WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hợp tác quân sự Mỹ – ASEAN, tại sao không?

Rạng sáng ngày 27.9.2010 (giờ Việt Nam), Tuyên bố chung  Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN lần thứ hai đã được Nhà Trắng chính thức loan tải trước các cơ quan báo chí. Đây là lần đầu tiên, kể từ khi Liên Hiệp Quốc ra đời, một Tuyên bố chung (TBC) giữa một cường quốc với 10 quốc gia (ASEAN) của 11 sự khác biệt về thể chế chính trị, cơ cấu kinh tế, tôn giáo, văn hóa và tư tưởng đã được khẳng định. Ý nghĩa lịch sử của nó sẽ chỉ được hiểu một cách đầy đủ sau nhiều năm nữa – khi mà các mục tiêu, chương trình của TBC được cụ thể hóa trên thực tế và nó trở thành một nền tảng, một cái bản lề có vai trò quyết định đối với sự thay đổi căn bản tấm bản đồ chiến lược ở vùng Đông Nam Á nói riêng, khu vực Tây Thái Bình Dương nói chung.

Bản đồ các nước thành viên khối ASEAN

Các nhà quan sát sẽ mổ xẻ từng câu chữ, nhưng có lẽ, điều đáng quan tâm nhất là vấn đề quân sự trong TBC đã được thể hiện với mức độ nào? TBC nhấn mạnh rằng “ASEAN đánh giá cao cam kết của Mỹ ở mức cao nhất với các nước thành viên ASEAN” (những chỗ in đậm trong bài là do chúng tôi nhấn mạnh – HVT); rằng các bên tham gia TBC hài lòng về việc đã có “cam kết vững chắc của Mỹ trong việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ toàn diện với ASEAN… nâng cao quan hệ đối tác của chúng tôi tới một tầm chiến lược”; rằng “chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của ổn định và hòa bình khu vực, an ninh hàng hải, không cản trở thương mại và tự do hàng hải theo những quy định liên quan được nhất trí của luật pháp quốc tế, gồm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) và những điều luật hàng hải quốc tế khác, đồng thời giải quyết hòa bình các tranh chấp”…

Như vậy, có thể thấy rằng với cụm từ “toàn diện”, cánh cửa hợp tác mọi lĩnh vực của ASEAN+1 hay có thể gọi là Nhóm 11 (G 11) đã chính thức được đặt lên trên bàn của quan hệ quốc tế đang diễn ra vô cùng phức tạp, với vô số sóng ngầm và chút ít hoa mỹ của những bọt biển ngôn từ. Đặc biệt, dù liên quan trực tiếp hay gián tiếp thì sự tranh chấp ở Biển Đông; trong đó mưu toan biến nó thành cái ao nhà của riêng một cường quốc đang chỉ ra cho ASEAN thấy rõ tính nghiêm trọng của vấn đề trong một tương lai rất gần. Chưa bao giờ ASEAN cần đến sự đoàn kết chặt chẽ như lúc này và, cũng chưa bao giờ ASEAN cần đến một liên minh toàn diện (bao gồm cả hợp tác quân sự) như lúc này.

Định thức chung của các mối quan hệ quốc tế là nước càng ít liên quan đến lợi ích thì giải quyết vấn đề, nhìn nhận vấn đề trong xu thế chung của vận động quyền lợi – quyền lực càng ít tính chủ quan. Mỹ đang là một đối tác như thế. Xét một cách tổng thể thì Mỹ đang cần ASEAN hơn là ASEAN cần Mỹ (xét riêng rẽ một hoặc vài nước thì không hẳn là như thế). Về chính trị, bất kỳ một cường quốc nào nắm được ưu thế quân sự riêng rẽ ở Biển Đông (trái tim và cũng là huyết mạch chủ của toàn bộ ASEAN) cũng sẽ là sự kết thúc vị thế của Hoa Kỳ trong tư cách là siêu cường không có đối trọng. Về mặt kinh tế – hàng hải, Biển Đông là chiếc chìa khóa của “cánh cửa” Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Về lợi ích cục bộ thì sẽ đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của các lực lượng Mỹ trên các quần đảo Caroline và Mariana – chỉ cách Trường Sa chưa đến 2.000 hải lý…

Chính vì những lợi ích sống còn của các giá trị tương lai mà trong TBC, Mỹ đã nhượng bộ ASEAN khá nhiều trong vấn đề Mianmar, vấn đề nhân quyền. Đổi lại, ASEAN cũng nhượng bộ Mỹ trong các vấn đề đích danh, cụ thể về Iran, về CHDCND Triều Tiên…

