WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trăng Nghẹn

Đàn Chim Việt: Bài thơ Trăng Nghẹn của nhà thơ Hoài Tường Phong vừa đoạt giải nhất cuộc thi thơ khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như ngay sau khi giải thưởng được công bố, một số cơ quan ‘có thẩm quyền’ ở thành phố Cần Thơ (nơi đăng cai cuộc thi) đã yêu cầu ban giám khảo chọn lại bài khác để trao giải Nhất, vì Trăng Nghẹn “quá  u ám”.

Theo lời mấy quan chức này thì trăng phải sáng, thậm chí rất sáng chứ không thể “nghẹn” được. Khi Ban Giám Khảo từ chối chấm lại giải thưởng thì “nhà chức trách” quay sang yêu cầu tác giả bài thơ từ chối nhận giải với lý do “không gửi bài dự thi”. Nhưng tác giả, nhà thơ Hoài Tường Phong khẳng định, chính ông đã gửi bài đi dự thi!

Có lẽ, nhờ sự việc lùm xùm này mà bài thơ đã được nhiều trang mạng, blog đăng tải và rất nhiều bạn đọc tìm hiểu.

Trăng Nghẹn

Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.
Vùng tản cư hồi này ruộng hoang nhà trống,
Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.

Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,
Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.
Không biết lời bải buôi để mua lòng người khác,
Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.

Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,
Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.
Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,
Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.

Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,
Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.
Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,
Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.

Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,
Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.
Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,
Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.

Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,
Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,
Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.

Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.

Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,

Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.

Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,

Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.

Hoài Tường Phong

6 Phản hồi cho “Trăng Nghẹn”

  1. Trần quang Hạ says:

    Trăng không thể nghẹn nhưng đọc bài thơ nghe nghẹn thật. Bài thơ u ám nhưng giá trị hiện thực xã hội không u ám. Nó tố cáo chính sách xuất khẩu cô dâu, tố cáo cách quản lý nhà nước và trách nhiệm xã hội của nhà cầm quyền Việt Nam.

    Cám ơn các vị thẩm quyền đã làm bài thơ nổi tiếng.

    Cần Thơ có bến Ninh Kiều
    Dưới chân tượng Bác đĩ nhiều hơn dân

  2. Gởi Hoài Tường Phong,
    Câu chuyện của anh cũng là câu chuyện của cả một đất nước nơi bến khổ, dưới cái mịt mù của đám mây chủ nghĩa, vầng trăng ngày ấy, từ “Mùa thu rồi, ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà…” đến nay vẫn chưa một lần le lói trên bầu trời quê hương. Đã qua bao mùa trăng rụng, trăng lên mà đất nước vẫn như đám lục bình mang rác rưới nổi trôi theo ” Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”.

    Cầu chúc anh được bình yên, không mang cái nghiệt ngã như nhân vật “Hắn” trong “Chuyện Kể Năm 2000″ mà mỗi cái dấu chấm, mỗi cái dấu phẩy là mỗi cái tội, rất phi lý, phi nghĩa và phi nhân. Cầu mong một ngày rất gần không còn vần “Trăng Nghẹn” trên bầu trời quê mình nữa.

  3. Trung Hoàng says:

    Mẹ sinh tôi nơi giao lưu hai nguồn nước,
    Bên sông Tiền bên sông Hậu ngược đôi giòng.
    Mũi Vàm Nao lũ lụt xoáy, phù sa lóng đượm hương nồng.
    Nước chia hai ngả đường, hai lòng sông vẫn thấm tình sưả mẹ.

    Tôi lớn lên qua bao muà chinh chiến.
    Tìm vầng trăng viên mãn trong pháo hú đạn bay.
    Trăng đỏ loang màu mắt thú cuồng say.
    Trăng méo mó ánh sao Thu vàng mờ ảo.

