Du lịch khu chứng tích vụ thảm sát ở Mỹ Sơn, Việt Nam
Tác giả: David Calleja
Phỏng theo TravelMag.co.uk (2/3/10)
KD chuyển ngữ
Nguồn: travelmag.co.uk
Ngày 16 tháng 3 năm 1968, 504 thường dân đã bị đại đội Charlie thuộc quân đội Hoa Kỳ sát hại vì đã nghi ngờ họ là lính Việt Cộng hoặc giúp đỡ Việt Cộng. Trong vài trường hợp, phụ nữ đã bị cưỡng bức và bị cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể trước khi bị giết. Các tác giả như Michael Bilton và Kevin Sim đã từng so sánh đợt tấn công này với chiến thuật sử dụng bởi Đức Quốc Xã với dân làng ở Lidice, CH Czech vào tháng 6 năm 1942. Tin tức về vụ thảm sát này đã được ký giả điều tra độc lập Seymour Hersh công bố ở Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 1969 hơn 1 năm rưỡi sau khi nó xảy ra, khi tờ St. Louis Post-Dispatch đăng tải các đoạn trích từ những mẫu đối thoại giữa ông và thiếu úy William Calley – người duy nhất bị xử tội thảm sát hàng loạt – cùng với những lính khác có mặt ở thôn Mỹ Lai.
Calley, người đã từng được Hoa Kỳ cho là tội phạm chiến tranh tàn bạo nhất, đã từng bị tòa án quân đội xử án tù chung thân lao động khổ sai. Nhưng thành phần ủng hộ chiến tranh thì cho rằng ông ta chỉ là vật tế thần. Một ngày sau khi ông ta bị tuyên án vào năm 1971, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã hạ lệnh cho ông ta được giam tại gia ở căn cứ quân đội Fort Benning, bang Georgia trong thời gian kháng cáo. Calley sau đó được trả tự do vào năm 1974.
Sau hơn 30 năm từ chối không tiết lộ chi tiết gì về vai trò của mình trong vụ thảm sát thường dân đó, Calley đã bị tờ Daily Mail của Anh tìm ra vào năm 2007 tại thành phố Atlanta và đồng ý trả lời phỏng vấn “trong đúng 1 giờ đồng hồ” nếu được trả trước 25,000 USD. Bài báo tiếp tục:
“Calley đã vội vã lẩn tránh khi chúng tôi có mặt ở nơi hẹn đúng ngày giờ không phải với tấm chi phiếu mà với một loạt các câu hỏi chính đáng. Đó là một hành động mà người dẫn đầu vụ Thảm Sát Mỹ Lai đã không bao giờ ban cho những nạn nhân vô tội của ông ta.”
Nhưng vào năm 2009, ông ta đã phá vỡ sự im lặng và chính thức xin lỗi về vai trò của mình trong việc tổ chức thảm sát hàng loạt. Ông cũng gọi hành động hạ sát theo mệnh lệnh của mình là “ngu xuẩn” và cảm thấy hối hận về cái chết của các thường dân Việt cùng gia đình của họ.
Các thành viên của đại đội Charlie cũng đã không ngần ngại cho biết về kinh nghiệm của họ trong vụ thảm sát. Binh nhất Varnado Simpson, người đã phục vụ trong trung đội chiếm đóng thôn Mỹ Lai, tuyên bố như sau:
“Anh có biết cảm giác giết chết 500 người chỉ trong 4, 5 giờ đồng hồ là như thế nào không? Nó như là lò đốt mà Hilter đã sử dụng vậy đó. Anh xắp 50 người thành hàng, phụ nữ, người già, trẻ con, và cứ bắn hạ họ. Và cứ như thế đó – từ 25 đến 50 đến 100 người. Cứ giết. Chúng tôi cứ gom họ lại, tôi và 2 thằng nữa, chúng tôi cứ cài khẩu M-14 vào thế tự động và cứ bắn gục họ.”
Hơn 40 năm qua, không có khẩu hiệu nào để người ta có thể nhận ra để nhớ về không gian khủng khiếp đã bao trùm thôn 4 (Tư Cung) của Mỹ Lai, Việt Nam.
