WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhân chứng, nạn nhân tội ác Cộng Sản Tết Mậu Thân 68

Huế sau trận tổng tấn công Tết Mậu Thân tháng 3/1968 của CS. Ảnh: N. Clark. Nguồn: mca-marines.org

Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau tết Mậu Thân như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung,  thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng Cộng Sản, và bè lũ tay sai  khát máu  giết hại dân lành vô tội như  anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh  v.v…

Thưa Ông,

Năm 1968, tôi đang là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế. Ngoài những giờ học lý thuyết chung tại trường, bọn sinh viên chúng tôi được chia thành nhiều toán. Mỗi toán từ 8- đến 10 người, luân phiên thực tập ở các trại bệnh trong BV Trung Ương Huế.

Có những trại bệnh sinh viên thực tập theo giờ hành chánh. Có một vài nơi, như phòng cấp cứu,  phòng bệnh nội thương … thì giờ thực tập được chia làm ba ca, sáng, chiều và đêm … Ca sáng từ 7giờ đến 2 giờ chiều, ca chiều từ 2 giờ đến 9 giờ tối, và ca đêm từ 9 giờ tối cho đến 7giờ sáng hôm sau.

Mỗi một nơi chúng tôi được thực tập từ 2 đến 3 tuần lễ.

Hai tuần trước tết, toán của tôi được chia phiên thực tập ở phòng cấp cứu. Ngày mồng hai , tôi  và hai anh bạn vào ca đêm.

Tết năm nay ba tôi bận đi hành quân xa không về kịp ăn tết.

Thường thì mấy anh em tôi năm nào cũng vậy, đều phải về nhà ông  bà nội từ trước ngày 30 tết, ở luôn cho hết ngày mồng một, rồi sau đó mới được tự  do đi chơi, thăm viếng bạn bè…

Sau bữa cơm tối mồng một tết, khoảng 8 giờ 30, anh Hai lấy xe Honda của anh đưa tôi tới BV, và nói sáng mai anh sẽ đến đón.

Tối mồng một tết phòng cấp cứu hơi vắng, chúng tôi, mấy anh sinh viên y khoa  và hai người nhân viên phòng cấp cứu nói đùa với nhau rằng hôm nay tụi mình… hên! Chúng tôi mang một ít mứt bánh ra vừa ăn vừa nói chuyện, vừa thay nhau thăm chừng những bệnh nhân mới nhập viện từ đêm qua chưa được chuyển trại.

Nhưng qua nữa đêm thì bắt đầu nghe có tiếng súng. Tiếng súng lớn, nhỏ, từ xa rồi mỗi lúc một gần. Chúng tôi  thốt giựt mình,  băn khoăn  nhìn nhau, hoang mang lo sợ. Bầu không khí bắt đầu căng thẳng, mấy anh sinh viên y khoa thì nghe ngóng bàn tán, thắc mắc  không biết tiếng súng từ đâu vọng lại…

Lúc đầu chúng tôi tưởng là thành phố Huế và BV bị pháo kích, nhưng không ngờ, chừng 3, 4 giờ sáng, bất thần không biết từ ngõ ngách nào có chừng mười mấy người tràn vào phòng cấp cứu, họ xưng chúng tôi là quân giải phóng. Đa số mặc áo quần đen, súng mang vai, bị rết ngang hông. Họ bắt tất cả chúng tôi băng bó cho một số người bị thương, đồng thời hò hét chia nhau lục soát, vơ vét, và lấy đi một số thuốc men, bông băng, dụng cụ y khoa v.v… Họ lấy sạch không chừa lại một món nào, kể cả những bánh mứt chúng tôi để trong phòng trực.

Trong lúc bọn họ đang tranh nhau lục lọi, thì ầm một cái, một tiếng nổ rớt rất gần, đâu đó trong BV, rồi tiếng thứ hai, thứ ba…rớt ngay con đường phía trước cổng chính  BV, kề phòng cấp cứu… Điện trong phòng cấp cứu vụt tắt. Thừa lúc bọn  chúng nhốn nháo kéo nhau đi, chúng tôi mạnh ai nấy tìm đường chạy thoát thân.

Ra khỏi phòng cấp cứu tôi cắm đầu chạy, tôi không định hướng được là mình đang chạy đi đâu. Súng nổ tư bề, cứ nằm xuống trốn đạn, rồi đứng lên chạy, cứ thế mà chạy. Chạy bất kể tả hữu. Cho tới khi tôi đâm sầm vào một người , định thần  ngó lại mới biết đó là cha Trung, tuyên úy của BV. Cha từ phía một trại bệnh nào đó tình cờ chạy về phía tôi. Nét mặt cha cũng thất thần, đầy vẻ lo âu, nhận ra tôi, cha hỏi “con ở mô chạy lại đây?” Tôi nói “từ phòng cấp cứu”. Vừa nói vừa theo cha, chạy về phía nhà nguyện của BV và cũng là chỗ ở thường ngày của cha. Đến đó thì đã có hai bà sơ dòng áo trắng và vài người nữa không biết từ trại bệnh nào cũng chạy lại đây. Tôi nhận ra trong số đó có sơ giám thị suốt trong sáu năm tôi nội trú tại trường trung học Jeane d’ Arc.

Cha Trung quen biết ông nội và ba mạ tôi, thỉnh thoảng ngài có ghé đến thăm ông nội nhà ở đường Hàm Nghi, nên ngài biết tôi. Không biết chạy đi đâu nữa tôi ở lại đó với cha hai bà sơ, và  mấy người nữa.

Bốn năm ngày liền chúng tôi chui rúc trong nhà nguyện, không dám chạy ra ngoài và cũng không liên lạc được với một ai từ những trại bệnh khác. Súng nổ tư bề nên  ai ở đâu thì cứ  ở đó.

Sau khi đám người xưng là “quân giải phóng” ở Cấp Cứu kéo nhau đi chúng tôi không gặp, không thấy bọn VC nào nữa, hay chúng đang lẫn trốn trong những trại bệnh khác thì tôi không biết.

Tới ngày thứ năm, ruột gan như lửa đốt, không biết ông bà nội, mạ và mấy anh em tôi trên đường Hàm Nghi ra sao. Tôi  nói với cha Trung, cha ơi con muốn muốn về nhà. Cha bảo, không được, súng đạn tư bề, nguy hiểm lắm, cứ ở đây với  cha và mấy sơ đi đã, khi mô có lính mình xuất hiện thì mới đi được.Tôi hỏi, khi mô thì lính mình mới tới, cha nói không sớm thì muộn họ cũng sẽ phản công thôi, cha nói như để trấn an tôi và mọi người thôi chứ trên mặt cha thì vẫn đầy vẻ lo âu…

Không biết nghe tin từ đâu mà một người trong nhóm nói người ta chạy vô ở trong nhà thờ Phủ Cam đông lắm. Tôi nghe càng nóng lòng muốn chạy về nhà. Muốn đi  phần vì sốt ruột muốn gặp mạ với mấy anh em tôi, phần vì đói. Đã mấy ngày không có gì ăn ngoài mấy ổ bánh mì cứng còng của Caritas còn sót lại ở nhà nguyện chúng tôi chia nhau gặm…cầm hơi!

Tôi quyết định chạy về tìm gia đình. Tôi liều. Trên người tôi chỉ có  bộ đồ đồng phục dính đầy máu , tôi chạy ra phía sau cổng BV, tìm đường về nhà. Vừa chạy vừa lo, ngó tới, ngó lui không một bóng người, nhưng tiếng súng thì nghe rất gần. Không biết mấy lần vấp, tôi té xuống. Té rồi lồm cồm bò dậy, vài bước lại vấp té. Tôi lạnh run, hai hàm răng đánh bò cạp, nhìn cảnh tượng xác người nằm đây đó, máu me đóng vũng, không biết họ bị thương đâu đó ở bên ngoài chạy vào gục chết ở đây. Quá  sợ hãi, tôi định chạy trở lại nhà nguyện thì bất thần thấy anh Văn hớt ha hớt hải từ cổng sau BV chạy vô.

