WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Rơi vào ván bài nước lớn, Việt Nam lỡ bước

LTS (TuanVietNam): Có thể nói trong quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ Việt – Mỹ gần 4 thập kỷ qua, ông Lê Văn Bàng là người chứng kiến và tham gia ở các mức độ khác nhau hầu như từ đầu tới cuối.

Từ một chuyên viên theo dõi tình hình thực hiện Hiệp định Paris, theo dõi báo chí và dư luận Mỹ để báo cáo cho lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Chính trị, đến vị trí phụ trách quan hệ của Vụ Bắc Mỹ.

Từ một trưởng phòng liên lạc, đại biện lâm thời, rồi trở thành đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ.

Thôi chức thứ trưởng ngoại giao vào đầu năm 2008, ông lại tham gia dự án KX03 về chính sách đối ngoại của Đảng, trong đó phần của ông là quan hệ song phương Việt – Mỹ trong các mối tương quan song phương và đa phương khác.

Kể từ tháng 4. 2011, ở tuổi 64, ông lại tham gia vào một chương trình khác liên quan đến hai quốc gia nhiều duyên nợ này – dự án bệnh viện Việt – Mỹ.

Tuần Việt Nam xin giới thiệu của trao đổi với cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng về những dấu mốc trong tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ, với cả những nỗ lực xích lại gần nhau và những hiểu lầm, những bước tiến và bước hụt, trong những bối cảnh lợi ích của hai bên tham gia tiến trình này bị tác động, chi phối bởi những lợi ích trong những mối quan hệ khác.
———————————————–
- Nhà báo Huỳnh Phan: Lần đầu tiên ông tiếp xúc với người Mỹ là khi nào?

- Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng: Đó là khi ông Henry Kissinger vào Hà Nội đầu năm 1973 (10.1-13.1), do ông Lê Đức Thọ mời, trước khi hai bên chính thức ký Hiệp định Paris vào 27.1.1973. Một dịp may bất ngờ đối với một nhân viên ngoại giao mới vào ngành được vài tháng như tôi (ông Lê Văn Bàng vào Bộ Ngoại giao tháng 10.1972, sau khi tốt nghiệp đại học ở Cuba, chuyên ngành tiếng Anh – TG).

Đoàn của ông Kissinger đến Nội Bài vào buổi tối. Khi đó, sân bay Nội Bài còn tung toé hết lên, chỉ được mỗi cái đường băng là tử tế. Tôi được giao toàn bộ nhóm phi công chuyên cơ, khoảng 20 người, làm hướng dẫn và phiên dịch cho họ.

Tuy vậy, tôi vẫn có hai kỷ niệm đáng nhớ về ông Kissinger.

Kỷ niệm thứ nhất là khi dẫn cả đoàn ông Kissinger đến thăm Bảo tàng Mỹ thuật (ở đường Nguyễn Thái Học), nhân dân nghe tin có Kissinger đến, họ tập trung rất đông dưới sân bảo tàng biểu tình phản đối. Nhiều người còn cầm đá, cầm gạch, bịt chặt cửa không cho đoàn ra.

Tôi cảm thấy căng quá. Hà Nội vừa mới trả qua đợt tàn phá kinh khủng của B52 Mỹ suốt 12 ngày đêm mà. Tuy nhiên, cuối cùng, chúng tôi cũng dẫn được đoàn Kissinger ra ngoài theo lối cửa sau, ra đường Cao Bá Quát.

Kỷ niệm thứ hai là khi dẫn ông tới Bảo tàng Lịch sử. Khi nghe dịch cái biển ghi 4 câu thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”, ông ấy nói luôn: “Đây là Điều khoản 1 của Hiệp định Paris (khẳng định độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam)”.

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng

Ấn tượng của ông về ông Kissinger?

Trước đó, tôi cũng đọc nhiều về Kissinger, và, khi gặp, tôi cảm nhận ông quả là một người giỏi giang, uyên bác, và có nhiều mưu mẹo. Hơn nữa, đối đầu được với ông Lê Đức Thọ trên bàn đàm phán suốt 4 năm ròng chắc hẳn không phải tay vừa.

Ý ông muốn nói đến việc ông Kissinger đã khéo léo “đẩy” cam kết cụ thể phía Mỹ trong viện trợ giúp hàn gắn vết thương chiến tranh và tái thiết thời hậu chiến ở Việt Nam (3,25 tỷ USD viện trợ không hoàn lại trong 5 năm và khoảng 1-1,5 tỷ USD viện trợ lương thực và hàng hoá), như ông Lê Đức Thọ đã kiên quyết đòi hỏi, sang bức công hàm của Tổng thống Richard Nixon gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng (ngày 1.2.1973)?

