WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tạ Thu Thâu: Từ Quốc gia đến Quốc tế

Tạ Thu Thâu Quốc tế

Đến năm 1930, sau thời gian chuyên cần tìm đọc về mác-xít, Tạ Thu Thâu một hôm bắt gặp trong Tập san Sự Thật (La Vérité) của nhóm trotskiste ở Paris, có chừng mươi người, một bài phê phán chế độ thuộc địa mà ông cho là đúng đắn. Ông đạt lý và xin gia nhập nhóm Đệ IV. Từ nay, ông hoạt động theo đường lối của Đệ IV và mục tiêu thấy rõ.

Tham dự biểu tình phản đối bản án tử hình của các nhà ái quốc VNQDĐ, ông cùng với các bạn bị nhốt hết 8 ngày ở nhà tù Santé của Paris . Ra tù, tất cả bị trục xuất về nguyên quán.

Về Sài Gòn, chỉ thấy có 2 ông Nguyễn văn Tạo và Trần văn Thạch công khai hoạt động. Nhóm Đệ III rải truyền đơn công kích Tạ Thu Thâu và kêu gọi dân chúng đừng nghe lời của ông.

Báo La Lutte ra đời để cổ động cho liên danh Lao động ứng cử Hội đồng thành phố. Sau đó, La Lutte đình bản.

Qua năm 1934, có Ủy Ban Điều tra Thợ thuyền Pháp qua Việt Nam muốn ở đây có một cơ quan ngôn luận bắng tiếng pháp để bênh vực thợ thuyền. Ông Nguyễn An Ninh cho biết phía Đệ III không có người khả dỉ đủ khả năng điều khiển tờ báo tiếng pháp như vậy nên muốn làm phải nhờ tới những người Đệ IV. Khi 2 bên hợp tác phải tôn trọng nguyên tắc chung là chỉ bênh vực quyền lợi lao động mà thôi. Cả hai phe, không ai được phép lợi dụng tờ báo tuyên truyền riêng cho phe cánh mình. Chỉ được ít lâu, cộng sản Staline ở Sài Gòn vâng lịnh Đệ III Quốc tế ở Paris xung đột với phe Tạ Thu Thâu, tách ra làm tờ Tiền Phong (L’Avant-Garde) . Cùng lúc đó, ông Dương Bạch Mai cũng vì hành động theo lịnh của cộng sản Paris mà bị Tây thuộc địa bỏ tù.

Sau vụ hợp tác với Đệ III tan rã, ông Tạ Thu Thâu đi dạy học ở các trường Trung học tư Huỳnh Khương Ninh, Chấn Thanh và được tiếng là một giáo sư  giỏi.

Tháng 5/1932, ở Tân Định có cuộc diễn thuyết về phổ thông đầu phiếu. Người ta thấy ông xuất hiện diễn thuyết và được dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt tài hùng biện của ông. Qua tháng 8, ông bị bắt. Theo lời buộc tội của Tòa án, ông Thâu muốn lập đảng tả đối lập ở Đông dương, tức đảng cộng sản đối lập với Đệ III Staline. Khi ông Phan văn Hùm và Lê văn Thử xuất bản tờ Đồng Nai, thỉnh thoảng độc giả được đọc bài của ông. Và dân chúng đi nghe ông diễn thuyết về biện chứng Pháp.

Đến đây, tác giả Nguyễn văn Đính xác nhận ông Tạ Thu Thâu thật sự trở thành người Đệ IV Quốc tế . Và tác giả nhận xét một cách quả quyết là không có ai, với tinh thần phê phán độc lập, có thể chê trách được ở ông Thâu một điều gì hết cả.

Tạ Thu Thâu trước Tòa án thực dân

Ông bị giải ra Tòa. Trước Dự thẩm, hai tay bị còng, ông tự kéo ghế ngồi xuống và mở lời trước « Hôm nay, có chuyện lôi thôi, tôi phải gặp ông. Và tôi chắc trên đường đời của tôi, tôi sẽ còn gặp ông nhiều lần nửa ». Cung cách của ông làm cho ông Dự thẩm phải nể nang . Và quả thật như lời tiên đoán của ông. Từ năm 1935, Tòa án với ông giống như đôi tình nhân. Cơm không lành, canh không ngọt mà thôi nhau không được nên cứ phải dang díu với nhau hoài.

Tháng 12/1935, sau vụ làm reo của anh em đánh xe thổ mộ, ông cùng với các bạn khác như ông Trần văn Thạch bị Tòa xử về tội viết báo xúi giục dân chúng phá rối trị an dựa theo Nghị định Varenne. Năm sau, ông bị ra Tòa lần nữa cũng về tội  “viết báo xách động dân chúng phá rối trật tự”.

