Hoa Kỳ chấm dứt triển khai kế hoạch Phi Đạn Phòng Thủ tại Đông Âu
Từ lâu nay, kế hoạch lá chắn phi đạn phòng thủ của Mỹ, vẫn được xem như đứng hàng ưu tiên trong chiến lược toàn cầu của Hoakỳ, nhằm để bảo vệ chính quốc và đồng minh của mình từ Tây sang Đông. Khởi đi từ thời Tổng Thống Cộng Hoà Mỹ, Ronald W. Reagan, qua ý niệm ‘chiến tranh các vì sao’, rồi được Tổng Tống George W. Bush tích cực triển khai ở Balan và Cộng hoà Czech. Năm 2008, chính phủ Bush đã đạt được thỏa thuận đặt 10 dàn hỏa tiễn ở Balan và dàn radar tại Cộng Hòa Czech, nằm ngay sát nách nước Nga, tuy với danh nghĩa là chống lại các phi đạn của Iran. Nhưng nước Nga cho đó là việc Mỹ nhân danh bảo vệ đồng minh để đe dọa tới an ninh của mình. Từ đó Nga và khối NATO rơi vào thế ghìm nhau. Nhân cơ hội chính quyền Gruzia xua quân giải phóng các khu đòi tự trị, Nga đem quân vào chiếm Nam Ossetia và Abkhazia của Gruzia, trước sự bất lực của NATO và Mỹ. Đến khi chính quyền Dân Chủ Mỹ, Barack Obama nhận chức thì bang giao Mỹ Nga mới dịu hẳn lại.
Cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ ở Trung Đông, từ Iraq đuợc chuyển sang Afgghanistan và Pakistan, 2 nước thuộc vùng Nam Á với sự tham chiến của NATO, nằm sát nách 2 nước khổng lồ Ấn và Tầu. Nước Nga đã hào phóng mở cửa cho đồ tiếp tế của Mỹ và NATO đi qua lãnh thổ Nga vào chiến trường Afghanistan. Sau chuyến công du của Phó Tổng Thống Mỹ, Joe Biden, rồi Ngoại Trưởng Mỹ, Hillary Clinton, thì Ngoại Trưởng Nga, Sergei Lavrov đã bày tỏ lạc quan về những thoả thuận cho những vấn đề kiểm soát vũ khí, cấm phổ biến vũ khí nguyên tử tại Iran và Bắc Hàn. Ngay từ đó giới quan sát đã cho rằng, rồi ra việc thiết lập hệ thống lá chắn tên lửa phòng thủ tại Đông Âu sẽ có chuyển cơ. Đúng vậy, ngày 17/09/09, tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Mỹ, Barack Obama loan báo quyết định: “Từ bỏ dự án Lá Chắn Chống Tên Lửa ở Đông Âu”.
Ngay lập tức Tổng Thống Nga, Dmitri Medvedev hoan nghênh việc loan báo của Tổng Thống Barack Obama và cho biết; “Nga đang chuẩn bị tiếp tục đối thoại về tên lửa phòng thủ”. “ Nga sẽ làm việc với Mỹ để chống lại việc phổ biến tên lửa và đảm bảo an ninh cho tất cả các quốc gia châu Âu”. Tổng Thống Obama tuyên bố: “Hoan nghênh sự hợp tác của Nga về chương trình tên lửa phòng thủ rộng lớn hơn trong vùng”. Tại Ngũ Giác Đài, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Robert Gates nói: “Hệ thống mới sẽ kết hợp những công nghệ có hiệu quả hơn và phạm vi hoạt động rộng hơn…sẽ bao gồm các phi đạn trên tàu và các địa điểm khác trên đất liền”. Ngày 18/09/09, tại trụ sở Khối NATO ở Bruxelles, Tổng Thư Ký, ông Anders Fogh Rasmussen đề nghị: “Nga, Hoakỳ và các đồng minh châu Âu cùng suy nghĩ về phương cách nối các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, NATO và Nga thành một hệ thống chung”. Đồng thời kêu gọi: “Nga tham gia cùng với Tây Phương gây tối đa áp lực lên Iran để buộc nước này từ bỏ tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa”.