Văn là bạn của anh Hải, anh kế tôi, hai người cùng học ở Văn Khoa. Nhà Văn ở miệt trên, gần dòng Thiên An. Mặt mày Văn xanh xao, hai mắt thất thần, trủm lơ, gặp tôi Văn lắp bắp, nói không ra hơi. Ti ơi thằng Hải bị bắn chết rồi. Hắn bị bắn ở bên Văn Khoa. Toàn thân run rẩy, tôi khuỵu xuống. Văn đỡ tôi  đứng lên. Lại có tiếng nổ rất gấn. Văn hoảng hốt  kéo tôi chạy lại ngồi xuống bên trong bức tường sát cánh cổng  sau BV. Hai đứa tôi run rẩy ngồi sát vào nhau. Lát sau, tiếng được tiếng mất, anh lắp bắp kể. Văn nói mấy đêm rồi Văn với mấy người  anh của tôi trốn đạn trong nhà thờ Chánh Tòa (nhà thờ Phủ Cam), nhưng rồi đêm qua có mấy sinh viên của mình dắt một toán VC vô nhà thờ đọc một lô danh sách, họ  lùa người  đi đông lắm, không biết họ đưa đi đâu. Văn kể một hơi mấy tên “sinh viên của mình” nhưng bây giờ tôi không còn nhớ nổi.

Khi đám người bị lùa đi, thân nhân của họ khóc la thảm thiết.

Sau đó Văn, anh Hải cùng mấy người bạn rủ nhau trốn ra khỏi nhà thờ và mạnh ai nấy tìm đường trốn.

Ra khỏi nhà thờ, không biết trốn chui, trốn nhủi, chạy quanh, chạy co, làm sao mà Văn với anh Hải lại tới được trường y khoa. Anh Lộc, anh Kính đi lạc hướng nào không biết. Hai anh hè nhau chui vô phòng thí nghiêm trốn thì thấy có vài người đã bị bắn chết từ bao giờ mà những vũng máu đọng dưới họ còn tươi lắm. Văn, anh Hải  hoảng hồn chạy trở ra. Chưa ra khỏi cửa thì gặp Hoàng Phủ Ngọc Phan (HPNP) và Nguyễn thị  Đoan Trinh (NTĐT) cùng mấy sinh viên khác nữa Văn không biết tên, chỉ biết họ đồng bọn với HPNP. Văn biết mặt Phan là vì Văn có người anh học y khoa cùng lớp với Phan.

Gặp Văn, Phan nạt nộ, tụi mi chạy trốn đi mô? Khôn hồn  thì chạy qua bên Văn Khoa tập trung ở đó để đi tải thương! Hải và Văn biết không thể nào thoát khỏi sự kiểm soát của bọn HPNP nên vội vàng chạy bộ xuống Văn Khoa, hy vọng bị bắt đi tải thương chứ không bị giết.

Bọn Trinh, Phan chạy xe Honda nên họ tới trước, và cũng đã bắn trước một số người khác rồi. Hải, Văn không biết nên lúc thúc chạy đến. Anh Hải chạy vô trước, nghĩ là sẽ gặp được một số bạn bè khác, cùng đi tải thương với nhau như lời HPNP nói.

Pages: 1 2 3 4 5

33 Phản hồi cho “Nhân chứng, nạn nhân tội ác Cộng Sản Tết Mậu Thân 68”

  1. Thượng Tứ says:

    Hoàng phủ Ngọc Phan và Nguyễn thị Đoan Trinh vẫn còn sống. Xin các người hãy đọc bài viết đau thương này và phản biện đi!
    Nếu không, thì chính các người đã chính thức xác nhận việc làm tàn ác vô nhân đạo đó .
    Tội ác của cộng sản đối với người dân Huế trong Tết Mậu Thân 1968 thật vô cùng man rợ.

  2. Binh Nhat9 says:

    Lot Xac noi qua’ du’ng , tuye^.t .
    Binh Nhat9 xin chia se niem dau thuong den voi nguoi dan xu Hue va toan dan da~ chet tha?m duoi tay bo.n CSVN ac on , doc ac . Nguoi dan Hue ha~y nen doan ket lai voi toan dan VN la` : PHA?I BIEN DAU THUONG THA`NH HA`NH DO^.NG ……. moi nguoi la`m ba*`ng du? moi ca’ch de^? gia?i the^? che^’ do^. CS sat ma’u , ac on , tham hiem , tham lam , ngu dot va` thoi nat na`y ca`ng som cang tot .

  3. Binh Nhat9 says:

    Quy’ Vi. tren dien da`n co’ ai biet nhu*~ng te^n VC ac on , doc ac na`y : Hoang Phu Ngoc Tuong , Hoang Phu Ngoc Phan va` Nguyen Thi Doan Trinh v…v…. dang o dau ? hien dang la`m chuc vu. gi` ?
    Va` neu ai co’ duoc hi`nh a?nh hay video cua chu’ng thi` post len cho tat ca moi nguoi duoc ro~ ma*.t nhu*~ng ten ac on Cong San na`y .

  4. Thanh Do says:

    Trung doan truong kiem chinh uy trung doan Tri Thien nam 1968, luc luong tan cong va chiem giu Hue, la ten Le kha Phieu.
    Nam 1996, la Tong bi thu dang CS.

  5. lotxac says:

    Đây là ngọn đuốc đã kho+i lên
    Dân Huế o+i ; sao chẳng vùng lên Dân HUẾ O+I .
    Còn sọ+ gì nũ+a mà không đốt lên ngọn lủ+a
    Sao thập thò nguyền rủa bóng đêm.
    Sao cái thuong đau này mà chúng ta không gầm lên hõ+i sông núi ?
    Tên anamit nào kia bảo Mỹ gây ra cái chết hai triệu nguoi VN ? và thả chấc độc da cam làm tre em bị sinh tât bênh ?
    Tên này chắc mói sanh sau không hiểu gì về chiến tranh ? và ngày mà Miền BẮC đuọc Mỹ giao miền Nam cho chúng. Viet-Cộng đã có bao giò+ nói đến DA-CAM,DA CÓC nào đâu ? mà VC chỉ nói KHOÉT rằng: ĐẢNG TA THẮNG ANH-HÙNG SO HCM lãnh đạo; Mỹ đã thua chạy thoát thân ?
    Chiến thắng Anh hùng đến nỗi bị sa lầy vào Campuchia,và truóc ngày TUĐ/CSVN phải yêu cầu Mỹ cúu vó+t sụ+ SA-LÂỲ của VNCS tại Campuchia. thay vào đó phía VNCS phải tìm kiếm tất cả nhũng nguoi Mỹ mất tích tại VN dù còn sống hay chết để đôỉi lấy CẤM-VẬN Mỹ năm 1991 Bác đã nhìn thấy trên màn hình Bộ-đội VC đi tìm xác Mỹ mù+ng rõ+ còn ho+n đuọ+c VÀNG. Sao cháu anamit không cúi cái mặt nhìn vào đất nuóc Viet-Nam lúc ấy coi nó nghèo ho+n rệp; thua cả Ăngôla; thua ho+n Cuba.
    Sao lúc ấy, và năm VC không nói tó+i DA-CAM, DA CÓC ? mà mãi đến ngày nay; VC đi tìm Dollars bằng tấm lòng nhân ái DA CAM.
    Nếu ai có học cách pha màu thì : biết rằng Dân tộc ta là thuộc loại DA-VÀNG,và bị màu cò+ MÁU nhuộm ĐỎ thì rõ ràng ra DA-CAM. Do đó DA-CAM là cách pha màu của VNCS trá hình.

  6. hoanghoaha says:

    Thế mới biết trong chiến tranh chiến thắng sẽ thuộc về những kẻ tàn bạo… Xin thắp một nén hương lòng cho đồng bào vô tội ở Huế đã bị VC thảm sát vào Tết Mậu Thân.

  7. KENNY says:

    ĐỀ NGHỊ GƯĨ ANH LIÊN THÀNH
    Đề nghị anh Liên Thành cho nguời về nuớc lập các toán trang bị digital camera thu hình , film càc nạn nhân hay con cháu có chứng kiến tội ác CSVN trong Mậu Thân để thực hiện một video cho đồng bào trong và ngoài nuớc cũng như dành cho con cháu sau này đồng thời làm HỒ SƠ cho các vụ án sắp tới,. Thân ái đề nghị

    • anamit2010 says:

      Trong buổi tiếp ông Lester Crown, chủ tịch Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu, ngày 8/3, Thủ tướng nhấn mạnh, cuộc chiến tranh do quân đội Mỹ gây ra đã làm khoảng 2 triệu người Việt Nam thiệt mạng, hàng trăm nghìn người mất tích, khoảng 2 triệu người chịu hậu quả từ chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh.

