WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tuyên bố của Hội Địa Lý Quốc Gia Mỹ về vấn đề Hoàng Sa

Với mục đích theo đuổi chuẩn mực phù hợp và chính xác, Hội địa lý quốc gia (National Geographic Society- NGS), có bề dầy lịch sử 122 năm  là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vưc khoa học và giáo dục, chúng tôi luôn cố gắng tham khảo nhiều nguồn để đưa ra những quyết định độc lập dựa trên những nghiên cứu kỹ càng.

Chúng tôi không tìm cách giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ giữa các bên về chủ quyền cũng như cách gọi tên, nhưng luôn theo một chính sách mang tính thực tế – có nghĩa là, nhằm miêu tả một cách tốt nhất cho bất kỳ người đọc hoặc người xem nào tình trạng thực tế.

Đối với quần đảo Paracel Islands (tên gọi truyền thống từ lâu đời), National Geographic thừa nhận rằng quần đảo này đã bị chiếm đóng và quản lý bởi chính phủ Trung Quốc từ năm 1974, và do vậy sử dụng tên Tây Sa của Trung Quốc như tên gọi chính. Điều này phù hợp với chính sách bản đồ của chúng tôi.

Trên bản đồ của khu vực hoặc những bản đồ có tỉ lệ đủ lớn, chúng tôi cũng thừa nhận và ghi chú tên tiếng Việt là Hoàng Sa, với lưu ý  rằng  Trung Quốc hiện chiếm giữ và quản lý các quần đảo này, trong khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Chúng tôi tin tưởng rằng đó là thực tế mà tất cả chúng ta đều đã rõ.

Gần đây xẩy ra nhiều khiếu nại về các ghi chú trên bản đồ thế giới của chúng tôi, tỉ lệ quá nhỏ của bản đồ gây khó khăn cho chúng tôi trong việc ghi các thông tin chi tiết về các quần đảo nhỏ như quần đảo Hoàng Sa.

Chúng tôi đã xem xét kỹ tình hình và nhận ra rằng, nếu chỉ đơn giản ghi tên các quần đảo này bằng tiếng Hoa và chữ “Trung Quốc” mà không có thêm lời giải thích nào có thể gây ra hiểu lầm đáng tiếc.

Trong tương lai, chúng tôi sẽ cung cấp những lời giải thích về tên gọi trên các bản đồ của chúng tôi, hoặc chúng tôi sẽ bỏ qua, không ghi bất kỳ tên gọi nào. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ tốt hơn với thực tế hiện nay trong việc chú giải trên các bản đồ có tỉ lệ lớn.

Cập nhật, 25 Tháng Ba 2010:

Ủy ban Chính sách Bản đồ thuộc Hội Địa Lý Quốc Gia gần đây đã có cuộc gặp gỡ để thảo luận về vấn đề này một cách chi tiết hơn. Dựa trên những thông tin tốt nhất và những nghiên cứu sẵn có, Ủy ban Chính sách Bản đồ cố gắng đưa ra các đánh giá độc lập về những thay đổi trong tương lai hoặc cách giải thích trên các bản đồ của mình, cũng như trong việc sửa các lỗi đã có.

Các quy ước đặt tên của quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ của chúng tôi sẽ được sửa đổi như sau:

* Bản đồ thế giới với tỉ lệ nhỏ hơn: Sử dụng tên thông thường – Paracel Islands – và sẽ không ghi chú sở hữu của nước nào.

* Bản đồ khu vực, châu lục với tỉ lệ lớn hơn: Sử dụng tên thông thường  – Paracel Islands – với ghi chú về sở hữu rằng: chiếm đóng bởi Trung Quốc trong năm 1974, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa Qundao;  Việt Nam đòi chủ quyền, tên Việt Nam là Hoàng Sa.

Các quy ước này sẽ được áp dụng trên các ấn phẩm phát hành trong tương lai với các bản đồ của chúng tôi, và cả trên các bản đồ trực tuyến trong thời gian ngắn sắp tới.

Nguồn: National Geographic Society

Ngọc Khánh lược dịch.

© Đàn Chim Việt (Bản tiếng Việt)

Phản hồi