WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Genève (20-7-1954)

Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Hiệp định đình chiến Genève) ngày 20-7-1954 chia hai nước Việt Nam tại sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị. Sông Bến Hải nằm ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam.

1.- VIỆC ĐỐI NỘI

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rộng khoảng 60.900 dặm vuông (khoảng 158.340 km2),(1) do đảng Lao Động (LĐ) cai trị, Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước, Phạm Văn Đồng làm thủ tướng.  Đảng LĐ chủ trương độc đảng, độc tài toàn trị, một mình nắm chặt chính quyền. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là nước cộng sản đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á.

Ngoài thủ đô là Hà Nội, VNDCCH còn có các hải cảng quan trọng là Hải Phòng, Vinh. Dân số năm 1955 ở miền Bắc là 13.574.000 người.(2) Các tỉnh phía bắc vĩ tuyến 17 vào thời điểm nhà nước VNDCCH tiếp thu, có thể kể:

Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, bắc Quảng Trị.

Quân đội Việt Minh (VM) tiếp thu Hà Nội ngày 10-10-1954. Chủ tịch Uỷ ban Quân quản Hà Nội của VM là Vương Thừa Vũ tức Nguyễn Văn Đồi, người đã chỉ huy cuộc tấn công Hà Nội ngày 19-12-1946 và trở thành tư lệnh sư đoàn đầu tiên của VM là sư đoàn 308. Hồ Chí Minh từ vùng chiến khu Việt Bắc về Hà Nội ngày 15-10-1954, bắt đầu thiết lập tổ chức cầm quyền miền Bắc.

Hải Phòng, điểm tập trung đồng bào miền Bắc muốn di cư vào miền Nam bằng tàu thủy, do VM tiếp thu ngày 13-5-1955. Những toán lính Pháp cuối cùng rời đảo Cát Bà (vịnh Hạ Long, vùng Hải Phòng) ngày 22-5-1955, thì VM mới thật sự làm chủ hoàn toàn miền Bắc.

Thời điểm nầy cũng chấm dứt luôn thời hạn 300 ngày ở miền Bắc mà bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954” cho phép dân chúng được tự do di chuyển từ khu vực thuộc phía bên nầy sang khu vực thuộc phía bên kia.

Số người từ miền Nam tập kết ra Bắc không được thống kê đầy đủ. Theo sự  trình bày của Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa) từ ngày 3-7-1954 giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc, trước khi chiến tranh kết thúc, VM dự tính bước đầu rút ra Bắc khoảng 60.000 người, trong đó 50.000 người là bộ đội và 10.000 người làm công tác chính trị, nhất là những người “đỏ” quá, bị lộ diện, không thể ở lại.(3) Đây chỉ là số lượng Võ Nguyên Giáp dự tính, trong khi có tài liệu cộng sản cho rằng số người tập kết ra Bắc khoảng 175.000 cán bộ và 15.000 học sinh. (Đặng Phong (chủ biên), sđd. tr. 45.)

Số người từ miền Bắc di cư vào miền Nam lên đến khoảng gần 900.000 người.(4) Những thành phần chống cộng, đối lập, bất đồng chính kiến, những nhân vật trong các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, đều rút về miền Nam. Điều nầy có lợi cho việc cai trị của đảng Lao Đông (LĐ) tức đảng Cộng sản Bắc Việt vì không còn, hay còn ít người đối kháng với chế độ cộng sản ở lại đất Bắc.

Từ tháng 9-1954, nghĩa là sau hiệp định Genève và trước khi về Hà Nội, Phạm Văn Đồng được cử giữ chức thủ tướng chính phủ VNDCCH thay Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mãi đến tháng 9-1955, đảng LĐ mới triệu tập trở lại những thành viên còn sót lại từ quốc hội Khóa I (ngày 6-1-1946). Trong phiên họp tại Hà Nội ngày 20-9-1955, quốc hội nầy thông qua thành phần chính phủ Phạm Văn Đồng như sau:

Chủ tịch VNDCCH – Hồ Chí Minh

Thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao – Phạm Văn Đồng

Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Nội vụ – Phan Kế Toại

Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc phòng – Võ Nguyên Giáp

Phó thủ tướng kiêm Chủ nhiệm ỦB Khoa học nhà nước – Trường Chinh (từ tháng 4-1958)

Phó thủ tướng – Phạm Hùng (từ tháng 4-1958)

Bộ trưởng bộ Công an – Trần Quốc Hoàn

Bộ trưởng bộ Giáo dục – Nguyễn Văn Huyên

Bộ trưởng bộ Tài chánh – Lê Văn Hiến (đến tháng 5-1958) – Hoàng Anh (từ tháng 6-1958)

Bộ trưởng Giao thông và Bưu điện – Nguyễn Văn Trân

Bộ trưởng Thủy lợi và Kiến trúc – Trần Đăng Khoa (đến tháng 4-1958)

Bộ trưởng Thủy lợi – Trần Đăng Khoa (từ tháng 4-1958)

Bộ trưởng Kiến trúc – Bùi Quang Tạo (từ tháng 4-1958)

Bộ trưởng Công nghiệp – Lê Thanh Nghị

Bộ trưởng Thương nghiệp – Phan Anh  (đến tháng 4-1958)

Bộ trưởng Ngoại thương – Phan Anh (từ tháng 4-1958)

Bộ trưởng Nội thương – Đỗ Mười ( từ tháng 4-1958)

