Đôi điều suy tư
Có thể lấy các việc lớn xẩy ra gần đây, có tầm vóc phản ảnh được tình hình đất nước để từ đó suy ra: chúng ta sẽ đi đến đâu?
Vụ Đại hội các nhà văn
Người họp kêu ca: không một văn kiện dù là ngắn gọn để vạch đường cho văn chương, lại có chuyện cho người này nói, “bịt miệng” người kia. Người được nói thì bị la ó. Dềnh dàng 5- 6 ngày mà kết quả bằng không.
Nhiều người buồn, “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”.
Chế Lan Viên: “ Một nửa cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết. Nguyễn Khải : “Văn chương của tôi… nay mai con cháu chỉ để bán cân”. Đổng Chi: “Tôi chỉ là thứ văn nô”. Những cây đại thụ của nền văn chương nước nhà đã tự phủ nhận.
Chính Trị nào thì văn chương ấy. Văn chương nào thì Đại hội ấy. Văn chương thường đi trước chính trị, văn chương là “con chim báo bão” đối với chính trị. Văn chương sẽ thay đổi, chính trị sẽ đổi thay. Một nền văn chương đích thực tay trong tay, cùng nền chính trị dân chủ, tự do bước trên con đường mới. Đây là một hình ảnh đẹp không còn xa vời. Có gì mà phải buồn!
Vụ án Hà Giang
Đây là một vụ án về tội phạm tình dục có yếu tố lợi dụng chức quyền, xấu xa, bôi nhọ chính thể …
Nhưng mà hồi hai của vụ án mới là đáng bàn: Người ta đã huy động toàn bộ bộ máy an ninh, tư pháp vào việc che dấu vụ án, xuyên tạc vụ án, chủ tâm gây oan sai những người vô tội và như chưa hề có: nạn nhân biến thành thủ phạm mà lại là trẻ vị thành niên. Hồi hai bộc lộ vụ án đã được phát hiện từ 5 đến 6 năm nay. Rồi lại còn việc Giám đốc công an doạ tố cáo Bí thư Tỉnh uỷ…
Sự nghi ngờ: Hà Giang hẻo lánh còn thế, nơi đô hội có khi còn nghiêm trọng hơn nhiều.
Đáng lý phải kêu hàng chục tội, bắt hàng trăm người mới đúng với tầm cỡ vụ án. Phải chăng vụ Hà Giang là tín hiệu dữ đến với hệ thống chính trị của ta.
Vụ Vinashin
Nếu tôi không nhầm thì việc này khởi đầu từ ông Phan Văn Khải. Tôi đã nghe ông ca ngợi những cái “Se bun” của Hàn Quốc. Rồi thấy các công ty mẹ, các công ty con ra đời. Rầm rộ một lối làm ăn mới.
Rồi lại thấy người ta phê phán: Hàn Quốc mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh, thay đổi kỹ thuật, mở rộng thị trường thì người ta mới phải mở ra các công ty mẹ, công ty con. Có nghĩa là người ta đi trên con đường phát triển, không phát triển thì tàn lụi, không cạnh tranh thì phá sản. Cái vốn của người ta là vốn tư nhân, kinh doanh là kinh doanh độc lập. Mình là hoàn toàn khác.
Rồi báo chí lại kêu ầm lên: Các tổng giám đốc của ta chăm lo sửa sang trụ sở, mua sắm xe cộ, phương tiện. Người cầm đầu không đọc nổi bản quyết toán tài chính… Tiền nhà nước rót vào hết công ty mẹ lại đến công ty con…
Các nhóm lợi ích ập tới, các mưu ma, chước quỷ được mặc sức tung hoành.
Thế rồi tạo hoả mù… và Vinashin thoắt trở thành một hiện tượng kinh tế huy hoàng, hoành tráng nhất Việt Nam.
Rồi dư luận ầm ĩ: Công ty này của nhóm ông lớn này, công ty kia của nhóm ông lớn kia. Con tầu Hoa Sen được kích giá lên gấp đôi, chạy được 2 chuyến không có khách, mang dấu biệt vào trong vịnh Hạ Long với hàng trăm người săn sóc hàng ngày.
Thế rồi lại có tin cơ cấu nợ được xé nhỏ ra để các công ty khác gánh nợ, coi như là tội lỗi không thuộc về ai, tiền nong không hề mất.
