WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Ngô Đình Diệm: Chí sĩ và Tổng thống

 

Ngô Đình Diệm

Năm nay, 2011, Cộng đồng Người Việt nam Hải ngoại có nhiều nơi tổ chức lễ tưởng niệm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu. Các năm trước, ở Âu châu , chỉ có Paris tổ chức lễ tưởng niệm vì nhờ có Cựu Bộ trưởngTrương Công Cừu (người có thành tích từ giã TT Diệm, đi thụt lùi làm bể chậu kiểng – nhiều người biết chuyện kể lại ), và tiếp theo, Cựu Bộ trưởng Huỳnh Hữu Nghĩa, (người duy nhứt thân cận Cố vần Ngô Đình Nhu nhờ tài tiêm thuốc phiện cho ông Cố vấn – chính ông khoe một cách hãnh diện với nhiều người quen biết, nhứt là ông NVT, người giúp chở ông đi khám bịnh). Những người này đã lần lượt ra đi nên ở Paris, từ mấy năm nay, không còn người thân cận với gia đình Ngô Đình đứng ra tổ chức lễ. Tuy nhiên, ở giáo xứ Paris, tới ngày 1-11, vẫn có lễ cầu hồn cho người quá cố.

Đặc biệt năm nay, Giáo sư Hồ Nam Trân, quê Quảng Bình (dạy Hóa học tại Đại Học Thụy sĩ) dựng tượng Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm trong vườn nhà ở Thụy sĩ, cạnh Hòn non bộ, và tổ chức lễ tưởng niệm với lối ba bốn mươi người từ nhiều nơi tới tham dự vào buổi trưa.

Hằng năm, trước và sau tháng 11, nhiều phát biểu về Cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu dưới những cái nhìn khác nhau, có khi mâu thuẫn nhau gay gắt tuy sự việc đã xảy ra từ nửa thế kỷ qua.

Hôm nay, nhơn dịp cuối năm, rảnh rang để nhắc lại chuyện xưa, chúng tôi nhắc lại vài chuyện về Cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm với ý chí làm Tổng thống, chín năm cai trị Miền nam, không với lòng riêng tư thương ghét. Và cũng không nhằm phản bác những ý kiến suy tôn vì trong những người suy tôn, có khá nhiều những bạn vong niên mà chúng tôi hằng kính trọng.

Ai bao năm từng lê gót

Việc trao quyền cai trị Việt nam từ Cựu Hoàng Bảo Đại qua ông Ngô Đình Diệm là điều dễ dàng vì áp lực chánh trị của Huê kỳ ở Sài Gòn lúc bấy giờ khá mạnh . Cưụ Hoàng Bảo Đại đã thấy quyền lực quốc gia ngày càng rời khỏi tay ông theo đà Pháp bị mất ảnh hưởng. Nhiều lần, Cựu Hoàng muốn về Sài Gòn nhưng mỗi lần như thế, ông đều bị ngăn cản, có khi ông bị ngăn cản ngay tại phi trường Orly của Paris.

Tình hình việt nam đã biến chuyển sâu xa theo chìêu hướng mới. Sau khi Điện Biên phủ thất thủ tháng 6/54, TT Eisenhower lên tiếng cảnh giác hiểm họa cộng sản nhuộm đỏ Á châu bằng thuyết  ”Domino”. Vatican thấy ngăn chặn Hà Nội với sự ủng hộ hùng mạnh của khối cộng sản quốc tế không có ai bằng Huê kỳ. Ở ngay tại chỗ, Hồng Y  Francis Spellman vận động cho ông Kennedy, người công giáo, đắc cử Tổng thống Mỹ và ủng hộ ông Ngô Đình Diệm về cầm quyền ở Việt nam để giữ Việt nam không rơi vào tay cộng sản. Hồng Y Spellman chọn ông Ngô Đình Diệm vì ông Diệm là người công giáo, mê say quyền lực và chống cộng quyết liệt để trả thù nhà. Vatican lo sợ mất Việt Nam vào tay cộng sản là mất đi bao nhiêu công lao truyền giáo từ thời Alexandre de Rhode.

Ông Ngô Đình Diệm được Hồng Y Spellman chọn cầm quyền ở Việt Nam còn vì một lý do tình cảm sâu xa. Năm 1948, nhân dịp ghé qua Sài gòn trên đường về Mỹ, Hồng Y Spellman được Giám mục người Pháp Cassaigne cùng với Giám mục Ngô Đình Thục đón tiếp niềm nở Năm 1951, đang ở New York, Lm Trần Văn Kiệm, được điện tín từ Âu châu ra đón Tổng giám mục Ngô Đình Thục và em là Ngô ĐìnhDiệm taị phi trường Idlewild (phi trường Kennedy bây giờ).  Sau đó  Hồng Y Spellman gởi ông Diệm ngụ taị nhà dòng các linh mục Maryknoll, New Jersey. Tuy đuợc Hồng Y Spellman bảo trợ, ông Diệm chỉ được Lm Trần văn Kiệm thăm viếng, đài thọ mọi chi phí cá nhơn, từ việc di chuyển, kể cả thuê khách sạn cho ông tiếp khách vì biết ông rất thanh bạch.

Cho đến  tháng 6/1953, ông từ giã Hoa Kỳ qua Pháp gặp Cựu Hoàng Bảo Đại nhận lãnh chức vụ Thủ tướng và về Việt Nam lập Chánh phủ thay thế Chánh phủ Bữu Lộc. Ngoài ra, ông Diệm còn là con nuôi của Hồng Y Spellman cùng với hai Lm Trần văn Kiệm và Nguyễn Đức Quý.

Lúc bấy giờ, nhiều người Mỹ cho rằng nếu không có Hồng Y Spellman nhiệt tình ủng hộ ông Ngô  Đình Diệm thì đã không có chánh phủ Miền nam Việt Nam (John Cooney, The American Pope; The Life ang Francis Spellman).

Về phía Pháp, Tướng Paul Ély, có tiếng là thân Mỹ, sau khi ông Diệm về Sài Gòn, hợp tác với Tướng Lawton Collins của Mỹ yểm trợ ông Diệm tại chức và cả về vật chất. Sự yểm trợ quân sự của Pháp chấm dứt tháng 6/1955. Vậy mà dư luận ở Việt Nam lúc bấy giờ không ngớt công kích “thực dân cấu kết với cộng sản ” chống lại Chánh phủ Quốc gia Việt Nam. Sự công kích này kéo dài dẫn tới cắt đứt bang giao giữa Sài gòn và Paris (Bernard Fall, Les Deux Vietnam, Payot, Paris, 1967, tg.295).

Riêng Cựu Hoàng Bảo Đại chẳng những đề cử ông Diệm làm Thủ tướng với toàn quyền, tức cả về quân sự, điều mà xưa nay Cựu Hoàng chưa từng làm, ông còn chấp thuận yêu cầu của ông Diệm được quyền sử dụng ba Tiểu đoàn ưu tú của NgựLâm Quân để thanh toán lực lượng võ trang của “Giáo phái”. Báo chí cũng không ngớt công kích Cựu Hoàng dung túng Giáo phái để có tiền bạc tiêu xài hoang phí và dựa vào đó giữ chiếc ghế Quốc trưởng. Ông chấp thuận lời yêu cầu của ông Diệm bị các công sự viên của ông phản đối, ông giải thích bằng mấy dòng ngắn tự tay viết gởi cho một vị phụ tá: “Tôi không muốn sau này người ta nói Bảo Đại đã chọn quyền lợi riêng tư trước quyền lợi đất nước” (Bernard Fall, sđd, tg 294) .

Tổng thống bằng suy tôn

Các lực lượng võ trang của Giáo phái Miền nam chống Tây và cộng sản từ 1945, giữ được  Miền Đông và Miền Tây yên ổn, nay bị ông Diệm thanh toán bằng giải pháp quân sự thay vì hòa giải như đã thỏa thuận (Cụ Trần văn Ân kể). Ông Ngô Đình Diệm bắt đầu chuẩn bị thế cầm quyền tương lai, tổ chức như một phong trào quần chúng chống Cựu Hoàng Bảo Đại. Ngày 30 – 04 – 1955, một “Ủy Ban Cách mạng” được thành lập tập họp đông đảo Đại biểu của 18 đảng phái và nhiều phe nhóm nhỏ họp Đại hội. Trong số Đại biểu, nổi bật hai TướngCao Đài, Nguyễn Thàng Phương và Trình Minh Thế, đưọc chuộc với giá khá đắt, hai cựu cán bộ cộng sản của Mặt trận Việt minh, hai nguời thuộc phe Đệ tam và Đệ tứ và hai người Bắc Quốc gia cực đoan (Le Monde, 4/5/1955, Bernard Fall trich dẫn, sđd, tg 295 – trong 2 ngươi Bắc quốc gia cực đoan, có lẽ 1 người là ông Nguyễn Bảo Toàn, chú thích riêng của NVT). Nhiệm vụ của Ủy Ban rất rõ ràng chỉ nhằm thuyết phục Đại hội truất phế Cựu Hoàng Bảo Đại, đưa ông Ngô Đình Diệm lên thay thế và đuổi Tây rút hết về xứ.

Năm 1945, Hồ Chí Minh yêu cầu Bảo Đại thoái vị với nghi lễ để chấm dứt thật sự chế độ Nhà Nguyễn. Nayông Ngô Đình Diệm cũng muốn Cựu Hoàng bị truất phế với đầy đủ tính chánh thống, nên ở Huế ông Ngô Đình Cẩn, em của ông Diệm, triệu tập cánh Hoàng thân tuyên bố bất tín nhiệm Cựu hoàng trong vai trò Quốc trưởng ngày 15/06/1955 và đồng thời tuyên bố ông Ngô Đình Diệm mới là người “Thề tranh đấu cho tự do”. Giờ chót có nhắc lại lời hứa giử ngôi Hoàng tử Bảo Long để duy trì nguyên tắc quân chủ nhưng bị bác bỏ mặc dầu đó là lời hứa của Ông Diệm trước Thánh giá (G. NguyễnCao Đức, JJRS 65,Impératrice Nam Phương, I,ternet).

Con đường dẫn Việt Nam tới một Chánh thể Cộng Hòa như vậy đã được vạch rõ.

Ngày 7 – 7/1955 kỷ niệm một năm ông Ngô Đình Diệm chấp chánh, Chánh phủ loan báo sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23 – 10 để toàn dân quyết định số phận Việt nam theo chế độ Quân chủ hay chế độ Cộng hòa.

Trong lúc động viên dân chúng Miền nam tham gia bỏ phiếu trưng cầu dân ý, Cựu Hoàng chẳng những không được có tiếng nói với cử tri mà còn bị bộ máy thông tin tuyên truyền của Chánh phủ cực lực “đấu tố”. Ông Donald Lancaster, Cố vấn Chánh trị của Tòa Đại sứ Anh ở Sài Gòn, phải lên tiếng phê phán “Cuộc vận động trưng cầu dân ý diển ra quá coi thường những nguyên tắc lương thiện và dân chủ đến nỗi Việt minh còn phải lấy làm khó chịu khi theo dõi ” (Donald Lancaster, Giải phóng Đông Dương Pháp, Oxford University Press, 1961, tg 398). Việt minh thấy bị “khó chịu” phải chăng vì ông Diệm đã áp dụng rập khuôn phương pháp tuyên truyền áp đảo đối phương của họ để đạt được kết quả như họ?

Kết quả trưng cầu dân ý dĩ nhiên đã biết trước :ông Ngô Đình Diệm nhận được gần như trọn vẹn số phiếu của cử tri, 98,2 %, Cựu Hoàng chỉ có 1, 1 % số phiếu. Miền nam Việt Nam trở thành Việt Nam Cộng Hòa.

Năm 1946, Chánh phủ  Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa của ông Hồ Chí Minh tổ chức bầu cử Quốc Hội đầu tiên và ông Hồ chí Minh thắng cử Dân biểu với 98 % số phiếu. Cố vần Mỹ, trước khi bỏ phiếu, nghĩ ông Diệm có được 60 % số phiếu bầu đã quá đủ để chánh thức xác định tư cách cai trị Miền nam nhưng ông Diệm không đồng ý, mà muốn phải được 98 %. Trong các cuộc bầu cử, kết quả trên 90 % thường chỉ có ở chế độ độc tài mà thôi.

Một Chánh phủ được 60 % dân chúng tín nhiệm là Chánh phủ bình thường, Dân chủ vì được bầu hợp pháp, lương thiện. Còn Chánh phủ được bầu với 90 % cử tri phải là Chánh phủ “Cách mạng”!

Nhưng trong quan hệ quốc tế, Chánh phủ có đắc cử với 100 % số phiếu cũng không phải là một trở ngại và bị LHQ tẩy chay vì ngay trong tổ chức quốc tế này, có không ít chánh phủ thành viên đắc cử nhờ gian lận không thua Chánh phủ Ngô Đình Diệm. Chỉ có điều, khi nhận lãnh trách nhiệm, ông Ngô ĐìnhDiệm luôn luôn hô hào là người giữ “tiết trực tâm hư” và lấy quốc hiệu là cây trúc! Cái khó là mình phản bội chính con tim của mình. Thế mà con người ta vẫn làm được!

Hoàn thành nhiệm vụ công cụ, “Ủy Ban Cách mạng” được giải tán ngày 15 – 01 – 56. Một số lớn thành viên lần lượt bị “vắng mặt”. Một số ít thoát ra được ngoại quốc và tố cáo những bí ẩn của biến cố trong năm 55-56 (Le Monde, 17 – 01 – 56 ).

Chánh phủ tổ chức Quốc Hội Lập hiến với 123 vị Dân biểu của 5 “đảng phái” và vài người độc lập. Dĩ nhiên không thể có Dân biểu thật sự đối lập. Ở những đơn vị di cư, các linh mục hướng dẫn cử tri đi bầu và giới thiệu ứng cử viên với cử tri. Sau 75, ở  Việt Nam, Việt cộng bắt chước cách hướng dẫn bầu cử này áp dụng thành chánh sách “đảng cử, dân bầu” rất thành công. Bà Ngô Đình Nhu đắc cử trong trường hợp này.

Nhắc lại để nhớ một số ứng cử viên Đại Việt, đắc cử, nhưng sau đó bị loại với lý do “gian lận bầu cử”. Năm 1959, Bs Phan Quang Đán đắc cử tại Sài Gòn với 35 000 phiều hơn ứng cử viên của Chánh phủ, bị an ninh võ trang kè theo sát ngăn cản không cho ông tới Quốc Hội tham dự lễ khai mạc. Sau đó, ông bị loại và bị truy tố về tội “gian lận bầu cử”.

