WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vụ in tiền polymer: Chưa phát hiện tham nhũng, tiêu cực

Chính phủ khẳng định như vậy trong báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng gửi tới Quốc hội, tạm thời khép lại nghi án hối lộ hàng triệu đôla để giành hợp đồng in tiền polymer kéo dài nhiều năm qua.

Vụ việc Công ty Australia Securency thông qua đại lý tại Việt Nam là Công ty CFTD để giành hợp đồng cung cấp chất nền in tiền polymer được liệt kê trong danh sách các vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng và phức tạp mà Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng tập trung chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc.

Tuy nhiên, trong báo cáo vừa gửi Quốc hội, vụ việc này chỉ được xếp vào nhóm “có dấu hiệu tham nhũng”. Và Bộ Công an kết luận đến nay chưa phát hiện có tham nhũng, tiêu cực.

Trao đổi với VnExpress giữa tháng 8, Phó tổng Thanh tra Chính Phủ Trần Đức Lượng cho biết mới phát hiện dấu hiệu chưa thực sự minh bạch trong vụ việc này, chưa thể kết luận phía Việt Nam có vi phạm hay không.

Nghi án hối lộ để giành hợp đồng in tiền polymer tại Việt Nam lần đầu tiên được biết tới vào 2009, khi báo chí Australia đăng loạt bài về sự không minh bạch trong các hợp đồng của Securency, công ty trực thuộc Ngân hàng Trung ương Australia. Lúc này, tiền polymer đã đi vào lưu thông tại Việt Nam được gần 6 năm, với nhiều cải tiến so với tiền cotton, đặc biệt là khả năng chống giả, theo như công bố của Ngân hàng Nhà nước. Đại lý của Securency tại Việt Nam lúc đó là Công ty CFTD (có chức năng liên quan tới công nghệ in ấn) đảm nhận vai trò cầu nối để xúc tiến, hỗ trợ đàm phán hợp đồng cung cấp giấy polymer và công nghệ in tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Báo chí Australia đã đặt dấu hỏi về khoản hoa hồng Securency dành cho CFTD trong suốt gần 10 năm qua là 14 triệu AUD, tương đương 7-10% giá trị các hợp đồng. Và theo The Age, tỷ lệ hoa hồng này cao hơn mức khuyến cáo và thông lệ tại Australia.

Theo một nguồn tin riêng, lý do Securency chấp nhận trả hoa hồng 7-10% vì CFTD phải tự trang trải toàn bộ chi phí như chuyển giao công nghệ, đào tạo, in thử… CFTD cũng phải chấp nhận mọi rủi ro, tự chịu mọi chi phí nếu Securency không ký được hợp đồng cung cấp giấy nền polymer cho Việt Nam.

Tỷ lệ 7-10% không cao nếu so với các trách nhiệm mà đại lý Việt Nam phải thực hiện để có được hợp đồng cho Securency. Đây là một giao dịch kinh tế đơn thuần và đại lý nhận phí hoa hồng là chuyện hoàn toàn bình thường“, nguồn tin này nói.

Cũng theo nguồn tin này, vì Securency không có tư cách pháp nhân ở Việt Nam nên theo quy định, họ phải thông qua một đại lý môi giới ở Việt Nam để triển khai hợp đồng kinh tế với phía Việt Nam, nếu họ không muốn tốn thêm chi phí lập văn phòng đại diện hoặc mở chi nhánh.

Hợp đồng môi giới ký với Securency từ 1999 nhưng phải dừng giữa chừng khi các nghi vấn hối lộ được đăng tải trên báo chí Australia năm 2009. Thời gian này, CFTD đã đóng thuế cho các khoản thu nhập từ hợp đồng môi giới in tiền polymer.

Một nghi vấn khác được báo chí Australia đặt ra là khoản tiền đóng học cho con trai Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời bấy giờ (ông Lê Đức Thúy). Báo The Age cho rằng Securency đã thông qua một đối tác tại Anh để thanh toán 49.000 đôla Australia (AUD) tiền học cho con ông Thúy đang theo học tại đây.

Tuy nhiên, qua các chứng từ thu thập được, cơ quan chức năng Việt Nam bước đầu xác nhận khoản tiền này là của gia đình ông Thúy nhờ chuyển giúp sang Anh để đóng học cho con trai.

Sau hai năm điều tra, phía Australia đã cáo buộc 7 công dân của mình, chủ yếu là lãnh đạo Securency và một đối tác về việc hối lộ khoảng 20 triệu AUD để giành hợp đồng in tiền trên thế giới.

Tòa án Australia và Anh dự kiến sẽ đưa vụ việc này ra xét xử trong tháng 12.

Bộ Công an Việt Nam xác minh chưa phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong mối quan hệ giữa Securency và CFTD. Tuy nhiên, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vẫn tiếp tục theo dõi vụ việc từ phía nước ngoài.

Nguồn: VnExpress

18 Phản hồi cho “Vụ in tiền polymer: Chưa phát hiện tham nhũng, tiêu cực”

  1. Người San Jose says:

    Vụ lùm-xùm ở biển Đông :

    Chưa phát-hiện bành-trướng,cưỡng-đoạt.

