WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thơ ca Việt Nam – sức mạnh tranh đấu của người dân

Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ngày tới Mỹ (6/2011)

82 năm sống trong xã hội cộng sản, một xã hội coi nói dối là cứu cánh hàng đầu. Tất cả từ dân đen đến lãnh đạo đều thuộc nằm lòng câu nói: “ Thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm”. Hoặc “tội gì mà nói thật, đến nửa thật, nửa dối cũng còn “láo nháo cháo hơn cơm” cơ mà? Cho nên cứ nói dối là thượng sách”. Nói dối để được lòng tất cả, bất chấp mọi hậu họa xảy ra sau đó. Thay vì “đường đi hay tối, nói dối hay cùng” , thì họ thản nhiên lập luận: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, ở đâu âu đó”. Cả thiên hạ “gần mực” đều đen, mình “gần đèn” chỉ tổ có mà dại. “Rạng đâu” không thấy, chỉ thấy nhan nhản ngoài đường, ngoài phố, gần lề hè, cầu cống, bụi cây, các bà các cô…rạng ra đái vì thiếu nhà vệ sinh công cộng. Vì thế thay vì hô “Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm”, người dân hô khẩu hiệu: “Nói dối muôn năm” (đủ ba lần) . Tất nhiên bệnh từ lãnh đạo mà ra, sống trong một xã hội lừa lọc, giả dối, vàng thau lẫn lộn như vậy nên đa phần người người dân Việt Nam có tính hài hước bẩm sinh. Trước hết là biết giễu cợt từng bước đi, từng câu nói của lãnh đạo bằng cái nhìn vừa nghiêm khắc vừa bỡn cợt. Sau đó dù ở bất kỳ khía cạnh nào, từ chính trị đến văn hóa, xã hội v.v người dân cũng nhìn ra sự buồn cười ở tầng lớp quan chức cao cấp hoặc lãnh đạo đảng, cho dù họ xuất hiện dưới cái vỏ trang trọng: Là cha già dân tộc, hay tổng bí thư đi chăng nữa. Cái buồn cười mà người dân Việt Nam nhìn thấy là cái trái nghịch trong cùng một kẻ. Cụ thể, một kẻ vô luân, đĩ điếm, như Lê Khả Phiêu lại nói chuyện đạo đức. Tên ăn cắp Nguyễn Tấn Dũng lại là trưởng ban chống tham nhũng, dạy mọi người phải bảo vệ của công, bảo vệ thành quả xã hội chủ nghĩa, không được tham nhũng, trộm cắp, lừa đảo v.v Giám đốc sở công an thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh, luôn tỏ ra hống hách với cấp dưới, với người dân và mọi tầng lớp trong xã hội nhưng lại là tên nịnh bợ bậc nhất thế giới. Nếu nói rộng ra thì còn vô vàn chuyện buồn cười trong ngục tù xã hội chủ nghĩa mà ta bắt gặp ở mọi nơi, mọi lúc cũng như trong mọi thời gian của cuộc sống, dưới sự cai trị của đảng cầm quyền. Kẻ hoạn lợn dốt nát như Đỗ Mười lại làm ra vẻ thông thái bằng cách tuyên bố sẽ bỏ ra hai năm đi học Đại học, để trở thành bác học, về lãnh đạo đất nước(!) Giữa tuổi đời 80 còn ngỏ lời cầu hôn với tiến sĩ toán học Hoàng Xuân Sính và nhận được câu trả lời đích đáng: “Cám ơn, nhưng tôi không có nhu cầu”. Kẻ dốt nát không hiểu biết gì về luật giao thông như Đinh La Thăng nhưng lại rất thích “nổ”, luôn xuất hiện như một người “hùng”, làm chao đảo túi tiền của người dân. Nguyễn Phú Trọng với đầu óc rỗng tuếch nhưng lại thích trở thành chính khách, sang tận Cu Ba thuyết giáo về chủ nghĩa xã hội để tỏ ra uyên bác bằng những lời nói vô nghĩa…Nhờ những người có đầu óc hài hước, có khả năng tự ngắm lãnh đạo mình trong khi diễn trò nên không ít những vần thơ để đời được nảy sinh.