Bộ trưởng Y tế – Hoàng Tích Tri (đến tháng 12-1958 – Phạm Ngọc Thạch (từ tháng 12-1958)

Bộ trưởng Lao động – Nguyễn Văn Tạo

Bộ trưởng Tư pháp – Vũ Đình Hòe

Bộ trưởng Văn hóa – Hoàng Minh Giám

Bộ trưởng Thương binh – Vũ Đình Tụng (giải thể tháng 5-1959)

Bộ trưởng Cứu tế – Nguyễn Xiển (giải thể tháng 5-1959)

Bộ trưởng Nông lâm – Nghiêm Xuân Yêm

Bộ trưởng Phủ thủ tướng – Phạm Hùng (đến tháng 4-1958) – Nguyễn Duy Trinh (4/1958 – 12/1958) – Nguyễn Khan (từ tháng 5-1959)

Chủ nhiệm ỦB Kế hoạch Nhà nước – Nguyễn Văn Trân (4-1958 đến 12-1958) – Nguyễn Duy Trinh (từ tháng 12-1958)

Bộ trưởng, Phó chủ nhiệm UBKHNN – Nguyễn Văn Trân (từ tháng 12-1958) – Lê Văn Hiến (từ 12-1958) (5)

Chính phủ hoạt động theo những nghị quyết của Bộ chính trị và Uỷ ban Trung ương đảng LĐ.  Ngoài ra, chính phủ còn được sự hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), một bộ phận ngoại vi của đảng LĐ. Nguyên trước đây, ngày 27-5-1946, Việt Minh thành lập Mặt trận Liên Việt (Liên hiệp Quốc dân Việt Nam), do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ tịch, Tôn Đức Thắng, phó chủ tịch. Năm 1947, Huỳnh Thúc Kháng từ trần, Tôn Đức Thắng lên thay. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 24.) Trong Đại hội từ 5 đến 10-9-1955, Mặt trận Liên Việt tuyên bố hoàn thành nhiệm vụ và tự giải tán, chuyển qua thành MTTQ cũng do Tôn Đức Thắng làm chủ tịch.

Theo kế hoạch của CSVN, giai đoạn từ 1955 đến 1960 được gọi là giai đoạn xây dựng miền Bắc, chia thành hai thời kỳ: ổn định trật tự xã hội, khôi phục kinh tế (1955-1957) và cải tạo xã hội chủ nghĩa theo đường lối cộng sản, tức kinh tế chỉ huy (1958-1960). Để thực hiện các kế hoạch nầy, nhà nước cộng sản mở lại cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ) với nhiều mục tiêu cùng một lúc, và chận đứng phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, đóng khung chính trị và văn hóa theo khuôn khổ chủ nghĩa cộng sản.

2. VIỆC ĐỐI NGOẠI

Bắc Việt Nam liên lạc ngoại giao chính với các nước trong khối cộng sản và thêm một số nước trung lập. Lúc đó, hai cường quốc cộng sản là Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đang tranh chấp nhau. Cuộc tranh chấp Nga Hoa vừa gây khó khăn, đồng thời cũng có lợi cho Bắc Việt Nam. Khó khăn vì Bắc Việt Nam phải giữ thăng bằng trong việc ngoại giao với hai cường quốc cộng sản. Có lợi vì Bắc Việt Nam lợi dụng cuộc tranh cãi giữa hai bên, để mặc cả, thương lượng và xin hai nước viện trợ tối đa. Cả hai bên đều tranh đua gia tăng viện trợ nhằm lôi kéo Bắc Việt Nam về phe mình.

Theo chủ trương chung sống hòa bình, vào đầu năm 1957, Liên Xô đề nghị hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc (LHQ) như hai nước riêng biệt. Chính phủ Bắc Việt quyết liệt phản đối.(6) Sau khi phó thủ tướng Liên Xô, Anatas Mikoyan, đến Trung Quốc vào tháng 4-1956 giải thích chính sách mới của Liên Xô, thì vào giữa tháng 5-1957, Kliment Voroshilov, chủ tịch đoàn Chủ tịch Tối cao Liên Xô, đến thăm Hà Nội.

Có thể trước đó Liên Xô đã thăm dò ý kiến Bắc Việt và sợ rằng Bắc Việt sẽ xích gần với Trung Quốc nếu Liên Xô không ủng hộ Bắc Việt, nên sau khi gặp các lãnh tụ Bắc Việt tại Hà Nội, Voroshilov tuyên bố rằng Liên Sô bảo đảm sẽ không chấp nhận cho Việt Nam Cộng Hòa gia nhập LHQ và sẽ gia tăng viện trợ cho Bắc Việt. (Vào tháng 9-1957, Liên Xô phủ quyết khi vấn đề nầy được đưa ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.)(7)

Việc quyết tâm xâm lăng miền Nam đưa đến một nhu cầu lớn lao cho đảng LĐVN: đó là viện trợ từ các nước ngoài. Về quân sự, Bắc Việt rất cần thiết bị, quân xa, quân dụng, súng ống tối tân để chống lại võ khí Hoa Kỳ ở miền Nam. Trong khi đó, nền kinh tế và kỹ nghệ Bắc Việt suy kiệt một cách trầm trọng, không đủ nuôi dân cũng như không thể cung ứng nhu cầu chiến trường. Từ tháng 9-1954, khi đảng LĐ mới cầm quyền ở Bắc Việt, Bắc Việt xảy ra nạn đói.(8) Nạn đói kéo dài trong giai đoạn CCRĐ.

