WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trao đổi với LS Nguyễn Xuân Phước về TQ XHCN

Anh Nguyễn Xuân Phước thân mến,

Tôi đã đọc bài viết của anh Bàn về khái niệm “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” của người cộng sản Việt Namtrên mạng. Anh cũng đã có nhã ý gởi riêng tặng tôi và “những người đã hi sinh tuổi xuân của mình cho tổ quốc”. Điều đó đã gợi cho tôi những suy tư nên tôi viết bài này, với mục đích góp thêm vài suy nghĩ về nhận định của anh.

Phải nói ngay rằng tôi tán thành phần lớn những phân tích của anh, trên phương diện lý thuyết, căn cứ vào những câu chữ đã trích dẫn. Tôi không có ý phản biện, nhưng ở đây tôi nêu lên những điều thực tế để bổ sung và góp phần soi sáng vấn đề anh đã đưa ra.

Định nghĩa chung về tổ quốc nhiều người đã nêu và có lẽ không có mấy dị biệt từ đông sang tây. Gắn liền và bao hàm trong  khái niệm về  tổ quốc có quốc gia, dân tộc, đất nước, quê hương, lịch sử. Quốc gia có ý nghĩa pháp lý về tổ chức nhà nước, dân tộc nặng về con người đồng chủng, đất nước nhấn mạnh đến mặt địa lý, quê hương thiên về tình cảm đối với nơi sinh ra và lớn lên, lịch sử gắn liền với quá khứ… Đôi khi người dân hay trong văn học nghệ thuật, người ta dùng lẫn lộn hay thay thế nhau những khái niệm này nhưng rất ít ai dùng tổ quốc để chỉ chế độ chính trị, trừ sự áp đặt cố tình của những người cầm quyền độc đoán.

Năm 1966, tôi viết bài thơ xuôi “Đoản ca trại giam và trường học” có những đoạn sau đây:

… Chung quanh các em, chung quanh chúng tôi , chung quanh chúng ta là biên giới rừng núi bãi cát thép gai sắt máu khói lửa, không như đường dấu cộng các em vẽ trên bản đồ. Quê hương không còn là bình nguyên xanh tươi, thành phố phồn hoa, cao nguyên hiền lành, sông ngòi quanh co trù phú. Quê hương đã mọc đầy loài dây leo mắt gai lởm chởm, quê hương là trận địa tàn sát đồng bào, quê hương là bar- restaurant xanh vàng đỏ tím.

Các em là người Việt, chúng tôi là người Việt. Các em ngây thơ vui đùa, chúng tôi tù đày cằn cỗi. Rất ít kẻ tự nguyện làm phân bón một cách khôn ngoan sáng suốt. Tôi rời chấn song và viết những điều này bên cạnh mấy thùng nước tiểu bốc mùi khai nồng nặc.

… Tôi vừa nhìn các em qua hình dây thép gai ô vuông méo mó dựng trên bức tường rêu mốc loang lỗ. Buổi sáng các em đi học về lẻ loi một vài người, mỗi bước chân các em di chuyển qua một ô vuông thép gai chiều ngang trong khi những ô vuông chiều dọc vẫn tiếp tục đan lên  các em thành đường hằn gai nhọn qua đầu qua thân qua ngực. Tôi nhìn các em như người thợ vẽ nhìn bức chân dung có gạch ô vuông để vẽ lại, nhưng ô vuông của tôi thì xô lệch gai nhọn rét rỉ, nhưng chân dung của các em thì hiền hòa, thì tuổi trẻ, thì bình an hiếm hoi của quê hương.

… Tôi nhìn các em qua phạm trù của tôi, thứ phạm trù thuộc loại ô vuông thép gai và lỗ tròn ổ khóa. Trước mắt tôi không còn khoảng không trong suốt để nhìn thẳng nhìn rộng nhìn xa nhìn dài. Chỗ đứng của tôi không có cơ hội để nhìn gần nhìn sát nhìn sâu vào môi vào mắt vào châu thân.

Quê hương đã dành cho tôi, cho nhiều người khác chỗ đứng mới. Tôi muốn xứng đáng, quả thật xứng đáng với chỗ này tù đày rách rưới. Các em biết không?

… Quê hương chỉ còn có tuổi trẻ. Tuổi trẻ đang vỡ bờ nơi các em và hiện tại tương lai đang đưa các em vào nơi lâm nguy vô phương cứu chữa. Căn bệnh đã tràn lan khắp nơi với hàng trăm thứ vi trùng bên ngoài bên trong chia nhau đục khoét. Chúng tôi đã nỗ lực để tự cứu và thề sẽ đi đến cùng đường dù bằng tù đày xương máu.

Đó là lúc tôi 21 tuổi, học năm thứ ba đại học và đang nằm sau song sắt nhà giam để  suy tư về quê hương, đất nước, tổ quốc một cách cụ thể và đầy cảm xúc. Tôi đã viết bài thơ trên giấy bao xi măng dùng để lót nằm trên sàn nhà ẩm ướt băng giá của một mùa đông xứ Huế lạnh buốt xương da.