Vụ án đã được khởi tố, việc bắt người phạm tội đã dược thực hiện. Liệu vụ án này có được làm đến cùng không hay lại “chìm xuồng”.
Phải chăng đó chính là những tín hiệu về một sự sụp đổ là không tránh khỏi với khu vực kinh tế quốc doanh .
Mở rộng Hà Nội. Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
Nghìn năm Thăng Long không có nổi một biểu tượng đỉnh cao nào về Văn Hoá – Nghệ thuật, để lại một dấu ấn trong lòng nhân dân cũng như bè bạn quốc tế.
Lễ hội có dấu hiệu không lôi cuốn được lòng người, người nghèo không có điều kiện tiền bạc và khó khăn trong việc đi lại, người có tiền thì lại muốn rời xa thành phố để đi du lịch. Sự đầu tư tiền bạc của nhà nước cho lễ hội là khổng lồ (4,2 tỉ USD) nhưng hiệu quả thực không rõ…
Hà Nội mở rộng tới gần 4 lần! Người đời ngỡ ngàng. Mấy năm qua đã có lúc nói tới một Hà Nội bên Sông Hồng, vậy mà lại thay đổi bất thần. Nhiều điều về Hà Nội mở rộng mà người dân không hiểu.
Không có gì là lạ, đây là việc của Lý Công Uẩn, của Pi e đại đế, của Napoleon, của Minh Trị Thiên hoàng, nó không phải chỉ bó hẹp trong địa bàn Hà Nội, nó phải có tính toàn quốc. Hơn nữa nó là việc xây dựng đời sống đô thị theo nghĩa rộng, không phải chỉ bó gọn trong việc quy hoạch và xây dựng. Chúng ta không làm được, chúng ta sẽ mắc sai lầm, không phải chỉ có quyền lực là làm được tất cả, chúng ta là con đẻ của bao cấp và chiến tranh.
Chúng ta muốn để lại cái gì đầy ấn tượng, nhưng chúng ta không đủ tầm, đã phạm sai lầm, làm cho thủ đô trở thành hỗn loạn, bất hợp lý…
Vụ Biển Đông
Trung Quốc cứ tưởng ép được Việt Nam là xong việc. Việt Nam nghĩ sợ quá phải nghe Trung Quốc. Cả 2 cùng không đếm xỉa đến nhân dân và thế giới. Ai ngờ các nước nhẩy vào. Triển vọng là Trung Quốc không thể chiếm được Biển Đông.
Cái lợi cho nhân dân Việt Nam: trắng đen rõ ràng, đi với Trung Quốc là mất nước. Trước đây nhân dân Việt Nam đòi dân chủ, trọng tâm là nhìn vào những người lãnh đạo Việt Nam. Nay nhân dân Việt Nam đòi độc lập vừa nhìn vào giới lãnh đạo Việt Nam vừa nhìn vào Trung Quốc. Thế là khẩu hiệu đấu tranh Độc Lập và Dân Chủ được hoàn chỉnh. Cái thuyết “leo dây” tự nó đã phá sản. Con đường theo Trung Quốc là mất cả Đảng, mất cả dân tộc.
Mục tiêu đấu tranh, phương hướng đấu tranh, khẩu hiệu đấu tranh như được giản đơn dễ hiểu lợi cho việc dân chủ hoá đất nước.
Việc chấp nhận phương tây trở thành một điều bó buộc. Trung quốc là tác giả của sự bẻ lái này của Việt Nam.
Vụ Biển Đông là một đột phá của tình hình , khiến tình hình chuyển biến mau lẹ hơn, rõ ràng hơn, giản đơn hơn.
Với các vụ việc kể trên, đủ để nói rằng chúng ta đều bất cập, quá nhiều sai sót trên phương diện quản lý tầm vĩ mô. Điều đó đã nói lên: Sự thay đổi là cấp thiết, là không thể đặng đừng.
* * *
Trước đây tôi có nói với một vài người về các việc thay đổi, anh em đều cười, không thuận, không bác. Nay tôi xin nói lại cho rõ.
