WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ai khổ cứ khổ, ai chơi cứ chơi!

Một người quen qua điện thoại gọi tới hỏi tôi từ lúc tờ mờ sáng rằng lụt lội miền Trung thảm thê như thế, chết 11 người (con số ban đầu) như kia (1), Hà Nội đại lễ tưng bừng nghe đâu tốn đến 94.000 tỷ đồng…; vậy, trong Chính phủ đã có ai lên tivi hay qua báo chí hỏi thăm hay chia buồn một chút gọi là với miền Trung chưa? Tôi sững người. Trước tiên là tự trách mình vì dường như mình cũng đang vô cảm trước những nỗi đau. Không thể nói là do sống ở miền Trung nên đã “quen” rồi! Thực ra, trải qua mấy chục năm sống trong đớn đau, buồn phiền và thất vọng, hầu như ai cũng trở nên chai lỳ trước những tai ương cũng như mọi sự chướng tai gai mắt trong cuộc đời này…

Ai khổ thì khổ...

Đọc BBC ngày 2.10.2010, được biết trong 8 năm qua, tổng kinh phí chuẩn bị và tiến hành đại lễ tốn đến gần 100 ngàn tỷ đồng – tức là gần 5 tỷ USD – mà rùng mình.

Chỉ cần liếc qua ngân sách quốc phòng năm 2009 (công bố chính thức lần đầu tiên) là 27,5 ngàn tỷ đồng thì mới thấy hãi cho cái chuyện ăn chơi một vài trống canh tiêu tốn gấp gần 4 lần chi phí một năm lo bảo vệ an ninh tổ quốc! Đành rằng nhớ ơn tiên tổ, tự hào ta có cả ngàn năm, sang gần bằng cái thành phố vĩnh cửu Roma có tuổi hàng mấy ngàn năm – truyền thuyết nói Roma do Romulius sáng lập năm 753 tr. CN, oai hơn Bắc Kinh những hơn 200 năm – tính từ năm 1272, khi Hốt Tất Liệt chính thức chọn Bắc Kinh làm kinh đô của đế quốc Nguyên Mông, với tên gọi là Đại Đô; còn Washington (1790), Tokyo (1868) thì cứ phải gọi Hà Nội là cụ tổ!

Ai chết cứ chết...

Học sinh đi học bằng bè, bằng dây cáp; trường học dột nát mà cô cứ phải dạy, học trò cứ phải học; cả cái con đường 1A với danh xưng là Quốc lộ – huyết mạch giao thông quan trọng nhất của cả nước mà chỉ đủ cho hai xe ô tô tránh nhau, người đi xe máy, xe đạp, đi bộ chỉ có hơn 1 mét đường (!)…; là những chuyện mới nghe qua không thể nào hiểu nổi vì sao một đất nước nghèo đến thế mà lại thích ăn chơi, nghỉ học những 10 ngày liền bất kể đất nước còn rất nhiều những chuyện đói nghèo, khổ đau về bệnh tật, học hành?

Từ cổ chí kim chưa thấy ai tổ chức mừng thọ cho một địa danh (cho dù là thủ đô đi nữa) tốn đến 5% GDP mồ hôi, nước mắt của nhân dân. Đó là chưa nói đến chuyện trong cái trăm ngàn tỷ kia, bao nhiêu phần trăm rơi vào túi quan tham, bao nhiêu nữa có ích lợi bền vững, lâu dài; còn lại là bao nhiêu cho đủ mấy trận cười?

Ai chơi cứ chơi... Đại lễ diễn ra 10 ngày, tiêu tốn khoảng 5 tỉ đô la.

Càng nghĩ càng thấy rằng cái thói ham chơi của đất nước ta thời nay nó bạo liệt và ghê gớm hơn mọi thời trước của mọi đất nước trên trái đất này cộng lại! Cứ bình tâm nghĩ thật tỉnh táo mà xem: Vinashin làm thất thoát hơn 4% GDP, đại lễ Thăng Long – Hà Nội 5% GDP, lãng phí chi tiêu công, tham nhũng tràn lan bao nhiêu phần trăm không thể tính nổi, nợ công đang cố kìm giữ mức dưới 60% vào năm 2011…, thì sẽ thấy ngay rằng không lạm phát phi mã, giá vàng không tăng siêu tốc mới thực là chuyện lạ.

Trăm cái khổ lại tiếp tục đổ lên đầu người nghèo, vì vật giá leo thang thì những ai sống bằng lương, sống bằng cọng rau, cái củ tự trồng nhất định sẽ phải lên bờ xuống ruộng vì thu không thể đủ chi.

Tại sao không bớt đi một chút từ đại lễ, chẳng hạn 10% thôi cũng đã có 10 ngàn tỷ đồng để mở rộng đường sá, để làm cầu thay dây cáp, thay bè nứa, thay các mái lớp học dột nát…?

Những câu hỏi trên sẽ không thể có câu trả lời, vì im lặng cũng đã bị “vàng” hóa từ lâu rồi! Có điều sự im lặng vàng ngọc đôi khi là cần thiết trong quan hệ xã hội giữa các cá nhân, thì nay đã được vận dụng vào chỗ coi thường dư luận, coi thường người dân (khiếu kiện tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái), sống chết mặc bay, tiền ai cứ lấy.

Miền Trung cứ việc “oằn mình trong lũ”, cứ việc im lặng mà đói khổ suốt đời, bởi đã nghèo lại còn gặp eo thì kiếm đâu ra tiền để ăn chơi, nhảy múa? Tôi ngồi viết và cố chờ xem đến bao giờ thì có một quan chức nào đó bày tỏ, chia sẻ nỗi khổ của miền Trung. Hy vọng là sẽ có sự an ủi và trợ giúp hiệu quả, thật lòng…

Nguồn: Bauxite

————————————–

(1) Đàn Chim Việt: Tính tới chiều qua, đã có 27 người chết vì mưa lũ và con số còn tiếp tục tăng lên.

2 Phản hồi cho “Ai khổ cứ khổ, ai chơi cứ chơi!”

  1. TaTon says:

    Cuộcđời thì phải thế thôi
    Hạnhphúc là khổ, khổ rồi sướngvui…
    Luânhồi chuyểntiếp tới, lui,
    Thay kwa đổi lại, nếm mùi giantruân…

    Nghiệpduyên chiêucảm phongtrần
    Nghiệpduyên đưađẩy mới được phần thanhcao!
    Không ai ”bắt”, chẳng ai ”trao”
    Sanhsanh tửtử…đều do vào nơi ta…

  2. Hwy Tse says:

    PHÁ RỪNG VÀ NƯỚC LŨ

    Vùng thượng lưu,
    Dãy trường Sơn, núi cao đồi rộng,…
    Cây rừng bị phá, núi như trọc,
    Còn gì đâu cản nước mỗi khi mưa lũ,
    Nước đổ nhanh thóat ra biển không kịp,
    Mực nước ứ đọng càng cao, LỤT CÀNG LỚN !

    Chiến tranh, thiên tai,
    Dân đen chịu thống khổ !

Leave a Reply to Hwy Tse