Hơn nữa, trong bức công hàm này, Tổng thống Nixon còn gài thêm rằng “mỗi thành viên thực hiện theo những quy định của Hiến pháp của mình”. Theo qui định của Hiến pháp Mỹ, có viện trợ không và viện trợ bao nhiêu là do bên lập pháp quyết định, chứ không phải bên hành pháp.

Đúng vậy. Và không ngờ đó lại là chỗ nghẽn trong đàm phán bình thường hoá giữa Việt Nam và Mỹ trong những năm sau đó.

Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, phía Việt Nam đã chiến thắng khi buộc Mỹ phải ký hiệp định hoà bình và rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Thế nhưng, tiếp nhận một đất nước bị tàn phá vào thời điểm thống nhất đất nước, cộng với kinh tế ngày càng khó khăn những năm sau đó, yêu cầu kiên quyết của phía Việt Nam là Mỹ viện trợ để tái thiết, theo điều khoản 21 của hiệp định, là hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Jimmy Carter của Đảng Dân chủ lên nắm quyền (đầu năm 1977), và thể hiện mạnh mẽ mong muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, ông ta lại vấp phải một thách thức rất lớn từ phái Cộng hoà trong Quốc hội.

Khi thấy vấn đề MIA/POW (người mất tích trong chiến tranh và tù binh) của Mỹ bị phía Việt Nam gắn với điều 21 của Hiệp định, và cả bức thư hứa hẹn của Tổng thống Nixon, những nghị sĩ Cộng hoà đã phản ứng rất mạnh. Đỉnh điểm là đầu tháng 5.1977, khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu đàm phán bình thường hoá ở Paris, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu cấm bất kỳ viện trợ nào cho Việt Nam.

Có phải đó là lý do, trong chuyến đi một số nước châu Á vào tháng 7.1978, Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền đã tuyên bố với báo chí quốc tế là Việt Nam không yêu cầu thực hiện điều 21 của hiệp định nữa, hay không? Bởi trong ba vòng đàm phán trong năm 1977 ở Paris, do chính ông Phan Hiền làm trưởng đoàn, Việt Nam luôn coi việc thực hiện điều 21 là điều kiện tiên quyết để bình thường hoá?

Tôi nghĩ còn có thêm một lý do quan trọng khác nữa. Đến lúc đó, lãnh đạo Việt Nam đã nhận thức được tình hình đã thay đổi quá nhiều, nhất là sự căng thẳng với Trung Quốc, với việc cắt viện trợ và rút chuyên gia về nước, và Campuchia, khi chính quyền Khmer Đỏ đã có các cuộc xâm phạm biên giới phía Tây Nam, lên tiếng đòi xem lại vấn đề phân định lãnh thổ giữa hai nước, cũng như cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Việt Nam, lúc đó, đã đồng ý vào COMECON (Hội đồng Tương trợ Kinh tế), chuẩn bị ký một hiệp ước đồng minh với Liên Xô, và cho phép hải quân của họ sử dụng Cảng Cam Ranh. Đổi lại, Liên Xô cam kết tăng viện trợ cho Việt Nam.

Tức là đến thời điểm đó, lãnh đạo Việt Nam đã có sự chuyển hướng chiến lược. Và, như vậy, nhu cầu tái thiết từ viện trợ của Mỹ không còn quan trọng như trước nữa.

Tức là chính sức ép từ phía Bắc, và phần nào đó từ phía Tây Nam, đã khiến lãnh đạo Việt Nam quyết định phải nhanh chóng bình thường hoá vô điều kiện với Mỹ?

Đúng vậy. Trước sức nóng chủ yếu từ phương Bắc, nếu không có luồng gió ôn hoà từ phía Tây thì căng lắm. Và, vì vậy, vào tháng 9.1978, Việt Nam cử một trưởng đoàn mới là Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch sang đàm phán kín với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Holbrooke, chấp nhận bình thường hoá vô điều kiện.

Thoả thuận xong với ông Holbrooke, ông Thạch chờ suốt mà không có câu trả lời từ Bộ Ngoại giao Mỹ. Sự nhượng bộ của Việt Nam đã quá muộn, bởi, trong thời gian đó, đã có những biến chuyển mạnh mẽ của tình hình thế giới, và Mỹ không thể ứng xử như cũ. Bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc lúc đó là ưu tiên hàng đầu của Mỹ.