    Người San Jose

  2. thai le says:

    -Mấy vị trong cộng đồng bên Úc tìm hiểu xem VN và Úc có những hiệp định gì về tương trợ pháp lý chưa! mấy quốc gia độc tài này không dễ gì đặt tay vào ký lung tung, đưa đồng bọn vào chỗ chết à! CP Úc biết rằng không thể buộc luật rừng ở VN đem loại mặt dầy ra trước vành móng ngựa,vậy tung lên truyền thông thế giới,nhằm để quan chức VN bẽ mặt mỗi dịp ra nước ngoài,chỉ có loại người đem sĩ diện dân tộc vất vào thùng rác mới dám công bố nghe lừng khừng như bộ CA, như vậy sau này dễ tráo trở, công bố kết luận khác khi không còn phương pháp nào che dấu quan tham.Trong lúc theo dõi Úc,Anh tiến hành tiễn đưa mấy ông kẹ bằng bản án không thể chống đỡ,VN dùng chiến thuật câu giờ hạn chế bàn thua, thỏa thuận nội bộ để con chốt nào phải lộ mặt như Huỳnh Ngọc Sĩ, dân Việt và thế giới lại phải nghe về nhân thân tốt, có nhiều công to,đã khắc phục hậu quả.v.v…trò hề cũ rích không còn biết ngượng của hệ thống độc đảng,chỉ đáng thương đám điều tra viên với bằng chứng rõ hơn ban ngày, chả dám làm gì khi can phạm ngồi nhậu, ôm gái, cười đểu trước măt xã hội tan nát và quan tòa lại cứ phải đóng kịch mãi.

  3. Nhật Hồng says:

    Dũng Gaddafi đang tăng tốc kiếm đủ 5 tỷ đô. Chỉ bắt mấy cá nhỏ thôi .

  4. NAM KỲ says:

    Đây là cơ hội để đồng bào VN ta hãy nhìn cho rõ “một ĐCSVN trong sạch vững manh “. Thực chất là một ” BĂNG CƯỚP Ở VN”. Có tới 14 đại ca rất ư là hùng dũng sang trọng cầm đầu. Lấy của cải của kẽ khác đều là “công “chứ làm gì có tội ! Chống tham nhũng ư, chờ đến tết Công-gô đi nhé!

  5. Dân Chửi says:

    Nguồn tin mật từ trong Bộ CA cho biết, theo lệnh của các đồng chí lãnh đạo bị bọn Úc “không vú”, bộ CA đã cử người qua tận bên Úc để truy tầm nhân chứng và thi hành bài học của boác Hù thuở xưa hay xài, đó là “giết người diệt khẩu”. Khi nào các nhân chứng đã bị thủ tiêu, thì vụ án này sẽ chìm theo và các Nãnh Đạo của ta lại vẫn cứ an nhiên tự tại. Bác Lê Đức Thúy biết rõ ai đã chuyển tiền vào trong các nhà băng ở nước ngoài, cất ở đâu, bao nhiêu,….bác đều rõ cả, làm sao các Nãnh Đạo không e dè, dám bắt tù????? Giả dụ như có bị Úc ép quá, không còn đường nào khác, thì sẽ có cơ hội là ông Thúy phải “đột tử” là mọi chuyện êm xuôi….Trong xã hội mafia ĐỎ, các vụ án tham nhũng sẽ có tình tiết Y chang như trong phim xã hội ĐEN của Tàu. Chờ xem tập sau sẽ rõ!!!!

  6. Lê trần Nguyễn says:

    Úc Thòi Lòi hối lộ và đang bị trừng phạt theo luật của Úc, còn Việt Nam chuyện nhận hối lộ là chuyện thường ngày nên không là tiêu cực.không có chi là vi phạm hết,luật ta viết từ hang Pác pó đã chỉ rõ vi phạm là những kẽ chống Trung quốc mà thôi.Tặng Trung cộng đảo Hoàng sa, trường sa, Nam quan, Bản dốc là chuyện thường ngày từ thời Hồ chí Minh, để được mua súng giết dân là chủ trương của Boác và đường lối của Đảng Đây chỉ là chuyện quà cáp có điều kiện mà Đảng ta đã sử dụng và sáng tạo từ lâu. Đảng Việt Cộng là Đỉnh Cao Trí Tuệ mà Thế Giới cần học hỏi theo để “Dẫn năm châu đến Đại đồng???.!!!! “

  7. Tuyên says:

    Xã Hội Việt Nam hiện nay do sự lãnh đạo anh minh và tài ba của 14 thủ lãnh “óc heo” đã công khai công nhận là Xã Hội Cướp Ngày ( XHCN) thì cai chuyện tham nhũng trong vụ tiền polymer là chuyện “cực nhỏ” so với những sự việc khác….

  8. Tuyên says:

    Xã Hội Việt Nam hiện nay do sự lãnh đạo anh minh và tài ba của 14 thủ lãnh “óc heo” đã công khai công nhận là Xã Hội Cướp Ngày ( XHCN) thì cai chuyện tham nhũng trong vụ tiền polymer là chuyện “cực nhỏ”!

Leave a Reply to thai le