Một mặt ông Thâu bị Chánh quyền bắt, mặt khác, ông còn bị phe Đệ III tìm đủ mọi cách công kích và ám hại.

Trong một bức thư gởi cho bạn, ông Daniel Guérin, ông Thâu viết rõ “Những người lao động ở đây đều biết rõ thủ đoạn của Violette, Moutet và bọn Staline đối với chúng tôi rồi. Chúng tôi cứ thẳng đường đi tới …. Đó là điều tôi xin anh cho những người đó hiểu”.

Đến tháng 7 năm 1937, ông Tạ Thu Thâu bị bắt cũng vì một bài báo lên tiếng cho lẽ phải đăng trên La Lutte. Từ đó đến nay, ông ở trong nhà tù liên tục. Nhưng lần này, ông bị bắt vì bị khép tội có liên hệ đến vụ Hỏa xa đình công. Ở trong tù, ông tuyệt thực phản đối sự bức bách của Chánh quyền để đòi quyền tự do phát biểu chánh kiến của mình. Tình trạng sức khỏe của ông lần lần suy sụp.

Tác giả Nguyễn Văn Đính bênh vực ông Tạ Thu Thâu cho rằng ông Thâu bị ở tù vì hoạt động cho cộng sản, thì phải hiểu cộng sản có nhiều thứ : thứ khát máu như phe Staline, thứ đểu giả như Doriot, thứ đàn áp dư luận và khủng bố như Dương Bạch Mai. Họ là cộng sản nhưng đều phản cách mạng với Lê-nin.

Tạ Thu Thâu với dư luận

Đặt ông Tạ Thu Thâu trước dư luận trong và ngoài nước, ông Phan văn Hùm phê phán  “Thâu có nhiều thù địch về chánh trị, Thâu chưa có ai oán ghét về cử chỉ và hành động”.

Tác giả Nguyễn Văn Đính đã thử làm một cuộc dò hỏi dư luận về ông Thâu qua các giới ở Sài Gòn: từ vũ nữ, công chức Tây, thương gia đến giới lao động, chưa thấy có ai oán ghét ông. Chỉ vì ông là một người ngay thẳng, lương thiện và tân tụy với mọi người. Với cả những người cộng sản Staline, vâng lịnh cộng sản ở Paris, thường xuyên âm mưu ám hại ông nửa .

Tạ Thu Thâu và bản năng vô sản

Về bản chất, ông Phan Văn Hùm tin tưởng ông Tạ Thu Thâu không thể nào phản bôi lại giai cấp của ông . Cứ nhìn lại bên nội, bên ngoại của ông đều nhà nghèo thì thử hỏi làm sao ông hành động ngược lại với thành phần xã hội của ông được. Tuy nhiên ông Phan văn Hùm cũng dè dặt nói thêm trong đời đôi khi cũng không phải không có những người phản bội giai cấp của mình.

Trái lại, tác giả Nguyễn văn Đính không dựa trên thành phần xã hội mà phán xét ông Tạ Thu Thâu. Tác giả căn cứ trên quá trình hoạt động và đức tánh lương thiện của ông Thâu mà phán xét. Từ quốc gia đến quốc tế, ông Thâu luôn luôn gạt bỏ vấn đề tiền tài và danh vọng. Ông tâm huyết dấn thân tranh đấu cho giới lao động nghèo khổ, cho xã hội có công bằng, người không bốc lột người nữa. Nếu ông đi ngược lại mục đích này thì chẳng khác nào ông phản bội con tim của ông.

Tác giả tin ở cái lương tâm xã hội của ông Thâu, điều đã biến chuyển từ tinh thần quốc gia đi tới tinh thần vô sản quốc tế ở ông. Theo Kausky, “cái lương tâm xã hội là một nguyên tố nhập vào tự trong giai cấp vô sản tranh đấu, chớ không phải bỗng dưng mà nó phát hiện ra”.

Tác giả kết luận về tư tưởng của Tạ Thu Thâu “Nhờ sự tham gia vào những cuộc giai cấp đấu tranh của Thâu ở Paris và những hoạt động cách mạng thế giới hằng ngày mà lương tâm xã hội của Thâu mới phát hiện ra. Nó giúp Thâu tránh được những hành động phản giai cấp vô sản nhiều hơn là cái di truyền hay cái bản năng vô sản của Thâu”.

