẻ quan tâm hỏi anh.
- Sự việc thế này có làm ảnh hưởng công việc của anh bên Séc không?
Công việc chưa làm thì nó còn đó, chứ có đi đâu.
- Gia đình anh bên đó thế nào?
Con gái lớn của tôi tốt nghiệp đại học đã đi làm, con trai nhỏ còn đi học phổ thông.
- Anh không phải đưa đón cháu đến trường à?
Nhà cách trường 6km, nó tự đi xe buýt tới trường. Trẻ con bên đó tự lập lắm, xã hội lại an toàn, không lo tai nạn hay bắt cóc bán qua Trung quốc như ở VN, nên chẳng lo gì cả.
Sẵn đang bức xúc, tôi tuôn xối xả vào viên an ninh những bất cập của giáo dục VN. Câu chuyện chuyển qua nhiều đề tài, lĩnh vực nào tôi cũng nêu ra những sự thật phũ phàng của xã hội VN đương đại, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN. Ngay những sự thay đổi tiến bộ của VN mà đảng cho là nhờ vào sự sáng suốt của mình, cũng là mạo nhận, sự đổi mới mà đảng vẫn rêu rao chẳng qua là trả lại những giá trị ban đầu vốn có, tự do dân chủ của xã hội, mà đảng đã kìm giữ.
Viên an ninh ngồi nghe chẳng tỏ ra đồng tình, cũng không tỏ ra phản đối, có lẽ sự việc buộc anh ta phải nghe tôi nói. Đến bây giờ tôi lại mong cho họ gọi làm việc nữa, để được tranh luận với họ, những công bộc của chế độ. Dẫu biết rằng sẽ chưa thay đổi được gì, nhưng tôi tin rang họ cũng là nhũng con người Việt nam. Khi mọi người mạnh dạn nói lên những bức xúc chính đáng của mình, trước những bất công của xã hội, tất nhiên xã hội phải thay đổi.
- Chúng tôi sẽ gửi hồ sơ của anh lên lãnh đạo. Anh đừng đi chơi xa và giữ liên lạc với chúng tôi, có thể thứ hai tới lãnh đạo sẽ gặp anh.
Thế rồi thứ ba, tôi nhận được ĐT từ an ninh Minh, rằng lãnh đạo bận họp, không gặp anh được. Đồng thời thông báo lệnh dừng xuất cảnh của tôi đã được gỡ bỏ.
Anh cho biết khi nào tôi có thể gặp các anh để nhận quyết định đó?
- Những việc nội bộ, thông báo thế là được rồi, anh cứ ra sân bay có việc gì thì liên lạc trực tiếp với tôi!
Chẳng lẽ lại chửi bậy, đm làm ăn như con c… Lúc dừng bay của người ta thì biên bản hẳn hoi, giờ thả người thì nói suông. Như vậy nhằm ý đồ gì?Chắc chắn là muốn rũ bỏ trách nhiệm khi câu giữ tôi.
Tôi ra phòng vé đặt vé, cô nhân viên hỏi. Chú có lệnh được xuất cảnh chưa? cháu hỏi là lo cho chú, sợ lấy vé rồi mà không được bay thì mất tiền oan.
Tôi bấm ĐT liên lạc với Minh. Alo! anh Minh à, tôi đang ở phòng vé, nhân viên họ hỏi tôi là có lệnh xuất cảnh chưa?
- Anh cứ an tâm đặt ngày bay đi, sẽ chẳng có việc gì xảy ra đâu!, Chúng tôi muốn gặp anh một lần nữa.
Tôi sẽ đặt ngày bay vào chủ nhật này, từ nay tới đó các anh muốn gặp tôi vào lúc nào?
- Được rồi, tôi sẽ gặp anh ở sân bay vào ngày chủ nhật. Mấy giờ anh bay?
11h giờ đêm!
- Vậy thì 8h chiều ta gặp nhau!
Chiều chủ nhật anh ta đến thật đúng giờ. Ngồi kafe trong sảnh đợi sân bay.
Minh nói với tôi, lãnh đạo gửi lời thăm hỏi và chúc anh đi may mắn.
Tôi hỏi lãnh đạo tên gì để còn cám ơn.
- Anh biết thế là được rồi.
Tôi bị các anh dừng xuất cảnh, bây giờ chứng minh tôi không có tội gì, lỗi bị phạt do đổi vé bay không phải tôi gây ra, các anh định xử lý thế nào?
Có vẻ như đã sẵn sàng câu trả lời, an ninh Minh không tỏ ra khẩn trương, chậm rãi nói.
-Thật ra anh cũng không hoàn toàn vô tội đâu!
Câu trả lời vừa có tinh thách đố vừa thể hiện bản chất cù nhầy của an ninh VN. Biết có tranh cãi với họ cũng vô ích, lối nào mình muốn bay thì cũng phải bỏ tiền túi ra, đừng mong gì bọn này làm theo lẽ phải. Có khiếu nại thì rồi mất công mất việc.
- Anh trở lại Séc nếu biết cá nhân hay tổ chức nào chống phá nhà nước thì liên hệ với chúng tôi.
- Nếu tổ chức, cá nhân nào chống phá Tổ quốc VN, thì tôi còn chống lại họ trước khi báo cho các anh.
Tôi trở lại Séc trong niềm tâm tư bộn rộn, đối với quê hương xứ sở của mình. Tổ quôc VIỆT NAM.
© Nguyễn Tiến Nam
© Đàn Chim Việt
Xin chia xẻ thêm một chút nữa với Quan Đốc về đề tài “Tranh luận với công an Việt Cộng khi về nước”.
Thưa đàn anh Lại Mạnh Cường!
Cái lầm lẫn mà đa phần chúng ta, những người già cả khi về Việt Nam (hoặc đi VN) là thích “dạy đời”, thích giảng giải về Dân Chủ.