Cùng thế hệ với tôi vào thời điểm lịch sử đó, hàng vạn thanh niên sinh viên học sinh xuống đường để đấu tranh cho độc lập, hòa bình, tự do của tổ quốc. Họ hát những bài ca đớn đau, hùng tráng hay hi vọng  về quê hương đất nước. Có thể trích dẫn một số bài hát sau đây trong phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” của những nhạc sĩ sinh viên hay được sinh viên yêu mến.

Hát cho dân tôi nghe. Tôn Thất Lập.

Hát cho sông không sâu, cho tiếng kêu đò thật gần. Hát cho đêm qua lâu, cô gái đưa người vào bờ. Hát sâu trong xa xưa, tiếng hát Trưng Vương hồng thơm. Hát vang danh Lam sơn, người cũng như mây lên non. Hát cho trăm năm son, sử vàng cũng biết môi thơm.

Hát cho quê hương. Trần Long Ẩn.

Đất nước ta sẽ hùng cường, nhân dân ta sẽ ấm no, khi áp bức, khi xích xiềng, khi ác thù bị gục ngã. Quê hương mình mãi sáng chói, muôn lửa hồng mãi rực tươi. Việt Nam ơi! Việt Nam ơi! Đây tiếng hát con tim đời đời.

Thừa Phủ ơi lòng ta hồng biển lửa. Thơ Võ Quê, nhạc Nguyễn Phú Yên.

Ơi người tù thiếu nữ trưa nay đang âm thầm quét lá khô vỉa hè vắng lặng. Hồn em đau, hồn em đau từng nhát chổi lạnh lùng. Ta biết lòng em rực hồng biền lửa, chờ gió ngày bão lớn thổi bùng lên.

Tổ quốc ơi ta đã nghe. La Hữu Vang.

Ôi tổ quốc bao tiếng ca giờ lên đường. Đem máu hồng tô thắm đẹp cuộc đời. Lời xưa vang đâu đây chí hiêu hùng muôn phương tung bay. Đường ta đi hôm nay bao xác thù gục ngã tan thây. Tổ quốc ơi, bao thiết tha lời sông núi, thề nguyện cả cuộc đời trọn dâng cho quê hương này. Muôn hoa tươi thắm ngát hương trên bao nụ cười. Gian khổ nề chi ta ra đi.

Tự nguyện. Trương Quốc Khánh.

Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng. Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương. Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm. Nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương.

Hát từ đồng hoang. Miên Đức Thắng.

Rồi ngày mai đất ta vươn thơm mùi lúa mới. Rồi ngày mai đất ta hoa thơm hồng môi cười. Rồi ngày mai quê hương xanh lên mầu sông núi. Vì ngày nay dân ta quyết sống vì đất này.

Người về thành phố. Phạm Thế Mỹ.

Từ biển xanh lên trên non cao, máu các anh nhuộm đỏ đồng sâu, thắm trong tim tươi ngọn lúa mới. Nụ cười trên môi em thân yêu, trên hố hầm bom đạn tàn hoang, trên đất khô đã thành ruộng vàng.

Ruộng đồng ơi, thị thành ơi, trời Việt Nam hôm nay rực sáng. Nhà của ta, ruộng của ta, cánh tay ta xây lại đời ta.

Bạn bè ơi, kẻ thù ơi, đường Việt Nam thênh thang ngàn lối. Người đã đi, người đã tới, bước chân anh nối lại Việt Nam.

Gia tài của mẹ. Trịnh công sơn.

Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày, gia tài của mẹ một bọn lai căng, gia tài của mẹ một lũ bội tình.

Dạy cho con tiếng nói thật thà. Mẹ mong con chớ quên mầu da, con chớ quên mầu da nước Việt xưa. Mẹ trông con mau bước về nhà. Mẹ mong con lũ con đường xa, ôi lũ con cùng cha, quên hận thù.

Tôi trích dẫn khá nhiều để thấy rằng những tâm tình đó không đơn lẻ, không phải chỉ ở tác giả những bài ca mà là ở hàng triệu con tim cùng hát với họ, âm vang mãi cho đến tận sau này. Ở đây cũng xin nhấn mạnh rằng không đặt vấn đề quan điểm chính trị đối với cuộc chiến tranh Việt Nam, cho đến nay, vẫn còn tranh cãi giữa những người trong cuộc, mà muốn nói đến tâm tình của một thế hệ về quê hương, đất nước, lịch sử, tổ quốc của mình. Những người đó có thể có người ủng hộ miền Bắc, có người là đảng viên cộng sản nhưng tổ quốc của họ không bao giờ là tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tổ quốc chỉ là anh em đồng bào, người em, người chị, người mẹ, người tù, mái nhà, con sông, rừng sâu, non cao, biển biếc, tiền nhân chống giặc Tàu giặc Tây xâm lược… Tổ quốc chung của mọi người Việt Nam từ xưa đến nay không có gì khác. Đó là tâm tình của những người tôi hiểu rất rõ vì cùng hoàn cảnh và cùng thế hệ ở Miền Nam.