  8. Phan thi Mai says:

    Thua chi Thai Hòa, doc bài viê´t cua chi ,tôi xúc dông vô cùng .Hôì nam 68 tôi thì còn nho lám,lúc vc tâ´n
    công vaò Sg em theo gd chay vào truong hoc di tan , chi còn lai bô´em o lai giu nhà. Vaì nga`y sao bô´
    em vaò tuong thuât cho gd hay tin là anh ha`ng xo´m là canh sát o gâ`n nhà bi csbv xu ba´n truoc nhà.
    Thât em chua thâý ai a´c nhu cái bon na`y , bon nó chi nua dêm âm thâ`m dân nguoì ta di su bán hoac giêt xong ,ga´n tôi nguoì talà có no maú voi nhân dân . Chúng ta phai tìm cho ra tên HPNP và NTDT

  9. ĐỖ VĂN MINH says:

    Ngày 8 tháng 3 năm 2010

    Thưa ông Tiêu Dao Bảo Cự,

    Nguyên Trưởng Đoàn Sinh Viên Quyết Tử tại Huế năm 1966,

    Trong tác phẩm “Tiếng chim báo bão”, trang 592, ông đã viết, nguyên văn trích lại, như sau:

    “Không biết tự bao giờ, ở hải ngoại, người ta gắn liền tên tuổi HPNT, một ‘nhà văn tài hoa’ và ‘trói gà không chặt’, với cuộc tàn sát đẫm máu ở Huế trong vụ Mậu Thân vì lúc đó Tường thoát ly làm cán bộ cho Mặt Trận Giải Phóng. Tôi đã nghe Tường thanh minh nhiều lần về việc này, kể cả trong lần đi Pháp mới đây của anh.

    Có ai nói đó hãy quên đi những hận thù của quá khứ. Có lẽ cũng thật khó quên đối với những người trong cuộc và thân nhân những người đã bị tàn sát. Tôi còn nhớ cách đây 1-2 năm đọc báo thấy có tin phát hiện một hố chôn tập thể hàng trăm xác ở ngoài khu căn cứ Long Bình mà người ta cho là xác của các chiến sĩ giải phóng trong vụ Mậu Thân. Chao ôi, dù phe này hay phe kia, bao nhiêu người VN đã ngã xuống, chết thê thảm trong cuộc chiến tranh tàn khốc. Nên hô to những lời tán tụng hay gào thét những tiếng hờn căm, hay bình tĩnh nhìn lại và rút ra những kinh nghiệm để đừng bao giờ tái diễn cảnh đồng bào, đồng loại tương tàn, dù với bất cứ lý do gì”.

    (Tiếng Chim Báo Bão, trang 592)

    Tôi hiểu vì sao ông khăng khăng bên vực anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngọc Phan khi những tên này và đồng bọn như tên Nguyễn Đắc Xuân bị dư luận lên án trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế. Vì ông cùng “đồng lông đồng cánh” với những tên này trong thời gian 1963-1966, nhất là trong vụ biến loạn miền Trung năm 1966 mà ông đã cùng bọn chúng tích cực tham gia, riêng ông với chức danh là Trưởng Đoàn Sinh Viên Quyết Tử.

    Tiêu Dao Bảo Cự tin là Hoàng Phủ Ngọc Tuờng oan uổng chỉ vì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thanh minh nhiều lần! Có ai ngây thơ như thế được sao? Rồi không thấy ông đưa ra lý luận hay điều gì thêm để minh chứng là những tên Ngọc Tường, Ngọc Phan, Đắc Xuân không tham dự vào những cuộc tàn sát đó ngoài việc xử dụng những cụm từ như “nhà văn tài hoa” và “trói gà không chặt”. Các ông ‘nhà văn tài hoa’ này từ ngoài khu về truy lùng những bạn đồng học cũ nhưng không đồng chính kiến, không phải để thi hành bạo lực cách mạng bằng cách đánh nhau tay đôi, mà là bằng viên đạn bắn ra từ mũi súng, bằng lưỡi dao găm, thanh mã tấu chém thẵng vào thân người, qua bàn tay ‘trói gà không chặt’ đó!

    Những vụ thảm sát Tết Mậu Thân đã được nhiều người thuật lại, như Nhã Ca trong cuốn “Giải khăn sô cho Huế”, như Nguyễn Mộng Giác với thật nhiếu chi tiết mô tả trong trường thiên tiẻu thuyết “Mùa Biển Động” (Tập 3). Gần đây nhất, một nhân chứng nữa đã lên tiếng trên Trang ĐànChimViệt ngày 6 tháng 3 năm 2010 vê vụ thảm sát đã xảy ra cho chính thân nhân của mình mà nhân chứng, Nguyễn thị Thái Hoà, cũng là người viết bài đã chứng kiến. Tôi xin gửi đến, như một tài liệu bổ túc, để ông đọc thêm.

    Mặt khác, ông đã đưa ra tin tức vê “một hố chôn tập thể hàng trăm xác ở ngoài khu căn cứ Long Bình mà người ta cho là xác của các chiến sĩ giải phóng trong vụ Mậu Thân”. Hiển nhiên là ông cố tình đem hố chôn tập thể ở Long Bình để so sánh với những mồ chôn tập thể ở Huế hầu có thể lập luận rằng cả hai bên đều có những hành động bạo tàn và kế tiếp đưa ra những lời kêu gọi thật là tha thiết mở đầu bằng 2 chữ “chao ôi” bên dưới!

    Trước hết, những mồ chôn tập thể với hàng nghìn xác chết ở Huế là chuyện có thực một trăm phần trăm (100%), không thể chối cãi. Trong khi đó thì cái gọi là ‘hố chôn tập thể’ ở Long Bình chỉ là do ông Tiêu Dao Bảo Cự nhớ lại mà thôi. Nhớ lại cách đây 1 hoặc 2 năm. Nhớ lại do đọc báo có tin phát hiện. Thời gian còn quá gần, tại sao không xác định cho rõ là năm nào, nhất là với 1 tin tức quan trọng như vậy, đúng hơn là quan trọng cho riêng ông Tiêu Dao Bảo Cự mà thôi để có cái mà cài vào bài viết này. Còn xuất xứ của tin này là từ 1 tờ báo. Báo nào sao ông không nêu tên ra, do ai viết, có nhân chứng, hình ảnh gì không? Có bài viết liên quan nào khác không?

    Đem đồng hoá 1 chuyện có thực với 1 tin tức vu vơ như vậy là lối biện luận của một ngưởi trí thức như ông Tiêu Dao Bảo Cự vẫn thường tự nhân sao?

    Nay nếu giả dụ cho rằng cái hố chôn ở Long Bình và những chi tiết đưa ra là có thực thì tôi xin được bàn bạc thêm như sau.

    Một hố chôn tập thể với hàng trăm xác chết và nhiều mồ chôn tập thể với hàng ngàn thi hài, về số lượng cách nhau quá xa, không thể dùng để so bì được.

    Ở Huế, đây là mồ chôn tập thể xác chết của thường dân vô tội, hoặc của những người thuộc hàng ngũ chống đối với ông Tiêu Dao Bảo Cự và đồng bọn của ông lúc đó, nhưng tay không vũ khí và đang ở tinh trạng không thể có hành động chống cự gì.

    Còn cái hố chôn tập thể ở Long Bình là của những ‘chiến sĩ giải phóng’ – giải phóng theo định nghĩa và sự tin tưởng của ông Tiêu Dao Bảo Cự – , tức là những người cầm súng, có vũ khí, đang chiến đấu nơi chiến trường. Trong làn tên mũi đạn, họ đã gục ngã và sau đó được ‘vùi chung một nấm’. Đó là lẽ thường của người chiến binh khi lâm trận.

    Có thể nào đem hai trường hợp, hai hoàn cảnh, hoàn toàn trái ngược như đã kể ra ở trên để so sánh với nhau được không?

