Kinh nghiệm Bắc Phi
Cuộc Cánh mạng mùa Xuân ở Bắc Phi đang lan rộng. Đặc điểm của cuộc cách mạng này là chống độc tài, độc đảng, chống bất công, tham nhũng, đòi tự do theo hướng dân chủ hóa. Lực lượng nổi dậy gồm có nhân dân lao động, tầng lớp trung lưu các thành phố, với học sinh, sinh viên, trí thức làm nòng cốt. Mũi nhọn đấu tranh chĩa vào nền độc tài phe nhóm mang tính gia đình trị tham quyền và tham nhũng, trung lập hóa quân đội, phân hóa lực lượng công an và cảnh sát, tranh thủ viên chức công an và cảnh sát cấp thấp ngả về phía nhân dân. Vũ khí lợi hại không phải là súng đạn mà là các phương tiện thông tin hiện đại, điện thoại cầm tay, máy tính xách tay, loa chạy pin, biểu ngữ, truyền đơn, khẩu hiệu tùy nơi, tùy lúc.…
Cuộc đấu tranh của nhân dân một số nước tại các châu lục khác vì tự do, dân chủ, quyền con người, quyền công dân, chống độc đoán kiểu phe nhóm cánh hẩu, tham nhũng, có nhiều nét tương đồng với nhân dân Bắc Phi hiện nay. Đối với nhân dân các nước này, việc theo dõi, nghiên cứu, học tập và vận dụng những kinh nghiệm nóng hổi của cuộc Cách mạnh mùa Xuân ở Bắc Phi là chuyện rất nên làm, nhằm tạo thêm những thuận lợi cho cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội và phát triển bền vững cho chính mình.
Vừa rồi tôi được may mắn gặp hai bạn nhà báo Pháp của báo L’Express và La Libération mới ở Tunisie và Ai Cập trở về Paris. Qua buổi trao đổi hơn 3 tiếng rưỡi, tôi tiếp thu được nhiều kinh nghiệm thực tế rất quý.
Theo hai nhà báo này, các bạn trẻ Tunisie cho rằng về mặt đấu tranh cho nhân quyền, các tổ chức quốc tế như Human Rights Watch là rất quan trọng, nhưng mỗi nước nên có vài tổ chức quan sát chặt chẽ về thực hiện nhân quyền cũng như về nạn tham nhũng, lạm dụng quyền hành ở nước mình, coi đó là trung tâm thu nhận tin tức và tố cáo về vi phạm nhân quyền, về tham nhũng, về bất công xã hội để thông báo thường xuyên cho nhân dân biết rõ. Những tổ chức ấy do một số nhóm trí thức, thanh niên tự nguyện quản lý để phục vụ xã hội. Ở Tunisie họ là các nhóm sinh viên, luật sư, nhà báo tự do. Họ dùng các mạng «Net», có tên gọi, có địa chỉ trên mạng để làm việc, tố cáo,rồi đưa ra khẩu hiệu, hoạch định, điều hành các cuộc xuống đường….
Tùy điều kiện thực tế của mỗi nước, những kinh nghiệm trên có thể được áp dụng linh động cho thích hợp. Ví dụ, có thể hình thành 3 tổ chức tạm gọi là Trạm quan sát và tố cáo tham quan ô lại, Trạm quan sát và tố cáo công an hại dân, Trạm quan sát và tố cáo các thẩm phán đen, để tiếp nhận, ghi thành hồ sơ những viên chức tham nhũng, ăn hối lộ, cướp đất, cướp của của dân, những sỹ quan công an, cảnh sát và công an viên, cảnh sát viên nhũng lạm, hà hiếp, đánh đập, giết dân, và những quan tòa, thẩm phán bất lương, chà đạp luật pháp, cố tình xử án không theo luật mà theo lệnh cấp trên, gây oan trái cho người lương thiện, ngay thẳng.