Nhận xét của người đọc

Đọc qua hết tác phẩm, người đọc nhận thấy một điều khá nổi bật là lúc bấy giờ, để chống lại thực dân pháp, sau khi 2 Cụ Phan thất bại, phải chăng những nhà tranh đấu ái quốc việt nam chỉ có đi theo con đường cộng sản? Đệ III và Đệ IV đều tuyệt đối trung thành với lý thuyết của Lê-nin. Chỉ có Đệ IV không đồng ý với Staline mà thôi. Không đi với Đệ III vì cho rằng Staline quá gian ác, quá dã man.

Cả hai phe không ai thấy Lê-nin cũng gian ác không thua Staline. Vì năm 1924, Lê-nin đã chết mất rồi?

Nên nhớ, năm 1917, Lê-nin lên nắm quyền bằng cuộc đảo chánh đẳm máu. Suốt thời gian chuẩn bị đảo chánh cướp chánh quyền, Lê-nin đã nuôi dưỡng trong đầu một mô hình Chánh phủ dựa trên bạo lực chánh trị. Khi cướp được chánh quyền, Lê-nin đem ra thực thi ngay.

Đường lối cai trị của Lê-nin được xây dựng trên lý thuyết khủng bố chánh trị. Theo sử  gia chuyên về Liên-xô, ông Nicolas Werth, khái niệm về khủng bố quần chúng của Lê-nin có hai ý nghĩa rõ ràng: khủng bố do quần chúng thi hành và khủng bố tập thể.

Khủng bố là ý niệm trung tâm trong tư tưởng của Lê-nin. Ý niệm về khủng bố trở thành lý thuyết cướp chánh quyền và nắm giữ Chánh quyền để cai trị định hình rất sớm ở Lê-nin, tức vào các năm 1905-1906.

Khủng bố đối với Lê-nin là động cơ làm nên lịch sử, thông qua giai cấp đấu tranh. Khủng bố là chân lý chánh trị. Thủ tiêu “thế giới cũ”, tức thanh toán chế độ củ, quá khứ. Đó là vai trò của bô-sơ-vít, tức của đảng cộng sản cầm quyền. Lê-nin đã không từng dạy “Chế độ ta lấy nói dối và bạo lực làm quốc sách cướp chánh quyền và cầm quyền. Nói dối để che dấu bạo lực và bạo lực để làm cho nói dối thành sự thật”.

Các ông Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Trần văn Thạch, và cả tác giả Nguyễn Văn Đính, lúc bấy giờ, có lẽ bị ảnh hưởng “Bản Án thực dân” của Lê-nin nên thấy đó là con đường duy nhứt giúp họ giải thực giành độc lập dân tộc?

“Bản Án thực dân” của Lê-nin từng đã được nhiều người lấy làm cẩm nang cách mạng chống thực dân. Lê-nin trong Bản Án đã tố cáo chế độ thực dân gây ra những bất công xã hội, chánh quyền chỉ biết đàn áp dân chúng, cai trị bằng bạo lực, … Dân chúng lâm vào cảnh nghèo đói, bị bốc lột thẳng tay không thương tiếc. Chánh quyền hằng ngày dùng bạo lực tước đoạt mọi quyền tự do căn bản của người dân, …

Nhưng khi cộng sản cướp được chánh quyền và cai trị thì những điều Lê-nin tố cáo trong Bản Án được người cộng sản gia tăng lên gấp trăm lần so với thực dân. Thực tế xã hội ở Việt nam ngày nay là điển hình.

Có điều cho đến ngày nay không ai có thể chối cãi hay phủ nhận là các ông Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Nguyễn An Ninh, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Đính, …đều là những nhà ái quốc chơn chánh. Họ tranh đấu thật sự cho đất nước dân tộc. Đối với họ, đất nước, dân tộc mới là trên hết, trên cái cộng sản Đệ III hay Đệ IV. Khi nhìn nhận những người này là những nhà ái quốc thì không thể nói cộng sản Hà Nội từ Hồ Chí Minh là yêu nước được bởi Hồ Chí Minh đã ra tay hạ sát những người này một cách quá dã man vào thời đang tranh đấu chống thực dân pháp.

Đọc tác phẩm Tạ Thu Thâu từ  Quốc gia đến Quốc tế, người đọc thấy rõ tấm lòng trung hậu với đất nước, với dân tộc và với cả những người cùng khổ ở khắp nơi, như tác giả viết, của ông Tạ Thu Thâu sáng ngời, không vẩn đục bởi tham vọng cá nhân hay phe cánh.

Năm 1924, chỉ có một mình  ông đậu bằng Brevet Supérieur và được ông Grandjean mời vào dạy học cho Chánh phủ pháp và xin cho ông quốc tịch pháp. Môt điều quá lớn, quá ưu đãi đối với ông Thâu con nhà nghèo. Thế mà ông nhẹ nhàng từ chối .