“Lopby chính trị” (Vận động hành lang)
Anh em cười, thấy hay hay. Theo tôi thì không có đảng đối lập, ai làm việc vận động chính trị là công an hỏi thăm ngay. Cần có một số người có tấm lòng, đi truyện trò vận động từ từ, thời cơ đến thì phát triển, khó khăn thì ngừng lại. Đó là tiền đề của đảng đối lập. Có 2 điều kiện: Người vận động là người không có ý định tham gia tổ chức, nếu không mọi người sẽ cho là vận động “xôi thịt”, là những người phải biết người biết của, có hiểu biết về chính trị, nói có người nghe, người tin. Người được vận động thì phải là người trong giới tinh hoa, quần chúng biết mặt, biết tên và có lòng tin, họ chịu dấn thân trong lúc khó khăn. Phải nghĩ đến điều kiện của một người làm chính trị trong cả 2 trường hợp trên. Có việc cứ tiến hành và cứ lớn dần. Khi đảng cầm quyền có dấu hiệu suy sụp, bỏ dần trận địa, bên tiếp tục dấn thân… tiến tới 2 bên ngồi vào bàn tròn. Trong việc chuyển đổi ở Ba Lan, việc hiệp thương, việc hội nghị bàn tròn tiến hành đến mấy chục cuộc họp kéo dài tới 6 tháng.
Thời điểm của việc vận động hành lang chấm dứt khi được một hai chục người thì chính họ sẽ chủ động tiến hành các bước tiếp theo. Trong tình hình hiện nay, việc đảng phái đối với nước ta là rất mới mẻ, nhưng vì mở rộng giao lưu quốc tế nên các kiến thức về đảng phái, nhiều người hiểu một cách sâu rộng. Những người được vận động đứng lên quyết định mọi viêc. Đó là lúc những người làm việc vận động hành lang có thể xoa tay trước một việc đã hoàn tất.
Tôi không hô hào bạo động , tôi không có âm mưu lật đổ, tôi chỉ quan sát và suy nghĩ, về cái về lý thuyết “tự vỡ”, cái trì trệ với cái tiến bộ, luôn tranh chấp, tôi mong cái tiến bộ tràn đầy, cái toàn trị thì khô kiệt. Sự thay đổi, cái cũ cứ ra đi cái mới cứ tiến dần. Tôi không phải “Gần chùa gọi Bụt bằng Anh” nhưng tôi hiểu rằng lụt lội thì tượng gỗ trôi lềnh bềnh, tượng đất thì hoá bùn. Phải có tượng đồng bia đá trong lòng dân mới tồn tại được với thời gian.
Lúc này ta đang học Lý Công Uẩn: Nhìn xa trông rộng thấu hiểu lòng dân, còn chúng ta chỉ biết ra lệnh, nghe người ta nói là làm ngay.
Tách Đảng ra làm 2
Xã hội Việt Nam có phần nào giống Thái Lan có 2 thành phần chính: giới tinh hoa và giới đám đông. Hiện 2 thành phần: Áo đỏ và áo vàng đang tranh chấp quyền lực ở Thái Lan.
Đứng về nguyên lý, đảng phái chính trị thường là thuộc về nhóm tinh hoa. Chúng ta đang bàn về dân chủ, về đa nguyên, về một đảng đích thực, nghĩa là chúng ta đang nghĩ tới giới tinh hoa Việt Nam.
Giới tinh hoa hiện nay nằm ở trong các ngành, trong các tổ chức kinh doanh… từng lĩnh vực họ đều biết nhau… Nếu nhóm vận động hành lang tìm được những người tiêu biểu thì tổ chức sẽ có máu, có xương, có tim, có óc.
Riêng giới tinh hoa hiện nay còn nằm trong đảng thì chúng ta đánh giá ra sao?
Đảng cộng sản thấy ai có tài đều tìm mọi cách để lôi cuốn vào Đảng. Đáng lẽ những người cầm quyền phải tôn vinh, phải lắng nghe, phải làm mọi cách cho trí thức hết lòng phục vụ nhân dân, ngược lại những người cầm quyền lại ép buộc những trí thức, những chuyên gia phục vụ các ý đồ sai trái ngang ngược của mình, sự rạn nứt là từ đó. Các ngành không được sự soi sáng của trí thức, của khoa học, bao nhiêu sai lầm và đổ vỡ đã chứng minh điều này. Trí thức và chuyên gia trong đảng như là bị tách rời khỏi xã hội. Cái chủ trương thay đổi là đổi ngôi, là giao quyền hành cho trí thức, cho nhóm tinh hoa, đó chính là mục đích, thực chất của thay đổi.