Hãy xem lời dân gian Việt Nam đồn thổi về cái gọi là “cha già dân tộc” và người học trò xuất sắc số một của cha trong vai trò tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam bao nhiêu năm:

Xưa nay mấy kẻ đa tình
Lê Duẩn là một, bác mình là hai
Càng già, càng dẻo, càng dai.
Cuỗm năm bảy vợ, hơn trai ngoài đời
Trong khi đồng minh lớn như Pháp, Mỹ bị lãnh đạo cộng sản gọi là đế quốc , thực dân, bị coi như kẻ thù không đội trời chung, thì với kẻ cướp đất , cướp biển, phá tài nguyên thiên nhiên là Trung Cộng, lại là đồng chí tốt “ như môi với răng”, môi hở răng lạnh, thông qua 16 chữ vàng v.v Trí tuệ dân gian nhận định:

Tiên sư cái bọn phản dân
Với giặc “hảo lớ” với dân: liệu hồn
Dân ta ai cũng căm hờn
Biển khơi giông tố rập rờn bao năm
Bất cứ dân tộc nào sản sinh ra một sát nhân, cả dân tộc phải gánh chịu hậu quả của tên sát nhân đó. Nói về chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào Miền Nam có thơ:
Tiếm đoạt, gian manh dạy tiếng đồn
Chết rồi chẳng được gánh đi chôn
Tuồng như đất oán, lòng nham hiểm
Hay chính trời hờn, dạ ác ôn?

Kéo rục dòng sông, thương mặt nước
Đem phơi sườn núi, tủi hồn non
Xác còn nằm đó chờ chung thẩm
Tội ác muôn đời cứ giả khôn
Nhìn rõ sự bùng nhùng về chính trị, bế tắc về quản lý của đám lãnh đạo đảng, bà con đặt lời, kèm theo sự tiên đoán về thời thế, một kết cục không thể tránh khỏi của đám lãnh đạo du côn:

Suốt đời lo chỉnh đốn
Càng chỉnh càng đốn thêm
Ôi đảng ta khốn đốn
Trước sau cũng đổ kềnh

Công an là tay sai đắc lực của đảng , là công cụ đàn áp nhân dân, nên người dân cũng dễ dàng chĩa mũi giáo hờn căm vào bọn chúng. Thay vì “ vô cùng thương tiếc” khi “bạn dân” hy sinh thì bà con hả dạ , coi như đã trừng trị được một con chó ác trong cả bầy chó ác:

Một trung tá công an
Vừa anh dũng hy sinh
Trong khi làm nhiệm vụ
Nợ máu phải đền thân

Nạn bạo hành diễn ra ngày càng nhiều tại các đồn công an. Vào bảy còn ba, vào hai mất một…Có người chỉ được lũ “bạn dân” mượn tạm vào ban đêm mà sáng ra đã âm dương cách biệt đôi đường, trong khi người vợ trẻ bụng mang dạ chửa, chuẩn bị đến ngày “khai hoa nở nhụy”. Trí tuệ nhân dân cũng được dịp phát tác:

Công an mà khởi tố
Là dân khổ tới rồi
Nếu cái mạng không toi
Cũng suốt đời mang tội

Tòa án cũng là nơi dung dưỡng muôn vàn tội ác, nơi chỉ có đồng tiền ngự trị. Nơi “nén bạc đâm toạc tờ giấy”. Nơi người dân ngửa cổ kêu trời vì có cả một rừng luật mà người dân nếu không có tiền sẽ bị xử như luật rừng và ngược lại: “Đồng tiền không phấn không hồ.Đồng tiền khéo chạy , khéo lo mọi đường”. Thay vì chửi bới dung tục, những vần thơ râm ran xuất hiện:

Pháp luật thật bí ẩn
Vì toàn là ý bẩn
Hễ cứ hỏi tiền đâu
Là đầu tiên xóa án

Kể từ 1945 đến nay, sau khi cướp được chính quyền từ tay nhân dân, đảng cai trị bằng chính sách hộ khẩu vô cùng hà khắc, nhân dân miền Nam miêu tả:

Nước nhà dùng hộ khẩu
Toàn dân thành hậu khổ
Muốn rời nơi cư trú
Phải vác miệng đến tâu

Khổ qúa đến mức cột điện nếu có chân cũng phải bỏ đi, nên người dân ra đi bằng mọi cách. Trước là vượt biển, vượt biên, sau là xuất khẩu lao động. Nhiều người phải bán nhà, bán cửa để lo hợp pháp hóa giấy tờ ra được nước ngoài tị nạn kinh tế, tị nạn giáo dục v.v. Thơ Miền Nam viết:

Cái số dân mình khổ
Lo giấy má thủ tục
Dù giá mấy cũng mua
Mong qua kiếp sống thừa

Trước cảnh ăn trên ngồi trốc của bọn lãnh đạo , người dân chịu không thấu, nhà thương tâm thần chật ních bệnh nhân, không cầm lòng được, tác giả vô danh viết:

Lãnh đạo ta đê tiện
Nhân dân khổ qúa trời
Ăn đói không được nói
Dân trở thành người điên

