WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuối đời, cuối năm

 

Ảnh bellenews.com

Người ta thường nói ở tuổi cuối đời ai được sống an lành là người có phước. Cựu Tổng thống Jacques Chirac ở tuổi 79, ngày 15 tháng 12, vừa bị Tòa án Paris tuyên án phạt Ông 24 tháng tù treo về tội “lạm dụng tín nhiệm, biển thủ công quỉ, thủ lợi bất hợp pháp” trong vụ án “nhân viên ma” của Tòa Đô chánh Paris trong thời gian Ông làm Đô trưởng. Ông nhận bản án và không chống án. Ông vẫn khẳng định là Ông hoàn toàn vô tội.

Bản án hình sự của Cựu Tổng thống Chirac là một bản án lịch sử và đầu tiên của nền Đệ V Cộng Hòa Pháp. Đúng hơn từ Chánh phủ Vichy!

Phiên Tòa lịch sử

Toà vừa tuyên bố bản án 2 năm tù treo cho Cựu Tổng thống Chirac, nhiều người lấy làm tức giận vì đã không làm gì có thể ngăn chặn trước. Họ không thể chấp nhận một phán quyết như vậy cho Ông Chirac được.

Ông Chirac không tới hầu Tòa. Trong phòng xử, có để sẵn cái ghế bọc nhung đỏ sẫm, trên chỗ dựa cài miếng giấy ghi tên Jacques Chirac. Khi Tòa tuyên án, nhìn chiếc ghế đọc bản án.

Trong lúc đó, Ông Chirac theo dõi phiên Tòa. Tại Văn phòng của Ông ở đường Lille do Chánh phủ cấp, không xa chỗ ở của Ông lắm, những người thân của Ông tụ hợp nhau chung quanh Ông: Claude, con gái của Ông, Đổng lý Văn phòng của Ông, Bertrand Landrieu, người bạn thân Maurice Ulrich và một nhóm những người thân cận từng phụ tá Ông trong Chánh quyền.

Vào trưa ngày 15 tháng 12, tại phóng xử, Ông Chánh án Dominique Pauthe tuyên phạt Ông Chirac 2 năm tù treo về tôi “lạm dụng tín nhiệm”, “biển thủ công quĩ ” và “thủ lợi trái phép”.

Con gái của Ông Chirac phản ứng ngay “Phải kháng cáo mới được” vì “ nếu ta không kháng cáo thì người ta sẽ không hiểu tại sao”.

Ba vị trạng sư của Ông Chirac thuộc hàng nổi tiếng ở Paris thảo luận với nhau “Nếu kháng cáo, ta hi vọng được gì? Bao giờ? Trong một năm? Trong hai năm? Với ai xử án?”.

Cuộc thảo luận diễn ra. Ông Chirac theo dõi . Đôi khi Ông gật đầu, có lúc Ông cau mày tỏ vẻ thắc mắc. Rồi Ông im lặng. Vẻ mệt mỏi hiện ra.

Cuộc thảo luận dẫn tới ý cụ thể là nên tìm một lối thoát danh dự. Với lập luận “Không kháng cáo, chính là một cách làm chủ lấy số phận của mình”.

Qua buổi chiều, nhóm thân cận với Ông Chirac họp lại. Có thêm con rể của Ông Chirac, nguyên Tổng thư ký Tổng thống phủ, và vị Giáo sư Trường Luật, trong lúc đó, Ông Chirac vắng mặt. Bà bernadette Chirac đi về Corrèze nơi Bà Đại diện, qua điện thoại, Bà theo ý kiến “không kháng cáo”.

Tới tối, Văn phòng Cựu Tổng thống Chirac phát hành một thông cáo gởi cho báo chí: “Cựu Tổng thống ghi nhận phán quyết của Tòa án”, không khỏi bị “tổn thương” và “buồn” nhưng “Ông quyết liệt phản đối nội dung bản án”. Vì thế, Ông không kháng cáo. Ông nói “Tôi, rất tiếc, không còn sức lực cần thiết để theo đuổi với các phiên Tòa để bênh vực sự thật nữa. Sự tôn trọng những cơ chế của chúng ta để cho mọi việc được lắng dịu… Tôi tin tưởng ở đồng bào của tôi biết tôi là ai: một con người lương thiện .”