Nằm ở vùng ngoại thành cách thành phố Quãng Ngãi 12km, Mỹ Lai được chia thành 4 thôn tụ lại thành Mỹ Sơn, thuộc huyện Sơn Tịnh. Mỹ Sơn là nơi xảy ra hành động tàn ác gây nhức nhối trong lòng những người đã bị thu hút bởi sự kiện xáo động diễn ra chỉ trong 4 giờ này, một vụ thảm sát được đề cập đến như một trong những tội ác cực kỳ ghê tởm nhất trong lịch sử hiện đại.
Giờ thì bạn có thể tưởng tượng tôi kinh ngạc đến thế nào khi được người bán vé du lịch chào đón trong lúc trả tiền với câu nói “Đón mừng bạn đến với Mỹ Lai, Lò Thiêu Đốt của Việt Nam.”
Điều này đối với tôi thật bất ngờ. Ý tưởng được “đón mừng” ở một nơi chôn cất tập thể chưa bao giờ đến với tôi trong đầu. Giọng nói của cô ta làm cho tôi có cảm tưởng rằng mình sắp trở thành một người nữa trong con số đóng góp cho ngành du lịch tưởng-nhớ-tội-diệt-chủng.
Nếu nụ cười ấy có tươi thêm tí nữa, đây có thể là một khu ma quỷ trong một hội chợ văn hóa giải trí.
Có thể đó là một buổi sáng ế ẩm và cô bán vé cực chẳng đã cần phải khiến không khí tươi tắn hơn trong lúc khách hàng thưa thớt, thành thật tìm cách để khiến cuộc thăm viếng của mọi người trở nên đáng nhớ. Trước đó thì anh Billy, tài xế xe ôm của tôi, đã cố gắng làm tôi cười với những chuyện vui dí dỏm (black humor) mà tôi đón nhận một cách nghiêm trọng hơn anh ta dự tính. Anh ta có vẻ ngạc nhiên khi có được một hành khách Tây phương không phải từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, anh ta đảm bảo rằng bởi vì tôi là người Úc châu, sẽ không có tai nạn xe cộ nào sẽ xảy ra. Hôm đó thật là một ngày may mắn cho tôi.
“Tại sao anh lại muốn đến Mỹ Lai? Vào mùa này, không có nhiều khách du lịch đến đây,” anh ta hét to trong lúc phóng xe ngang qua các trẻ em học sinh và người đi xe đạp trên đường phố. Tôi giải thích mục đích viếng thăm của tôi là để nới rộng sự hiểu biết và lòng tôn trọng của tôi đối với lịch sử chiến tranh của đất nước này. Khi tôi đề cập đến việc tôi yêu thích Việt Nam hơn những nơi khác mà tôi đã từng đến, Billy tấp xe vào lề đường và dừng lại. Anh ta nhe hàm răng nhuộm màu trầu cười và trấn an tôi rằng anh ta sẽ “chở tôi về lại khách sạn trong trạng thái còn thở.”
Trước khi tôi có thể trả lời gì, thậm chí có thời gian để suy nghĩ tại sao anh ta lại nói như thế, Billy rồ ga chạy tiếp.
Giữa những khoảng đường dằn, Billy nói cho tôi biết số lượng người ngoại quốc đến Quãng Ngãi gia tăng nhiều trong khoảng thời gian kỷ niệm 40 năm vụ thảm sát vào tháng 3. Anh ta nói rằng nhiều người đã đến với máy quay phim để quay cho đài truyền hình và đặt vòng hoa tưởng niệm.
“Đó là thời điểm duy nhất mà người ta quan tâm đến chúng tôi. Những người này đã ở đâu trong suốt 40 năm qua? Người Do Thái và người Ả Rập kêu gọi chúng tôi hãy tưởng nhớ những người dân của họ vì những người này đã bị sát hại trong lò thiêu đốt Holocaust. Khi người Phi châu bị giết, cả thế giới khóc cùng họ. Kể cả Cam Bốt cũng được quan tâm hơn vì Khờ Me Đỏ. Nhưng không ai kêu gọi tưởng nhớ cho chúng tôi, chúng tôi cứ tiếp tục sống.” anh ta nói bằng giọng mỉa mai. Về cảm nghĩ anh ta có cho rằng sự kiện Mỹ Lai là một lò thiêu đốt hay không, anh ta đối đáp, “Vâng, hơi ngạt, bắn giết” – thể hiện bằng những tiếng “Bang! Bang!” -, “giết bằng dao găm. Tất cả đều như nhau thôi.”