Giáo sư Nguyễn văn Tương, nguyên Tổng Thư ký Quốc Hội, có nhận xét về Quốc Hội thời Đệ I Cộng Hòa “Ra phiên họp khoáng đại, Dân biểu ta chia làm hai khối: khối đa số và khối thiểu số, như tiêu biểu cho chế độ lưỡng đảng của Anh quốc. Nhưng đó chỉ là trò ảo thuật của cấp lãnh đạo, vì ở cấp cao còn có vai trò của Đảng Cần lao nhân vị hoạt động trong vòng bí mật. Người ngoại cuộc nói Quốc Hội lúc ấy là một cửa sổ giả, nghĩa là khi xây nhà, thì cũng phải có cửa cái, cửa sổ cho đủ bộ dễ coi, mặc dầu có những cái không cần thiết. Thay vì chú tâm trang bị cho nước nhà những bộ luật mới thống nhứt và tiến bộ, Quốc Hội chuyên ra các Quyết nghị ủng hộ Ngô Tổng thống …” ( Nguyễn văn Tương, Nước Non Xa, Huê kỳ, 2000,tg 113) .

Nếu so sánh cách bầu Quốc Hội các khóa 1946, 1960 và 1965 của Miền Bắc với cách bầu  Quốc Hội của Chánh phủ Ngô Đình Diệm ở Miền nam các năm 1956, 1959 và 1963, chúng ta sẽ thấy hiện rõ đặc tính đồng dạng và thuần nhứt.

Về truờng hợp ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống thì cũng không gì khác hơn ý nghĩa của đảng cộng sản dựng lên để  cầm quyền “đảng cộng sản nắm quyền vì có vai trò lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tây, chống Mỹ”, còn ông Ngô Đình Diệm có “công kết thúc chế độ quân chủ lâu đời, khai sanh ra nền Cộng Hòa”. Nên sau Hiến Ước Tạm thời 26-10-1955 truất phế Cựu Hoàng Bảo Đại, lẽ ra Chánh phủ đã phải tổ chức tổng tuyển cử chọn vị lãnh đạo nền Cộng Hòa mới, Hiến Pháp 26 – 10 – 1956 lại ngang nhiên suy tôn ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.

Ngày 15 – 10 – 1961, TT Ngô Đình Diệm bằng Sắc luật 209TP, tuyên bố tình trạng khẩn trương trên toàn lãnh thổ, điều này đã không tránh khỏi dẫn Việt Nam Cộng Hòa trở thành một thứ chế độ “độc tài hiến định”.

Bao công lao hồn sông núi ghi muôn đời

Tới tháng 12 năm 1960, Chánh phủ Sài gòn giữ được 216, 4 triêu mỹ kim. Người Mỹ cho rằng viện trợ Mỹ quá thặng dư và về phía Chánh phủ Sài gòn không sử dụng đúng mức viện trợ Mỹ vì các Kế hoặch phát triển, từ Kế hoặch ngũ niên đầu tiên, không có kế hoặch nào hoàn tất. Khối lượng trữ kim lớn như vậy là điều bất thường cho một nước còn kém mở mang, chỉ thuận lợi cho tham nhũng và âm mưu chánh trị đen tối. Tờ Observer ở Luân-đôn có một bài chỉ trích Huê kỳ tại sao để cho Chánh phủ Sài gòn dành một trữ kim lớn như vậy bằng viện trợ phát triển mà không chịu dùng tiền đó xây trường học, bịnh viện đáp ứng cho nhu cầu học hỏi và sức khỏe khẩn trương của dân chúng? Đại sứ Ngô Đình Luyện, em út của TT Diệm, trả lời ngay trên cùng tờ báo ấy “Chánh phủ của tôi dành ngoại tệ thay vì dùng để mở thêm trường học và bịnh viện. Phải chăng chánh sách của bất kỳ Chánh phủ nào cũng đều lo bảo vệ nền độc lập tiền tệ bằng chính những phương tiện của mình?” (Observer, 8 và 22 – 62, Bernard Fall, trích dẫn, sđd,tg 351) .

Theo Giáo sư Nguyễn Hữu Châu, Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng rồi Phủ Tổng thống cho tới năm 1958, trong những buổi nói chuyện nhắc lại chuyện xưa tại nhà riêng ở đường Faisanderie, Paris XVI, Chánh phủ Ngô Đình Diệm giữ tiền riêng là do ý của ông Ngô Đình Nhuđể làm quĩ đen nuôi và phát triển lực lượng an ninh nhằm củng cố chế độ. Vì nhiều lần phản đối việc này mà ông phải bỏ trốn qua Miên, rồi Paris tỵ nạn chánh trị.

Về mặt kinh tế xã hội, tuy không sử dụng đúng mức viện trợ Mỹ cho các Kế hoặch Phát triển, Chánh phủ Ngô Đình Diệm cũng đạt được nhiều thành quả khả quan hơn so với  Hà Nội về mặt xây dựng vật chất hạ tầng. Theo những số liệu do Phái bộ Viện trợ Mỹ ở Sài Gòn công bố, vào những năm đầu khi ông Ngô Đình Diệm mới về, tình hình ở Miền nam hoàn toàn an ninh vì Miền Bắc chưa đứng dậy được sau những nỗ lực chiến tranh kéo dài và nhứt là đất nước tang hoang do hậu quả cải cách ruộng đất, cán bộ gày lại bám trụ trong Nam tìm lại được đời sống an bình, chưa nghĩ tới cầm súng lại. Trong số bám trụ, có nhiều người đi đánh Tây chỉ vì lòng yêu nước thuần túy. Nay đất nước thanh bình, họ an phận hưởng hạnh phúc gia đình. Đó là những năm từ 57 tới 60. Trong thời gian này, Chánh phủ xây đưọc 47 000 m2 Rạp Chiếu bóng và vũ trường, 6500 m2 Bịnh viện, 3500 m2 Nhà máy xay lúa, 56 000 m2 Nhà thờ và Chùa, 86 000 m2Trường học, nhưng cũng được thêm 425 000 m2 Biệt thự và nhà ở đắt tiền (USOM, số 4, tg 105, do B.Fall trích dẫn, sđd, tg 361)

Những cái chết dưới thời TT. Ngô Đình Diệm

Theo Lm Trần văn Kiệm ở Nữu-ước, sống bên cạnh ông Ngô Đình Diệm suốt thời gian ông Diệm ở Mỹ, cho tới năm 1953, người Mỹ mới bắt đầu biết ông Diệm nhờ sự giới thiệu của Hồng Y Spellman. Khi ông Diệm về nước, ở Miền nam chẳng có mấy người biết ông Diệm vì ông Diệm chỉ làm quan trong Triều đình ở Huế, chưa bao giờ đứng bên cạnh quần chúng và cùng quần chúng tranh đấu chống thực dân Pháp. Mà ông Diệm làm sao chống thực dân khi Giám mục Ngô Đình Thục kể công với Pháp là phụ thân đã suốt đời phục vụ Pháp, dẹp phiến loạn Phan Đình Phùng:

“ …với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tĩnh …” (Thư của Giám mục Ngô Đình Thục gởi Toàn Quyền Decoux, 21 – 08 – 1944) .

Nhưng những người tranh đấu, đảng phái trongNam, đã nhiệt tình đón tiếp ông Diệm và hợp tác với ông tổ chức Chánh quyền mới. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, những người từng hợp tác, giúp đỡ ông đều lần lượt bị biến mất, đi ra nước ngoài, vào tù hoặc bị ám sát, … như các ông Nguyễn Bảo Toàn, Nhị Lang, Hồ Hán Sơn, Trần Văn Ân, Nguyễn Long, NguyễnPhan Châu, Vũ Tam Anh… và 18 vị của nhóm Caravelle, …chỉ vì phê phán hoặc đề nghị cải thiện đường lối cai trị một cách hoàn toàn ôn hòa .

Đặc biệt ông Nguyễn Bảo Toàn là một nhà ái quốc đã từng bôn ba tranh đấu thời thực dân Pháp, tuy ông không phải là người địa phương (ông là người Bắc), cũng không phải tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo nhưng đã được Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ tín nhiệm làm Tổng Bí Thơ đầu tiên của Dân Xã Đảng.

Khi Bảo Đại từ Cannes gởi liên tiếp hai công điện ngày 28-4 và 30-4-1955 để triệu hồi “Ngô Đình Diệm, ông Diệm không tuân hành nhờ sự ủng hộ của Hội nghị các Chánh đảng và  Nhân sĩ miền Nam ngày 30-4-1955 do Nguyễn Bảo Toàn chủ tọa, đưa đến Quyết định truất phế Cựu Hoàng Bảo Đại, giải tán Chánh phủ do Cựu Hoàng bổ nhiệm, ủy nhiệm ông Ngô Đình Diệm thành lập Chánh phủ Cách mạng, tổ chức bầu cử Quốc Hội, …Chế độ Cộng Hòa ra đời,ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, phần lớn là do Hội nghị này ủng hộ ông Diệm và do Nguyễn Bảo Toàn chủ tọa. Nhưng sau đó chẳng bao lâu, Mật vụ của ông Ngô Đình Nhubắt cóc ông Nguyễn Bảo Toàn, bỏ vào bao bố cột với trụ xi-măng, liệng xuống sông Nhà Bè thủ tiêu.

Cùng bị thủ tiêu bằng cách này, có ông NguyễnPhan Châu, tức Tạ Chí Diệp, người từng ủng hộ ông Diệm trong những ngày đầu tiên về nước lập Chánh phủ. Cònông Vũ Tam Anh, người lúc bấy giờ chỉ có những hoạt động với một nhóm bạn tại tư gia ở đường Cao Thắng, gần Chùa Tam Tông Miếu, trao đổi quan điểm, phê phán đường lối Chánh phủ, hoàn toàn không có hành động bạo động, cũng bị Mật vụ bắt cóc và thủ tiêu mất tích.

Cũng tại khúc sông Nhà Bè này, vào khoảng tháng 10 năm 1962, các thủ hạ thân tín của ông Ngô Đình Nhu như Đại tá Đào Quang Hiển (bị mù, còn sống tại vùng Hoa-thạnh-đốn?), cũng đã lập lại việc thủ tiêu tàn ác tương tự. Bốn tín đồ chức sắc cao cấp Phật Giáo Hòa Hảo được phái lên Sài Gòn để tham dự một phiên họp. Phái đoàn cùng đi chung trong một xe Ford Vedette số NBI-010 của Đức Ông Huỳnh Công Bộ và đã bị mất tích. Bà dân biểu Hòa Hảo Long Xuyên lúc bấy giờ là Nguyễn Kim Anh đã đến gặp Ngô Đình Nhu để nhờ điều tra tông tích các cán bộ Hòa Hảo mất tích, không đến Sài Gòn họp. Ông Ngô Đình Nhu đã ỡm ờ hứa sẽ chỉ thị cho điều tra sự việc. Bà Kim Anh sau đó đã đến gặp cấp Chỉ huy Tổng Nha Cảnh Sát ở đường Nguyễn Trãi. Nơi đây cũng cho biết là việc điều tra chưa đưa đến kết quả nào. Khi ra về, đứng chờ xe trước cửa Tổng Nha, tình cờ bà chợt nhận dạng ra chiếc xe Vedette của phái đoàn Hòa Hảo đã dùng, đang chở nhân viên cảnh sát ra cổng, có lẽ là để đi ăn trưa! Việc phát giác này về sau đã đưa đến phiên xử trước tòa án Đại hình Sài Gòn các tay sát nhân, sau khi chế độ Đệ I Công Hòa sụp đổ. Các thủ phạm này thú nhận đã thi hành chỉ thị của ông Ngô Đình Nhu. Khưu Văn Hai và các bị can đã khai là Đào Quang Hiển đã ra lịnh cho họ thủ tiêu các cán bộ Hòa Hảo. Họ đã siết cổ, cột xác vào trụ xi măng và quăng giữa sông Nhà Bè. Đại tá Tổng Giám đốc Cảnh sát Nguyễn Văn Y đã vào tù trong vụ án này (Bs Trần Nguơn Phiêu thuật theo nhơn chứng, Bà Nguyễn Kim Anh trong Lê QuangVinh, loạn Tướng hay Anh hùng, trên Net).

Mục tiêu kế tiếp là TướngLê QuangVinh, tự Ba Cụt của Lực lượng võtrang Phật Giáo Hòa Hảo. Ông Diệm phải triêu hồi ông Nguyễn Ngọc Thơ đang làm Đại sứ ở Nhựt về nhờ ông Huỳnh Kim Hoành là cậu của Tướng Ba Cụt chiêu dụ Tướng Ba Cụt ra về với Chánh phủ Quốc gia. Nhưng khi ra về, Tướng ba Cụt bị bắt và đưa ra Tòa Đại hình ở Cần thơ xét xử về tội tống tiền và giết người mà chính ông không hề nhúng tay vào. Thủ phạm không có, nhưng Tướng Ba Cụt vẫn bị kết án tối đa ở phiên Tòa ngày 11-06-1956 tại Cần thơ.

Tướng Ba Cụt chống án. Ngày 16-06-1956, Chánh phủ cho triêu tập phiên Tòa Đại Hình để xử Tướng Ba Cụt. Tổng thống Ngô Đình Diệm ký Dụ số 33 ngày 14-06-1956 đê Tòa được tổ chức ngoài Sài Gòn. Bản văn chưa kịp đăng lên Công Báo, ông Tổng trưởng Tư Pháp đã sửa đổi thành phần Tòa án nên bị Ls Vương Quang Nhường tuyên bố phiên Tòa bất hợp pháp. Nhưng phiên Tòa vẫn tiến hành và xử y án tử hình cho Tướng Ba Cụt.

Bảy ngày sau, ngày 03-07-1956, Tòa án Quân sự Đặc biệt họp xử tiếp Ba Cụt với tư cách Trung tá trừ bị. Bản án tử hình của Tòa án Quân sự sẽ được thi hành ngay.

Ba phiên Tòa liên tiếp nhóm trong vòng chỉ có 23 ngày, dồn dập, gấp rút tuyên hai án tử hình cho một tội nhân, bất chấp những lời phản kháng của các luật sư, đã nói lên chủ tâm của chánh quyền Ngô Đình Diệm muốn giết Ba Cụt càng nhanh càng tốt. Giết thiếu l ương thiện.

Tổng thống là người sau cùng có thẩm quyền khoan hồng tha chết cho người bị kết án tử hình.

Nhưng đơn xin của Tướng Ba Cụt bị Tổng thống Ngô Đình Diệm bác bằng sắc lịnh số 98 –Tp ngày 08-07-1956.

Tướng Ba Cụt là Trung tá trừ bị nên xin được xử bắn nhưng cũng bị ông Tổng thống Diệm từ chối.

Sau khi bị chặt đầu, thi thể của Tướng ba Cụt không được trao trả cho thân nhơn chôn cất, mà hình như còn bị chặt ra làm nhiều khúc và đem vứt đi ở nhiều nơi để dân Miền Tây gốc Phật Giáo Hòa Hảo không thể làm lễ tưởng niệm Tướng Ba Cụt. Một việc làm trái với Đạo lý Việt Nam.

Chí sĩ

Lúc làm Tổng thống, ông Diệm có nói một câu rất thời danh để phát tâm cương quyết chết sống trong sứ mạng “Thề tranh đấu cho tự do” là “Tôi tiến, tiến theo tôi. Tôi lui, giết tôi. Ai giết tôi, hãy trả thù cho tôi”.