Bắc Việt chỉ còn cách duy nhất là cầu viện cả hai cường quốc cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc mới có thể tấn công miền Nam. Trước tình trạng khối CSQT bắt đầu rạn nứt, Bắc Việt không muốn làm mất lòng một trong hai nước nói trên, đồng thời muốn lợi dụng tình trạng nầy để kêu gọi cả hai cường quốc cộng sản viện trợ tối đa cho Bắc Việt Nam.

Ngoài nhu cầu viện trợ quân sự và kinh tế, giữa hai chính sách đối ngoại của hai nước Liên Xô và Trung Quốc, chính sách lúc đó vừa bảo thủ vừa hiếu chiến và cứng rắn của Trung Quốc, sẵn sàng yểm trợ và viện trợ các phong trào cộng sản tại các quốc gia trên thế giới, để khuynh đảo chính trị, nhất là lập trường cương quyết chống Mỹ ở bất cứ nơi nào trên thế giới, thích hợp với lập trường hiếu chiến của Bắc Việt, đang kiếm cách xâm lăng miền Nam dưới chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”. Vì vậy, tuy bề ngoài Bắc Việt giữ thăng bằng giữa hai nước, nhưng bên trong, những nhà lãnh đạo đảng LĐ theo chủ trương của Trung Quốc hơn là Liên Xô. Cũng vì vậy, năm 1958, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt Nam đã ký công hàm ngày 14-9-1958, ủng hộ tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chu Ân Lai, thủ tướng CHNDTQ.

Nguyên từ 24-2 đến 29-4-1958, các thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) họp tại Genève bàn về luật biển. Hội nghị ký kết bốn quy ước về luật biển. Riêng  quy ước về hải phận mỗi nước, có 3 đề nghị: 3 hải lý, 12 hải lý và 200 hải lý. Không đề nghị nào hội đủ túc số 2/3, nên LHQ chưa có quyết định thống nhất. Lúc đó, Trung Quốc và hai miền Nam và Bắc Việt Nam không phải là thành viên LHQ nên không tham dự hội nghị nầy.

Trước sự tranh cãi về hải phận, ngày 28-6-1958, Mao Trạch Đông tuyên bố với nhóm tướng lãnh thân cận: “Ngày nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.”(9) Sau khi Khrushchev viếng thăm Bắc Kinh từ 31-7 đến 3-8- 1958, Trung Quốc pháo kích và đe dọa hai quần đảo Kim Môn và Mã Tổ (Kinmen and Matsu) ngày 23-8-1958. Phải chăng hành động nầy nhắm đòi hỏi chủ quyền trên hai quần đảo nầy, hay để xác định chiều rộng của hải phận của Trung Quốc?

Hai quần đảo nầy nằm gần lục địa Trung Quốc nhưng thuộc quyền quản lý hành chánh của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Hoa Kỳ liền gởi Hải và Không quân đến bảo vệ hai quần đảo nầy theo Hiệp định Phòng thủ Hỗ tương giữa Hoa Kỳ và THDQ, ký kết tại Đài Bắc (Taipei) ngày 2-12-1954. đưa đến cuộc khủng hoảng khá trầm trọng ở eo biển Đài Loan.

Tiếp đó, ngày 4-9-1958, Trung Quốc đưa ra tuyên bố về hải phận gồm 4 điểm, trong đó điểm 1 và điểm 4 được dịch như sau:

(1)Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ nầy áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa [Xisha tức Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [Nansha tức Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

. . . . . . . . . . . . . .

(4)Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu [Bành Hồ], quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc… (Bản dịch của Trung Tâm Dữ Kiện.  http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm)

Mục đích của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 nhằm xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý.  Tuy nhiên điểm 1 và điểm 4 của bản tuyên bố cố ý lập lại và khẳng định chắc chắn rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vốn của Việt Nam) thuộc chủ quyền của Trung Quốc và Trung Quốc gọi theo tên Trung Quốc là Xisha [Tây Sa tức Hoàng Sa] và Nansha [Nam Sa tức Trường Sa].

Như thế, rõ ràng bản tuyên cáo ngày 4-9-1958 của CHNDTQ đưa ra hai chủ điểm: 1) Xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. 2) Xác định chủ quyền của Trung Quốc trên một số quần đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn của Việt Nam từ lâu đời.

Vì muốn lấy lòng Trung Quốc để được viện trợ, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt, ký công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về hải phận của Trung Quốc, nguyên văn như sau:

Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.” (Nguồn: Internet)

Cần chú ý là nhà cầm quyền VNDCCH chỉ là cánh tay nối dài của đảng Lao Động (LĐ), nên công hàm của Phạm Văn Đồng phải được Hồ Chí Minh và lãnh đạo đảng LĐ chuẩn thuận.

Chuyện hải phận 12 hải lý là chuyện của Trung Quốc. Hồ Chí Minh và đảng LĐ ủng hộ hay không, dân chúng Việt Nam không cần quan tâm. Tuy nhiên, đối với dân chúng Việt Nam, chuyện Phạm Văn Đồng cùng Hồ Chí Minh và đảng LĐ tán thành “quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc” là một hành vi phản quốc đáng lên án còn hơn cả Trần Ích Tắc vào thế kỷ 13 hay bà thái hậu nhà Lê qua cầu viện quân Thanh vào thế kỷ 18, vì đã ngang nhiên giao hải đảo do tổ tiên để lại cho ngoại bang.