Tôi suy nghĩ rất nhiều về ý nghĩa của 3 từ cuối trong câu nói của anh ta. Có khi nào vì việc thiếu vắng từ ngữ tượng trưng như người ta vẫn thường dùng hiện nay mà sự tàn phá ở Mỹ Lai không được người ta quan tâm đến nhiều? Vào năm 2000, tờ Guardian báo cáo về một vụ kiện tội phỉ báng mà trong đó, tờ Living Marxism đã thua đài truyền hình ITN của Anh đối với việc đăng tải hình ảnh của một người đàn ông Bosnia được chụp trong cuộc chiến Balkan cùng với những bài viết sau đó đã khiến dân chúng nghĩ sai lệch về việc tội diệt chủng thật sự có xảy ra hay không. Về nạn diệt chủng ở Rwanda, tờ Living Marxism đã viết rằng Rwanda là “một quốc gia kiên quyết trưng bày bằng chứng được xem là ‘tội ác diệt chủng’ cho tất cả những du khách xem,” trong lúc tuyên bố rằng “thành phần quá khích Hulu đã thất bại trong việc sử dụng kỹ nghệ giết người hàng loạt của Đức Quốc Xã, cho nên không thể nói rằng tội ác diệt chủng đã xảy ra ở Rwanda.”
Việt Nam tuy đã không bị thảy hơi độc, nhưng tôi nghĩ họ đã bị dội bơm xăng và chịu đựng hầu như tất cả các loại đạn dược. Không gian tĩnh lặng đúc kết bởi những cánh đồng ngô bát ngát và ruộng lúa xấp xỉ nước tất cả chỉ là một tấm bình phong. Nếu mảnh đất này có thể lên tiếng và nói lên tất cả những gì nó đã gánh chịu trong suốt cuộc chiến, thì sao?
Đi qua cổng chính của Khu Chứng Tích Sơn Mỹ, tôi mua cho Billy một ly trà đá với hy vọng thuyết phục anh ta đi vào với tôi vì không gì tốt hơn kiến thức của người dân địa phương. Nhưng anh ta có ý kiến khác.
“Hãy thuê một người hướng dẫn. Tôi đã có chỗ trú nắng và một ly giải khát,” anh ta nói thẳng.
Tôi đứng đó với vẻ mặt thương hại của một chú cún con, như một đứa trẻ không nhận được quà Giáng Sinh, hy vọng anh ta sẽ chuyển ý. Thay vào đó, anh ta nói thêm rằng nếu anh ta phải đi theo mỗi người khách mà anh ta chở đến khu chứng tích này, “nó có vẻ như than khóc ở bia mộ của những người tôi chưa bao giờ gặp. Nó sẽ mất đi ý nghĩa. Tôi đi vào trong ngày riêng của tôi cho để cảm thấy quan trọng hơn.” Billy không hề nói cho tôi biết ngày riêng đó là ngày nào.
Pages: 1 2
Giống hệt như bộ máy tuyên truyền tẩy não thiếu nhi cuả Joseph Goebbels trong chế độ Hitler , các tên tay chân cuả ông Hồ là Tố Hữu , Trần Huy Liệu
nhào nặn ra những hình ảnh căm thù như “Hai đưá bé” hay các thần tuợng như Lê Văn Tám nhằm nhồi sọ, mê hoặc , lưà gạt thiếu nhi, phụ nữ vô tội VN ,biến chúng thành những bộ máy giết nguời mà không hề đuợc huấn luyên quân sự hay trang bị vũ khí cho chúng để xử dụng trong chiến tranh đẫm máu
gọi là “Chiến tranh nhân dân”. Đây là loại chiến tranh cuả CSTQ áp dụng trong chống Nhật và Tuỡng Giới Thạch mà Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp từng đuợc huớng dẫn và nhiều lần sau này Giáp viết sách để tư hào , thần thánh hoá mình. Chính cái loại “chiến tranh nhân dân” naỳ nguyên nhân mọi tội ác sâu xa và thầm kín lên phụ nữ và trẻ em VN mà CSVN không hề dám thú nhận.