Sau khi ông Diêm bị giết trong cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963, không thấy những người thân cận với chế độ, có ai có phản ứng để bênh vực chủ và chánh nghĩa của chế độ. Chúng tôi không có ý muốn họ trả thù cho chủ như lời của ông Diệm trong câu nói kia. Trái lại, lần lượt, họ về theo với những người đã đảo chánh làm thiệt mạng chủ của họ.

Ngày nay, những người này đều sanh sống ở các nước Âu Mỹ, tức các nước Dân chủ Tự do. Hơn nữa, trước kia, họ cũng đã từng du học ở các nước này hay theo học chương trình khai phóng nhân bản tại Việt Nam. Tôi tự hỏi nếu tại quốc gia nơi họ đang sanh sống, chánh phủ lên nắm chánh quyền và cai trị như ông Ngô Đình Diệm đã làm ở Việt Nam không biết họ sẽ phản ứng như thế nào? Họ phản đối hay thỏa thuận như đã làm trước kia? Điều thấy rõ là họ đang chống cộng sản Hà Nội quyết liệt vì cộng sản độc tài, cai trị bằng công an chớ không bằng luật pháp, Quốc Hội bù nhìn đảng cử, dân bầu, bắt bỏ tù, tra tấn dã man những người biểu tình ôn hòa vì lòng yêu nước chân chánh, …

Họ nhận thấy vai trò của ông Ngô Đình Nhu có ổn không? Cố vấn của Tổng thống mà hành xử đủ các quyền sanh sát. Ông Ngô Đình Cẩn, Cố vấn Miền Trung, có riêng lực lượng an ninh võ trang với rộng quyền hành pháp và tư pháp. Còn Bà Ngô Đình Nhu, chỉ là Dân biểu, có quyền tham dự Hội đồng Quốc gia và có tiếng nói đầy trọng lượng. Ba hiện tượng này, liệu họ có thể chấp nhận xảy ra ở nước nơi họ đang cư ngụ được không?

Ngày nay, tất cả đều đã già, rất tiếc chưa thấy có vị nào nói lên tiếng nói của lương tâm! Vẫn còn tiếng nói suy tôn! Thật tội nghiệp.

Tưởng niệm là Đạo nghĩa truyền thống Việt Nam. Những người được ơn sủng của Chế độ Tổng thống Diệm có bổn phận tri ơn. Không tưởng niệm, không tri ơn mới là người xấu. Nhưng nếu chọn cách tri ơn, tưởng niệm như trong phạm vi riêng tư, tới ngày 01-11, cùng nhau hát “Ngô Tổng thống muôn năm, Ngô Tổng thống muôn năm” thì chắc chắn quí vị đó sẽ được nhiều người tỏ lòng kính trọng.

Cái chết bi thảm của hai ông Tổng thống và Cố vấn – dù sao vẫn còn có phước hơn Tướng Ba Cụt, ông Nguyễn Bảo Toàn, ông Nguyễn Phan Châu, và nhiều nạn nhơn khác nữa, vì còn xác chết để chôn cất, có mồ mả – do thủ hạ gây ra có đáng lấy làm bài học về lòng Bác ái thiên chúa giáo và thuyết nhơn quả của Phật giáo không?

Paris, cuối tháng 11 – 2011

© Nguyễn văn Trần

© Đàn Chim Việt

 

312 Phản hồi cho “Ông Ngô Đình Diệm: Chí sĩ và Tổng thống”

  1. Le Kha Phieu Bat says:

    Trang web này không phải do những người ca tụng TT Diệm mở ra, mà do tác giả Nguyễn Văn Trần cố tình khui ra để bôi nhọ một vị TT đầu tiên của VNCH. Xin quý vị đừng mang tội ác của mình để chụp lên đầu những người vẫn kính nể TT Diệm. Chính quý vị muốn mang tôn giáo vào vấn đề TT Diệm để gây phân hoá dân tộc, điều này thì nhóm Thích Trí Quang sau 63 đã làm dài dài cho đến khi bị thủ tướng Kỳ dẹp mới yên. Thực sự sự chia rẽ do Mỹ gây ra để có thể xen vào nội bộ VNCH và biến VNCH thành căn cứ quân sự và trận địa của riêng Hoa Kỳ (bởi vì chiến lược và chiến thuật của quân đội VNCH bị quyết định bởi Washington, trận Hạ Lào năm 71 làm thiệt hại nặng nhất cho quân đội VNCH cũng là do Nixon ép TT Thiệu thực hiện chuyện đó để tuyên truyền cho chương trình VN Hoá Chiến Tranh của ông ta). Tôi nói ít, quý vị hiểu nhiều nếu quý vị tường tận chiến tranh VN. Ông Kỳ chỉ vì chủ trương Bắc Tiến và cứng đầu đối với Mỹ nên Mỹ đã ép ông ta ra ứng cử làm phó tổng thống, trái độn cho ông Thiệu.

    Đệ II Cộng Hoà không phải chỉ tập trung những thành phần phản dân hại nước như nhóm đảo chánh TT Diệm. Bởi vì nếu nó không có nền tảng vững từ đệ I Cộng Hoà và khá nhiều sĩ quan trẻ dĩ quốc vong thân thì VNCH đã mất vào tay VC từ lâu rồi. Sau khi đám Dương Văn Minh, Đỗ Mậu, Trần Văn Đôn… lên nắm chính quyền thì VC ở trong tù được thả ra hầu hết. Đặc biệt là VC ở Huế, Liên Thành đã mô tả khi đám Dương Văn Minh thả bọn đó ra thì đám đó cạo trọc đầu và áo cà sa được đem vào trong đó để chứng minh TT Diệm bắt giam thầy chùa. Toàn bộ guồng máy an ninh chìm nổi của miền Trung bị giải tán để tổ chức lại. Ấp chiến lược bị dẹp bỏ, VC tràn ngập ở nông thôn, rồi tràn vào đầy dẫy trong SG. Ngay sau khi TT Diệm bị giết, Bắc Việt vội vã tổ chức Đại Hội Đảng đặc biệt để thích ứng với tình hình thuận tiện mới. Chuẩn bị gửi ào ạt thêm quân chính quy VC vào miền Nam.

    Mấy ông Cách Mạng lại dựa hơi Mỹ, nên không lo kế hoạch chống cộng mà chờ đợi quân Mỹ được gửi sang VN; điều này gây thất lợi cho lịch sử VNCH và uy tín VNCH trên trường cuộc tế. Nguy hại hơn, Mỹ làm việc đó giống như đổ dầu vào lửa để chiến tranh VN trở nên ác liệt, rùng rợn và toàn diện hơn. Đó chính là thái độ hiếu chiến của Mỹ. Có 2 hành động hiếu chiến nhất là vụ tàu Madoux của Mỹ khiêu khích hải quân VC để bị chúng tấn công ở Vịnh Bắc Việt, mở màn cho chương trình oanh tạc Bắc Việt của Mỹ, và thái độ thứ 2 là Mỹ gửi quân chiến đấu sang VN. Điều này làm bất lợi cho VNCH về mặt tuyên truyền ở cả miền Nam lẫn miền Bắc, bất lợi chính trị cả trong nước cũng như ở quốc ngoại. Sách báo Mỹ lại mô tả chiến tranh VN của Mỹ là do Mỹ và VC đánh nhau, cho nên điều đó đã làm cho Mỹ bị thua VC về chính trị ở ngay trên nước Mỹ.

    Tuy nhiên Mỹ hiếu chiến nhưng lại không dám chiến tranh toàn diện, mà cuộc chiến đó là chiến tranh quy ước. Muốn mở cuộc hành quân lớn phải được chấp thuận của Bộ Quốc Phòng, lính Mỹ không được đuổi theo VC sang bên đất Miên để giết chúng. Chỉ oanh tạc thoải mái trên lãnh thổ VNCH, còn mục tiêu oanh tạc ở miền Bắc phải do Bộ Quốc Phòng Mỹ quyết định, không ném bom vào các giàn hoả tiễn SAM khi chúng còn đang được thiết kế, sợ chết chuyên gia Liên Sô. Vì những quy ước giới hạn như thế nên khi Mỹ hành quân ở đâu thì tình báo VC nó biết trước rồi. Năm 1967, lính Mỹ hầu như tảo thanh hầu hết các mật khu bất khả xâm phạm của VN trên lãnh thổ VNCH, rồi tấn công bất ngờ vào Cục R, mật khu Mỏ Vẹt, để bắt sống đám Phạm Hùng, Trần Văn Trà, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Linh, nhưng cứ tới nơi thì bọn chúng mới vừa di tản khoảng nửa ngày trước đó. Sau cùng quân VNCH và Mỹ được Lon Nol cho phép hành quân sang bên Miên, ập vào mật khu của Trung Ương Cục Miền Nam thì bọn lãnh tụ của chúng mới vừa di tản xong. Đánh sang Miên thì bọn đầu não VC chạy lên Battanbang rồi chuồn qua Hạ Lào.

    Trận Tết Mậu Thân là một trận Tổng Tiến Công “nhất chín nhì bù” của VC, nếu giai đoạn đó mà VNCH còn đám Dương Văn Minh thì chắc chắn chúng ta đã mất nước đầu năm 1968 rồi ((hay ông Kỳ chưa triệt hạ bọn Thích Trí Quang, thì bọn đó đã xuất hiện chỉ điểm cho VC đánh chiếm SG, đóng vai “nhân dân miền Nam nổi dậy” rồi). May mắn thay quân dân miền Nam đã anh dũng chiến đấu và hy vọng của VC đã tan thành mây khói. Nhưng chính lúc này chính phủ Mỹ lại xây dựng nguồn hy vọng mới cho VC, mời chúng vào bàn hội nghị hoà bình; và Mỹ càng ngày càng thua đậm VC từ đó. Trong khi đó, đến năm 1971, trước khi Mỹ ép VNCH hành quân sang Hạ Lào thì tình hình VNCH rất yên ổn, không như thời Dương Văn Minh nữa. Chính vì ông Thiệu phải chiều lòng Nixon để tổ chức vội vã cuộc hành quân Hạ Lào, và bị thảm bại nên khả năng quân sự của VNCH suy yếu dần từ đó. Sau khi thua Hạ Lào, VNCH dần dần mất Khe Sanh, Tân Cảnh, Charlie… Những căn cứ của Mỹ đóng trên đường mòn HCM giao lại cho VNCH dần dần bị mất hết. Do đó VC tấn công trận Mùa Hè Đỏ Lửa năm 72 ở Quảng Trị. Tới khi Mỹ ép VNCH ký hiệp định Paris thì những người hiểu biết đều thấy rằng VNCH sớm muộn sẽ bị mất vào tay CS. Cả khối cộng sản viện tăng viện trợ quân sự cho Bắc Việt, chỉ có Mỹ viện trợ cho VNCH, nhưng lúc đó Mỹ bắt đầu cắt giảm và đầu năm 75 thì Mỹ chỉ còn lo di tản các nhân viên ra khỏi VN mà thôi.

    Bởi vì mấy ông cách mạng 63, mấy ông đảng phái không biết làm chính trị, không đủ khả năng lèo lái con thuyền QG nên họ chỉ biết làm theo ý muốn của người Mỹ, chỉ biết đặt tin tưởng vào người Mỹ. Nói nôm na là họ làm tay sai cho Mỹ để phản quốc, tiêu diệt đất nước VNCH.

    Không kể các tướng lãnh quân đội, về phương diện chính trị thì VNCH không có ai xứng đáng để đối đầu với CS Bắc Việt, về mặt xã hội cũng như về mặt chính trị và uy tín trên trường quốc tế; ngoại trừ TT Ngô Đình Diệm. Cho nên việc người dân Suy Tôn Ngô Tổng Thống rất có ý nghĩa để đối đầu với chế độ CS Bắc Việt. Không lẽ cả nước VNCH không kiếm được mống nào để đối chọi với CS? Sách báo Mỹ dù cố gắng bôi nhọ TT Diệm để bênh vực cho đường lối chiến tranh của họ ở VN, nhưng cũng phải nuối tiếc cái chết của TT Diệm, sau đó vài tháng chứng kiến bọn Cách Mạng tranh ngôi lẫn nhau chính phủ Mỹ cũng phải than là họ đã lầm. Chính Colby trùm CIA và chỉ huy cuộc đảo chánh đó, khi mang tiền thưởng đến giao cho bọn “cách mạng” 63 đó, nhìn thấy xác TT Diệm ông ta đã nói với bọn lâu la phản loạn trong Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH rằng: “tụi bay làm hỏng kế hoạch của tao rồi”‘

    Trước khi có đảo chánh, TT Diệm đã tiên đoán nếu chế độ của ông bị xụp đổ thì tương lai VNCH sẽ tiến tới 1 trong 2 sự kiện: Loạn, hoặc rơi vào tay VC. Lịch sử đã trôi qua gần nửa thế kỷ, và nay chúng ta thấy lời tiên đóan đó hoàn toàn đúng; cả 2 sự kiện hồi đó không ai muốn nghĩ tới cho VNCH đều đã xẩy ra. Các ông đảng phái, lập đảng để chống cộng thì tốt thôi; thế hệ đàn em của mấy ông Cách Mạng kia, nếu muốn cho dân có thiện cảm với đảng phái các ông thì nên tranh đấu cho quyền lợi người dân, nên có thái độ khách quan trước vết xe cũ của lịch sử đó.

    Các ông chỉ lo tham nhũng, xâu xé đất nước để cho mất vào tay VC rồi các ông cũng tìm đường chuồn trước, để dân phải chịu đựng ách nô lệ, giờ đây các ông còn đòi hỏi gì nữa?

  2. Dâm Tiên says:

    Cụ Diệm “hà tiện” lắm cơ…

    Chúng tôi, Đà Lạt-Thủ đức– thời cụ Diêm, đeo cái lon
    Trung úy mút mùa: bảy, tám năm vẫn trung úy, cái lon
    chẳng buồn đánh xi, đen sì… Trong khi đó, tụi Cần
    Lao lên lon vù vù, vừa lên trung úy, là đi…coi quận cho
    cụ; lên đại úy, nắm tiều đoàn, coi Nội an Tỉnh cho cụ…

    Thật vậy,, củ Diệm không có số, tay nuôi thuộc cấp;
    vế sau, tướng tá hầu hết đều phản lại cụ không à…
    như cụ phản bội Vua Bảo Đại một cách dã man; như
    vô ơn bạc nghĩa với bao đảng, đoàn…đã tung hê cụ
    lên làm tong tong…

    So với ông Hồ, thì hai cụ cũng same same Buddha!
    (Chế độ Tự do vượt trội CS,, mà cụ Diệm không biết
    khai thác. áp dụng).

    • Tien Ngu says:

      “Chế độ Tự do vượt trội CS,, mà cụ Diệm không biết
      khai thác. áp dụng”

      Thưa, không phải cụ ấy không biết áp dụng đâu. Tự do thời cụ ấy vượt lên không nỗi vì có những tên trung uý như….Dâm, chúng nó đâm sau lưng, rỉ rả tuyên truyền láo, lúc vuốt mông ngựa VC, lúc ra vẽ ta là…người quốc gia, yêu tự do dân chủ.