Chúng ta suy luận rằng thì là, sở dĩ nước ta vẫn lẹt đẹt theo sau thiên hạ là vì đảng cộng sản không có Dân Chủ. Điều này không sai, tuy nhiên nó cũng chỉ là một lý do trong nhiều góc cạnh khác để đưa một quốc gia lên phú cường.
Ngày nay dân ta đi du lịch khắp nơi trên thế giới. Các em, các cháu du sinh nườm nượp đi, về. Hơn nữa qua in tờ nét, lớp trẻ và ngay cả người già cũng không thiếu thông tin để tìm hiểu.
Nghĩa là, người ta không cần chúng ta mang ánh sáng Dân Chủ về trong nước.
Chính vì thế, cách tốt nhất khi về Việt Nam là “ngậm miệng ăn tiền”.
Nói đâu xa, ngay trong thân tộc và bạn bè chúng ta cũng không ngoại lệ. Qúi vị nào đã về nước đều biết rằng, những người thân của chúng ta chỉ chờ qùa bánh, biếu xén…v.v.
Và họ mới là những người cầm trịch để chia sẻ về đời sống, cách làm giàu, đầu tư, đầu công..v.v.
Người thân yêu mà còn thờ ơ như thế, với công an, há miệng nhiều chỉ mỏi mồm. Không khéo còn bị đấm đá mang bệnh suốt đời.
Kính quan bác!
Đúng đúng…
Khi về nước, chúng ta nên nghe theo lời của Đù, mà ngậm cha nó cái miệng lại về chuyện…dân chủ.
Chỉ nên tìm…sướng mà thôi.
Cộng láo cầm quyền, chúng cũng cho…dân chủ vậy? Bằng chứng nà các con em VN Cộng láo du học, du lich vòng quanh thế giới thiếu cha gì?
Đù hát nghe rất nà chí ní…
Kính cám ơn Thầy!
Dear tonydo,
Không phải cứ đi ra ngoài nhiều là biết (hết, biết cặn kẽ). Bằng chứng có nhiều kẻ đi nhiều như tonydo kể lể, nhưng động tới V+ là họ ko hài lòng !
Hình như vì ở lâu với CS nên họ quen với lối sống như thế mất rồi ! Hay là họ nhiễm mất Hội chứng Stockholm không chừng!? Hoặc họ bị tiêu diêt mất hết khả năng đề kháng !?
Đó là chưa kể có những kẻ sống nhiều năm ngoài này, thế mà vẫn nghe theo lời đường mật của CS. Điển hình như luật sư “còi hụ” Nguyễn Hữu Liêm và một số tên ăn hại đái nát khác ở Nam Cali.
Đó là lý do mình cần về nước để khéo léo GIẢI ĐỘC cho dân mình, chứ không cho bọn “côn an” vốn được tuyển chọn và huấn luyện thành những con chó canh cửa cho CS, bởi quyền lợi bọn nó gắn chặt với chế độ CS (motto của chúng là “còn đảng còn mình” !)
Kể nghe chơi một chuyện nhé. Có thằng cháu bên vợ tốt nghiệp đại học, vớ được job thơm và cô bồ lý tưởng. Hỏi nó sao lâu quá ko cưới nhau ? Nó thú thực: Ko có nhà riêng! Để dành tiền mãi nhưng giá nhà đất tăng nhanh nên đành yêu nhau dài lâu mà chưa cưới được.
Tôi bèn đùa giai nhỏ nhẹ bảo: Chú chỉ cho cháu một cách có nhà có cửa đàng hoàng ngay trung tâm thành phố trong vòng vài năm, lâu thì chục năm.
Nó mắt tròn mắt dẹt rụt rè hỏi và con bồ cũng lắng tai nghe: Làm sao hay thế chú ơi !
Tôi tỉnh bơ bảo: HAI ĐỨA MÀY ĐI LÀM CÁCH MẠNG NGAY ĐI !
Bọn nó ngơ ngác nhìn nhau. Tôi thủng thẳng giải thích:
- Bộ chúng mày không thấy mấy ông đảng viên CS sau vài năm đến chục năm lên rừng kháng chiến, nói khác đi là theo “cách mạng”, khi thành công về thành phố muốn chiếm nhà nào thì chiếm. Giờ thì nhà sang nhà đẹp là nhà của cán bộ hay có công với cách mạng !
Nghe song bọn nó im thin thít, nhưng THẤM ĐÒN, từ đó tỏ ra thân thiết với tôi lắm lắm.
Đi chơi ở bãi biển Nha Trang, tình cờ tôi gặp một nhóm cán bộ V+ hưu trí xênh xang vác máy ảnh xịn đi săn hình. Mình bèn lân la gởi chuyện. Có một tay sớn sác phỏng vấn:
- Ông Việt kiều đi lâu về thấy tình hình đất nước thay đổi ra sao ?
Hỏi rồi y cười miếng chi ra vẻ đắc ý. Tôi thủng thẳng bảo:
- Có thay đổi nhiều chứ ! Có đi lên thấy rõ lắm chứ ! Nhưng còn chậm lắm.
Y bất mãn gằn giọng, khiến mấy anh em xe ôm gần đó bu lại hóng chuyện:
- Ông Việt kiều đeo kiếng đen nên thấy thế, chớ ở đây ai cũng thấy tiến bộ vượt bậc.
Dĩ nhiên hổng bằng xứ Mỹ nơi ông ở, nhưng mai mốt cũng sẽ đuổi kịp thôi.
Tôi cười cười nhỏ nhẻ móc họng luôn cho y câm họng:
- Sao ông anh lại chụp cho tôi cái nón cối ở Mỹ ! Thiệt tinh tôi ở Hoà Lan ông ơi.
Mà tôi hổng đeo kiếng đen thấy đời tối thui, kiếng hồng thấy đời toàn màu hồng.
Nếu đeo kiếng tôi sẽ đeo kiếng trắng không độ để nhìn đời cho chính xác.
Thực ra tôi hổng đeo kiếng mà nhìn sự thật bằng mắt trần đó nhe ông anh.