KẾT LUẬN

Sau hiệp định Genève (20-7-1954), Hồ Chí Minh, Việt Minh và đảng LĐ nắm quyền cai trị ở miền Bắc khá thuận lợi vì sẵn có bộ máy cầm quyền độc tài toàn trị chặt chẽ, trong khi những người theo chủ nghĩa dân tộc đều đã bỏ đất Bắc, di cư vào Nam, không có một tổ chức nào gài người ở lại miền Bắc.

Chính phủ VNDCCH là cánh tay nối dài và là công cụ thi hành những quyết định của đảng LĐ, bắt tay ngay vào việc áp đặt hệ thống kinh tế chỉ huy của chế độ cộng sản, nhằm ổn định tuyệt đối ở miền Bắc, để chuẩn bị tiếp tục chiến tranh đánh chiếm miền Nam.

Vì quyết tâm xâm lăng miền Nam, cần sự viện trợ của ngoại bang, ngày 14-9-1958 đảng LĐ lên tiếng thừa nhận tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc về vấn đề hải phận. Trong tuyên bố ngày 4-9-1958, Trung Quốc khẳng định rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc và Trung Quốc đặt tên là Tây Sa và Nam Sa. Việc thừa nhận nầy của đảng LĐ là một hành vi phản quốc trắng trợn, vì lịch sử cho thấy hai quần đảo nầy thuộc quyền sở hữu của Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. (Trích từ Việt sử đại cương tập VI, sẽ xuất bản).

© Trần Gia Phụng

(Toronto, 01-12-2011)

© Đàn Chim Việt

—————————————————–

CHÚ THÍCH

  1. William Bridgwater và Seymour Kurtz, The Illustrated Columbia Encyclopedia, Vol. 21, New York: Columbia University Press, mục “Viet Nam”, tr. 6481. [Số trang liên tục từ tập đầu đến tập cuối.]
  2. Đặng Phong chủ biên, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập II: 1955-1975, Hà Nội: Nxb. Khoa Học Xã Hội, 2005, tr. 174.
  3. Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève], Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, ch. 27 “Hội nghị Liễu Châu then chốt”.[Nguồn: Internet.]
  4. Theo Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua: Việc từng ngày (1945-1964), Sài Gòn 1966, Xuân Thu California, tái bản không đề năm, tr. 195, đến ngày 30-10-1955 là ngày chính thức chấm dứt cuộc di cư, số lượng người di cư tỵ nạn là 887,890 người.  Thực tế ở ngoài còn cao hơn nhiều.  Theo Đặng Phong, sđd. tr. 52, tổng số di cư vào Nam là 860,000 người.
  5. Tô Tử Hạ và một nhóm tác giả, 60 năm chính phủ Việt Nam 1945-2005, Hà Nội: Nxb. Thông Tấn, 2005, tr.  99.
  6. Nguyễn Minh Cần, Công lý đòi hỏi, California: Nxb. Văn Nghệ,  1997, tt. 87-88.
  7. William J. Duiker, Ho Chi Minh, Nxb. Hyperion, New York, 2000, tr 500.
  8. Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Hà Nội: Nxb Giáo Dục, 2001, tr. 141.
  9. Jung Chang and Jon Halliday, The Unknown Story MAO, New York: Alfred A. Knopf, Publisher, 2005, tr. 426.

14 Phản hồi cho “Miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Genève (20-7-1954)”

  1. LeQuocTrinh says:

    Thân chào ông Quang Phan,

    Nghĩ rằng ông Quang Phan biết một số chuyện HS-TS về thời VNCH 1 (Ngô Đình Diệm), tôi đề nghị ông cho ý kiến trên lời phát biểu sau đây của ba tác giả Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông đăng trong bài “Giải pháp đòi lại HS-TS”:

    …”Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ tại Việt Nam, Pháp đã đại diện cho Việt Nam trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Đến ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho chính quyền Bảo Đại việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 22-8-1956, sau khi quân Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã thiết lập ngay lập tức sự kiểm soát của họ tại Hoàng Sa và Trường Sa và đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp này”…
    ______________________

    Có đúng không, ngày 22-8-1956 chính quyền VNCH đã chính thức có chủ quyền trên HS-TS sau khi quân Pháp rút lui ? Bối cảnh này xảy ra như thế nào ? Ông NĐ Diệm mới chân ướt chân ráo về nhiếp chính Thủ Tướng, lo bầu cử Trưng Cầu Dân Ý 26-10-1956, ông lấy đâu ra quân đội và tàu bè để đem quân chiếm đóng hai quần đảo xa tít mù khơi ?

    Tôi nghĩ rằng lúc đó ông Diệm còn đang bận rộn tổ chức nội các, quân đội tướng tá cũ của Pháp, lo bình định nông thôn, dẹp ba mớ loạn quân Bình Xuyên, phá tan sòng bạc Đại Thế Giới, bắt Ba Cụt vv…

    Cám ơn ông,

    • quang phan says:

      Thân chào ông Lê Quốc Trinh: Mỗ tôi xin gửi kèm hai tài liệu dưới đây liên quan đến câu hỏi của ông:
      1- ” Bảo tàng Lịch Sử Cách Mạng Thừa Thiên – Huế hôm qua 23/ 11/2011 tiếp nhận hai văn bản của chính quyền miền Nam Việt Nam dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm ghi rõ Hoàng Sa là địa danh thuộc Việt Nam.
      Hai văn bản này được ông Nguyễn Đình Tư, 73 tuổi, trưởng “ phòng đào tạo công tác sinh viên” ĐH Dân lập Phú Xuân (Huế), nguyên là cán bộ giảng dạy tại ĐH Sư phạm Huế trao tặng.