Lãnh đạo mà đê tiện thì dân thành “điên tệ” cũng là điều dễ hiểu. Chuyện chưa từng có, kể từ sau 1945, người dân xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội tràn vào ủy ban treo khẩu hiệu, đánh trống khua chiêng, đuổi hết bọn quan tham ra ngoài, kêu gọi dân làng đem nồi, đem gạo, nước và củi lửa đến để nấu cháo, thực hiện một cuộc “ trường kỳ kháng chiến”. Những vần thơ của anh chị em trong nước lại tha hồ “quật khởi”

Đầu tiên tác giả nghiệp dư Anh Chí  viết:

Chị em ngự trị trong ngoài
Quan xã chạy tiệt chẳng ai dám vào

Sau đó là Lã Việt Dũng nối lời:

Với dân còn chạy thế này
Tàu mà nó đến thì mày trốn đâu?

Sẵn mạch thơ, hồn thơ, cũng như âm hưởng của cuộc “trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”, Anh Chí  thêm:

Trốn đâu cũng chết với bà,
Bà lôi khỏi ổ, bà tra …ngao vào*
Tra vào thì phí làm sao
Q uan tham , cướp đất bà đào mồ chôn!

Như một quy luật tất yếu khi người dân đã hết sợ thì sức mạnh nhân dân như nước lũ tràn bờ, sẽ quét sạch hết bọn sâu mọt không chừa một ai! Gấu Nga viết:

Ngày mai mình bán da bò
Cho dân căng trống, đuổi lò… súc sinh…!!
Sâu to, sâu nhỏ hôi rình
Trống chiêng bà đánh giữa đình diệt sâu!! 

Anh Chí  tiếp nối mạch thơ trên:

Chuyện này chắc sẽ không lâu,
Dân mà chết đói, bầy sâu hết trò.
Giòi mọt sâu bọ nhỏ to,
Củi, nồi, bếp núc lửa to bà hầm,
Này dao, này thớt bà bằm
Chúng mày nát bấy khỏi làm khổ dân

Vườn Thơ  cũng góp thêm một tiếng nói trong cả rừng thơ trên‎:

Bà tuy già cả yếu rồi,
Nhưng còn đủ sức nấu nồi cháo to.
Cút đi cái lũ mặt mo,
Coi chừng bà nhét củi, tro vào mồm.

Bùi thị Minh Hằng – người phụ nữ của thế kỷ 21, người mải mê tranh đấu đến mức phải vào trại phục hồi nhân phẩm , chứng kiến cảnh bà con nổi dạy qua tiếng trống Mê Linh vọng về từ thời bà Trưng ,bà Triệu cũng nổi hứng làm thơ:

Trụ sở chúng ngồi rung đùi-
Bây giờ Dân chiếm chúng lùi đi đâu?
Cho mày lùi tới chuồng trâu
Bởi ngu thì ở với trâu với bò..

Phải chăng đó là kết cục phải có khi dân nổi can qua, không còn cảnh quan tham thì ở nhà to, người dân vất vả một nắng hai sương thì vạ vật nơi gầm cầu, vừơn hoa, mà ngược lại khi người dân đã hiểu rõ quyền của mình, cùng liên kết với nhau tạo thành sức mạnh thì nhà quan biến thành trụ sở ủy ban xã hoặc trường học, trạm y tế, còn quan trở về đúng vị trí của mình “Bởi ngu thì ở với trâu với bò”.

Xem ra vận nước sắp đến rồi, và thơ ca là vũ khí tranh đấu không thể thiếu trong thời kỳ này cũng như mọi thời kỳ trước đó. Sẽ đến lúc thơ ca- vốn chỉ là những âm tiết nở hoa từ trái tim mỗi người sẽ trở thành những quả bom ngôn luận thúc đẩy người dân đứng dậy, để ngày tàn của cộng sản đến sớm hơn …

Sacramento cuối tháng 6-2012
(Kỷ niệm một năm ở Mỹ)

© T.K.T.T

© Đàn Chim Việt

————————————————————
*Tục ngữ Việt Nam “ mặt sao, ngao vậy”

 

17 Phản hồi cho “Thơ ca Việt Nam – sức mạnh tranh đấu của người dân”

  1. Giáo Thứ says:

    VỚI NHÀ THƠ

    Đừng hổn hển với tình yêu mật ngọt
    Rồi giả vờ than khóc mây mưa
    Có những gã đem thơ ra hóa phép
    Vẽ bùa mê lên trán những tâm hồn

    Thơ không thể quay lưng vào xó tối
    Khi ngoài kia gió nổi ầm ầm
    Biển đã khóc mà nhà thơ ngủ mãi
    Nắng trên đầu đâu phải nắng riêng đâu !