Mike Morrow, người đầu tiên phỏng vấn được ông Nguyễn Cơ Thạch khi ông lên nhậm chức Bộ trưởng Ngoại giao năm 1980, có kể rằng, trong cuộc phỏng vấn đó, ông Thạch tiết lộ rằng ông đã nói thẳng với người đồng cấp Holbrooke rằng Mỹ không cần phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tức là có thể bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, rồi sau đó với Việt Nam.

Việc Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Trần Quang Cơ, người sang New York cùng ông Thạch hồi tháng 9.1978,  còn cố chờ sang cả tháng 1.1979, tức là sau khi Mỹ đã ký thoả thuận xong với với Trung Quốc, càng khẳng định cho quyết tâm “còn nước còn tát” này của phía Việt Nam.

Đúng là Việt Nam đã thực sự hy vọng sẽ bình thường hoá được với Mỹ trong thời gian đó. Tôi còn nhớ là đã được Bộ Ngoại giao cử vào biên chế đại sứ quán tương lai, phụ trách mảng văn phòng. Tuy đại sứ chưa chọn, nhưng biên chế sứ quán thì đâu vào đấy. Tháng 12.1978, Bộ Ngoại giao Mỹ còn chuyển cho phía Việt Nam ảnh chụp toà đại sứ ở Washington D.C. của chính quyền Sài Gòn cũ nữa.

Tức là chúng ta đã tính đến việc lập ngay sứ quán khi thoả thuận bình thường hoá được ký kết.

Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn tiếp Đại sứ Lê Văn Bàng tại Lễ trình Quốc thư.

Phóng viên kỳ cựu của hãng AP là Peter Arnett, người đã tháp tòng đoàn nghị sĩ Mỹ vào Hà Nội mùa hè năm 1976, đã nói rằng dưới thời Tổng thống Carter, Mỹ muốn cải thiện quan hệ của mình ở Trung Mỹ với việc trả kênh đào Panama cho nước này quản lý. Ông đã tập trung nhiều công sức và thời gian để thuyết phục Quốc hội phê chuẩn hiệp ước mà ông ký với Tướng Omar Torrijos vào tháng 9.1977, và vì vậy đã sao nhãng phần nào câu chuyện bình thường hoá với Việt Nam.

Ông có ý kiến gì về nhận định đó?

Tôi nghĩ ông ta hoàn toàn chính xác khi nói tới nỗ lực của Tổng thống Carter trong việc lấy lại hình ảnh và ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Mỹ, và Mỹ La tinh nói chung. Bởi, sau Việt Nam, Mỹ thất thế cả về uy tín lẫn kinh tế, và Liên Xô đã tranh thủ mở rộng ảnh hưởng, rất mạnh. Họ vươn tay tới Angola, Mozambique, hay Ethiopia ở châu Phi, và nhất là Nicaragua – một quốc gia nằm ngay “sân sau” của Mỹ.

Nhưng quan trọng hơn, Mỹ đã phải tập trung vào “con bài” Trung Quốc, dựa trên cơ sở sự bất đồng sâu sắc giữa Liên Xô và Trung Quốc, nhằm thay đổi cán cân quyền lực trên thế giới giữa Mỹ và Liên Xô.

Đến thời điểm lãnh đạo Việt Nam thực sự mong muốn bình thường hoá ngay với Mỹ, phía Mỹ lại chưa muốn. Bởi, như vậy, họ khó thúc đẩy bình thường hoá và cải thiện quan hệ với Trung Quốc được.

Tóm lại, Việt nam đã đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đã cản trở. Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị “dập” bất cứ lúc nào.

Khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia cuối năm 1978, mọi mối tiếp xúc hầu như bị cắt đứt. Ngay cả vấn đề MIA/POW, một trong những lời hứa của ông Jimmy Carter với hiệp hội những gia đình có người Mỹ mất tích trong chiến tranh khi tranh cử, Mỹ cũng chẳng quan tâm nữa.

Thậm chí đến năm 1981, khi chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ một chuyến thăm cho ông Andrew Young, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc và cựu cố vấn của Tổng thống Carter, Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan vẫn không chấp thuận cho họ sang Việt Nam.