Trước khi về VN tôi ghé thăm mấy xứ Đông Nam Ă như Thái, Sing, Mã vài bữa.
Và tôi thấy họ hơn xa mình về nhiều mặt lắm. Nếu rành ngồi nghe tôi lý giải cho biết.
Đám bạn tên cán gỗ kia thấy không song bèn lôi tay kia bỏ đi môt nước, mặc tôi ở lại
cùng với đám anh em xe ôm. Họ bu quanh tôi mời tôi thuốc thơm và hỏi thăm tới tấp !
Còn nhiều chuyện để kể, nếu như mình chịu khó đi sâu trong dân, hơn là ăn chơi du hí.
Đi khỏi Sài Gòn là tôi đón xe đò bình dân đi cùng với dân bán vé số dạo, người buôn thúng bán bưng để hóng chuyện và tán phét với họ. Len lỏi đi xe ôm vào các khu lao động …
Mìnnh cũng đi du lịch khắp nơi để tìm hiểu và học hỏi tại chỗ địa lý, lịch sử, văn minh văn hoá từng địa phương. Nói thật đi cả đời vẫn chưa học hết cái hay cái đẹp lẫn thói hư tật xấu dân mình. Có hiểu được dân, được tình hình thực tế, mới thấu đáo tình hình mà hành động, nhằm tạo một THẾ ĐỨNG vững chắc trong lòng dân. Nói khác đi cần TÂM CÔNG để âm thầm hoạt động trong lòng địch.
Chính yếu ban đầu là TRỢ GIÚP NHÂN ĐẠO, để từ đó lan rộng địa bàn hoạt động sang lãnh vực khác, môt khi thế đứng đã vững vàng.
Nghe Đù…láo mà anh Ngu chán mớ đời.
Đúng là cái tật.
Có ở miền nam thời Thiệu hay ở Mỹ thiệt hôn đó, Đù?
Em có ở thiệt mà Thầy!
Cái số em nó kỵ phú lít Thầy ạ. Lâu lắm rồi, thằng bạn thân của em cũng cùng (Mạng Ốc Thương Thổ), nó bị Phú Lít bắt ngừng vì chạy qúa tốc độ cho phép.
Đang hút thuốc, nó sợ qúa, luýnh quýnh thả điếu thuốc xuống đường.
Thầy Cò bắt nó xuống nhặt và tống cho nó hai giấy phạt. $150 đô cho tội chạy nhanh, $500 đô cho tội vất tàn thuốc (còn đang cháy) xuống đường.
Khổ lắm Thầy ạ! Kính Sư Phu!
GO AHEAD, MAKE MY DAY,
MY FUNNY DEAR TONYDO :-) !
Nói đến Cảnh Binh, Công An, Cảnh Sát và Police là em sợ muốn chết.
Thời Tây, mới tám, chín tuổi đã bị bọn cảnh binh bót Hàng Đâu (cuối dốc Hàng Than, đầu đường Quan Thánh đi Cổ Ngư, Chu Văn An) bắt mấy lần, bố em phải lại nộp tiền, lãnh về.
Thời đó thấy anh nhớn nào uýnh lộn với cảnh binh Pháp là tụi ma cà bông chúng em đứng ngoài vổ tay, đôi khi còn giúp ném đá vào tụi nó để giải cứu cho người Hùng chống ngoại xâm, chạy thục mạng.
Thời bác đảng, mỗi khi thấy một anh thương binh, bộ đội từ Nam trở về bị bọn công an phạt vạ tại ga Hàng Cỏ là chúng em lao vào đánh lộn với tụi Chó Vàng để bảo vệ anh thương binh.
Có lần cuộc chiến náo loạn cả nhà ga, may mắn ba xe quân đội với một ông tướng tới giải cứu người Hùng sinh bắc nhưng chưa tử nam, cuộc chiến mới tạm ngưng.
Dưới thời Cụ Thiệu, có lần em đeo cái Omega nửa vàng, nửa in nốc xi đáp (inoxydable) chạy honda 67 bị tóm ngay trên xa lộ không đèn. Chiến binh cảnh sát giữ xe em lại, mang về đồn và không quên tuốt cái đồng hồ của em.
May phước cho em đã ghìm được cơn giận tím người, nếu không đời đã tiêu tùng theo cỏ cây. Số còn hên, nhờ họ hàng có người làm lớn trong quốc hội, hôm sau mọi thứ đã được trở về an toàn.
Em ghét cảnh sát tới tận bây giờ!
Hôm bốn xe Police Mỹ vây em vì vượt đèn đỏ, lại không chịu ký (mắt em thấy là đèn vàng nên cãi). Họ súng trong tay, hạ lệnh giơ tay và nằm xuống đất. Em cương mặt nhìn thẳng vào ngài police quát:
Tao không làm gì sai, tao không ký, tao không nằm. Go ahead make my day!
Chúng nó ra lệnh đếm tới ba nếu không tuân lệnh thì nó bụp….
May mắn vợ em ôm chặt lấy em, đè xuống đường bắt ký. Nếu không, chắc tro tàn đã bay đâu đó trên biển Thái Bình ( mới qua, nghèo quá chỉ có thể xin hỏa thiêu miễn phí).
Ngài Nguyễn Tiến Nam, Quan Đốc Lại Mạnh Cường cũng như đàn anh Đỗ Trường dám gan dạ cãi tay đôi với CA (muốn gọi là gì tùy hỷ), em xin bái phục.
Phần em, thấy công an là em bủn rủn chân tay, mồ hôi ướt sẫm, không há nổi mồm!
Kính!
Dear tonydo,
Ấy khi xưa ta bé ta ngu … ta cũng sợ phú-lít (police), aka cảnh binh, cảnh sát, công an … thấy mụ nội. Có điều sau khi ra khỏi nước, thoát được vạ V+ hai thập niên, được mở mắt ra để thấy cái TÔI cũng rất ư là quan trọng và vĩ đại (như bác Hù} mà mình íu biết ! Thiệt tinh ngu hết chỗ nói, nên bị bọn nó lợi dụng cái ngu ấy mà tha hồ hù doạ, trù dập mình tới số.