    Tôi có thể kết luận rằng ông Tiêu Dao Bảo Cự, vì hăng say muốn bào chữa cho những người ‘đồng chí’ cũ, đã viết ra những lời lẽ thiếu lương thiện, dựa trên những tin tức vô bằng cớ, và nếu ông không đưa ra những minh chứng xác thực thì có thể coi là những sụ bịa đặt trắng trợn.

    Ông Nguyễn Văn Lục, trên Trang ĐCV Online, đã viết 1 bài nhận xét khá chi tiết về toàn thể tác phẫm “Tiếng Chim Báo Bão” của Tiêu Dao Bảo Cự. Vì vậy, nơi trên, tôi đưa ra vài lời bàn bạc thêm chỉ về 1 trang viết trong tác phẩm của ông. Tôi cũng xin có một lời nói chót là tác phẫm mang cái tên hơi có vẻ ngông nghênh là “Tiếng Chim Báo Bão”! Đọc xong tác phẩm này, tôi thấy đúng là “Báo Bão” thiệt, nhưng đây chỉ là tiếng của con Chim Cu Báo trước một cơn Bão sẽ xảy ra trong một Ly Nước Lạnh mà thôi.

    Trân trọng kính chào,

    Đỗ Văn Minh

    • saigiang says:

      Lý luận của ông Đổ văn Minh thật chí lý.

      • Đổ văn Minh says:

        Ngày 17 tháng 3, 2010

        Thưa ông Tiêu Dao Bảo Cự,

        Một lần nữa, tôi nhận thư trả lời của ông và lần này, tôi cảm thấy thật là áy náy. Tình trạng sức khỏe của ông không dược khả quan cho lắm, vậy mà ông đã không quản ngại viết cho tôi cả 3 trang giấy. Sự quan tâm này khiến cho tôi phải thành tâm hồi đáp lần lượt những ý kiến của ông về những điều tôi đã viết trong thư trước. Đó cũng là để tỏ lòng tôn trọng ông, với tôi, là một tiền bối trong làng văn chương chữ nghĩa.

        Xin thưa ngay để ông khỏi phải băn khoăn là ông không hề xúc phạm gì đến tôi hay làm tôi thương tổn chút nào. Trong những lần tập tành viết lách, tôi đã nhiều lần được những bậc bề trên dạy bảo, nhiều lúc như là mắng mỏ, khiến cho tôi được sáng mắt ra, tỉnh táo lên, biết thế nào là lẽ công bằng, biết khách quan trong khi nhận xét. Tôi mang ơn chưa đủ, nói chi đến việc trách móc để ông phải thốt lời xin lỗi. Một người thẳng thắn như ông có lý nào lại thèm dùng lời lẽ để mỉa mai hay xiên xỏ một kẻ thuộc hàng hậu bối như tôi.

        Lời giải thích của ông về tựa đề “Tiếng Chim Báo Bão”, dựa trên câu trích được ông coi là tinh thần của toàn bộ tác phẩm, đã cho tôi một bài học mới về ngôn ngữ. Trước nay, tôi vẫn nghĩ rằng “Bão” là để chỉ một cái gì độc địa, hung tàn, là trận cuồng phong đem đến đổ nát, tan hoang, tạo ra chết chóc, đau thương. Nhưng theo ông dạy thì “Bão” lại tượng trưng cho “những ngọn gió phóng khóang của dân chủ, tự do, của sự thật, bao dung, nhân bản và hòa bình, những giá trị đích thực của con người sẽ chiến thắng trên đất nước và cả hành tinh này.”. Theo cái đầu óc thấp kém của tôi thì như thế phải gọi là “Báo Điềm Lành” mới hợp lý chứ, “Báo Bão” sao được! Về mặt khác, “Báo Bão” có thể được hiểu như là báo trước, đưa ra những chỉ dấu của một biến chuyển, một thay đổi lớn lao nào đó mà người ta chờ đợi sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng tôi lại không thể tìm được trong cuốn sách của ông một báo hiệu nào có tính cách “điềm lành” như ông đả rao giảng, trong phạm vi địa phương nước Việt Nam chúng ta cũng chưa thấy, nói chi là huyênh hoang nói bao trùm lên cả cái hành tinh này. Tôi không tin ông lại theo thói quen “đại ngôn” cho tác phẩm của ông đến như vậy!

        Trong phong trào tranh đấu miền Trung ở Huế suốt từ năm 1964, lên đến cao đỉểm trở thành một cuộc phiến loạn năm 1966, ông đã cùng các ông Ngọc Tường, Ngọc Phan, Đắc Xuân, …tích cực tham gia. Do đó, tôi nói ông “đồng lông đồng cánh” với mấy người kể trên là nói có minh chứng chứ không phải là chỉ nói theo cảm nhận, cảm xúc. Ông cùng có tư tưởng như họ, cùng họ thực hiện lý tưởng bằng hành động tranh đấu đi đến bạo động hầu lật đổ chính quyền VNCH, hay ít nhất là lật đổ chính quyền tại địa phương hầu tạo ra 1 quốc gia trong 1 quốc gia, tương tự như những nhóm sứ quân Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài ờ miền Nam các năm 1954-1955 khi chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm mới nắm quyền. Ông khẳng định là có xu hướng độc lập, tranh đấu cho tinh thần tự trị đại học chứ không thân Cộng, thân Phật Giáo như nhiều người khác. Vậy mà ông lại là Trưởng Đoàn Sinh Viên Quyết Tử trong phong trào Tranh Đấu. Tranh Đấu cho Tự Trị Đại Học mà phải Quyết Tử! Nói vậy tôi nghe không xuôi tai chút nào. Bị chính quyền trung ương của Tướng Kỳ dẹp tan, phong trào xụp đổ, các ông Ngọc Tường, Ngọc Phan, Đắc Xuân, …nhanh chân chạy ra ngoài theo Việt Cộng, còn ông không thoát và bị bắt. “Đồng Lông Đồng Cánh” thôi, nhưng “Không Đồng Số Phận” là như thế đó! Tôi không hề nói ông có tham dự vào vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế, ông không có gì mà phải “động lòng”. Chỉ có các ông Ngọc Tường, Ngọc Phan, Đắc Xuân dịp Tết đầu năm 1968 đã theo đoàn quân Cộng Sản trở về và trong thời gian chiếm đóng Huế đã mặc tình “báo oán” chứ ông ở Ban Mê Thuột lúc đó, làm sao có cơ hội để hoành hành như họ được!

        Khi nói đến vự thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế, ông không chỉ nói riêng về biến cố này mà luôn luôn hòa nhập với toàn cuộc chiến tranh Việt nam. Ông “liên tưởng” đến vụ phát hiện mồ chôn tập thể mà trong thư này ông đã mập mờ không dám nói là ở đâu hòng người đọc cho là cũng xảy ra ở Huế: “… tôi có liên tưởng đến vụ phát hiện hố chôn người tập thể mà tôi đọc trên báo một hai năm trước. Tôi chẳng bịa đặt làm gì vì nếu muốn so sánh con số người bị giết thì tốt nhất là con số tổng kết sau chiến tranh”. Tôi đã đặt câu hỏi với ông là tin tức này xuất xứ từ báo nào, báo tên gì, ngày tháng nào? Có thêm tin tức nào liên hệ không? Ông đã không trả lời rõ ràng mà chỉ nói thật gọn và chắc nịch là không bịa đặt. Hố chôn người này ở khu Long Bình, gần Biên Hòa, chính trong thư trước ông đã tiết lộ, sao lần này ông lại nhập nhèm không nói cho rõ. Tin tức như vậy, nếu không phải là bịa đặt thì cũng chỉ là tin tức vu vơ, hoàn toàn không có giá trị gì. Hơn nữa, chính ông cũng đã viết trong thư trước, những xác trong hố chôn tập thể gần Long Bình là của những ‘chiến sĩ giải phóng”. Đưa những sự kiện có thực là mồ chôn tập thể hàng ngàn dân lành bị sát hại, tay không có vũ khí và cũng không có điều kiện chống trả đem so sánh với cái tin vu vơ về hố chôn tập thể vài trăm người lính Việt Cộng có vũ khí đầy đủ bị tử thương khi đang giao tranh, như thế có hợp lý không? Ông cũng đã không thẳng thắn trả lời mà cho rằng chỉ là sự liên tưởng! Tôi xin nói ngay rằng đây chính là ngụy biện một cách trắng trợn và thiếu lương thiện. Ông còn ngụy biện thêm bằng cách chạy tội cho bọn sát nhân rằng “tốt nhất là con số tổng kết sau chiến tranh”. Nói như ông thì vụ thảm sát Tết Mậu Thân, cũng như những tin tức, những gì liên quan đến các lò thiêu người Do Thái của Phát Xít Đức trong Đệ Nhị Thế Chiến, những vụ tàn sát có tính cách diệt chủng của Khmer Đỏ trong các năm sau 1975 đếu phải bỏ qua hết, đem gộp chung làm tổng kết sau chiến tranh là xong! Thật là gọn! Ngay đến cả con số tổng kết sau chiến tranh Việt Nam mà ông đã đưa ra là “mỗi bên hàng triệu người”, dựa “theo số liệu của cả hai bên Nam-Bắc và của Người Mỹ” cũng là mơ hồ nữa. Nói một cách chung chung như thế này thì không có gíá trị chứng minh gì hết. ‘Hàng triệu” có nghĩa là từ 2 triệu trờ lên. Mồi bên ‘hàng triệu” có nghĩa là tổng số phải từ 4 triệu trở lên. Nhưng theo tài liệu trong cuốn “Death by government” của Rudolph J. Rummel, giáo sư chính trị học đại học Yale thì con số chết vì chiến tranh ở cả hai miền Việt Nam là 1,670,000 người. Ít nhất thì con số tôi đưa ra cũng có xuất xứ rõ ràng, từ nguồn tin đáng tin cậy chứ không mơ hồ như con số ông nêu lên và vu vơ như nguồn tin ông cho biêt.

