Trả lời của Chủ tịch Nghị viện Châu Âu về vụ việc anh Trần Huỳnh Duy Thức và các bạn
Ông Trần Duy Huỳnh: Ngày 16 tháng 7 vừa qua tôi có nhận được thư trả lời của Chủ tịch Nghị Viện Châu Âu qua bưu điện.
Đây là thư phản hồi bức thư tôi gửi ngày 5 tháng 2 năm 2012 nội dung thư như đường dẫn dưới đây:
(Bản tiếng Anh: http://tranfami.wordpress.com/2012/02/05/letter-to-the-eu-for-improvements-of-human-rights-in-vietnam/)
Đây là tín hiệu rất tốt cho Trần Huỳnh Duy Thức, cũng như cho những tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Bức thư này được Ngài Chủ tịch Nghị Viện Châu Âu viết ngày 16 tháng 5 nhưng mãi đến 13 tháng 7 mới đến bưu điện thành phố.
Tôi xem xét bao bì thấy có dấu hiệu không còn niêm. Tôi nghĩ nó đã qua kiểm duyệt.
Dù sao đây cũng là dấu hiệu tốt từ việc tôn trọng của chính quyền.
Nguyên văn thư dưới đây, bản tiếng Việt do anh Nguyễn Công Huân chuyển ngữ:
Ông Trần Văn Huỳnh
439F8 Phan Văn Trị, Quận Gò Vấp
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ông Trần Văn Huỳnh kính mến,
Cảm ơn ông về bức thư hướng sự chú ý của chúng tôi tới vụ việc của con trai ông, Trần Huỳnh Duy Thức, và các bạn của anh ta, hiện đang phải chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam.
Nghị Viện Châu Âu, trong tất cả các hành động của mình, luôn luôn cam kết bảo vệ các quyền phổ quát của con người và các giá trị cơ bản, bao gồm cả quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Đã nhiều lần Nghị Viện Châu Âu bày tỏ sự lo ngại của mình về vấn đề tự do ngôn luận ở Việt Nam.
Nghị quyết của Nghị Viện Châu Âu thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2009 đã yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt tất cả các hình thức đàn áp chống lại những người thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, và tự do hội họp, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người và phù hợp với Hiến Pháp của Việt Nam. Trong cuộc họp Liên Nghị Viện Châu Âu – Việt Nam vào tháng 3 năm 2010 ở Việt Nam, quyền con người, quyền tự do tư tưởng và quản trị tốt (good governance) đã liên tục được đề cập đến bởi Nghị viện Châu Âu. Sau đó trong năm 2010 những nỗ lực ngoại giao đã được thực hiện bởi người tiền nhiệm của tôi, Chủ tịch Buzek, yêu cầu Chính phủ Việt Nam tiếp tục chính sách thả các nhà hoạt động nhân quyền, và đề cập một cách rõ ràng trường hợp của con ông. Ông Langen, Chủ tịch Đoàn đại biểu Nghị viện Châu Âu chịu trách nhiệm quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN, cũng đã tìm hiểu về tình hình bảo vệ quyền con người, và vào ngày 5 tháng 12 năm 2011, trong chuyến thăm cấp cao của một phái đoàn Việt Nam tới Nghị viện Châu Âu trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 Liên Nghị viện Châu Âu – Việt Nam, dẫn đầu bởi ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam, mối quan tâm liên quan đến việc bảo vệ quyền con người phổ quát, bao gồm cả quyền tự do ngôn luận đã nhiều lần được nhấn mạnh bởi Nghị Viện Châu Âu.
Tôi muốn đảm bảo với ông rằng Nghị Viện Châu Âu sẽ tiếp tục theo dõi tình hình rất chặt chẽ và bày tỏ mối quan tâm của mình về tất cả các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và khu vực lân cận, qua cả các địa chỉ liên nghị viện của chúng tôi lẫn các kênh ngoại giao thích hợp khác.
Trân trọng,
Martin Schulz (đã ký)
Nguồn: Dân Luận
Việt Nam đang có ý định ứng cử vào Hội Đồng nhân quyền của LHQ cơ đấy . Tại sao , ngay tại nước mình . Cái quyền cơ bản của người Dân như tự do ngôn luận , tự do báo chí , tự do bày tỏ quan điểm , … được ghi trong hiến pháp mà nhà nước CS VN vẫn chưa tổ chức , thực thi , tạo điều kiện cho người Dân nước mình được hưởng cái quyền căn bản ấy . Họ còn ứng cử vào tổ chức nhân quyền LHQ thì quả là trò cười cho thiên hạ rồi . Mong các tổ chức LHQ , Nghị Viện Chấu Âu , Hoa Kỳ , … phải có tiếng nói mạnh mẽ , ràng buộc trong ngoại giao , ngoại thương để buộc nhà cầm quyền phải thực thi các quyền lợi cơ bản của người Dân trong nước .