    Thơ một thời đã từng ra trận chiến
    Chém vào thù sắc bén như gươm
    Cáo Bình Ngô đã đi vào lịch sử
    Những bài thơ thành tượng của Anh hùng

    Đừng ru ngủ bằng vầng gieo dối trá
    Kẻ thù kia hiện hữu phía sau lưng
    Tim ta đập thành bài thơ đất nước
    Biển gầm lên cuồn cuộn tiếng thơ trào …
    (01/07/2012)

    • NON NGÀN says:

      YÊU VÀ GHÉT

      Thơ thực tế vẫn thơ cần yêu nhất
      Yêu vì ngay vì chân thực ở đời
      Thơ đáng ghét là thơ nhằm trình diễn
      Tỏ ta đây cũng kiểu cọ làm thơ

      Thơ tình ái chỉ lăng nhăng lăng cuội
      Giả yêu đương và mơ tường đương yêu
      Đầy ấm ớ khóc mây và thương gió
      Ngợi trăng sao và rán sớm sương chiều

      Người thiết thực coi thơ là công cụ
      Thơ như dao mổ xẻ khối u đời
      Thơ như đạn bắn vào nơi tăm tối
      Giúp cho đời phải rực sáng lên thôi

      Thơ vĩ đại như Bình Ngô Đại Cáo
      Thơ nhân văn câu chuyện của Thúy Kiều
      Thơ nhân ái như Khúc Ngâm Chinh Phụ
      Ghét hay yêu thơ quả chỉ bấy nhiêu !

      ĐẠI NGÀN
      (03/7/12)

  2. xoathantuong says:

    Thơ dở là vè?
    Vè hay là thơ?
    Xin thưa, vè là vè, thơ là thơ. Vè có vè hay, vè dở. Thơ có thơ hay, thơ dở. Xin đừng lẫn lộn.

    http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A8
    “Vè là một trong những thể loại văn học dân gian Việt Nam. Theo Đại Nam quốc âm tự vị, vè là chuyện khen chê có ca vần và việc sáng tác vè là việc đặt chuyện khen chê có ca vần. Định nghĩa này còn đơn giản, nhưng đã nêu được những đặc trưng cơ bản của vè.”

    • NGÀN KHƠI says:

      VỊT VÀ NGỖNG

      Vịt không phải là ngỗng
      Ngỗng không phải thiên nga
      Nhưng vẫn loài chim cả
      Cần phân biệt cả ba

      Vịt là chú vịt đẹt
      Ngỗng là anh cao ngồng
      Thiên nga lướt mây gió
      Song cũng thảy loài chim

      Vè và thơ cũng vậy
      Vè là thơ bình dân
      Thơ điệu vần trí thức
      Dĩ nhiên thơ khác vè

      Việc đời vẫn đơn giản
      Biết thì nói nhau nghe
      Không biết thì dựa cột
      Đừng có kiểu rẹt te

      NON NGÀN
      (03/7/12)

    • Lâm Vũ says:

      Cám ơn bác XTT đã cung cấp định nghĩa “vè”. Ngẫm lại tôi thấy định nghĩa quá đúng. Thời Đệ nhất VNCH, bộ Thông Tin có tổ chức cuộc thi vè, chủ đề “Khuyến khích dùng hàng nội hoá”.

      Sở dĩ tôi nhớ vì tôi đã lén đọc được mấy chục trang đánh máy vè bố tôi làm ra để tham dự. Nhờ thế, tôi thấy vè khác thơ khá nhiều, nhưng có giá trị riêng của nó. (Cuối cùng hình như bố tôi không trúng giải.)

  3. Thanh Hà says:

    Gửi anh Non Ngàn và Nguyễn Hoàng.
    Khó khăn lắm tôi mới vượt từơng lửa vào đây đựơc, Anh Non ngàn không làm thơ mà chỉ là một thứ văn xuôi ghép lại cho vần, nhưng cũng có ý đúng về thơ và vè, còn Nguyễn Hoàng cũng đã nhận ra sự khác biệt này. Tôi ở trong nước, biết rõ các blogger chị TKTT trích dẫn trong bài, từ Bui Hang, Anh Chí, Lã Việt Dũng, Gấu Nga, Vườn Thơ… nên tôi gọi là thơ nghiệp dư, chứ họ có biết “ve vẻ vè ve” đâu?…Nhưng thôi quan trọng là nội dung và tác dụng của bài viết trong thời điểm nhạy cảm 1-7 này. Kính chúc hai anh vui, khỏe, góp nhiều ý hay cho diễn đàn