Ở Miền Bắc tôi không hiểu nhiều, dù tôi có thể biết khi đọc qua sách báo. Tuy nhiên tôi có người bạn ở miền bắc vào, gần gũi chia sẻ nhiều điều từ hơn 20 năm qua tại thành phố Đà Lạt, nơi tôi đang sống. Đó là nhà thơ Bùi Minh Quốc. Tôi đã viết một chương về anh trong cuốn sách “Mảnh trời xanh trên thung lũng” (Nhà xuất bản Văn Mới, Hoa Kỳ, 2007). Chương đó có tựa “Mẹ đâu ngờ”, viết về tập thơ của anh, có những đoạn sau đây:

“Như mọi người Việt Nam yêu đất nước yêu tự do, tôi đã hiến dâng tuổi trẻ cho cuộc chiến đẫm máu của nhân dân mình để giành Độc lập cho Dân tộc và Tự do cho mỗi con người.

Độc lập đã có, nhưng Tự do thì chưa.

Những dòng thơ này là chút của riêng còm cõi mà người viết tự trang bị cho mình vào tuổi ngoài năm mươi, và hi vọng được góp vào hành trang của nhân dân mình trên hành trình khổ ải giành Tự do”

Đó là những lời mở đầu cho tập thơ “Mẹ đâu ngờ” của Bùi Minh Quốc. Lời mở ngắn gọn và cô đọng này đã tóm lược suốt cả quá khứ và tâm trạng hiện tại của nhà thơ, với khát vọng và nỗi đau thấm trong từng chữ.

… Như mọi người trẻ tuổi yêu nước, hành trình của Bùi Minh Quốc thời thanh xuân là một hành trình khổ ải và bừng bừng ngọn lửa dấn thân cho lý tưởng. Từ Hà Nội, anh tình nguyện đi Nam để vào mặt trận khi con đầu lòng chưa đầy sáu tháng. Vợ anh cũng tiếp tục theo chân anh khi con vừa đầy năm, cùng chiến đấu trên một chiến trường. Vợ anh, một nhà văn chiến sĩ tài hoa, đã ngã xuống trong một trận càn dưới lằn đạn xé ngực.

“ Ngắm con trong ảnh lệ trào

mẹ đi đi mãi cha sao đền bồi

mẹ trao con lại cho đời

trao con khát vọng làm người tự do”

(Cho bé Ly con yêu)

Gian khổ, hi sinh của anh quá nhỏ bé trong cuộc trường chinh máu lửa của dân tộc.

“ Chốt địch kia anh. Ta vượt lẹ ! Em cười…

Tôi nhắm hướng giọng cười, bước theo mải miết

Mỗi bước đi, lòng mắc nợ bao người

Những món nợ suốt đời không trả hết

Dẫu một chữ cũng phải dốc trọn máu tim mình để viết

Cho thơ tôi bắt kịp giọng em cười”.

(Nợ)

Chính vì  canh cánh món nợ đó mà ngòi bút máu tim của anh hôm nay bừng bừng phẫn nộ:

“ Không có ai

không có ai

Có thể nhìn trời

Bình tâm mỗi sáng

Khi những thằng đểu còn trong Đảng

…  Đồng chí – tiếng  ấm nồng máu đỏ

Sao có lúc vang lên lạnh rợn thế này ?

Đồng chí – dao đã nằm ém nhẹm dưới lòng tay

Mưu mô đã xong và mọi ngả đường đã giăng cạm bẫy

Khí trời, khí trời mỗi ngày ta thở

Bị ô nhiễm bởi bao lời dối trá

Phổi ta nám rồi – ta dẫu có làm sao…

Những lũ trẻ, trời ơi, lũ trẻ

Chúng lớn lên sẽ hít thở thế nào

Nếu dối trá vẫn chồng lên dối trá.

…  Suốt một đời bạc tóc dưới mưa bom

mẹ lầm lũi đào hầm nuôi cách mạng

Con xin nói

Với tất cả tấm lòng và

lương tri cộng sản

mẹ chẳng phải đảng viên

nhưng mẹ có tấm  thẻ đỏ trái tim ròng ròng máu ứa

chính mẹ chứ không ai – mẹ phải nắm quyền

hỏi tội những thằng thẻ đỏ tim đen.”

