Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời [2]
Ông Ẩn trả lời không một giây do dự : không có cành đào, không có gì hết, ông Nhu “hù” Mỹ vậy thôi.
…Bây giờ ông mất rồi, tôi tiếc đã không xin phép ghi âm cuộc nói chuyện . Tiếc là tiếc vậy thôi. Tôi hiểu đạo lý nghề nghiệp của ông, nên không đặt ra vấn đề phỏng vấn, càng không đặt ra chuyện ghi âm . Đành coi “bài giảng” ngẫu hứng của “giáo sư đảo chính học “là một bài giảng về ngữ pháp, giúp tôi tự học để hiều hơn “ngôn ngữ” của cuộc chiến tranh 30 năm .”
Để chứng minh không có chuyện cành đào ông Hồ tặng ông Diệm xuân 1963, ngưòi anh em thân cộng Nguyễn ngọc Giao trích dẫn lời của điệp viên đã chết Phạm xuân Ẩn.. rồi giả vờ hối tiếc là đã không thâu âm buổi phỏng vấn! Chuyện cành đào là chuyện có thật với hai nhân chứng sống Cao xuân Vỹ và Lê châu Lộc còn sống ở quận Cam, Hoa Kỳ, Nguyễn ngoc Giao nên liên lạc ngay để phỏng vấn hầu trả lại sự thật cho lịch sử.
Nguyễn ngoc Giao đã gian dối trích dẫn lời của điệp viên đã chết Phạm xuân Ẩn để bác bỏ chuyện không có vụ cành đào ông Hồ tặng ông Diệm là một chuyện làm gian dối. Vì chế độ Cộng sản Việt Nam không thích quần chúng trong và ngoài nước biết chuyện này vì sẽ làm mất uy tín Hồ chí Minh nên người anh em thân công Nguyễn ngọc Giao dùng cái trò trích dẫn lời người đã chết Phạm xuân Ẩn để bênh vực cho lụân điểm của chế độ Hà Nội. Cái kiểu trích dẫn lời người chết một cách gian dối để minh chứng cho lập luận của mình không phải Nguyễn ngọc Giao là người đầu tiên chơi trò này. Trong quá khứ có nhiều nhà văn, nhà báo mất tư cách cũng sử dụng tiểu xảo gian trá này để bảo vệ quan điểm sai trái của mình. Chơi trò trích dẫn người chết không sợ bị đối chất vì người được trích dẫn đã nằm sâu dưới mộ, không thể sống dậy để cãi lại.
Nói đến chuyện chống độc tài và bất công, có lẽ không thể không nhắc đến nhà văn Nhất Linh Nguyễn tường Tam. Ông là thủ lãnh của Tự Lực văn đoàn, chủ trương dùng văn chương đề nâng cao dân trí, khai hoá xã hội, đánh đổ những thói hư tật xấu, đồi phong bại tục trong xã hội Việt Nam. Nhất Linh được coi là một nhà tiểu thuyết sâu sắc cảm hoá được nhiều người nhất, bất kể ở giai tầng xã hội nào. Ông say mê văn chương nhưng không gò bó trong những trang giấy sách. Ông đã từng thành lập dự án “Hội ánh sáng” với ước mong xây dựng một loại nhà thoáng mát, bền chắc cho dân nghèo. Ông luôn quan niệm là muốn cho người ta có lòng thiện thì phải làm thế nào cho người ta khỏi nghèo khổ, mà một xã hội nghèo khổ thì bao giờ cũng dễ thành một xã hội xấu xa. Đó là câu nói của một nhân vật trong truyện ngắn “Đầu đường xó chợ”của ông, nói lên sự suy nghĩ của Nhất Linh trong vấn đề cải tạo xã hội. Về vấn đề đạo đức, ông không bị vướng mắc trong những quan niệm luân lý đạo đức xưa vốn ràng buộc con người bởi những nguyên tắc tam cương , ngũ thường của đạo Khỗng, Nho. Ông trở nên hoài nghi về những giá trị cũ khi quan sát sinh hoạt của xã hội, nhìn thẳng vào thực tế xã hội để đề ra một nguyên tắc luân lý, cư xử mới. Luân lý cũ làm cho con người không được sống tự do, bị ràng buộc bởi mọi quan niệm cũ. Theo ông phải cải tạo lại gia đình và xã hội,, làm sao để con người sống mà không bị chèn ép, bức bách, coi như con vật .Ông mạnh dạn đả phá thứ luân lý hẹp hòi, coi rẻ hạnh phúc cá nhân.