Khi trở về quê hương, mình biết rõ là tự mình biến mình thành “cá nằm trong rọ” hay “cá nằm trên thớt”, nhưng được cái là V+ gắn cho nhãn hiệu “khúc ruột ngàn dặm”, cho nên cứ xâm mình làm đại một cú xem sao ?
Anyway “mạo hiểm có tính toán (calculated)”, như không nên dại dột đi tiếp xúc với dissdients, tham gia biểu tình hay rải truyền đơn phát tán tài liệu chống cộng, cũng đừng quên đăng ký tạm trú tạm vắng … nếu ko muốn bị chó vàng cắn bậy.
Nếu mình lỡ được mời lên “làm việc”, cần cảnh giác trong lời ăn tiếng nói, kẻo không bị thu băng thu hình bôi nhọ, vu cáo …
Bọn nó giả vờ lịch sự ngọt nhạt với mình, nhưng “bụp” mình bất cứ lúc nào không hay đấy.
Nói tóm lại, không cương ẩu nhưng cũng không sợ teo chim để chúng bắt thóp bóp dế :-) !
Cần vận dụng kinh nghiệm “đánh trâu” CS mà một phen đụng mặt trực tiếp rút kinh nghiệm, hơn là ngồi ngoài này nói phét qua bàn phím trong không gian ảo :-0 !
Chủ yếu về lại quê hương sau một thời gian dài là để LÀM QUEN TRẬN ĐỊA hơn là nhào đầu ngay vào đánh nhau trực diện với chúng ! Nên nhớ “mãnh hổ nan địch quần hồ”, huống chi đó là hang ổ của bọn nó bấy lâu nay.
Không ít người thích gây “ồn ào” khi về VN để khoe “thành tích” chống Cộng, hơn là thực sự (âm thầm) lập kế hoạch đầu tư dài lâu cho chính trị. Bởi làm “chinh trị như kho cá nhỏ”, cần kiên nhẫn và thời gian.
Ở đây phải nói thẳng nói thật là ở ngoài này tha hồ chống Cộng, nói trên trời dưới đất và khoe thành tích chống Cộng.
Tuy nhiên xa quê hương hàng nhiều chục năm dài, mình cần phải TIẾP CẬN thực tế để xem tình hình cụ thể ra sao, để có nhận định riêng cho chính mình.
Tiếp cận để LÀM QUEN TRẬN ĐỊA là điều cần thiết, bởi không thể đánh địch mà không trực tiếp đụng độ với chúng.
Đó cũng là cơ hội bằng vàng để mình LƯỢNG SỨC, tức tự đánh giá mình có khả năng tới đâu khi giao chiến trực tiếp với địch ?
Nếu thấy không đủ khả năng thì nên rút về “an toàn khu” và kiếm cách đánh khác.
Nếu có đủ sức chơi, thì cần xem chơi tới mức độ nào ? chơi tới bến chăng ???
Ngắn gọn, môt lần “xâm mình về nước” là một sự liều lĩnh có tính toán cẩn thận.
Dĩ nhiên mình phải có THỦ THUẬT riêng, để khi lâm nguy có người biết cứu mình,
hay tự mình giải thoát cho bản thân nếu như tình thế cho phép …
Nên nhớ kỹ mình đang đối đầu với một bọn nguy hiểm chứ không phải bọn công an cảnh sát thường đâu nhé.
Mình không thể đơn giản liều lĩnh đánh bạc số mạng mình với bọn côn đồ cùng hưng cực ác, gian manh sảo trá như CS được.
Khi chưa chuẩn bị đầy đủ, tốt nhất đừng về, như tôi đã từng bỏ cuộc vài lần gần đây.
(Tao không làm gì sai, tao không ký, tao không nằm. Go ahead make my day!
Chúng nó ra lệnh đếm tới ba nếu không tuân lệnh thì nó bụp….”)
Đỗ huynh kể lại đoạn nầy làm tui. . .tức ghê, phải chi lúc đó có tui là tui nhắc huynh thêm:
Go ahead make my day! Or my K59. . .makes your day?
Câu nói cửa miệng nổi tiếng này cần dịch ra Việt ngữ ra sao cho phù hợp nhỉ ???
- Cứ mần tiếp đi, tao rất sướng khi thấy/ được như thế.
- Cứ (việc) tự nhiên, tao khoái thế đấy nhé !
Mong được nghe thêm cao kiến. Go ahead, make my day :-) !
Tạm dịch. . .vật, go ahead. . . . :
Xin kết liễu đời em! Hay em tính sổ đời anh?
Độ rày Đỗ huynh của tui vừa viết kịch bản vừa diễn luôn cho nên có lẻ hơi mệt.
Chổ quen biết, xin nhờ Doctor cho toa thuốc bổ để “bồi dưỡng”.
Đặc biệt là loại Vitamin: Clint Eastwood K59 mới đủ. . .dooose!
@LND
Câu đó có nghĩa là: Tiếp tục đi, you sẽ biết chuyện gì xảy ra.
Đó là câu nói của nhân vật cảnh sát trong phim Dirty Harry, vừa nói vừa chỉa súng về phía phạm nhân cứng đầu, tỏ ý không hợp tác, tài tử là Clint Eastwood, sau này ông ta đã là Director.
PM
Give me my K-59 or else!
Quan bác nói buồn cười thật.
When you have to shoot….Shoot. Don’t talk!
Kính!
Dear tonydo,
Tôi cũng rơi vào trường hợp như Nguyễn Tiến Nam, nhưng chúng đối sử “nương tay”, vì cuối cùng được thả ra đúng giờ bay, sau khi nắn gân khá kỹ ở trụ sở công an lẫn tại sân bay, trong hai lần vế nước liên tiếp 2003 và 2004.