      Có cái loại vuốt mặt kiếm cơm theo thời như thế, tự do miền Nam sao khá mà cầm cự với cs bền?

      Hãy nhìn Nam Hàn với Bắc Hàn coi. Nam Hàn không bị cs Bắc Hàn nó….giãi phóng, tự do Nam Hàn lên như diều gặp gió, tư bản Nam Hàn ngày nay, chúng nó tha hồ mà bọp tay, đá đít dân VN được VC giãi phóng. Samsung, Hyundai…ngí ngố với lối xóm om sòm. Giá như Diệm cù lần, không có những trung uý như Dâm, Ladalat của VNCH đã không phải gặp cái số xui..đi luôn không bao giờ trở lại.

      Hồi xưa, lúc VNCH cho La Dalat ra lò, chở em chạy vòng vòng đi…cà phe mát tay, Nam Hàn nó mời chỉ có cái…củ kim chi lũng lẳng. Giá như VNCH đùng bị cs Bắc Việt nó…giãi phóng, củ sâm cách chi mà bằng củ cải được.

      Ấy cũng là cái tội của những tên trung uý Dâm đối với dân tộc VN. Dẫu cho các tên Dâm này có ra vẽ hài hoà, hiểu biết, nhân đạo, cũng không cách chi chạy tội được.

  3. Trần Ái Quốc says:

    haizzzz pó tay với mấy chú chống cộng hải ngoại. Cho hỏi, ai đã giết Ngô Đình Diệm? Ai đã phỉ báng Ngô Đình Diệm là gia đình trị? Ai đã ép bà Trần Lệ Xuân lưu vong? Ai đã goi cuộc đảo chính 1963 là cuộc cách mạng chống độc tài? Các chú đã tự mâu thuẫn với mình. Bây giờ các chú ca ngợi Ngô Đình Diệm nhưng chính các chú là người đã giật sập Chế độ Ngô Đình Diệm hồi trước. Thật đúng là nực cười

    • Tien Ngu says:

      Đúng là….nực cười. Nực cười cho cái loại…bù lạch, không nhận ra rỏ trắng đen, quơ hết cả nắm.

      Nghe thầy ba đu…Ái Quốc, tự nhiên nhãy vô chọt tỉnh rụi, ra vẽ ta…đỉnh cao trí tuệ, nhổ phẹt phẹt tất cà diển đàn viên, thiệt là…bịnh.

      Đọc kỷ lại tất cả các comments rồi hãy chổng khu lên mà phán nghe thầy.

    • Ông già chống cộng 0cg says:

      Tội nghiệp Trần Cán Cuốc hỉ? Bao nhiêu tuổi rồi mà chưa mở mắt còn bú mớm như puppy vậy, hả chú em? Chú em có hiểu chữ chống cộng không? Chửi sảng như chú em thì làm sao mà Chí Phèo PHC…nhận làm đệ tử, hả?

    • côngtằngtônnửthịmẹt says:

      Kông đọ các góp ý ở đây sao ?
      Các câu hỏi đả được trả lới một cách rỏ ràng: bọn MTGPMN.bọn CSmiền Bắc xhcn, bọn cco hội,bọn trí tthức Mao trach Đông,,bọn PG thíchtríquang và nhómPhạt tử củng là sinh viên học sinh theo Công,bọn tướng tá vỏ biến ,phản quốc và phản chủ.,các đảng phái ganh ăn….
      Nhưng kẻ đứng đằng sau là HCM. Khi NĐDiệm vị quốc vongthân, ,hắn đả cười lớn” từ nay không có kẻ ngang sức hay trên tầm Đối Đầu với hắn nửa.
      Aí quốc gì mà xẽ quá vậy . Hay aí quốc.Nước Tàu 6 sao ?

  4. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa qúi đồng hương,

    Trước thềm năm mới 2012 tôi xin kính chúc qúi vị vạn an và mong rằng tiến trình dân chủ hóa Việt Nam mạnh tiến hơn nữa.
    Nhân đây tôi xin đúc kết một số nhận định riêng qua các thảo luận rốt ráo vừa qua:

    1/
    Trên thực tế ta thấy thể chế Quân chủ lập hiến khá phổ cập ở khắp nơi trên thế giới, từ Âu sang Á, Phi, Úc. Thể chế dân chủ cộng hòa chả khác gì quân chủ lập hiến, nếu như THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT.
    Chính tôi đã phỏng vấn nhiều người dân ở các nước theo thể chế quân chủ lập hiến (các vương quốc Hòa Lan, Bỉ, Anh chẳng hạn), đa số hãnh diện với các vị vua của họ, mặc dù trong những năm gần đây ta thấy có những xì-căng-đan xảy ra trong vương tộc ở một số nước.

    Bất cứ một tập thể nào, như cộng đồng, quân đội, xã hội, quốc gia … cũng đều có những LUẬT CHƠI riêng và mọi thành viên phải tôn trọng, không được tìm mọi cách lươn lẹo, thủ tiêu, hay trắng trợn chà đạp lên nó.

    2/
    Ở Việt Nam ta xưa nay có thực sự đã có dân chủ chưa ?

    Xin mạnh dạn thưa cờ độc lập hình như có, nhưng hoa dân chủ tự do thì chưa bao giờ. Thực ra cũng chả có độc lập, vì sau khi phong kiến cáo chung là nối tiếp bởi các thể chế độc tài đội lội dân chủ ở cả hai miền Nam Bắc, từ thời nội chiến cho đến khi CS thống nhất đât nước; và các chế độ này chỉ là con chốt thí trên bàn cờ quốc tế. (Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, hay Cộng hòa Xã nghĩa hiện nay chỉ là những mỹ từ trên giấy mà thôi)

    Dùng đủ mọi lý lẽ để mưu toan biện hộ cho sự có tự do dân chủ, chỉ là một việc làm vô ích, bởi ai ai cũng rõ dân chủ tự do là gì, sau khi CS chiến thắng hoàn toàn phía quốc gia; nhất là khi hàng triệu người Việt phải sống lưu vong, hay vì sinh kế phải bỏ nước đi sinh sống tản mạn khắp thế giới, từ sau 1975 đến nay.

    Xưa nay người nắm quyền “hiếp dâm” trắng trợn hiến pháp và luật pháp, khiến dân đen vô tội chịu nhiều tai vạ của nạn độc tài đảng trị (đảng Cộng Sản, đảng Cần Lao, đảng “kaki” của các ông nhà binh …)

    3/
    Tương lai Việt Nam nhất định phải đoạn tuyệt với quá khứ u buồn, dứt khoát không cho phép độc tài dưới mọi hình thức có đất sống; cũng như không thần thánh hóa hay tôn sùng quá đáng một lãnh tụ nào hết.

    Đất nước là của chung, ai ai cũng góp phần làm nên lịch sử cho rạng danh nòi giống Tiên Rồng. Không một lãnh tụ, một đảng phái, hay một tập thể nào (như tôn giáo, quân đội) tự cho mình đại diện cho toàn dân, để quyết định quốc sự một cách độc đoán như xưa nay ở VN. Mọi chuyên quyền sẽ bị xóa bỏ thẳng tay.

    Cũng không một ai, một tổ chức nào làm được nghiệp lớn, nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía dân. Vì thế phong thánh hay tôn sùng lãnh tụ là chuyện chẳng nên làm lúc này và mãi mãi. Hãy chôn vùi lãnh tụ được thánh hóa, cùng với độc tài đảng trị (hay tôn giáo trị) mà dành quyền làm chủ đất nước về tay mình.

    Kính cáo,
    Lại Mạnh Cường

    • Nghịch Lý Thường says:

      Ô hay, ông LẠI MẠNH CƯỜNG mới nói hôm qua 31/12/2011 at 07:56 với ông Đào Công Khải rằng; ‘Đào tiên sinh hỡi, tôi sẽ cố tịnh khẩu ba ngày tết, hihihihiiii.
      Tiên sinh ở lại bằng an và tha hồ múa tay gõ phím nhớ
      ‘.
      Nhưng chắc là ông không thể tịnh khẩu được rồi nên hôm nay đã phải viết?

    • Ông già chống cộng 0cg says:

      Đầu năm nghe ông Lại Cương bàn mà buồn thúi ruột!

      Ông có học mà ăn nói y chang mấy ông thầy chùa miền Nam ngày ly loạn ăn bánh xong, quẹt mồm vào chiếc áo cà sa rồi chuồn…Thầy nào bị mấy bà bán hàng rong núm áo đòi nợ, thì bu lu bù loa, cào mặt ăn vạ…

      Không tin tui, ông Cương thử lấy cái gương soi mặt ông coi có …râu ria lởm chởm không?

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Điểm 1, khõi phải bàn.
      Điểm 2, 3, đó chỉ là luận điệu cùa loại tiểu nhân bỉ ổi, ganh tị thành tựu của người, lí luận kiểu…mắt hí mà thôi.

      Miền Nam sau 1954, ví như con bệnh trầm kha sau thời Pháp thuộc, tài nguyên, tài sản, nhân lực rã rời. Ấy thế lại còn gồng gánh thêm trên một triệu đồng bào tị nạn cs miền Bắc, di cư vào Nam, đại đa số là trên răng dưới dế…

      Bệnh nặng như thế, gặp thầy lang…ngu, cho thuốc mạnh, thuốc bổ uống tới tấp, là chỉ có nước…đi luôn. Xã hội loạn cào cào, mạnh ai nấy xưng hùng xưng bá.

      Ổn định được xã hội ấy, gom được nhân lực về một mối, dựng được một nền giáo dục nhân bản, học đường rền vang công dân giáo dục, đạo đức làm đầu, tiên học lễ, hậu học văn, nhân dân no ấm. Tự do dân chủ nẫy mầm. Toa thuốc ấy, mới là kỳ diệu. Trên cả tuyệt vời…

      Chiến công ấy, lủ tiều nhân bì ổi, xưng danh nhân sỉ, đảng đùng hư danh, có thể làm được sao?

      Lũ khốn chuyên khoe rỡm, bị đá ra rìa, bèn hận thù đằng đằng, kiếm đủ thứ thổ bỉ, để nói xấu, huyễn hoặc dân lành, gây nên tang tóc. Lại loạn cào cào dưới tay của…nhân sỉ đất nước!…

      Chỉ ổn định lại chút chút, khi đệ nhị cộng hoà được thành lập. Lúc ấy cs đã áp sát, khũng bố phá hoại hằng ngày, bất cứ công trình nào, nay xây, mai bị chúng phá. Ngoài, VC tấn công, trong lủ điếm phá hoại, đồng minh lại…kềm chân, trịch thương. Ấy thế mà cũng cố gằng, tình tang thêm được 10 năm. Nhân tài đang nở rộ bỗng lâm vào thế ngặt nghèo, đồng minh bắt tay cs. Có thánh lúc ấy ra đời, cũng không bồi đấp được tự do, dân chủ.

      Một đời vì dân, an vui tự do, công lao hạn mã, cho đến chết.

      Ấy mới là chân chính lịch sử.

      Mắng nhiều dơ miệng, nhưng thấy cái giọng điệu bóp méo của loại tiểu nhân, xưng danh nhân sỉ, nhổ phẹt phẹt lên lịch sử miền Nam tự do một cách thô bỉ. Không mắng không được.

      • timhieu says:

        Cám ơn Nghịch Lý Thường,Ông già chống cộng Ocg và Tien Ngu góp ý về
        “chân tu” Laị Mạnh Cường/ Laõ Ngoan Đồng; cu. Cường thích noí dông noí daì, vòng vo, viết caí gì mà tràn lan…Nãn quá!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Lão Ngoan Đồng says:
        31/12/2011 at 20:26

        1/
        Hoàn cảnh nào cũng thế, phải THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT !
        Có thế mới an lòng dân, bởi “nhà dột từ nóc” !
        Lãnh tụ mà chà đạp hiến pháp, coi thường luật pháp, do chính mình đẻ ra, thì xin lỗi … chả ma nào kính trọng và tuân theo huấn thị của lãnh tụ.

        2/
        Muốn chống ngoại xâm ư ? Phải chiến thắng lấy chính mình trước tiên. Đừng tự coi mình là chân lý, lẽ phải, chính danh, rồi hà hiếp, kết tội người khác bằng đủ ngôn từ khó nghe khó ngửi.
        Đừng qủi biện bằng ngụy ngữ làm mà mắt thiên hạ. Nói phải có sách mách có chứng.

        Tại đây có những vị chưa chức chưa quyền mà đã xử dụng “bạo lực ngôn từ” (verbal violence) chửi bới ai không đồng chính kiến với họ, ai không ủng hộ họ .
        Cũng như biết sai mà không dám có lời đính chính hay xin lỗi công khai

        (……)

        Cứ nhìn xem những ai chống lại cụ Diệm hay đám lãnh tụ CS cũng bị coi là “làm loạn” và thường không được tán thưởng, mặc dù ai ai cũng biết có những lạm quyền nghiêm trọng của giới lãnh đạo.

        Ngắn gọn, cần CÁCH MẠNG BẢN THÂN để lên đường đi làm lại lịch sử. Muốn đoàn kết phải hiểu rõ mình và người ! Nếu không sẽ chỉ có những tập hợp dễ tan vỡ bởi bất đồng nhỏ nhoi như thường gặp.

        Nếu thế cần DẤN THÂN thật sự, va chạm với thực tế. Chẳng nên giáo điều duy ý chí đến cứng nhắc.
        Cần TÔN TRỌNG SỰ THẬT khách quan, thể hiện bằng sự phục thiện trước lẽ phải, bằng chuyên cần học tập trao đổi không ngừng …
        Con đường dân chủ hóa còn lắm chông gai, cần KIÊN NHẪN và giữ MÁU LẠNH (cool blood) để không nóng vội

        LNĐ

      • Tien Ngu says:

        Bạo lực ngôn từ?
        Ai chống lại Diệm hay đám lãnh tự cs cũng bị coi là làm loạn…?

        Mắc cười quá. Nhân sỉ sĩ nhục Diệm, chế độ Diệm, xã hội được cầm quyền bởi Diệm thì được, còn ai đó phãn bác, trình bày chuyện có thật, chứng cớ hẳn hoi. Thì là…bạo lực ngôn từ. cái này phải gọi là nhân sỉ gì đây?

        Diệm…đi đứt, đất nước…loạn cào cào dưới tay…nhân sỉ, rỏ ràng. Không loạn là cái gì đó?

        Muốn đồng hoá Diệm như cs, coi bộ hơi…lưu manh. Chỉ cần liếc qua cái hệ thống giáo dục của Diệm và cs, thì…ngu nhất như Tiên Ngu này cũng thấy rỏ. Một đàng dạy láo, kích động câm thù, một đàng dạy cho…nhân sỉ đi học đàng hoàng, không co dạy bất kỳ cái mục nào là…láo, luôn đề cao công khai: tuy rằng….khác giống nhưng chung một giàn còn phải thương nhau, nói chi là gà cùng một mẹ…

        Đánh giá một quốc gia, một chế độ, nhìn vào ngành giáo dục, là chính xác nhất!
        Xã hội, cầm quyền trung ương, địa phương, có thể lẫn lộn tốt xấu, nhưng giáo dục, mục đích của giáo dục rất khó che dấu.