Việc kết nạp lại là như vậy để giữ lấy tinh hoa, là dịp để thanh toán những người vào Đảng vì những lý do không chính đáng. Số này tôi tin là họ sẽ không nộp đơn xin kết nạp lại. Kết nạp lại thực chất là hình thức “Thanh Đảng”.
Một Đảng gồm giới tinh hoa, có tấm lòng, tự nó phải bước tới dân chủ đa nguyên.
Thực chất việc tách Đảng ra làm 2, việc kết nạp lại đảng viên là những cố gắng bảo toàn những giá trị vốn có của Đảng, của dân tộc, đẩy lùi được mọi mặc cảm bất lợi rất dễ xuất hiện trong lòng những người đảng viên biết tự trọng, có đức, có tài.
Vậy chuyển đổi có thể gây ra những lộn xộn không?
Xét trên bình diện quốc tế, việc “Hoa quân nhập Việt” là không thể xẩy ra vì Trung Quốc đang muốn hoà hoãn, vẫn còn lép vế, việc tiến quân vào Việt Nam là một hành vi gây chiến tranh. Hành vi đó sẽ không bó hẹp trong phạm vi Việt Nam.
Xét trên bình diện trong nước, những người bị mất quyền, họ chẳng có lực lượng gì. Tôi biết có ông Bí thư tỉnh uỷ về hưu ngaị ngần không dám ra đường, sợ người đời chửi đổng, gây sự.
Hiện nay nước ta là nhà nước độc đảng, thế thì làm sao có lực lượng đối kháng tranh quyền cướp vị bằng vũ trang được.
Về quân đội, gần đây đã có dấu hiệu án binh bất động trước những tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự.
Về công an, không thấy có một đảng nào khác ngoài ĐCS để họ bảo vệ, không có một nhân vật nào đủ tầm, đủ lực để lôi cuốn họ. Xét cho cùng, công an cũng xuất thân từ nhân dân lao động… việc họ thẳng tay đàn áp nhân dân là khó có thể xẩy ra.
Trong bài viết này, người viết chỉ nói lên việc thay đổi vào thời điểm “nhóm vận động hành lang” hoàn thành công việc. Bởi lẽ những người được mời đều có đủ hiểu biết và kinh nghiệm để làm việc nước… Hơn nữa bộ máy nhà nước vẫn giữ nguyên, công việc vẫn chạy đều, sự chuyển đổi vẫn tiến hành từ từ và yên ả.
Chuyển đổi thể chế sang dân chủ, quyền lực thuộc về dân, quyền lợi thuộc về dân. Hai việc chống tham nhũng và việc dân oan là việc phải làm nhưng không biết giao cho ai, không biết làm thế nào!? Tôi xin đề cập đến hai việc này sau.
(9-2010)
© Trần Lâm
Đoàn Luật Sư Hải Phòng
Điện thoại:0982744336
Email: tranlam1925@gmail.com
© Đàn Chim Việt
Thua bac Tran Lam,
Toi nghi da den luc dan VN phai thuc tinh, dep tan che do CS. Ai dua dua chung den ngay vinh quang hom nay, thi gio day dan toc VN phai dep tan chung di. Doi voi CS khong coi quoc gia va dan toc Viet nam ra gi ca ngoai tru quyen loi cua Dang CS va ca nhan cua dang vien. Chi co dan trong nuoc moi cuu nuoc minh duoc thoi.
(Tòa soạn: Mời ông bà vào vpskeys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)
Ðiều suy tư cuả Bác Trần Lâm, rất đáng được dân Việt trong và ngoài nước trân trọng suy nghiệm, một trăn trở ưu tư cuả mọi người đối với sự mất còn cuả dân tộc và đất nước, trước hiểm hoạ bá quyền bành trướng cuả Trung Quốc. Việc ngăn chận kịp thời đúng lúc hiểm hoạ to lớn, cần đến sự tỉnh thức cuả tất cả mọi tầng lớp dân chúng trong cộng đồng dân Việt, vận dụng mọi tiềm năng tiềm lực dân tộc, sáng tạo và nắm lấy mọi cơ hội thuận lợi, cùng chung tay đẩy mạnh lộ trình dân chủ hoá, hổ trợ tích cực cho sự chận ngăn cấp thiết đó.