Công an Nguyễn Trãi đối sử có phần “văn hoá”, bởi có thể lúc đó họ chủ trương thuyết phục đối tượng (là tôi), hay thấy doạ nạt thế là đủ !?
(Thực ra công an cực chẳng đã làm thế vì họ cũng biết không thể tẩy não hay thuyết phục những kẻ chống đối họ dài lâu, nhất là kẻ đó đang ở nước ngoài, từng tham gia hoạt động nhiều …
Đối sử thô bạo chỉ gây thêm bực bội và chống đối, nhất là đối tượng “ngoan ngoãn” không hề “dở trò”, như tìm cách âm mưu lật đổ chế độ qua tiếp xúc dissidents, tuyên truyền chống chế độ … )
Dường như công an trong Nam không “thô bạo” bằng phía ngoài Bắc !?
“Làm việc” lần đầu khá lý thú, nội dung như ông Nguyễn Tiến Nam kể. Bởi càng ngày mình càng “có hứng” nói chuyện phải quấy với họ, nêu ra các mặt tiêu cực để gián tiếp đả phá chế độ, không cần phải biện hộ cho mình nữa.
Chính yếu là minh phải “cool blood”, biết khôi hài đen cho mọi việc trở nên nhẹ nhàng thân thiện; nhất là phải biết tiến thoái, đừng đi quá đà khiến công an mất mặt, nổi nóng, dở trò du côn với mình. Thí dụ thoá mạ (gián tiếp) các lãnh đạo CS như ông Hồ chẳng hạn)
Công an cũng ma mãnh dở trò “sa luân chiến”, mời tôi đi nhậu với xếp lớn hơn, nhưng mình cố tránh bảo không có thì giờ, dù họ cố buộc mình vào tròng.
Cuối cùng tôi phải nói: Nếu là lệnh tôi sẽ chấp hành nghiêm, những sẽ im lặng hoàn toàn chỉ ăn nhậu thôi. Nhưng nếu là lời mời, xin phép cho tôi từ chối ngay tại chỗ cho tiện việc đôi bên !
Thế là họ im không đề cậo tới nữa và mình cũng lờ tít và tìm cách biến luôn cho khoẻ thân mình.
Mỗi người một hoàn cảnh một cách ứng sử riêng; không thể so sánh rồi cho rằng người ta bốc phép … Dĩ nhiên vẫn có quyền nghi ngờ đặt dấu hỏi, nhưng làm sao cho khéo léo, chứ không phải qua đó mạ lỵ người khác.
Kính Quan Đốc!
Thưa đàn anh:
Thật ra thì tác giả Nguyễn Tiến Nam có khác đàn anh Đỗ Trường nhà em một chút, một chút xíu thôi.
Nguyễn Tiến Nam giống quan bác Lại Mạnh Cường, nhẹ nhàng, lý luận đâu ra đó và tương đối trí thức, đủ để “room” cho hai bên còn chỗ….đốt thoại.
Đàn anh Đỗ Trường đưa cuộc chiến võ mồm vào ngõ cụt (có lẽ tính nóng chăng?) để đến nỗi phải quát đàn em của đồng chí Tô Lâm; trả ta về Đức. Thay vì được vào lại với vợ, hoặc ngược lại, vợ được vô phi trường cùng về với chồng.
Tranh đấu với chính quyền VN có nhiều cách, tùy theo từng trường hợp, hoàn cảnh cá nhân, trình độ, và quan trọng nhất là, người đó còn muốn về thăm quê hương nữa hay không.
Người có tư cách, chẳng ai dám cười ai. Mặc dù xa quê hương, những khứa già như chúng ta rất cần những nụ cười…..cho đời thêm tươi đẹp.
Cái quan trọng mà mọi người luôn phải nhập tâm, dù chỉ một giây, một phút đồng hồ cũng không được vô ý, là chúng ta muốn và phải, bằng mọi cách, tiêu diệt đảng Cộng Sản Việt Nam.
Kính Quan Bác!
Dear tonydo,
Chính vì muốn trở lại quan sát kỹ hơn, nên mình cần phải uyển chuyển, nhẹ nhàng, bởi mình lúc đó là “cá nằm trên thớt”, ở thế hạ phong và kẻ địch vo tròn bóp méo sao cũng được. Sơ sẩy là chúng tìm đủ mọi cách “hành lên bờ xuống ruộng”, nhưng cũng đừng tỏ ra hèn kém để chúng bắt chẹt khốn khổ khốn nạn.
Nói chung, nếu nhát hay thấy không đủ khả năng đối phó với CS thì đừng về; hay vể thì nên “ngoan ngoãn” bảo sao nghe vậy, không tỏ dấu đối kháng, cho dù rất ư bực mình khi bị chúng mời “làm việc” !
Nếu có “bức xúc” cũng chỉ nên phê phán các hiện tượng tiêu cực được báo chí “lề phải” từng đề cập, hơn là tranh luận hơn thua về ý thức hệ …, bởi nói mãi cũng không đến đâu và vạch đầu gối ra nói sướng hơn nhiều.
CS đầu đất và đang cố đấm ăn sôi, biết láo lếu nhưng vẫn cứ liều làm bậy :-( !