(Những ngày thường đã cháy lên)

Đó là những dòng anh viết không lâu trước khi bị khai trừ  đảng. Anh vẫn còn nhân danh “lương tri cộng sản”. Đối với anh “lương tri cộng sản” chính là chống bất công áp bức, đòi độc lập tự do và công bằng xã hội, theo lời kêu gọi “vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian” trong bài Quốc tế ca. Đối với anh, thẻ đỏ phải là tim đỏ, không chấp nhận thẻ đỏ tim đen. Tiếc thay những kẻ thẻ đỏ, tim đen lại có quyền lực thu hồi tấm thẻ đỏ của anh.

… Bùi Minh Quốc  là một  trong những người cầm bút đã có can đảm lội ngược dòng. Tôi đặc biệt  yêu thích sự trung thực của anh, trước hết là trung thực với chính mình:

“Bao nhiêu năm ta ngỡ mình tự do

Những giáo điều đã thành những tín điều khi nào vậy?

Chất độc ngấm ngọt ngào không ai nhận thấy

Đất sét nhào nên thần tượng để tôn thờ.

Không có gì quý hơn độc lập tự do

Chân lý ngỡ thấm rồi ngờ đâu chưa hiểu hết

Sau bao phen đối đầu cùng cái chết

Vẫn chưa tan nỗi sợ trước uy quyền

… Không có gì quý hơn

Độc lập

Tự do

Ta hôm nay lại ôm đầu đánh vần từng chữ

Việc chi mà xấu hổ

Khi mỗi giọt máu mình khát độc lập tự do”

(Không có gì quý hơn độc lập tự do)

Sám hối về những sai lầm của mình là việc vô cùng khó khăn. Có người né tránh, có người xấu hổ. Nhất là đối với những người đang nắm quyền lực lại càng khó khăn hơn vì người ta nghĩ rằng thừa nhận sai lầm sẽ khởi đầu cho mất mát, sụp đổ. Bùi Minh Quốc thì không. Anh không có quyền lực gì để mất. Anh chỉ sợ mất chính mình. Nếu không muốn mất mình, nhất định phải sám hối.

… Ngày trước anh trung thực và bây giờ anh cũng trung thực. Anh đã sai lầm và anh đã sám hối. Lỗi không phải ở anh, ở thế hệ của anh mà chính là lỗi của những người đã lợi dụng lịch sử. Chính sự sám hối sẽ cứu rỗi dân tộc và con người chứ không phải là những lời lẽ ba hoa về chính nghĩa và chiến thắng.

Trên đây là tâm tình về quê hương, đất nước, tổ quốc của những người mà tôi hiểu khá rõ. Mở rộng ra, nhân dân Việt Nam và đặc biệt, người lính của cả hai miền Nam – Bắc trong cuộc chiến nghĩ gì? Những chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa của Miền Nam tự hào chiến đấu bảo vệ tổ quốc, quê hương, đồng bào khỏi sự xâm lăng của cộng sản. Người chiến sĩ của Miền Bắc, từ khi “Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi, dù có sá chi mong ngày trở về. Ra đi ra đi bảo tồn sông núi. Ra đi ra đi thà chết chớ lui”, với tư cách chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam “vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hi sinh”, vì miền Nam ruột thịt, chống đế quốc Mỹ xâm lược. Chẳng có ai chiến đấu vì “tổ quốc xã hội chủ nghĩa” cả.

Vậy thì “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” của người cộng sản Việt Nam là gì, của ai? Những người cộng sản Việt Nam không phải sinh ra đã là cộng sản. Trừ một số ít lãnh tụ và đảng viên nòng cốt được đi học lý thuyết Mác – Lê ở Nga, Tàu, đại bộ phận là nông dân, công nhân, dân nghèo và một số ít trí thức đi theo đảng vì bị cướp đất, cướp nhà, chịu bất công áp bức và muốn bảo vệ tổ quốc trước sự xâm lăng của ngoại bang. Dĩ nhiên họ gắn bó ràng buộc với nhau trong tổ chức đảng và trong bộ máy nhà nước khi đã giành được chính quyền. Về sau họ cũng được học tập về chủ nghĩa, kinh tế chính trị Mác – Lênin nhưng thuở ban đầu, như trong một chuyện vui của chính những người cộng sản, nhiều người trong các cuộc kết nạp hay trong các cuộc họp, nhìn lên ảnh của Marx và Lenin, không biết ai là ai, chỉ biết “Thưa ông râu dài và ông râu ngắn”.

Đảng viên cộng sản cũng không phải thuần nhất, giữa đảng viên lãnh đạo, có chức vụ cao với đảng viên thường. Ngay đối với những đảng viên cao cấp, dù trước đây họ tin tưởng vào “tổ quốc xã hội chủ nghĩa” của những người vô sản trên toàn thế giới, liệu họ còn tin được nữa không khi bắt đầu có sự xung đột giữa hai nước đàn anh Liên Xô – Trung Quốc. Và họ buộc phải thay đổi suy nghĩ trước cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc năm 1979 trên toàn tuyến biên giới phía bắc. Khi đó cả cương lĩnh của đảng và hiến pháp của nhà nước đều ghi rõ Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp, trực tiếp và nguy hiểm. Làm sao có thể có cùng “tổ quốc xã hội chủ nghĩa” với Trung quốc. Về sau này khi tình hình thay đổi, những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam lại bắt tay hữu hảo với người “anh em đồng chí bốn tốt” có “mười sáu chữ vàng” theo một chính sách ngoại giao hèn nhát mà có người mỉa mai là “ngoại giao Hàn Tín lòn trôn”.