Về chính trị,ông đã từng la bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ liên hiệp mà Hồ chí Minh là chủ tịch. Sáu 1954, ông di cư vào miền Nam và đó là lúc ông Ngô Đình Diệm trở về nước, thay thế nội các Bửư Lộc. Đất nưóc bị cắt làm hai, một nửa miền Bắc nằm dươí sự cai trị khắt khe của Việt Cộng và nửa miền Nam dưới sự lãnh đạo của một chính thể Cộng hoà nhưng cũng thiếu không khí tự do cho người dân hít thở.
Nhà văn Trương bảo Sơn ghi lại cái không khí ngột ngạt đàn áp tự do báo chí của chế độ Ngô đình Diệm như sau;
“Sau nữa, ngoài chế độ kiểm duyệt, phản quyền tự do ngôn luận này ra, chế độ Ngô đình Diệm còn có một thủ đoạn hiểm độc nữa là nhà nước giữ độc quyền phát hành báo chí, kể cả giai phẩm. Ngô đình Diệm đã có sáng kiến đặt ra Nhà phát hành Thống Nhất , bắt tất cả mọi báo chí phải đưa cho công sở này phân phối. Tập Văn Hoá Ngày Nay bán chạy như tôm tươi mấy số đầu, đã bị ế dần đi. Nhà phát hành độc quyền của chính phủ đã thi hành độc kế không gửi đủ số báo cho các tiệm sách đã đặt mua . Chúng tôi khi buộc báo thành từng bó đã cố ý đánh dấu riêng, khi nhận báo từ nhà phát hành về, thấy những dấu ấn vẫn còn y nguyên , tức là nhà phát hành đã không làm đúng nhiệm vụ , đã giữ báo của chúng tôi trong kho, không phân phối đi. Có những tiệm sách đến điều đình mua thẳng báo với chúng tôi để có đủ báo bán, nhưng chúng tôi phải từ chối, sợ bị chính quyền gài bẫy . Đã nghèo lại bị thua lỗ, chúng tôi đành đình bản tờ Văn Hoá Ngày Nay.”
(Trích bài viết “Những kỷ niệm riêng với Nhất Linh Nguyễn tường Tam” của Trương bảo Sơn trong sách “Nhất Linh, người nghệ sĩ, chiến sĩ” do tạp chí Thế Kỷ, Hoa kỳ xuất bản, trang 78).
Cái chế độ kiểm duyệt của chế độ Ngô đình Diệm đã khiến cho Nhất Linh không còn đất dụng võ. Ông không thể phát hành sách báo như ông đã làm trong thời thực dân Pháp còn cai trị Việt Nam. Sự bất mãn chế độ này chắc chắn đã nhem nhúm trong con người Nhất Linh để rồi sau này ông có tham gia vào cuộc đảo chánh năm 1960 .
Ngưòi Pháp đi rồi, mỗi giáo phái chiếm cứ một nơi, xã hội bị phân hoá , rối loạn. Ông Ngô đình Diệm lơ là trách nhiệm nặng nề của mình mà dân chúng tin cậy giao phó cho để củng cố uy quyển riêng tư, lo quyển thế cho anh em trong gia đình nên bị dư luận gọi là chế độ “gia đình trị”. Vụ đảo chính hụt ngày 11- 11-1960 do Đại tá Nguyễn chánh Thi cầm đầu, thất bại nên lưu vong qua Cao Miên. Sau đó 33 chính trị gia bị đày đi Côn đảo vì có tham gia cuộc đảo chánh bất thành. Nhất Linh có tên trong số những người có lính líu đến cuộc đảo chánh nên bị đem ra xử .
Ngày 8- 7 – 1963 toà án quân sự được thành lập để xử vụ đảo chính hụt 11- 11-1960 và Nhất Linh nhận được trát toà đòi phải ra hầu tòa . Nhưng ông không hầu toà ,ông quyết định dùng độc dược kết liễu đời mình và để lại di chúc thống thiết như sau;
“Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng, sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản.
Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình, cũng như Hoà thượng Thich Quảng Đức tự thiêu, để cảnh cáo những người chà đạp lên mọi thứ tự do.”
Nhất Linh Nguyễn tường Tam 7 – 7-1963.
Còn tiếp
© Trần viết Đại Hưng
Phần trước và sau:
Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời [1]
Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời [3]
Theo loi don dai cua cac nha van Ha Noi, cho biet truoc khi chet To Huu co lam hai cau tho de goi goi cuoc doi va su nghiep cua minh la:
Song cung la cho..chet cung cho (offer for life even after death )
Cac nha van Ha Noi doi 2 cau tren chu “Cho” la “con Moc Ton”
Anh n v y dm ơi :
Phải.
Tiếng đầu lòng Dê Xu Ma hay Ma Ri A khó thế mà trẻ con Việt Nam theo đạo Va Ti vẫn nói được ngon lành ….Xá gì cái danh chuá trùm ….Sít Ta Lin
Nước Nga.
- Ồ nước ấy.
Và há mồm khoan khoái
Lão ngồi mơ nước Nga.
Tôi cảm thấy “ngài” chỉ đùa cho vui thôi. Giống người Việt mình lạ lắm đấy. Sống ở Mỹ nhưng hàng ngày vẫn chê cười, thậm chí khinh bỉ người Mỹ. Cá nhân tôi, không gần gũi giới tu sĩ chút nào. Chỉ chú ý khía cạnh xã hội của họ thôi.
Sao mình lại phải lấy một ông tây bà đầm nào đó để dọa dẫm đồng bào mình? Dân mình khổ vậy chưa đủ sao? Chết bao nhiêu triệu người rồi, giờ thì một lớp đang đóng thuế nuôi bọn mọi lười biếng bầy hầy ở ngoại quốc, một lớp khác phải sống bên dưới một loại người có quyền gây tội ác ngay trên đất mẹ của mình. “Ngài” thấy vậy là đúng sao? Không nên, không cần thay đổi gì sao? “Ngài” nên biết, rất nhiều người Mỹ gốc Việt, dù thành công, dù hả hê về con cái của mình ở Mỹ, nhưng chỉ muốn bỏ quốc tịch Mỹ. Chỉ có điều cộng sản là quá tồi bại, tồi bại hơn cả Mỹ, biết làm sao hơn!
TO HUU VIET;CHAN DEP LOP BUOC LEN TAU VU TRU, MIENG OAN OAN TA DAY LA MOT PHI HANH.;KINH KHA TANG LAI TO HUU;CHAN DEP LOP BUOC THEO TAU VU TRU, MIENG KHOE KHOANG TA DAY LA KE PHI HANH
Vậy là “ngài” Hennry đã nói tiếng đầu lòng Xít-ta-lin rồi !
Gửi anh Vu Hung Trương:
Khán giả không biết hát, nhưng phải biết nhạc thì khen chê mới tạm gọi là chuẩn xác. Còn chê bai bông phèng theo cảm tính thì kể làm chi. Huống thơ văn cách mạng cuả Tố Hữu người đọc cần gửi cái hồn vào đó. Những kẻ hồn phách bông phèng thì hiểu sao nổi sự thâm sâu cuả bậc thánh thi mà dám khen chê ?
Ong Hennnnri oi,
Thoi di ong.
Noi nhu ong thi khan’ gia (khong biet hat’) khong duoc quyen` che ca si a`?.
Chan’ ong qua’ .
LỜI BÌNH
Hoàng Tiến có biết làm thơ đâu mà chê thơ Tố Hữu ?
Tỷ như anh đánh cá chê anh làm ruộng cày không sâu, bừa không kỹ… Nhưng, cày sâu, bừa kỹ thì thuộc loại ruộng nào mới đem áp dụng. Tỷ như ruộng phèn hay ruộng cát thì cày sâu bừa kỹ cuối mùa chỉ ăn cám mà thôi !
Với tôi, Tố Hữu là một đại thi hào đất Việt. Thơ ông vượt cả không gian, thờI gian mà sống mãi.
Những kẻ châm chọc thơ ông ngày nay thường có ý ăn theo. Chê người nổi tiềng để cũng có phần hơi hướng.
” Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời ” là những kẻ bất tài, bất đắc chí tranh luận với người đã khuất rồi sao ?
Thôi đi anh. Chán mớ đời,