Về hai lần quan sát thực tế sau hai thập niên xa quê hương, tôi tự thấy đủ, không còn hứng về tiếp nữa, nhất là khí hậu quá khó chịu, lưu thông vô trật tự, môi trường sống ô nhiễm nặng, chất liệu nhân xã tơi tả …
LMC không biet tranh đáu gì vói VC mà tụ cho mình (đặt mình) gióngtrường hợp NTNam ,kẻ chống đói ngụy quyền hà nội (dù nhe nhàng cũng là chống đói)như biêu tình trước tòa Đ/s VN.in và phát truyền đơn ũng hộ nhân quyền ,chống vụ Formosa…(đại loại như vậy) . T,heo thiển ý thì ,qua các phản hồi về người về việc ,thì đáng lẻ LMC được CA Nguyễn trãi mời lên nói chuyên và kín đáo ca ngợi vì không ít thì nhiều .LMC .Đ/U y sỉ ngụy đã có chút công trong việc triệt hạ VNCH bằng kiến thức vói đủ chứng cớ tìm đủ ,ghi chép đẻ chứng minh …NÓ NHƯ VẬY! Có lẻ LMC cho là gióng nhau vói NT Nam ,một ngụy ,một cộng“Làm việc” lần đầu khá lý thú, nội dung như ông Nguyễn Tiến Nam kể. Bởi càng ngày mình càng “có hứng” nói chuyện phải quấy với họ, nêu ra các mặt tiêu cực để gián tiếp đả phá chế độ, không cần phải biện hộ cho mình nữa.” Thì ra 2 kẻ trí thức xanh đỏ cung “lên lớp dạy ” bọn Ca .một bài học nhân chủ nhân quyền, tự do :”RẤT LÀ THÚ VỊ”…CA chế độ toàn trị bị “KHỚP”!
Người ta nói CA Nguyễn Trải là co quan tình báo an ninh nước ngoài . CA có nghiêp vụ đáng sợ ; Khi cần vổ bàn ,cầm cấy giá giá đẻ làm mất tinh thần nguời đói diện ,khi thì như bạn bè ,ngồi nói chuyên cười đùa vui vẻ .Đúng là mổi người được một cách ứng xử riêng (đặc biệt).Thật ra thì “bóc phét” cũng được ,nhưng dấu HỎI vẫn là dấu Hỏi.
Dâu Hoi thì KHÔNG phải là Mạ lỵ người khác ,,
Điều đó năm trong CÁCH ƯNG XỬ cho túng đói tương “Anh khác Tôi khác và Nó khác…VC
“Trông mặt mà bắt hình dung” là vậy.
(lvm)
Viết lách lung tung, chụp mũ vớ vẩn …
Xin miễn đối thoại !
Ở ngoài nước, hoạt động chông chính quyền CSVN bằng những điều mà chính quyền “nhay,cảm nhất”.những điều xãy ra hằng ngày ,lúc này lúc khác ,nơi này nơi khác (trong nước),và dù được đưa lên mang các đài phát thanh ,hay các tổ chức QT đề cập tới ,thì KHÔNG NÊN VỀ VN vì đó là điều mà ai cũng biết và cũng hiểu , Nước nào cũng vậy ,khong thể đẻ kẻ chống đối mình hôm nay ở nước ngoài múa bút ,trương cò rải truyền đơn biểu tình rồi ngày mai lại về vn coi như không có gì xãy ra. Thời nào cũng vậy ,nước nào cũng vậy ,VNCH xưa kia có cho Nhất Hạnh về VN không?.Ngoài ra các sv vnch đưa du học lại chông vnch ,phản chiến có cho về vn sau khi học xong hay không hay họ trốn ở lại ?.Hơn nữa đã là cs ,đã nằm trong cái chế độ đó từ Bắc vào Nam khi cs sụp đỏ ở lx ,Đông Âu,lại trốn ở lại và tranh đấu mà lại về VN? Chuyện lạ . !B/s Ngãi được mời về rồi cũng làm khó dể khi ông ở trong đãng chống cộng ,và bị trục xuất mà có người cho là “nhà trí thức ngây thơ!’ NHQuốc vào VN hằng năm vói nhóm sv Việt Úc của Ông đẻ “tuyên truyền cho đất nước tức cho cs (trao đổi văn hóa) thế mà vì một bài báo viết về lịch sử mà ai ở miền Nam cũng nghe qua học qua,đọc qua biết qua, lại bị đuổi về Úc khi xuống sân bay TSN ,Đây cũng là dạng ngây thơ ! Cho nên tờ Viêt Tribune có làm phóng sự biểu tình chống cộng ở SF,đã thấy 2 nhân vật chống cộng dáu mặt ,sợ chụp hình ,sợ nêu tên trên báo (dù cái sợ hơi quá đáng khi họ đi biêu tình là đi chơi ở SF ! Nhầ báo cho biết vì họ có vé máy bay chiều đó về VN du hí !)
Cho nên không oán trách ,không kể khổ bởi việc mình làm mình chịu . Dù anh là con dân cs củ ,nhưng đi lao động ,đi học ,tu nghiếp do VC cho đi và có cơ hôi ở lại ,có tiền của ,giàu có và mua chút danh là chông cộng đòi tự do dân chủ nhân quyền cho người dân trong nước thì cung nên hi sinh đừng về vơi VC ,vói vncs dù “quê hương là chùm khế ngọt !’(có người chống cộng có tiếng (có miếng ) nên đã không về VN khi mẹ mất,, và được tiếng hi sinh tình gđ đẻ lo việc nước ,quốc gia đại sự hơn (gác tình riêng ).
Bài viết khá dài ,chi tiết ,nhưng càng đọc càng thấy tác giả rất có uy danh với bọn cs ,đốp chát rất có hồn của kẻ có tiền có danh và có thớ (ở nước ngoài) ?không biết có phải vậy không nhưng cứ nghe oại hùng ghê ! Lại làm việc vói CA mà vẫn được thả cho tự do đi chổ này chổ nọ khiến bọn cộng sản chạy cuống cuông vì trò “mất tích”…
Cũng như có người cho bài viêt của Người Buôn Gió là NÂNG BI ĐÃNG ,bài này cũng thuộc dạng đó.
(mà rỏ ràng hơn) Đọc nghe VC HIỀN quá trời ! (đây là lối viết tuyên truyền MỚI cho VC?).
(th)
Mặc dù tác giả Nguyễn Tiến Nam định cư ở Cộng Hòa Séc, nhưng bài viết (cốt truyện và cách hành văn) không khác nhà văn Đỗ Trường, Đức Quốc là mấy.
Đồng ý với đàn anh Thihĩm, bài này “có vẻ” tung hô cách hành xử của đàn em đồng chí Tô Lâm lên một nấc thang “văn hóa” mới. Lịch sự hơn, nhã nhặn hơn, văn hóa hơn.
