WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tài tử Đơn Dương bị ép rời khỏi Việt Nam như thế nào?

Hồi đầu thế kỷ, nhân dịp 25 năm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, Hollywood sản xuất nhiều cuốn phim về đề tài này. Ngoài phim về chiến tranh, còn có phim về nước Việt Nam, và một số phim về người Việt Nam tại Mỹ.

Một trong những cuốn phim về chiến tranh làm ra vào thời đó, là phim We Were Soldiers, làm năm 2002 với Mel Gibson trong vai chính. Ngay trong cuối tuần đầu tiên khởi chiếu, cuốn phim đã thu về hơn $20 triệu tiền vé. Chuyện của phim này là trận Ia Drang.

Một cuốn phim về người Việt Nam di tản năm 1975, là cuốn Green Dragon, do Timothy Linh Bùi đạo diễn, một cuốn phim độc lập, sản xuất không qua các studio lớn, nhưng cũng kéo được sự tham gia của hai diễn viên lớn là Patrick Swayze (phim Ghost) và Forest Whitaker (giải Oscar 2007).

Tài tử Đơn Dương trong phim We Were Soldiers, đóng vai viên trung tá chỉ huy quân đội Bắc Việt trong trận Ia Drang.

Một diễn viên Việt Nam xuất hiện trong cả hai phim đó, là Đơn Dương. Trong We Were Soldiers, một đội quân Mỹ 365 người bị một sư đoàn Bắc Việt bao vây và cả hai bên đều chiến đấu dũng cảm. Cuốn phim chuyển qua chuyển lại giữa cái nhìn của bên Mỹ và cái nhìn của bên Bắc Việt. Mel Gibson đóng vai trung tá chỉ huy phía Mỹ. Đơn Dương đóng vai Trung tá (sau này là tướng) Nguyễn Hữu An, người chỉ huy bên Bắc Việt.

Trong Green Dragon, Đơn Dương đóng vai một ông bố đưa gia đình đi di tản sau 30 tháng 4. Họ tới được trại tỵ nạn trong Camp Pendleton. Patrick Swayze đóng vai viên sĩ quan phụ trách người tỵ nạn, còn Forest Whitaker đóng vai một anh lính đầu bếp, anh dùng tranh vẽ của mình để làm quen với một em bé tỵ nạn và qua em bé học thêm về văn hóa Việt Nam. Trong phim, có một đoạn Đơn Dương cầm ghi ta hát bài “Sài Gòn niềm nhớ không tên” của nhà văn Nguyễn Đình Toàn: “Sài Gòn ơi, ta nhớ người như người đã mất tên, như dòng sông nước quẩn quanh buồn.”

Niềm vui với hai cuốn phim Hollywood chưa trọn, khi Đơn Dương về tới Việt Nam thì bị hạch sách quấy nhiễu.

Báo chí thời đó chạy nhiều bài viết tố cáo Đơn Dương bằng những lời lẽ rất nặng – loại lời lẽ mà có thể khiến Đơn Dương bị tù, bị kết án tử hình – những chữ như “phản động,” “phản bội,” “bán nước.” Cả các con Đơn Dương cũng bị đấu tố, và quán nhậu nơi Đơn Dương mở chung với gia đình bị đập phá.

Phim “Mê thảo thời vang bóng,” chỉ vì có Đơn Dương đóng trong đó, cũng gặp khó khăn khi muốn được chiếu ở các đại hội điện ảnh, liên hoan phim ở ngoại quốc.

Những điều này khiến Hollywood để ý. Giới đạo diễn, diễn viên, các nhà báo chuyên đề Hollywood, xưa nay vốn ít quan tâm đến chính trị ở nơi xa xôi, hoặc có cảm tình với nước Việt Nam sau chiến tranh, bỗng nhìn thấy một sự thật khác ở đất nước đó.

Một thỉnh nguyện thư, mang những chữ ký nổi tiếng của giới điện ảnh Mỹ, được chuyền tay nhau kêu gọi Việt Nam ngưng áp bức gia đình Đơn Dương.

Đồng thời, họ liên lạc với các chính trị gia Mỹ, yêu cầu chính phủ Mỹ can thiệp.

Trong số tài liệu Wikileaks lộ ra, tên tuổi Đơn Dương xuất hiện nhiều lần. Một trong những lần sớm nhất là công điện đề ngày 1 tháng 10, 2002, mang tựa đề “Cuộc họp với Trợ lý Bộ trưởng Hùng.”

Mục đích của cuộc họp giữa ông Nguyễn Đức Hùng (sau này là đại sứ ở Singapore và ở Canada) là chuẩn bị cho hội nghị APEC, nơi Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ gặp Tổng thống George W. Bush. Tuy nhiên, ông Hùng đã phải nghe Đại sứ Ray Burghardt nêu vấn đề Đơn Dương.