Có những người cộng sản gộc đã phản tỉnh về chủ nghĩa như Trần Độ, Nguyễn Hộ… Có những đảng viên cộng sản lão thành, công thần của chế độ như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng Sĩ Nguyên, Dương Danh Dy, Nguyễn Trung… đã công khai lên tiếng báo động về ý đồ xâm lược của bọn bá quyền phương bắc. Nhiều văn nghệ sĩ, trí thức đảng viên như Phạm Đình Trọng, Tô Hải, Tống Văn Công, Cù Huy Hà Vũ…, các thành viên của Viện IDS, nhóm Bô xít đã tố cáo chính sách sai lầm của những người lãnh đạo hiện nay, đặc biệt liên quan đến ý đồ xâm lược và sự chi phối của đế quốc Đại Hán mới, qua các vụ mất biển, đảo, biên giới, cho thuê đất rừng, khai thác bô xít và mới nhất là việc tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Những người này nhất định không có chung “tổ quốc xã hội chủ nghĩa” với các “Ba Tàu” cộng sản. Và nếu có cuộc chiến tranh quân sự xâm lược nổ ra do cộng sản Tàu phát động, tôi tin rằng tuyệt đại bộ phận những người cộng sản Việt Nam sẽ cùng với toàn dân tộc, cầm súng chiến đấu chống lại để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nếu các cuộc biểu tình chống Trung quốc xâm lược, đòi lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa của sinh viên, văn nghệ sĩ, trí thức ở Sài Gòn và Hà Nội không bị đàn áp dập tắt, tôi tin rằng sẽ có hàng vạn, hàng triệu người Việt tham gia.

Vậy thì “tổ quốc xã hội chủ nghĩa” chẳng là cái gì và của ai cả, chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền của những người lãnh đạo cộng sản, cũng như bất cứ thứ gì gắn với “xã hội chủ nghĩa”, như “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, chỉ có một nghĩa duy nhất là dưới sự lãnh đạo độc quyền của đảng cộng sản. Ngoài ra không có gì khác. Để bảo đảm quyền và lợi ngày càng quá lớn của một thiểu số đã lợi dụng nhân dân khi giành được chính quyền.

Anh Phước thân mến.

Thực tế không có “tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh và có lẽ  đại bộ phận dân tộc Việt Nam cũng đồng ý rằng chỉ có Tổ quốc Việt Nam của mọi người Việt Nam. Và vì thế tôi đã có thể cùng anh và các bạn ngồi uống rượu nói chuyện về đất nước dưới mái nhà ven hồ thơ mộng của anh ở Dallas vào một tối mùa hè năm 2009.

Đà Lạt 10/2010

© TDBC

© Đàn Chim Việt

20 Phản hồi cho “Trao đổi với LS Nguyễn Xuân Phước về TQ XHCN”

  1. Lâm Vũ says:

    Tác giả TDBC vốn là “nhà tranh đấu” và một tác giả và, theo tôi, chỉ với sự thành công giới hạn.

    Như đa số biết qua tiểu sử của anh, “nhà tranh đấu” TDBC bắt đầu từ đầu thập niên 1960, khi còn là một thành niên Huế mới lớn. Là “nhà” tranh đấu,anh đã qua cảnh tù tội thời VNCH (dù chỉ là “tù cảnh sát”) cho đến quyết định “nhẩy núi” rôi trờ thành đảng viên CS, cho đến khi anh “cảnh tỉnh”, tranh đấu đòi tự do “tư duy”, bị Đảng trù ẻo vào sau cùng bị tước đảng tịch. Cuộc đời “tranh đấu” của anh như vậy cũng dài, nhưng nhất định không có gì “ghê gớm” hay “nổi”. Sở dĩ nhiều người Việt HN biết đến và quý mến anh là ở bản tính hiền hòa và thành thật của anh. Nhưng đó chẳng phải là điều đáng quý rồi sao?

    Có lẽ “TDBC, tác giả” đáng nói hơn nhiều, vì dù gì anh cũng đã có trên 5 tác phẩm, chỉ xuất bản ở hải ngoại (?) và vô số bài viết. Nhận xét của riêng cá nhân tôi, về mặt viết lách, TDBC cũng giống như “TDBC, người tranh đấu”, cũng “thường thường bậc trung”, nổi bật cũng ở sự hiền hòa và ngay thật. Anh cũng khác những người bạn “phản kháng” của anh trong “nhóm Dalat, như Hà Sĩ Phu, BMQ, Mai Thái Lĩnh (& Trần Vàng Sao?)… ở chỗ những vị kia đều quyết liệt hơn, trong khi anh tuy không phải là “ba phải” nhưng rất ư là hiền hòa. Thế nhưng, nếu đặt vào môi trương chính trị đây có thể coi như một “chỗ yếu”.