        Ông cứ một mực cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường không can dự gì vào vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế. Lý do thứ nhất là “Hoàng Phủ Ngọc Tuờng không phải là Hoàng Phủ Ngọc Phan, lại càng không phải là Nguyễn Đắc Xuân”. Tất nhiên rồi, họ chỉ là đồng bọn thôi chứ người này sao lại có ai nhầm cho là người kia được. Vậy là họ phải khác nhau. Khác nhau ở chỗ nào? Theo ông thì ở chỗ Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải là “đao phủ Mậu Thân”. Vậy thì nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải là “đao phủ” thì ông cũng công nhận rằng hai ông Ngọc Phan và Đắc Xuân phải là “đao phủ” vì như thế mới là khác nhau chứ! Lý do thứ hai là “lúc đó Hoàng Phủ Ngọc Tường ở ngoài bưng, không vào thành phố như những người khác”. Ông đoan chắc như thế dựa “theo những gì tôi đã đọc được trên báo chí, trên mạng”. Một lần nữa, lại không thấy ông cho biết là báo nào, mạng nào, ai nói, ai kể. Hay đây lại là “cảm xúc” và “liên tưởng” của một người đã từng “tranh luận trên 20 năm về các vấn đề gai góc”, đâu phải là ‘chính luận’ mà cần đến chứng minh! Như tôi đã viết trong bài nhận xét đầu tiên, vụ thảm sát Tết Mậu Thân đã được nhiều nguời thuật lại như Nhã Ca trong “Giải Khăn sô cho Huế”, như Nguyễn Mộng Giác trong “Mùa Biển Động” Tập 3, và nhiều bài viết khác. Tôi xin kể thêm 1 tài liệu nữa, bài “The VietCong massacre at Hue” (Vụ Thảm Sát của Việt Cộng tại Huế), Vintage Press, New York, 1976 của Elje Vannema mà một trích đoạn được dịch ra sau đây:

        Ngày hôm sau, du kích và nằm vùng địa phương tỏa ra đi tìm những người có tên trong danh sách viết tay nguệch ngoạc. Họ được đưa về Tiểu chủng viện, nơi dựng tòa án nhân dân. Một anh cựu sinh viên chủ tọa phiên tòa với sự hiện diện của một người Bắc Việt và hai sinh viên khác. Hai sinh viên này chúng tôi biết. Các phiên tòa nhân dân mấy ngày trước đã chấm dứt. Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tiểu chủng viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành. Tòa án ở Tiểu chủng viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính quyền trước đây. Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân, trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện. Tòa trong thành do hai sinh viên Nguyễn Ðọc và Nguyễn Thị Ðoan điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức khắc.

        Ít nhất thì những chuyện trên đã được kể trong một tài liệu không thể gọi là vu vơ và cho thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cò mặt tại Huế, thậm chí đã đóng vai phán quan trong “toà án nhân dân” để lên án tử hình những người dân vô tội. Cho nên, tổng hợp tin tức từ các sách báo, các bài viết trên mạng …, nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải đã trực tiép cầm súng bắn người, cầm dao chém người thì cái tiếng “đao phủ” mà nhiều người gán cho đương sự cũng không phải là hoàn toàn vô căn cứ.

        Thưa ông Tiêu Dao Bảo Cự,

        Sau khi gửi ông đọc bài tôi nhận xét về 2 tác phẩm của Đào Hiếu cùng thư trả lời của ông nhà văn này, tôi không muốn đề cập gì tới ông ta nữa. Tôi chỉ muốn nói thêm rằng khi trả lời thắc mắc của tôi về những trang nào trong tác phẩm của Đào Hiếu mà ông cho là “tuyệt bút”, ông đã cho biết “thực ra đó là những đoạn tả cảnh, tả tuyết rơi”. Tác phẩm của Đào Hiếu có “trình độ cao”, chứa đựng nhiều “tư tưởng thâm sâu” như thế mà khi đọc ông lại chỉ đánh giá “những trang tả cảnh là tuyệt bút” thì tôi không khỏi lấy làm lạ!

        Đọc tác phẩm “Tiếng Chim Báo Bão” của ông, tôi chỉ đưa ra những nhận xét về 1 đoạn ngắn chưa đầy 1 trang trong tác phẩm có bề dày hơn 600 trang này. Tôi không có ý “phê phán” cả cuộc đời ông như ông đã nghĩ. Tuy nhiên, tìm hiểu tác giả qua tác phẩm là chuyện thông thường vì tác phẩm phản ảnh phần nào cuộc đời tinh thần của tác giả, nói lên những suy nghĩ của tác giả đưa đến những hành động trong tương lai hoặc để giải thích cho những hành động trong quá khứ.

        Ông đã học đại học, nhu thế cũng là người có kiến thức. Ông lại là người hằng suy tư về đất nước, về tự do, hạnh phúc của người dân, từ đó đưa đến việc ông tham gia vào phong trào tranh đấu chống chính quyền. Đó là vào thời gian các năm 1964-1966. khi cuộc chiến tranh tại miền Nam do Cộng Sản Bắc Việt phát động đang ở tình trạng cao độ. Là người có đọc sách lại có đầu óc chính trị, chẳng lẽ ông không đọc cuốn “Trăm hoa đua nở trên đất Bắc” do Hoàng Văn Chí chủ biên, xuất bản trước đó vào năm 1959, để hiểu vụ đàn áp các nhà văn nhà thơ trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm như thế nào sao? Chẳng lẽ ông không biết đến phong trào Đấu Tố khởi đầu từ năm 1953, vụ Cải cách Ruộng Đất năm 1956 đưa đến việc nông dân nổi dậy ở Quỳnh Lưu để rồi bị chính quyền Cộng Sản thẳng tay đàn áp? Ông chắc không hiểu tại sao 1 triệu người dân miền Bắc trong các năm 1954-1955 đã bỏ cà nhà cửa, mồ mả tổ tiên để vào Nam tránh nạn Cộng Sản. Vì vậy ông có niềm ước vọng lật đổ cái chính quyền miền Nam đang phải dốc toàn lực đối phó với cuộc xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt để cho toàn miền Nam này sẽ “được” sống trong cái “Thiên Đường Cộng Sản” mà ông mơ ước đó chăng?