Ông Burghardt nói “báo chí quốc tế cũng như rất nhiều thư từ các nhân vật điện ảnh Hollywood” cho rằng Đơn Dương bị tịch thu hộ chiếu và bị dọa sẽ còn bị phạt nặng hơn nữa. Rồi ông yêu cầu ông Hùng hỏi bên văn hóa sự thật là thế nào.

Cũng khoảng cùng lúc đó, bên Mỹ chuẩn bị sắp xếp để Đơn Dương có thể đi định cư được nếu muốn. Một công điện 2 ngày sau, đề ngày 3 tháng 10, là công điện của tòa đại sứ tại Hà Nội xin Bộ Ngoại giao phê chuẩn hồ sơ tỵ nạn cho diễn viên Bùi Đơn Dương, vợ, và hai con. Công điện này cho biết trước đây bà Suzie Bùi, chị của Đơn Dương và là mẹ của hai đạo diễn Timothy Linh Bùi (Green Dragon) và Tony Bùi (Ba Mùa), đã có làm giấy bảo lãnh rồi nhưng sau này không tiếp tục nữa nên hồ sơ đã đóng. Miêu tả tình hình của Đơn Dương, tòa đại sứ viết:

“Bùi bị đối diện với cả một phong trào lớn tiếng chống lại cá nhân ông, hầu hết vì vai đóng trong phim ‘We Were Soldiers’ của Mỹ nhưng cũng vì các vai trước đây trong hai phim quốc tế ‘Three Seasons’ và ‘Green Dragon.’ Ông bị tố cáo không chính thức vào tội ‘phản bội tổ quốc,’ một lời tố cáo đáng quan ngại tại Việt Nam, nơi mà hiến pháp bắt buộc mọi công dân ‘bảo vệ thống nhất đất nước.’”

Bản công điện viết tiếp:

“Hộ chiếu của Bùi đã bị tịch thu, ông dường như đã bị cấm ra nước ngoài đóng phim vào tháng 11, và có những nỗ lục để cấm ông diễn – nghề kiếm sống duy nhất của ông – trong ít nhất 5 năm nữa.”

Không chỉ dùng pháp luật áp chế, Đơn Dương còn bị sách nhiễu như trong một cuộc đấu tố:

“Ông bị quấy nhiễu mỗi tối với điện thoại của an ninh gọi tới, bị theo dõi mỗi khi ra khỏi nhà, và cho biết bạn bè và hàng xóm lo sợ tránh né. Ông bị công an thẩm vấn hôm 2 tháng 10 và tỏ vẻ lo sợ là sắp bị bắt giam, mặc dù lý do để bắt thì không ai nói rõ cho ông trừ những điều đã nói ở trên. Ông đã bị gọi là ‘kẻ phản bội’ trong báo chí của nhà nước và của đảng Cộng sản.”

Nửa năm sau, Đơn Dương được xuất ngoại với vợ con. Cùng đi với gia đình ra Tân Sơn Nhất là nhân viên tòa tổng lãnh sự, và họ về kể lại trong công điện ngày 10 tháng 4, 2003, với tựa đề nặng nề: “Sách nhiễu tới phút chót.”

Đó là sau khi Đơn Dương đã bị sách nhiễu, các con ông cũng bị làm khó dễ trong trường, và côn đồ tới phá nhà hàng của gia đình ông, bản công điện viết. Ông bị gọi lên công an phường, ông khất, rồi cuối cùng ra đi mà không lên gặp công an.

Khác với nhiều lần trước, lần này hải quan không cho nhân viên tòa tổng lãnh sự vào trong để tiễn người. Khi được hỏi tại sao thì mỗi người trả lời mỗi khác. Có người bảo nhân viên lãnh sự “chỉ được tiễn công dân nước họ.” Có người bảo “khu vực hải quan không cho phép nhân viên lãnh sự vào” – trong khi thật ra thì “mới thứ Sáu tuần trước thì không có luật đó.” Rồi khu vực công an cửa khẩu cũng được cho là không cho phép vào, và “một lần nữa, mới thứ Sáu tuần trước thì không như thế.”

Một người quay phim, tự xưng là của Truyền hình Việt Nam, theo quay phim gia đình Đơn Dương rời nước, đi qua luôn chặng kiểm soát.

Đến chỗ khai hải quan, nhân viên tòa tổng lãnh sự bị chặn lại. Lý do này nọ được đưa ra. Nhân viên tổng lãnh sự quán bảo, mới thứ Sáu tuần trước chúng tôi không bị chặn, thì hải quan chỉ nhún vai lắc đầu bảo, luật trên thay đổi rồi.

Hai người cấp trên tới, nhưng thay vì giải quyết cho lãnh sự vào trong, một trong hai người bắt đầu khám xét hành lý gia đình Đơn Dương “một cách chậm chạp và ôi trời ơi kỹ càng làm sao,” công điện viết. Một nhân viên lãnh sự Úc cũng tới và cũng không được cho vào trong.