    Ngơ ngác buổi trăng tàn, thân lưu đày nơi rừng thẩm.
    Bao lát mì khô khốc ẩm mốc cũng phải ăn.
    Mắt sói lang hằn học sát khí đằng đằng.
    Con Tàu Xuyên Mây in hằn sau lưng tù tội.

    Bè bạn theo đuôi nhau băng rừng vượt biển.
    Đưá chết tức tưởi trong tù, đưá vượt ngục biến thành kiếp sói hoang.
    Đưá tan xương rã thịt mất tăm biệt tích dưới biển thênh thang.
    Đưá bừng dậy, trên đỉnh đồi hoang gió hú bông hồng máu kia vẫn nở.

    Mỗi lần về quê bạn bè cũ thớt thưa dăm ba đưá.
    Tóc pha sương vẫn mơ ước đi tìm lại bóng trăng.
    Ít nói lại làm nhiều vì sợ chẳng kịp chăng ???!!!
    Để thấy được một vầng trăng viên mãn.

    Xóm bên sông vẫn câu hò lồng lộng.
    Tiếng gọi đò trầm bổng đón đưa em.
    Những người em thắm hương phù sa mẹ.
    Nay nhạt mùi trên xứ lạ theo chồng.

    Đồng bằng quê hương tôi đâu rồi hương đất mẹ.
    Đất xới đào bao phương án kẻ lạ đón chào.
    Lắm con buôn mà cũng lắm lũ cò cao.
    Rút tiả xiả xoi băm vằm thân xác mẹ.

    Trăng nghẹn Hoàng Trường mờ ánh mắt,
    Trăng liềm nhợt nhạt vắt sao Thu.
    Thịnh suy suy thịnh luân lưu,
    Vầng trăng viên mãn mây mù xoá tan.

    Rồng Tiên Hồng Lạc Nam Đàng !!!

    • Bài thơ rất dạt dào tình cảm quê hương, lột tả hết tâm tư những người khốn khổ, đang sống tức tưởi dưới gót dày VC ác ôn, tàn bạo

  4. VMH says:

    Hãy nhớ lại những câu thơ(có lẽ của thi sĩ Bắc Sơn) khi diễn tả quan niệm của người cộng sản Việt Nam về cái đẹp:

    ĐM cây bông hồng
    Sao mày không lao động
    Mà lại cứ trổ hoa

  5. Làm thơ để cho người ta thưởng thức và nhớ thật là khó, bình thơ lại là một điều không dễ dàng. VC mà bình thơ thì nàng thơ không dám xuất hiện. Thơ là tiếng lòng, ngôn ngữ trong thơ không thể nào uốn cong theo VC, nếu kẻ nào thích uốn cong thì thơ trở thành nô thơ và ý tưởng của bài thơ không còn là cảm nghĩ sâu kín của nhà thơ nữa.

    Trăng ngẹn mà đổi thành trăng sáng thì bài thơ vô nghĩa, trong bài thơ có những câu nói lên nỗi khổ đau uất ngẹn của con người như hai câu sau đây
    Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,
    Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.

    Tác giả sinh vào ngày có gió, có mưa nhưng VC muốn tác giả phải sinh vào thời kỳ hoàng hôn của những thần tượng VC, thì khó nghe quá. Tâm hồn người ta đang khổ mà bắt người ta phải cười ,cấm khóc thì quá vô lý:
    Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:
    Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,
    Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,
    Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.

    VC luôn luôn tô son trét phấn cho chế độ nhưng đọc hai thơ cuối,chúng ta cũng thấy chính sách làm ngu dân của VC để dễ trị. Đó là :Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,nhưng đau khổ nhất cho những cô gái đẹp hiền hòa của dân tộc phải đi lấy chồng xa, có những đứa trẻ chưa vị thành niên phải bán mình để sống. Ngày nào VC còn thì tâm hồn người thi nhân khó tìm nguồn cảm hứng để diễn tả.

Leave a Reply to Nguyễn Hiền