Mọi chuyện phải chờ đến năm 1985, Mỹ mới quay lại Việt Nam…

(Còn tiếp…)

10 Phản hồi cho “Rơi vào ván bài nước lớn, Việt Nam lỡ bước”

  1. Hi x Pham says:

    Giac Cong theo dung ke hoach cua Mao chu tich Tau Cong la giet bot dan Viet, pha dat Viet de gia nhap
    Tau cong hay do ho Tau Cong. Bat hanh nhat cho Vietnam la chung ta khong diet duoc bon an Com “QG”
    mien Nam tho con ma giac Cong cho nen moi nen nong noi hien nay.

  2. Hi x Pham says:

    Lu Ut dan chung rat dung voi thuc tai, nghia la giac Cong luc nao cung la giac Cong la con de cua Tau
    cong. tom lai cac ngai giac Cong lon be nho to cu viec bong be nhau bau doan the tu sang Bac kinh o
    het la em nho diu lu An quang, hong y do Man, lu giam muc linh muc do, lu an com “QG” mien Nam
    tho con ma giac Cong, co do sao, xac ngai Ho c Minh, hon ma O. Ky, O. Minh “2 O. nay ap u nuoi
    duong giac cong Mam trong phu PTT, dinh hoa lan co SQ tuy vien cap ta ho Trinh cua O. Minh hau ha
    com nuoc”. Chuc cac ngai thuong lo binh an, o do tha ho xung tung ngai Mao nhe ./-

  3. Tuyen says:

    ….Đúng là nước nhỏ bao giờ cũng phải nương theo chiến lựợc toàn cầu của nước lớn mà xoay xở làm sao có lợi cho nước mình,chứ không phải cho Đảng mình như VC.thường làm.Đó là điều tất nhiên vì nước lớn mới có khả năng trên nhiều lãnh vực để định đoạt số phận của họ một cách độc lập,tự quyết. ….
    Hay lắm,.. nên khi bị cảnh sát bắt quả tang về vụ bắt sò trái phép và hỏi bằng tiếng Anh khi ôn.. Đại sứ đã trả lời rất là độc đáo… là ôn…không biết nói tiếng Anh….

  4. Minh Đức says:

    Trích: “Bởi, sau Việt Nam, Mỹ thất thế cả về uy tín lẫn kinh tế, và Liên Xô đã tranh thủ mở rộng ảnh hưởng, rất mạnh. Họ vươn tay tới Angola, Mozambique, hay Ethiopia ở châu Phi, và nhất là Nicaragua – một quốc gia nằm ngay “sân sau” của Mỹ.”

    Đoạn văn trên mô tả tình hình thế giới sau khi CSVN chiếm được miền Nam. Lúc đó Liên Xô nhờ tiền bán dầu hỏa dồi dào nên viện trợ khí giới cho các tổ chức vũ trang khắp trên thế giới để bành trướng ảnh hưởng của khối CS. Đảng CSVN cũng tình nguyện nằm trong chiến lược đó của Liên Xô chứ chẳng phải là tình cờ rơi vào ván bài của nước lớn. Đây là tình nguyện làm công cụ cho nước lớn. Lúc đó, dưới danh nghĩa là “Bảo vệ hòa bình thế giới”, Cuba đã đưa hơn 20 ngàn quân qua Phi Châu giúp các phong trào ở Phi Châu lật đổ chính quyền thân Tây Phương, xây dựng chính quyền thân Liên Xô. Đến ngày nay ông Nguyễn Minh Triết vẫn còn nói: “Việt Nam, Cuba canh giữ hòa bình thế giới”. Nói thế tức là đảng CSVN chấp nhận đi theo sách lược miệng tuyên bố “bảo vệ hòa bình thế giới” tay thì cầm súng để bành trướng của Liên Xô. Đâu phải là tình cờ.

    Việc viện trợ tái thiết Việt Nam lại gắn liền với việc thi hành Hiệp Định Ba Lê, trong đó có khoản miền Nam trung lập, có chính phủ nhiều thành phần. Mà việc này thì đảng CSVN không tôn trọng nên Mỹ cũng không tôn trọng việc viện trợ tái thiết.

    Nếu đảng CSVN biết theo kinh tế thị trường từ năm 1975 thì chẳng những là không đánh sụp kinh tế miền Nam mà còn làm lợi cho nền kinh tế biết bao nhiêu là tỉ gấp nhiều lần khoản viện trợ này. Nếu đảng CSVN biết đi theo kinh tế thị trường từ năm 1954 thì lại càng lợi cho Việt Nam gấp bội. Điều chính yếu là đảng CSVN biết chọn con đường nào đúng để mà đi chứ đừng mơ màng đến chuyện đi xin viện trợ. Bản thân mình làm hại cho đất nước biết bao nhiêu là tỉ bạc mà vẫn cứ lo bàn chuyện đòi Mỹ viện trợ cho vài tỉ.