      Văn bản thứ nhất đính theo sắc lệnh số 143-Nv ngày 22/10/1956 công bố “Danh sách các đơn vị hành chánh Nam Việt” gồm có thủ đô Sài Gòn – Chợ Lớn và 22 đơn vị hành chính tỉnh thành, cả tên cũ và mới. Văn bản ghi rõ Hoàng Sa (Spratley) thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (trước ngày 22/10/1956), tên mới thuộc tỉnh Phước Tuy (sau ngày 22/10/1956).
      Văn bản này được gửi đến các tỉnh thành miền Nam. Ngày 13/12/1956, ông Hoàng Toản, Phó tỉnh trưởng Thừa Thiên sao văn bản “Danh sách các đơn vị hành chánh Nam Việt” gửi các ty, phòng thuộc tỉnh, huyện, đô thị Huế “yêu cầu phổ biến và lưu ý công chức và đồng bào”.
      Văn bản thứ hai là sắc lệnh số 144/TTP ngày 23/10/1956, do Tổng thống Ngô Đình Diệm ký, đổi “Nam Việt” thành “Nam Phần”, “Trung Việt” thành “Trung Phần”, “Bắc Việt” thành “Bắc Phần”. Ngày 6/11/1956, Tòa Đại biểu tại Trung Phần sao gửi và ngày 17/11/1956, tỉnh trưởng Thừa Thiên là ông Nguyễn Đình Cẩn sao sắc lệnh trên gửi xuống các ty, huyện…
      Ông Tư cho biết các văn bản trên do UBND huyện Phú Lộc cung cấp vào tháng 6/1978 từ kho lưu trữ văn bản hành chính của chính quyền cũ thời Ngô Đình Diệm, khi ông đang công tác giảng dạy môn Lịch sử tại ĐH Sư phạm Huế đi nghiên cứu sưu tầm tài liệu”.
      2- ( Tóm tắt) bài viết ngày 16/7/11 của cựu thiếu tá thuỷ quân lục chiến Việt Nam Cộng Hoà Cổ Tấn Linh Châu
      Chiếm Lại Đảo DUCAN ( thuộc Hoàng Sa)
      Vào khỏang đầu năm 1959, chỉ huy trưởng TQLCVN là thiếu tá Lê Như Hùng, tiểu đoàn trưởng TĐ.2 TQLC là đại úy Nguyễn Thành Yên. Tôi, trung u2y Cổ Tấn Tinh Châu, đại đội trưởng ĐĐ3/TĐ2 TQLC. Đại đội tôi đang đóng ở Cam Ranh thì được lệnh đem đại đội ra kiểm soát các đảo trong quần đảo Hoàng Sa là Pattle, Robert, Duncan, Drumont và Money. Khi đến quần đảo Hoàng Sa thì tôi đóng quân tại đảo Pattle với 2 trung đội, còn một trung đội thì đóng trên đảo Robert. Hai ngày sau tôi nhận được lệnh di chuyển bằng chiến hạm do HQ trung úy Vũ Xuân An (sau này là HQ đại tá, định cư ở Canada) làm hạm trưởng đến kiểm soát đảo Ducan, tên Việt Nam sau này là đảo Quang Hòa, cách đảo Pattle chừng 1 giờ 30 phút đi bằng tàu.
      Tôi chỉ đi với một trung đội+, phần còn lại đóng và giữ hai đảo Pattle và Robert. Tàu chạy được khoảng gần một giờ thì hạm trưởng Vũ Xuân An chiếu ống nhòm và nói với tôi là trên đảo Ducan có lá cờ nhưng không phải là cờ đỏ sao vàng, rồi anh đưa ống nhòm cho tôi xem. Sau khi quan sát kỹ, tôi nói với anh đó là cờ Trung Cộng.
      Tôi và hạm trưởng hội ý với nhau và quyết định dừng tàu lại để báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, vì thời gian đó TQLC còn dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Sau chừng một tiếng thì chúng tôi nhận được lệnh thượng cấp cho chiếm lại đảo Ducan.
      Chúng tôi đổ bộ xuống, tiến quân rất chậm và khó vì bước trên đá san hô. Khi đến gần bờ thì nước lại sâu nên tiến quân không nhanh được.Có nơi chúng tôi phải kéo binh sĩ lên khỏi những vũng sâu.
      Rất may mắn, đã không có một tiếng súng nổ khi chúng tôi hô “xung phong” ào ạt tiến lên đảo, bắt được tất cả là 60 “thanh niên” không trang bị vũ khí, rồi đưa ra chiến hạm của trung úy An bằng xuồng của Trung cộng.
      Tôi suy nghĩ đây không phải là thường dân Trung Cộng mà là dân quân, chắc chắn chúng phải có vũ khí, nhưng chúng đã chôn dấu kỹ để khỏi lộ diện là mang quân đi xâm lăng nước láng giềng mà chỉ là giả dạng thường dân đi tha phương “cẩu sực” mà thôi, ngoài ra còn có mục đích để dò phản ứng của VNCH và Hoa Kỳ nữa. Vì vào thời điểm này TC còn quá yếu so với HK. Nghĩ vậy, nhưng đó là chuyện của thượng cấp, còn tôi chỉ là cấp đại đội trưởng TQLC đã hoàn tất nhiệm vụ, đã bắt được “dân TC” trên đảo, có nghĩa là đã thi hành nhiệm vụ xong, không tốn một viên đạn.
      Sau đó chiến hạm cũng phát giác quanh đảo Ducan thêm 5 ghe nữa, chúng tôi đuổi theo bắt được và kéo về đảo chính Pattle nơi đại đội 3/TĐ.2/TQLC đóng quân, còn hơn 60 “dân TC” thì đem về Đà Nẵng.
      Một tuần sau, số người bị bắt trên ghe được đưa trở ra đảo Pattle và thả họ cùng trả mấy chiếc ghe lại cho họ. Còn 60 dân (quân) TC bắt được trên đảo Ducan thì một tháng sau trao trả sang Hồng Kông.
      Vào thời điểm 1959, theo tôi nghĩ thì TC chỉ muốn dò phản ứng của VNCH ra sao mà thôi, vì khi đó TC chưa đủ mạnh để “bắt nạt” các quốc gia trong vùng, và nhất là đối với HK, đồng minh của VNCH, có lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển Đông nên TC chưa thể ngang nhiên đem quân xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chưa thể ngang nhiên vẽ cái “lưỡi bò” trên biển Đông như ngày nay.