Văn chương là để hướng dẫn và khai mở dân trí, vưà là chiếc đèn báo bảo, mà cũng vưà là ngọn đuốc soi sáng nguồn dân trí. Văn chương nếu phải đi theo một khuôn mẫu nào đó, tính sáng tạo đáng được trân trọng sẽ bị đánh mất. Sự lệ thuộc đã không cần thiết cho sự thăng tiến, mà còn làm nền dân trí trong xã hội bị ngưng trệ và thụt lùi. Văn chương phải được mở rộng hướng đi, bắt nó phải đi trên một lề duy nhất theo định hướng vạch sẵn, sự băng hoại nền dân sinh dân trí sẽ phải đến. Nô lệ tư tưởng sẽ giết chết tính sáng tạo, không còn gọi đó là văn chương, chỉ có thể gọi là văn nô mà thôi.
Vụ án Hà Giang là bản án tệ hại nghiêm trọng cuả một chế độ độc tài toàn trị, ô dù bao che cho nhau, tranh quyền đoạt chức phe phiá băng nhóm, đổi trắng thay đen nguyên cáo và bị cáo, quyền “Lãnh Chuá” tha giết người trong tay bất chấp luật pháp. Thiết nghĩ, nó còn là một kỳ án chưa được mang ra hết trước ánh sáng, nếu sự độc tài toàn quyền vẫn còn thống trị ở đây. Lông thỏ trắng và máu xương vung vãy sẽ vẫn bị bóng tối phủ trùm, đồng loã cho đàn sói rừng tha hồ săn bắt thỏ. Rừng đêm hoang dại vẫn đang còn ngự trị trong nghiệt ngã đầy thú tính.
Vinashin hôm nay là Con Tàu Ma, hẵn nhiên các công ty mẹ công ty con cũng đều là ma cả thôi. Cho dù vô tình hay cố ý, Con Tàu Ma hay Con Tàu Lạ thì cũng chẳng khác nhau cho lắm, qua sự cố ý hay vô tình thì nó cũng sẽ phải tồn tại mà không thể khác được. Ðôi khi nó cũng cần thiết cho sự thanh lọc với một hướng tiến nào đó, mạnh mẻ dứt khoát cho một tương lai mà nó không thể thiếu được. “Kẻ tham ăn kê miệng liếm vào, Chừng đứt lưỡi mới là hối hận.”. Sự thua lỗ và thất thoát cực kỳ nghiêm trọng, phải chịu nhiều tai tiếng, nhưng nó vẫn phải được tái phục hồi. Ðó lại là một dấu hỏi to lớn cho tất cả.
Sẽ có không ít người suy nghĩ về Ngàn Năm Thăng Long cho Hà Nội, cuộc Hội Lớn không phải cho chung cả dân tộc Việt Nam theo đúng nghiã cuả nó, tính kỳ thị đã ăn sâu do chính nhà cầm quyền từ trước đến nay ít nhiều gây tạo. Khi sự thống nhất đất nước bằng bạo lực gọi là cách mạng, sự khống chế nghiệt nghã dân Nam trong suốt bao thời kỳ trước và sau thống nhất, nếp suy nghĩ với óc điạ phương cuả hai miền vẫn là một khó khăn thách thức lớn cho toàn dân Việt ta. Sự hoang phí công lợi rất đáng nêu lên, nhưng sự lệ thuộc vào Trung Quốc quá nhiều, cũng là một lo lắng cao độ với các sĩ phu trí thức yêu nước.
Ngàn Năm Thăng Long là muốn nêu lên tính tự chủ, chí khí tự lực tự cường cuả toàn dân Việt khắp trong ngoài. Hiếu hoà với người phương Bắc là một việc cần thiết phải có, nhưng Bộ Phim Ðường Tới Thành Thăng Long, phải nhờ vào Trung Quốc quá nhiều là một sỉ nhục to lớn với tổ tiên và dân tộc Việt Nam. Hơn nưã, cả trường quay đạo diễn và biên kịch đều là cuả Trung Quốc, liệu có thể nào ta nêu lên được tính tự cường tự lực cuả dân Nam được chăng, hay vẫn phải bị sưả đổi bẻ cong lịch sử, như họ đã từng làm xuyên suốt trong Một Ngàn Năm Ðô Hộ, nhất là khi có mặt hai đảng CS anh em, khi mà ÐCSVN lúc nào cũng phải theo sau đuôi ÐCSTQ đàn anh, như từ trước đến nay từng đã thấy như vậy.