Đọc những truyện ngắn cuả Thẫm Thệ Hà, Thiên Giang , Hợp phố hay “Nưả Bồ Xuơng Khô” cuả Vũ Anh Khanh … hay các hồi ký “Heaven and Earth changed places” cuà Lely Hardslip, “Thousand tears falling” cuả Zung Krall, “Under fire ” cuả Oliver North…ta sẽ dễ dàng tìm thấy đây đó.
Vụ Mỹ Lai chĩ rõ sự tàn ác truớc mắt cuả Trung Úy Calley nhưng đồng thời vụ Mỹ Lai cho ta thấy sâu xa hơn cái bản chất vô nhân tính cuả chủ truơng “Chiến tranh nhân dân ” mà HCM vàVõ Nguyên Giáp chủ truơng và áp dụng vào dân tộc Việt Nam .
Trong “Binh Thư Yếu Lược” của Đức Trần Hưng Đạo có đọạn chép: ” Phàm binh không đánh thành không lỗi, không giết người không tội. Kể ra giết cha anh người ta, cướp của cải người ta, bắt con cái người ta, đó điều là trộm cướp. Cho nên binh là để giết bọn bạo loạn và cấm điều bất nghĩa. Binh đến đâu thì người cày không bỏ ruộng, người buôn không bỏ hàng , sĩ đại phu không bỏ chức. Vì quyền bàn bạc về võ chỉ ở nơi người lãnh đạo, cho nên mũi gươm không giấy máu mà người trong thiên hạ điều thân yêu cả.”(Trang 50, 51 trong ấn bản lần thứ nhất do nhà xuất bản Quê Mẹ tại Paris phát hành).
Qua đoạn văn trên ta thấy Đức Trần Hưng Đạo chính là bậc chí nhân trong mọi thời đại, Ngài không bao giờ chủ trương gây chiến tranh, mà chỉ chủ trương đặt quân đội trong tình trạng triệt để bảo vệ chủ quyền quốc gia khi bị ngoại bang xâm lăng. Qua vụ Mỹ Lai ta thấy đây là lỗi lầm đáng trách của cấp chỉ huy đại đội lính Mỹ hành quân lúc đó, nhưng xét cho cùng đây chỉ là lỗi lầm CHIẾN THUẬT đưa đến từ một số cá nhân vô kỹ luật chứ không phải là chủ trương CHIẾN LƯỢC của Hoa Kỳ. Nếu như Hoa Kỳ mà tàn bạo như Đức Quốc Xã của Hitler thì có lẽ Hoa Kỳ đã tự đào hố chôn mình lâu rồi chứ đâu còn tồn tại một cách vững mạnh cho tới ngày nay?
Ngược lại đảng CSVN có những hành động giết người Việt Nam bằng cả CHIẾN LƯỢC trường kỳ,. Trên ba triệu dân và quân cả hai miềm Nam Bắc đã phải bị chết thảm cho tham vọng bành trướng ý thức hệ ngu muội theo con đường Cộng sản Quốc tế….Những chuyện đắp mô, đặt bôm, cài mìn, pháo kích, cả đến nhiều hành động thảm sát như tết Mậu Thân đều năm trong chiến lược của giới cầm quyền tại Hà Nội nhằm phá hủy mọi hạ tầng cơ sở của miền Nam về mọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị lẫn quân sự để cho miền Nam phải đi đến chấp nhận kiệt quệ và thua trận. Những chủ trương chiến lược như thế có khác gì hành động của Taliban hay giới Hồi giáo qúa khích, bất cần những hủy hoại, bất cần người dân họ sống chết ra sao cũng mặc, miễn là gây khốn đốn hư hao mọi hạ tầng cơ sở khắp nơi càng nhiều bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu để đạt cho bằng được thắng lợi sau cùng, mặc dầu thắng lợi sau cùng đó cả sinh lực quốc gia dân tộc phải chịu sự hủy diệt trong nghèo hèn tuột hậu, ngốp ngáo không còn gì nữa!
