WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trở lại “DỤ” số 10

Trong bài “LHQ và vụ khủng hoảng Phật giáo 1963 (VI)”, đăng trên DCVOnline.net ngày 26-10-2010, ông Nguyễn Văn Lục, có đoạn đề cập đến bài viết của tôi nhan đề là “Lý do cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963” đăng trên các báo vào tháng 11-2009, chứ không phải trong sách Việt sử đại cương tập 6 như ông Nguyễn Văn Lục viết, đơn giản chỉ vì sách nầy chưa xuất bản.

Sau khi trích dẫn ba người viết khác nhau, trong đó có một đoạn trong bài viết của tôi, ông Nguyễn Văn Lục viết: “Cả ba đoạn trả lời trích dẫn trên đều có chung đặc điểm là mơ hồ, có chỗ lạc đề, có chỗ như xuyên tạc như nhận xét của ông Trần Gia Phụng. Trong một đoạn văn ngắn ở trên, ông Trần Gia Phụng đã mắc nhiều sai lầm và xuyên tạc vô bằng. Ông cho người ta có cảm tưởng ông chưa hề đọc bản văn về Dụ số 10.”

Tôi không dám nói là ông Lục chưa đọc Dụ số 10, nhưng riêng phần tôi, tôi xin gởi tặng ông Lục nguyên bản photocopy chương thứ nhất Dụ số 10 đăng trên Công báo Việt Nam ngày 19-8-1950, nhằm trả lời cảm tưởng của ông Lục rằng tôi “chưa hề đọc bản văn về Dụ số 10” để dư luận rộng rãi theo dõi.  Xin ông Nguyễn Văn Lục vui lòng đừng chủ quan phán đoán.

Trở lại Dụ số 10.  Dụ số 10 ngày 6-8-1950 gồm 45 điều.  Chương thứ nhất (nguyên tắc), điều thứ nhất ghi rằng: “Hội là hiệp ước của hai hay nhiều người thỏa thuận góp kiến thức hay hành lực một cách liên tiếp để theo đuổi mục đích không phải là phân chia lợi tức, như là mục đích thuộc về tế tự, tôn giáo, chính trị, từ thiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồng nghiệp ái hữu. Muốn có hiệu lực thị hội nào cũng phải hợp với nguyên tắc chung của pháp luật về khế ước và nghĩa vụ.”

Sau điều thứ nhất, Dụ số 10 triển khai chi tiết điều kiện, mục đích, điều lệ, quy chế tổ chức hiệp hội,… Đến chương thứ năm, điều thứ 44,  ghi rằng: “Chế độ đặc biệt cho các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô và các Hoa kiều lý sự hội sẽ ấn định sau.”

Như thế, theo Dụ số 10, các hội truyền giáo các tôn giáo như Phật giáo, Cao Đài giáo, Phật giáo Hòa Hảo đều nằm ngang hàng với các hội “chính trị, từ thiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồng nghiệp ái hữu”, trong khi theo điều thứ 44 của Dụ nầy, các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô và các Hoa kiều lý sự hội sẽ được ấn định sau.

Sẽ ấn định sau”, theo ông Nguyễn Văn Lục “có nghĩa là 13 năm sau vẫn chưa ấn định, có nghĩa Hội truyền giáo Ki tô và Hội Hoa Kiều Lý sự vẫn chưa có được quy chế đặc biệt. Vậy thì căn cứ vào đâu để nói rằng hội truyền giáo ki tô giáo được hưởng quy chế ưu đãi dựa trên pháp quy?

Ông Lục nói đúng là cho đến khi chế độ Ngô Đình Diệp sụp đổ ngày 1-11-1963, vẫn chưa có quy chế cho các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô.  Tuy nhiên, chẳng cần căn cứ vào đâu, người ta cũng hiểu rằng các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô không nằm trong các điều khoản do Dụ số 10 quy định thì không bị ràng buộc bởi Dụ số 10, và hoàn toàn tự do hoạt động mà không bị hạn chế bởi bất cứ quy định nào, đứng biệt lập ngoài vòng cương tỏa của luật pháp.  Như thế Dụ số 10 có phân biệt đối xử giữa các tôn giáo hay không?  Xin để cho người đọc trả lời.