        Ngô đình Diệm, đã là lịch sử, bạo lực ngôn từ để được cái gì? Diệm sống lại cho tiền đi kiếm em, hay cho lên làm quan để đi…giựt le à?

        Với người Việt tự do, không ai ngu mà đi thần thánh hoá một anh lãnh tụ nào cả. Nhân vô thập toàn, điều đó ai cũng biết, nhưng các….nhân sỉ chỉ moi mấy cái lỗi bé, rồi tán thêm cho to, ra cái vẽ ta ngon lành hơn những người đã cầm đầu xã hội miền Nam, nghe nó ti bỉ, tiểu nhân quá.

        Đừng có láo rằng Tiên Ngu hay ai đó bôi nhọ…nhân sỉ, muốn bênh vực, đề cao…tinh thần Ngô Đình Diệm hay Nguyễn văn Thiệu mà…xạo xạo, áp đặt cai trị theo các tinh thần ấy. Nghe nó thúi lắm.

        Chỉ vì cái công đạo làm người thôi…

    • Ban Mai says:

      Đầu năm kính chúc quý bác và riêng cụ LMC được vạn sự như ý, thỉnh thỏang vào đây múa keyboard cho vui. :)

      Mượn đất ở đây, rộng hơn, để mạn đàm với cụ mấy điều cụ nêu ra bên dưới. Xin hiểu là mạn đàm đúng nghĩa, chứ ko phải đôi-co!

      “Thượng tôn pháp luật”! Ai cũng đồng ý đây là tiêu chuẩn tối thiểu để an dân! Vấn đề là làm sao bắt giới cai trị thượng tôn pháp luật được? Thực trạng xã hội như VN hiện tại thì thế lực nào bắt CSVN phải thi hành?

      “Chiến thắng chính mình”! Chưa nói đến chuyện lớn, chỉ ba cái lỉnh kỉnh thôi liệu mấy ai tự thắng để chỉ huy?

      “Thái độ gia trưởng Nho giáo”! Văn hóa của người VN bị ảnh hưởng sâu đậm lâu đời từ đạo Nho, nên thực tế sinh họat trong gia đình VN hiện tại thì còn lâu lắm mới thóat khỏi thái độ gia trưởng?

      “Cách mạng bản thân để lên đường đi làm lịch sử”! Hehehe chữ nghĩa kêu rổn rảng, nghe cứ như Kinh! :) Đảo lại, là chưa “cách mạng bản thân” thì đừng “lên đường đi làm lịch sử”! Đúng như vậy thì VN đã vô-chính-phủ! Vì tập đòan lãnh đạo CSVN thì tư cách bình thường của một người cũng chưa có thì nói chi đến ý thức “cách mạng bản thân”! Ấy thế mà họ đang thống trị cả nước! Như vậy thì mần răng cứu được nước?

      Túm lại những gì cụ nêu ra ko có gì sai nhưng chẳng có gì thực tế! Cứ làm sư hay thầy đứng trên bục giảng như rứa thì.. OK! :)

      Cụ thể liên quan đến bài viết: Suốt đời cụ Diệm không vợ con, không gia sản.. như vậy có đủ tư cách “lên đường đi làm lịch sử” chưa? Còn những sai trật của cá nhân cụ cũng như gia đình họ Ngô thì để cho “lịch sử xử”!

      Còn dân chủ tự do như Hoa Kỳ: Cựu TT Bill Clinton mò, móc gái ngay tại Phòng Bầu Dục thì có đủ tư cách “lên đường đi làm lịch sử” không? Ấy thế nhưng cựu TT Clinton vẫn được ca ngợi là người có tài lãnh đạo!

      Tạm kết: Các cụ bị đi học tập cải tạo đều nói giống nhau về lý luận của CSVN. “Các anh cứ an tâm học tập tốt, lao động tốt thì sẽ được cách mạng khoan hồng”. Câu hỏi: Như thế nào là tốt? Trả lời: Thì khi nào cách mạng cho về!” Đem áp dụng đúng ý cụ LMC thì cứ lo “cách mạng bản thân” trước và đến bao giờ “tốt” thì hãy lên đường “đi làm lịch sử”! CSVN đang cười hehehee hahahaa.. cụ LMC có nghe rõ không? :)

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Thưa tiên sanh,

        Rất dzui khi hầu chuyện cùng tiên sanh, một người “cool blood” và có máu hài trong mọi trường hợp :-) !
        Xin hầu tiếp tiên sinh, bởi chuyện nước non nên bàn cho rốt ráo phải ko ạ !

        1/
        THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT !
        Đó là điều tổi thiểu đòi hỏi mọi người, từ cấp lãnh đạo cho đến người dân. Nếu không sẽ loạn. Nói ngắn gọn, trong mọi hoàn cảnh phải có một NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN, cho dù dưới bất cứ thể chế nào.

        Ta thấy trong các chế độ CS, chúng không thượng tôn pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên mọi luật lệ. Chả thế mà có câu: Ở VN có cả RỪNG LUẬT, nhưng quen dùng LUẬT RỪNG !

        Các chế độ độc tài khác, như thời VNCH ta thấy sao ? Cụ Diệm có thượng tôn luật pháp không ? Các chính quyền nối tiếp ra sao ?
        Tôi đã phân tích kỹ lưỡng nhiều lần, nhưng bó buộc phải lập lại thêm nữa ở đây cho rõ ràng.( Cũng đừng ngụy biện rằng tình thế đòi hỏi bla bla bla.)

        Ông Nhu giỏi giang thì cứ nghiễm nhiên chỉ định một chức vụ (sáng tạo ra dễ dàng) rồi thông qua quốc hội cho phải phép. Chả khác gì tổng thống Mỹ có những cố vấn đặc bịệt bên cạnh.
        Đáng tiếc là ông Như không danh chánh ngôn thuận chi cả, nhưng ngang nhiên mang gia đình vào dinh tổng thống cư ngụ và hành xử như một nhân vật số hai, qua mặt cái vù phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, cùng những yếu nhân khác trong chính phủ.

        2/
        Ông Nhu là ai mà quyền cao nghiêng trời lệch đất và chỉ sau cụ Diệm ?
        Xin thưa ông là thủ lãnh đảng Cần Lao, lý thuyết gia của đảng nắm quyền, cũng như thủ lãnh đám Thanh Niên Cộng Hòa (bà vợ là thủ lãnh Thanh Nữ Cộng hòa cùng Hội Phụ nữ Liên đới). (Chưa kể đến ông em khác là cậu Cẩn được mệnh danh là lãnh chúa miền Trung)
        Xem thế mô hình tổ chức chả khác chi đám CS cả. !

        Tôi từng phân tích là, cái sai lầm lớn nhất thời cụ Diệm chấp chính ở chỗ DĨ ĐỘC TRỊ ĐỘC. Tức dùng độc tài gia đình trị chống lại độc tài toàn trị CS !

        Đại khái sơ lược một số điểm chính yếu sau:
        - dùng lý thuyết Cần Lao Nhân vị chống lại (vs) lý thuyết CS !
        - dùng đảng Cần Lao chống đảng CS !
        - dùng Phong trào Cách mệnh Quốc gia chống Mặt trận Tổ quốc của CS.
        - cũng bắt chước CS đoàn ngũ hoá quần chúng (thanh niên thanh nữ cộng hòa; hội phụ nữ liên đới …)
        - cũng học tập tố cộng ở thôn quê và trí thức phải học tập trung về chính trị ở suối Lồ Ồ …

        Dĩ nhiên CS nhiều kinh nghiệm hơn ở mặt này và có cán bộ rất nhiều từ thời kháng Pháp ở khắp nước, nên thua là phải và cái thua sẽ không sớm thì muộn ! Những an bình trong 5 năm đầu tiên chỉ là giả tạo, bởi CS lo củng cố cái gọi là “hậu phương lớn miền Bắc xã nghĩa” (’54 cải cách ruộng đất; 56 cải cách văn hoá văn nghệ qua vụ án Nhân văn Giai phẩm; 58 cải tạo công thương nghiệp ở ngoài Bắc; 60 đại hội đảng hạ quyết tâm xâm lăng miền Nam bằng vũ lực) . Và chiến sự leo thang dần dần, khiến phía Mỹ thời Kennedy nóng ruột muốn can thiệp mạnh bằng quân sự (chả khác gì như ở Cuba có vụ Vịnh Con Heo, nhưng thất bại thê thảm).

        Phải nói cụ Diệm thừa hưởng được tinh thần chống Cộng triệt để của gần một triệu người di cư cùng nhiều nhân sĩ và đảng phái không CS, nhưng rồi cụ làm mai một đi theo thời gian, bởi đường lối chống Cộng sai lầm trên !

        3/
        CÁCH MẠNG BẢN THÂN
        Chúng ta đừng vội đổ hết trách nhiệm lên đầu người Mỹ, mà phải soi rọi lại bản thân mình, để thấy đúng thật là TÔI LÀM TÔI MẤT NƯỚC như một chiến sĩ cộng hòa từng tự vấn tội mình như thế .

        Vâng tiên trách kỹ hậu trách nhân, mình hãy nhận lấy cái sai đó mà sửa lại. Cần theo dõi kỹ thời cuộc, dùng trí não riêng mình mà phân tích cho sâu cho sát cho tỏ tường sự việc. Đừng theo đuôi ai cả, bởi Việt sử bị bóp méo quá nhiều từ tứ phía, quốc đến công, khối tư bản như Mỹ đến khối CS thế giới như Nga, Tàu …

        Hiện giờ rất nhiều người trong nước đứng lên làm cách mạng dân chủ dân sinh, đó là một khích lệ lớn, một hứa hẹn to cho niềm tin “ánh sáng cuối đường hầm” ! Cho nên sao ta không mạnh dạn lên đường nhỉ !
        Làm thế nào thì tùy cơ ứng biến, tùy khả năng nhiệt tình kinh nghiệm … nhưng NHẤT ĐỊNH phải làm một cái gì đó cho tiến trình dân chủ Việt Nam.

        Kính,
        Lão Ngoan Đồng

      • Trung Kiên says:

        Chúng ta đã bước sang năm mới 2012. Kính chúc BBT cùng toàn thể BẠN ĐỌC: Khang an, hạnh phúc và thăng tiến về mọi mặt!

        Bây giờ xin được góp ý với bạn Ban Mai, Lại Mạnh Cương và các Bạn:

        Thái độ gia trưởng Nho giáo”! Văn hóa của người VN bị ảnh hưởng sâu đậm lâu đời từ đạo Nho, nên thực tế sinh họat trong gia đình VN hiện tại thì còn lâu lắm mới thóat khỏi thái độ gia trưởng?

        …mà bạn Ban Mai viết trên đây đã dần “tiêu hoá” theo với thời gian để nhường chỗ cho đối thoại dân chủ…từ trong gia đình đến xã hội…

        Ngay trên ĐCV.Info này cũng đã thể hiện tinh thần ấy khá rõ rệt, chỉ còn một vài người vẫn chưa theo kịp đà tiến…của DÂN CHỦ!

        Miệng thì hô hào Dân chủ…Nhưng luận điệu (giống như tuyên truyền của csvn) và ngôn ngữ thì “Ta là nhất”…tha hồ vung ngôn thả ngữ, tràng giang đại hải…!

        Trích đoạn;…”Cụ thể liên quan đến bài viết: Suốt đời cụ Diệm không vợ con, không gia sản.. như vậy có đủ tư cách “lên đường đi làm lịch sử” chưa? Còn những sai trật của cá nhân cụ cũng như gia đình họ Ngô thì để cho “lịch sử xử”!“.

        Câu trên đây tựa như lời trăn trối của ông Nguyễn Trường Tam trong bản “di chúc” (khi tự vẫn quyên sinh) để không phải ra toà đối diện với hành vi “làm loạn” (lật đổ chính quyền) của mình!

        “Lịch sử” là gì, ai đã “viết sử”? và “Lịch sử xử” bằng cách nào đây?

        Ngô Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân tộc!

        Thiển nghĩ, “Lịch sử” cũng sẽ bị bó tay, nếu chỉ dựa vào những bài viết của csvn, của những kẻ chống đối ông Diệm trong đó có Giaodiem, Sachhiem,… và ngay cả bài viết của tác giả Nguyễn Văn Trần và “bình loạn” của Lão Ngoan (Lại Minh Cương) ?

        Cám ơn PV Hồng Phúc và giáo sư Trần Phong Vũ đã cho bạn đọc biết rõ hơn về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và thực chất của thời điểm của nền Đệ Nhất Cộng Hoà.

        Bài phòng vấn và trả lời rất hay và có giá trị lịch sử đối với những người muốn biết SỰ THẬT như chúng tôi.

      • Dao Cong Khai says:

        Lão Ngoan Đồng cố gắng nói dài để biện bạch cho những kẻ chống phá chế độ TT Diệm. Cái gì hay lão cũng vơ vét để nói cuối cùng câu sau mâu thuẫn với câu trước mà Lão không để ý.

        “Phải nói cụ Diệm thừa hưởng được tinh thần chống Cộng triệt để của gần một triệu người di cư cùng nhiều nhân sĩ và đảng phái không CS, nhưng rồi cụ làm mai một đi theo thời gian, bởi đường lối chống Cộng sai lầm trên !”

        Sau đó Lão nói: “Chúng ta đừng vội đổ hết trách nhiệm lên đầu người Mỹ, mà phải soi rọi lại bản thân mình, để thấy đúng thật là TÔI LÀM TÔI MẤT NƯỚC như một chiến sĩ cộng hòa từng tự vấn tội mình như thế .”

        Xin hỏi Lão, nếu Lão đi lính thì tới phút bà con, tướng lãnh chạy hết thì một thằng lính như lão có thể ở lại chiến đấu không? Xin đừng bênh vực cho bàn tay lông lá của người Mỹ và kết án những thằng lính VNCH và người dân miền Nam. Có kết án thì hãy kết án những ông tướng tá ở Bộ Tổng Tham Mưu, ở các Quân Khu, kết án tổng thống Thiệu, họ là những kẻ đứng trong hàng ngũ phản loạn chống lại TT Diệm.

        Người lính VNCH họ bị lớn lên trong thời mấy ông Cách Mạng 63 nên bị ném vào cuộc chiến khốc liệt, họ đã anh dũng hy sinh tất cả để bảo vệ quê hương. Nhưng tới khi mấy ông phản bội như Dương Văn Minh ra lệnh cho họ buông súng để giao nộp cho VC thì tại sao Lão không kết án những kẻ như Dương Văn Minh mà kết án họ, những kẻ không có quyền cãi lại lệnh trên của quân đội.