      • LeQuocTrinh says:

        Thành thật cám ơn ông Quang Phan,

        Tôi đọc thấy điểm mâu thuẫn về mốc thời điểm (1956) giữa lời tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc Hội và chi tiết trong bài “Giải pháp đòi lại HS-TS” của Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông mới đăng trên báo chí tuần qua nên mới thắc mắc và hỏi ông.

        Quả thật nhờ Internet là loại vũ khí truyền thông hiệu quả nhanh và quảng bá nhất thời đại văn minh này mà tôi được tiếp cận nhiều thông tin, giúp tôi minh định lập trường vững chắc hơn xưa.

        Thân chào ông,

  2. quang phan says:

    Xin trả lời bạn Nguyen Du- Những con số này được trích từ một bài viết tiếng Việt mà tôi không nhớ tên tác giả. Tuy nhiên, nếu bạn vào hai nguồn tin dưới đây, thì sẽ thấy họ viết như sau:

    Wikipedia : “In 1995, the Vietnamese government reported that its military forces, including the NLF, suffered 1.1 million dead and 600,000 wounded during Hanoi’s conflict with the United States”.
    u-s-history.com: “In 1995, the Vietnamese government reported that its military forces, including the NLF, suffered 1.1 million dead and 600,000 wounded during Hanoi’s conflict with the United States”.
    Còn nếu bạn muốn kiểm chứng con số so sánh của ông Bill Laurie thì áp dụng phương pháp tam xuất pháp mà các học sinh tiểu học ở Miền Nam trước 1975 đã được chỉ dẫn: 275,000 x 200,000,000, rồi lấy tích số chia cho 17,000,000 thì sẽ ra kết quả 3,235,294.

  3. quang phan says:

    ” Người Tàu dùng chủ nghĩa Cộng sản để xây dựng đất nước. Người Việt Nam dùng đất nước để xây dựng chủ nghĩa Cộng sản ” – Tổng thống Nixon.
    Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà cách mạng lão thành, hiện đang ở trong nước,trong bài “Thắp Chung Nén Nhang Cho Tấm Thảm Kịch Quá Khứ” đã viết:“Ai phải chịu trách nhiệm đối với những con số ghê rợn thế này: Phía Việt Nam: 1,1 triệu liệt sĩ; 559.200 thương bệnh binh; hơn 300,000 người mất tích; hơn hai triệu dân thường bị chết; hơn hai triệu người lớn và trẻ em bị tàn tật vì bom đạn v.v…” ( Trích báo Tổ Quốc số 29 ngày 15-11-2007)
    Nhà văn Dương Thu Hương: “Cuộc chiến giải phóng miền Nam là cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc”.
    Nhạc sĩ Tô Hải, hiện vẫn còn ở trong nước, nhận định: “Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho một chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người đang âm mưu làm Vua của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc Lập, Tự Do mà ở các nước người ta đã có từ nửa thế kỷ trước nay rồi, vì người ta may mắn thay đã không có đảng Cộng sản cai trị!”
    Ông còn nói thêm về cái động lực gây nên cuộc chiến đó chính là chủ nghĩa cộng sản: “Đấy chính là một tà giáo đại bịp nhất trong lịch sử loài người mà những tên lãnh tụ tối cao của chúng dựa vào đó để gây chiến tranh nồi da xáo thịt, để tiến hành âm mưu hiểm độc tiêu diệt mọi lòng tin khác, mọi nhận thức, mọi tình cảm, mọi tình yêu, kể cả lòng yêu nước của con người!”.