    • NON NGÀN says:

      CẦN CHÍNH XÁC HÓA Ý NIỆM VỀ THƠ

      Nói chung những người có làm thơ, dù khả năng thế nào mặc lòng, đều biết thơ là gì, yêu cầu phải như thế nào cả, còn đạt đến mức là thơ, hay thơ có hay hoặc không lai là việc khác. Tuy nhiên, những người không làm thơ, chỉ đọc thơ người khác làm, cũng có khi có người không nắm rõ khái niệm về thơ lắm. Nói chung thơ là nghệ thuật thể hiện ngôn ngữ. Bởi vậy thơ không thể giống văn, vì thơ bắt buộc thông thường phải có vần điệu. Điệu là lối thơ, thể thơ, tiết tấu của thơ. Vần là sự phối hợp nhịp nhàng âm tiết trong từ ngữ. Thơ mà không vần không điệu, đó không còn là thơ mà chỉ là văn. Cho dầu thơ phi vần điệu, cũng không thể tuyệt đối bất chấp hay hoàn toàn phản ngược lại yêu cầu vần điệu theo một dạng thức nào đó. Có nghĩa chỉ có thể có khả năng vần điệu mà không muốn sử dụng, nó hoàn toàn khác với người không hề có khả năng này. Nên cũng có thể nói người thơ là người luôn luôn có khả năng vần điệu trong mình, còn sử dụng hay không, hoặc tới mức độ nào còn tùy. Khác hẳn với người không có khả năng vần điệu mà cũng ráng làm thơ, và cho kết quả đó là thơ. Như vậy, vần điệu là cái vỏ của ngôn ngữ thơ, còn chất liệu thơ, ý tứ thơ, là cái ruột của ngôn ngữ thơ. Thơ mà không có vỏ cũng chẳng có ruột thì không gọi được là thơ mà sự mạo thơ, sự ăn gian hay sự giả thơ. Từ đó cũng có sư khác nhau giữa vè và thơ, sự khác nhau giữa các điệu thức thơ, các bút pháp thơ, hay các nghệ thuật thơ. Các thể thơ, hay loại thơ, đó là các điệu thức thơ. Các tứ thơ, tức ý thơ, hình tượng, đều có thể gom chung vào bút pháp thơ hay thi pháp hoặc nghệ thuật làm thơ. Nên thơ tự bản thân nó có yêu cầu khách quan, độc lập, tức riêng biệt, không thể giả tạo, cũng không thể phủ nhận, chối bỏ. Chẳng hạn, thơ lục bát mà không có nghệ thuật, chỉ có thể thành vè, trường hợp như thế cũng áp dụng được với cả thơ ngũ ngôn. Cho nên cái quyết định của thơ chính là cái mạch thơ. Thơ không có mạch, như giếng hay nguồn khô, nguồn cạn, nó khô khốc, vụng về, nôm na, thường tình, và đó chính là vè mà không phải là thơ. Nhưng có sự khác biệt nữa, nhà thơ thật sự có muốn làm vè chơi, vè đó vẫn có chất thơ. Ngược lại, người ít có khả năng làm thơ, nhưng muốn làm thơ cho thật đỏm đáng, thơ đó thường khi vẫn hay có chất vè hơn. Thế nên vè hay thơ không phải duy chỉ hình thức, mà chính là tố chất về thơ có nhiều hay ít. Mặt khác, thơ cũng càng không phải là loại văn xuôi ghép lại cho có vần. Điều này chỉ phụ thuộc mục đích của tác giả, tức người sáng tác, không thuộc bản chất khách quan của thể loại đó. Tức người làm thơ giỏi có thể làm thơ theo bất kỳ cách nào theo nhu cầu mình muốn, mục đích mình muốn, tức thơ được làm ra mà không phải bị làm ra. Trong khi ấy người làm thơ loàng xoàng, dù cố rặn bao nhiêu, cố vươn lên bao nhiêu, cũng không vượt được quan cái ngưỡng tầm thường hay loàng xoàng.
      Thường những bậc tiền bối làm thơ chỉ là nghệ thuật vui chơi, làm dễ dàng, tự nhiên như lấy đồ trong túi. Thơ Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khuyến v.v… là kiểu như vậy. Trái lại những bạn trẻ ngày nay thơ dày đặc trên mạng, vô số các tập thơ trong hiệu sách, nhưng chỉ đọc vài câu đã thấy vô duyên và chán ngắt, nghèo nàn đến độ dầu tác giả cố gắng khỏe giàu bao nhiều cũng chỉ thấy rất nghèo. Đó cũng là ý nghĩa tại sao thơ mới ngày xưa là một sự tiến bộ, phát triển. Trong khi đó thơ hiện đại ngày nay có khi nhiều người mong muốn cách tân, mà thật sự cũng chỉ thành một sự phá bĩnh, một sự thụt lùi đối với thi ca thực tài và chân chính. Vài dòng như vậy để cho những người yêu thơ có kinh nghiệm, những bạn trẻ làm thơ nhận thức, và những người phê bình khác có thêm nhận xét, phán đoán.