        Ông Diệm rất thông minh, ông ta dựa vào sức mạnh của dân Bắc Kỳ di cư để củng cố an ninh trong nước về mọi mặt. Và tôi thấy dân di cư (những người thực sự là dân, không biết làm chính trị họ vẫn người mộ TT Diệm). Còn mấy ông đảng phái thì cũng có nhiều ông di cư 54, nhưng họ di cư vì đảng, vì lỡ theo đảng phái nên sợ VC trả thù chứ lấy gì chắc chắn họ di cư là vì yêu nước và chống cộng? Tuy nhiên ta thấy rất rõ ràng chỉ những ông di cư Phật Giáo mới tham gia phe đảo chánh, công giáo nếu có thì những cá nhân đó rất đặc biệt. Như vậy thì vấn đề chống TT Diệm mang tính chất tôn giáo hơn là tính chất “độc tài” hay là thiếu dân chủ với các đảng phái. Nhưng tính chất tôn giáo nó nói lên sự ghen tương, đố kỵ của một số người khác biệt tôn giáo đối với cá nhân TT Diệm. Chúng ta thấy các ông thượng toạ Bắc Di Cư không chống đối TT Diệm một cách lố bịch và ương ngạnh như các ông thượng toạ Huế, Quảng. Thượng toạ Thích Tâm Châu lúc đó là đại diện bên Phật Giáo có ý hướng hoà giải với TT Diệm, nhưng phía Phật Giáo bị giật giây bởi nhóm thượng toạ VC như là Thích Trí Quang, Đôn Hậu; đám sinh viên VC đội lốt phật tử do Hoàng Phủ Ngọc Tường cầm đầu. Đám này sau 75 đã lòi mặt chuột là CS.

        Mấy ông đảng phái cũng không tạo nổi một cuộc đảo chánh như năm 63 đó; mà chỉ có quân đội, khi họ bị Mỹ mua chuộc và lèo lái. Tôi không phải chỉ kết án chính phủ Mỹ, nhưng trước tiên tôi trách những người VN hồi đó đã trưởng thành và có trách nhiệm trong chính quyền và quân đội đã không giữ được đất nước độc lập trước sự can thiệp của người Mỹ vào nội bộ VNCH. Một số không muốn chống TT Diệm, nhưng bởi vì họ tin tưởng vào người Mỹ, vũ khí viện trợ của Mỹ; nên thấy Mỹ không ủng hộ ông Diệm họ đã ngả theo con đường của Mỹ để rồi sau khi TT Diệm chết họ đã biết ân hận. Nhưng đã muộn rồi. Khi thấy rằng quân đội VNCH đang bị Mỹ mua chuộc và đâm chém lẫn nhau, TT Diệm đã có ý muốn hoà giải, thương lượng với phe phản bội nhưng đã bị bọn họ thừa cơ giết chết.

        Mấy ông tướng miền Nam hoặc dân miền Trung có nhiều ông chống cộng triệt để, nhưng nhiều ông đi 2 hàng; theo QG chỉ vì họ đã lỡ theo Pháp rồi phải sợ VC thôi. Khi được VC mua chuộc (như Dương Văn Minh, Đỗ Mậu…) thì họ sẵn sàng nuôi VC và bí mật hoạt động cho VC. TT Diệm tin tưởng và cân nhắc dân Bắc Di Cư là vì những yếu tố đó. Như Nguyễn Cao Kỳ (dân Bắc Di Cư), hắn chỉ mới phản bội lâu sau khi VNCH bị mất, và khi thấy hàng ngũ QG, nhất là mấy ông đảng phái ở hải ngoại thúi quá… Tin tưởng VC thì chắc chắn không ai tin đâu, nhưng vấn đề là tiền thôi.

        PG đấu tranh chống TT Diệm để họ được treo cờ trong công sở… Nhưng họ đã để VC xâm chiếm miền Nam, họ đã ra đón quân CS kéo vào SG; để rồi ngày nay giáo hội PG ở VN bị VC nhuộm đỏ. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân; câu nói đó nên dành cho thượng toạ Thích Thiện Minh khi được VC đem vô Khám Chí Hoà!!! Người ta còn nhớ trước 75 ông ta công khai ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng trước nơi công cộng để chống lại TT Thiệu; nhưng ông Thiệu không làm gì được ông ta.

        Có một điều, nhiều người có thể nhận thấy; nếu không có dân Bắc Di Cư thì chắc chắn miền Nam đã rơi vào tay VC từ lâu rồi. Đầu tiên là nhóm dân này ủng hộ TT Diệm để ông có tinh thần dẹp tan các sứ quân, đảng phái, giáo phái để thống nhất quân đội VNCH. Sau khi lên nắm chính quyền TT Diệm đã lập thêm những lực lượng biệt kích, Thủy Quân Lục Chiến… vô cùng lợi hại cho quân đội VNCH. Trong giai đoạn sứ quân, ngoài một số chính khách QG, TT Diệm chỉ còn biết trông cậy vào sự ủng hộ của dân Bắc Di Cư. Nhờ đó ông chiến thắng được Bảy Viễn và đánh đuổi bọn du đãng tay sai của Pháp và Bảo Đại này ra khỏi SG. Lúc đó quân Pháp còn ở miền Nam và đóng đầy ở SG, họ ủng hộ Bảy Viễn. Nếu không có những dân Bắc Di Cư và các linh mục công giáo ủng hộ TT Diệm, e rằng quân Pháp sẽ can thiệp và yểm trợ quân du côn Bảy Viễn. Nếu thế thì lịch sử VNCH sẽ khác, và nó sẽ chấm dứt bằng cuộc Tổng Tuyển Cử năm 1956 vì sẽ thua CS Bắc Việt.

        Là người dân, không ai nuối tiếc Bảo Đại, nhưng người ta ủng hộ TT Diệm vì ông đã can đảm dẹp loạn sứ quân và đuổi hết quân Pháp ra khỏi miền Nam. Dĩ nhiên TT Diệm phải dựa vào thế lực của Mỹ, để hành động ích quốc lợi dân; chứ không thể dựa vào Mỹ để nổi loạn, tạo cơ hội cho Mỹ và VC mở rộng chiến tranh, mở đường cho VC xích hoá miền Nam VN.

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Thiển nghĩ, “Lịch sử” cũng sẽ bị bó tay, nếu chỉ dựa vào những bài viết của csvn, của những kẻ chống đối ông Diệm trong đó có Giaodiem, Sachhiem,… và ngay cả bài viết của tác giả Nguyễn Văn Trần và “bình loạn” của Lão Ngoan (Lại Minh Cương) ? (Trung Kiên)

        - hahahaaaa, đến cái tên người mà bao lần viết sai trật. Choáng woá xoá !

        - chỉ có ní nuận của Kiên và đồng bọn “thế mới là phải phải”, hihihihuhuhuhu.

        - Mjạ ní nuận củ chuối như ri mà cũng dám bình … loạn như ở chốn không người toàn ma (cỏ ma gà ma xó) !

        * Lũ khốn chuyên khoe rỡm, bị đá ra rìa, bèn hận thù đằng đằng, kiếm đủ thứ thổ bỉ, để nói xấu, huyễn hoặc dân lành, gây nên tang tóc. Lại loạn cào cào dưới tay của…nhân sỉ đất nước!… (Tien Ngu 01/01/2012 at 09:32)

        * Nói như thế, Diệm thời đó muốn mời ai mần cố vấn an ninh, cố vấn quốc gia, chắc phải chờ sự chấp thuận của…nhân sỉ miền Nam mới được mời? Diệm…sơ ri ba te, có mấy đứa cháu ruột, coi như con, lôi chúng nó vô ở chung để hú hí, vui vẽ hạnh phúc gia đình chút chút, cũng là chuyện….phạm luật quốc gia? Vợ con nó an toàn, nó…an toàn, mới tập trung được óc…cố vân cho mình kha khá, chuyện ấy là thô bỉ à? (Tien Ngu 02/01/2012 at 11:08)

        Với Kiên thì ai ý khác mình bèn đặt một lô dấu hỏi mà rằng, “âm mưu gì đây”, như dưới bài hai viết nghiên cứu rất công phu của Trọng Đạt, hay ai tỏ dấu chê cụ Diệm là Kiên nghi rằng ganh tị, gian ác bla bla bla

        Tóm lại, chỉ toàn ĐỐI THỤI, cả vú lấp miệng em ,
        íu có đối thoại nghiêm chỉnh chút nào, nên bế tắc dài dài.

        Lão Ngoan

      • Trường Giang HN says:

        Đọc comment đoạn 1+2 của ông Lại Mạnh Cương tôi bị sửng sốt, ngỡ ngàng, không tin vào mắt mình.
        Không biết có phải BS Lại Mạnh Cương ở Hàlan hay là một tên CAM giả danh, vì nó giống hết luận điệu tuyên truyền của Hà Nội?

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Thưa tiên sinh,

        Lý luận giống Cộng Sản về các chế độ độc tài miền Nam ?

        Trước hết, đó là SỰ THẬT.

        Cứ thản nhiên “vô số tội” đổ diệt cho đó là sản phẩm của CS, để dễ dàng chụp mũ người khác, theo tôi rất BẤT LƯƠNG và HÈN KÉM. Bởi đuối lý nên chụp mũ cho được việc mình …..
        [hiện tượng này chả khác gì khi nói về hòa giải hòa hợp dân tộc là đổ diệt cho đó là của CS bla bla bla]

        Thứ hai, độc tài toàn trị CS là cùng một họ hàng thân thích với các loại độc tài khác (phát xít, quân phiệt, gia đình trị như ở Cuba, Bắc Hàn hiện nay).
        Chính vì thế chúng “đi guốc trong bụng nhau”, nên khi mổ xẻ phân tích, chúng nó rõ nhau còn hơn người dân chủ tự do đích thực

        Cần nói thêm, chẳng phải chỉ có CS là độc quyền láo lừa, mị dân, mà đám bà con cật ruột của nó cũng rứa !

        Ciao,
        Lão Ngoan

        TB: Xin hỏi ngoài lề một tí nhé.

        Trường Giang HN chắc là ở Hà Nội !?
        Tôi nghĩ có thể đoán khá đúng, bởi thường thì người trong nước (hay lớn lên trong lò xã nghĩa), nên dùng từ ngữ Hà Lan, chứ không phải Hòa Lan !

        Nếu quả thế thật tôi nghĩ tiên sinh phải rành sáu câu xem CS nó sai hay đúng cái gì chứ ?
        Chẳng hạn thực tế vừa qua cho thấy kinh tế thị trường (tư bản) cũng cần kết hợp với kinh tế chỉ huy (xã nghĩa) ở một số chỗ, hay tùy lúc nhà nước phải thò tay vào can thiệp, bởi tự do quá dễ bị bọn xấu lợi dụng sinh loạn trong lãnh vực kinh tế tài chính, điển hình như ở Mỹ và một số nước Tây Âu, trong đó có Hòa Lan là một !

      • Tien Ngu says:

        Miệng thì hô hào…tiên trình tự do dân chủ, nhưng lại nhổ phẹt phẹt lên lịch sử miền Nam tự do.

        Không hiểu đây phải gọi là lưu manh trí thức, hay ba phải ngây thơ.

        Nhu là cái thá gì mà…phom phom dẫn vợ con vô dinh độc lập ăn ở? Nghe hỏi là biết ngay loại tiểu nhân lớn tật ganh tị, mà…mắt hí, không thấy được…sự đời.

        Nói như thế, Diệm thời đó muốn mời ai mần cố vấn an ninh, cố vấn quốc gia, chắc phải chờ sự chấp thuận của…nhân sỉ miền Nam mới được mời? Diệm…sơ ri ba te, có mấy đứa cháu ruột, coi như con, lôi chúng nó vô ở chung để hú hí, vui vẽ hạnh phúc gia đình chút chút, cũng là chuyện….phạm luật quốc gia? Vợ con nó an toàn, nó…an toàn, mới tập trung được óc…cố vân cho mình kha khá, chuyện ấy là thô bỉ à?

        Diệm…thừa hưỡng được tinh thần chống cộng của một triệu dân tị nạn cs miền Bắc, các đàng phái nhân sỉ quốc gia, mà Diệm…dở hạch chuột, không biết xài nên…đi đứt? Cái này là hỏi…hay nghe, trên cả tuyệt vời. Như thế có nghĩa rằng thì là, giá như thời ấy Diệm nên nhường cho đại diện đảng phái, nhân sỉ quốc gia ra lèo lái con thuyền miền Nam, thì có lẽ nhân dân miền Nam sẽ….sướng cho đến hôm nay, không phải chỉ trong vòng 5 năm ngắn ngủi, giả tạo…

        Nhân sỉ khinh miệt Diệm như thế, hèn chi khi hạ sát được Diệm, nhân sỉ mừng quá xá, đổ ra đường reo hò…cách mạng thành công, từ nay tự do dân chủ hết phãn, miền Nam sẽ do…nhân sỉ lèo lái mà lên đời.

        Hỡi ơi, ai ai cũng còn nhớ, Diệm đi dứt, nhân sỉ cứ leo lên rồi…tuột xuống, leo lên tuột xuống loạn cào cào, ấp chiến lược bị phá, VC tự do…tràn vào, Mỹ đổ quân, miền Nam như con thuyền không bến đổ…

        Lịch sử miền Nam VN, VC viết, hậu sinh đã…tá hoã. Nay để cho lủ điếm viết, hậu sinh đành phải….nhập ma. Người chết, thôi cũng đành…chết luôn…

      • Ban Mai says:

        Bẫm Cụ,

        Tôi còn trẻ, lại đẹp gái mà sao cụ nỡ lòng nào “trù ẻo”..tiên sinh đầu năm.. heheheeh :(

        Còm của Cụ thường quảng diễn, nôm na là chẩn bệnh, nhưng chẳng bao giờ thấy kê toa ra răng cả! Chẩn có đúng phóc nhưng không kê toa, hay lụi kim thì bệnh nhân cũng yên tâm.. ra nghĩa địa! Mà đã có vô thiên lủng đợt hội chẩn về bệnh rùi! Con bệnh chừ đang ngáp ngáp.. chỉ cần lụi kim hay thuốc thôi! Thuốc gì, phương pháp, thời gian chữa trị theo Cụ phải mần răng tê ..

        “Nhưng NHẤT ĐỊNH phải làm một cái gì đó cho tiến trình dân chủ Việt Nam.” hehehe mới nghe thì óach thật nhưng vưỡn ở thì tương lai phải không ạ? Cứ “NHẤT ĐỊNH” hội chẩn kê toa chữa trị thử ra răng đi hè! Đốc từa đầy dẫy như ri lại không hội chẩn về thuốc hỏi có lạ lắm không?

        Yên trí, nếu Cụ cho đúng thuốc thì tôi sẽ nói Anh Cô không rượt nữa đâu hỉ!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        1/
        Bệnh đã chẩn:
        - độc tài (mọi hình thái)

        2/
        Toa đã kê :
        - antidote : dân chủ đa nguyên

        3/
        Management (conduite-à-tenir):

        - liều lượng tùy nghi theo từng cơ địa.