    Chỗ yếu đó, theo tôi, cũng có thể thấy trong bài viết này. Đọc chủ đề của bài viết, “trao đổi với LS Nguyễn Xuân Phước…”, quả thật tôi mong đợi – hy vọng – những ý kiến “nẩy lửa”, lý luận sắc bén, tốt hơn nữa là những điều mới lạ tôi chưa từng đọc hay nghe (để cho bõ thời giờ bỏ ra để đọc). Nhưng không, chủ yếu anh TDBC chỉ cố gắng cho mọi người thấy tâm tình “yêu dân tộc” của những thanh niên miền Nam ngày xưa đã chống chính quyền VNCH, trong đó có cả chính anh.

    Thú thật, cá nhân tôi thấy việc này đã nhàm, tuy không hẳn không cần thiết. Tôi thừa sức để tin rằng những “văn nghệ sĩ” trẻ đó đều không ít thì nhiều yêu nước thương nòi – một số tôi đã từng quen biết 45 năm vể trước mà. Nhiều lắm, họ cũng yêu nước như tôi hay hết thảy mọi người khác thôi, vậy thì tại sao tôi phải mất công để tìm hiểu họ? Hay anh TDBC nghĩ họ đặc biệt lắm, phải hiểu họ mới biết hết những điểm đạc biệt cao quý của họ chẳng?

    Thành thực mà nói, điều duy nhất tôi – tôi nghĩ tuyệt đại đa số bạn đọc ở đây cũng thế – muốn thấy, dù là không hy vọng cho lắm, là thấy họ “làm cái gì” để cho thấy họ thực sự là những “nhà tranh đấu” yêu nước “đậm đà”. Nếu thế thì vạn phúc cho dân tộc ta. Còn không, nếu có cơ hội gặp nhau ở đâu đó, Texas hay Hà Nội thì tôi cũng không ngần ngại để mời các anh ly cà-phê bờ hồ. Chuyện nhỏ!

    Lâm Vũ

  2. nvtncs says:

    Tuổi 20 là tuổi thiếu hiểu biết, thiếu thông tin, chưa có kinh nghiệm đời và lại còn ít kinh nghiệm chính trị hơn nữa. Cho nên, nếu 20 tuổi lớn lên trong gia đình tử tế, có cha mẹ và thầy dạy dỗ chu đáo thì tự biết những khuyết điểm lớn của mình, và hiểu rằng vì chưa biết gì cả thì hãy ngậm miệng lại, dựa cột vểnh tai lên mà nghe, mở mắt ra mà nhìn.
    20 tuổi xuống đường biếu tình chỉ làm bung xung đỡ đạn cho mấy thằng gìa nó lợi dụng mình thôi.

    Nhưng câu hỏi quan trọng nhất mà người thanh niên 20 tuổi trong thập niên 60 ở miền Nam phải đặt ra là:
    “Ở ngoài Bắc có cơ hội được biểu tình không? Và nếu xuống đường biểu tình thì những gì sẽ đến với mình?”

    Câu trả lời mà chính người thanh niên miền Nam ngu đến đâu chăng nữa như TDBC cũng thừa biết là
    “Ở ngoài Bắc không bao giờ có biểu tình và nếu biểu tình thì sẽ “được” đi mò cua tức khắc, không những mình đi mò cua mà cha mẹ, anh chị em mình cũng đi mò cua vì mình.

    Tóm lại, ở miền Nam có biểu tình, trái lại, ở miền Bắc không bao giờ có biểu tình mà cũng chẳng ai dám biểu tình. Đó là sự khác biệt căn bản giữa VNCH và CSVN. Cho nên cái quyền biểu tình là tự do của miền Nam đó và phải gìn giứ với đời sống của mình.

    Người thanh niên 20 tuổi biết suy nghĩ thì phải trước hết so sánh miền Nam với miền Bắc, và kiên nhẫn ngồi trong môi trường đại học để trở nên người có hữu ích cho xã hội của mình.
    Bổn phận của trẻ con là học hỏi. Bổn phận của người lớn là dạy dỗ và chỉ dẫn. Xã hội nào không theo quy luật đó là xã hội loạn lạc, xã hội đảo điên.

  3. noileo says:

    “20 tuổi không theo CS là người không có trái tim” là điều có thể đúng với Bùi Minh Quốc, có thể đúng với những người lúc còn trẻ phải sống dưới ách cai trị cải-cách-ruộng-đất-độc-ác-ngu-dân-bưng-bít-dầu-độc-thông-tin của hồ chí minh ở “miền bắc xã hội chủ nghĩa”.