Cuộc chiến huynh đệ tương tàn trên 20 năm trong qúa khứ chính là tội ác tày trời xuất phát từ nơi những kẻ chủ trương chiến tranh thông qua hàng chớp bu bộ chính trị đảng CSVN. Lý trí cho ta biết khi nhìn vào toàn bộ chiến lược sẽ thấy rõ chủ trương chiến tranh đứng về phía bên nào. Các lãnh tụ CS từ Lénin, Stalin, Mao Trạch Đông đến Hồ Chí Minh v.v….đều đã mang tội ác hủy hoại dân tộc và nhân loại.
Hãy nghe bài thơ cao hứng của Hồ Chí Minh vào năm 1950 khi đến viếng đền thờ của Đức Trần Hưng Đạo.
Một bài thơ chứa đựng nhiều cao ngạo xấc xược và trơ trẻn, gọi một vĩ nhân của dân tộc mất cách đây trên sáu trăm năm là “bác“ chẳng khác gì bạn bè cùng trang lứa. Thật là bất hạnh cho dân tộc đã phải bị hy sinh cho ý chí hoang tưởng của lãnh tụ CS đã thể hiện cả cuộc đời và sự nghiệp qua bài thơ dưới đây:
Bác anh hùng tôi cũng anh hùng,
Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung.
Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc,
Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng.
Bác đưa một nước qua nô lệ
Tôi dắt năm châu đến đại đồng.
Bác có linh thiêng cười một tiếng
Rằng tôi cách mạng đã thành công
Khoảng nửa triệu người đã chết trên biển và trên bộ khi vượt biên tìm đường sống sau 1975,( vài năm trước đảng đã áp lực với chính phủ Nam dương đập phá một tấm bia nhỏ để tưởng nhớ các người đã chết trên đường vượt biên) hàng ngàn sĩ quan, viên chức chế độ cũ đã chết trong các trại giam, bao nhiêu ngàn người chết trên rừng trong các khu gọi là kinh tế mới, bao nhiêu ngàn những người dân đã chết do thiếu thuốc, thiếu ăn sau 1975,do bi đày đọa thể xác , tinh thần từ sau 1975, bao nhiêu ngàn dân Huế đã chết trong trận Mậu Thân (năm 2008, đảng đã tổ chức lễ kỷ niệm đại thắng Mậu thân 40 năm đấy!! ), bao nhiêu ngàn thường dân đã chết dưới các cơn mưa pháo trên đa.i lộ kinh hoàng , Quảng Trị…..đặt Mỹ Lai vào giữa bao nhiêu tr8m ngàn cái chết khác do cộng sản gây nên thì ….việc làm khu chứng tích ..tội ác? nói lên được điều gì …. chúng chỉ là nguỵ chứng cho tội ác tày trời của chúng lên dân tộc, đất nước này không hơn không kém, dân tộc VN không bao giờ quên tội ác tày đình của chúng . ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM (Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu)
Trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, nhiều ngôi làng Việt Nam đã bị thiêu rụi, nhiều ngàn dân lành đã bị cưỡng hiếp, đánh đập, bắn giết. Bao giờ thì có một bia tưởng niệm, một khu di tích để đồng bào hương khói, hoa qủa nhớ đến những oan khiên của họ?
Khu di tích Mỹ Lai làm tim tôi đau nhói,
Người giết người tội lắm ai ơi,
Khu di tích Mỹ Lai làm tôi nhớ một nơi,
Đất Thần Kinh, ngàn người nằm xuống,
Đất vun cao khi tay chân cào cuồng,
Khi da thịt còn biết đớn đau.(1)
Tội tình gì?, con một mẹ giết nhau!!!
Tôi còn nhớ nhiều nơi như thế,
Giữa sân trường, đình, miếu máu loang.
Những thây người, nghiệt ngã tang hoang,
Nằm lồ lỗ nghe tiếng cười khoái trá,
Bọn đểu cáng như loài chó má,
Chủ nghĩa nhân danh,
Giao cấp đấu tranh.(2)
Và bây giờ chúng làm tiền trên xác chết,
Sau khu di tích Mỹ Lai, chưa hết,
Chúng còn bán đất, biển, sông, hồ…
(Bức dư đồ của tiên tổ )
Cho phương Bắc để ngồi mãi ghế cao.
Chú thích:
(1) Chôn sống các nạn nhân.
(2) Chiến dịch Cải cách ruộng đất, đấu tố.
Bạn Vỏ Đại Pháo đặt câu hỏi rất chính xác.