Chúng ta thử nghĩ nếu Hồ Chí Minh lúc đó được địa vị của Tạ Thu Thâu thì chắc chắn đã không phải vất vả xuống tàu “lắc chảo và lái đĩa bay” (tiếng lóng của dân Đông âu nói làm nghề rửa chén và phụ bếp) để “tìm đường cứu nước” rồi.

Riêng trường hợp tác giả, ông đã thấy rỏ bản chật cộng sản là gian ác, nên ông đã trốn ra về đúng lúc. Đối với ông, sau khi rời khỏi chiến khu về với gia đình ở  Sài Gòn, Đệ IV chỉ còn là một quá khứ của thời thanh niên bồng bột, nóng lòng tranh đâu cho đất nước thoát khỏi ách thực dân .

Ông trước sau là một người kháng chiến lương thiện, một người ái quốc chơn chánh như các ông Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Nguyễn An Ninh, Trần văn Thạch, …những người này bất hạnh đã lần lượt bị sát hại.

Đến đây, chúng tôi nhớ lại buổi chiều đến từ giả hai bác Nguyễn văn Đính để hôm sau đi vượt biên như mới vừa xảy ra đây, tuy đã 32 năm dài trôi qua . Bác đưa chúng tôi ra khỏi cửa và nói bằng tiếng pháp: “Bác tin các con đi được an toàn. Bác tin tưởng như vậy. Con đừng quên rồi đây lá rụng về cội”.

Bác đã mất. Chúng tôi ngày nay tóc đã bạc . Không biết ngày mai chiếc lá này sẽ rụng về đâu?

© Nguyễn văn Trần

© Đàn Chim Việt Online

(*) Xin cáo lỗi trong bài “đọc sách” trên đây, tác giả không ghi trích dẫn trang đó là trang số mấy để độc giả dễ theo dõi vì tác giả đọc ấn bản củ. Ấn bản này không phổ biến.

Pages: 1 2 3 4 5

4 Phản hồi cho “Tạ Thu Thâu: Từ Quốc gia đến Quốc tế”

  1. Mme Truong Nhu Khue says:

    Thưa tác giả bài báo,
    Tôi muốn mua cuốn sách này thì mua ở đâu, xin ông chỉ giúp.
    Tôi, hiên nay ngu tai Phap, rât quan tâm dên tua quyên sach “Tạ Thu Thâu: Từ Quốc gia đến Quốc tế”, vi da co trai qua it-nhiêu, doan cach man nam 45/50

    Kính cám ơn.

  2. NGUYỄN TƯỜNG TÂM says:

    Thưa tác giả bài báo,
    Tôi muốn mua cuốn sách này thì mua ở đâu, xin ông chỉ giúp.
    Kính cám ơn.
    Nguyễn Tường Tâm

  3. Nguyễn Minh Thi says:

    Cám ơn tác giả đã giới thiệu tác phẩm cũng như về thân thế và hoạt động chánh trị của nhà cách mạng Tạ Thu Thâu. Tôi đã là một học sinh của Trường Trung Học Tạ Thu Thâu ở Quận Lấp Vò, Tỉnh Sa Đéc trước năm 1975, nên rất xúc động mỗi lần được nghe hoặc đọc về cuộc đời hoạt động cách mạng của ông và các đồng chí trong Đệ IV Quốc Tế. Tôi cầu mong có một ngày, những người dân miền Nam sẽ được tự do, và những bậc tiền bối cách mạng như Tạ Thu Thâu sẽ được đồng bào tưởng nhớ và lịch sử ghi công. Cộng sản đệ tam và Hồ Chí Minh đã tàn sát tiềm lực quốc gia, cướp quyền lãnh đạo quốc gia, để rồi ngày nay bọn chúng quỳ gối dâng đất bán biển của Tổ Tiên cho Trung Cộng, để vinh thân phì gia.

  4. Trung Hoàng says:

    Tiếng ái quốc tưạ hồ phản quốc,
    Lời vì dân tay thọc mác lê,
    Bao người yêu nước thảm thê,
    Chết trong câm lặng cơn mê buá liềm.
    Mượn dân tộc kẹp kìm dân tộc,
    Nước chia đôi thâm độc cường tranh,
    Xua quân mượn tiếng hùng anh,
    Trường Sơn xương trắng trên cành phủ tơ,

    Dưới hoa bướm lượn dật dờ !!!

Leave a Reply to Nguyễn Minh Thi