Trước quyết tâm cuả Hoa Kỳ trong thời gian gần đây, Cái Lưỡi Bò TQ khó có thể tự tung tự tác được theo như ý mong muốn cuả Trung Quốc. Việc muốn chiếm cả Biển Ðông Việt Nam sẽ khó mà có thể xảy ra, họ sẽ vẫn phải cố giử chặt những gì chiếm đoạt bằng võ lực cuả Việt Nam, tìm đủ mọi cách để hợp thức hoá sự chiếm đoạt trên mặt quốc tế công pháp. Nhất là đảo Hoàng Sa Việt Nam, Trung Quốc không bao giờ chịu trả lại cho Việt Nam, qua thoả thuận thương lượng cho dù trước quốc tế. Ðó là điều mà toàn dân Việt trong ngoài cần phải hiểu rõ là như vậy, để từ đó mà có những tìm hiểu suy nghiệm một mưu sách thích ứng trong tương lai. Thế hệ nầy qua đi, thế hệ sau phải tiếp nối công cuộc đòi lại Hoàng Sa Việt Nam mãi mãi không quên được. Xin gởi lại tất co thế hệ Việt Nam :
HOÀNG SA TRONG TRÁI TIM TA,
TRƯỜNG SA LÀ MÁU CON NHÀ VIỆT NAM.
Vận động hành lang là việc làm trường kỳ cuả các nhà đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, trong ôn hoà nhưng không khoan nhượng sự độc tài toàn trị một bước nào. Trường kỳ là để hoàn chỉnh thể chế dân chủ cho đất nước, dân chủ dân sinh dân trí phải đồng thời khai mở rộng khắp đến người dân từ Bắc chí Nam, từ trong ra ngoài chung lòng chung sức xây đấp không riêng một ai. Những chiến sĩ tiền phong dân chủ phải là nhà vận động hành lang khôn khéo, linh hoạt nắm lấy mọi cơ hội thuận tiện để tranh thủ cho nhân quyền dân chủ, không bỏ qua bất kỳ một lợi thế nào khi có được nó trong tay. Ðối thoại trong xây dựng, không phải là sự đạp đổ trong giai đoạn nguy cơ bành trướng nầy.
ÐCSVN sẽ phải “Tự diễn biến hoà bình”, nếu không muốn phải bị “Diễn biến hoà bình”. Bởi vì khi bị “Diễn biến hoà bình”, ÐCSVN sẽ là vết đen ô nhục trước lịch sử dân tộc. Nhưng nếu “Tự diễn biến hoà bình”, họ vẫn là nguồn sáng trước lịch sử dân tộc, không ai có thể cưỡng lại cái chính nghiã mà họ mang đến cho cả dân tộc Việt Nam từ trước đến nay, khi mà sự chuyển một bước ngoặc kịp thời, để bảo tồn dân tộc đất nước Việt trước hoạ bá quyền bành trướng. Nếu ÐCSVN bị “Diễn biến hoà bình”, nó đồng nghiã với sự sang trang mới cuả Lịch Sử Dân Tộc.
Mẹ Việt Nam có thể sẽ có hai đưá con song sinh trong tương lai, một Dân Chủ và Xã Hội, hay một bảo thủ và cấp tiến. Nhất âm nhất dương cuả Thái Cực trong thời kỳ hổn độn ngày nay, nhưng cũng cần phải hiểu trong âm cũng có dương, trong dương cũng có âm. Âm dương đấp đổi qua lại chính là hoạt dụng cuả Trời Ðất xưa nay đó vậy. Nếu ÐCSVN tách đôi làm hai, đó chính là bước đệm vô cùng cần thiết trong giai đoạn nầy.
Sự mở rộng dân chủ trong ổn định xã hội với một giai đoạn không thể khác được, để từ đó ngày một hoàn chỉnh hơn khi có sự phản biện bổ xung cho nhau, lần hồi ngày một tốt đẹp thêm lên nưã, trong từng bước cẩn trọng và chắc chắn, trước cặp mắt lang sói cuả bá quyền thời đa cực nầy.
Xin trân trọng.