    • motkhucruot says:

      ” Người Việt Nam dùng đất nước để xây dựng chủ nghĩa Cộng sản ” – Tổng thống Nixon.
      Là người VN , tôi ngã nón khâm phục sự phê phán tinh tế , sáng suốt , thông minh cũa TT R. Nixon , không hổ danh là một vị TT sâu sắc nhất cũa Hoa Kỳ trong thế kỷ 20 .
      ” Ông còn nói thêm về cái động lực gây nên cuộc chiến đó chính là chủ nghĩa cộng sản ” . Tôi không hoàn toàn đồng ý với câu phê phán này cũa nhạc sĩ Tô Hãi . Nếu nói vậy , DCSVN vẫn độc tài , độc trị hiện nay do động lực nào ??? . Hồ Chí Minh là một tên thất học , ngu dốt , không có tư tưỡng nhưng ông ta là một con người xảo trá , gian manh , bất chấp thủ đoạn , độc ác nên không ta đã thành công tại VN . Phãi nói rằng , HCM đã khôn ranh lợi dụng quốc tế CS để đem lại sự thành công cũa ông ta vì cái CN này không những hợp với bãn chất con người ông ta , tham vọng làm cha già dân tộc mãi mãi cũa ông ta , quan trọng nhất là cái tham vọng nhuộm đỏ toàn thế giới cũa bọn quốc tế CS để rồi hổ trợ một con người như HCM về mọi mặt , ngay cã lừa bịp đánh bóng con người HCM , phãi nói đãng CS Pháp có công đầu .
      Tại VN , HCM quy tụ một lũ có thể nói như câu : ngưu tầm ngưu , mã tầm mã . Thữ hõi những tên tay chân dốt nát , vô học cũa HCM làm gì hiễu CNCS , một CN xuất phát tại Châu Âu .
      Tóm lại , TT Nixon rất đúng , HCM và bè lũ ông ta dùng đất nước VN để xây dựng CNCS , xuất phát từ bãn chất bất lương , phãn dân hại nước , hoàn toàn vì quyền lợi , tham vọng cá nhân . Tại VN bây giờ , ai là người giàu nhất , được nhiều quyền lợi nhất , phãi chăng là bọn CSVN và gia đình thân nhân cũa bọn chúng . Đúng , HCM , VNG , LD , TC , PVĐ ………là một lũ súc sanh .

      • quang phan says:

        ” motkhucruot says:
        Tôi không hoàn toàn đồng ý với câu phê phán này cũa nhạc sĩ Tô Hãi”.
        Bạn motkhuc ruot phê bình không sai.
        Cái gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa” chỉ là trò lừa gạt, bịp bợm của bọn đế quốc Nga- Tàu đối với các quốc gia nhược tiểu. Dân ở các nước nhược tiểu ngu muội đánh nhau chảy máu mũi, sặc máu mồm cho giấc mộng bá chủ hoàn cầu của bọn đế quốc Trung-Xô.
        “Cái gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa” chỉ là trò lừa gạt, bịp bợm của bọn lưu manh muốn làm quan tắt mà không cần học hành cao hay qua bầu bán chi cả. Sau khi cướp được chính quyền chúng vơ vét của cải, tài sản của nhân dân bỏ túi riêng chứ chẳng phải vì tinh thần vô sản gì sất. Chúng lường gạt, bóc lột nhân dân tinh vi, xảo quyệt gấp nhiều lần cường hào, điạ chủ thời trước. Mà lại còn với một lực lượng đông đảo gấp bội- 4 triệu đảng viên. Còn nhân dân bị dối gạt trong sương mù mê muội,trước kia lầm tưởng khi” cách mạng” thành công, chúng sẽ lấy của cải của những người giàu có chia xẻ cho người nghèo, nay thì thấy mình hạnh phúc sung sướng ngang ngửa với “đám cái bang”.
        Còn một thiểu số giới có học trước kia nghe lời dụ dỗ của bọn Cộng sản lưu manh, đọc sách Karl Marx, Engels, Jean Paul Sarte,…,họ mơ tưởng thấy tương lai sáng lạn, bầu trời nở hoa, một thế giới đại đồng, không giàu không nghèo, ai cũng như ai, gọi nhau tất cả bằng dồng chí… Nay đối mặt với thực tế thì mới vỡ mộng.
        ( Trích)

  4. quang phan says:

    Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà, mỏ dầu chưa được khám phá. Nhưng ta đã khai thác cát trắng. Loại cát này dùng để chế biến thành thuỳ tinh, pha lê. Công ty Catraco được thành lập để khai thác nguồn tài nguyên này. Và ta đã đều đặn xuất càng loại cát này sang Nhật Bản. Cũng trong thời gan này, công việc nghiên cứu giá trị kinh tế của mỏ phân chim trong khu vực hai quần đảo này đang dược tiến hành tốt đẹp.

    Từ đó cả Trung Hoa Dân Quốc ( tức Đài Loan) và Trung cộng đều nhảy vào tranh chấp, bên nào cũng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về họ. Riêng với Trung Hoa Dân Quốc, đang có mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam Cộng Hoà.

    Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà sau nhiều lần công bố xác nhận chủ quyền của mình trên hai quần đảo này, tổng thống Ngô Đình Diệm đã có một cử chỉ bày tỏ chủ quyền của Việt Nam một cách rất đặc biệt. Ông mặc quốc phục ra kinh lý đảo đảo Ly Sơn, thường được gọi là cù lao Ré, nơi có miếu Hoàng Sa. Trong suốt chín năm cầm quyền, đây là lần duy nhất ông mặc quốc phục khi đi kinh lý. Đến năm 1961, ông ban hành sắc lệnh 174NV, thành lập một xã mới với tên gọi là xã Định Hải, bao gồm trọn quần đảo Hoàng Sa, trực thuộc quận Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam, do một cơ quan hành chánh trông coi.

    Và từ đó cho đến hết thời Việt Nam Cộng Hoà I, không thấy có những tuyên bố nhận chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ các nước chung quanh nữa.

    ( Trích)

  5. quang phan says:

    Tội lỗi của tên đại Việt gian Hồ chí Minh dù chết đến ngàn năm cũng phải lôi ra mà luận tội:
    Trong cuộc chiến Việt Nam 1954- 1975, quân đội Việt Nam Cộng Hoà mất 275,000 người và con số bị thương là 1,170,000 người.
    Theo sử gia Bill Laurie,” 275,000 tử trận trong tổng số dân Miền Nam 17 triệu. Nếu so với số dân 200 triệu của nước Mỹ vào thời điểm đó, thì con số này lên đến 3,235,000 người”.
    Theo tin từ Nhà Nước Việt cộng ngày 5/5/1995, thì Miền Bắc đã bị tổn thất 1,100,000 bộ đội và 600,000 bị thương ( Nhưng theo bà Bảy Vân- vợ của Lê Duẫn- trong cuộc phỏng vấn ngày 23/12/2008 của đài BBC thì ” Anh Ba Duẫn nói với lãnh đạo Trung quốc rằng” Chúng tôi đã hy sinh 10 triệu người rồi, nếu Trung quốc tiếp tục chi viện cho chúng tôi thì chúng tôi thắng Mỹ với những hy sinh thấp hơn…”).
    Người Mỹ chỉ thiệt hại 58,000 người trong tổng số 200 triệu dân lúc đó mà họ đã lo chói lói là hao tốn bao nhiêu nhân tài cho cuộc chiến Việt Nam. Thế mà nước ta đã mất mát tới 4, 5 triệu người. Xem thế thì tội lỗi của tên đại Việt gian Hồ chí Minh, dù chết đến cả ngàn năm, cũng phải lôi ra mà luận tội.

    • NGUYEN DU says:

      Xin vui long cho biet xuat xu cac nguon tin tren day de toi tim hieu them.. (Bill Laurie) (1,100,00 va 600,00 o Bac…) Cam on.
      ND

  6. quang phan says:

    Đất nước vừa thoát khỏi được sự đô hộ hơn 80 năm của người Pháp và vửa trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt 1945- 54. Chưa kịp hồi sinh, thì tên hiếu chiến, hiếu sát Hồ chí Minh đã vội vã lôi dân tộc làm lính đánh thuê cho giấc mộng bá chủ thế giới của các quan thầy Trung -Sô.
    Tội lỗi của tên Hồ chí Minh bán nước, phá nước và hại nòi này không bao giờ có thể tha thứ được.

  7. NAM KỲ says:

    Không biết có sự tương đồng giữa Nam và Bắc Hàn với lại Nam và Bắc VN hay không? Nhìn Nam Hàn tư bản phát triển vượt bậc còn Bắc Hàn cộng sản dân chúng nghèo đói, ta càng thấy rõ cái tính “ưu việt” của chủ nghĩa cộng sản. Lão Hồ có “công” biến VN thành CS, nếu không miền Nam VN “bị” giống như Nam Hàn thì dân Nam kỳ đở khổ biết bao. Lich sử sẽ ghi “công trạng” của lão Hồ như thế nào, sau khi CNCS biến mất khỏi VN, cho thỏa đáng.

  8. Minh Đức says:

    Những gì mô tả trong bài chỉ là những chi tiết đã xảy ra trong lịch sử mà không nói lên được các chi tiết đó đều nằm trong hướng đi của đảng CSVN là theo sách lược của Đệ Tam Quốc Tế CS. Theo sách lược đó, đảng CSVN chấp nhận làm một bộ phận của khối CS do Liên Xô cầm đầu, bành trướng bằng quân sự không ngừng cho đến khi phe CS toàn thắng trên thế giới. Với quyết tâm thi hành sách lược này thì việc đánh miền Nam là việc tất nhiên phải làm vì không đánh miền Nam thì làm sao bành trướng cho đến khi toàn thế giới trở thành CS được? Với giấc mộng lớn như vậy thì những người CSVN lúc đó cho việc công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là chuyện nhỏ vì đất đai lãnh thổ thuộc nước CS nào không phải là quan trọng miễn là nó thuộc phe CS.

  9. pt says:

    Các chế độ cs trên khắp thế giới đều là giả dối ,mị dân …nói một đằng làm một nẻo …hãy lên hệ lại các triều đại cs ở LIÊN XÔ như Lê nin – Stalin – 7 nước cs đông Âu – Mao -Đặng -Trung cộng …HCM VN – Pôn pốt Khơ me đỏ – Piden castro – Kim Jong -In – toàn là chủ nghĩa diệt chủng …nòi da xáo thịt và diệt chủng theo thuyết Mác – lê – Stalin …là ĐẤU TRANH GIAI CẤP đễ cướp và dành chính quyền về tay đảng cs dựa vào nhân dân qua hệ thống tuyên truyền và độc quyền cai trị …bóp nghẹt dân chủ tự do ngôn luận trong xã hội cs .

Leave a Reply to quang phan