Cái khó của Tòa án

Theo hồ sơ, Ông Chirac là người có sáng kiến và vai chánh trong vụ “ lạm dụng tín nhiệm, biển thủ công quỉ và thủ lợi trái phép” trong vụ “nhân viên ma” được Tòa đô chánh trả lương mà làm việc nơi khác, như làm việc cho đảng RPR của Ông. Nói tới “nhân viên ma ”, bạn đọc chắc còn nhớ thời Việt Nam Cộng hòa ta cũng có đầy “lính kiểng”, “lính ma” nhưng không thấy có mấy ai ra Tòa. Càng không có Tổng thống ra Tòa vì Tổng thống là người bất khả xâm phạm! Nhưng “lính kiểng”, “ lính ma” hoàn toàn khác với “nhân viên ma” ở đây vì “lính kiểng” là lính có mặt nhưng không làm việc thật sự, “lính ma” là lính có tên, có lãnh lương nhưng không thấy hiện diện ở đơn vị hay nhiệm sở bao giờ. Còn “nhân viên ma” làm cho Ông Chirac bị 2 năm tù treo là người không làm việc ở cơ quan chủ quản của mình mà đi làm việc cho nơi khác .

Ông Chirac đã chi trả lương cho “nhân viên ma” do Ông dựng lên làm thâm thụt hết lối 1.400.000 euros của ngân sách Tòa Đô chánh Paris.

Khi luận án, Tòa không thể không cứu xét những yếu tố quan trọng như vụ “nhân viên ma” đã được Tòa Đô chánh Paris, kế nhiệm, không đứng đơn dân sự và chấp nhận Ông Chirac hoàn trả khoảng tiền trên cho Tòa Đô Chánh (Ông Chirac trả 1/3, đảng UMP, hậu thân của RPR, lãnh trả 2/3 ), thâm niên phục vụ nước Pháp, Ông Chirac không lấy tiền đó bỏ túi, tình trạng sức khỏe của Ông sa sút. Nhưng Ông vi phạm luật khi Ông quản lý công quỉ làm thiệt hại quyền lợi của dânParis dưới trách nhiệm của Ông. Vì vậy Tòa phải buộc tôi Ông. Trong vụ này, có 7 người liên hệ, 5 bị án tù treo, 2 người được miễn tố.

Khi bản án tuyên bố, phe Tả phần lớn đều đón nhận với sự hoan hỉ như “kẻ chiến thắng”. Tuy Ông Chirac không còn là đối thủ nhưng vẫn là “phe địch” theo biện chứng  Ta / Địch muôn thuở!

Vài giai thoại về Ông Chirac

Lúc Ông Chirac đang tại chức, vụ “nhân viên ma” đã bùng nổ nhưng Ông không bị dính miểng vì hưởng quyền miễn nhiễm của Tổng thống theo điều 67 của Hiến pháp. Ông Alain Jupé, Thủ tướng và Tổng trưởng của Ông bị 1 năm tù treo và 2 năm mất quyền ứng cử. Mãn hạn, Ông Jupé trở lại ứng cử và tái đắc cử Thị trưởng thành phốBordeaux. Hiện nay, Ông làm Tổng trưởng Ngoại giao và nhân vật số 2 trong Chánh phủ của Ông Fillon.