Ở một đoạn sau, ông Nguyễn Văn Lục còn viết tiếp: “Có hai điều đặc biệt là Bảo Đại đã ký Dụ số 10 tại Vichy, bên Pháp. Đến 19 tháng 11, năm 1952, có sửa đổi một hai điều lệ liên quan đến Bộ thể thao và thanh niên với chữ ký của Vũ Hồng Khanh, bộ trưởng thanh niên và thể thao cùng với chử ký của bộ trưởng Ngô Thúc Định và chữ ký của Bảo Đại năm 1952. Lần này Bảo Đại ký ở Sài Gòn. Đến ngày 3 tháng tư, 1954 một lần nữa lại có sự sửa đổi và lần này có chữ ký của thủ tướng Bửu Lộc và vua Bảo Đại tại Đà Lạt.”  Đúng là Dụ số 24 ngày 19-11-1952 sửa đổi Dụ số 10 liên hệ đến quy chế các hiệp hội thanh niên và thể thao, nhưng Dụ số 6 ngày 3-4-1954 bổ túc Dụ số 10 mới đáng quan tâm, theo đó điều thứ nhất của Dụ nầy ghi rằng: “Điều thứ 11 của Dụ số 10 ngày mồng 6 tháng tám dương lịch năm 1950 ấn định quy chế các hiệp hội được bổ túc như sau đây:  “Các giới thẩm quyền đã ban phép thành lập cho một hiệp hội có thể ra lệnh khai trừ một hay nhiều nhân viên trong ban quản trị hiệp hội ấy mà không cần phải cho biết vì lẽ gì.  Hiệp hội nào bất tuân lệnh ấy phải bị giải tán do quyết định của giới thẩm quyền vừa kể ở khoản trên.”

Như thế, tu sĩ các hội Phật giáo, Cao Đài giáo, Phật giáo Hòa Hảo  nằm trong quy chế nầy, có thể bị chính quyền khai trừ mà không cần cho biết lý do, trong khi tu sĩ các hội Truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô không nằm trong quy chế Dụ số 10, thảnh thơi hoạt động và đương nhiên không khi nào bị chính quyền có thể khai trừ gì cả.  Như vậy, Dụ số 10 và Dụ số 6 bổ túc cho Dụ số 10, có phân biệt đối xử giữa các tôn giáo hay không?  Cũng xin để cho người đọc trả lời.

Dụ số 10 được ban hành ngày 6-8-1950 và Dụ số 6 được ban hành ngày 3-4-1954 dưới chế độ Quốc Gia Việt Nam, do Bảo Đại làm quốc trưởng.  Qua thời chính phủ Ngô Đình Diệm, từ năm 1954 đến năm 1963, các dụ nầy không bị bãi bỏ, tiêu hủy.  Điều đó có nghĩa là các dụ nầy đương nhiên vẫn còn giá trị pháp lý.  Vì vẫn còn giá trị pháp lý nên Dụ số 10 và Dụ số 6 vẫn ràng buộc các tổ chức Phật giáo, Cào Đài giáo và Phật giáo Hòa Hảo theo các quy định trong hai dụ nầy.

Sau biến cố ngày 8-5-1963 tại Huế và nhất là sau khi Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ngày 11-6-1963 tại Sài Gòn, mới diễn ra cuộc họp từ 14 đến 16-6-1963 giữa Uỷ ban Liên bộ của chính phủ Ngô Đình Diệm và Uỷ ban Liên phái Phật giáo.  Cuộc họp nầy đi đến bản thông cáo chung được tổng thống Diệm duyệt ký và công bố ngày 16-6-1963.  Thông cáo chung gồm có 4 mục lớn là: 1) Quốc kỳ – đạo kỳ.  2) Dụ số 10. 3) Vấn đề bắt bớ và giam giữ Phật giáo đồ. 4) Tự do truyền giáo và hành đạo.

Mục 2 của bản Thông cáo chung, liên hệ đến Dụ số 10, nguyên văn như sau: “Tách Hiệp hội có tính cách tôn giáo ra khỏi Dụ số 10 và lập một quy chế hợp với tính cách đặc biệt về nhu cầu sinh hoạt của những Hiệp hội tôn giáo ấy.  Quy chế đó sẽ là một đạo luật do Quốc hội soạn thảo với sự tham khảo trực tiếp ý kiến của tôn giáo lien hệ.  Quốc hội sẽ biểu quyết đạo luật nầy, chậm là cuối năm 1963 hoặc đầu năm 1964.  Trong khi chờ đợi ban hành đạo luật mới, Uỷ ban Liên bộ đồng ý sẽ có những chỉ thị cần thiết để Dụ số 10 không áp dụng quá khắt khe đối với các Hội Phật giáo, Phật học.  Phái đoàn Phật giáo cam kết chỉ thị cho các tăng ni chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp Quốc gia và thi hành mọi biện pháp kỷ luật nội bộ đối với những hành động lệch lạc.”Minh Không Vũ Văn Mẫu, Sáu tháng pháp nạn 1963, Paris: Giao Điểm, 2003, tr. 282.)  (Cuối sách nầy cũng có đăng nguyên văn Dụ số 10.)