Trước đó, năm ngoái, tổng thống Nga, Medvedev đã đề nghị về Hiệp Ước An Ninh mới, bao gồm Âu châu, Bắc Mỹ, và các nước thuộc khối Liênxô cũ, thay thế cho các hiệp ước hiện nay đã có từ thời chiến tranh lạnh. Nhưng các nước Tây Phương phản ứng dè dặt với đề nghị đó. Tuần vừa rồi, ông Medvedev lại nêu vấn đề này ra với Hội Nghị Thượng Đỉnh G 20 họp tại Pittsburgh ở Hoakỳ, quy tụ các nước giàu và các nước đang phát triển, như một cơ hội để xúc tiến các hiệp ước mà Nga đề nghị. Phải chăng việc Hoakỳ quyết định chấm dứt triển khai kế hoạch lá chắn tên lửa ở Đông Âu đã mở đường cho các hiệp ước an ninh, phát triển giữa Mỹ-Nga và Âu châu? Xem vậy, chính Nga đã đi bước trước để Mỹ chuyển chiến lược toàn cầu sang một thế mới. Việc trước kia Mỹ bỏ Miền Nam Việt Nam để Việtnam hoàn tòan rơi vào tay Việtcộng, làm cho Liênxô và Tầucộng húc nhau chí mạng, khiến Đế Quốc Liênxô tự tan rã. Đông Âu được tự do. Nay Mỹ bỏ dự án phòng thủ ở Balan và Cộng Hoà Czech, tuy 2 nước này cảm thấy lạnh cẳng, nhưng vẫn còn tự do độc lập trong Liên Âu, mà Liên Âu sẽ nằm trong hệ thống an ninh chung giữa Mỹ, Nga và Âu châu. Vậy chẳng biết đến lượt Đế Quốc nào bị tan rã đây? Câu trả lời đúng nhất có lẽ là Đế Quốc Tầu.
Hiện nay, từ ngoài nhìn vào thì nước Tầu có những tiến bộ vượt bậc về kinh tế, và có thể về kỹ thuật. nhưng những thứ đó đều là đồ giả, chứa đầy chất độc hại, kể cả về thực chất lẫn giá trị ẩn dụ. Vì chúng không được tạo tác, khiển dụng bởi những Con Ngươi có Tâm Linh, Trí Tuệ, Đức Độ, Vị Tha, mà bị chế tạo, khiển dụng bởi những “Con Vật Người” sống bằng tham vọng bản năng, tinh ranh, lừa lọc, giành dật lẫn nhau, dẫm đạp lên nhau của loài thú đội lốt người, không còn biết gì tới tội phúc, công bằng và liêm sỉ như bọn Tầucộng, Việtcộng hiện nay, thì sớm muộn gì đất nước đó cũng đại loạn. Sở dĩ Tầucộng vẫn còn đưọc thổi phòng như hiện giờ, là cả thế giới đang cố ý, hoặc vô tình vỗ béo cho họ, để làm công cụ cho các thế lực tư bản quốc tế lợi dụng về nhiều mặt. Đại đa số dân Tầu vẫn sống trong mức bần cùng, nhưng lại được giới cầm đầu bơm vào đầu óc một thứ khí độc nguy hiểm là tinh thần Đại Hán cực đoan, để đi tới đâu cũng cho mình là “Con Trời”. Tại các nước Phi châu, cũng như ở Việtnam, nhân công Tầu đã thường hung hăng dùng bạo lực để đối phó với người dân địa phương, khi có tranh cãi. Khiến cho người dân thế giới chán ghét Tầu. Nước Tầu cộng sản đang tự đánh mất vị thế của mình trong các nước Hồi Giáo, mà từ trước tới nay họ vẫn dựa và đó để mặc cả với Mỹ, khi họ đàn áp những người Duy Ngô Nhĩ, gốc Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi Giáo ở Tân Cương. Tầucộng dần dần rơi vào thế cô lập. Thế mà bọn Mancộng Hànội cứ cố bám lấy thầy Tầu, quay lại đàn áp dân chúng với hy vọng là giữ ghế cai trị nhầy nhuạ lâu dài ấy là thế nào?
Trong khi đó Mỹ công khai, chính thức tuyên bố: “Đã trở lại châu Á”. Tuy không nói ra, nhưng tất cả đều hiểu đó là nhằm vào việc ngăn sức bành trướng của Tầucộng, mà không để cho chiến tranh thế giới xẩy ra. Chính vì vậy, nước Mỹ luôn luôn phải áp dụng chính sách mềm dẻo về ngoại giao, đối tác về kinh tế, uyển chuyển về chính trị, hợp tác về quốc phòng, tương tác về an ninh, mà quyết liệt về ngăn bành trướng và giúp các nước chung quanh Hoa lục đủ khả năng tự phòng vệ. Khi Mỹ đã hóa giải được những mâu thuẫn giữa Nga, Mỹ và các nước châu Âu, rồi nước Nga ra khỏi ảnh hưởng của chế độ “Gia Trưởng Putin” để Dân Chủ Hóa chế độ thì một Liên Minh Các Nước Dân Chủ Âu Mỹ sẽ có tiếng nói quyết định trên chính trường và kinh trường thế giới, kéo theo các nước Dân Chủ Á Châu như Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan thúc đẩy cho một số nưóc trong khối ASEAN dân chủ hóa, từ đó buộc Tầucộng cũng phải sớm Dân Chủ Hóa cho kịp với tiến trình thời đại để tránh nước Tầu khỏi sụp đổ tan tành. Chỉ có như vậy, Việtnam mới được độc lập tự do dân chủ. Áchâu mới ổn định phát triển, toàn thể thế giới mới được hưởng tự do dân chủ thái hòa.
Bài do tác giả gởi