      NGÀN KHƠI
      (03/7/12)

  4. Nguyễn Hoàng says:

    Anh/chị Non Ngàn:

    Vâng, hai câu cuối bài, một phân biệt về thơ và vè xét riêng về mặt ý tưởng có thể nói như vậy. Chỉ xin khác với anh/chị về “sang” “hèn”. Tôi trộm nghĩ sự phân biệt sang/ hèn là một động thái chủ quan. Một bài thơ phải đứng tự chủ, độc lập. Độc lập với ngay chính tác giả. Sự sang hèn, học hành, bằng cấp gì gì của tác giả khi còn vướng víu vào với thơ sẽ chỉ có gây tác hại cho phẩm tính và giá trị của bài thơ mà thôi. Thanh hay mộc, tinh tế hay mộc mạc, tất nhiên cũng là chuyện vui chúng ta có thể bàn tới trong câu chuyện thơ. Non Ngàn có đưa ra sự khác biệt giữa vè và thơ ở mặt này. Để góp một ý cho tỏ tôi xin chép lại bài sau đây trong tập Xem Đêm của Phùng Cung:

    Người làng

    Bạc tóc trở về quê
    Bỡ ngỡ tìm đò bến mới
    Nhìn dáng lạt bó rau
    Nhận được người làng

    Một bài thơ đẹp của Phùng Cung

    trân trọng
    NH

    • NON NGÀN says:

      CHẤT THƠ

      Thơ sang cả giống như là chất ngọc
      Từ ngữ ngôn vần điệu đến hơi thơ
      Thơ sang trọng tứ thơ luôn bát ngát
      Thơ như mây như gió vút lên trời

      Thơ đâu phải chỉ ghép vần lựa chữ
      Mà biển thơ cuồn cuộn sóng xa khơi
      Thơ vương giả là thơ đầy hình tượng
      Hình tượng như nâng cấp thế gian này

      NGÀN KHƠI
      (03/7/12)

    • NGÀN KHƠI says:

      BẢN CHẤT CỦA THƠ KHÁC VỚI HIỆN TƯỢNG CON NGƯỜI NHÀ THƠ

      Nguyễn Hoàng hiểu nhầm lẫn sự sang trọng của thơ với sự sang hay hèn của bản thân người làm thơ, là điều không đúng. Hai cái này không hoàn toàn liên quan nhau. Sự sang cả của thơ hay không là bản chất riêng của thơ, không phải do sự sang hay hèn của bản thân nhà thơ quyết định. Chẳng hạn, thơ của Tố Hữu chỉ là loại thơ tầm thường, xoàng xỉnh, thậm chí còn mang tính điếu đóm, cho dù sau này ông ta có leo lên đến chức sang cũng vậy. Trong khi đó thơ Nguyễn Bính, Hàn Mạc tử, Nguyễn Khuyến đều mang tính dung dị, nhưng nhiều lúc chất sang trong đó không thể giấu đâu được. Cũng thế, thơ Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du rõ ràng luôn mang tính quý tộc, cho dầu những nhà thơ này không phải thuộc tầng lớp quyền uy trong xã hội. Thơ tức là người, nhưng thơ không bao giờ đi theo với bản thân hình thức của người tạo ra nó. Thơ là nhân cách của con người làm ra thơ thì đúng hơn, không phải chỉ ảnh hưởng bởi địa vị hay hoàn cảnh xã hội bề ngoài của người làm ra thơ. Cũng chỉ có bọn nghiên cứu điếu đóm thì mới tung hô theo cách xuyên tạc phịa đặt rằng văn học đều mang tính giai cấp hay đấu tranh giai cấp. Nói kiểu đó thì thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu … đều mang tính “đảng” nhiều nhất.