Nếu Uỷ ban Liên bộ chính phủ Ngô Đình Diệm không nhận thấy sự bất công của Dụ số 10, sao Uỷ ban Liên bộ lại chịu: “Tách Hiệp hội có tính cách tôn giáo ra khỏi Dụ số 10 và lập một quy chế hợp với tính cách đặc biệt về nhu cầu sinh hoạt của những Hiệp hội tôn giáo ấy.  Quy chế đó sẽ là một đạo luật do Quốc hội soạn thảo với sự tham khảo trực tiếp ý kiến của tôn giáo lien hệ.  Quốc hội sẽ biểu quyết đạo luật nầy, chậm là cuối năm 1963 hoặc đầu năm 1964.  Trong khi chờ đợi ban hành đạo luật mới, Uỷ ban Liên bộ đồng ý sẽ có những chỉ thị cần thiết để Dụ số 10 không áp dụng quá khắt khe đối với các Hội Phật giáo, Phật học.” Cần chú ý thêm là thông cáo chung nầy đã được chính tổng thống Ngô Đình Diệm duyệt ký, nghĩa lả tổng thống Diệm cũng chấp nhận rằng Dụ số 10 không còn thích hợp và cần được sửa đổi.  Những người trong cuộc đã nhận ra sự bất công của Dụ số 10 và chịu sửa đổi Dụ số 10, mà ông Nguyễn Văn Lục cứ nhất định cho là chuyện đó không có.  Thật là ‘bảo hoàng hơn vua”.

Ông Nguyễn Văn Lục còn đi xa hơn khi ông viết: “Đồng hóa hội truyền giáo Thừa sai Ba Lê và giáo hội Việt Nam là một điều thiếu lẽ phải và ác ý. Và nếu có ai lưu tâm một chút là kể từ năm 1951 (chưa có Hội đồng giám mục VN) thì đã có một Thư chung, ký tên rõ ràng như sau: Hàng giáo phẩm công giáo Việt Nam. Việt Nam lấy lại quyền tự chủ và khai sinh nền đệ nhất cộng hòa, điều ấy một cách thầm lặng và tự nhiên đưa tới sự thay thế các thừa sai ngoại quốc trong vai trò lãnh đạo. Và vì thế, cũng sau 1954 thì các vị thừa sai Ba Lê tự rút lui và nhường chỗ cho hàng giáp phẩmViệt Nam cai quản các giáo phận, liên lạc trực tiếp với khâm sứ hay với Vatican…”

Sau đó, không hiểu vì lý do gì, ông Nguyễn Văn Lục viết tiếp trong bài của ông một cách chủ quan rằng: “Đấy là cái ẩn ý gán ghép của ông Trần Gia Phụng. Đồng hóa tất cả các Hội Truyền giáo Ki tô giáo đồng thời nói được hưởng quy chế đặc biệt mà thực sự không có một văn bản pháp lý nào chứng tỏ có hưởng quy chế đặc biệt.”

Thưa ông Nguyễn Văn Lục, ai đồng hóa Hội Thừa Sai Ba Lê và Giáo hội Việt Nam thì tôi không cần biết, nhưng trong bài viết của tôi, tôi chỉ trình bày sự bất công của Dụ số 10 và tình hình giữa Phật giáo và chính phủ Ngô Đình Diệm, chứ tôi hoàn toàn không đả động gì đến Ky-Tô giáo La Mã.  Tôi đã tách bạch rõ ràng vấn đề tôn giáo trong phần “Sơ kết cuối tập 3”, tt. 415-442, sách Việt sử đại cương tập 3 xuất bản năm 2007.  Vì vậy, tôi thấy không cần thiết trả lời ông Nguyễn Văn Lục về việc nầy, dầu cách viết của ông Nguyễn Văn Lục chẳng những đầy “ẩn ý gán ghép”, mà còn đây ác ý gán ghép.

Tôi chỉ trả lời những vấn đề trong bài viết của ông Nguyễn Văn Lục liên hệ đến tôi.  Còn những vấn đề khác thì xin để dư luận chung phê phán. Dầu sao, tôi cũng xin cảm ơn ông Nguyễn Văn Lục đã chú ý đến bài viết của tôi và quảng cáo sớm sách Việt sử đại cương tập 6 của tôi sẽ xuất bản trong năm tới.