Thời xa xưa, nếu được bọn Cá Vàng mời về bót, may mắn được gặp lại thân nhân thì chí ít cũng phải là đi khập khễnh.
Và mười thằng như một, từ đó về sau, bố bảo cũng không dám mở mồm. Hai ngài Đỗ Trường và Nguyễn Tiến Nam phải là những tay gan dạ cùng mình.
Năm 1991, lần đầu quay lại phi cảng Tân Sơn Nhất, đồng chí Cá Vàng cầm hộ chiếu của em, hỏi; anh sinh ở Hưng Yên?
Em toát mồ hôi hột, chân tay run bần bật. Trong Visa ghi Sài Gòn, sao nó biết mình sanh ở ngoài đó..
Em nhanh như cắt bỏ thêm tờ $20 đô nữa vào tay đồng chí CA và thưa nhỏ nhẹ:
Báo cáo đồng chí; vâng ạ!
Chúc anh đi bình an. Đồng chí Cá Vàng chỉ hướng ra cửa.
Thế mới biết, trên đời còn nhiều kẻ gan lì.
Kính!
(Thời xa xưa, nếu được bọn Cá Vàng mời về bót, may mắn được gặp lại thân nhân thì chí ít cũng phải là đi khập khễnh.)
Đỗ huynh của tui bữa nay chưa tĩnh ngủ hay say xĩn mà viết. . .lộn vậy.
Nếu thời xa xưa được mời về bót thì là bọn. . .Cờ Vàng chứ sao lại Cá Vàng?
Tonydo viết lịch sự CHÓ VÀNG thành CA(‘) VÀNG,
bởi bọn “côn an” thời xưa mặc đồng phục vàng khè :-).
Dân Bắc ghét, chửi gián tiếp gọi là bọn chó vàng đó thôi :-) !
CA viết tắt của Công An đọc trại ra là CÁ…như VM là Việt Minh đọc trái ra là VẸM.
(tiếng lóng)
CA năm 75 mặc màu vàng nên gọi lá Cá Vàng .
Nhưng CÁ là loại hiền ,cá vàng lại là cá cảnh.,nên người dân không còn gọi công an VC là CÁ mà là Bò Vàng (màu áo hợp vói màu da bò).
Có người gọi là CHÓ VÀNG…
Tuy nhiên kẻ góp ý không nghỉ là “Tudo.com says:” không hiểu mà chỉ là mượn cớ
“sủa”"bọn. . .Cờ Vàng” thôi !
Không nhũng “Dân Bắc ghét, chửi gián tiếp gọi là bọn chó vàng” mà trong Nam cung vây…nhưng không là CHÓ VÀNG mà là BÒ VÀNG…Còn một chử khác là bọn CỨT NGỰA vì đồng phục CA/XHCN bây giờ đươc TC viện trợ đồng phục màu cứt ngựa (Cho nên mói nói thời tony về VN “xa xưa ” rồi ! lúc chưa mặc áo màu cứt ngựa !)
Kết luận Tony viết CA đọc là CÁ ,(viết theo nhân dân gọi hổn danh bọn CAXHCN) Đơn giản và dẻ hiểu chớ không có gì mă “théc méc”.
(Chụp mủ không khéo lại bị lộ chân tướng …)như Tiên Ngu vậy !)
(th)
Vậy CÁ ,CHÓ, BÒ (VÀNG) là một tiếng lóng chỉ CA VNCS vây !
thịhim viết rất đúng.
Dân Bắc xưa gọi công an là BÒ VÀNG
@thịhĩm:
Chời ơi, người. . .”lẹp” thịhīm khui ra cái cớ tui mượn để chụp mũ nghe. . .nhột quá trời đi!
Thú thật, chẳn lẽ thì là mà rằng như vầy: anh Tô nì của tui là dân chữ nghĩa. . .đầy bụng, còn tui là loại. . .quốc trì cung nên không nắm được cái. . .Í .
Hơn nữa ảnh là chuyên gia. . .mìn bẫy, cho nên tui hay ngó tới ngó lui sợ. . .sụp lỗ là bị nỗ banh xác.
VC nó rượt chạy mất mẹ nó nón mũ rồi lấy đâu mà chụp? Vả lại, “thời xa xưa” ở miền Nam khi còn là. . .Nhân Dân Tự Vệ cho tới khi ở ngã ba biên giới Việt- Miên- Lào nó tập cho mình cái tập quán hễ mỗi khi giở mũ ra là. . . bóp cò chứ không nhá nhá chụp chụp.
Không biết trong giấy tờ của ông Nguyễn Tiến Nam khi xin nhập cảnh vào Việt Nam bọn Việt Cộng có ghi hàng chữ này trong giấy tờ của on Nam không?
Cộng Hoà Xã Hội Chú Nghia Việt Nam
Phá Hoại – Khốn Nạn – Trấn Lột
LÃNH ĐẠO CHÍNH TRỊ
Lãnh đạo là đi đầu, dẫn đường, điều khiển. Chính trị là hoạt động xã hội mọi mặt sao cho hiệu quả, tốt đẹp. Lãnh đạo chính trị như vậy phải cao hơn người khác một cái đầu mới nhìn được chung quanh, phải có tài năng, đức hạnh để cho người khác tin tưởng và trao phó. Thiếu những cái đó, không thể bảo rằng lãnh đạo chính trị mà chỉ là nắm quyền, có khi là đoạt quyền. Có nghĩa mọi danh từ đều phải chính danh, không có không chính danh có thể chỉ là lạm dụng, lợi dụng danh từ, danh nghĩa.