      NON NGÀN
      (03/7/12)

  5. cộng nô
    Việt cộng gian manh bọn ác tà
    Chuyên luồn bợ đở trước nga hoa
    Khom lưng cán lớn hèn một lủ
    Cúi mặt quan to nhác cả nhà
    Bán nước tham tàn loài mãi quốc
    Dâng nhà ác độc bọn buôn gia
    Ngàn năm bia miệng còn ghi mãi
    Lưu xú muôn đời cộng đảng ta
    dân ngu khu đen

  6. Ivan Putin says:

    Tôi được biết đã từ lâu, chính quyền CSVN biết lợi dụng sự tôn trọng quyền của con người nói chung của chính quyền Mỹ mà có lẽ do đó đã có các kẽ hở trong việc quản lý và họ (CQCSVN) đã lợi dụng triệt để các kẽ hở đó để cài cắm người của họ vào trong số cộng đồng người việt đang sinh sống tại Mỹ . Đặc biệt ở những vùng tập trung đông người việt để thực hiện các ý đồ của họ trogn đó có việc nắm bắt, phát hiện các tổ chức, các nhân chống đối họ, ngoài ra còn để chia rẽ các tổ chức chống đối CSVN, làm suy yếu sức chống đối, về mục tiêu này, ít nhiều họ đã gặt hái được những kết quả nhất định. Các tổ chức, hội đoàn chống cộng của người việt (đặc biệt những người lãnh đạo) có lẽ do không được đào tạo, trang bị những kiến thức nghiệp vụ, trong khi phía bên kia họ được đào tạo một cách bài bản từ những lò đào tạo với những thầy dậy có quá thừa những kinh nghiệm về lãnh vực lừa đảo, chui luồn, dối trá. Phải chăng vì thế nên các tổ chức hội đoàn chống cộng đã dễ bị mắc mưu và không thể có được sức mạnh cần thiết do đã bị chia rẽ, không thể đoàn kết lại với nhau

  7. Thanh Hà says:

    Chứng tỏ Nguyễn Hoàng chẳng hiểu gì về thơ cả. Đúng như TKTT nói : “Thơ là những âm tiết nở hoa từ trái tim mỗi người”. Tôi chẳng thấy có cái gì gọi là vần vè dân gian ở đây cả, toàn thơ nóng hổi, mới toanh, chỉ có điều những nhà thơ trong hội nhà văn VN thì hèn, không dám viết, còn đây là thơ nghiệp dư, và biết đâu có cả thơ chị TKTT trong này nữa. Xem lại bài cho kỹ đi Nguyễn Hoàng. Thân kính.

    • Nguyễn Hoàng says:

      Chào Thanh Hà : chuyện văn chương chữ nghĩa không duy ý chí được. Tôi chỉ cầu chúc cho các bạn được đi xa hơn, thấy những bầu trời rộng hơn. Thế thôi . Đã khấn cầu lên tới tận chuyện trái tim thì tôi còn biết nói gì.