  5. lobuocsangngang says:

    Như vậy VN là nước nhỏ. Nhưhg ‘nhỏ ‘ là nhỏ về cái gì? Đất đai, dân số, kinh tế…? Xem lại những nước quanh minh đi, như Thai Lan, Mã lai, Hàn quốc,Đài loan hay cả Nhật Bản tất cả họ cũng là nưóc nhỏ tưong đương VN mà thôi, thế sao họ lại tự cường, tự túc, tự chủ được ? Phải chăng họ có nội lực ( về kinh tế, chính trị,…) nên mới đưọc như vậy ?
    Nhưng để phát huy nội lực thì điều tiên quyết là phải có tự do, dân chủ thật sự cho nhân dân, đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên tối thượng.
    Đặt quyền lợi của bè đảng khống chế đất nước thì làm sao mà nước mạnh, dân giàu , xã hôi văn minh được chứ ! Nếu thế thì muôn đời là nước nhỏ trong nước cờ của nước lớn mà thôi.
    Nhà cầm quyền VN cứ nói vòng vo, lãng tránh một sự thật rằng:
    Nước VN đến lúc này vấn là nước

  6. D.Nhật Lệ says:

    Cựu đại sứ Lê Văn Bàng,nguyên chuyên gia… mò sò khét tiếng ở Mỹ qua bài này có cách trả lời nửa thực
    nửa hư,đúng một nửa và sai một nửa,nghĩa là cái gì cũng nửa vời nhưng đó là cách tránh né khéo léo của
    đa số cán bộ cao cấp thuộc ngoại giao của VC.
    Đúng là nước nhỏ bao giờ cũng phải nương theo chiến lựợc toàn cầu của nước lớn mà xoay xở làm sao
    có lợi cho nước mình,chứ không phải cho Đảng mình như VC.thường làm.Đó là điều tất nhiên vì nước lớn
    mới có khả năng trên nhiều lãnh vực để định đoạt số phận của họ một cách độc lập,tự quyết.
    Thế nhưng,khi nói về viện trợ Mỹ thì LVB.cũng chỉ hiểu 1/2 sự thực là Hành Pháp không có quyền viện trợ
    mà là tùy thuộc vào Lập Pháp nhưng ông cố ý vờ quên đi cái điều kiện cốt lõi mà Mỹ đặt ra phải tôn trọng
    là miền Bắc không đươc vi phạm Hiệp Định Paris 1973.Thực tế miền Bắc đã huy động quân đội chiếm luôn SG.,xé bỏ Hiệp Định nói trên trong đó Mỹ công nhận MTGPMN.như một thành phần trong chính phủ
    liên hiệp hòa hợp hòa giải dân tộc ở miền Nam có cả VNCH.
    Như thế mà VC.lại còn già mồm đòi hỏi Mỹ phải viện trợ trước khi Mỹ muốn bang giao với VN.,do đó họ
    cứ đổ tội là do Mỹ không chịu viện trợ bồi thường chiến tranh mà VN.phải…lỡ tàu.hội nhập với thế giới !
    Đúng là nói xuôi cũng được,nói ngược cũng xong của bọn Vẹm ! Nói dối như Vẹm !

  7. diet tau says:

    Lê văn Bàng từng là đại sứ mò sò ở Hoa Kỳ trước khi về chầu Ma vương nên thànnh khẩn khai báo là Đãng ta đã lở nhiều chuyến đò “xây dựng đất nước”
    Nhục nhả thay cho giòng họ Lê văn Bàng

  8. Lữ Út says:

    Lê Duẩn đã viết : “..ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc..” vậy thì làm gì có chuyện “..Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn…”.
    HCM viết thư cho đệ tam quốc tế xin lương và trợ cấp để hoạt động, vậy cứ tự cho là có độc lập nghiã là làm sao ?

    • Minh Đức says:

      Đúng thế. Tình nguyện làm quân cờ trong bán bài của nước lớn chứ đâu phải là tình cờ rơi vào bán bài của nước lớn.

  9. truong to linh says:

    vậy giờ chúng ta thấy … ngừoi lãnh đạo bần cố nông ba đời thắng Mỹ hay thua Mỹ ….ngu dốt bảo thủ hẹp hòi tham lam khõn bạn đã mang cái họa cho dân tộc vn.

Leave a Reply to lobuocsangngang