        Ở miền Nam vào lúc đó, cũng như cho đến cuối tháng 4, 1975, vẫn có một số người mang tiếng là “trí thức”, muốn ra điều ta đây tiến bộ, theo trào lưu tả khuynh cho hợp thời trang, nhưng thực sự ra chỉ là loại “trí thức chồn lùi” như nhà văn Duyên Anh diễn tả. Cũng như họ, ông đã chống miền Nam, đòi tự do dân chủ để rối sau 1975 người dân miền Nam được tự do dân chủ nhu thế nào, chống bất công áp bức để được thấy chính bản thân ông có bị áp bức không, chống tham nhũng thì tệ nạn tham nhũng hiện nay ra sao, chống lệ thuộc ngoại bang thì cái hiểm hoạ Trung Quốc đang đè nặng lên nước Việt Nam ra sao, cả về mặt chính trị lẫn kinh tế và xã hội.

        Trên trái đất này, không có một chế độ nào, một xã hội nào là toàn hảo cả. Nhưng tương đối thì phải biết phân biệt giữa nhũng cái xấu để chọn cái nào ít xấu hơn. Ở miền Nam, chính quyền thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa không phải là hoàn toàn dân chủ và có nhiều khuyết điểm khác. Nhưng Cộng Sản là cái xấu nhất, tệ hại nhất trong các chế độ, gây ra cái tai họa khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Một thí dụ nhỏ là các nhà văn nghệ miền Bắc, trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm đã chỉ dám xin chính quyền cho đôi chút tự do, đừng đem chính trị vào lãnh vực văn nghệ, vậy mà họ đã bị trấn áp, trừng phạt tàn tệ. Trái lại ở miền Nam, ông đã tham dự vào việc dùng võ lực lật đổ chính quyền, trực tiếp qua chức vụ “Trưởng Đoàn Sinh Viên Quyết Tử”. Vậy mà sau khi vụ phiến loạn bị dẹp, ông bị bắt sau đó cũng chỉ bị giam giữ một thời gian rồi được cho trở lại nhà trường, thậm chí sau khi mãn khóa còn được bổ nhiệm đi dạy học. Thử tưởng tượng nếu một vụ tương tự xảy ra ở miền Bắc thì chính quyền sẽ đối xử với những người nổi loạn ra sao? Ngay như Đào Hiếu cũng phải công nhận rằng sau khi tổ chức biểu tình chống chính phủ ở Quy Nhơn thất bại và bị bắt, ông đã được “trả tự do một cách nhanh chóng, không bị hạch hỏi hay làm thủ tục giấy tờ gì rườm rà”. Sự khác biệt đến như vậy mà ông vẫn chưa thức tỉnh để tiếp tục hoạt động nội thành cho Cộng Sản rồi năm 1974 được chính thức vào Đảng. Trong những tháng ngày Cộng Sản Bắc Việt tiến quân xâm chiếm miền Nam đầu năm 1975, chắc vì “say men chiến thắng” nên ông đã không thấy là các ông tiến đấn đâu, dân chúng bỏ nhà bỏ cửa chạy dài đến đó, đến khi trong nươc không còn chỗ chạy thì phải chạy ra nước ngoài, kéo dài cả chục năm sau tạo thành phong trào “Thuyền Nhân” mà cả thế giới đều biết. Thế rồi chỉ 1 năm sau khi chiếm trọn miền Nam, các ông các bà trong cái được gọi là Mặt Trận Giải Phóng, trong cái được mệnh danh là Chính Phủ Cách mạng Lâm Thời hoặc được “cho đi chỗ khác chơi” hoặc cho “ngồi chơi xơi nước”. Và mọi người dần dần đã sáng mắt ra nhưng dưới chế độ sắt máu toàn trị của khoảng trên 10 năm sau 1975, có ai dám lên tiếng chống đối! Các ông cũng biết thân phận lắm cho nên trùm chăn nín khe, nắm “thẻ Đảng” như lá bùa hộ mệnh, chờ cho đến năm 1986 sau khi Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh ban lệnh “cởi trói”, một số mới dám hó hé. Nhiều người chờ thêm cho đền những năm trong thập niên 1990 mới dám lên tiếng cho chắc ăn. Tôi rất thông cảm với những người đó, trong hoàn cảnh họ đang phải sống. Nhung tôi chỉ bất bình khi thấy có những người, trong khi chỉ trích chế độ đương thời, vẫn tự bào chữa cho rằng những năm họ chống đối chính quyền miền Nam là có chính nghĩa. Đem phá bỏ cái chính thể có tự do dân chủ nhưng không đầy đủ trọn vẹn để mang vào cổ cái ách độc tài tuyệt đối thì là chính nghĩa nỗi gì, nếu không muốn nói là ngu xuẩn. Cái chính quyền thiếu tự do dân chủ ấy còn có ngày trở thành dân chủ được, như trường hợp Đài Loan, Đại Hàn…, chứ còn chính quyền Cộng Sản thì chuyện ở Việt Nam tới nay mấy chục năm sau họ vẫn còn tồn tại chính là câu trả lời xác đáng nhất.

        Ông Tiêu Dao Bảo Cụ lên án “chiến tranh là tội ác, và trong chiến tranh chỉ có nhân dân là kẻ chiến bại”. Ông nói đúng lắm! Ông còn nói “Hai bên chiến tranh đều cho mình có chính nghĩa”. Cũng đúng nữa, nhưng chưa đủ. Nhưng ông đã không viết gì hơn nữa mà chỉ lý luận và giải thích thêm là: “Cả hai miền đều nhận viện trợ của nước ngoài, đem bom đạn của nước ngoài về bắn giết lẫn nhau … gọi đó là chiến tranh ý thức hệ, chiến tranh giải phóng, chiến tranh tự vệ hay gì gì đó nhưng không ai có thể chối cãi đó là cuộc nội chiến trong đó người Việt đã giết nhau trên chiến trường và hận thù nhau trong tim óc”. Tất nhiên là trong chiến tranh, bên nào cũng cho mình là có chính nghĩa. Nhưng khi xét đóan về chiến tranh, người có đầu óc phải biết suy luận để thấy bên nào đã phạm tội. Có lý nào trong đệ nhị thế chiến, các nước Đức, Nhật có chính nghĩa khi họ là kẻ gây chiến trước bằng cách xâm chiếm các lân bang. Khi Bắc Hàn thinh lình tổng tấn công Nam Hàn năm 1950 cũng là có chính nghĩa, chính nghĩa của kẻ xâm lăng sao? Cứ lý luận như ông thì thằng ăn cướp và kẻ bị cướp chống trả lại đều cùng có chinh nghĩa như nhau? Nói như thế thì chỉ là ngụy biện. Thằng ăn cướp Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam và miền Nam chỉ tự vệ khi chống trả. Nếu Bắc Việt không đem quân xâm nhập gây chiến tại miền Nam thì tự dưng đất nước miền Bắc có bị hứng chịu bom đạn của Hoa Kỳ không? Ông viết như thế có khác gì bênh vực cho thằng ăn cướp! Lý do ông tham dự vào cuộc tranh đấu vũ trang chống lại chính quyện miền Nam năm 1966, tiếp tục hoạt động nội thành cho Cộng Sản những năm sau đó hẳn là vì ông cho rằng Cộng Sản Bắc Việt xâm lăng miền Nam là có chính nghĩa, và mặc dù sau khi kinh qua thực tế sống dưới chế độ Cộng Sản, ông đã tỉnh ngộ, đã chống chính quyền và đã bị bạc đãi, ông vẫn cho rằng những việc làm của ông trước kia là chính đáng. Thái độ này tôi cho là tự ái hão, là ngoan cố của “con cà cuống chết đến đít vẫn còn cay”.

        Thưa ông Tiêu Dao Bảo Cự,

        Thực tình, tôi rất phân vân trước khi viết bức thư này. Nhưng khi đọc lại thư phản hồi của ông, có những điều trong đó khiến tôi phải trả lời. Trả lời một lần này rồi thôi, và chỉ một lần này thôi nên tôi viết đã dài. Tôi đã cố gắng hồi đáp thư ông từng điểm một và chỉ trong phạm vi bức thư của ông mà thôi. Cũng như khi nhận xét về một quyển sách, một bài viết nào, tôi luôn luôn hạn chế phạm vi trong nội dung quyển sách, bài viết đó, và tôi thẳng thắn nói rõ ràng mọi chuyện chứ không bàn bạc vu vơ, đưa ra những cái gọi là chứng cớ mang tính cách ‘chung chung’, tổng quát. Tôi cũng không có thói quen tránh né những gì cần được trả lời hẳn hoi mà mập mờ nói lảng sang chuyện khác, hoặc là dùng những lời lẽ đao to búa lớn.