    Nhưng với những kẻ 21 tuổi vào thập niên 1960, là sinh viên, là giáo sư ở VNCH, nghĩa là không đến nỗi đần độn lắm lắm, nghĩa là, mặc dầu lúc ấy những thông tin về hồ chí minh & võ nguyên giáp & phạm văn đồng ký công hàm hoàng sa bán nuớc chưa đuọc phổ biến đầy đủ, nhưng hẳn là những kẻ ấy cũng đã biết rõ về tội ác của hồ chí minh & cs ở “miền bắc xã hội chủ nghĩa”, về tội ác của cs liên xô và các chế độ cs bên Đông âu…

    nhưng những kẻ ấy vẫn chọn lựa làm “trí thức giải phóng” đi theo con đuòng tội ác của hồ chí minh & cộng sản việt nam, tàn phá đất nuớc Việt nam, giết hại nhân dân đồng bào,
    (xong lại “tâm sự” để ra cái điều “xúc động” trước thảm cảnh của người dân VN trong chiến tranh, nhưng lại bịp bợm, làm như không biết, do đó rất đểu giả không nêu rõ chính là cuộc xâm lăng của cộng sản vào VNCH đã gây nên thảm cảnh, mà không nói rõ chính là hồ chí minh và cs miền bắc đã gây nên cuộc chiến tranh 20 năm người Việt ta giết người Việt mình, xâm lăng VNCH khiến đồng bào VN phải chịu thảm cảnh trên).
    Thì phải nói là những kẻ ấy đã có những hành động tội ác, chứ chẳng có gì là “lý tưởng” là “chọn lựa chính trị”.

    Sau này cũng có mấy nhà “trí thức giải phóng & trí thức cộng sản” tỏ ra hối hận, cho rằng vì tuổi trẻ nông nỗi mà đi theo cs lầm lỡ phá hoại đất nước, thì cũng đuọc đi!
    Nhưng rồi quý các nhà “trí thức giải phóng” lại dở trò làm chứng gian, nuốt lai những lời nói tử tế, tự nhổ vào mình, tuyên ngôn rằng cái cộng sản mà họ phục vụ & bám đuôi hồi nẳm, đi lùng sục phá hoại bắn giết người Việt miền Nam, là “cộng sản chân chính”, là “cộng sản thẻ đỏ tim đỏ”, còn bọn cs kia & bọn cs sau này là cộng sản không chân chính, là cộng sản thẻ đỏ tim đen (sic)…!

    Thế nào là “cộng sản chân chính & thẻ đỏ tim đỏ”?

    • noileo says:

      Thế nào là “cộng sản chân chính & thẻ đỏ tim đỏ”?

      Để trả lời cho câu hỏi trên, có một cách là, hãy nhìn vào những người cộng sản chân chính thẻ đỏ tim đỏ,
      hãy nhìn vào lối sống, hành vi công vụ, tư vụ… của nhũng nhà “cộng sản chân chính thẻ đỏ tim đỏ“ thì có thể biết ngay thế nào là “cộng sản chân chính thẻ đỏ tim đỏ“!

      Hãy thử nhìn vào nhũng tên tuổi như Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh…
      Hãy thử nhìn vào những tên tuổi như Hồ chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn đồng…

      Chắc chắn những tên tuổi nêu trên phải là những nhà “cộng sản chân chính thẻ đỏ tim đỏ”!
      (kẻ này sẵn sàng đánh cá, đánh cuộc, đánh cuợc…, thách đố cả 3 triệu đảng viên cộng sản Vn hiện tại, có ai dám nói những danh tính & tên tuổi nêu trên lại không phải cộng sản chân chính & thẻ đỏ tim đỏ”!?

      “Không chân chính & không thẻ đỏ tim đỏ” mà đuợc “toàn đảng & toàn-quân & toàn thể công-an-nhân-dân-còn-đảng-còn-mình …, tín nhiệm & đề nghị” vào những chức vụ lãnh đạo hàng đầu của đảng, sao?

      Và người ta thấy gì ở lối sống, hành vi công vụ, tư vụ… của nhũng nhà cộng sản chân chính điển hình kể trên…?

      Người ta thấy Nguyễn Văn Linh và các đồng chí sang Trung quốc khấu đầu van xin Tàu cộng mong đuọc tái làm đàn em nô lệ cho đảng cộng sản Tàu.

      Người ta thấy Đỗ Mười “đánh tư sản”, đòi giật xập những căn nhà tầng cho đúng theo sách vở & lý thuyết xây dựng chủ nghĩa xã hội chân chính thẻ đỏ tim đỏ.