Khi các trạm quan sát như thế được hình thành và đi vào hoạt động, chúng sẽ có tác dụng răn đe có hiệu quả những kẻ cầm quyền thiếu liêm khiết; sẽ ngăn chặn những hành độmg kiêu binh lộng hành trong ngành công an, cảnh sát; sẽ khuyến khích các thẩm phán nêu cao tinh thần chí công vô tư trong việc xử án để trừng phạt đúng người, đúng tội. Đồng thời, các vụ án làm chấn động xã hội, gây phẫn nộ cho những người có lương tri, yêu chuộng công lý và tôn trọng pháp luật sẽ không thể bị ỉm đi một cách phũ phàng, không thể bị che giấu và thui chột với thời gian.
Kinh nghiệm của các bạn Tunisie cũng cho thấy rằng để xây dựng và phát huy một chế độ pháp quyền thật sự, người ta còn cần sử dụng các phương tiện hiện đại, qua bộ nhớ của máy điện toán, đang có phổ biến ở khắp nơi, nhất là ở các đô thị, để làm những việc mà những người cầm quyền độc đoán, tàn bạo lo sợ nhất, đó là đưa ra ánh sáng những hành động tham ô nhũng lạm của họ cho toàn xã hội thấy rõ.
Blog Bùi Tín (VOA)
Tôi không đồng ý với Ông Bùi tín về các trạm quan sátvì nhiều lý do:
Cuôc cách mang chưa đưoc thành công hoàn toàn mà ta đã dùng phương pháp, Đấu tố như thời Cải cách Điền đia của CSVN là điều sai lầm vô cùng. Trái lại nó mở môt kỷ nnguyên khủng bổ tố giác (délation) mà chắc gì những người tố giác đó là đúng hay là reglement de compte,trả thù riêng hay làm tiền.
Cuôc dân chủ hóa chưa thành hình lại dùng biện pháp tố giác ,toà án nhân dân như CSVN thì là Đại hoạ cho cán nnền dân chủ đang phôi thai.
Điều quan trong nhất là củng cố thành quả lật đổ Đôc tàị mở cữa tiêp nhân thành phần mớỉ ĐôiLâp và Trẻ đễ hợp tác với quân cán chính chế đô củ lựa người tốt ôn hoà Tổ chưc Bâu cử QHlâp hiên, thoản sảo Hiến Phap, Thưc hiên Trưng Cầu Dân Ý và Bầu cử Công bằng có Giám sát Quốc tế.
Quan trọng nhất là thưc hiện cuộc chuyển tiếp ôn hoà và Hoà Giải Dân tôc nhu Mandela dedmon Tutu đã hiến cho Nam Phi những TOÀ ÁN tha thứ.
Nếu Các nước với nên dân chủ trẻ áp dụng trảm Kiểm soat, tố giac thanh trừng thì Đât nước họ sẽ rơi vào nền Đôc tài mới mà không haỷ Đảo chánh Quên phiệt sẽ không tránh được.
Vì vậy Watara Côte d’Ivoire đã lưả con đường HGDT, hơp tac với quan cán chinh chê dô củ và cải tiến từ từ mới xây đuoc môt nền dân chủ thật sự.
Chưa đõ ông nghè mà đã đe hàng tổng là THẤTSÁCH và đem tới hỗn loạn là cái chắc.
VN hậu CS cũng vậy nếu ta thanh trừng những ngươi làm việc cho CSVN cũ thì không khác gì vụ Tổng thanh trừng Quân cánb chính Miền Nam bam 1975. Hâu quả tai hại như thế nào thì chúng ta biết. Mà có thể chính CSVN hiện tại là những kẻ tổ chiức Cach Mạng CUỘi đễ lưà ta môt lân nữa.
Mong ông Bùi Tín phản biện cho dân chủ.
Kính
NGuyen VN.
Tram quan sat : tham quan, ô lại-công an hại dân- thẩm phán đen phải được thực hiện ở VN.Đồng thời phải luôn tố giác cái ác của chế độ bán nước, tham nhũng, chơi gái sa đọa, đổi trắng thay đen…bất lương cúa CSVN…là nhiệm vụ của mọi người dân yêu nước.
Tôi xin cảm ơn ông Bùi Tín.