        Tôi không phải là người có lối suy nghĩ một chiều, theo định kiến. Tôi rất hiểu và thông cảm cảnh ngộ của những người thực sự tranh đấu ngay ở trong nước chống chính quyền độc tài hầu đem lại tự do no ấm cho người dân. Nhưng tôi cũng không tán thành những người, trong lúc nói lên những xấu xa, tệ đoan trong xã hội và chế độ hiện hành, đã đi qúa mức khi mô tả không đúng sự thực bằng những sự kiện vu vơ, không có thực, những chuyện bịa đặt, tưởng tượng. Vì như thế, những sự việc có thực đã bị những điều bịa đặt, tưởng tượng che khuất đi, hậu qủa là tạo ra phản ứng ngược, khiến người đọc không tin được những gì kể ra trong bài viết hay trong sách nữa.

        Những người ở trong nước viết bài, viết sách một cách trung thực để chống đối chế độ độc tài đang đưa xã hội đến tình trạng suy xụp, đưa đất nước vào cảnh điêu linh, vạch trần ra tệ đoan tham nhũng chưa từng thấy dẫn đến những khoảng cách biệt không tưởng tượng nổi giữa kẻ giàu, người nghéo, … mà không hề tỏ ý khoe khoang chữ nghĩa, đề cao thân phận, lên mặt kẻ cả dạy đời, tôi đều kính trọng và thán phục vì họ thực sự đang ‘tranh đấu trong lòng địch’, chịu đựng khó khăn đi tới hiểm nguy cho bản thân và gia đình. Một trong những người đó là nhạc sĩ Tô Hải với cuốn “Hồi Ký của Một Thằng Hèn”. Tôi có bài Nhận Xét về tác phẩm này và đã viết thêm 1 bài để lên tiếng về mấy bài phê bình ông Tô Hải cùng hồi ký của ông từ mấy nhân vật tại hải ngoại. Xin gửi để cùng ông chia sẻ.

        Tôi không có lý do gì để coi ông lá kẻ thù như ông đã có ý nghĩ phảng phất trong đầu. Kẻ thủ đích thực của tôi chỉ là cái Đảng Cộng Sản tàn ác vô luân cùng nhóm lãnh đạo cái chính thể hiện hành tại Viêt Nam, tất cả đã và đang đưa đa số người dân Việt đến tận cùng của đau khổ.

        Xin cầu chúc ông sức khỏe sớm được hoàn toàn bình phục.

        Trân trọng kính chào,

        Đỗ Văn Minh

        * * *

        From: TieuDao BaoCu [mailto:tieudaobaocu@gmail.com]
        Sent: Sunday, March 14, 2010 3:44 AM
        To: Minh Do
        Subject: Re: Hoi am gui ong Tieu Dao Bao Cu

        Thưa ông Đỗ Văn Minh,

        Khi một tác phẩm được xuất bản, nó thuộc về công chúng. Công chúng có quyền đánh giá, phê phán và tác giả phải chấp nhận những phản hồi đó. Về phần tôi, thực sự tôi tôn trọng mọi ý kiến đóng góp. Có người thích, chia sẻ, đồng cảm, tôi có niềm vui. Có người bất đồng, phê phán, tôi tôn trọng và lắng nghe.

        Tôi thực lòng xin lỗi nếu trong mail trước tôi viết có gì làm ông cảm thấy bị xúc phạm hay thương tổn. Tôi không hề cố ý làm như vậy đối với bất cứ ai. Nhưng những điều chung khi nói ra có thể làm người ta liên tưởng.

        Về những điều ông góp ý, nếu trả lời hết, e đó sẽ là một cuộc thảo luận rất dài. Do tôi hiện không được khỏe, tôi cố gắng trao đổi một số ý sau đây, bằng cách gạch đầu dòng. Tôi xin lỗi về sự thể này nhưng tôi không thể làm khác hơn vì lý do sức khỏe.

        - Nhầm lẫn Phiếm đàn và Phiếm đàm chỉ là lỗi đánh máy. Tôi không đến nỗi không phân biệt hai từ này và cũng chẳng có lý do gì để mỉa mai ở đây khi chỉ nhắc đến sự kiện.

        - Ông đọc không kỹ ý tôi viết về tựa đề TCBB. Dĩ nhiên tựa đề này do tôi đặt. Tôi chỉ nói đề nghị nxb in một câu trích ở bìa sau để giải thích ý nghĩa tựa đề đó chứ không phải tôi đề nghị nxb đặt tên cho tác phẩm. Tôi làm việc này khi liên hệ với nxb lúc còn ở Mỹ nhưng sau khi tôi về VN, lúc in sách, nxb đã thay câu khác mà không trao đổi lại với tôi, tôi đành chịu thôi.

        Câu trích đó như sau, cũng chính là tinh thần của toàn bộ tác phẩm:

        « Tiếng vọng lẻ loi không còn là tiếng vọng lẻ loi mà đã trở thành tiếng chim báo bão. Ðây không phải là bão tố cuồng nộ của hận thù, máu lửa và áp bức, mà là những ngọn gió phóng khoáng của dân chủ, tự do, của sự thật, bao dung, nhân bản và hòa bình, những giá trị đích thực của con người sẽ chiến thắng trên đất nước và cả hành tinh này. »

        Cho đến nay tôi cũng chưa có cuốn sách của mình trong tay vì nxb gởi về đã bị tịch thu.

        - Trong một bài viết, không phải bất cứ câu nào, ý nào cũng phải chứng minh. Dĩ nhiên có những điều bắt buộc phải có. Thí dụ khi ông nói tôi “đồng lông đồng cánh” với những người đó, ông đâu cần chứng minh mà chỉ nói lên cảm nhận của ông thôi. Thực tế lại không đúng như vậy. Giữa tôi và những người đó rất ít điểm chung ngoại trừ việc tham gia phong trào tranh đấu năm 1966. Thời kỳ đó tôi là một trong những người trong ban lãnh đạo sinh viên có xu hướng độc lập với tinh thần tự trị đại học trong khi nhiều người khác thân Phật giáo, thân cộng. Thậm chí tôi đã có lần xung đột với họ trên điễn đàn sinh viên về quan điểm.Tôi không dính líu gì đến vụ Mậu Thân Huế vì lúc đó tôi đã ra trường dạy học ở Ban Mê Thuột, cũng ở BMT trong mấy ngày tế đó và nói chung trước năm 1970 tôi không dính líu gì đến cộng sản. Sau này, cuộc sống và quan điểm của tôi cũng hoàn toàn khác những người đó, vậy sao có thể nói là “đồng lông đồng cánh”.

        - Vụ Mậu Thân Huế là một chương bi thảm nhất trong chiến tranh VN, đăc biệt về quy mô, tính chất và số lượng người bị giết. Đó là một tội ác cần lên án. Không vụ nào có thể so sánh nhưng khi liên tưởng ta có thể nghĩ đến vụ tàn sát ở Mỹ Sơn nhưng vụ này là do người Mỹ làm. Trong đoạn nhật ký tôi có liên tưởng đến vụ phát hiện hố chôn người tập thể mà tôi đọc trên báo một hai năm trước. Tôi chẳng bịa ra làm gì vì nếu muốn so sánh con số người bị giết thì tốt nhất là con số tổng kết sau chiến tranh. Không ai có thể tổng kết đầy đủ nhưng theo số liệu của cả hai bên Nam-Bắc và của người Mỹ thì số nạn nhân thương vong của phía Miền Bắc và MTGP lớn hơn rất nhiều phía VNCH và đồng minh. Mỗi bên hàng triệu người. (Đây tôi không có thời gian chứng minh với con số cụ thể nhưng nếu ai muốn nghiên cứu chuyện này dễ dàng tìm ra các tư liệu). Vấn đề là rất nhiều người VN đã bị giết trong chiến tranh. Chiến tranh là tội ác. Trong chiến tranh chỉ có nhân dân là kẻ chiến bại. Hai bên chiến tranh đều cho rằng mình có chính nghĩa. Như thế nạn nhân phía bên kia đều đáng chết cả ư? Thực tế bây giờ mọi người đều thấy hai miền Nam – Bắc đều nhận viện trợ của nước ngoài, đều đem bom đạn của nước ngoài về bắn giết người Việt, bắn giết lẫn nhau. Người ta gọi đó là cuộc chiến tranh ý thức hệ, chiến tranh giải phóng, chiến tranh tự vệ hay gì gì đó nhưng không ai có thể chối cãi đó là một cuộc nội chiến, trong đó người Việt đã giết nhau trên chiến trường và hận thù nhau trong tim óc. Hình như tôi đã viết điều này nhiều lần. Và bây giờ nhiều người vẫn còn nhân danh chính nghĩa để tiếp tục hận thù và mạt sát nhau nữa. Tôi gọi đó là “hội chứng chính nghĩa”.