Sự đe dọa của bên ngoài đối với an ninh của ASEAN là điều không ai không biết. Thế nhưng, chưa có một hiệp ước hợp tác riêng rẽ thực sự nào về mặt quân sự với Mỹ. Có rất nhiều lý do, nhưng lý do chính là vì bất kỳ nước nào khi muốn liên minh quân sự với một nước X nào đó thì mặc nhiên đã đặt mình vào vị thế đối trọng với cường quốc Y. Mối lo này không phải là không có căn cứ, khi chính trị đương đại cho ta thấy rất nhiều “ván cờ” mà những mưu mô, thủ đoạn của thời kỳ trước chỉ mới là trò chơi con trẻ. Chính vì thế, nếu ASEAN chính thức hợp tác quân sự với Mỹ (có thể tiến tới một hình thức liên minh mềm mỏng nhưng chặt chẽ hơn) thì sẽ loại bỏ được yếu tố về sự quan ngại bởi bị trừng phạt. Người ta có thể trừng phạt một nước nhưng rất khó để trừng phạt một lúc cả 10 nước! Mặt khác, mối lo lớn nhất của ASEAN hiện nay chính là… ASEAN; tức là sự mất đoàn kết trong nội bộ ASEAN (!). Đàm phán riêng rẽ hay thỏa thuận song phương thực chất chỉ là chính sách bẻ đũa từng chiếc, và đó là phương cách hữu hiệu nhất để làm cho ASEAN bị suy yếu, “chết” dần mòn vì sự nghi kỵ, đối đầu không đáng có. Dĩ nhiên, để tìm ra một giải pháp lâu dài cho sự đoàn kết thì cần phải có rất nhiều điều kiện nữa, xin phép được góp bàn vào một dịp khác.

Lịch sử cổ đại có câu chuyện điển hình thời Chiến Quốc. Lúc đó, 6 nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tề nếu cộng lại và đặt tất cả mọi thông số về nhân lực, tài lực, vị trí địa lý lên bàn cân thì đều vượt trội hơn nước Tần. Thế nhưng, sự không thể đoàn kết với nhau được đã tạo ra cho Tần một lợi thế không thể nào tốt hơn, Tần ung dung diệt nước Hàn (230 tr. CN), rồi tiếp đó là Triệu (228 tr. CN). Ba năm sau, Tần diệt Ngụy (225 tr. CN). Đến đây thì số phận đã được định đoạt, cả 3 nước Sở, Yên và Tề đã bị Tần nuốt chửng trong 3 năm liên tiếp: 223, 222 và 221 tr.CN!

Bài học lịch sử đó không cũ bao giờ. Một khối đoàn kết chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn cùng với sự hợp tác quân sự toàn diện với Mỹ là con đường hầu như duy nhất để ASEAN bảo vệ được chủ quyền toàn vẹn, để ASEAN trở thành một sức mạnh thật sự trong thế giới hiện nay. TBC là cánh cửa đã được mở rộng mà khi bước chân qua đó không còn phải gõ cửa (khác hoàn toàn với “mở cửa”). Vấn đề chỉ còn lại là: Đến khi nào thì toàn thể ASEAN thấy cần thiết phải có sự hợp tác đó và, hợp tác với mức độ nào?

Trong TBC có một câu rất hay rằng: “Chúng tôi hoan nghênh ý tưởng nâng cao quan hệ đối tác của chúng tôi tới một tầm chiến lược… Nhóm Danh nhân sẽ gánh vác việc này nhằm phát triển cụ thể và thiết thực các khuyến nghị hoàn tất vào năm 2011”. Một khi đã là của chúng tôi thì không có gì là riêng rẽ, không có gì là không thể. Vấn đề cuối cùng: Nhóm Danh nhân của ASEAN và Mỹ có tìm được tiếng nói chung nhanh chóng và thực tế hay không?

Huế, 30.9.2010

Nguồn: Bauxite

4 Phản hồi cho “Hợp tác quân sự Mỹ – ASEAN, tại sao không?”

  1. Quang Sáng says:

    Chính CS đã đày đọa nhân dân, kìm hãm đất nước,phá hoại đoàn kết toàn dân làm cho đất nước suy vong, bị kẻ thù cướp đất, biển, đảo…
    Chính CS đã đê hèn bán nước, quỳ gối trước kẻ thù bành trướng TQ.

    Hiện tại chỉ còn cách duy nhất là mở cửa tự do dân chủ, đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết liên minh Asean, hợp tác liên minh chiến lược với Mỹ để bảo vệ độc lập chủ quyền và từng bước vươn dậy phát triển.

    Những kẻ phạm tội tay sai bán nước, độc tài, ngu dốt, tham nhũng phá hoại sự phát triển của đất nước phải bị lôi ra ánh sáng để nhân dân trừng trị.

  2. Nhu Y says:

    VN nen hop tac voi My de tranh cai hoa mat nuoc ve tay Trung Quoc, mong thay. DCS VN hay mo mat ra dung de sau nay hau the xem minh la Le Chieu Thong hay Tran Ich Tac thi buon va nhuc nha lam.
    (Tòa soạn: Mời bạn vào vpskeys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)

  3. Bo_gia says:

    Asean nen bien thanh NATO cua Dong Nam A co My hau thuan. Bat cu mot nuoc nao bi tan cong thi xem nhu tan cong toan bo. Chung ta la nhung nuoc nho nen hop tac, doan ket ve an ninh xong roi moi lam an duoc.

  4. Hoàng Quân says:

    Bất kể kẻ nào ngăn cản phá hoại quan hệ đối tác chiến lược Việt nam Hoa kỳ đều phải bị nguyền rủa, phải bị loại bỏ, kể cả những kẻ nắm quyền cao nhất của đảng CS

Leave a Reply to Bo_gia