        Thiên hạ khối người lên đường từ khuya, vậy mà Ban Mai vẫn ngủ mơ!
        (Nên ….”đái không qua ngọn cỏ” là thế, hahaaaahaa ….)

        Ciao,
        Lão Ngoan

      • D.Nhật Lệ says:

        Tôi bắt buộc phải góp ý về điều gọi là “đái không qua ngọn cỏ”,
        dù LMC.cố ý làm giảm đi sự nhục mạ người khác bằng tiếng
        cười… vô duyên kiểu muốn làm hòa cả làng như thế !
        Với tư cách là một người tham dự diễn đàn này,tôi xin lỗi cô/
        chị Ban Mai về ý kiến kỳ thị nam-nữ nói trên.Ai cũng có quyền
        góp ý,mỗi người có quan điểm khác nhau.về một lãnh vực mà
        không ai thành thạo và có kinh nghiêm gì cả,do đó tự cao tự
        đại về cái mình không sở trường là điều nên và phải tránh !
        Tôi có 1 đàn anh khoe khoang không đúng chổ,đó là anh ta
        xuất bản 1 tập thơ nhưng xưng danh là đốc tơ đốc…tiết (canh)!
        Chẳng có gì liên quan giữa thi ca và y khoa cả,chẳng lẽ anh ta
        nghĩ là thêm vào 2 chữ đốc tơ thì thơ hay hơn chăng ? Nhảm !

  5. Con lai says:

    Đám tướng tá làm đảo chánh và lật đổ ông Diệm vào lúc đó củng chỉ 30 ngoài thôi ,người lớn nhất trên 40 tuổi . Tương tự như đàn em của HCM vào thời cướp được chính quyền 1945 !

    Với số tuổi trẻ như vậy chưa có và không bao giờ cai trị dân biết gì nhiều về điều hành đất nước mà có quyền hạn lớn như thế ! Bất hạnh cho dân Việt khi nhửng người trẻ tuổi sôi nổi này nắm vận mệnh đất nước ! Làm sao sánh với ông Diệm được .

    Xuyên suốt lịch sử VN thì hình ảnh ông Diệm là bộ mặt chiếm được cảm tình của đa số người dân !

  6. Chứng Minh Sự Thật says:

    Ông Trần Văn Trấn trích dẫn nhiều từ những bài viết của những kẻ chống ông đối và đả kích ông Diệm. Bài viết của ông vì thế mang tính bôi bác, xuyên tạc, không mang tính mổ xẻ hay bàn luận xây dựng, khác hẳn với những người QG đối lập với ông Diệm.

    Ông Hà Thúc Ký là người đã từng bị chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm kết án khổ sai chung thân, nhưng ông HTK đã phân biệt tâm tư tình cảm rằng;
    Riêng đối với ông Diệm, cá nhân tôi đã từng ngưỡng mộ chí sĩ Ngô Đình Diệm từ ngày tôi còn là sinh viên. Cái cảm tình của tôi đối với vị Thượng Thư từ chức của ngày xa xưa ấy là do “hữu xạ tự nhiên hương” từ nơi con người thật của ông, chứ vào thời điểm đó chưa có những bài ca “Suy tôn Ngô Tổng thống” và “Ngô Tổng thống muôn năm”. Kíp đến giai đoạn ông Diệm lên cầm quyền thì tôi đi vào tù. Đến nay, ông đã nằm xuống thì cái tình cảm của người sinh viên đã dành cho ông ngày ấy lại trở về với tôi, mỗi khi bất chợt nghĩ tới ông, tôi vẫn bùi ngùi tiếc thương con người đích thực của ông, cả một đời nặng lòng lo toan đất nước.‘ (http://tintuchangngay.info/2011/11/03/nhan-lễ-tưởng-niệm-cố-tổng-thống-ngo-dinh-diệm-–-thử-nhin-lại-biến-cố-ba-long-của-d/)

    Biến cố Ba Lòng đã tạo ra sự nghi ngờ, ngăn cách giữa chính quyền ông Diệm và Đảng Đại Việt, ‘ông Hà Thúc Ký đã chỉ xin chính quyền đối xử một cách công bình, “chừa một lối thoát danh dự” cho anh em Đại Việt, nhưng đã không được như vậy‘ , vì ông Diệm chủ trương:
    Phải thống nhất quân đội, không thể có những lực lượng riêng biệt. Phải thống nhất hành chánh, không thể có địa phương tự trị. Phải thống nhất tài chánh, không thể có những sắc thuế do địa phương tự đặt ra”.
    Đọc để thấy được những khó khăn và cảm thông với ông Diệm thời ‘loạn sứ quân’ lúc bấy giờ, thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân, đảng phái và tự ái vặt.

    • D.Nhật Lệ says:

      Phải công tâm mà thừa nhận nhân cách đàng hoàng đáng nể,thậm chí là quân tử
      của lãnh tụ Đại Việt Hà Thúc Ký qua đoạn trích dẫn trên của bác CMST.
      Nhân đây,xin chia sẻ với các bác về tin ngụy tạo (không thể tin được) đăng trên báo
      CAND.ngày 29-01-07 “Hà Thúc Ký và vụ mưu sát Ngô Đình Diệm năm 1957″ trong
      đó bịa đặt dựng chuyện rằng HTK.mưu sát TT.NĐD.ở cầu Công Lý,SG.
      Không hiểu tại sao NĐD.đã chết từ…khuya,đã có 1 tên VC.nằm vùng Hà Minh Trí ám
      sát hụt mà còn phải ngụy tạo tin tức như trên để làm gì cơ chứ ? Chẳng lẽ VC.vẫn còn
      sợ và hận NĐD.đến thế ư ? Vô lý qúa ! Theo tôi,đó chỉ là vì VC.vẫn cố tuyên truyền bịp
      bợm rằng sở dĩ chúng “giải phóng miền Nam khỏi ách Mỹ- Diệm” là bởi NĐD.tàn ác
      qúa đến nổi cả đảng phái đối lập miền Nam như HTK.cũng thù ghét NĐD.!!!
      Bài báo trên không thể nói là lộn tên Hà Minh Trí ra Hà Thúc Ký được vì địa điểm.ám sát
      trong vụ HMT.là ở hội chợ Ban Mê Thuột còn ở đây là cầu Công Lý,SG.Nếu mưu sát thì
      HTK.có thể sai đảng viên mình làm,chứ ai lại chính lãnh tụ đảng ĐV.mà làm như thế ? Đó
      là chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia”,lẫn lộn với Nguyễn Văn Trổi mưu sát Mc Namara
      ở cầu Công Lý,SG. ! Trong hồi ký của mình,HTK.nếu có làm thì ông ta đã viết ra rồi.
      Đúng là quen thói bịp bợm,VC.cũng không tha cả người chết từng là đối thủ đáng sợ nhất
      của chúng ! (Do đó,HCM và đồng bọn đã ăn mừng về cái chết của NĐD.).

      • Hải Đăng says:

        Không ma ranh quỉ quyệt, không bịa đặt gian dối thì không phải là người CS. Bản chất của họ là thế. Ông Hà Thúc Ký có mưu sát ông Diệm ở cầu Công Lý không? Lần đầu tiên tôi được nghe chuyện này cũng từ báo CAND.

        Ở miền Bắc, ông Hồ Chí Minh là thần tượng, tất cả báo chí và hệ thống truyền thông nhà nước dốc toàn lực để tô vẽ và đánh bóng ông Hồ.

        Ở miền Nam thì ông Diệm là thần tượng và là thành trì chống cộng vững mạnh nhất. Sau khi ông Diệm bị giết, VNCH đã không có được bộ mặt nào sáng giá, có được tầm vóc như ông Diệm, nên đã bị Mỹ thao túng và bị CSVN coi thường, đưa đến ngày 30.4.1975

        So sánh tình hình chính trị và đời sống của người dân hai miền cùng một thời, thì đời sống nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của ông Diệm trổi bật hơn miền Bắc rất nhiều.

        So sánh về mặt tư cách, đạo đức và cương trực thì ông Diệm cũng hơn hẳn ông Hồ. Vì vậy mà CSVN phải tìm mọi cách để bôi nhọ và hạ bệ ông Diệm.

        Một số tướng lãnh và nhân sĩ miền Nam đã không nhận ra điều này nên đã tiếp tay với My để sát hại ông Diệm. Đấy là thắng lợi lớn nhất của Bắc Việt, bất chiến tự nhiên thành, họ đã reo mừng khi có người làm thay, loại bỏ ông Diệm giùm cho họ, vì ông là một đối thủ nguy hiểm và đáng gờm nhất.

        Mặc dù ông Diệm đã chết cách đây đã 40 năm, nhưng ý chí và lòng cương quyết bảo vệ nền Độc Lập và chủ quyền quốc gia của ông càng ngày càng được nhiều người dân biết đến và ca ngợi, nên CSVN lại càng ra sức bóp méo và bôi nhọ, cố tìm mọi cách xoá bỏ ông Diệm để thần tượng của họ là ông Hồ được nổi bật.

      • Ông già chống cộng 0cg says:

        Tui chịu ý kiến này. Tuy giản đơn nhưng sắc bén lắm!

  7. ĐẠI NGÀN says:

    CHÍNH TRỊ VÀ CUỘC ĐỜI

    Không ai có thể biết hết mọi chuyện của cuộc đời. Không ai có thể ngồi đọc hết mọi dữ liệu của lịch sử. Cũng chẳng ai sống đầy đủ hết mọi khía cạnh của cuộc sống. Cuộc đời vẫn đa đoan, chính trị vẫn xô bồ, lịch sử vẫn bề bộn chính là như thế. Cuộc đời cũng như lịch sử, qua từng giai đoạn, chẳng khác gì một thúng cam mỗi khi bị đảo hay bị lắc, xóc. Cứ mỗi khi như thế, luôn luôn có lớp cam mới bị đè bẹp xuống dưới, cũng luôn luôn có cái cam mới được cơi lên trên cùng. Trái được cơi lên trên cùng chính là kẻ được làm vua, làm lãnh tụ. Lớp bị đè bẹp dưới đáy chính là đám bình dân, quần chúng. Tất cả cũng chỉ đều là sản phẩm của lịch sử. Cho dầu Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm, Lý Thừa Vãn, Lý Quang Diệu v.v… cũng chỉ là thế. Tất nhiên lịch sử thì mù quáng, nhưng những nhân vật lịch sử thì không phải chỉ thuần túy mù quáng. Chính cái tâm, cái đức, cái chí, hay cái thủ đoạn, mánh lới, sự khôn khéo, thời cơ, hay phận mạng của họ cũng góp phần cùng lịch sử khách quan để làm nên các sự nghiệp, thành công, hay thắng lợi chủ quan của họ. Nói tóm lại, bất kỳ lãnh tụ chính trị hay ông vua nào cũng được tạo thành do ba yếu tố : thời cơ hay nguyên nhân của sự thành công, bản thân giá trị hay ý nghĩa như thế nào của sự thành đạt, cuối cùng là sự nghiệp để lại có được nhiều người đánh giá cao hay ngưỡng mộ, ca ngợi thật lòng hay không, có được lịch sử muôn đời về sau xem trọng và ngợi khen hay không. Không bất kỳ một cá nhân nào làm nên công nghiệp gì nếu không có cả một lực lượng đông đảo, xa gần phò tá, phụ trợ cho họ. Cái ác hay cái thiện của những con người chính trị lớn phần đông cũng đều phụ thuộc theo cái các hay cái thiện của những lực lượng phò tá này. Có thể họ biết hay không biết các việc làm tốt, xấu, thiện, ác của những cá nhân khác nhau đi theo hậu thuẫn, phò tá, hay toa rập với họ. Tất nhiên họ cũng không thể chối bỏ trach nhiệm hoặc chia phần vinh dự của mình với những việc làm thiện, ác, tốt xấu của đám quần thần vô danh nhưng hoàn toàn đắc lực như thế. Bởi vậy, mỗi nhà chính trị lớn đều có mỗi chính đảng hậu thuẫn cho mình. Chính đảng chỉ là công cụ của nhà chính trị. Giá trị của nhà chính trị hay nhà lãnh đạo, cũng chỉ là giá trị của chính đảng hay ngược lại. Nhưng giá trị này là giá trị gì ? Đó là các giá trị đạo đức, khách quan, tinh thần, vật chất, khoa học, trí tuệ, hay chỉ là sức mạnh mù quáng và cuồng tín. Sự đánh giá là đánh giá về mặt xã hội, nhân bản, không phải đánh giá ở sự thành công, địa vị, hoặc sự nắm quyền của người làm chính trị và các chính đảng của họ. Nói sâu xa hơn, người làm chính trị thực lòng và có giá trị luôn luôn phải dựa vào cái tâm, cái tầm và cái đức. Còn nếu người làm chính trị chỉ vì tham vọng, sự nghiệp cá nhân, các danh lợi phù phiếm, thì cho dù thành công ra sao, ý nghĩa xã hội của chính trị vẫn là các giá trị, ý nghĩa xoàng xỉnh hay không cao lắm. Sự luận giá về chính trị cũng cần cái tâm, cái tầm của người luận giá lẫn đối tượng được luận giá. Người làm chính trị đúng tầm chỉ lấy cái đưc phục vụ đất nước, xã hội làm chính. Người làm chính trị không đúng tầm chỉ thấy có quần chúng được mình lạm dụng, lợi dụng hay xỏ mũi vì cái lợi riêng của bản thân mình mà thôi. Ai sẽ đánh giá chính xác mọi việc này. Xin thưa rằng đó chính là thời gian của lịch sử. có nghĩa thời gian càng dài thì lịch sử mới càng chính xác. Nói chung ý nghĩa nhất chỉ có những con người nhân bản. Nếu chỉ có lãnh tụ và những kẻ chổng khu ca ngợi lãnh tụ, thì cả lãnh tụ và những kẻ chổng khu đều không phải con người nhân bản hay xã hội nhân bản thật sự. Cuối cùng ý nghĩa quan trọng nhất, không ai phủ nhận ông Hồ Chí Minh gắn với phong trào cộng sản quốc tế, còn ông Ngô Đình Diệm gắn với các thế lực chống cộng quốc tế. Chỉ có những đám quần chúng thuần túy hùa theo mới chỉ biết “Bác Hồ” hoặc “Cụ Ngô” tuyệt đối vĩ đại mà thôi.

    Võ Hưng Thanh
    (30/12/11)

    • Dao Cong Khai says:

      You đừng nói vòng vòng để rồi đâm bị thóc chọc bị gạo. Chữ vĩ đại được người ta gán cho HCM, đừng nói quàng xiên như thế để cố tình đồng hoá những người luyến tiếc TT Diệm như những người CS. Đó là 2 thế lực đối nghịch với nhau, tôi tin nơi đó chứ không dám tin nơi mấy ông QG LÃO THÀNH, đảng phái lão thành, hay là dân chủ ngoài miệng.