        - Tôi chẳng có lý do gì để bênh vực HPNT hay những người khác. Tôi không có quan hệ gì đặc biệt với họ và tôi cũng rất khác họ. Tôi chỉ nêu suy nghĩ khi liên tưởng đến một vấn đề. Trước tội ác ta căm giận nhưng phải tỉnh táo và công bằng, nếu không ta cũng sẽ phạm vào tội ác hay bất công. Dù là anh em nhưng HPNT không phải là HPNP, lại càng không phải là NĐX. Cho đến nay chưa ai chứng minh được HPNT trực tiếp giết người vì lúc đó ông ta ở ngoài bưng, không vào thành phố như những người khác (Theo những gì tôi đã đọc được trên báo chí, trên mạng). Thế thì sao có thể gọi ông ta là “đao phủ”. Còn về trách nhiệm gián tiếp, dĩ nhiên là có nếu cho rằng ông ta có liên đới trách nhiệm vì đã theo cộng sản. Nhưng nếu nói đến trách nhiệm gián tiếp thì rất nhiều người phải có, từ hai phía của cuộc chiến. Trong vụ Mậu Thân ở Huế, trách nhiệm chính là của bộ chỉ huy chiến dịch. HPNT và những người như ông chẳng có quyền hạn gì lắm khi chỉ là những kẻ mới theo, riêng HPNT chỉ được kết nạp đảng rất lâu sau này vào khoảng 1989. Những kẻ giết người trực tiếp phải có bằng chứng mới có thể gọi họ là đao phủ, như bài viết của Nguyễn Thị Thái Hòa (Cũng cần phải kiểm tra chính xác vì viết một bài như thế không khó như ta đã thấy khi có những bài tố cáo Bùi Tín giết người, HCM hiếp dâm thiếu nhi… Tôi không có ý nghi ngờ bài viết của NTTH nhưng trước một vấn đề quan trọng như thế tất nhiên phải có bằng chứng, đối chứng hết sức xác thực.)

        - Nhận xét về cuốn Lạc đường của Đào Hiếu chỉ là một đoạn nhỏ trong bài chính luận chứ không phải là trọng tâm của bài viết đó. Tôi ghi nhận trong tác phẩm có một số trang tuyệt bút (thực ra là những đoạn tả cảnh, cảnh tuyết rơi), thái độ đối với các loại chính quyền, thái độ không phản tỉnh. Ghi nhận không phải là đồng tình, đồng ý, tán thành. Tôi đưa vào đoạn đó để góp thêm luận cứ cho vấn đề “hội chứng chính nghĩa”.

        - Nói về những chuyện cũ, người ta có thể không đồng ý với nhau khi nhìn từ những góc độ, quan niệm khác nhau, có hoàn cảnh, quá khứ, sự từng trải khác nhau. Nhưng nếu vì khác nhau như thế mà trở nên chia rẽ, hận thù thì có ích gì cho hôm nay và ngày mai khi đang cần có sự đoàn kết để chống lại chế độ độc tài toàn trị đang tiếp tục gây tội ác. Do đó tôi đề nghị là tạm thời “đồng ý với những bất đồng” để cùng nhau hướng tới tương lai.

        - Tác phẩm, quá khứ, cuộc đời của tôi có người chia sẻ, đồng cảm, có người không thích, ác cảm. Đó là quyền của mọi người. Và chắc những người khác cũng đều như thế. Đó chính là cuộc đời. Nhưng phê phán cả cuộc đời một con người không phải là điều dễ dàng nếu như ta chưa hiểu rõ.

        - Trong tranh luận, tôi rất thẳng thắn nhưng không bao giờ mỉa mai, xiên xỏ ai. Tranh luận để tìm cầu chân lý chứ không phải để chia rẽ, thù hận. Tôi mong mỏi có sự chia sẻ để tiến đến hòa giải, đồng thuận. Ngay cả đối kẻ thù còn có lúc cũng phải hòa giải huống gì chỉ là giữa những người bất đồng quan điểm về chuyện cũ nhưng có cùng mục tiêu chung cho tương lai.

        Tôi không hi vọng ông tán đồng những gì tôi viết trên đây vì ông sẽ có ý kiến để phản bác và ngược lại tôi cũng vậy. Tôi hi vọng cuộc trao đổi này sẽ mang lại một người bạn thay vì một kẻ thù. Nếu thêm một kẻ thù thì cuộc trao đổi không nên tiếp tục. Có ích gì khi thêm thù bớt bạn trong cuộc sống đã lắm hận thù máu lửa này.

        Một lần nữa cám ơn ông.

        TDBC

      • Dao Cong Khai says:

        Chào ông TieuDaoBaoCu.

        Tôi là đám trẻ xa rất xa đối với ông, trong thời gian ông đấu tranh chống Mỹ Ngụy thì tụi tôi còn ở truồng tắm mưa. Tuy nhiên vì cùng lớn lên chung một cố hương và nghiên cứu về những biến cố chính trị của VN thời chiến tranh tới nay, nên cũng được biết đến danh ông.

        Thú thật trước đây tôi cũng chưa biết rõ xu hướng chính trị của ông, chỉ đặt niềm tin vào những người đấu tranh chống bất công hiện nay ở VN thôi. Tuy nhiên sau khi vào đây, đọc được những lời bênh vực những tên khát máu Hoàng Phủ Ngọc Phan, Ngọc Tường… trong tết Mậu Thân ở Huế của ông, cũng như lối lý luận cố tình tránh né sự kiện bằng cách lý luận chung chung về chiến tranh, và mập mờ đổ lỗi cho cả 2 phía theo kiểu của ông; tôi cảm thấy phải đặt lại vấn đề về những lời “tâm huyết” đấu tranh của ông trước đây.

        Nếu đám Mặt Trận Giải Phóng các ông không bị bọn Bắc Việt đá ra ngoài lề, chắc chắn các ông không bao giờ nghĩ tới đấu tranh chống chính quyền Hà Nội để “đòi hỏi dân chủ và tự do” cho quê hương VN đâu. Các ông đấu tranh chẳng qua là vì sau khi chiến thắng, thì tới phiên những kẻ chiến thắng sẽ đấu đá nhau để giành chiến lợi phẩm. Nói thẳng nên rất phũ phàng, nếu ông không phải hạng người đó thì rất vô lý khi ông vẫn cứ cho là “bất công” khi người ta kết án những tên Mặt Trận Giải Phóng đó là khát máu. Thì ra ông là trưởng đoàn sinh viên quyết tử Phật Giáo hồi đó, bởi vậy nên mới xuất thân từ chế độ VC, thật là logic… logic y chang như cái chết của thượng toạ Thích Thiện Minh. Tuy nhiên cũng có một số người trong đó ngay sau biến cố 1963 đã sáng mắt ra liền.

  10. Minh Triết says:

    Thành thật chia sẻ nỗi đau buồn của gia đình chị NTTH, ông nội và 3 người anh trai đã bị lũ ác nhân bắn giết một cách dã man trong tết Mậu Thân 1968 !
    Tui không thể tưởng tượng nổi, tại sao tên HPNP lại khát máu đến thế! Đọc bài viết mà máu sôi trào lên đến cổ, căm hận tên giết người không gớm tay này. Có ai biết hắn đang sống ở đâu xin cho biết địa chỉ, có thể lôi đầu hắn ra trước pháp luật được không?

Leave a Reply to saigiang