Lúc đó, nhiều người Pháp nói đùa trong Cà-phê “Khi Ông Chirac thôi làm Tổng thống, Ông phải đi ghi tên xin việc làm ở văn phòng tìm việc của Bộ Lao động (vì suốt đời, Ông chỉ làm Dân biểu, Thị trưởng hoặc Thủ tướng và Tổng thống), Ông lâm cảnh không nhà ở (vì suốt đời Ông ở nhà Chánh phủ cấp) và ra hầu Tòa. Nay thực tế cho thấy Ông mất việc vì không làm những chức vụ cũ nữa, ra hầu Tòa và bị án tù treo 2 năm . Không có nhà cũng đúng vì tới nay, gần 5 năm, Ông vẫn chưa tìm mướn được cho Ông và Bà vợ một nơi ở theo ý muốn. Hiện Ông Bà phải ở tạm căn Appartement của gia đình Hariri, cố Thủ tướng Liban, cho mượn. Thật tình phải nói là quá tội nghiệp cho Ông Chirac. Thân phận của Ông ngày nay rất ứng nghiệm vào lời bông đùa của một số dân chúng trong lúc trà dư tữu hậu. Mới hay miệng đời ăn phó-mát, uống rượu chát nói đâu, có đó!

Nhưng Ông Chirac ở nhờ căn Appartement của bạn cho mượn tạm cũng khá hơn 90 % dân Pháp có nhà. Căn Appartement nằm trên Bến Voltaire, Quận VII Paris, một mặt trông ra sông Seine, mặt kia nhìn qua Bảo tàng viện Louvre. Tuy phía bờ sông Seine có hơi ồn vì nhiều tiếng xe chạy nhưng chiều xuống, ngồi trên bao lơn, nhìn xuống sông Seine êm đềm trôi thì cũng đáng lấy làm nên thơ lắm.

Căn Appartement cho 2 Ông Bà Chirac ở tạm từ gần 5 năm nay rộng 396 m2, gồm 8 phòng, có garage và sân trong cho xe đậu, chớ không phải chỉ có 180 m2 như nhiều người nói.

Căn Appartement này có lịch sử lâu đời vì nó xây cất vào thế kỷ XVII. Nhưng nó không có giá trị lịch sử vì đã một lần sửa chữa gần như xây cất lại mới hoàn toàn. Trong thời gian từ năm 1695 – 1710, Bà Louise Renée de Penancoet de Keroualle, tình nhân của vua Charles II của Anh, ở tại đây. Bà là người có tiếng tham tiền nên tìm cách thu về cho bà những đồ vật có giá trị như bàn ghế, tủ, giường, tranh ảnh, …

Sau năm 2000, nhà thời trang LVMH( Louis Vuiton, Moet, Hennessy) bán lại cho gia đình cố Thủ tướng Liban bị ám sát tháng 2 năm 2005 với giá 21 triệu quan Pháp (=3 triêu euros ) vì nhà thời trang thấy không thích hợp để làm xưởng làm việc. Gia đình Hariri muốn mua chỉ vì nhắm cái sân trong làm chỗ đậu được nhiều xe. Khi để cho Ông Bà Chirac ở tạm chờ kiếm nhà, gia đình Hariri làm lại 2 cánh cửa lớn, đúng theo mẫu cũ, bằng gỗ sồi với mở đóng tự động. Sự thay đổi này làm cho những gia đình ở trong khu đó thấy dể chịu nên họ đều cảm ơn Ông Chirac. Ngoài ra, họ còn được hưởng ké sự bảo vệ an ninh vì luôn luôn ngày đêm đều có 1 xe cảnh sát đậu ngay trước cửa canh gác.

Gia đình Hariri cảm ơn Ông Chirac vì lúc làm Tổng thống, Ông đón nhận gia đình Hariri ở lại Pháp và còn cho bảo vệ an ninh chống lại sự khủng bố của Syrie thường xuyên hăm dọa.

Luật cứng rắn nhưng là luật

T.T.Sarkozy đón nhận tin Ông Chirac bị 2 năm tù treo nhưng không có lời bình luận. Ông chỉ nói “Sự việc này không nên làm cho mọi người quên đi sự dấn thân trường kỳ của Ông Chirac đóng góp phục vụ đất nước, điều đó xứng đáng và còn xứng đáng mãi mãi để Ông được dân chúng quí trọng .”