      Nguòi ta thấy Lê Khả Phiêu và những bản hiệp định cắt đất biên giới & cắt biển VN xáp nhập vào Tàu cộng…

      Người ta thấy Hồ chí Minh kêu gào, đòi đốt sạch dãy Trường Sơn của Việt nam, tiến hành cuộc xâm lăng cộng sản, suốt 20 năm lường gạt & cưỡng ép người Việt ta giết người Việt mình, chiếm đoạt VNCH dâng cho chủ nghĩa cộng sản ác quỷ, phục vụ cho tham vọng quyền lực cộng sản chân chính thẻ đỏ tim đen.. (Mấy nhà cộng sản chân chính thẻ đỏ tim đen Ba đình hôm nay, mới chỉ bâu-xít một vùng núi rừng Tây nguyên thôi, thua xa “hùng tâm đảm luợc” đốt sạch dãy trường sơn!)

      Người ta thấy Hồ chí Minh nói dối không chớp mắt: “bác vẫn độc thân”, trong khi có một bà Tăng Tuyết Minh trung chinh ngóng chồng, trong khi có một cô gái 40 tuổi trẻ hơn nhà cộng sản chân chính thẻ đỏ tim đỏ đang nằm dài trên giuờng đợi Hồ trong căn “nhà lá” trị giá hàng triệu đô la thời điểm nhũng năm 1954, 56…, cho Hồ một đứa con trai, tin rằng sau khi đã có con, sẽ đuọc làm vợ của nhà cộng sản chân chính thẻ đỏ tim đỏ số một La mã nhớn…,

      để rồi sau đó nguòi phụ nữ trẻ đã phải chết tức tuởi trong ô nhục.

      Người ta thấy Hồ chí Minh với sự đồng loã của Võ Nguyên Giáp, cho Phạm Văn Đồng ký dâng Hoàng sa cho tàu cộng.

      Người ta thấy Hồ chí Minh và cuộc giết người đồng chủng hàng loạt, giết hại hàng trăm ngàn nông dân miền Bắc theo một cung cách giết người vô cùng tàn bạo dã man của Tàu cộng.

      Người ta thấy “sử gia & trí thức cộng sản chân chính thẻ đỏ tim đỏ” Trần Huy Liệu và những con tương cận, chuyên nghề làm chứng gian, bóp méo lịch sử, dối gạt & xua đẩy trẻ em vào chỗ chết phục vụ cho quyền lợi đảng của trí thức xã nghĩa tim đỏ thẻ đỏ aka chuyên gia làm chứng gian… bao che cho toi ac cua HCM & csvn.

      Người ta thấy ở các nhà cộng sản chân chính thẻ đỏ tim đỏ Mạnh, Triết, Dũng, MƯời, Linh, Kiệt, Phiêu… , nhũng hành động vào thời điểm tuy có khác, nhưng tính cách thì chỉ những tàn dân hại nuớc, phi đạo đức, không khác bao nhiêu so với tính cách & hành vi của nhà cộng sản chân chính thẻ đỏ tim đỏ hồ Chí minh, đúng như họ vẫn cố gắng “học tập và làm theo, .

      Tắt một lời, thông qua đời sống công tư & hành vi & hoạt động & cung cách thi hành nhiệm vụ…, của các nhà cộng sản chân chính thẻ đỏ tim đỏ số dzách, như nêu trên, có thể nói:

      “cộng sản chân chính thẻ đỏ tim đỏ là những người & là những thuộc tính:
      làm chứng gian,
      bất nhân bất tín bất nghĩa, phản trắc,
      bóp méo lịch sử, nói dối không chớp mắt,
      gian dâm tàn ác, giết người không gớm tay,
      giỏi kích động hận thù & gây chiến tranh,
      nói một đằng làm một nẻo,
      đàn áp trí thức, trấn lột dân nghèo, ăn cắp quốc khố & mãi quốc cầu vinh,
      sẵn sàng cắt đất của tổ quốc Việt nam ngàn đời thân yêu, quỳ gối dâng cho ngoại bang tàu cộng để đuọc Tàu cộng bảo vệ “quyền lợi đảng”, bảo kê cho ngôi vị đầu nậu trấn lột nhân dân đất nuớc VN.”

      “Cộng sản chân chính” ?!
      “Cộng sản thẻ đỏ tim đỏ” ?!?!

      Toàn những chuyện bịp bợm dối người & lừa mình

  4. Hồ Tinh La Fontaine says:

    Câu chuyện trong Rừng.
    Hai Thầy / Trò cùng đi trong rừng. Trò bỗng hỏi Thầy:

    Trò: ” Thưa thầy, trên đời, Loài thú nào độc ác nhất ?
    Thầy: Người !
    Trò: ? ? ? !
    Thầy: Những con thú ác nhất trong rừng, bất quá, cũng không giết (ăn thịt) đồng loại
    vớichúng.
    Chỉ có con người mới có khả năng không những chỉ có thể giết đồng loại
    mà còn có thể xúi cho đồng loại giết nhau rồi còn tự giết chính mình được nữa.
    Trò: ! ! ! !

Leave a Reply to Lâm Vũ