© Trần Gia Phụng
© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Trở lại “DỤ” số 10”

  1. maison says:

    Chiếu dụ số 10 vẫn được áp dụng trong việc lập hội cho đến ngày 30 tháng Tư 1975
    *****

    -Chiếu Dụ số 10 ngày 6-8-1950 sửa đổi bởi Dụ số 24 ngày 19-11-1952 ấn định Quy chế các Hiệp Hội,
    -Chiếu đơn đề ngày 4-11-1964 của ông Lê Minh Khôi và Hạ Chí Khiêm xin cho Đại Đạo Thanh Niên Hội được phép thành lập và hoạt động,

    - Chiếu công văn thỏa hiệp của Bộ Nội Vụ số 1784-BNV/KS ngày 9-3-1965,
    Thành lập Đại Đạo Thanh Niên Hội
    Sài Gòn, ngày 16 tháng 3 năm 1965.

    Tổng Trưởng Bộ Thanh Niên và Thể Thao,
    Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Tấn Hồng.

    -Chiếu Dụ số 10 ngày 6-8-1950 sửa đổi bởi Dụ số 24, ngày 19-11-1952 và Dụ số 6 ngày 3-4-1954 ấn định quy chế hiệp hội.

    -Chiếu đơn đề ngày 28-4-1965 xin thành lập Hội Tổ Tiên Chính Giáo;
    Thành lập Hội Tổ Tiên Chính Giáo
    Saigon, ngày 26 tháng 4 năm 1966

    Ký Tên “Trần Minh Tiết”

    -Chiếu Dụ số 10 ngày 6-8-1950 sửa đổi bởi Dụ số 24, ngày 19-11-1952 và Dụ số 6 ngày 3-4-1954 ấn định quy chế hiệp hội.

    Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo VNTN làm tại chùa Xá Lợi 20/11 ÂL (4/1/64) .Do Tổng Trưởng Nội Vụ ký ban hành , nghị định số 329 – ngày 24/3/64 .Ký tên: Hà Thúc Ký

    Sắc Lệnh 158/SL/CP công nhận HC trên . Do CT Hội Đồng QĐCM kiêm Thủ Tướng Chính Phủ ký ban hành . Ký tên: Nguyễn Khánh .

  2. D.Nhật Lệ says:

    Nói thẳng ra,Dụ số 10 ra đời thời Pháp và thuộc trách nhiệm các chính phủ thời vua Bảo Đại và chính phủ NĐD.lúc ấy bận lo việc củng cố và ổn định nội bộ nửa nước VN.có thể nói là không trách nhiệm gì,xét theo nguyên tắc dân chủ.
    Nguyên tắc đó là mọi Dụ hay Sắc lệnh đều được bất cứ dân biểu nào trình lên Quốc Hội xem xét để
    sửa đổi hay tu chính thành luật mới(lập pháp) thì chính phủ (hành pháp) lo việc thực hiện và Tư pháp lo việc kiểm soát xem có làm đúng theo luật hay không.
    Câu hỏi nên được đặt ra là tại sao phải đến năm 1960 người ta mới quan tâm đến sự thiếu công bình
    của Dụ số 10 rồi đưa đến sự lật đổ chế độ NĐD.Phải chăng người ta ngầm hiểu đó là NGÒI NỔ chưa
    được tháo cho đến năm 1963 ? Lẽ ra,nếu quan tâm thì ngay thời kỳ đầu ông NĐD.chấp chánh,người
    ta đã trình lên Quốc Hội xem xét rồi,chứ đâu phải đợi trễ như thế !

  3. Huy Phươnng Nguyễn says:

    Ông Trần Gia Phụng là một sử gia mà không phân biệt nổi giáo hội (công giáo la mã) và hội truyền giáo Thiên Chuá và Gia Tô khác nhau như thế nào thì đúng là nhà “giết sử”. Hội truyền giáo chỉ là một bộ phận rất nhỏ của giáo hội công giáo la mã, chẳng hạn như hội thùa sai Paris là một trong những hội truyền giáo đó của giáo hội công giáo. Lại còn một điều ông TGP hiểu rất sai lầm về ý nghĩa của chế độ đặc biệt. Đặc biệt không có nghĩa là ưu đãi, mà thật ra là có sự khác thường, có thể tốt hơn cũng có thể tệ hơn. Thí dụ sau 1975, chính quyền CSVN đối xử đặc biệt với các quân dân chính quyền VNCH mà họ gọi là nguỵ quân nguỵ quyền thì chẳng có ưu đãi gì mà là một đối xử tàn ác vô cùng tồi tệ.
    Thật đáng tiếc cho một người viết sử lại không viết theo dữ kiện khách quan lại viết theo cảm tính và sự lầm lẫn tai hại.

  4. BaWa says:

    Hãy kwên đi NguyễnLục khùng
    Anh chàng ”tuxuất” lùngbùng tưduy
    Ai mà thèm đọc ”lũy” nầy
    Ngoại trừ những kụ thờ thầy DêHư!!!

Leave a Reply to Huy Phươnng Nguyễn