Trước sự nghiệp lớn của Ông Chirac, sự quí mến của đại đa số dân Pháp dành cho Ông, Tòa án đã thấy khó phán quyết sự vi phạm luật của Ông. Nhưng luật pháp của chế độ pháp trị không cho phép vượt qua nguyên tắc căn bản của chế độ dân chủ “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật ” .

Phiên Tòa xử Ông Chirac gồm những người “độc lập”, tức thành phần không do Chánh phủ bổ nhiệm trước đây.

Ông Chirac bị phạt tù tuy không bị giam giữ, và nhứt là không bị quản chế như ở Việt Nam, nhưng cũng là một tổn thương lớn của một vị Tổng thống ở cuối đời. Con người ta sống trọn vẹn trong lành cho tới ngày cuối là một điều mà mọi người mơ ước.

Buồn cho Ông Chirac, đã được ở trong Chánh quyền suốt đời, đó cũng là cái phước lớn hơn người, mà còn bất hạnh là không ở trong Chánh quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nếu Ông làm Chủ tịch nước Việt Nam thì chắc chắn chẳng bao giờ Ông bị Tòa phạt, mặc dầu Ông có lấy làm của riêng hàng tỉ đô-la đi nữa.

Ai không tin, cứ đi hỏi Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, và các Ủy viên TW đảng… sẽ được trả lời.

© Nguyễn thị Cỏ May

© Đàn Chim Việt

 

2 Phản hồi cho “Cuối đời, cuối năm”

  1. Lê Thiện Ý says:

    Câu kết cuả N.T.Cỏ May hay thiệt, khéo “nức nở” vì nó BỘC LỘ RÕ BẢN CHẤT CỦA 2 CHẾ ĐỘ : độc đảng, độc tài thì “xử theo luật rừng, trong 1 rừng luật”; trong khi chế độ dân chủ xem trọng luật pháp (quan – dân đều bình đẳng trước pháp luật). Với trách vụ DÂN CỬ, có CÔNG LỚN cho nước Pháp, Ông Chirac VẪN BỊ KẾT TỘI; trong khi BỌN ĂN HẠI, BÁN NƯỚC VẪN AN NHIÊN NGỒI XỔM
    TRÊN DƯ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT XHCN. Có phải đó là cái bất hạnh cuả VN không ?

  2. nguyen says:

    Nhiều người Việt có bộ óc bã đậu nhất là thường xuyên đi về VN và sống tại các quốc gia mà bấy lâu nay họ
    vẫn cho là tỵ nạn đã so sánh rằng ở Mỹ , ở Pháp ,v…v… cũng có tham nhũng , bóc lột như ở VN vậy có gì khác đâu !! Nhưng họ cố tình không biết để che dấu tội lỗi của họ cho dù họ đã biết ở quốc gia đang cư ngụ rằng
    quý vị có quyền phạm pháp và Luật Pháp có quyền xử và bỏ tù quý vị một khi tội danh được Tòa án xét xử và phán quyết không dành riêng đặc quyền cho một ai như : con trai Tổng thống Mitterand can tội buôn bán vũ khí qua Phi châu bị còng tay vào bàn khi ông thẩm vấn hỏi cung, khi được hỏi đến lý lịch cá nhân , tên cha thì bị can đã thắc mắc là cha của đương sự 50 triệu người Pháp đều biết , tại sao ông thẩm vấn không biết nhưng ông vẫn thản nhiên hỏi lặp lại rằng cha anh tên gì ? Bà Tibéri , vợ ông Tibéri, Thị trưởng Paris, bị nhốt gia hạn tại sở cảnh sát vì can tội hành chánh
    Thử hỏi Nguyễn tấn Dũng và vô số các đồng đảng thậm chí con cháu , dòng tộc của chúng có như vậy không ?
    Việt nam dưới chế độ cộng sản có được như vậy không ?
    Hỡi các bộ óc toàn bã đậu ???????????

Leave a Reply to nguyen