Tuy không được vào, nhưng nhân viên lãnh sự cũng đứng nhìn và thấy gia đình bị đưa vào một phòng nhỏ, nơi có ít nhất 8 viên hải quan bu vào lục soát hành lý gồm 6 va li và 3 thùng. Họ lục từng món hàng. “Họ chụp nhiều tấm ảnh của đồ đạc, quần lót bị giơ lên soi ánh đèn.”

Sau một giờ lục soát, hải quan cho phép gia đình gói đồ lại, lại chạy qua X-ray, rồi đẩy đi. Đơn Dương được đưa qua một quày khác, rồi bị bắt phải ký một xấp giấy tờ – “phải hứa hẹn cái gì thì chúng tôi không biết,” công điện viết.

Hãng EVA đã phải giữ máy bay lại trong 15 phút để chờ gia đình Đơn Dương. “Qua cửa kính, nhân viên lãnh sự quan sát thấy gia đình đi qua được hành lang xuất phát, đi thẳng tới cầu qua máy bay. Người ‘quay phim’ tiếp tục quay cho tới phút chót, trong khi một đám đông nhân viên an ninh đứng đầy phòng đợi của người đi.”

Chuyến bay cất cánh lúc 3:15, với gia đình Đơn Dương trên đó, bay qua California với bà Suzie Bùi, chị ông.

Ông đã, như công điện viết, bị chính quyền “xua đuổi ra khỏi quê hương mình.”

Nguồn: Vũ Quý Hạo Nhiên (Người Việt)

 

16 Phản hồi cho “Tài tử Đơn Dương bị ép rời khỏi Việt Nam như thế nào?”

  1. Thầy Pháp says:

    Bớ Đơn dương,Đơn Dương ơi Đơn Dương hởi ! Thế là ông đã thoát khỏi kiếp người Việt Nam đầy nhiều chuyện này và ít nhất ông đã ra đi trong thanh thản,không đau đớn và điều này nhiều người mong mà không được.Thôi thì cứ tan biến vào hư vô, đừng vướng bận chuyện ta bà nữa và chúc ông không đầu thai trở lại thành người Việt Nam !

  2. Dâm Tiên says:

    Bà nó, ông Hồ…trồng người giỏi ghê ta.

    Mới ngoài 30 cuốn lịch, mà đã giáo hóa
    đuộc phần lớn…Việt kiều…thấm nhuần
    tư cách nông nô CS, từ lời ăn tiếng nói,
    lẫn cách đấu tố vu cáo ‘ phạm trù” CS.

    Bi giờ, Việt cừu…đổ xô đi dòm ngó sinh
    hoạt tình tình Bắc Kỳ, mà quên mẹ nó đi
    cái nền Cộng Hòa ngày nào, Lạc hướng!

    Buồn vào hồn không tên…

  3. Bà cố nội-San Jose says:

    ĐD lúc trước đóng phim ca ngợi CS bởi vì ĐD sống trên đất Cộng nên phải làm theo lời Cộng, chắc gì ĐD thích CS?

    • Hải Đăng says:

      Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
      Cũng chỉ vì chén cơm manh áo thôi mà
      Nếu như Bà cố nội-San Jose sống dưới chế độ CSVN thì củng sẽ phải sống và làm như ĐD thôi. Bụng đói đầu gối phải bò, trách người thì dễ hãy dò bản thân Bà cố nội-San Jose à. Đừng vội trách người mà chẳng nghĩ bản thân.

  4. Minh Đức says:

    Việc Đơn Dương đi Mỹ là do Đơn Dương cầu cứu với Patrick Swayze, Mel Gibson rồi những người này nói với chính phủ Mỹ. Còn việc CS sách nhiễu, phá quán, cấm cho đóng phim là sự trả thù, trừng phạt của CS dành cho những kẻ đi ra ngoài vòng sai khiến của CS. Giống như đạo diễn Song Chi bị trừng phạt về việc biểu tình chống Trung Quốc, không cho làm phim. Đó là lối bao vây kinh tế, làm cho người đó bị khốn đốn trong đời sống khiến cho người dân sợ mà không dám chống lại chính quyền chứ CS không làm như vậy để ép cho Đơn Dương phải đi Mỹ. Thời xưa, tác giả Màu Tím Hoa Sim, Hữu Loan cũng bị bao vây kinh tế, không được viết văn, làm thơ, đi chở đá cũng bị cản trở. Đó là lối xử sự tiểu nhân của đảng CS từ bao nhiêu năm nay vẫn thế. Ai theo chúng thì ăn bẩn, làm bậy cũng được dung túng lại được ca tụng là người tốt. Bây giờ Putin ở Nga lên cầm quyền cũng cư xử theo lối đó.

Phản hồi