      You đừng nói vòng vòng để rồi đâm bị thóc chọc bị gạo. Chữ vĩ đại được người ta gán cho HCM, đừng nói quàng xiên như thế để cố tình đồng hoá những người luyến tiếc TT Diệm như những người CS. Đó là 2 thế lực đối nghịch với nhau, tôi tin nơi đó chứ không dám tin nơi mấy ông QG LÃO THÀNH, đảng phái lão thành, hay là dân chủ ngoài miệng.

      Trong thực tế, nhạc sĩ Ngọc Bích viết bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống đó là để tạo một hệ thống lãnh đạo uy tín hầu đối đầu với VC ở phương Bắc. Và kết quả là đối với dân quê thì cái ý mục đích của nhạc sĩ Ngọc Bích đã trở thành hiện thực, đến nỗi hôm nay những kẻ đối lập với TT Diệm luôn phải ghen tương đố kỵ với cái uy tín đó của TT Diệm.

      • NON NGÀN says:

        TRẢ LỜI ÔNG ĐÀO CÔNG KHAI

        Vấn đề chính là ý thức của nhân dân nói chung mà không phải quan điểm của cá nhân này hay cá nhân khác đối với những nhân vật khác nhau đã từng có cơ hội đứng đầu hay lãnh đạo đất nước. Ý thức nhân dân có nghĩa là ý thức phát triển, ý thức vươn lên, hay trình độ dân trí tức năng lực nhận thức của số đông người dân về phương diện chính trị. Chỉ khi nào ý thức toàn dân thật sự cao, khi đó mới vượt qua mọi loại bệnh tật tôn thờ lãnh tụ. Chỉ khi nhân dân thấy mình cũng đứng ngang hàng và bình đẳng với lãnh tụ, khi đó đất nước hay dân tộc mới thật sự có tự do, dân chủ, hay thật sự có khả năng phát triển. Khi nào phần lớn bộ phận trong nhân dân còn có xu hướng chỉ biết tôn thờ lãnh tụ, dù lãnh tụ hướng này hay lãnh tụ hướng khác, có nghĩa tinh thần thụ động, nô lệ hãy còn cao, có nghĩa dân tộc và đất nước vẫn còn lạc hậu và chưa phát triển nói chung vậy thôi. Tôi viết là tôi viết theo chiều hướng của nhu cầu phát triển xã hội và đất nước VN nói chung. Trong khi đó ông ĐCK hình như vẫn chỉ có cái nhìn theo cảm tính riêng tư của cá nhân ông, nên cho tôi nói lòng vòng hay nói vòng vo, tôi thành thật xin lỗi.

        VHT

  8. viet says:

    Về công văn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng có thể giải thích ngắn gọn như sau:

    Trong hoàn cảnh năm 1958, mục tiêu lớn nhất của Bắc Việt là giành lại cả Miền Nam, Rõ ràng mục tiêu này to hơn rất nhiều so với Hoàng Sa. Thế là vì cái lớn mà tạm hy sinh cái nhỏ (chỉ là “tạm” thôi nhé). Lúc đó ông Đồng chỉ hở ra cái ý phản đối TQ là TQ cắt ngay viện trợ, cắt đường tiếp tế của LX qua đất TQ, và có thể còn chiếm luôn cả miền Bắc nữa chứ đừng nói chi đến “giành lại cả miền Nam”? Vậy giữa HS và hoàn cảnh của cả nước như vậy, cái nào đáng “tạm” hy sinh?

    Thế nào là “tạm hy sinh”?
    Trong hoàn cảnh như vậy ông Đồng phải viết sao cho TQ hiểu là VN công nhận HS là của TQ, Tuy nhiên, về pháp lý thì cái công văn đó vô giá trị. Công văn ấy chỉ thể hiện quan điểm của chính phủ, chưa phải là hiệp định giữa 2 quốc gia ( phải có được QH 2 nước thông qua). Điểm nữa là lúc đó HS do VNCH quản lý, ý kiến của VNDCCH cũng là vô giá tri theo luật QT. Toàn bộ như thế được gọi là “tam hy sinh” đấy, thưa các vị. Ông Đông viết như vậy là hoàn toàn có chủ ý tốt và là vô cùng khéo léo./.

    • Tien Ngu says:

      Năm 1958,

      Miền Nam tự do, miền bắc cs.

      1956, cs Bắc Việt đã vang danh…cãi cách long trời lỡ đất, cả trăm ngàn mạng dân tiêu tùng. Hồ chí Minh đóng kịch…khóc, sữa sai thêm vài chục ngàn mạng nữa. Chưa kể các vụ thủ tiêu âm thầm.

      Cho nên miền Nam tự do nghe cs, là…ấy ra quần.
      Thử hỏi có cái thứ ngu nào, đang tự do mà muốn được cs cai trị?

      Cho nên cái láo vì….giãi phóng miền Nam, mà đành hy sinh Hoàng Sa, Trường Sa, lưỡi bò biển đông, là cái láo nghe….quá thúi. Càng hát càng thúi…

    • Tan says:

      Rất đúng!
      Vì thế cho nên ngày nay TQ chỉ có thể chửi VN là “kẻ lật lọng”, là “kẻ ăn cháo đá bát” chứ không thể đem cái công văn của ông Đồng ra QT để làm “bằng chứng” cho chủ quyền HS được!

      - Nói VN là “Lật lọng” ư? “Lật lọng” với kẻ cướp thì có gì là xấu đâu?
      - Nói VN là “ăn cháo đá bát” ư? Cho người ta “cháo” để thực hiện một “âm mưu đen tối” thì “đá bát” một tý, có gì sai đâu?

      • Tien Ngu says:

        Hỡi ơi, xưa lạy nó, xưng con, nhờ nó cung cấp AK, B40 mới có đồ chơi mà…sinh Bắc tử Nam. Nay nói ngược, nó…dọng vô mặt không còn một cái răng mà ăn cháo ấy chứ.

        1979, bị nó tát vào mặt một lần rồi, Đã phải nhất bộ nhất bái qua năn nỉ ở Tứ Xuyên, mới được TC chấp thuận ra tay đùm bọc sau khi cha Liên Xô lăn đùng ra chết. Còn ai mà không biết?

        Không nên đóng kịch ta luôn…bảnh lần nữa để lừa dân, dân 6 tỉnh phía Bắc đã phải oan mạng bao nhiêu rồi?

        Putin bây giờ đang cháng váng mặt mày, sức mấy hắn dám ghẹo Tàu Cộng?

        Đi đêm, lạy nó thì chịu thiệt cho rồi, còn bày đặt nói dóc, Nghe bịnh quá.

        Thấy cờ…6 sao vàng hoành tráng ra đón Tập cận Bình chưa? Láo với dân hoài, coi sao phải?

    • MẹMốc says:

      T.H.Ú.I T.H.I.Ệ.T ! ! !
      Dù muốn dù không ,Tc đả đem công hàm mật của pvđồng r làm bằng chứng là đảo Hoàng Sa đả là của chúng,có sư công nhận của nước đàn em là csbv do tên thủ tướng KÝ xác nhận đàng hoàng.Vây còn cải chày cải cối gì nửa cơ chứ ?Hoàng Sa dù ở phần lảnh thổ của vnch thì củng là của vn. Hơn nửa lại đem dâng cái phần không phải của mình cho quan thầy TC thì con người đó có gọi là trí thức hay chỉ bàng gióng chó lợn ?Dù bi65n minh gì di nửa củng là làm cái việc ngu muội không thể nói được. Còn sau này vụ bị hiếm luôn Trường Sa thì sao ? Củng là “hi sinh ” chỉ vì mục đích trả nợ súng dạn bắn giết con dân vn,cùng máu đỏ da vàng ,cùng tổ tiên,cùng một mẹ nửa sao ? Mà không riêng gì tC chiêm đả lơn ,ma cái bọn cùng cha cùng me với Tàu Cộng là Đài Loan củng chiếm 01 phần ,rồi philuậttân,indonesia cùng nhau xâu xé “bức dư đồ”vn do mẹ để lại.Còn không gọi là phản quốcthì gọi là gì ?Còn nói “tạm hi sinh” thì nay hi sinh thật hay hi sinh tạm . Chử nghỉa VC hay như vậy mà có người cứ chê bai..Mà {thế nào là”tạm hi sinh?’ (có giải thích đó. Chử “tạm hi sinh ” có ngơac kép đảng hoàng,có dâu hỏi nửa. Nghe cứ như cán bộ. nói “Lưởi không xương nhiều đường lắc léo”..Hay ngon dở củng là cáí lưởi.Nghe mới biết tại sao có cái lưởi Bò..
      Thê mà có kẻ vổ tay reo hò”Rất đúng !”.
      VN ta có đâu lật lọng,sao dám lật lọng 9cho dù hcm sống dây củng không dám). Chúng nó đang qua quì mọp lạy thiên triều để xin dâng và xin ” cho mgu dân phản đối chút xíu cho dân ngu chúng khỏi làm loạn. Còn ngu dân sẻ bắt cầm tù đánh bỏ me đứa nào đòi HSTS .” NgtDủng nói cứng,Npt qua thanh minh,lạy luc ,tâu “nói rứa mà không phảirứa”..và ai chống dối cho “vào trường PHNP”, nghỉa là lấy phẩm bôi đen trái tim yêu nước cho gióng như chúng.
      Chúng thì khong ăn cháo mà ăn fund nên không cần đá bát,mà giử lại.ci bát B52. ccho bọn bọn theo chúng củngliếm,’mút’ chút để biết mùì xì dầu ,ngủ vi hương..

      “Cho nên cái láo vì….giãi phóng miền Nam, mà đành hy sinh Hoàng Sa, Trường Sa, lưỡi bò biển đông, là cái láo nghe….quá thúi. Càng hát càng thúi…”
      Quả có T H Ú I T H Ậ T ! ! !

  9. viet says:

    tan says:
    30/12/2011 at 13:08

    Hồi xưa tôi có được nghe một mẩu chuyện hài chính trị như thế này: ” ở Mỹ có một nhà tù chuyên nhốt các tội pham quốc tế. Tuy nhiên các tội phạm của các nước được dồn vào một khu có tường bao quanh rất cao, có dây điện để trần và nhiều bót gác rất nghiêm ngặt. Riêng một khu dành nhốt các tội phạm người VN thì chỉ có bức tường cao khoảng 2 m bao quanh, chẳng có dây điện trần và cũng chẳng có cái bot gác nào? Có nhà báo hỏi viên cai ngục là tại sao lại như vậy? Viên cai ngục mới từ tốn trả lời rằng riêng đối với dân VN, không cần lo chúng nó trốn vì nếu có thằng nào trèo lên tường thì ngay lập tức có thằng khác túm chân kéo xuống liền. Yên tâm đi!…”.???

    Lời Bình: Ý nghĩa của câu chuyện trên là dân VN ta nhiều khi chỉ vì mâu thuẫn cá nhân hoặc ghen ăn tức ở với nhau mà tự kìm hãm nhau, không cho nhau tiến bộ. Thậm trí người này có làm việc có ích cho đời nhưng vì cá nhân vẫn bị kẻ khác cản phá và ngược lại….Cái đó hình như người ta gọi là “dân trí thấp” thì phải???

    • Tien Ngu says:

      Thưa, câu chuyện vui kể trên, thuộc loại chuyện….phong thần bán bánh kẹp. Chỉ có lủ cò mồi cs, không hiểu xã hội Mỹ là gì, mới tưỡng tượng chuyện…Mỹ, mà kháo với nhau. Người có…óc, ai cũng biết rằng xã hội Mỹ, bao gồm hết trọi, luôn phải theo tiêu chuẩn equal opportunity, không phân biệt màu da chủng tộc. Kỳ thị là chuyện thô bỉ, thất học nhất ở Mỹ.

      Cho nên cái lời bàn, nghe cũng….trật bàn đạp. Người Vn, công nhận là thời nào cũng có hạng tiểu nhân bỉ ổi, ganh tị với nhau từng chút, nhưng ít có láo lừa bỉ ổi như thời cs. Vì cái nạn cs, xã hội VN ngày nay, đâu cũng tràn ngập…láo và lừa. Từ cách giao tiếp, hành xử, cho đến thức ăn, đồ dùng hàng ngày.

      Trình bày sự thật, không phải là…ghen tức hay…dân trí thấp. Ấy gọi là sự thiệt thà, giãn dị, ngay thẳng.

  10. Ma xưa says:

    Các Bác Việt Kiều Hải ngoại đã nói vì lợi ích dân tộc VN mà chống Cộng . Sao qua các phần góp ý thấy hình như các Bác đang ” Chống gậy tìm về mái nhà xưa ” . Tiếc rằng trên con đường trở về lại có những ý kiến bất đồng các Bác lại trở gậy đánh nhau !!!

    Than ôi ! Mái nhà xưa đâu còn nữa mà về .

    Sao không hướng về phía trước để kêu gọi :

    TOÀN DÂN VN HÃY CÙNG NHAU ĐỨNG LÊN ĐỂ LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ

    KHÔNG THAM GIA SINH HOẠT ĐẢNG ĐOÀN

    ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CS VN TÌM MỌI CÁCH TRẢ LẠI THẺ ĐẢNG

    Đây mới là việc làm thiết thực nhất hiện nay . Tìm về chuyện xưa nào khác gì người mù rờ voi …Ai đúng ai sai chỉ có trời mà biết . Mèo nào chả khen mình dài đuôi . Vạch áo cho người khác xem lưng có ích lợi gì , sao không âm thầm ráng nuốt cho đi điều cay đắng , phải tốt hơn không ???

    • Trung Kiên says:

      Than ôi ! Mái nhà xưa đâu còn nữa mà về .
      Sao không hướng về phía trước để kêu gọi :
      TOÀN DÂN VN HÃY CÙNG NHAU ĐỨNG LÊN ĐỂ LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ
      KHÔNG THAM GIA SINH HOẠT ĐẢNG ĐOÀN
      ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CS VN TÌM MỌI CÁCH TRẢ LẠI THẺ ĐẢNG
      ” (Ma xưa)

      Rất chính xác!
      Một ý kiến đầy tri thức và xây dựng!

      Cám ơn bạn Ma xưa

      Khôn ngoan đá đáp người ngoài
      Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
      Bao năm mất nước ruột đau
      Sao không nhắm Cộng (csvn), mà cứ đá nhau thế này?

      Mời các Bạn đọc phản hồi của tôi dưới comment của Lại Mạnh Cường ở bên dưới!

      • Tien Ngu says:

        Thưa,

        Tâm tỉnh, thân mới an. Tề gia trước hết, đâu đó một ý mới tụ trung được nội lực.

        Cho nên trình bày sự thật để giãi toã những cái láo lịch sử về Diệm, về Thiệu, được dàn dựng bởi những tên tiểu nhân bỉ ổi, những con sâu bọ trong khối tự do, mhững tên ba phải bơm theo, không để cò mồi VC có dịp lòn lách dìu dắt chúng nói láo,

        Ấy mới gọi là công đạo, công bằng lịch sử, và cũng là một phương thức căn bãn cho việc xây dựng một xã hội tự do vững chắc.

Leave a Reply to D.Nhật Lệ