  8. NGÀN KHƠI says:

    QUYỀN LỰC XÃ HỘI

    Quyền lực xã hội nói cho cùng chỉ là dư luận xã hội. Quyền lực nhà nước nói cho cùng chỉ là sự quản lý của tổ chức nhà nước. Nền tảng của dư luận xã hội là tính đạo đức, tính hữu lý. Nền tảng của quản lý nói chung là tính ổn định, tính hiệu quả. Vậy thì ý nghĩa của “quyền” nói cho cùng là gì ? Thực chất không ai có “quyền” với ai trong xã hội văn minh, dân chủ, tiến bộ cả. “Quyền” chỉ mang tính cách gia trưởng trong xã hội lạc hậu hay quân chủ, phong kiến. Một xã hội độc tài, độc đoán chính là một xã hội theo kiểu đó. Người ta có thể nhân danh đủ thứ để hợp thức hóa, hữu lý hóa, hay là nhằm để lợi dụng cái “quyền” giả dối, phi lý đó. Đó chính là cái quyền sinh sát của những tên độc tài đối với xã hội hay toàn dân mà trong lịch sử loài người không thiếu. Cái “quyền” như thế thực tế chỉ là do kết quả của hệ thống tổ chức mang tính chất toàn diện của xã hội, kiểu một xã hội trại lính, một xã hội mang tính được tổ chức hoàn toàn khắc nghiệt và phi lý về tất cả mọi mặt, klhiến thành giả tạo, vô nhân, mà không hề mang một ý nghĩa khách quan hoặc cần thiết nào cả. Khi một xã hội được tổ chức chặt chẽ để thành các đoàn thể, thì mọi cá nhân cũng đều bị đứng vào trong các đoàn thể đó, còn nếu không, thì cũng bị khống chế bởi các cơ quan chức năng khác nhau, và đó chính là điều kiện để dẫn đến mọi sự độc tài, độc đoán của nhóm cá nhân hay của cá nhân cầm đầu cao nhất. Chính nhờ cái nhân danh ban đầu nào đó, mà người ta đã lợi dụng, mua chuộc, khống chế, khủng bố, lôi kéo được số đông, để cuối cùng lợi dụng được toàn thể xã hội, và đưa toàn thể xã hội đó vào hệ thống mạng lưới tổ chức dày đặc, chặt chẽ, rắn chắc. Đó chính là nguyên cớ, hay là điều kiện đầu mối của mọi sự nhân danh, lợi dụng quyền lực của xã hội về sau này. Đó cũng là kiểu của học thuyết Mác nhân danh giai cấp, lợi dụng giai cấp vô sản ngay từ đầu, để cuối cùng đã lợi dụng được toàn thể xã hội, đưa toàn thể xã hội vào một mạng lưới tổ chức chặt chẽ, toàn diện, sau khi nắm được chịch, mà người nắm quyền cao nhất (cá nhân hay tập thể) lại là người lợi dụng danh nghĩa, núp được vào cái “quyền” giả tạo nhưng lại chung nhất đó của một xã hội nhất định. Tất nhiên, khi một xã hội không có thực chất nào đó, mà để cho nó vẫn được tồn tại, được duy trì, người ta bắt buộc phải nói dối bằng mọi cách. Nhưng khi nó đã tồn tại bằng một thứ quyền giả dối, thì tất cả mọi cá nhân con người trong đó, đến lượt mình muốn tồn tại về phương diện cá thể của mình, cũng bắt buộc phải nói dối theo đủ cách. Đó chính là nguy cơ của sự nói dối bùng phát và thường xuyên, đã trở thành hàu như thường tình và phổ biến. Một xã hội như thế thì toàn thể bản thân của nó cũng không đúng như chính là nó nữa, người ta gọi đó là một xã hội tha hóa hay vong thân toàn diện. Đồng thời, nó cũng kéo theo những thành phần cấu tạo ra nó, tức mỗi cá nhân trong đó, cũng không còn là bản thân đích thực của mình nữa, tức cũng là những cá nhân tha hóa hay vong thân toàn diện. Đấy, Mác lên án chế độ xã hội tự do, tư hữu là một xã hội tư sản, tư bản, là vong thân, tha hóa, để cốt nhằm thiết lập một xã hội vô sản mà tự ông ta cho rằng không còn vong thân, tha hóa nữa, tức chế độ chuyên chính vô sản, mà vốn được bọn trí thức điếu đóm vẫn ca ngợi là một nền dân chủ gấp cả triệu lần. Song trên thực tế, nó lại là một chế độ xã hội bị vong thân, tha hóa gấp cả triệu lần so với chế độ tự do dân chủ theo cách tự nhiên, mà mọi người đều đã biết. Đó chính là tính cách của quyền lực xã hội bị lợi dụng, lạm dụng, hay bị cưỡng chế một cách hoàn toàn bất chính và sai lệch do các quyền lợi cá nhân hay các quyền lợi tập thể nào đó nhất định. Nhưng đó cũng là tính cách khi người nào đã cầm quyền thì thường cũng ảo tưởng như mình là người có tài năng, là thánh chúa cả, trong khi thực tế thì trong hệ thống độc đoán, ý nghĩa chỉ là sống lâu lên lão, bởi vì mọi cái đều chỉ do quán tính, do sự khống chế của tính tổ chức khắt nghiệt, của sự kết cấu mang tính toa rập cùng nhau giữa các thành phần tạo thành, mà ngoài ra lại không là cái gì hết.

    NON NGÀN
    (01/7/12)

  9. Nguyễn Hoàng says:

    Gởi chị Trần Khải Thanh Thủy: Những gì chị trích dẫn trong bài này là vè dân gian chị ạ. Vần vè dân gian có chỗ đứng nhất định trong nhu cầu bày tỏ của người dân trong xã hội, từ thời phong kiến qua tới thời kỳ Mafia Đỏ như hiện nay. Nhưng gọi chúng là thơ thì nguy tai. Một góp ý.
    Trân trọng. Nguyễn Hoàng

    • NON NGÀN says:

      VÈ VÀ THƠ

      Vè thì cũng một thứ thơ
      Thơ thì cũng một thứ vè sang hơn
      Vè mang tính cách bình dân
      Thơ mang tính chất cách tân điệu đàng
      Người dân ít học làm vè
      Người nào có học trỗ tài làm thơ
      Vè luôn vè vẻ vè ve
      Nhưng thơ con cóc cũng hơn gì vè
      Cho nên mới nói nhau nghe
      Vè thì dung tục thơ thì cao sang
      Bởi thơ ý tứ bạt ngàn
      Bởi vè ý tứ làng nhàng thế thôi !

      NGÀN KHƠI
      (01/7/12)

Phản hồi