Khi có tự do báo chí, công dân có quyền điều tra và phơi bày tội ác của chính quyền quân đội nước mình để mọi người biết đến và để ngăn chặn lịch sử tái diễn. Còn khi không có tự do báo chí, tự do ngôn luận như ở VN thì người ta chỉ thấy được bề mặt được đánh bóng của chế độ mà thôi. Những tội ác của bề trái vẫn không ai biết đến và cơ hội nó tái diễn rất cao.
Nhắc đến vụ thảm sát Mỹ Lai không thể quên vụ thảm sát ở Huế, và ngược lại. Người ta tìm hiểu để biết, để tưởng niệm, tha thứ, và để hướng tới với niềm tin nó sẽ không xảy ra nữa. Về sự kiện Mỹ Lai tuy công đạo vẫn chưa có được nhưng mọi người có thể hướng tới vì chính quyền VN sẵn sàng nói rõ cho thế giới biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng đối với sự kiện Mậu Thân ở Huế, không ai có thể hướng tới được khi chính quyền VN sợ không nói, và ngăn chặn không cho người dân biết đến.
Gửi BBT,
Double Veteran Duties, theo 1 người bạn chỉ ra, không phải là trách nhiệm “với” lính mà là “của” lính. Hình như tiếng lóng này bắt nguồn từ “Double Duty” (người có 2 vai trò trong quân đội). Cho nên dịch “2 phận sự của lính” có thể chính xác hơn.
K.D.
Chữ ““double veteran duties” đã được giải thích trong bản Anh ngữ nguyên văn dưới đây “…Some of the pictures of young women displayed here were victims of “double veteran duties”, slang for soldiers raping a girl (sometimes multiple times) before killing their victim.”
Theo tôi có 2 cách dịch: 1-dịch theo nguyên văn: Một số hình ảnh thiếu nữ trưng bày ở đây là nạn nhân của những tên lính chuyên hãm hiếp trước khi giết nạn nhân.
2-Chọn một tiếng lóng (slang) đồng nghĩa trong tiếng Việt: Một số hình ảnh thiếu nữ trưng bày ở đây là nạn nhân của những tên lính lê -dương (tiếng lóng chỉ bọn lính đánh thuê, Lính Lê Dương (Legionnaire) trong quân đội Pháp gồm những thành phần ngoại quốc (không phải người Pháp), được chỉ huy bởi sĩ quan Pháp. Bọn lính Lê Dương rất dữ dằn, chuyên hãm hiếp và cướp phá trước khi giết người)
504 người bị sát hại ở Mỹ Lai năm 1968 được Michael Bilton, Kevin Sim và giới truyền thông làm rùm beng. Còn 5327 người bị CS sát hại ở Huế trong dịp tết Mậu Thân, cũng năm 1968, thì chẳng thấy giới truyền thông, Kevin Sim, Michael Milton lên tiếng giải oan.
Vậy thì hai chữ “công bằng” nằm ở đâu hởi Michael Bilton, Kevin Sim và giới truyền thông?
504 người bị sát hại ở Mỹ Lai chỉ là những nạn nhân của một cơn say máu trong chiến tranh. Dù nó là một một tội ác không thể biện minh nhưng dầu sao nó chỉ là hệ qủa của bản chất yếu đuối nhất thời của con người. Tuy nhiên, đã có hàng triệu, triệu con người đã bị giết, bị đày đọa một cách dã man, một cách đê tiện và họ vô cùng đau đớn, với tận cùng bi thương. Họ bị trấn lột nhân vị, bị tướt đoạt phẩm gía, họ bị ép sống như một con thú trước khi bị thảm sát, họ là những nạn nhân có số thứ tự, bi giết có hệ thống, có tổ chức và có mục đích. Tất cả nạn nhân nầy chỉ có một cái tội, đó là họ dám sống như một con người, con người có nhân cách, có kiến thức và có lương tâm. Họ, tất cả là nạn nhân của một đầu óc hoang tưởng, tham tàn, vô nhân và độc ác mang tên Chủ Nghĩa Cộng Sản.
Cứ mỗi một đảng viên Cộng Sản là một tấm bia rõ nét về một thời thương đau và tàn bạo của thời đại hôm nay.