Chính trị xã hội lại luôn là thực tế sinh động, không thể bao giờ đóng khuôn hay cứng nhắc. Bởi vì hoàn cảnh bên ngoài và bên trong, tức là đối nội, đối ngoại của nó luôn luôn đổi thay theo thực tế lịch sử, không có ý thức hệ hay lý thuyết chính trị nào là nhất thiết bất biến, tiền chế, đóng khung, hoặc luôn luôn bó buộc. Đó chính là yêu cầu tự do dân chủ muôn đời của xã hội, người lãnh đạo chính trị cũng phải luôn luôn thay đổi theo từng hoàn cảnh, giai đoạn, không thể ai làm vua suốt đời, lãnh tụ muôn năm, không học thuyết nào trở thành thánh kinh bất diệt.
Bởi vậy ở mỗi quốc gia dân tộc, tùy theo thời điểm lịch sử nhất thiết phải có những lãnh đạo chính trị khác nhau, ngay cả trong kháng chiến chống ngoại xâm hay trong thời bình cũng thế. Luôn luôn lãnh đạo hay lãnh tụ chính trị phải được quần chúng tự nguyện bầu lên và phải theo thời kỳ hay nhiệm kỳ đó mới là lãnh đạo chính trị hữu lý, trong sáng mà không bị lợi dụng hay lạm dụng.
Học thuyết Mác là học thuyết mang tính ý thức hệ, tức một hệ thống quan niệm do một cá nhân duy nhất chế ra, đó là Các Mác, một lý thuyết gia người Đức sống khoảng đầu thế kỷ 19. Vậy thì có gì bảo đảm nó là chân lý khoa học khách quan hay đúng đắn tuyệt đối. Chẳng qua lúc đó thị hiếu về một xã hội cộng sản còn chưa chấm dứt nên Lênin, một lãnh tụ cộng sản Nga (1917) đã đưa nó lên thành kim chỉ đường cho phong trào cộng sản quốc tế vào thời điểm đó vậy thôi.
Ngày nay khối cộng sản cũ đó đã hoàn toàn sụp đổ và tan rã trên toàn cầu bởi cuộc sụp đổ của Liên Xô (1990) rồi sau đó là Đông Đức và toàn khối Đông Âu. Điều đó cho thấy khối cộng sản cũ là không thực tế và học thuyết cộng sản của Mác không phải là chân lý hay ý nghĩa hoặc giá trị khoa học thật sự.
Như thế Việt Nam ngày nay muốn phát triển dân tộc và xây dựng đất nước không phải chỉ mãi bám vào mớ giáo điều cũ của Mác như chuyên chính vô sản, đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên xây dựng xã hội cộng sản nữa, ngược lại phải là xã hội dân chủ tự do thật sự, một nền kinh tế thị trường hội nhập, tiên tiến, khoa học và phát triển thật sự, đó là những gì mà mọi người lãnh đạo chính trị ngày nay phải làm.
Bởi lãnh đạo không phải chỉ đơn thuần là nắm quyền hành chánh, cai trị, giữ chắc và củng cố quyền hành đó, nếu thế thì bất cứ ai cũng có thể lãnh đạo được nếu có người đưa lên và bao che, vây bọc bảo vệ nó. Ngược lại lãnh đạo cần phải có đầu óc sáng kiến, có tài tiên liệu nhìn xa thấy rộng, có tâm huyết vì xã hội, vì dân vì nước mà không phải vì lợi lộc riêng, vì công danh phú quý hay địa vị cá nhân hoặc phe nhóm của mình.
Đặc biệt nhất, lãnh đạo trước hết phải biết đào tạo lớp hậu sinh thay thế, không giữ độc quyền chính trị mà cản ngại, chận đứng hoặc triệt tiêu mọi tài năng, nguồn lực, tinh hoa của đất nước. Do đó nguyên tắc quan trọng trước tiên của lãnh đạo chính trị là phải biết hóa dân mà không thể ngu dân, phải luôn luôn vì mọi sự thật, chân lý khách quan, mà không thể dùng mọi thủ đoạn chính trị tuyên truyền che giấu sự thật nhằm dối dân, mỵ dân chỉ cốt giữ quyền lợi địa vị cho bản thân riêng hay phe cánh của mình. Đấy là sự phân biệt giữa lãnh đạo chính trị kiểu vương đạo và sự cầm quyền chính trị kiểu bá đạo mà mọi người dân ở mọi quốc gia đều luôn nên cần phải biết.
TUYẾT NGÀN
(29/8/16)
Thế cái biên bản tạm dừng xuất cảnh đâu mà quý báo không cho mọi người xem với?
Biên bản đó của ông Nguyễn Tiến Nam “độc quyền” cất giữ như điều 4 của VC, quý báo lấy đâu cho mọi người xem mà hỏi?
Quê hương là chum-khế-ngọt !! Bắt giữ người làm trể máy bay,lẽ ra CA phải bồi thường thiệt hại . Đằng này CA VN lại quy trách cho người bị bắt ! Trong bất cứ cuốn Hộ chiếu nào trên Thế giới, đều có câu:” cho phép người mang hộ chiếu đi qua mà không làm chậm trể hoặc ngăn cản. Trường hợp cần thiết phải được luật pháp bảo vệ và che chở”. Hộ chiếu của VC củng “ăn theo” có câu như thế. Nhưng chúng không làm !! Câu chuyện về Hộ chiếu Mỹ. Mùa hè năm đó, tôi và anh chi bạn đi du dịch Cancun -Mexico. Chẳng may vợ chồng người bạn mất hộ chiếu. Ngày đó vào chiều thứ sáu cuối tuần,chúng tôi đến Tóa Lảnh Sự Mỹ ở Cancun trình báo để xin làm hộ chiếu. Tòa lảnh sự Mỷ cử nhân viên làm ngày thứ bảy, để làm hộ chiếu tạm,đồng thời can thiệp với hang máy bay để đổi ngày. Tất cả phí tổn chúng tôi không trả một đồng nào cả. Có đi mới biết,té ra đất nước VN hôm nay không còn là “chum-khế-ngọt” nửa ,mà đả đổi tên “đất nước Việt Cộng” ăn -thịt người !!
Cám ơn anh đã kể lại sự việc. Chúc anh mạnh khỏe và giữ vững niềm tin trong cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ.