WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những cảm hứng từ Miến Điện

Lãnh tụ Dân chủ Miến Ðiện Aung San Suu Kyi và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Rangoon, ngày 2/12/2011

Miến Điện đang được dư luận thế giới, đặc biệt là các nước Đông Nam Á quan tâm. Người Việt Nam chúng ta có thêm nhiều lý do để chú ý đến đất nước cổ kính ở gần ta này.

Miến Điện là nước khá lớn ở Đông Nam Á. Rộng gấp đôi Việt Nam, dân khá đông,hơn 60 triệu.

Mấy tuần nay, từ đầu tháng 10, báo chí Miến Điện đưa tin khác hẳn trước, tự do hơn, cân bằng hơn. Báo chí nhắc đến những nhân vật lịch sử bị cấm nói đến hơn 20 năm nay, như người anh hùng dân tộc, tướng Aung San, thân sinh bà Aung San Suu Kyi; như nguyên thủ tướng U Nu từng bị tướng Ne Win lật đổ qua cuộc đảo chính quân sự tháng 3/1962; như tướng Tin Oo, từng là tổng tư lệnh quân đội năm 1976, bị nhóm quân phiệt bạc đãi vu cáo, hiện vẫn còn là người lãnh đạo của Liên minh Dân chủ Toàn quốc (NDL).

Về Aung San (2/1915 – 7/1947), báo chí Miến Điện gần đây nhắc lại công lao lập quốc của ông. Khi trẻ ông là chủ tịch Hội sinh viên trường đại học Rangoon, hoạt động chống thực dân Anh. Năm 1939, Thế chiến thứ 2 bùng nổ, khi 24 tuổi ông thành lập đảng Cộng sản Miến Điện , nhận chức tổng bí thư đảng CS, nhưng ngay sau đó ông bị quân đội Nhật bắt giam. Vượt trại giam, đầu năm 1941 ông từ bỏ đảng CS, thành lập Quân đội mới với một nhóm 30 người trên đất Thái Lan rồi đưa về nước. Sau khi Nhật thua trận năm 1945, Anh quay trở lại, ông Aung San là chủ tịch Liên đoàn chống phát xít, chủ trì việc thương lượng để Anh trao trả lại độc lập. Hiện người dân Miến vẫn coi Aung San là anh hùng dân tộc, vừa là cha đẻ nền độc lập, vừa là cha đẻ của quân đội quốc gia. Ông bị ám sát tháng 7/1947, được làm quốc tang. Khi đó cô bé Suu Kyi mới lên hai. Vợ ông, bà Khin Kyi, là một trí thức, từng làm đại sứ ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh chân dung Aung San nay lại được trưng ở nhiều nơi.

Báo chí Miến Điện gần đây cũng nhắc nhiều đến U Nu (5/1907 – 2/1996), thủ tướng đầu tiên của nước Miến Điện độc lập. Ông là một trí thức, người tin cẩn của Aung San. Năm 1947, lúc mới 40 tuổi, ông từng ký với phía Anh quốc mọt hiệp ước về việc Anh trao trả độc lập, được gọi là Hiệp ước Attlee – U Nu, theo tên thủ tướng Anh là Attlee. Tháng 3/1962 ông bị tướng Ne Win đảo chính, lập nên chế độ độc tài quân sự. U Nu nổi tiếng là nhà trí thức xuất sắc về luật pháp, trong sạch, rất mộ đạo Phật, bị nhóm tướng Ne Win, Than Shwe tuyên án 4 năm tù do họ sợ uy tín rất lớn của ông ngoài xã hội. Trong tù cũng như khi ra tù, ông không ngừng đấu tranh lên án nhóm quân phiệt, vẫn khẳng định mình là thủ tướng hợp pháp. Năm 1969 khi còn bị quản chế, ông bí mật sang Ấn Độ rồi Anh quốc. Đến 6/1980 khi nhóm quân phiệt ban lệnh đại ân xá, ông trở về nước, đứng ra lập đảng Dân chủ Lập hiến nhưng bị nhóm quân phiệt đe dọa, kiềm chế. Năm 1989 ông sang Hoa Kỳ, đi tuyên truyền vận động cho nền dân chủ Miến Điện, ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, còn tham gia giảng dạy ở đại học Mỹ, cho đến khi mất tháng 2-1996. Báo Miến Điện gần đây cho biết U Nu là một nhân vật nổi bật có ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng Miến Điện ở hải ngoại, nhất là ở Anh quốc và Hoa Kỳ, cho đến hiện nay.

Một nhân vật khá quan trọng là tướng Tin Oo, sinh tháng 3/1927, hiện còn sống. Khi bà Aung San Suu Kyi bị tù và quản thúc năm 2003, ông Tin Oo được cử làm phó chủ tịch rồi chủ tịch của NDL. Tin Oo cũng là một nhân vật lịch sử. Ông tham gia quân đội của tướng Aung San tháng 2/1946 khi 19 tuổi, được phong tướng năm 1972 khi 26 tuổi, là phó tổng tham mưu trưởng, rồi lên thay tướng San Yu làm tổng tư lệnh năm 1974. Ông tỏ ra không đồng tình với nhóm quân phiệt trong Hội đồng Nhà nước Phục hồi Luật pháp và Trật tự (SLORC) mà ông là một thành viên, ông bị buộc phải từ chức tổng tư lệnh tháng 3/1976, bị nhóm quân phiệt vu cáo âm mưu phản loạn, tháng 1/1977 bị kết án 7 năm khổ sai. Sau cuộc đại ân xá năm 1980 ông học đại học luật, tham gia tích cực NDL của bà Aung San Suu Kyi, nhận chức phó chủ tịch rồi chủ tịch của liên minh này vào cuối năm 1988. Năm 1989 ông lại bị kết án 3 năm tù. Ra tù ông bị quản thúc ở Rangoon, cho đến ngày 13/2/2010 mới được thật sự tự do, như bà Aung San Suu Kyi. Tuy hiện nay ông đã 84 tuổi, ảnh hưởng của ông trong quân đội cũng như ngoài xã hội rất cao, các tướng lĩnh ở trong Hội đồng Nhà nước về Hòa bình và Phát triển (SPDC) mới đây đều là thuộc cấp của ông Tin Oo.

Về nhóm quân phiệt cầm quyền từ năm 1962 đến gần đây, dư luận chú ý đến những nhân vật sau đây.

Tướng Than Shwe, sinh năm 1933 được coi là người hùng trong SLORC, thay cho tướng Saw Maung từ năm 1992, cầm đầu nhóm quân phiệt cho đến 30-3-2011, khi tổng thống vừa được bàu Thein Sein ký quyết định giải thể SPDC – tên sau này của SLORC – nhường toàn quyền cho chính phủ dân sự. Gần đây báo Miến Điện có dịp bật mí nhiều điều vốn cấm kỵ về nhóm quân phiệt, đặc biệt là về ông Than Shwe. Có tin ông Than Shwe đã bị buộc phải về hưu, không còn hoạt động, không còn chức vụ gì. Báo Miến Điện ở Anh và Hoa Kỳ tố cáo Than Shwe là trùm tham nhũng, kể rằng trong đám cưới cho con gái rượu ông đã chi đến 50 triệu đôla về lễ cưới, mua sắm tài sản, châu báu, trang sức cho con gái, con rể và nhà trai – đây là một số tiền bằng 3 lần ngân sách cho ngành y tế; rằng 2 vợ chồng mê tín dị đoan loại kỳ quặc, từng tìm mua voi trắng cưỡi đi quanh chùa ngày cúng lễ Phật để cầu may; rằng ông tướng này còn theo ý kiến của một thầy phù thủy, cưỡi một con lợn nái đi quanh nhà để hòng giải hạn và trừ tà. Theo báo chí, Than Shwe có bà vợ còn mê tín dị đoan hơn và tàn ác hơn cà chồng, tên là Kyaing Kyaing; bà này từng xui chồng ra lệnh bắn xả vào đoàn sư sãi đi biểu tình. Cộng đồng Miến ở Anh quốc yêu cầu truy tố 2 vợ chồng Than Shwe về tội ác chống nhân dân và chống nhân loại. Hiện có tin Than Shwe đã chính thức nghỉ hưu và sống ẩn dật.

Trong khi đó nhiều tin tức nói về tướng về hưu Thein Sein, cùng sinh năm Ất Dậu – 1945 với bà Aung San Suu Kyi, năm nay 66 tuổi, được dư luận trong nước và hải ngoại đánh giá là một con người hiểu biết, kín đáo, sùng đạo Phật, sống bình dị, được Quốc hội cùng với Hội đồng Quân sự bầu làm tổng thống dân sự tháng 3/2011. Tổng thống Thein Sein đã cử ra chính phủ gồm có 30 thành viên, trong đó chỉ có 3 viên tướng còn tại ngũ, được mặc quân phục. Trong không khí ôn hòa không bạo động, sự thay đổi vào mùa Xuân 2011 ở Miến Điện cùng thời với mùa Xuân Ả rập – Bắc Phi, được đánh giá là có ý nghĩa sâu sắc hơn là một cuộc đảo chính.

Nó chấm dứt chính quyền quân phiệt kéo dài gần nửa thế kỷ, từ năm 1962. Nó mở ra lối thoát cho tình thế của Miến Điện đang bế tắc, với nền kinh tế lụn bại do bị phương Tây cấm vận từ năm 1962. Tuy nhóm quân phiệt độc đoán một thời trưng ra chủ nghĩa xã hội, ngả về phía Liên Xô và Trung Quốc – về sau ngả về Trung Quốc, nhưng mối quan hệ với Bắc Kinh luôn hàm chứa đắng cay, vì Trung Quốc nuôi dưỡng nhiều nhóm dân tộc bạo loạn Shan, Karen ở vùng biên giới; hơn nữa, xã hội Phật giáo ăn sâu rất dị ứng với chủ nghĩa Cộng sản vô thần. Thế của Trung Quốc còn mong manh ở Miến Điện lại đang bị cô lập rõ trên thế giới, bị mắc kẹt bởi tham vọng bành trướng ở châu Á. Miến Điện có một cộng đồng mạnh ở Anh, Hoa Kỳ và Ấn Độ, có trình độ học vấn khá cao, thái độ chính trị thuần nhất, chống nhóm quân phiệt, ủng hộ dân chủ, có ảnh hưởng lớn đến giới trẻ và trí thức trong nước.

Các bạn dân chủ Miến Ðiện ở Anh và Pháp cho rằng trong xã hội Miến hiện nay, những nhân vật như anh hùng dân tộc Aung San, như nguyên Thủ tướng U Nu, như nguyên Tổng tư lệnh Tin Oo, bà Aung San Suu Kyi vẫn còn có ảnh hưởng không nhỏ, là những giá trị tinh thần còn sống động trong xã hội hiện đại.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà nghiên cứu – nhà báo có uy tín Andrew Selth, làm việc tại Griffith Asia Institute – Úc , vừa viết bài trên Asia Times sau khi đi Miến Điện về, cho rằng theo ông, Tổng thống Thein Sein có thể là «một Gorbachov của Miến Điện». Nghĩa là ông Thein Sein có thể lãnh đạo công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế thật sự, lâu bền. Nhận định này có sức nặng vì Andrew Selth từng sang Moscow nghiên cứu, sưu tầm tài liệu viết về nhân vật Gorbachov, người đã kết thúc số phận của Liên Xô và đảng CS Liên Xô. Ông nhìn thấy ở Thein Sein qua lý lịch tướng quân một trí thức có tư duy độc lập, chuộng công lý công tâm hơn là vụ lợi và hiếu danh, mộ đạo Phật ở nguồn tinh túy nhân ái, vị tha, lại tỏ ra có bản lĩnh nhận định tình thế và xoay chuyển tình thế khéo léo, lại quả đoán.

Đây là một giả thuyết cần theo dõi tiếp. Chủ trương trả tự do thật sự cho bà Aung San Suu Kyi và cho ông Tin Oo. Mời bà Aung San Suu Kyi lên thủ đô Naypydaw để hội đàm, Đưa tướng Than Shwe về nghỉ hưu. Thả hàng 300 tù chính trị và hứa còn thả tiếp. Lập ủy ban Nhân quyền với trách nhiệm thật sự. Quyết định hoãn công trình khổng lồ Myitsone giá trị 3,6 tỷ đôla do nhu cầu bảo vệ môi trường cho dân. Thực hiện tự do báo chí và cho phóng viên ngoại quốc vào. Để xã hội tự do ca ngợi các nhân vật lịch sử như anh hùng dân tộc Aung San, nguyên Thủ tướng U Nu, nguyên Tổng tư lệnh Tin Oo, bà Aung San Suu Kyi, rồi để Liên minh NDL hoạt động trở lại, để bà Aung San Suu Kyi ra ứng cử quốc hội mới… đều là những quyết định sâu sắc, có ý nghĩa đột phá và đổi mới, mở ra nhiều triển vọng.

Bộ trưởng ngoại giao mới là Wunna Maung Lwin từng là đại sứ ở Liên Hiệp Quốc cũng có những phát biểu có ý nghĩa, cam kết sẽ có những bước đổi mới có thực chất, thẳng thắn tỏ hy vọng sớm nhận viện trợ kinh tế – tài chính và hỗ trợ kinh tế kỹ thuật của thế giới. Ông tỏ ra rất mừng khi Miến Điện được giao tổ chức Sea Games 2013 và điều quan trọng hơn nữa là được đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN năm 2014. Đây là dịp để trưng ra bộ mặt mới của Miến Điện.

Bộ trưởng Quốc phòng – Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing, một người thân cận của Tổng thống Thein Sein, cũng phá tục lệ, mới đây đã ghé thăm Việt Nam trước khi sang thăm Bắc Kinh.

Không phải ngẫu nhiên mà trong chuyến viễn du châu Á và châu Úc, Tổng thống Barack Obama nhiều lần nói đến Miến Điện, ông đã nói chuyện trên điện thoại khá lâu với bà Aung San Suu Kyi, sau đó chính ông báo tin ngoại trưởng Hillary Clinton sắp sang thăm Miến Điện để tìm hiểu tại chỗ tình hình. Một chuyến đi rất quan trọng, đang giúp công luận có điều kiện đánh giá tính hình rõ hơn, sâu hơn.

Miến Điện là láng giềng gần của Việt Nam. Tình hình Miến Điện gợi lên nhiều suy nghĩ cho nhân dân ta, tạo ra cảm hứng thú vị cho những chiến sỹ dân chủ và trí thức nước ta đang có chung khát vọng vươn tới tự do, thoát khỏi ách chuyên chế, dù là chuyên chế quân phiệt hay chuyên chế Cộng sản phi nhân tính.

Bùi Tín (VOA)

9 Phản hồi cho “Những cảm hứng từ Miến Điện”

  1. biết ít says:

    Bái này có một số thông tin đúng nhưng không đúng tất cả. Chỉ chứng tỏ tác giả có nghiên cứu nhưng cần kỹ càng hơn.

    Thí dụ chưa bao giờ chính quyền quân phiệt Miến cấm đăng hình tướng Aung San (thân phụ bà Suu Kyi). Khắp nước, các thành phố lớn của Miến đều có tượng của Aung San ngay giữ trung tâm, tên ngôi chơ lớn nhất ở Rangoon cũng là ‘Aung San’.

    Có lẽ người Việt khi nói về một vấn đề nào, nên khiêm tốn và chừng mực. Người viết không nên viết quá sự thật, và người đọc cũng không nên bốc thơm quá sức.

  2. diet tau says:

    Cám ơn tác giả Bùi Tín về những chi tiết đáng học hỏi từ nước láng giềng hie6`n hòa Miến Điện .
    Nguyễn tấn Dũng keo này không đáng xách dép cho bà San Suu Kyi rồi .
    Nhớ lại vài tháng trước có viên chức Việt cộng huênh hoang đòi Miến Điện phải cải tổ và có dân chủ .
    Nay Miến Điện đã dám hiên ngang đứng thẳng lưng dám nói “không liên kết, không lệ thuộc” bọn Tàu Cộng, còn Việt nam thì hèn nhát , vờ vĩnh cho viết luật “biểu tình”
    Tập đoàn “côn đồ ” Cộng sản Việt Nam thì chỉ biết im re “ngửi rắm” Tàu . Nhục nhả thay cho tướng “5 sao “chổi” VC Nguyễn chí vịnh, Phùng mang thanh .
    Thủ tướng VC Nguyễn tấn dũng chưa học gì từ bài học lãnh tụ Khadaffi chui ống cống lãnh đạn à ???

  3. Trần Hữu Cách says:

    Nói theo ngôn từ của Phật giáo thì bà Aung San Suu Kyi là một người sống vì một đại nguyện. Riêng sự hiện hữu của bà đã là một điều cảnh tỉnh cho những ai có sẵn ngộ năng và trí tuệ sống trong xã hội Miến Điện đương đại. Sự xoay chuyển của cái tâm mạnh và nhanh là vậy.

    Việt Nam chắc phải chuyển đổi theo một mô hình khác, chắc là sẽ đầy ganh đua và chụp giật.

  4. NguyễnThị Mơ says:

    Thân phụ của bà, và chính bà Aung San Suu Kyi cũng là anh hùng của nhân dân Miến Điện hiền hòa, tôn kính Phật giáo, của đất nước Miến Điện tươi đẹp.
    Lãnh đạo hiện tại của Miến Điện đã làm một cuộc cách mạng thật đáng khâm phục. Có người nói, cũng do một phần vì các chính sách bành trướng của TQ đã làm họ thức tỉnh.
    Còn lãnh đạo VN? theo tôi họ chưa đủ TÂM, đủ TRÍ để mà học được theo lãnh đạo Miến Điện.
    Họ cứ nhắm mắt đi theo, làm theo các chính sách của lãnh đạo TQ, đôi khi lại còn sáng tạo hơn cả quan thày trong việc đàn áp nhân dân.
    Dân ta không còn niềm tin, hy vọng gì ở đảng CS VN.
    Miến Điện là Giấc Mơ.

  5. Trung Hoàng says:

    ÁNH SÁNG MỚI SẼ ĐẾN.

    Cho dù người dân Miến Điện chưa được hưởng một thể chế dân chủ, nhưng hiện nay có thể nói một con đường sáng tự do đang mở ra chào đón họ. Chế độ quân phiệt cai trị trên đất nước Miến Điện, cũng như thể chế độc tài toàn trị độc đảng ở Việt Nam; hình thức tuy có khác, nhưng bản chất độc tài áp bức, khủng bố người dân thì hoàn toàn cũng có nhiều điểm giống nhau. Nếu người dân Miến Điện có được niềm hy vọng một chế độ mới cởi mở hơn, thì người dân Việt cũng rất có thể có được một vài tia hy vọng, về sự chuyển hướng cuả chính quyền ĐCSVN với một hướng tiến mới.

    Sự thăm viếng Miến Điện cuả Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, được đột biến xảy đến sau một chuổi dài hoạt động ngoại giao khá mạnh mẻ, cuả chính các cấp lảnh đạo cao nhất cuả Hoa Kỳ, đã cho thấy Miến Điện cũng là một điểm nhắm vào mà Hoa Kỳ luôn phải có sự chú ý khá đặc biệt trong cơ thế mới. Quyết định hoãn lại công trình khổng lồ Myitsone là một gáo nước lạnh cuả Miến Điện, tạt vào mặt ngạo mạn cuả nhà cầm quyền Bắc Kinh quá ư là chua chát cay đắng. Tất nhiên, Hoa Kỳ sẽ không bỏ qua bất kỳ một cơ hội thuận lợi ngoại giao nào nếu có thể, mà qua đó ít nhiều Miến Điện sẽ có được một sự thúc đẩy để hướng đến con đường mới dân chủ, khả dỉ có thể hiện thực trong một tương lai gần đây.

    Một phần nào, chính Cái Lưỡi Bò Chín Đoạn Trung Quốc tự biên và tự quyết định ở vùng Biển Đông Nam Á, đã làm lộ rõ ý đồ bá quyền bành trướng Đại Hán cuả Bắc Kinh, nên khiến cho cái gọi là ngoại giao quyền lực mền cuả Trung Quốc bước lần vào con đường phá sản, khó còn có một hy vọng nào để mua chuộc vuốt ve một số nước trong khu vực lân cận, nhất là những nước láng giềng như Miến Điện và Việt Nam, vì đã từng nếm mùi xâm lấn cướp đoạt luôn luôn bằng vào võ lực thô bạo, từ hành động bá quyền bành trướng khu vực như Trung Quốc thường thấy từ trước tới nay. Hoàng Sa và Trường Sa cuả Việt Nam là một bằng chứng hiện thực sống động nhất cho sự lấn cướp nầy.

    Đứng về mặt chính trị hiện nay mà nói, nhà cầm quyền Bắc Kinh không còn có được sự tin tưởng nhiều lắm cuả các nước trong vùng và cả thế giới, những sai lầm rất cơ bản về ngoại giao cuả Trung Quốc liên tiếp cứ luôn xảy ra, ít nhiều cũng đã khiến cho Trung Quốc phải lùi dần vào thế tự cô lập lấy mình. Sự ngột ngạt khó thở được về chính trị, có thể đã khiến cho Bắc Kinh phải có những hành vi sai lầm nghiêm trọng trên mặt ngoại giao, để rồi càng lúc càng bối rối thêm vì trong thân luôn bất an, phải luôn lo sợ bởi một căn bệnh trầm kha Tạng Hồi Mông Mãn có cơ đột biến. Tất nhiên, các nhà cầm quyền Miến Điện và Việt Nam, vẫn có thể thấy được ít nhiều điều tệ hại nghiêm trọng đó cuả Trung Quốc, nên rất dể dẫn đến một chuyển hướng mới để cho ứng hợp hơn.

    Bà Aung San Suu Kyi không những là niềm tự hào cuả người dân Miến Điện, mà còn là sự vinh hạnh cho tất cả các nhà tranh đấu cho dân chủ nhân quyền trên toàn thế giới. Tính trường kỳ kiên cường nhưng rất ôn hoà cuả Bà là một tấm gương khá trong sáng, cho những người dân các nước còn phải bị sống trong các thể chế độc tài toàn trị học hỏi và noi theo. Nên Bà Aung San Suu Kyi không còn là người cuả riêng đất nước Miến Điện, mà Bà còn là người cuả cả thế giới, vì Bà là ngọn đuốc soi sáng dân chủ và nhân quyền, phá tan bóng đêm độc tài quân phiệt Miến Điện, và cả các thể chế độc đảng toàn trị còn lại trên thế giới nầy.

    Hiệu ứng SƯ TỬ HỐNG Châu Phi với hương Hoa Lài vượt mọi không gian, sẽ còn tác động tiếp tục không dứt trên toàn thế giới. Sự chuyển biến mới cuả Miến Điện, không ít thì nhiều sẽ ảnh hưởng tác động đến Bắc Triều Tiên và Việt Nam, mà qua đó thì Trung Quốc ắt là khó tránh khỏi sự bộc phát khá mạnh mẻ cuả Tạng Hồi Mông Mãn.

    Cơn Gió Đông sẽ phải đến, ngày Châu Về Họp Phố cũng qua đó mà được hiện thực.

    Xin trân trọng.

  6. Nguyễn Nghĩa . says:

    Cán ơn anh Bùi Tín một bài rất thời sự, giúp chúng tôi nắm được tình hình Miến Điện.
    Từ 1 nước đàn áp dân chủ, thân TQ , Miến Điện đang có những cải cách bất ngờ.
    Chúng ta quan tâm đến Miến Điện vì M Đ là hàng xóm gần gũi của VN. Nếu M Đ thân TQ thì VN bị bao vây xung quanh. Ngoài Biển Đông thì HS, TS đã bị TQ chiếm gần hết. Bên sườn thì Cămphuchia đang ngả sang TQ mạnh mẽ. TQ đang đổ nhiều dự án kinh tế vào Lào, Thái Lan. Mục đích của TQ đã quá rõ : bao vây uy hiếp VN để chiếm HS, TS vĩnh viễn.
    Miến Điện tự mình bước lên con đường dân chủ, sẽ tạo cảm hứng mạnh mẽ cho người VN ta.
    Trong tương lai, M Đ cũng như Lào, Cămpuchia, Thái Lan phải chiếm sự quan tâm gấp bội của người VN, của chính trị VN.

    Nguyễn Nghĩa.

  7. Trầm Tư says:

    Hình như bác Tín đã quên bãng một nhân vật khá nổi tiếng của Miến Điện, đó là Ông U Thant, tổng thư ký thứ 3 của Liên Hiệp Quốc (nhiệm kỳ 1961- 1971)?

    Qua con người trí thức và nhân bản của Ông U Thant, thế giới bắt đầu tìm hiểu và biết nhiều hơn về Miến Điện từ cuối thập niên 50, tức là vào lúc người Anh rời Miến Điện và người Pháp rời Đông Dương. Bản chất bao dung hiền hòa của đất nước và nhân dân Miến Điện, thể hiện qua hình ảnh Ông U Thant và những chính khách yêu nước của Miến Điện sau này qua bao thời binh biến, đã chinh phục tình cảm của nhân dân trên toàn thế giới cho đến tận bây giờ.

    Thế giới biết đến Miến Điện và VN trong cùng một điểm mốc của lịch sử là sự cáo chung của chế độ thuộc địa trên cả hai nước, nhưng nhân dân Miến Điện thật ra đã không phải hy sinh nhiều xương máu như VN để được thế giới biết đến.

    Ngược lại, để được thế giới biết đến tên tuổi, VN đã phải tốn vô số xương máu và tài sản của nhân dân và đất nước VN bằng chiến thắng Điện Biên qua sự “lãnh đạo sáng suốt” của hồ chí minh. Già hồ và đồng đảng của y xưa nay vẫn rêu rao sự kiện ấy qua hai câu thơ : “Chín năm làm một Điện Biên. Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.” Xa hơn nữa, chúng đã dùng sự kiện ấy để giành ngôi vị độc tôn lãnh đạo đất nước cho đến ngày hôm nay.

    Để rồi thế giới giờ đây đã thấy bộ mặt thật tay sai bán nước của bè đảng họ hồ. Chúng chẳng “giải phóng” hoặc giành lại “độc lập, tự do” cho ai cả. Chúng bắt nhân dân ta phải đổ hết xương máu ra để đánh Mỹ giùm cho giặc tầu và cuối cùng là dâng cả tiền đồ của cha ông cho kẻ thù truyền thống của dân tộc.

    Toàn thể cái đảng côn đồ CSVN, đàn em của già hồ hôm nay, có đủ tư cách để xách dép cho bà Aung San Suu Kyi hay không? Đảng CSVN từ họ hồ trở xuống chỉ thuần là một bọn lưu manh vô lại, hèn với giặc, ác với dân. Chúng “yêu nước” hay bán nước là điều mà toàn dân VN và cả thế giới ngày nay, ai cũng đều biết rõ!

    • mr 6666 says:

      Hay quá! Ngoài sự lừa lọc dối trá, chà đạp lên nhân phẩm của dân tộc, chấp nhận làm chó cho Trung
      Quốc và sẵn sàng vắt cạn kiệt máu của toàn thể dân tộc Việt Nam chúng còn gây chia rẽ dân tộc, tôn
      giáo…Thật sự cho dù là cầm thú nó cũng còn biết cội nguồi của nó, nhưng CSVN thì nó không biết đâu!

Leave a Reply to biết ít